Văn Học Miền Nam Tự-Do 1954-1975


Về văn Học Miền Nam Tự-Do 1954-1975

Cácdiễn đàn văn-học Việt-Nam (Internet và ngoài nướclà chính) thời-gian gần đây đặc-biệtđăng đàn, đăng văn bản và bài viết,phỏng vấn nhau về văn-học miền Namthời 1954-1975, cũng là phần văn-học sử chúngtôi đã nghiêncứu với mục-đích đóng góp phầnđồng hành và hiểu biết nhỏ nhoi của cá nhân,và với văn bản gốc, từ những nămđầu thập niên 1990 – lúc chưa cónhiều văn bản internet và cả ebook như hiệnnay. Vào thời điểm 2014 hôm nay, ở trong cũngnhư ngoài nước, đã có nhiều sinh viên, giáo-sư và nhàbiên-khảo, phê-bìnhchuyên nghiệp và “nghiệp dư” đã bắt đầu đi sâuvào mảng văn-học này, dù với mục-đích cóthể khác nhau, nhưng cách này hoặc các khác thì vẫn làđiềm tốt sau gần 40 năm tác-phẩm bịđốt, cấm, xuyên tạc và người làmvăn-nghệ bị đày đọa đến chếthoặc phải bỏ nước lưu vong.

Nhânđây chúng tôi cho đăng lại một số bài vềcùng đề tài:

1.  “Văn-học Miền NamTự Do 1954-75”  phần 1- Mộtthời văn-chương;

2.  “Văn-học Miền NamTự Do 1954-75” phần 2- Một thời tưởngtiếc (từng phổ biến với tựađề “Văn-học tự do khai phóng vẫn lànguồn hy vọng”);

3.  “Thi Ca Miền Nam 1954-75”;

4.  “Văn-học miền Nam quamột bộ ‘văn-học sử’ trong nước”.

Bài 1và 3 đã đăng trên tạp-chí Chủ Đề (PortlandOR) các số 1-2, Xuân và Hạ năm 2000, bài 2 viết tháng2-2005 và và bài 4 viết tháng 7-2010 nhân một chuyến đivùng Đông Nam Á; tất cả phần nào đãđược cập nhật gần đây. Chúng tôicũng viết về một số chủ đề khác(Cái chết, Dục tính, Nữ quyền, Nhóm Sáng Tạo,Tạp-chí Bách Khoa, Văn-học yêu nước,Văn-học chiến-tranh, Thể-loạitiểu-thuyết, Truyện ngắn, Phê-bình văn-học,...) và vềmột số tác-giả của Văn-học miền Nam,đã từng được phổ biến trên các báogiấy, các trang mạng Internet và xuất-bản trong cáctuyển tập biên-khảo Văn Học Và Thời Gian(Văn Nghệ, 2000) và Văn Học Việt Nam ThếKỷ XX : Một Số Hiện Tượng Và ThểLoại  (Đại Nam,2004). Ngoài ra, tập Văn Học Miền Nam 1954-1975đang được cập nhật tổng soạnlại và xuất-bản một ngày gần đây.

*Nguyễn Vy Khanh (Canada, Dec 5,2014)




Văn Học Miền Nam Tự-Do 1954-1975

Phần 1
Một thời văn-chương

1954-1975là thời gian của một cuộc chiến tranh ýthức hệ quốc gia / cộng sản - đồngthời cũng là huynh đệ tương tàn với áplực của các cường quốc trong mộtcuộc đối đầu gọi là chiến tranhlạnh! Việt Nam chia đôi ở vĩ tuyến thứ17. Cuộc di cư năm 1954 đã thay đổi bộ mặt vănhọc nghệ thuật miền Nam cho đến thờiđiểm ấy chủ động bởi ngườiđịa phương mà nơi hoạt độngmạnh là Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ vànhất là Sài Gòn. SàiGòn, thủ đô Namphần, đã là nơi sinh hoạt báo chí và vănhọc nghệ thuật chủ yếu và nhiều nhà báo vàvăn nghệ sĩ gốc Trung và Bắc đã đến lập nghiệphoặc cộng tác từ đầu thế-kỷ. 20năm văn học này có sự đóng góp của nhiềunhóm văn nghệ, tư tưởng hay tập trung ởcác tạp chí như Sáng Tạo, Quan Điểm, VănHóa Ngày Nay, Nhân Loại, Văn Đàn, Bách Khoa, Văn Học,v.v. Vào giai đoạn đầu 1954-1963,  một nền văn nghệtự do sinh hoạt trong một không khí văn hóa, tintưởng, thì đến giai đoạn sau 1964-1975,văn nghệ đa dạng hơn nhưng cũng đatạp hơn với những người làm vănnghệ phân hóa, bạo động trong một xã hộithời chiến giá trị văn hóa mất dần.

Saunhững đấu tranh văn nghệ cho chính trị ýthức hệ của hai năm đầu 1954-1955,người làm văn nghệ muốn làm nghệ thuậtmới, thuần túy nghệ thuật hơn,kiểu nghệ thuật vị nghệ thuật. Sau sẽrõ ra cũng làmột công cụ của chính trị giai đoạn!Tạp chí Sáng Tạo ra đời trong hoàn cảnhmới đó. Số 1 ra tháng 10-1956 và kéo dài được31 số, ngưng từ tháng 9-1959, đến tháng 7-1960tiếp  tục bộ mớinhưng cũng chỉ ra thêm được 7 số. MaiThảo, trong số ra mắt tạp chí Sáng Tạođã phần nào chủ quan nói văn nghệ từthủ đô Hà Nội đã chuyển vào thủ đôvăn hóa Sài Gòn! Nhưng khẳng địnhcủa Mai Thảo là một diễn dịch khác củamột cơ cấu xã hội và chính trị bị-động,phải đối phó tức thời với kẻ thùcộng sản. Đảng Cần Lao đượctổ chức như cơ cấu của kẻ thù, đòihỏi hy sinh và một lòng, một mục đích. Vớinhững phương tiện tương đương.Sáng Tạo không đi ra ngoài quỹ đạo đó!Sáng-Tạo ra đời với cái gọi là ý thứcvăn nghệ mới và làm mới văn học chothời đó. Tạp chí Sáng Tạo muốn làm đạidiện cho nền nghệ thuật mới đượcgọi là “nghệ thuật hôm nay”. Nói đến nhóm “tạpchí Sáng tạo” người ta nghĩ đến nhiềungười: Mai Thảo “đầu đàn” với vănnói chung mới và tân cải hình thức, Thanh Tâm Tuyền, TôThùy Yên và Quách Thoại với thơ tựdo, Nguyên Sa với thơ ca tụng tình yêu tân kỳ, Cung Trầm Tưởng,Sao Trên Rừng (Nguyễn Đức Sơn) và TrầnTuấn Kiệt làm mới thơ lục bát, Trần ThanhHiệp và Nguyễn Văn Trung (Hoàng Thái Linh), ngườilập thuyết, người giới thiệu triết lý thời thượngcủa Âu châu. Ngoài ra còn có Doãn Quốc Sỹ, Thảo Trường,Viên Linh, Người Sông Thương (Nguyễn SỹTế), Trần Dạ Từ, Thạch Chương (CungTiến), Vương Tân (Hồ Nam), Hoàng Anh Tuấn, MaiTrung Tĩnh, Nguyễn Nghiệp Nhượng, MặcĐỗ, Duy Thanh, Lữ Hồ, Trần LêNguyễn,...  Sáng Tạo khôngphải là một văn đàn hay bút nhóm với chủtrương và hoạt động khắng khít nhưTự Lực Văn Đoàn và nhóm Hàn Thuyên của thờitiền chiến. Các văn nghệ sĩ hợp tác nhưNguyên Sa, Viên Linh, Thanh Tâm Tuyền, Dương NghiễmMậu, vv. sau tách riêng làm văn nghệ hoặc khôngtiếp tục chủ trương của Sáng Tạonữa.

SángTạo đã góp phần làm mới văn học vềvăn cũng như thơ, về hình thức, thể cáchcũng như nội dung. Thanh Tâm Tuyền cổ võ thơ Tựdo, không vần, bất ngờ về ý và chữ dùng, xuấtbản Tôi Không Còn Cô Độc (1956) và Liên, Đêm,Mặt Trời Tìm Thấy (1964). Thơ Thanh TâmTuyền dùng ngôn ngữ để phá hủy ngôn ngữ, phómặc mạch thơ, nhạc điệu cũng nhưngôn ngữ thơ, để ngôn từ tự do trôichảy như sự vật vô tri vô nghĩa từ nguyênthủy. Với Nguyên Sa, thơ tự do là thơ phá thể(1), trong khi Thanh Tâm Tuyền đi xa hơn, “thơ hôm naykhông dừng lại ở thơ phá thể, thơ hôm nay làthơ tự do” mà cao điểm sẽ là thơ văn xuôi(2). Cổ võ thơTự Do và khi tưởng đã thành công gây tiếng vang thuận tiện, nhấtlà với những người làm thơ mới rađời, nhóm Sáng Tạo bèn đi xa hơn phủnhận giá trị thơ văn tiền chiến và khángchiến. Mai Thảo và nhóm bạn của ông rất dịứng với quá khứ ! Nhiều nhóm văn nghệsĩ đã lêntiếng phản đối, nhất là ở Huế. Dù gìthì Thanh Tâm Tuyền rồi Nguyên Sa đã khai pháo mởđường cho dòng thơ sẽ đượcgọi là Thơ Tự Do, một vận động đã bắt nguồn từthời kháng chiến nguyên thủy là phản ứnglại thơ mới và thơ thời tiềnchiến. Thơ lục bát đã được canh tân với một số nhàthơ thời Thơ Mới, nay trên tạp chí SángTạo, lục bát được tiếp tục hiệnđại hóa với ngôn ngữ tân kỳ, hình ảnh mới hơn,bất ngờ, cũng như trong cách dùng chữ, ngắtcâu. Khởi xướng bởi Cung Trầm Tưởng,tiếp đó có Sao Trên Rừng, Trần Tuấn Kiệt,Trần Đức Uyển, Hoài Khanh, Kim Tuấn, Hoàng TrúcLy, ...

MaiThảo là người đã đóng góp cho một cách làm mới hànhvăn. Những sáng tạo về ngôn từ, cách chấmcâu, văn tùy bút, cảm giác. Cách dùng chữ trang trọng,chấm câu theo tình cảm và diễn tiến câuchuyện.  Mai Thảo cổ võlối viết văn như vẽ tranh. Chỗ chấmphá, chỗ chi tiết. Chỗ nâng cao chỗ xuốngthấp. Đêm Giã Từ Hà Nội, Bản Chúc ThưTrên Ngọn Đỉnh Trời cũng nhưhai tập Tùy BútCăn Nhà Vùng Nước Mặnlà những thử nghiệm thành công. Những chữ dùngnay đã quen nghe quenthấy, nhưng vào những năm 1956-62 là nhữngcái mới đã làmhơn một người chau mặt ! Truyện Thanh TâmTuyền tiêu biểu qua Bếp Lửa (1957) và KhuônMặt (1964), coi cuộc đời là một vô nghĩatoàn diện. Con người “hôm nay” lên đường,lữ hành, tự vạch đường, tự thoátkhỏi tầm thường và khuôn sáo. Cô đơn trongtrừu tượng sâu thẳm của con người,nhưng cuối cùng cái phi lý vẫn bủa vây, đẩy con người lúnsâu thêm vào trong thực tại mà ý nghĩa nguyên thủybất động của sự vật vẫn chưa tìmthấy. Thảo Trường dùng những travấn khắt khe nhưng chân thành của con ngườitrí thức có đức tin, để nhìn con người vàchiến tranh! Cả ba dụng văn nhưng nếu MaiThảo làm xiếc với chữ, Thanh Tâm Tuyềnkhiến con chữ sắc lạnh và Thảo Trườngnung lửa cho từng chữ dùng!

SángTạo đã mở đường cho nhữngngười làm văn nghệ mới từ nay rủ nhaulên đường: Hiện Đại, Thế Kỷ HaiMươi, Gió Mới, Nghệ Thuật, ... Sáng Tạo cócông gây hứng khởi, khai phá những cái mới. Trongphỏng vấn của tạp chí Văn vào năm1971, Mai Thảo đã nhìn nhận : “Tờ Sáng Tạo làcủa những thí nghiệm và những mởđường (...) Tôi không nhìn Sáng Tạo nhưnơi phát xuất và hình thành một dòng văn học nghệthuật. Lớn chuyện quá. Một tinh thần nào,một cách thế nào thì có” (3). Sau khi đã thử “phóng cáilao ý thức về đằng trước” và chốibỏ đằng sau, những thành quả của vănnghệ tiền chiến - Mai Thảo và nhóm của ôngrất dị ứng với quá khứ ! Họ khẳngđịnh:”Những khuynh hướng mới là nhữngtrở thành tất yếu và biện chứng củamột quá trình đổi thay và tiến hóa của nghệthuật hiện đại Việt Nam” (4). 15 năm sau, MaiThảo kể lại những ngày Sáng Tạo : “Chấtnổ ném vào. Cờ phất. Xuống núi, xuốngđường. Ra biển, ra khơi. Và cuộc cáchmạng tất yếu và biện chứng của vănchương đã bắt đầu (.... ). Trong mộtthực trạng dày đặc những chất liệucủa sáng tạo và phá vỡ như vậy,văn học nghệ thuật mặc nhiên không còn là tả chân Nguyễn CôngHoan, lãng mạn lối Thanh Châu, những khái niệm XuânThu, những luận đề Tự Lực” (5). Nói chung,Thanh Tâm Tuyền,  Mai Thảo,Tô Thùy Yên là những thành công, những mới mẻ - nhưngxét cho cùng Mai Thảo, Tô Thùy Yên vẫn chưa rời cáinền cũ, hồn xưa. Quách Thoại, Doãn Quốc Sỹ, NguyễnSỹ Tế xưa, khuôn phép hơn nữa, còn Duy Thanh, Thạch Chươngđã ngừnglại ở những thử nghiệm hiện sinh buôngthả như người Âu-châu!

Mặtkhác, trong bầu không khí chính trị mới, tự do và dânchủ của sau hiệp định Genève 1954 đó,văn chương của Võ Phiến, Đỗ Tấn,Mai Thảo, Nguyễn Mạnh Côn, Doãn Quốc Sỹ,Đỗ Thúc Vịnh, Kỳ Văn Nguyên, ..., những conngười từng theo kháng chiến, đã góp phần xây dựng chínhtrị miền đất mới trong giai đoạnđắp nền của thời đệ nhấtcộng hòa. Tác phẩm của họ đã đáp ứngnhững chờ đợi của con người thờiđó. Văn chương trở thành vũ khí đấutranh chính trị với cộng sản, dĩ độctrị độc, cũng như người cộngsản đã đặt văn nghệ thành chính sách.Những chuyện xảy ra ở các liên khu kháng chiến.Trong Người Tù, Kỳ Hoa Tử, Khu RừngLau, Mùa Ảo Ảnh, v.v., đấu tranh conngười và chính trị là một! Doãn Quốc Sỹ quyết tâmbảo vệ lý tưởng, ý nghĩa đã có, dứtkhoát vai trò của người trí thức, phảibỏ chủ nghĩa cộng sản, đề cao dântộc tính và tình ngườikhi còn có thể.Nguyễn Mạnh Côn nhiệt thành Đem Tâm Tình ViếtLịch Sử trình bày cho đồng hao và thế hệtrẻ biết những thất vọng của ông vềmột chủ nghĩa, với kinh nghiệm chính ông LạcĐường Vào Lịch Sử (1965). Một cách pháđổ huyền thoại kháng chiến đồngthời nhận chân giá trị thực của công cuộcvận động kháng thực đó!

Vì ansinh của miền Namcộng hòa, nơi tập hợp mới của conngười không cộng sản, văn chươngchống cộng, tố cộng, đề cao tự do,cảnh tỉnh người dân về hiểm họacộng sản là thiết yếu, là những viên gạchkhông thể thiếu trong hoàn cảnh. Miền Namđến cuối thập niên 50 đã có được nhữngcơ cấu chính trị và xã hội nền tảngcủa một chế độ dân sự hiệnđại. Nhưng từ năm 1960, đã bắt đầucó những tiếng nói khác nhịp với chính quyền.Nhóm Caravelle (4-1960), rồi đảo chính ngày 11-11-1960,rồi hai phi công Phạm Phú Quốc, Nguyễn VănCử thả bom dinh Độc lập  2-1962, những nỗ lực chínhtrị của một số người của chếđộ muốn cứu nền đệ nhấtcộng hòa không kết quả, bàn cờ domino khiến “đồngminh” Hoa Kỳ thiếu kiên nhẫn muốn đinước cờ theo ý mình, bèn cấu kết đưađến đảo chính 1-11-1963, rồi chỉnh lý,biểu dương chính trị, tôn giáo, v.v. Ngườihiểu biết sẽ thấy khi chế độđệ nhất cộng hòa bị lật đổ,chống Cộng trở thành đa dạng, sẽ hếtcòn dễ dàng. Miền Namsinh nhiều lãnh tụ, quyền lực bị kiềmtỏa bởi quân phiệt và đảng phái thích quyềnhành hơn là làm cách mạng. Người ta nhân danh chiếntranh, muốn cảnh giác hiểm họa cộng sản. Vàmột tuổi trẻ năng động trong hành trình trí thức và tâm cảm,nhiều khắc khoải, ưu tư, nhưng họlại có thể không cùng kinh nghiệm kháng chiến haychống Cộng, dễ ngây thơ chính trị.

MiềnNambốc lửa, nếp thanh bình tươngđối của thời ngưng chiến sau 1954 dầnmất. Nhà văn cũng như bao người dân khác,bị thời cuộc xáo trộn, phải đối phó.Sinh hoạt văn hóa cũng bị biến cố thờithế ảnh hưởng, và ảnh hưởng nặngnề. Những Sáng Tạo, Hiện Đại, ThểKỷ Hai Mươi, ... đề xướng vănnghệ “hôm nay” thìtừ 1964, những tạp chí Văn, Văn Học,Nghệ Thuật, Tiếng Nói, v.v. đã “hiệnđại” mạnh mẽ hơn! Rồi sự góp mặtcủa một thế hệ nhà văn trẻ hơn nhưLê Tất Điều (Khởi Hành, 1961), NguyễnĐình Toàn (Chị Em Hải, 1961), DươngNghiễm Mậu (Cũng Đành, Gia Tài NgườiMẹ, xuất bản cùng năm 1963). Ngườihiểu biết sẽ thấy khi chế độđệ nhất cộng hòa bị lật đổ, dân chủ bịphản bội - mà những người sinh hoạt chínhtrị hình nhưcũng chưa thực hành được dân chủ,chưa chấp nhận “trò chơi” dân chủ - chống Cộng sẽhết còn dễdàng. Và một tuổi trẻ năng động trong hànhtrình trí thức và tâm cảm, nhiều khắc khoải, ưutư, nhưng họ lại có thể không cùng kinhnghiệm kháng chiến hay chống Cộng, dễ ngâythơ chính trị.

Cáikhông khí Dostoievski nặng nề và bi quan, cái không khí buồntột cùng hay bất lực đó đã thấy trong các tácphẩm của Võ Phiến, Dương NghiễmMậu, ... cũng như cái phi lý dửng dưng trong tác phẩm ThanhTâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn. Thanh Tâm Tuyền vàNguyễn Đình Toàn chẳng hạn đều đi tìm ýnghĩa của cuộc sống; trong khi Thanh Tâm Tuyềnhăm hở mà dửng dưng, tự hào, không cảm tính,thì Nguyễn ĐìnhToàn chậm chạp khám phá theo cảm tính và tưduy.

Nhóm “BáchKhoa” lúc đầu là nơi tụ tập nhữngngười kháng chiến cũ như Huỳnh Văn Lang,Võ Phiến, PhạmNgọc Thảo,..., nhóm “Nhân Loại” của những ngườimiền Nam tiếp tục ... kháng chiến xoay ra chốngchính quyền miền Nam, sau báo đình bản và nhiều người vôbưng theo cộng sản như Lý Văn Sâm, Trang Thế Hy, Lê Vĩnh Hoàhoặc tiếp tục nằm vùng như VũHạnh, Sơn Nam. Ngoài ra đối với giới làmvăn nghệ từ đất văn vật vào,Nguyễn Đức Quỳnh đã một thời ảnh hưởngmột số trí thức, văn nghệ sĩ và “lý thuyết gia” văn nghệtrong số có những thành viên của Sáng-Tạo hay củanhóm Quan Điểm, qua những buổi gọi là “đàm trườngviễn kiến” của họ.

NhómTinh-Việt văn-đoàn gồm Phạm Đình Khiêm,Phạm Đình Tân, Nguyễn Văn Thọ, .... chủtrương đem Đạo vào Đời và Đờivào Đạo. Họ có cơ quan Văn Đàn và từnăm 1958 lập hai giải thưởng văn họcTrương Vĩnh Ký và Lecomte de Nouy (6). Nhóm viết vàdịch với mục đích phổ biến giớithiệu những tư tưởng mới, nhất làcủa Thiên Chúa giáo. Hai nhóm khác của Thiên Chúa giáo cũngđã đóng góp nhiều cho nền văn học giaiđoạn này: Văn Bút Trần Lục khi di cư vô Namđã xuất bản hàng trăm tài liệu và tác phẩm,các thành viên của Học-hội Ra Khơithuộc địa phận Bùi Chu như các linh mục KimĐịnh, Trần Văn Hiến-Minh, Vũ Ngọc Trác,Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Hoàng Sỹ Quý, Đỗ Quang Chính,Nguyễn Hưng,... đã xuất bản nhiều tácphẩm về triết học Đông Tây, Việt họcvà ngữ học rất đáng kể. Riêng linh mục KimĐịnh đã có công đặt nền móng khoa họccho triết học Việt Nam.

 Sau những năm bôn ba hoạtđộng chính trị, làm bộ trưởng vàlưu vong, năm 1951, Nhất Linh trở lại quê nhàvề sống ẩn ở Đà-Lạt. Năm 1958, ông “xuốngnúi” gây dựng lại Tự Lực văn-đoàn, nhàxuất bản Đời nay và ra mắt tạp chí VănHóa Ngày Nay chủ xướng một văn chươngvượt thời gian và không gian. Từ năm 1951, sáchTự Lực văn-đoàn đã được tái bản với tên nhà PhượngGiang, vẫn thành công về số lượng tiêu thụ.Nhưng ngoài công lao khám phá những cây viết mớinhư Nhật Tiến, Đỗ Phương Khanh, LinhBảo, Nguyễn Thị Vinh, Duy Lam, Tường Hùng, ... ôngcũng như dư vang của Tự Lực văn-đoànđã khôngđược những người làm văn nghệmới đón nhận tích cực lắm; trở thànhđề tài tranh luận chối bỏ của những ngườilàm văn nghệ “hôm nay” trên Sáng Tạo và cả trên NghệThuật khi nhóm đã rã (7). Tác phẩm của Tự Lựcvăn-đoàn được đưa vào chươngtrình Việt văn,đã được chính yếu đọc bởigiới học sinh. Độc giả nói chung tìmđến những tác giả và tác phẩm mới hơn,trong số có những tác giả mới của nhóm TựLực văn-đoàn như đã nói ở trên. Nhất Linh thất bạiđến với giới trẻ, hết sinh lực vàhợp thời đại, bộ Xóm Cầu Mới cũngnhư tạp chí Văn Hóa Ngày Nay, nhưng tinhthần gọn sáng được tiếp nối vớiNguyễn Thị Vinh, Nhật Tiến. Chính Thế Uyên,một người cháu của Nhất Linh cũng làmột nhà văn mới vô nghề cũng đã phủ bác vănchương của Tự Lực văn-đoàn (8). Từnăm 1960 trên các tạp chí văn nghệ Sài-Gòn đã cónhững bài luận công tội của Nhất Linh đốivới văn học! Trong số những hiệntượng phủ nhận vai trò những ngườilàm văn hóa đi trước, còn có Trần Thanh Hiệp lý thuyết gia nhómSáng Tạo, diễn thuyết “Về viễn tượngvăn nghệ miền Nam” tại Câu Lạc Bộ VănHóa (1-8-1960) đãđi quá xa khi xổ toẹt văn học miền Namtrước khi ông di cư vào (9). Văn Đàn củanhóm Tinh Việt Văn Đoàn đã phản ứng mạnhmẽ chống vị luật sư lý thuyết gia “văn nghệhôm nay” này! Dĩ nhiên nhóm Tinh-Việt văn-đoàn cũngchống cả văn chương hiện sinh ngoạinhập với các giáo sư Nguyễn Văn Trung, TrầnBích Lan, Nguyễn Khắc Hoạch và các nhà văn mớicủa Sáng Tạo, Hiện Đại ThếKỷ Hai Mươi!

Vềbáo chí, thời này đa dạng, trăm hoa cùng nở;nở theo chính trị và biến động của mộtmiền Namhết an bình. Nhà báo làm chính trị, “chầu rìa” nhưmột số đảng phái bắt đầu hếthậu thuẫn của dân chúng. Khi chiến tranh và xáotrộn lên cao độ, đã có những tờ báo chui của sinh viên và tríthức, “góp phần” gây xáo trộn thêm miền Nam. Cũnglà thời của nhiều nhóm tranh đấu chính trịtập trung quanh các báo Thái Độ, LậpTrường, Hành Trình, Đối Diện, ... vớinhững nhà văn dấn thân như Phan Nhật Nam, NgôThế Vinh, Nguyên Vũ, Thế Uyên,... hay phản chiếnnhư Kinh Dương Vương, Nguỵ Ngữ,Trần Hữu Lục, Thái Luân, Thế Vũ, v.v. -những phẫn nộ của họ không đượcchú tâm của người cùng chiến tuyến, vàingười trong số sẽ bị đốiphương xử dụng, tác phẩm của họtrở nên vô dụng trong một xã hội quay cuồng bởi những giátrị khác hơn. Về tạp chí văn học,tờ Văn (số 1, 1-1-1964), tương đốisống lâu nhất và đã đóng góp nhiều cho việc hiệnđại hóa văn nghệ miền Nam. Qua ba đờiTrần Phong Giao, Mai Thảo và Nguyễn Xuân Hoàng, nhưng thờihọ Trần tạp chí phẩm chất cao, có chiềuhướng xây dựng một nền văn nghệmới, hiện đại và đa dạng đông-tây;đã có công giớithiệu các tác giả, công bố nhiều văn liệuđặc biệt và khám phá nhiều cây viết trẻ (như YUyên), có những số báo độc đáo về TriềuSơn, Nhất Linh, Nguyễn Đức Quỳnh, HànMặc Tử, Hồ Biều Chánh, v.v. Trần Phong Giaotừ 1972 chủ trương tạp chí Giao-Điểmtheo hình thứcVăn nhưng mất dần ảnh hưởng! VănHọc của Phan Kim Thịnh là tạp chí cũng đãgóp nhiều công sức cổ võ một nền vănchương mới và ghi dấu nhiều chủ đềvăn học Việt Namvà thế giới.

Vềthi-ca, nếu Thơ Mới dù tự do hơn,phóng túng hơn thơ cũ nhưng thường ở trongkhuôn tế nhị, thơ mộng thì đến thời này nhất là ởnhững năm chiến tranh, tâm tình con ngườigiao động nhiều, mất mát thua thiệt nhiều,như bất lực trước tàn bạo của chínhtrị và chiến tranh, đã có những giọng thơ khinhbạc, như Nguyễn Bắc Sơn, cũng là thờithơ văn bốc lửa của miền Trung địađầu của miền Nam. Miền Trung đã xôi động vớinhững biến cố Phật giáo 1963, 1965, đại họcHuế, nhóm Lập Trường, rồi biến cốTết Mậu Thân, cổ thành Quảng Trị, v.v. ,với những cây viết trẻ Trần Vàng Sao, Thái Luân,Nguyễn Nho Sa Mạc, Luân Hoán, MườngMán, Hoàng Lộc, Thành Tôn, Thái Tú Hạp,...Miền Trung đã chứng tỏ thiếtyếu cho văn học miền Nam; so với tỉ lệdân số, người đọc ở đó đãnhiều mà người viết cũng nhiều!

Thơthời này còn cónhững khuynh hướng triết lý, về phận ngườivà vũ trụ như thơ Phổ Đức, thơThiền Bùi Giáng: một phương tiện giải thoátcuộc sống khó khăn hoặc chính trị không lốithoát. Thơ ảnh hưởng Phật giáo có Phạm ThiênThư, Nhất Hạnh, Hoài Khanh, Phạm Công Thiện, XuânPhụng,... Song hành có thơ Vũ Hoàng Chương với RừngPhong (1954) và nhiều thi tập sau đó lúc đầu còn phong cách, dù vẫn cáibuồn chán chường cuộc đời và tâm sựsống sót sau cuộc chiến tranh, nhưng sau thành thùtạc và lạc lõnggiữa thời đại hết còn là của thi nhân.Đinh Hùng với Mê Hồn Ca đem đến chovăn học Việt Nam một thế giới huyềnsử hoang đường của thời huyềnthoại, như cánh tay nối dài của tuyên ngôn Dạ Đàithuở 1943, sẽ trong sáng gần cuộc đờihơn với Đường Vào Tình Sử năm1961. Thơ tình yêu có hiện tượng Nhất Tuấnvới các tập Truyện Chúng Mình, tình ngang trái vì hoàn cảnh phân ly củađất nước nhưng vẫn có chỗ cho hyvọng, không bi thảm, của người thanh niên đãkhoác áo lính. Nguyên Sa là một hiện tượngđáng kể khác nhưng chỉ vào đầu giaiđoạn. Trần Dạ Từ đã có Thuở Làm Thơ YêuEm, Phạm Thiên Thư - nhà tu ngắn hạn đa tình dài dài, với ĐộngHoa Vàng, v.v. Hoàng Trúc Ly, Cung Trầm Tưởng,Kiên Giang, Trần Tuấn Kiệt, Lệ Khánh, Cao MỵNhân, ... đãđể lại nhiều bài thơ tình đẹp. MiềnĐông có Nguyễn Tất Nhiên đã là hiện tượngvới những vần thơ học trò ca tụng tình yêuđược phổ nhạc và phổ biến rộngrãi nhất là trong giới học sinh, sinh viên! Vềkịch, Bão Thời Đại của Trần LêNguyễn, Thành Cát Tư Hãn của Vũ Khắc Khoan đángđược ghi nhận, bên cạnh những đóng gópcủa Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Ngô XuânPhụng, Nghiêm Xuân Hồng, Phan Tùng Mai, v.v.

Ngônngữ phong phúra, nhiều ngành triết học, khoa học, vănchương bành trướng với sự lớnmạnh của các phân khoa Văn Khoa và các việnđại-học công cũng như tư. Triết lý, văn học Phật giáophát triển với sự thành lập viện đạihọc Vạn hạnh, với những tạp chí TưTưởng, Vạn Hạnh, Giữ Thơm Quê Mẹ,các nhà xuất bản Lá Bối, An Tiêm, Ca Dao... các tác giảNhất Hạnh, Võ Hồng, Hoài Khanh, ... Phía Công giáo vớicác viện đại học Đà-Lạt, Minh Đức,Thụ Nhân,... góp phần phát triển bộ môn triếthọc và ngôn ngữ học cũng như vănhọc với các công trình của các giáo sư và linh mục TrầnThái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Văn Lý, Cao Văn Luận,Nguyễn Văn Thích, Hoàng Sỹ Quý, Nguyễn Khắc Xuyên,Kim Định, v.v. Về văn học, Bùi Xuân Bào, Bùi Tuân,Võ Long Tê, Phạm Đình Tân, Nguyễn Văn Trung, ThảoTrường, v.v. cũng như các nhóm Nhận Thức(Huế), Tinh-Việt văn-đoàn, Sống Đạo,Phương Đông, Đối Diện, v.v. đã gópphần gây ý thức tôn giáo và góp phần nhận thứctrách nhiệm trần gian, bám sát thời sự củachiến tranh và xã hội nhiều giao động.

Ởmiền Namtừ sau đệ nhị thế chiến, mộtluồng gió tự do cá nhân đến từ Âu châu hiệnsinh. Cá thể là chính, là khởi điểm đồngthời là trạm tới của mọi giá trị. Ýnghĩa cuộc đời chỉ có thể có từ kinhnghiệm cá nhân mỗi người, và tự do lựachọn, như một số nhân vật của ThanhTâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu và Nguyễn Đình Toàn. Nay không còn khuôn mẫuvăn hóa chung, phổ quát, trừu tượng, nay chỉcó chủ thể mà không còn khách thể!

Ngônngữ trở thành âu lo chính, trở thành sống chết,quan trọng, chứ không phải không có cũng chẳngsao. Văn chương với ngôn ngữ như hình vớibóng; có văn chương, ngôn ngữ mới sống và trưởngthành. Ngôn ngữ trong một hoàn cảnh nào đó, có thểđem đến tự tin, nói như Jean-Paul Sartre, vănchương một thời đại vong thân khi tự nókhông dứt khoát làm chủ mà còn lệ thuộc những quyền lựcđời hoặc một ý thức hệ, khi vănchương tự xem như phương tiện, côngcụ thay vì phải là mục đích vô điềukiện. Thành ra văn chương khoác chiếc áo siêu hình,như từ chối hiện thực, đờithường. Đi xa đến những tưởng là vônghĩa, phi lý, trongthực tế là những tư duy thâm sâu, và chính ngônngữ và sáng tạo trong ngôn ngữ đã đem lại tính cách vănchương cho văn, thơ,...

Vănnghệ trở thành phương tiện hànhđộng, phản kháng, trong một cuộc đờiphi lý, nhưchiến tranh, như những cái chết củangười thân hay bạn hữu. Người tuổitrẻ nhận ra văn chương không phải làchốn trốn tránh sự thực, thực tại, mà làphải đáp ứng nhu cầu hôm nay và là đểthuyết phục. Tiếng bom, những viên đạnlạc, những người bạn nằm xuống vì lựa chọn chiếntuyến hoặc nạn nhân vô tình. Nhiều người làm văn nghệtrẻ thập niên 1960-1970 đã đi đến dấn thân - hoặctưởng là như vậy, để gạtbỏ những sợ hãi bất tường của đờithường - cái hãisợ mà Heidegger từng nói đến, đưa cá nhânđến đối đầu với hư vô và sựphi lý trước cái phải lựa chọn!Cuộc kiếm tìmcái nhân cách, một cái tính cách hiện đại hóa,thời thượng, .. Khởi từ ý tưởngđịnh mệnh khó hiểu, cái số mệnh nghịchthường với con người, với tự do chânchính. Con người luôn bị định mệnh đedọa, vậy thì viết là để xác địnhtự do vì hãi sợ không có thật!

Vănhọc miền Nam thời này cũng như củathế kỷ XX nói chung có cái thị kiến to lớn,loại viễn kiến, có tham vọng sâu xa, đụngđến phần sâu thẳm: nền văn học này vì thế có hai đặcđiểm trội bật là chính trị và siêu hình,triết lý. Tình cảnh của một tập thể dùmuốn hay không cũng tự chính trị hóa, trong mọisinh hoạt, kể cả văn chương đã ảnhhưởng chăng? Có thể nói công việc nghịluận, nghiên cứu hay quan sát sinh hoạt văn họccũng là một cách làm văn học, vì tập thể, vì tươnglai, mà nội dung cũng có thể tải những tâm tình, nguyện vọng củamột thế hệ, của những ngườichứng. Đưa đến tính cách thời gian củavăn học, nhất là văn học ở ngoàinước, vìnhững công việc văn chương này luôn hàm ý phê phánquá khứ và hiện tại, luôn như tìm cách rọi ánh sáng vào bóngtối ám của bạo lực, của một tậpthể chuyên quyền, như tìm cách nói lên tiếng nói bị vùi dập, bịđẩy vào câm lặng tuyệt đối!

Nhiềuphương-pháp nghiên cứu và phê-bình được thử nghiệm vàsử-dụng. Phương pháp phân tâm Freud đi tìm trong tiềm thức,tuổi thơ của tác giả - bỏ ý thức để đi vàolãnh vực tiềm thức, trực giác, những ấn tượng,cảm xúc, ám ảnh đau thương thời thơấu của nhà văn thơ chẳng hạn, nhưĐỗ Long Vân khi viết về Chế Lan Viên (10).Phương pháp xãhội học thì tìm trong bối cảnh kinh tế, chínhtrị và xã hội chung quanh tác giả để cắtnghĩa tác phẩm. Đi xa và một chiều biến thànhphương pháp phê bình duy vật của K. Marx, dựa trên lập trườnggọi là giai cấp, cách mạng và chủ nghĩa hiệnthực xã hộichủ nghĩa, dựa trên quá trình phát triển của xãhội và của lịch sử. Ở miền Bắc khởi từ TrườngChinh từ những năm 1948, sau đó các vị làm công tácphê bình chỉviệc theo, như Phan Cự Đệ, Hà MinhĐức, Lê ĐìnhKỵ, Hoài Thanh, v.v. Phê bình hiện sinh, nói đến conngười như một cái gì do con ngườitự tạo, một hiện hữu tiên thiên trướcyếu tính. Thuyết phê bình văn học “thi tứ không gian” (La poétique de l’espace)của Gaston Bachelard được Lê Tuyên áp dụng trongcác giáo trình ở đại học văn khoa Huế vàothập niên 1960, về ca dao tục ngữ, Kiều, Cung Oánngâm khúc và đã xuất bản tập Chinh Phụ Ngâm VàTâm Thức Lãng Mạn Của Kẻ Lưu Đày (11)năm 1961 và gần đây ở ngoài nước, cuốn ThểTánh Của Thi Ca (12).

Cấutrúc luận (Lévi-Strauss, Michel Foucault, ...) từ thập niên1960 khai tử “tác giả”, chỉ nhắm văn bản,cấu trúc của tác phẩm là cái xuất hiện tríthức của tác giả, của con người.Phương pháp chống nhân bản, có thể đưađến phong trào sinh viên 1968, chống chiến tranhViệt Nam và đưa đến phong trào “tiểuthuyết mới” chủ trì cái chết của tác giả. Ngườiviết mang mặt nạ, cũng là thời củatiểu thuyết thực nghiệm (experimental novels),tiểu thuyết phá thể  -gốc gác, dấu vết triết học Marx đặtnặng vai tròsản xuất và vai trò của nó trong lịch sử.Huỳnh Phan Anh ít nhiều xử dụng những phươngpháp này. Đỗ Long Vân tìm “con đường tơ lụa” trong Kiềuvà tìm dấu ấn ngôn ngữ giúp tìm dấu vết con ngườitrong Nguồn Nước Ẩn Trong Thơ Hồ XuânHương. Hai thập niên sau có thuyết Hău Cãu trúc luận (Post-Structuralism)chủ trương tách rời tổng thểkhỏi cấu trúc, Jacques Derrida đưa ra thuyếtHủy Tạo (Deconstruction) phân tích ký hiệu để giải mã tác phẩm,không phân tích, tác phẩm trở nên bất tri. Phê bình hậuhiện đại cũng chú trọng khía cạnh chínhtrị. Sau Foucault là F. Jameson, Stanley Fish xem vănchương là một bằng chứng của sựđàn áp. Văn chương bị áp đặtdưới cái nhìn trừ “tà”, tố cáo. Vạch màn sươngmù để nhìn “thựcchất”. Phê bình hậu hiện đại phá hủyhuyền thoại văn chương, lột trần,đặt lại vấn đề, tra vấn, tìm kiếm“chân lý”.

Các phươngpháp đó có thể là những phương tiện,những lăng kính, những cách thức đểhiểu văn học Việt Nam, sẽ là những đónggóp tốt, như Nguyễn Văn Trung khi nghiên cứuvề văn học và tiểu thuyết (13), như Lê Tuyênkhi viết về Chinh Phụ Ngâm (11), Đỗ Long Vân khigiải mã thơHồ Xuân Hương (14), Huỳnh Phan Anh về nhiềutác giả và tác phẩm (15), ...

Mộtnền văn nghệ mới khai sinh từ kinh nghiệmthế chiến thứ nhì với những Jean-Paul Sartre,Albert Camus, Simone de Beauvoir, Françoise Sagan,... là một nềnvăn nghệ có tính chất triết lý “gần” conngười và cuộc đời trần gian, xa thầnquyền. Nhiều khuynh hướng văn nghệ mớiđược các giáo sư trẻ du học từ Âu châuvề phổ dương, các ông Nguyễn Nam Châu, NguyễnVăn Trung (Hoàng Thái Linh), Nguyên Sa Trần Bích Lan, NguyễnKhắc Hoạch,... trên các tạp chí Đại Họccủa viện đại học Huế và các tạp chívăn nghệ mới Sáng Tạo, Thế Kỷ HaiMươi, Hiện Đại, v.v. Nhiều cây viếtkhác cũng góp phần giới thiệu những trào lưuvăn nghệ mới, hiện tượng luận,Heidderger, và siêu hìnhhọc, Nietzche,... như Bùi Giáng, Tam Ích, Phạm CôngThiện, Đặng Phùng Quân, Trần Đỗ Dũng, LêHuy Oanh, Trần Thiện Đạo, Trần Phong Giao,Nguyễn Nhật Duật, Huỳnh Phan Anh, Cô Liêu VũĐình Lưu,Hoài Khanh, v.v.

Từ1964, trong số những người làm vănnghệ xuất hiện một khuynh hướng triệtđể hơn. Họ không bằng lòng với thành quả đangđạt được. Một trong nhữngngười đó là Nguyên Sa chủ trươngnghệ thuật phải hay và không làm văn nghệ theo phenhóm hẹp hòivẫn thường hay “múa gậy vườn hoang”(16) như ông viết trong Một Bông Hồng Cho VănNghệ. Ông đãnhìn lại quãng đường văn nghệ thờivừa qua, và đã kết án đó là một “nền vănchương trú ẩn” (17). Ông kết tội nhữngngười làm văn nghệ thời Sáng tạo trongđó có ông, đã phủ nhận văn học “lãng mạn”của tiền chiến “một cách mù mờ”. Ông chorằng chủ trương văn nghệ mớicủa Sáng-tạo đã “vội vã, làm giản lược nhãn quan phán xét, làm phủnhận thiếu vững chắc”. Theo ông, các nhà vănthời Sáng Tạo “chỉ chê văn chương lãngmạn. Tức là chúng tôi có thể làm văn chươnghiện sinh. Chúng tôi có thể làm văn nghệ dấn thân.Chúng tôi có thể làm tiểu thuyết mới”. Tuy nhiên “đólà sự buồn bã ghê gớm của thế hệ nămmươi sáu mươi. Tiền chiến buồn bã baonhiêu thì chúng ta buồn bã bấy nhiêu. Bởi vì nhữngđộng đá trú ẩn. Tiền chiến và nămmươi sáu mươi vẫn là những nền vănnghệ trú ẩn trong những động đá kiêncố. Vẫn là những nền văn nghệ bình an vàkỹ lưỡng” vì “chúng ta chỉ yêu mến cái mới đãđược chấp nhận. Chúng ta chỉ sáng tạotrong khuôn khổ (...) làm mới trong kích thướccủa cái mới đã được mang lại bởi nhữngngười làm văn học nghệ thuật không phảilà chính mình. (...) Ta chỉ là những ngườihọc trò tốt “bắt chước hiện sinh, hiện thực xã hội. Nguyên Sa và mộtsố trí thức của tờ Đất Nướcđi đến quyết định “Nhớn rồi, ...phải rời bỏ những vùng trú ấn cũ,...những động đá cần thiết cho mùa Đôngnhưng tù hãm lắm, tê liệt lắm” để “dấnthân”, “dân tộc” “đi về trước mặt. Điđâu? Chưa biết. Đó là cuộc phiêu lưu”.Có thể “sự khám phá thần thánh” mà “cũng có thể làsự gục ngã.Gục ngã vì dại khờ. Gục ngã vì điên loạn. Nhưngtrong văn nghệ, cũng như trong tình ái, chẳng thà gục ngãtrong dại khờ còn hơn sống mãi trong khôn ngoan. Chết ởchân trời thử thách, chết trong cuộc phiêu lưu còn hơn sốngmãi tầm gửitrong động đá trú ẩn êm ấm.”. Khi Nguyên Saviết những dòng trên là lúc văn chương “chínhtrị” của những Nguyễn Mạnh Côn, Mai Thảo,Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, v.v. không còn đánhđộng được người đọc, làm nhưđã xong nhiệmvụ những năm đầu xây đựng nềntảng của một miền Nam không cộng sản.Thời gian sau đó cũng đã trả lời mộtcách oái oăm rằng văn chương hướngvề dân tộc và tôn giáo sẽ là một thất bạikhác - ít ra đã không tạo được những cây bútnỗi tiếng như vào thời cuối thập niên 1950và đầu thập niên 1960. Những cây viết thiên tảở miền Nam như Vũ Hạnh, LữPhương, Thế Nguyên, Nguyễn Trọng Văn liêntục theo dõi vàtấn công những người làm văn nghệ khác,luôn nhân danh những “giá trị” chính họ không áp dụng.Cô-Liêu Vũ ĐìnhLưu, Bùi Đức Uyên, Trần Văn Nam, ... cónhững đóng góp phê bình nghiêm chỉnh hơn!

Khuynhhướng văn chương dấn thân trộibật, từ ýthức đến chính trị. Khởi từ đâynhững tạp chí Đất Nước, ĐốiDiện, Trình Bày, Hành Trình, Thái Độ... đốiđầu với chính trị và chiến tranh, mởmột “chiến trường” chính trị và xã hội hơn, dấnthân sâu hơn. Một số văn nghệ sĩ dấnthân và phản chiến được ngườiđọc theo dõi.Dấn thân có Thảo Trường, Phan Nhật Nam, NguyênVũ, Ngô Thế Vinh, Trần Hoài Thư, ...; phảnchiến có Thế Nguyên, Mường Mán, Cung Tích Biền,Trần Vàng Sao,... về sau rõ ra là nằm vùng!      

 Từ những rã rời, tuyệtvọng do xã hội thời chiến đưa tới, vàinăm sau làn sóng hiện sinh thời thượng làmốt “tiểu thuyết mới” đến từ Phápvới Huỳnh Phan Anh, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn XuânHoàng,.... Một loại “phản tiểu thuyết”, nóinhư Jean-Paul Sartre, đối thoại và độcthoại cùng tìnhcảm nội tâm trộn lẫn, thứ tự thờigian đảo lộn, không cần đến cốttruyện, có khi không cả người kể. Nhân vậtthường ở ngôi thứ ba (il, elle, on). Mộtthế giới rất “khách quan”, ở ngoài!

Sau khiđất nước chia đôi năm 1954, các trào lưutriết lý,văn-hóa và văn-chương hậu chiến nhưhiện sinh và hiện tượng luậnảnh-hưởng đến các sinh hoạt văn-hóaở miền Nam. Hiện sinh xuất phát từthời đệ nhị thế chiến, ảnhhưởng từ Heidegger và K. Jaspers và nối tiếp tiểu thuyết về thânphận con người, khuynh hướng lớn mạnhtừ khi Jean-Paul Sartre xuất bản La Nausée năm1938 và coi như chấm dứt với Les Mandarinscủa Simone de Beauvoir năm I954. Các nhà văn thơmiền Nam thuộc nhóm Sáng tạo, tạp chí Văn,Văn Học, Nghệ-Thuật, .. phản ánhphần nào khuynh hướng tiểu thuyết này.Đời là phi lý,là hố thẳm không thể vượt qua vì luôn hiện hữu giữacon người và thế giới, giữa khát vọng conngười và sự bất lực của thế giớibên ngoài thoả mãncá nhân! Con người xa thần quyền, chỉbiết giá trị của hiện tại và thựctại, lo sống cho cá nhân và hôm nay (Bếp Lửa,Tuổi Nước Độc,..), đời sống thì buồn tẻ mà cá nhân thìxác thịt và cảm tính mạnh hơn (BốnMươi, VòngTay Học Trò, Tôi Nhìn Tôi Trên Vách, Sám Hối,...). Truyền thống, phonghóa, ... bị rời xa, bị phê phán, nhìn lại, cảchế diễu, vì phải hiện đại. Sáng Tạochê bai chối bỏ Tự Lực văn-đoàn. Rồiảnh hưởng của tiểu thuyết HoaKỳ cũng như J. Joyce và Kafka, tiểu thuyếtcủa một thế hệ lạc lõng, nên chưa thấtvọng đã chán chường,tự chuốc lấy vấn-đề!

Khuynhhướng tiểu thuyết về dấn thânthânphận con người nổi từ thập niên 30ở Pháp với André Malraux, Céline, Saint-Exupéry, Bernanos,Montherlant, Aragon,... Một thể loại tiểu thuyếtkhông chấp nhận giải trí xuông, mà đánh độnglý trí bằng cáchđưa tới phạm trù bi đát của phậnngười. Nhân vật thường tiêu biểu chomột giá trị. Tiểu thuyết từ nay là mộtdấn thân, một nếp sống hoạt động.Céline, qua Voyage au bout de la nuit, chống chiến tranh, chủnghĩa thực dân, chống người Mỹ,... Malraux,viết Les Conquérants La Condition humaine sau khiđã tham gia những cuộc cách mạng đẩm máuở Trung-Hoa, trong rừng già Đế Thiên ĐếThích, tìm Đạo (La Voie royale), nhất là với L’Espoir,ông chống phát-xít, cổ võ tự do. Với ông, tiểuthuyết hiện đại là “một phươngtiện thích hợp nhất để nói đến cái biđát, chứ không chỉ là một khám phá cá nhân”. Sau ThanhTâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, khuynhhướng tiểu thuyết dấn thân đậm nétvăn học miền Nam từ giữa thập niên 1960với những Thế Uyên, Phan Nhật Nam, Trần HoàiThư, Nguyên Vũ, ... trước khi trở thành phảnchiến ở đầu thập niên 1970. Dấn thântự do trình bày,đem cái Tôi, cả trần truồng, trong một thếgiới suy đồi, dù tự do, bên cạnh nhữngđòi hỏi giá trị văn hóa hoặc lòng tin. Vănchương thật sự phản kháng khi có đe dọa,bủa vây : Ngô Thế Vinh, Phan Nhật Nam,.. Từ phảnkháng, có những nhà văn đi đến đốiđầu đòi lật đổ chế độ, sau rõra do chỉ thị chứ chẳng lòng thành gì : VũHạnh, Thế Nguyên, Trần Hữu Lục (Cách MộtGiòng Sông),... Chúng tôi đã có dịp tổng kết “mảng”tiểu thuyết này trong một nhận định đãxuất bản, Bốn MươiNăm Văn Học Chiến Tranh (1957-1997).

Kỹthuật viếtthay đổi! Phải chăng có thể nói đếnnhững “thử nghiệm”, “tiến bộ”, “cảiđổi” theo thời gian sự nghiệp và kinhnghiệm? Nguyễn Đình Toàn là một thí dụđiển hình. Tiểu thuyết đầu Chị EmHải xuất bản năm 1961, cốt truyện, nhânvật rõ rệt và động tác giản dị. Tác giảchi tiết ở những mô tả y phục và cửchỉ nhân vật. Ý tưởng làm nền có thểđạo đức, triết lý, nhưng chỉ mới ởngưỡng cửa những ý tưởng phi lý, buồn nôn. Tình yêu như một “thú”đau thương. Hải ham đọc sách, thông minhnhưng lãnhđạm đến với tình yêu, lần đầu làcăn gác lỡ lầm đáng tiếc! Nhữngngười tuổi trẻ này sống với “nhữngkhắc khổ đau đớn của cuộcđời vấy lấy họ. Vì họ đọc sách vàbiết nhiều họ sống lý tưởngnhưng lại biết rõ mình viễn vông và sự thất vọng tàncủa họ (...) Họ thu mình trong chiếc vỏ cứngcủa cô đơn. Đó là một sự kiêu ngạo vôlý. Nhưng chính đó cũng là cứu cánh của họ.Nếu đập vỡ cái vỏ ấy, họ không còn là họ nữa, có thểhọ sẽ tự tử vì không chịu nổi cái vô lýcủa hiện hữu mình...”. Đến Những KẻĐứng Bên Lề (1964), nhân vật phức tạp hơn, cósinh khí hơn, trong một cuộc sống đày bấttrắc của chiến tranh. Thái, nhân vật chính, sốngbuông thả, sa đọa, nhưng cuối cùng bỏ Sài Gòn để trở vềvới biển cả. “Tôi là một kẻ viễn vông, ưasuy nghĩ như một cái cây tự mọc lá” (18). ConĐường (1967) đánh dấu một chặngđường mới trong việc tìm kiếm kỹ thuật vàngôn ngữ, trước đó, ông “thường bậntâm về vấn đề của cuốn tiểuthuyết sẽ viết, kể từ cuốn ConĐường tôi bận tâm về vấn đềviết chính cuốn tiểu thuyết đó nhiềuhơn” như lời ông xác nhận trong một phỏngvấn của tạp chí Văn (19). Đến Áo MơPhai (1972), giải thưởng Văn-họcNghệ-thuật 1973, yếu tố “truyện”nhường chổ cho “truyện kể” để tácgiả kể hồi ức, kỷ niệm. Tậptiểu thuyết bắt đầu như sau:

“HàNội 1954, tháng sáu chưa hết, nhưng mùa Thu đã đầy hơi lạnh.Buổi chiều im trong văn phòng bước ratới cửa TòaĐô Chánh, Quang đã có thể trông thấy sươngmù trên mặt hồ Gươm”.

Vàkết thúc ở trang 309 : “Lan ao ướcđược hòahợp; được tan biến vào Hà nội,đồng thời nàng cũng hoảng sợ khi tưởngtượng ra nàng đang kề sát mặt mũi mình bên cạnh cái xác chếtđang bắt đầu lạnh ngắt.

Nàngcũng mong mỏi một buổi chiều nao ngồiở bao lơn đó, nàng sẽ trông thấy Quangđi tới. Lan không gọi nhưng Quang cũng sẽngửng lên và trông thấy nàng. Họ sẽ phảigặp nhau một lần cuối cùng như thế trong Hànội, rồi có sẽ gặp nhau ở nơi xa xôi nàokhác nữa không, là việc sau.

Lòngmong đợi gay gắt đến nỗi, đã có khi Lantưởng như nàng sẽ chết thật, sẽkhông bao giờ thở được nữa”(20).

Ởgiữa là cuộc sống bình thườngcủa những nhân vật vốn là bạn hữu và giađình trong chốnkhông gian đó! Mất mát và đợi chờ là nội dungcủa truyện, nếu người đọcmuốn ngừng lại ở một nội dung, mộtcốt truyện, một thảm kịch. Kỹ thuậttiến đổi, như tác giả xác nhận: 

“Mỗitác phẩm đã viết ra như que diêm đã được đốtcháy, nhà văn có bổn phận phải sang tạo, dùrằng toàn bộ tác phẩm chỉ là sự nối dàitừ cuốn đầu tiên. Nhiều ngườiđã nói tôi dùnglối viết quá dài, cả trang không chấm trong Áo MơPhai này mới mang đủ sắc thái không khí của HàNội. Nhân vật chính trong tác phẩm không phải lànhững nhân vật được nhắc tới trong sáchmà chính là thành phố Hà Nội. Ai sống ở nơi nàythường có cái cảm tưởng đang song trongmột giấc mơ, có lẽ là giấc mơ không baogiờ phai nhạt với sương mù cơn mưasướt mướt hơi lạnh của mùa thu... ÁoMơ Phai thoát ra từ cơn mơ đó từ khi tôi xa HàNội mới 17 tuổi...” (21).

Kỹthuật của Dương Nghiễm Mậu trong ĐêmTóc Rối trộn lẫn quá khứ hiện tại vàchuyện ao ước hoặc chưa xảy ra; conngười ở đây sống trong bất toàn, trái ngang -sống bám, già bám trẻ, trẻ bám đĩ điếm .Với Gia Tài Của Mẹ, Nhan Sắc, cốt truyệnchỉ là cái cớ cho những tra vấn trí thức, chínhtrị - những kỹ thuật từng bị phê phán chungvới Thanh Tâm Tuyền là “cố làm vẻ snob, trí thứcmột cách hợm hĩnh (...) đời sống nộitâm của họ lúc nào cũng bị xâu xé, khích độngvì sống trongsự mê sảng chuộng thời thức của tácgiả (...) chuyên đề cập tới thân phận conngười trong một bộ đồng phục” (22).

Kỹthuật tiểu thuyết ở những thập niên1960-1970 trở thành tư tưởng và mỹ họccủa chính tác giả. Nhà văn triết lý khi miêu tả sự vật,sự việc, khi tả tình và xâm nhập vào đờisống của nhân vật. Đặt nền trên mỹhọc, siêu hình của vô thể hay đang-hình-thành!Nguyễn Thị Hoàng nhiều năm sau Vòng Tay Học Trò,tiểu thuyết gợi tò mò nơi ngườiđọc tìmkiếm tiểu sử tác giả của nó, tiểuthuyết làm dáng hiện sinh, đã trở lại gâybất ngờ với Cuộc Tình Trong Ngục Thất (1974)viết về những bi hài của cuộc đời,những thăng trầm của những con ngườitrẻ ham sống, trong khi chiến tranh hoành hành.Địa ngục ở ngay trước mặt,đời sống trở thành ngục thất cho mỗicá nhân. “trước khi dành đêm cho mình, vợ bảo chồngnhỏ nhẹ Anh hãy mặc quần áo tử tế vàthắp nhang lên bàn thờ Phật” (23). Sau 1975, bà xuấtbản Nhật Ký Của Im Lặng (1990) nhưmột tổng kết những suy tư triết lý lẫn nhân sinh quan vềcuộc đời, tình yêu, hạnh phúc và nhữngđấng tối cao. Nói chung, đối với các tácgiả mới này, có hai khuynh hướng: hoặctiểu thuyết trở thành cái khung, cảnh ít quantrọng và nhân vật thứ yếu hoặc ngượclại, chỉ có nhân vật, thế giới tiểuthuyết chỉ là cái khung vì đó là một không gian nội tâm hóa, cái cớđể suy tư, phân tích nội tâm. Cuộc đờicó đấy nhưng không quan trọng, ý nghĩa cuộcđời là do con người gán cho; câu chuyện xoayquanh nhân vật, nhân vật trở thành tâm điểm! Cótàc giả như Thảo Trường đưa thêmyếu tố tinh thần, tâm linh, cho cái không gian vô nghĩađó! Như vậy, kỹ thuật tiểu thuyếttrở nên quan trọng, là cái riêng của mỗi tác giả,trong cách kể, cách viết, trong không khí mà tác phẩmtạo nên được!

20năm sinh hoạt văn nghệ đó còn có nhữnghiện tượng như tiểu thuyếtđăng nhật báo từng kỳ với Bình Nguyên Lộc, Ngọc Linh,Trọng Nguyên, Thanh Thủy, Văn Quang, Dương Hà, TôNguyệt Đình, Duyên Anh, Mai Thảo, Hoàng Hải Thủy,... Duyên Anh đi vào thời sự của báo chí sau khi đãlà hiện tượng với tiểu thuyếtviết về tuổi thơ và tuổi trẻ, đểđời với tập truyện Hoa Thiên Lý và bộ truyện Vẻ Buồn TỉnhLỵ. Nhật Tiến với lương tâmnhà giáo và trách nhiệm xã hội, viết nhiều về nhữngđứa trẻ bất hạnh hay những ngườinghèo khổ và nạn nhân của chiến tranh. Cũng làthời của những nhà văn mà tác phẩm vẫnsống mạnh nơi người đọc: Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng,... Các tiểu thuyết Yêu, Loạn, Ghen, ... của ChuTử một thời đã là hiện tượngbán chạy cũng như đề tài sống vộisống cuồng theo F. Sagan và mốt hiện sinh! Bùi Giáng làmột hiện tượng khác với các tác phẩmtriết lý vàdịch thuật tài tình, ngoài những tập thơđổi mới ngôn ngữ và đầy ắp những ý tình khác người!.

Đâycũng là thời giới cầm bút phái nữ đôngđảo hiện diện và nổi tiếng vềnội dung: Nguyễn Thị Vinh, Đỗ PhươngKhanh và Linh Bảo với những khúc mắc củanhững mảnh đời tương đối an bình,Nguyễn Thị Hoàng với Vòng Tay Học Trò từnglàm chau mặt giới giáo dục, đề tài tình yêu “cấmkỵ” ở chốn học đường, mộtvấn đề của thời đại mới, TúyHồng tâm tình nóng bỏng phẫn nộ thân phậnphụ nữ mà khi xuất hiện đã gây hy vọng làmsống nền văn nghệ mới,  Minh Đức Hoài Trinh ngườinữ lữ hành trong cuộc đời và tình yêu (gây sôi nổi với SámHốiĐàn Ông Đàn Bà), Nhã Ca vẽ lạinhững cuộc đời bị chiến tranh giao động,gây nhiều đổ vỡ, Trùng Dương náođộng ngôn ngữ và tâm hồn người nữ,Lệ Hằng no đầy những mối tình sinh viên lãng mạn vẫnkhao khát tự do, tìm kiếm, Nguyễn Thị ThuỵVũ viết về hiện thực của thờiđại chiến tranh, xã hội xáo trộn, Vân Trang, MinhQuân,... theo khuynh hướng giáo dục, cuốigiai đoạn có Trần Thị NgH văn chương quansát hiện thực. Về thơ có Trần Thị TuệMai, Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội, HoàngHương Trang, Trần Thy Nhã Ca, ..., đi từ những tình ý ngậpngừng kín đáo đến những nghi vấn khúcmắc, táo bạo!

TrongNam, có chính sách văn hóa, thông tin thì cũng vì chiến tranhmà có chế độ kiểm duyệt, nhưng không cócưỡng bách hay cô lập kinh tế, tinh thần nhưở miền Bắc cộng-sản. Chính quyền còntrợ cấp tài chánh cho Bút Việt (PEN Club VN) từnăm 1957 dù có những vị chủ tịch độclập và cả đối lập với chính quyền,như chủ tịch Thanh Lãng đã bênh vực nhà văn “nằmvùng” Vũ Hạnh,... Thời 1954-1963, không khí vănnghệ lịch sự, nhẹ nhàng,... đến 1964-1975đa dạng, có nạn bè phái nhưng cũngcó đối thoại. Các giải thưởng vănhọc được tổ chức hàng năm đểtrả công và vinh danh một số người làm vănhọc nghệ thuật nhưng có những năm gây tranhluận, nghi vấn về vai trò của các giám khảo cũng như giátrị thật sự của những tác phẩmđược giải (Cuốn Việt-Nam VănHọc Toàn Thư 1 của Hoàng Trọng Miên giải1960  bị tố đạovăn, Nguyễn Hiến Lê từ chối nhận giải;cuốn Đường Một Chiều củaNguyễn Mộng Giác giải Văn Bút năm 1974 bịnghi thiên vị, v.v.).

Miền Nam lục tỉnh

Vănhọc thuần Nam lục tỉnh phát khởi từ 1865đã tiếp tục vững mạnh với sựnhập cuộc của các nhà văn miền Bắcthời 1925-1945, đã dần dà nhườngchủ-động cho người làm văn-nghệ cảnước từ nay tập trung ở phía namvĩ-tuyến 17.

MaiThảo trong số ra mắt tạp chí Sáng Tạo chorằng văn nghệ từ thủ đô Hà Nội đãchuyển vào thủ đô văn hóa Sài Gòn (24). Cao Huy Khanhtrong loạt bài biên khảo về 20 năm tiểuthuyết miền Nam (1954-1973) đăng nhiều kỳtrên tạp chí Thời Tập trước1975 đã phân tíchnền văn học đó như sự lớn dậycủa một con người từ mới sinh đếnkhi khôn lớn. Họ Cao là người đầu tiênviết về giai đoạn văn học 1954-1973 (ông dùngthời điểm hiệp định Paris) nhưngchỉ mới được 4,5 bài dẫn nhập thì đã xảy ra biếncố 30-4-75, sau đó không thấy ông xuất hiện trênbáo chí (25)! Nhà văn Võ Phiến, trong Hai MươiNăm Văn Học Miền Nam (26), đã có cái nhìn phần nào tổnghợp hơn và dành cho miền Nam “lục tỉnh”một vai trò hìnhthành và xuất phát cho nền văn học 1954-1975. Tuy nhiên,Võ Phiến đã không đánh giá đúng mức tác phẩmcủa các nhà văn miền Nam thời kháng Pháp ngaytrước đó là thời Sài-Gòn rất sôi độngvề chính trị và cách mạng trong khi Hà Nội sôinổi về quân sự. Khuynh hướngvăn nghệ đấu tranh này đã lớn mạnh và đadạng ở Sài-Gòn trong khi văn nghệ kháng chiếnở phía Bắc đã phải chịu sự chỉđạo trực tiếp của đảng cộngsản ngay từ những ngày đầu; một khuynhhướng nẩy mầm từ những Trương DuyToản, Lê Hoằng Mưu, Phạm Minh Kiên, Tân DânTử, ... của những thập niên 20 và 30 là thờivăn học miền Bắc đang lãng mạn đếnđẫm lệ và tự tử với những Cành HoaĐiểm Tuyết, Tuyết Hồng Lệ Sử, TốTâm, v.v.

Viếtvề 20 năm văn học này mà cứ nói đến cácnhóm Sáng Tạo, Quan Điểm, Văn Hóa Ngày Nay, v.v. mà quêncác nhóm “bản xứ” khác là một thiếu sót lớn!Văn học miền Nam đã có từ 1865, vẫntiếp tục phát triển song hành hoặc hoà nhậpnền văn học Việt Nam nói chung, hay từ năm1954, miền Nam có văn học khác, mới? Theo thiển ýnên phân biệt ba dòng văn học tại miền Namtừ 1954 đến 1975 mà nếu công bằng ta có thểghi nhận : một thuần Nam, từ Petrus Ký qua HồBiểu Chánh đến Phi Vân, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam,Vương Hồng Sển, Trang Thế Hy, ... bình dân hoặc trưởnggiả trí thức với những đòi hỏi thông thườngnhững giá trị dân chủ của Cách mạng Pháp 1789;một dòng giữagồm miền Nam cộng với Trung và một ít Bắcđã khởi từ trước 1954, thiên chính trịcách mạng và công bằng xã hội; và dòng cuối là dòng nướcmới từ miền Bắc di cư vào từ 1954, dòng trí thức tiểu tưsản và chính trị lý thuyết. Trong hơn 20 năm, ba dòng văn học đó đãsống chung, đã nhập làm một dướibiểu tượng dân chủ và cộng hòa. 

MiềnNam của những năm đầu sau 1954 trướchết có nghĩa là tự do. Tự do trong chính trị,tự do của hết chiến tranh. Tự do của táidựng cuộc đời, của thiên cư dù trongđổi thay đãcó những bi kịch cho tập thể và cá nhân. Và tự dotrong văn nghệ! Tuy nhiên cái tự do này sẽ bị hoàncảnh mới về chính trị giảm thiểu điphần nào, dù vậy vẫn giúp phát triển những cáimới trong văn nghệ như nhóm Sáng Tạo, thơtự do, thơ lục bát mới, thơ văn xuôi, vv.Để đối phó với đấu tranh chính trịmà miền Bắc vẫn tiếp tục, dù sao thì tổngtuyển cử mà hiệp định đình chiếnđã quy định vẫn như lưỡi kiếmDamoclès lơ lững trên sự sống còn của cả miền Nam.Người dân miền đất mới đã phải bắt tay xâynền móng. Một văn nghệ tâm lý chiến phụcvụ giai đoạn sẽ nằm trong nỗ lực vôhiệu hóa mũi dùi của cộng sản Hà Nội,nỗ lực sẽ thành công chỉ mấy nămđầu 1954-1959, khiến cho miền Bắc tứctối sẽ thành lập Mặt trận giải phóngmiền Nam và gây chiến cho đến ngày 30 tháng 4 năm1975.  

Khôngkhí tự do nói trên sẽ khiến một số nhà vănnghệ phải xét lại những nền tảng vănnghệ theo đuổi như thuyết đệ tứquốc tế, thuyết giải phóng dân tộc, thuyếtquốc dân và chống ngoại xâm, thực dân mớicũ. Dĩ nhiên có nhiều người sẽ tiếptục “công tác” như trước 1954, sẽ vào tù hoặcvô bưng, tập kết, hay sẽ bị bắn chếtkhi vượt ngục như Dương Tử Giang.Những nhà đệ tứ Thiên Giang, Thê Húc sẽ đivào con đường thuần giáo dục, Tam Ích sẽ phaPhật giáo nhưng vẫn bế tắc đếnphải tự kết liễu cuộc đời, HồHữu Tường xét lại thuyết của mình sau khi bị tù vì làm quân sư chotướng Bảy Viễn nhưng sẽ vẫn khôngthuyết phục được nhiều người, PhúĐức Nguyễn Đức Nhuận, Tô Nguyệt Đình Nguyễn Bảo Hóa,Quốc Ấn, Phi Vân, ... sẽ hoạt động báo chí,Thẩm Thệ Hà sẽ chuyên hơn về giáo khoa, SơnKhanh, .. sẽ bỏ viết, làm luật sư và thủtướng, vv. Vũ Anh Khanh sẽ tập kết vàvượt tuyến trở lại và sẽ bị bắnchết nơi đất nước bị qua phân. Lý Văn Sâm sẽ vô bưngkhi đã lộ, riêng Thái Bạch, Sơn Nam, TrangThế Hy, ... sẽ tiếp tục “nằm vùng” vữngvàng trong một miền Nam quá tin người và “quá”đề cao những giá trị dân chủ, tự do!

Trongbầu không khí đó, các nhà văn thuần lục tỉnhvà Sài Gòn sẽ làm gì ? Trước hết, họ tụtập hoạt động báo chí và xuất bản. Các nhàxuất bản Phạm Văn Tươi, Phù Sa, BếnNghé, Nam Cường,..., các nhật báo Tiếng Chuông, Sài Gòn Mới, Sài Gòn Mai, Tia Sáng, ... và các tạp chí VuiSống, Nhân Loại, Đời Mới, Mới, SinhLực, Đông Phương, ... sẽ là đấtvăn nghệ chính của các nhà văn miền Nam này trướckhi họ sẽ hội nhập vào dòng văn học “miền Nam cộng hòa”với các tạp chí Phổ Thông, Văn Học, Văn,Bách Khoa, Nghệ Thuật, vv. Tạp chí Nhân Loạira đời năm 1956 (có thời do Đông Hồ làm giámđốc) chuyên về văn nghệ và ít về nghịluận chính trị. Đời Mới của nhóm TrầnVăn Ân, sẽ đóng cửa khi ông Ân bị bắt ởRừng Sát, là tạp chí có nhiều ảnh hưởngvề chính trị cũng như văn học nghệthuật trong khi tờ Đông Phương của HồHữu Tường chỉ chuyên về chính trị, cổvõ thuyết trunglập. Về sau có thêm báo chí Phật giáo như GiữThơm Quê Mẹ, Hải Triều Âm, Vạn Hạnh.Giai đoạn sau tiêu biểu có tờ Hoà Đồngdo Hồ Hữu Tường chủ trương tổnghợp văn minh mới và Cấp Tiến của nhómNguyễn Văn Bông với chủ trương nhưmột thay thế những thế lực chính trịcổ truyền đã“mỏi mệt”!

Mộtcách tổng quát, tạm có thể phân biệt một sốkhuynh hướng chính: phong tục và đời sốngnơi vùng đất mới khai hoang và phù sa: Bình Nguyên Lộc, SơnNam, Phi Vân, Lê Xuyên, Vương Hồng Sển,Mộng-Tuyết thất tiểu-muội, ...; xã hội và đờisống thị tứ : Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, HoàiĐiệp Tử, ...; chính trị, đấu tranh :Phạm Thái, Thẩm Thệ Hà, Trang Thế Hy, Tô NguyệtĐình, ...; tình cảm, lãng mạn, diễm tình bình dân :Ngọc Linh, Sĩ Trung, Dương Hà, Phú Đức, bàTùng Long, Phi Long, Dương Trữ La, Thanh Thủy,Trọng Nguyên... và luận đề, triết lý và tôn giáo: Hồ Hữu Tường,Phạm Công Thiện, Tô Thùy Yên, ...

Ấn phẩm xám và những ngườiviết trẻ

Haihiện tượng ấn phẩm xám và nhữngngười viết trẻ theo thiển ý quan trọng và đángkể nếu muốn có cái nhìn nghiêm chỉnh về giaiđoạn văn học này. Cả hai hiện tượngsống động ở những năm cuối củathập niên 1960 đầu thập niên 70. Khi chiến tranhchính thức chấm dứt ngày 30-4-1975, các nhà văn thơtrẻ chưa kịp phát triển, thi thố hết tàinăng đãphải vứt bỏ hết vì ngay bản thân đã cònphải tù tội, cải tạo, đi chui, cả chếtchóc, thất tán. Tác phẩm, sách báo của ngườitrẻ cùng chung số phận của cả miền Nambị kẻ cưỡng chiếm cấm đoán,thủ tiêu.

Hiệntượng thứ nhất văn chương xám qua cáctạp chí phần lớn in ronéo và không giấy phép cũngnhư nạp bản : tờ Hành Trình của nhóm giáo sưNguyễn Văn Trung (10-1964 đến 12-1965, tức rađược 9 số thì đình bản vì bị bộ Tâm lý chiến ralệnh tịch thu), Thái Độ (7-1966, các số saukhá hơn được in ấn bản typo nhưngbị kiểm duyệt bôi đen hoặc loang lỗnhững đoạn trống) do Thế Uyên chủđộng, Trình Bày (10-1966) của Diễm Châu. Cùngvới ca nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn, mảngvăn học này đã gióng tiếng nói tiêu cực, phản diện, ngượcdòng,... cho vănnghệ miền Nam thời chiến tranh cao độ.Học sinh, sinh viên cũng đã có những ấn phẩmthơ truyện và báo chí in ronéo, nhiều ngườivề sau tiếp tục sinh hoạt văn nghệ chung,những “tác phẩm” đầu tay này thường hựclửa hoặc tích cực năng nổ canh tân, làm mớithơ văn cũng như lý luận. Một số “nhà xuất bản” nhưĐại Nam Văn Hiến của Thế Phong cũng insách bằng máy ronéo, từ thơ, truyện đếncả biên khảo, dù cá nhân người chủtrương có “hiện tượng” nhưng dù gì thì nhờ phươngpháp “xuất bản” này mà Cao Mỵ Nhân có tập ThơMỵ đầu tay (1960), Hoàng Khởi Phong có tập MặtTrời Lên (1967), riêng Thế Phong để lạinhiều tập biên khảo và bút ký văn học đáng kể! 

Ởthủ đô, nhà Trình Bày cho ra đời một số tácphẩm “nóng” như truyện của Thế Nguyên (HồiChuông Tắt Lửa,..), truyện của Trần QuangLong (Vực Thẳm Và Hy Vọng 1966, Bông Cúc Vàng1967), truyện dịch của Diễm Châu (Câu ChuyệnNăm Mới, dịch A New Year’s Fairy Tale của V.Dudintsev, 1966), ... Ở Phan Rang, nhà Ý Thức in ba cuốn NỗiBơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang, Ngọn CỏNgậm Ngùi Những Vì Sao Vĩnh Biệt của Trần Hoài Thư, CátVàng của Lữ Quỳnh,.., những “nhà” xuấtbản Con Đuông, Sóng Việt ở Cần Thơ cũngin ronéo. Nhà Văn Mới ở Sài-Gòn in truyện, biên khảo cũng như ThiVũ ở Paris in thơ với chừng một trămbản để tặng chứ không bán; “ấn bản chothân hữu” mở một khuynh hướng thụt lùiđáng ngại ngay từ thời đó chứ không riêng gì hiện nay ở hảingoại cũng như trong nước! LữQuỳnh in xong tập thơ, nhắn tin trên tạp chí Văn“Thơ Lữ Quỳnh đã in xong. Các thân hữu liên lạc với tácgiả ở KBC 4781 để nhận sách”(Văn, 138,1969). Nhóm Khai Phá ở Châu Đốc ra tạp chí và xuấtbản tác phẩm của Ngô Nguyên Nghiễm như NgườiHành Giả Và Khúc Trường Ca Sinh Tử, Dấu Chân Gió Ngược,Ngọn Gió Hơi Cuồng (chung với Lưu NhữThụy), Lên Đồi Hùng Bát Trăng Vàng củaNguyễn Thành Xuân, v.v.

Tạpchí Văn số 51 (1966) tuyển đăng mộtsố nhà thơ trẻ viết về tuổitrẻ, tình yêu vàchiến tranh và giới thiệu rằng “Thơ buồnnhưng không có giọng than van. Hình như tuổi trẻ Việt Namđã tậpchấp nhận, đứng thẳng trước mọihoàn cảnh...” (tr. 143) . Trong số đó có thơ củaLâm Chương, Thành Tôn, Chu Trầm Nguyên Minh, NhữĐình Toàn, ... và một số khác mà về sau ngườiđọc không cònnghe nói đến.

“Đêmbắt đầu yên tĩnh trên đồng cỏ xanh /Đêm quấn quýt quanh những vòng thép gai hoen rỉ /Chiếc xe đò vội vàng trở về thành phố / Anhbồi hồi đón chuyến buýt cuối cùng / Hành kháchchật thản nhiên như tượng / Không ai nóimột lời “  (Nhữ Đình Toàn, Trên Xe Ô-Tô-Buýt, Văn,51, tr. 145).

Cũngtạp chí Văn, số 187 (1-10-1971) với chủđề Khi Mùa Thu Tới làm một tuyển tậpnhững cây bút trẻ, ban biên tập ghi là nỗ lựcgiới thiệu sau cùng, trong số này có thơ củaHoàng Lộc, Yên Ngàn, Nguyễn Văn Ngọc, Võ Chân Cửu, Khê Kinh-Kha,... vàvăn của Nguyễn Mộng Giác, Hồ Minh Dũng và MườngMán.

Vềtruyện ngắn, tạp chí Văn số 197 (1-3-1972)giới thiệu sáu người viết trẻ là TrầnHoài Thư (Bệnh Xá Cuối Năm), Mang Viên Linh,Mường Mán, Định Nguyên, Phan Cung Nghiệp,Phạm Quang Phước. Nhà văn đàn anh Mai Thảo khigiới thiệu hiện tượng người viếttrẻ truyện ngắn cho rằng họ “làm sốnglại thể truyện ngắn, đem lại chotruyện ngắn hơi thở, một kích thước vànhững triển vọng mới sau một thời gianbị lu mờ trước ngọn triều tràn ngậpcủa thơ tự do và các tác phẩm truyện dài. (...)Chúng ta không chỉ nhìnthấy những nhà văn trẻ sống và viết. Chúngta còn nhìn thấy họ lên đường. Và mang theothể truyện ngắn vào một lên đườngmới” (tr. 2). Thời Tập cũng làm một tuyểntập nhà văn trẻ (số 7, 6-1974), giới thiệuNguyễn Mộng Giác, Trần Hoài Thư, PhạmThiên Thư, Cung Tích Biền, Nguỵ Ngữ, Nguyễn TônNhan, Nguyễn Đạt, Phù Hư, Nguyễn Mai, HoàngNgọc Tuấn, Tạp chí Văn trở thành giai-phẩmvới luật mới số 007 về kiểm duyệt,trong số áp chót (3-1975), Mai Thảo đã giới thiệu nhữngtriển vọng mới, 13 cây viết trẻ nhấtcủa giai đoạn lần đầu xuất hiện,về sau phần lớn không thấy tiếp tụcngoại trừ Phạm Ngũ Yên với truyện ngắnBóng Mát. Mai Thảo là nhà văn lớp đàn anh có cônggiới thiệu và khám phá nhiều tài năng mới.

Họlên đường, không những trên tạp chí VănThời Tập mà cả trên các tạp chí khác như BáchKhoa, Văn Học, Vấn Đề,  Khởi Hành, Chủ Đề,Văn Chương, Thời Tập,... nhưngchưa đủ thời gian để thẩmđịnh vai trò,giá trị, thì cả miền Nam chính trị cũng nhưvăn học đãbị xóa bỏ (27).

Thi cavà văn xuôi trước tình cảnh cực đoan, cùngkhốn vẫn lớn dậy, vươn lên.Tình yêu, niềm tinvà ngậm ngùi cay đắng, bất lực. Phân chia tảhữu không cần thiết vì tiếng nói của họ làtiếng phản kháng, tiếng dân kêu, tiếng nói tuổitrẻ không chỗ đứng, chỗ thở,...Người viết phần lớn không lập thuyếtcao siêu, nhưng họ tỏ ra sống nhữngtấn nặng nề của oan khiên lịch sử. Họđã đứngthẳng trên trường văn thơ (cũng như xã hội), xác định cáitôi, như những người trẻ, và cũng đãnằm xuống đổ máu cho tổ quốc hoặcphải lê lết thân tàn phế trên khắp mọi vùngđất nước lo sống còn. Trẻ ở đây lànói đến hiện tượng xuất hiện, vàhọ đã đem đến cho văn học lúc bấygiờ tinh thần làm mới, tinh thần trẻ cầnthiết cho một văn học và xã hội đang thoái hóahoặc tự thoả mãn với những thành tựucủa lớp văn nghệ đàn anh. Lớp đàn anhnày trên các tạp chí như Tin Sách, Bách Khoa, ... đã nhìn những ngườiviết trẻ như những người làm vănnghệ rời rạc, lẻ loi, thiếu hợp tấu,mà ngay Nguyễn Mộng Giác, một cây viết mớixuất hiện thời bấy giờ sớm nhậpquỹ đạo VõPhiến, cũng đã phê bình “lớp ngườimới lâu lâu gióng lên một tiếng đàn chùng lẻ loi,không thành được một hợp tấu khúc” (“NghĩVề Thơ, Truyện 1974”.Bách Khoa, Xuân Ất Mão 1975, tr. 27). Bi quan chăng,nhưng chính Võ Phiến lúc bắt đầu cũng đãtự lập nhà xuất bản Bình Minh ở Qui Nhơnđể in hai tập truyện đầu tay, sau nhờvăn phong và công việc đúng ngành thông tin, kiểmduyệt, nên nhập vào dòng chính ở thủ đô sớm !

Họlà những ai? Ở đây chúng tôi xin nhắc một sốngười viết đã có tác phẩm xuất bản :Phạm Cao Hoàng (Đời Như Một Khúc NhạcBuồn 1972, Tạ Ơn Những Giọt Sương 1974), Lữ Quỳnh (Sông Sương Mù, Cát Vàng 1972, Những CơnMưa Mùa Đông 1974), Nguyễn Nho Nhượn (TiếngNói Giữa Hư Vô, 1972), Phan Nhự Thức (Đốt Tuổi1969), Nguyễn Bắc Sơn (Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi1972), Đynh Hoàng Sa (Vùng Trú Ẩn Hoang Đường 1968),Trịnh Bửu Hoài (Thơ Tình 1974), Nguyễn Thanh Trịnh (Ví Dụ Ta Yêu Nhau1974), Hoàng Khởi Phong (thêm Phục Hồi Quyền ChứcLàm Người 1972), Trần Vàng Sao (Khoảng Tói Sau Lưng1965), Đông Trình(Khi Mùa Mưa Bắt Đầu 1967, Lót Ổ  Cho Đại Bác 1968, RừngDậy Men Mùa 1972), Lê Văn Thiện (Một Cách BuồnPhiền 1969, Sao Không Như Ngày Xưa 1971), Mang Viên Long (TrênĐỉnh Sa Mù, Mùa Thu Trống Trải, Có Những MùaTrăng 1972, Như Giọt Sương, Nói VớiNgười Yêu, Một Đời Mơ Ước), TôĐình Sự (VùngTrú Ngụ 1967), Hoàng Ngọc Tuấn (hàng chục cuốntiểu thuyết trước 1975, phần lớn chothanh thiếu niên), Trần Hữu Lục (Cách Một Giòng Sông 1969), Cung Tích Biền(Ai Tỉnh Ai Điên 1968, Hoà Bình Nàng Tình Rỗng, 1968,Nỗi Buồn Thắp Sáng 1969,v.v.), ... MườngMán năm 1974 ra 2 cuốn truyện dài Lá Tương Tưvà Một Chút Mưa Thơm. Vũ Hữu Định(1942-1981) lúc bấy giờ chưa có tác phẩm xuấtbản, chỉ sau khi ông mất bạn hữu mới inđược CònMột Chút Gì Để Nhớ. Họ tập trung nhiềunhất ở miền Trung nhưng cũng có ở miềnTây cũng như Đông Nam phần. Vùng Quảng Đàtụ được nhiều nhất, như Luân Hoán, HoàngLộc, Đông Trình, Thái Tú Hạp, trong đó Nguyễn NhoSa-Mạc mệnh yểu, mất khi mới 20 tuổi,thơ như oan trái vận vào cuộc đời :

“bằngđôi tay ôm kín nỗi buồn / ta đi trong trờiđất hoàng hôn / mà nghe sữa mẹ chan hòa chảy / máuở buồng tim cũng loạn cuồng / (...) ôi nửacuộc đời ta đảo điên / đêm nằm rugiấc ngủ cô miên / hai mươi tuổi tronghồ suy tưởng / ngửa mặt nhìn trời đi ngã nghiêng”(Sinh Nhật).

Cao HuyKhanh là cây viết nghiên cứu văn học sáng giáđầu tiên của miền Nam xử dụng những phươngpháp hiện đại, tác giả một loạt bài trêntạp chí Thời Tập (Bài đầu với “20Năm Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1954 đến 1973”,số 1, 14-12-1973), và nhiều bài về thi ca và các tácgiả miền Nam BìnhNguyên Lộc, Ngọc Linh, Sơn Nam, ...

Tâmsự của một nhân-vật của Nguyễn PhươngĐông trong Căn Nhà viết thời 1972 do cơsở Sóng Văn xuất bản ở hải ngoạinăm 1997 với bút hiệu mới Nguyễn Sao Mai : “Đốivới đời sống tôi không còn có nhiệt tâm, mà những phỉnhphờ thì càng lúc càng gia tăng đến một mứcđộ phức tạp. Tôi không nói tới chiến tranh.Cuộc chiến này cũng như một nhát dao chém trênvết thương đã quá sức lở lói. Chiến tranh đã daidẳng đến một mức độ khiếnngười ta không còn nghĩ đến sự ngừngdứt” (tr. 59). Nhà thơ Cao Thoại Châu mơ mộtngày hoà bình : “hátvới ta đi bầy chim mùa hạ / từ hảiđảo về đậu bên cửa sổ / làm thứcbình minh líu lo líu lo / vòng mắt nhung tròn xanh biếc / hátđi nghe bầy chim đáng yêu / hát đi nghe chân trờimỏi cánh / những hoàng hôn mây đuổi theo chim... “(Trong Cõi Trời Mơ Ước, NghệThuật, 25, 4-1966).

Nóiđến địa phương để tạm phânbiệt, tìm hiểu, nhưng khó xếp vì các nhà văn thơ trẻngoại trừ “học sinh/sinh viên” Nguyễn Tất Nhiên,phần lớn thuộc hai giới quân đội và giáochức - cũng như các nhà văn lớptrước, nên thường di chuyển công vụhoặc theo bước quân hành, đó là trườnghợp của Luân Hoán, Y Uyên, Doãn Dân, Hoàng Khởi Phong,... bên lính tráng và TrầnHữu Lục, Nguyễn Trung Hối, v.v. bên “gõ đầutrẻ”. Nói chung, các nhà văn thơ đều xuấthiện trên các báo và tạp chí ở thủ đô, vàxuất bản tác phẩm cũng ở thủ đôngoại trừ vài trường hợp đặcbiệt rất là ngoại lệ của một vài các nhómkể trên. Y Uyên chết trận ở Phan Thiết khi trongtay đã có sựvụ lệnh đổi vê Sàigòn, Doãn Dân chết trậntrong hầm chỉ huy ở Quảng Trị là hai trongsố những cây bút có nhiều triển vọng. Y Uyên tácgiả các tập truyện TượngĐá Sườn Non 1966, Quê Nhà 1967 và truyệndài Ngựa Tía 1967. Doãn Dân tác giả hai tập truyện dài ChỗCủa Huệ 1968 và Tiếng Gọi Thầm 1972,nhưng văn tài của ông là ở truyện ngắnđăng trên Chỉ Đạo, Tân Phong Bách Khoachưa được xuất bản.

Vềphần những người đi tù cải tạosống sót trở về, kẻ thì lây lất trong cái nghèo đói chung củamiền Nam, trí thức văn nghệ sĩ dĩ nhiên cáikhốn cùng nó cũng thê thảm hơn!Gượng dậy gặp gỡ bạn hữu thì kẻ còn ngườimất, kẻ trong người ngoài nước; nói chungtang thương đãlắm và chưa hẳn đã hết!

*

Nhìnchung, chỉ với một thời-gian hiện diện hơn 20năm, văn học miền Nam 1954-1975 đã chứng tỏ mộtsức sống mãnh liệt, đa dạng và có mộtsố đặc điểm có thể ghi nhận: - khaiphóng, rộng tay và tâm hồn đón nhận những trào lưu vàhương hoa văn học thế giới đông-tây; -nhân bản, có nỗ lực đào sâu tâm linh, đặtnhững vấn-đề căn bản, cấp thiết(phản kháng, ...). Văn học đã gắn liền vớivận mạng dân tộc, được coi trọng vàtrở nên một phần quan trọng của họcthuật quốc gia và đã được đưa vào chươngtrình giáo dục!Về ngôn-ngữ sử-dụng, về hình thức cũngnhư nội dung, trong mọi thể loại, các tácphẩm văn học đã tiến bước, sâu sắc, xúc tích ra,chứng tỏ có sáng tạo, có mới. Đó là nhờtiến bộ của khoa học nhân văn và kiếnthức thời đại và cũng nhờ kiếnthức và tài-năng của người làm văn nghệ,trong một môi trường văn-hóa xã-hội tự-do, dân-chủvà nhân-bản. Nhưng, ngày 30 tháng Tư năm1975, nền văn-học đó, cũng như cảnước Việt Nam Cộng-hòa, đã bị bức tử!

 

Chú thích:

  • NguyênSa.”Kinh nghiệm thi ca”, Sáng Tạo, 21, 6-1958.
  • ThanhTâm Tuyền. “Nỗi buồn trong thơ hôm nay”. SángTạo, 31, 9-1959, tr. 1-6.
  • Văn (SG), 192, 15-12-1971, tr. 79-87.
  • MaiThảo. “Con đường trở thành và tiến tớicủa nghệ thuật hôm nay”. Sáng Tạo, 6, 12-1960& 1-1961, tr. 4.
  • “Đứngvề phía những cái mới”. Tuyển Truyện SángTạo. (Fort Smith, Ark.: Sống Mới, tb 1980?), tr. 11.
  • Giảithưởng năm 1960 trao cho Trung Dung Tân-khảo củabác sĩ Nguyễn Văn Thọ. Nhóm viết và dịchvới mục đích phổ biến giới thiệunhững tư tưởng mới, nhất là của ThiênChúa giáo. Tư tưởng khoa học của Lecomte de Nouyvới cuốn Lecomte de Nouy và học thuyếtviễn-đích (1968) của bs Nguyễn Văn Thọ.Phổ biến tinh hoa Thiên Chúa giáo: Minh-ĐứcVương Thái Phi (1957), Người Chứng ThứNhất (1959), Nguyễn Trường Tộ kiếntrúc sư tiên khởi của ngành kiến trúc Việt Nammới (1961), Giáo sĩ Đắc-Lộ Với tácphẩm quốc ngữ đầu tiên (1961),...  các cuốn sau đều củaPhạm ĐìnhKhiêm.
  • “Nhìnlại văn nghệ tiền chiến ở VN”. SángTạo, 4, 10-1960, tr. 1-16, với kết luận :”Nghệthuật là một vận động biện chứngcủa hủy diệt và sáng tạo”; “Một vòm trời âmu cũ”. Nghệ Thuật , 196?
  • Văn (SG), 14, 15-7-1964.
  • X.Tạp chí Bách-Khoa, 88, 1-9-1960, tuần báo Văn-Đànsố 20 đến 22, 15 đến 29-10-1960, và ĐịaChí Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh , Sđd, tr. 219.
  • ĐỗLong Vân. “Thử phác họa một bản đồ củađịa ngục theo Chế Lan Viên”. Văn Học (SG)10-8-1974.
  • LêTuyên. Chinh Phụ Ngâm Và Tâm Thức Lãng Mạn CủaKẻ Lưu Đày. Westminster CA :Văn Nghệ tb, 1988. 203 tr.
  • ThểTánh Của Thi Ca.Huntingdon Beach CA: SEACAEF, 2000. 296 tr. Gồm những bàigiảng ở đại học Văn khoa Huếtrước 1975.
  • NguyễnVăn Trung tác giả những bộ sách Xây Dựng TácPhẩm Tiểu Thuyết (Sài Gòn: Tự Do, 1962) và LượcKhảo Văn Học (Sài Gòn: Nam Sơn, 1963-68. 3 tập).
  • ĐỗLong Vân. Nguồn Nước ẩn Của Hồ XuânHương (Sài Gòn: Trình Bày, 1966. 82 tr.) và Vô KỵGiữa Chúng Ta Hay Là Hiện TượngKim Dung (Sài Gòn: Trình Bày, 1968. 109 tr.).
  • HuỳnhPhan Anh tác giả Văn Chương Và Kinh Nghiệm Hư Vô (Sài Gòn: Hoàng Đông-Phương,1968. 199 tr.), Đi Tìm Tác Phẩm Văn Chương(Sài Gòn: Đồng Tháp, 1972. 352 tr.) và gần đâynhất, Không Gian Và Khoảnh Khắc Văn Chương(TpHCM: Hội Nhà Văn, 1999. 474 tr.) tuyển trích lạinhững bài từ hai tập kia và một số bài mớivề các tác giả ngoại quốc.
  • NguyênSa. “Tình cảnh nhà văn VN những năm 50 và 60”. MộtBông Hồng Cho Văn Nghệ (Irwine CA: Đời tb,1991). Tr. 18.
  • “Rờibỏ nền văn chương trú ẩn”. ĐấtNước, 2, 12-1967, tr.1-15.
  • NhữngKẻ Đứng Bên Lề. Sài Gòn : Giao Điểm, 1964, Tr. 25.
  • Văn(SG), 207, 197?, tr101.
  • ÁoMơ Phai. NXB Nguyễn Đình Vượng 1972, tr. 7 và 309.
  • VănHọc (SG), 1974,tr. 94-95.
  • HồTrường An phê bìnhcuốn Tuổi Nước Độc, Tin Sách,4-1966, tr. 29 & 30.
  • CuộcTình Trong Ngục Thất.  Sài Gòn : NguyễnĐình Vượng, 1974, tr. 152.
  • MaiThảo. “Sài gòn, thủ đô văn hóa”. Sáng Tạo,1, 10-1956, tr. 1-5.
  • CaoHuy Khanh. “20 năm tiểu thuyết miền Nam từchia cắt đến ngưng bắn”. Thời Tập,14-12-1973, tr. 21-34.
  • VõPhiến. Hai Mươi Năm Văn HọcMiền Nam1954-1975. Westminster, CA: Văn Nghệ. 1986 (“Vai trò của miền Nam”, tr.128-135).
  • Saunày ở hải ngoại, tạp chí ThưQuán Bản Thảo ra đời (số 1, 10-2001)với một mục đích đặc biệt vừavăn chương vừa thân hữu và qua những sốđã xuấtbản, rõ rệt đã giúp văn hữu có cơ hộiviết và đọc tác phẩm nhau và làm sống lạisinh hoạt của những nhà văn trẻ thờicuối thập niên 1960 đầu 1970.

 

(1-2000 +)