Ðầu hàng tại trại Carroll ngày 2-4-1972

          Việcđầu hàng của Trung Ðoàn 56 thuộc SưÐoàn 3 BB (Bộ Binh) tại Trại Carroll vàotrưa ngày 2-4-1972 là một tin chấn độngtrong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) tạithời điểm này. Bài viết nàytìm hiểu nguyên nhân, diễn tiến và hậuquả của sư kiện này trong bối cảnhcuộc Tổng Tấn Công Mùa Hẻ 1972 của Cộngsản Bắc Việt tại tỉnh Quảng Trịthuộc Vùng I của VNCH.   

Cuộc Tổng Tấn Công MùaHè 1972

          Trongkhoảng thời gian 1968-1972, VNCH đã trải quamột số biến cố chính trị và quânsự rất quan trọng và có ảnhhưởng rất lớn đến Chiến TranhViệt Nam.

          Trước hếtlà cuộc Tổng Tấn Công Tết Mậu Thâncủa phe Cộng sản trên khắp lãnh thổcủa VNCH (tháng 2-1968).  Cuộctấn công này là một thất bạinặng nề về mặt quân sựvới số thương vong rất lớn chophía Cộng sản nhưng lại đưađến một thắng lợi rấtlớn cho phía Cộng sản vì đãbuộc Hoa Kỳ phải chịu xuống thang chiếntranh, ngưng oanh tạc Bắc Việt và tiếnhành Hòa đàm Paris. Tổng Thống Hoa Kỳ Lyndon B.  Johnson quyết định không raứng cử nữa; điều này cónghĩa là chủ trương của Hoa Kỳnhằm giúp VNCH chống lại cuộc xâm lăngcủa Bắc Việt bằng mọi giáđã hoàn toàn bị loại bỏ.  Năm 1968 cũng là nămbầu cử Tổng Thống tại Hoa Kỳ, vàvì dư luận Mỹ nói chung đã quay 180độ, từ chổ ủng hộ sang chốngđối Chiến Tranh Việt Nam, ứng cửviên của cả 2 chính đảng Dân Chủ vàCộng Hòa đều phải hứa hẹnchấm dứt chiến tranh bằng conđường thương thuyết đểđạt đến hòa bình cho Việt Nam.  Ứng cử viên củaÐảng Cộng Hòa Richard M. Nixon đã thắngtrong cuộc bầu cử này và trởthành Tổng Thống Hoa Kỳ.  Ông cử Tiến sĩ HenryKissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của ông tiếnhành mật đàm với Bắc Việt.  Vấn đề hòađàm tại Paris là một mối lo lớncho Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu.1Tổng Thống Nixon cũng chủ trương rútquân Mỹ ra khỏi Việt Nam, và ông đãthực hiện việc rút quân với mộttốc độ rất nhanh. Quân số Mỹ tại VNCH từ 543.000 vào đầunăm 1969 (khi Nixon bắt đầu nhiệm kỳtổng thống) đã rút xuống còn 104.500vào tháng 1-1972, và đến tháng 5-1972chỉ còn lại 31.900.2  Riêng tại Vùng I, chỉcòn lại Lữ Ðoàn 196 BB Hoa Kỳ vớitrách nhiệm bảo vệ an ninh cho 2 phitường Ðà Nẵng và Phú Bài,nhưng chính lữ đoàn này cũngđang giảm thiểu dần công tác và chuẩnbị rút về Mỹ. Tại phía Bắc Ðèo Hải Vân, trướckia có sự hiện diện của 80.000 quân Mỹvới các sư đoàn thiện chiếncủa TQLC và Kỵ Binh Không Vận  nay chỉ còn lại cácđơn vị của QLVNCH là Sư Ðoàn 3 BB(Quàng Tri) và Sư Ðoàn 1 BB (Thừa Thiên –Huế) với sự yểm trợ củamột số đơn vị thiết giáp vàpháo binh, tất cả chưa đến 25.000 quân.3  Ðổi lại việc rútquân, Nixon đưa ra chánh sách mới gọilà “Việt Nam hóa chiến tranh,” chuyển giaogánh nặng chiến đấu lại cho QLVNCHvà để giúp cho VNCH có thể đảmnhận trách nhiệm mới này ông tíchcực tăng cường viện trợ quânsự cho VNCH.  Ðếncuối năm 1971, QLVNCH đã có một quân sốtrên 1 triệu quân với đầy đủ tấtcả các quân binh chủng trang bị thật tốitân.  Cả hai vị tổngthống Việt và Mỹ đều cần phảichứng minh là chính sách Việt Nam hóachiến tranh là đúng và có kếtquả tốt.  Trong bốicảnh đó, VNCH đã tổ chức 2cuộc hành quân lớn bên ngoài lãnh thổcủa mình:

·      Chiến dịchKampuchia, từ ngày 29-4 đến ngày 22-7năm 1970, đánh sang Kampuchia để phávở các căn cứ hậu cần củaTrung Ương Cục Miền Nam của phe Cộngsản

·      Hành Quân LamSơn 719, từ ngày 8-2 đến ngày 24-3năm 1971, với lực lượng chủlực gồm toàn các đơn vị củaVNCH,  đánh sang HạLào để phá hủy các căn cứtiếp liiệu và hậu cần của quânBắc Việt dọc theo Ðường MònHồ Chí Minh; lực lượng Hoa Kỳchỉ yểm trợ về không vận và hỏalực.      

Tuykhông hoàn toàn thành công, hai cuộc hành quânvượt biên này đã gây nhiều khókhăn lớn cho Cộng sản Bắc Việtvà, trong một chừng mực nàođó, cho thấy chủ trương Việt Namhóa chiến tranh đã có đượcmột số thành quả, và có thểgiúp cho Hoa Kỳ và VNCH đạtđược thế mạnh tại Hòa ÐàmParis.   Hà Nội, dĩnhiên, phải chứng minh điều ngượclại là chương trình Việt Nam hóachiến tranh của Hoa Kỳ và VNCH đã hoàntoàn thất bại, hòng có thể chiếmđược thế thượng phong tạibàn hội nghị ở Paris.  Trong bối cảnh chínhtrị và ngoại giao đó, Cộng sản BắcViệt đã mở cuộc Tổng Tấn CôngMùa Hè 1972.

Mặt Trận Quảng TrịTại Vùng I

          Khác hẳn cuộcTổng Tấn Công Tết Mậu Thân đánh trànlan khắp lãnh thổ của VNCH vớiphần lớn các trận đánh còn mangtính cách du kích, cuộc Tổng Tấn CôngMùa Hè 1972 không còn mang tính cách dukích nữa mà hẳn hoi là mộttrận địa chiến theo lối quy ướcvới những đại đơn vịchính quy có yểm trợ mạnh mẻ củachiến xa và đại pháo và hoàntoàn tập trung vào 3 địa điểmtrọng yếu trên lãnh thổ của VNCH: QuảngTrị ở Vùng I, Kontum ở Vùng II vàAn Lộc ở Vùng III. Bài viết này chỉ đề cậpđến mặt trận Quảng Trị mà thôi.

          Ðúng 12 giờ trưangày 30-3-1972, trong mùa Lễ Phục Sinh, sausự chuẩn bị của một trận pháokích dữ dội, Cộng quân đãvượt qua Khu Phi Quân Sự (KPQS, tiếng Anhviết tắt là DMZ = DeMilitarized Zone; được ấn địnhbởi Hiệp Ðịnh Genève năm 1954 màBắc Việt đã có ký kết) vàtấn công ác liệt vào các căn cứđóng quân và các căn cứ yểmtrợ hỏa lực (CCHL; tiếng Anh viếttắt là FSB = Fire Support Base) của các đơnvị QLVNCH ở phía Bắc và phía Tâycủa tình Quảng Trị, như trong bảnđồ dưới đây:

 

Bản Ðồ Các Mũi TấnCông Của Quân Bắc Việt Trong Trận QuảngTrị Vào Ðầu Tháng 4-1972

(Xuất xứ:TheEaster Offensive of 1972 của Trung Tướng NgôQuang Trưởng, tr.26)

 

Khibắt đầu trận đánh, ngày 30-3-1972,Cộng quân đã pháo kích đồng loạt rấtdữ dội vào các vị trí phòngthủ trọng điểm và các CCHL của SưÐoàn 3 BB và các đơn vị TQLCđược tăng phái. Liền ngay sau khi cuộc pháo kích chấmdứt là các cuộc tấn công của bộbinh có chiến xa mở đường,vượt qua KPQS ở phía Bắc và xuyênngang qua khu vực Khe Sanh ở phía Tây củatỉnh Quảng Trị.   Cóthể nói là các đơn vị QLVNCH hoàntoàn bị bất ngờ trướcsự kiện quân Bắc Việt ngang nhiênvượt KPQS, một chuyện chưa từngxảy ra trong suốt thời gian 18 nămtrước đó (1954-1972). 

Cácđơn vị QLVNCH chống cự mãnh liệtnhưng gặp nhiều khó khăn vì quânsố địch đông gấp 3 và vì hiệuquả của đại pháo tầm xa 130 ly củađịch.  Tạimặt trận phía Tây, vào tối ngày hômsau, 31-3-1972, CCHL Sarge bi tràn ngập và sángsớm ngày 1-4-1972 đơn vị TQLC phòngthủ Căn Cứ Núi Bá Hộđược lệnh rút về Căn Cứ MaiLộc.  Các đơnvị của Trung Ðoàn 56 tại CCHL Fuller và củaTrung Ðoàn 2 tại CCHL Khe Gió cũngđược lệnh rút về phía Nam sông CamLộ.  Ðến tối ngày1-4-1972, tất cả các cứ điểmphòng thủ ở phía Bắc đềuđược di tản, với một vàinơi phải bỏ lại các khẩu đạibác vì thiếu phương tiện di chuyển.4Về phía Tây, Trung Ðoàn 56 phải rút vềđóng tại Trại Carroll.5 

Tầm Quan Trọng Của TrạiCarroll


Không Ảnh Trại Carroll TrướcNăm 1968

 

Trướcnăm 1968, Trại Carroll, nằm cách thịtrấn Cam Lộ 8 km về phía Tây Nam, là một trong9 CCHL trọng yếu của Sư Ðoàn 3 TQLC Hoa Kỳ(3rd Marine Division) chịu trách nhiệm phòngthủ KPQS.  Tên của trạiđược đặt theo tên của Ðại ÚyJames J. Carroll, một Ðại Ðội Trưởngcủa Tiểu Ðoàn 3, Trung Ðoàn 4, Sư Ðoàn 3TQLC Hoa Kỳ, tử trận ngày 5-10-1966. 

Bảng Tưởng NiệmÐại Úy Carroll dựng trước Trại CarrollTrước Năm 1968

 

Vớitư cách là một CCHL, Trại Carroll cómột lực lượng pháo binh lêntới 80 cổ trọng pháo, trong đó cócả đại pháo 175 ly có tầm bắntrên 32 km.5 Tuy nhiên, Trại Carroll không phảichỉ thuần túy là một CCHL mà cònlà một căn cứ đóng quân vớiđầy đủ các doanh trại vàphương tiện đồn trú và phòngthủ cho nguyên cả một đơn vị cấplữ đoàn hay trung đoàn.  

Trongkế hoạch phòng thủ vùng giớituyến của QLVNCH, ngay phía Nam KPQS, Trại Carrollđược xem là một cứ điểmrất quan trọng để ngăn chận cáccuộc tấn công của Cộng quân vào tỉnhQuảng Trị từ phía Tây.  Trại Carroll có lợiđiểm lớn là nằm trong mộtvùng đồi thấp ngay bên sườn phíaÐông của dãy Trường Sơn, có thểkiểm soát toàn vùng chung quanh trong vòngbán kính 15 dặm. Chung quanh trại là hàng rào phòngthủ rất vững chắc với hệthống hầm chống pháo kích đượctăng cường với gổ cứng, baocát, hàng rào kẽm gai (reinforced bunkers).   Sau khi được giaolại cho QLVNCH, Trại Carroll tuy không còn đầyđủ số trọng pháo như trước,nhưng với một pháo đội 175 ly (6khẩu) cùng với các khẩu đội 155ly và 105 ly, tất cả là 22 khẩu trọngpháo, không kể số trung liên và đại liên,thì hỏa lực yểm trợ và khảnăng phòng thủ của trại vẫn còn rấtđáng kể so với các căn cứđóng quân khác trong vùng.  Chính vì thếTướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh SưÐoàn 3 BB, chịu trách nhiệm phòng thủtỉnh Quảng Trị, đã có lệnh cho TrungÐoàn 56 là phải giữ cho đượcTrại Carroll bằng mọi giá.

TrungÐoàn 56 là một trung đoàn tân lập củaSư Ðoàn 3BB, chưa có nhiều kinh nghiệmchiến trận, nhưng sĩ quan Trung ÐoànTrưởng, Trung Tá Phạm Văn Ðính, làmột sĩ quan ưu tú, nhiều kinh nghiệmtrận mạc, và rất nổi tiếng củaQLVNCH.  Ông sinh năm 1937 tạiHuế, tốt nghiệp Khóa 9 (Khóa ÐoànKết, 1959-1960) Liên Trường Võ Khoa ThủÐức.  Ông đãnổi tiếng là một sĩ quan tác chiếngiỏi khi còn là Trung Úy Ðại ÐộiTrưởng Ðại Ðội Hắc Báo của SưÐoàn 1 BB.  RờiÐại Ðội Hắc Báo, ông thăng cấpÐại Úy và giữ chức Tiểu ÐoànTrường Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn 3, SưÐoàn 1BB.  Tháng 6-1967, ôngthăng cấp lên Thiếu Tá, vàđược cử kiêm nhiệm chứcvụ Quận Trưởng Quận Quảng Ðiền,tỉnh Thừa Thiên.  Trongtrận Mậu Thân (đầu năm 1968), chínhtiểu đoàn của ông đã có công giảitỏa Thành Nội và dụng lại lácờ VNCH tại kỳ đài Ðại Nộiở Huế.  Tháng1-1969, ông thăng lên cấp Trung Tá, và giữatháng 5-1969 tiểu đoàn của ông đã thamgia trận đánh mãnh liệt tại Ðông ẤpBia (báo chí Mỹ thường gọi làtrận đánh Ðồi Thịt Băm = Hamburger Hillđể ám chỉ mức độ ác liệtcủa trận đánh).  Tháng5-1970, ông được cử giữchức vụ Trung Ðoàn Phó, Trung Ðoàn 54,Sư Ðoàn 1 BB.  Tháng 10-1971ông được cử giữ chứcTrung Ðoàn Trưởng, Trung Ðoàn 56, SưÐoàn 3BB.  Về phíacố vấn Mỹ, Trung Ðoàn 56 có 2 cố vấnlà Trung Tá William Camper và Thiếu Tá JosephBrown.  Trung Tá Camper là 1cố vấn có nhiều kinh nghiệm, đãtừng làm cố vấn cho Trung Ðoàn 2 củaSư Ðoàn 1 BB trong thời gian 1964-1965; năm 1972 ôngsang Việt Nam lần thứ hai vàđược cử về làm cố vấncho Trung Ðoàn 56.  

Diễn Tiến Cuộc ÐầuHàng

Những Vấn Ðề CủaSư Ðoàn 3 BB

          Nhưđã trình bày bên trên, do ảnhhưởng của Chương Trình Việt NamHóa, các đơn vị tác chiến của HoaKỳ chịu trách nhiệm vùng giớituyến phía Nam KPQS rút về nước, QLVNCHđã quyết định thành lập thêm 1 sưđoàn BB cho Vùng I. Ðó là lý do ra đời của SưÐoàn 3 BB vào ngày 1-10-1971 dưới quyềntư lệnh của Chuẩn Tướng VũVăn Giai, một vị tướng nhiều kinhnghiệm trận mạc, nguyên Phó Tư Lệnh SưÐoàn I BB (1970-1971).

          Sư Ðoàn 3 BB gồmcó 3 trung đoàn: 2, 56 và 57, trong đóchỉ có Trung Ðoàn 2 là có kinh nghiệmchiến trường vì trước kia là1 trung đoàn của Sư Ðoàn 1 BB là sưđoàn thiện chiến nhứt của Vùng I.  Hai trung đoàn cònlại, Trung Ðoàn 56 và Trung Ðoàn 57 là 2đơn vị mới thành lập, vớibinh sĩ và chiến cụ, trang thiết bị thunhặt từ các đơn vị khác.  Trung Ðoàn 2 trước kiagồm 5 tiểu đoàn nay chỉ đượcgiữ lại 3 tiểu đoàn thôi, đólà các Tiểu Ðoàn 1, 2, và 3; TiểuÐoàn 4 trở thành Tiểu Ðoàn 1 của TrungÐoàn 56; Tiểu Ðoàn 5 trở thành TiểuÐoàn 1 của Trung Ðoàn 57. Kế tiếp Tiểu Ðoàn 4 của Trung  Ðoàn 51 thuộc Sư Ðoàn1 BB đóng bên ngoài Ðà Nẵng đượcchuyển về làm Tiểu Ðoàn 2 của TrungÐoàn 56; Tiểu Ðoàn 2 thuộc Trung Ðoàn 6 củaSư Ðoàn 2 BB được chuyển về làmTiểu Ðoàn 2 cho Trung Ðoàn 57.  Như vậy, 2 Trung Ðoàn tânlập 56 và 57 có được mổi trungđoàn 2 tiểu đoàn (tức là cácTiểu Ðoàn 1 và Tiểu Ðoàn 2) tươngđối có một ít kinh nghiệm chiếntrường.  Cáctiểu đoàn còn lại, tức làcác Tiểu Ðoàn 3 của 2 Trung Ðoàn 56 và 57thì hoàn toàn mới; binh sĩđược lấy về từ cácđơn vị Ðịa Phương Quân và NghĩaQuân với một số lớn là các quânnhân đang bị giảm giữ tại các quân laovì tội đào ngũ.  Tổng số binh sĩđã phạm tội đào ngũ lấy ratừ các quân lao này lên đến 700, chiađôi ra cho hai Tiểu Ðoàn 3 nói trên, nên cóthể nói là đa số binh sĩcủa 2 tiểu đoàn này thuộc loại sợtác chiến và khó có thể tintưởng được khi lâm trận.  Do đó gần như khôngcó tướng nào muốn nắm SưÐoàn 3 BB này cả.  Saunăm 1975, trong cuộc phỏng vấn dành cho tácgiả Mỹ Andrew A. Wiest, Tướng Giai đã thanthở như sau:

“Afterconsiderable wrangling, Major General Vu Van Giai agreed to become, in hiswords, “the unlucky commander of this newborn division, the division nobodywanted.” ” 6(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Sau nhiều tranh cải,Thiếu Tướng [đây là một lỗicủa tác giả quyển sách này,Tướng Giai chỉ là một ChuẩnTướng; lẽ ra tác giả phải gọiTướng Giai là Brigadier General mớiđúng] Vũ Văn Giaiđồng ý trở thành, như lời ôngnói, vị tư lệnhkém may mắn của sư đoàn mớira đời này, sư đoàn mà không aimuốn nhận cả.”).

          Chínhvì thế ông cần tìm những sĩ quanưu tú mà ông biết rõ để giao chochỉ huy 2 Trung Ðoàn tân lập 56 và 57.  Ông đã chọn Trung Tá Ðính,là người ông đã biết rõ vìđã từng là thuộc cấp của ôngtrong Sư Ðoàn 1 BB, làm Trung ÐoànTrưởng Trung Ðoàn 56.  Tướng Giai cũng rất quan tâm đếnviệc huấn luyện sư đoàn của ôngthành một đơn vị tác chiến cóthể đương đầu với các sưđoàn rất thiện chiến của BắcViệt có mặt tại Vùng I.  Chính vì thế, trongchương trình huấn luyện các trungđoàn, Ông đã đề ra việc hoánchuyển vùng hoạt động giữa cáctrung đoàn để giúp cho binh sĩ đạtđược 2 điều sau đây: 1) Quen thuộcvới toàn bộ lãnh thổ của vùnggiới tuyền là vùng trách nhiệmcủa toàn sư đoàn; 2) Tránhđược thái độ tự mãnvới tâm lý an toàn trong căn cứcủa đơn vị mình. Ngày 30-3-1972 chính là ngày Trung Ðoàn 2và Trung Ðoàn 56 phải hoán chuyển khuvực hành quân của nhau, và, thật không may,cũng chính là ngày Bắc Việtbắt đầu cuộc Tổng Tấn Công.   Những cố gắnghuấn luyện của Tướng Giai vẫn khônggiúp cho Sư Ðoàn 3 BB khá lên đượcvà tinh thần chiến đấu của binh sĩvẫn không được cải thiện.  Binh sĩ vẫn tiếp tụcđào ngũ với mức báođộng, như trong lời báo cáo sau đâycủa toán Cố Vấn Mỹ của Sư Ðoàn 3BB:

“Thedesertion rate for 3rd Division units remains unacceptable, but itappears that little can be be done at present to lower it.” 7(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Mức đào ngũcủa các đơn vị của Sư Ðoàn 3vẫn không thể chấp nhận được,nhưng hiện nay có vẻ như không có cáchnào làm cho nó giảm xuốngđược.”).

Trung Ðoàn 56 Bị Tấn Công, Bao Vâyvà Bỏ Rơi

Ngaytừ giờ phút đầu tiên củacuộc Tổng Tấn Công này, Trung Ðoàn 56đã gặp nhiều khó khăn lớn.  Theo chương trình doTướng Giai đề ra, Trung Ðoàn 56 sẽtiếp quản các vị trí đóng quâncủa Trung Ðoàn 2 trong đó có Trại Carrollvà các CCHL Khe Gió và Fuller.  Ðổi lại, Trung Ðoàn 2sẽ di chuyển vào các căn cứđóng quân phía Bắc Cam Lộ mà TrungÐoàn 56 sẽ rời bỏ. Từ sáng sớm ngày ThứNăm, 30-3-1972, Trung Ðoàn 56 thực hiện rấttrật tự việc hoán chuyển khu vựchành quân với Trung Ðoàn 2.  Tiểu Ðoàn 3, do ThiếuTá Hà Thúc Mẫn làm Tiểu Ðoàn Trưởng,là đơn vị đầu tiên rời CănCứ C2 ờ phía Bắc sông Cam Lộđể tiến về phía Nam tiếp quản CănCứ Khe Gió.  Tiếptheo là Tiểu Ðoàn 1, do Thiếu Tá Tôn ThấtMãn làm Tiểu Ðoàn Trưởng, cónhiệm vụ bảo vệ Quốc Lộ 9 cho các đơnvị khác của Trung Ðoàn 56 di chuyển, và sauđó sẽ tiến về phía Nam đểtiếp quản CCHL Fuller. Các đơn vị của Tiểu Ðoàn 2,có sự hiện diện của Trung TáVĩnh Phong, Trung Ðoàn Phó Trung Ðoàn 56 cùngvới Thiếu Tá Cố Vấn Brown, tiếptục nằm tại Căn Cứ C2 đểchờ bàn giao cho các đơn vị củaTrung Ðoàn 2 đến tiếp quản.   

Cuộcchuyển quân của Trung Ðoàn 56 vẫn chưa hoàntất thì cuộc Tổng Tấn Công của Cộngquân xảy ra.  Vàokhoảng sau 11 giờ 30, Trung Tá Ðính và TrungTá Camper cùng với đại độichỉ huy và một đại đội bộ binhvừa vào Trại Carroll, chưa kịp tổchức phòng thủ gì cà, thì TrạiCarroll bị pháo kích dữ dội bằngtrọng pháo 130 ly của Cộng quân.  Trung Tá Camper kể lạinhư sau:

“Wehad no radio contact with the battalion north of the river, and my jeep wasdestroyed and my radios were destroyed in the first hour.  The artillery knocked out the generators andthe lines leading to the bunkers … It was difficult for the regiment tooperate.” 8 (Xin tạmdịch sang Việt ngữ như sau: “Chúng tôi đã không liên lạcđược với tiểu đoàn cònở phía Bắc con sông, và xe jeep của tôiđã bị phá hủy, các máy truyềntin của tôi cũng bị phá hủy trong giờđầu tiên.  Pháo binhcủa họ đã phá hủy các máyphát điện và các đường dâydẫn vào các hầm trú ẩn … Trungđoàn đã hoạt động rất khókhăn.”).

          Việc pháo kíchdữ dội này diễn ra không phải chỉtại Trại Carroll mà là ở tất cảcác căn cứ đóng quân và CCHL tạivùng giới tuyến Quảng Trị, ngay phíaNam của KPQS, thuộc trách nhiệm của SưÐoàn 3 BB và các đơn vị TQLCđược tăng phái, cụ thể là:

·      Các căncứ A2, A4 và C1, C2 ở phía BắcQuảng Trị

·      Các CCHL Fuller,Khe Gió và Sarge, và các Trại Carroll(tức là Tân Lâm) và Mai Lộc ởphía Tây Quảng Trị

Cùnglúc với các trận pháo tập kíchnầy, ở phía Bắc, 4 mũi tấn côngcủa Sư Ðoàn 308 Bắc Việt nhắm vàocác căn cứ đóng quân A1, A2, A4, và CCHLFuller; ở phía Tây các đơn vị củaSư Ðoàn 304 và Trung Ðoàn độc lập 26của Bắc Việt tấn công vào cácđơn vị của Lữ Ðoàn 147 TQLC tạicăn cứ Núi Bá Hộ, và 2 CCHL Sargevà Holcolmb.  Vìthời tiết không thuận lợi, việcyểm trợ bằng không quân cho các căncứ bị tấn công này đãđược thực hiện rất làgiới hạn.

Ðếnđêm các cuộc pháo kích vào cácđơn vị của Sư Ðoàn 3 BB và TQLCvẫn tiếp tục. Tính ra nội trong ngày 30-3-1972, Cộng quânđã bắn đi tất cả 11.000 quảđại bác vào các căn cứ củaQLVNCH.  Ðến giữa khuya,các cứ điểm của TQLC tại Núi BáHộ và Sarge có nhiệm vụ bảo vệphía Tây Trại Carroll bị áp lực rấtnặng nề.  Trung TáÐính nhận định rõ là các đơnvị quân Bắc Việt đang xiết chặtvòng vây chung quanh Trại Carroll, nhưng ông vẫn tinlà còn có thể cố thủ, chưađến nổi tuyệt vọng. 

Sánghôm sau, 31-3-1972, tình hình vẫn nghiêm trọng nhưngày hôm trước. Các căn cứ Núi Bá Hộ vàSarge vẫn tiếp tục bị pháo kích vàtấn công liên tục.  Cũngtrong ngày này, các đơn vị của TrungÐoàn 56 cũng bắt đầu bị cácđơn vị quân Bắc Việt trựctiếp tấn công.  Tạiphía Bắc Quốc Lộ 9, Tiểu Ðoàn 1chạm súng ác liệt với 1 tiểuđoàn Bắc Việt, và phát hiện 4 xetăng của địch.  Vềphía Ðông, Trung Tá Ðính cho gọi Tiểu Ðoàn2 nhanh chóng di chuyển về Trại Carroll đểtăng cường việc phòng thủTrại.  Tiểu Ðoàn 2đã không thực hiện được ngay việcdi chuyển về Trại Carroll như mong muốn vìbị pháo kích liên tục. Về phía Tây Bắc, các đơn vịcủa Tiểu Ðoàn 3 (Trung Ðoàn 56) tại Khe Gióvà của Tiểu Ðoàn 1 (Trung Ðoàn 2) tạiFuller bị tấn công dữ dội và đếntrưa thì cả 2 căn cứ này đềubị địch quân tràn ngập.  Vào khoảng giữabuổi chiều cùng ngày, các đơn vịTQLC tại cả 2 căn cứ Núi Bá Hộvà Sarge cũng phải rút khỏi các căncứ này, phá vòng vây của địchvà mở đường máu rút vềTrại Mai Lộc.  Việctiếp tế bằng đường bộtừ Cam Lộ cũng không còn thựchiện được nữa.  Trại Carroll hoàn toànbị cô lập và bao vây tứ phía.   Trước tình hình rấtnguy kịch này, tinh thần binh sĩ trong TrạiCarroll xuống rất thấp. Trung Tá Ðính biết rất rõ chuyệnnày.  Ông gọi choTuớng Giai, báo cáo về tình hình nguycấp của Trại Carroll và nói rõ nếukhông được tiếp viện Trại Carrollsẽ không giữ được nữa trongvài ngày tới.  Ôngnói với Tướng Giai cả suy nghĩcủa ông về tình hình tại vùnggiới tuyến, ông cho rằng nếu không cóviện binh, cả Sư Ðoàn 3 cũng không chắccó thể giữ nổi Quảng Trị.  Tướng Giai đồngý với nhận định này, cho biếtđã có báo về Sài Gòn xin tiếpviện nhưng chưa được trảlời.9  TrungTá Ðính rất nghi ngờ khả năng trungương sẽ tiếp cứu vì ông nhớlại rất rõ kinh nghiệm đau đớn củatrận Hạ Lào vào năm trước(Hành Quân Lam Sơn 719, tháng 2-3 năm 1971): bị côlập, bị bao vây, và bị bỏ rơi, vàphải tự mở đường máuđể rút về của Tiểu Ðoàn 2, TrungÐoàn 2, Sư Ðoàn 1 BB; trong biến cố bi thảmđó Tiểu Ðoàn Trưởng Trung Tá TrầnNgọc Huế (ông vừa được thăngcấp lên Trung Tá tại mặt trận hơn 10ngày trước đó) bị thươngnặng và bị bắt làm tù binh vàongày 20-3-1971.10   

Sángngày 1-4-1972, trong khi Trại Carroll đã hoàntoàn bị cô lập và bao vây thì mặttrận phía Ðông Quảng Trị cũng bi đátkhông kém.  Bốn cứđiểm từ A1 đến A4, do các đơnvị của Trung Ðoàn 57, Sư Ðoàn 3 BB chịutrách nhiệm, sau 2 ngày bị pháo kích liêntục, bắt đầu bị các đơn vịcủa Sư Ðoàn 304 Bắc Việt tấn côngdữ dội.  CănCứ A2 bị tràn ngập, trực thăngMỹ chỉ lo cứu các Cố Vấn Mỹvà bỏ mặc binh sĩ Việt làm cho tinhthần chiến đấu của binh sĩ của SưÐoàn 3, mà như đã đượctrình bày bên trên là không cao lắm, càng sasút nặng nề.  Cáccăn cứ còn lại đều bị áplực rất nặng nề.  Chấp nhận ý kiếncủa Ðại Tá Metcalf, Cố Vấn Trưởngcủa Sư Ðoàn, Tướng Giai, vào lúc 6giờ chiều, ra lệnh cho các đơn vịcủa 2 Trung Ðoàn 2 và 57 rút lui về phíaNam, thiết lập tuyến phòng thủ mớitại bờ Bắc sông Cửa Việt.  Tối hôm đó,Tướng Giai cũng quyết địnhdời bộ chỉ huy của ông tứ căncứ Ái Tử về Quảng Trị.  Hai quyết định nàycủa Tướng Giai đều rất hợplý nhưng trong hoàn cảnh nguy ngập vàxuống tinh thần trầm trọng của binh sĩSư Ðoàn 3 BB lúc đó, đã khiến chocuộc triệt thoái diễn ra trong hỗn loạn. 

Tìnhtrạng gần như tan rả của Sư Ðoàn 3ở mặt trận phía Ðông BắcQuảng Trị như thế, đối với TrungTá Ðính, có nghĩa là ông còn khôngcòn có thể trông mong gì về tiếp việntừ Sư Ðoàn 3 nữa rồi.  Ông cố gắng liên lạcvới các tiểu đoàn cơ hữucủa Trung Ðoàn 56 của ông để gom họ vềphòng thủ Trại Carroll. Với những tổn thất rấtnặng nề trong cuộc lui quân nhưng sau cùngcác tiểu đoàn 1/56, 2/56 và 3/56 cũngđã về đến được TrạiCarroll.  Lương thựcvà đạn dược của Trại Carrollbắt đầu thiếu hụt và không có hyvọng được tiếp tế nữa.  Ngay các phi vụ tảithương cũng không còn đượcthực hiện nữa. Binh sĩ trong trại phải đàonhững hố cạn để chôn cácđồng đội tử trận.  Giữa lúc đó,Trung Tá Ðính nhận được mộtcú gọi của Trung Tướng Hoàng XuânLãm, Tư Lệnh Quân Ðoàn I. TướngLãm báo cho ông biết sẽ không có tiếpviện, nhưng không cho phép rút lui mà tráilại ra lệnh cho ông phải tử thủ.  Cú điện thoạinày lại làm cho ông nhớ lại tìnhcảnh của Trung Ðoàn 2, Sư Ðoàn I BB trongtrận Hạ Lào vào tháng 3-1971.  Ðêm đó, Trung Tá Ðínhsuy nghĩ rất nhiều, ông thấy rõ không cònhy vọng gì nữa cả, và cấp trênđã hoàn toàn bỏ rơi đơn vịcủa ông rồi.  Ông khôngcòn sự lựa chọn nào khác:chỉ có đầu hàng mới có thểcứu được binh sĩ dướiquyền của ông mà thôi.

Cuộc Ðầu Hàng của TrungÐoàn 56

Ðầu hàng của Trung Ðoàn 56thuộc Sư Ðoàn 3 BB tại Trại Carroll  -- Trung Tá Phạm VănÐính (đầu trần) bắt tay sĩ quanBắc Việt(đội mũ vải)

 

Khởi Sự Như ThếNào

          Cuộcđầu hàng đã đượckhởi sự như thế nào, do bên nàochủ động tiến hành?  Vấn đề này chođến hiện nay vẫn chưa đượcbiết rõ.  Theo một tàiliệu là một bài viết đãđược đăng trên báo Quân Ðội Nhân Dân trongnước thì chính Trung Tá Ðính làngười chủ động tiến hànhviệc xin đầu hàng như sau:

“Ngày2-4-1972, ….Đến 13 giờ, ở đài quan sát Sao Mai,đài tiền tiêu của Trung đoàn pháo binh Bông Lau do đồngchí Trần Thông-Trung đoàn phó chỉ huy nhận đượctín hiệu của lính thông tin ngụy nói chỉ huy củaTrung đoàn 56 xin gặp chỉ huy cao nhất của BôngLau. Chiến sĩ thông tin nhận được không dámbáo cáo, sợ rằng mình quan hệ với địch vônguyên tắc. Nhưng Trung đoàn 56 tiếp tục gọinhiều lần xin gặp, đồng chí Thông điệnvề sở chỉ huy báo cáo Trung đoàn trưởng Trungđoàn 38 lúc đó là đồng chí Cao Sơn. Đồngchí Cao Sơn ngay lập tức họp hội ý, trao đổivới Chính ủy Trương Linh Huyên và sau khi báo cáo Sưtrưởng 304, Đại tá Hoàng Đan, anh cầm máy nóichuyện trực tiếp với Phạm VănĐính.  Đầu dây bên kia làgiọng nói Thừa Thiên của Phạm Văn Đính"Tôi, Phạm Văn Đính, Trung tá, Trung đoàn trưởngtrung đoàn 56 cùng toàn thể sĩ quan thuộc bộ chỉhuy Trung đoàn đã họp tại phòng làm việc củatôi, trên dưới bàn bạc quyết định khôngđề kháng nữa để ra với Quân giảiphóng."  Trung đoàn trưởngPháo binh Bông Lau, Cao Sơn nói: "Hoan nghênh các anh hạ súngđầu hàng tập thể. Pháo sẽ ngừng bắn...Sẽ có người tới dẫn đường cho cácanh". 11

          Trong tác phẩm Vietnam’sforgotten army: heroism and betrayal in the ARVN, tác giảAndrew A. Wiest đã ghi là chính phe Cộng sảnđã tiến hành việc kêu gọi ông Ðínhđầu hàng như sau:

“Asthe fighting raged, Dinh received a call from the NVA.  The caller said that he was near and knew allabout both Dinh and his men and of their danger.  The caller then went on to make an offer; ifDinh surrendered, he and his men would be welcomed by the NVA.  If they did not, they would die.  The transmission then ended. … Dinh thenreceived a second transmission from someone who claimed to be the commander ofcommunist forces in the area.  Herepeated the earlier offer and stipulated that it was the last such offer thatDinh would receive.  Dinh responded thathe would need time to meet with his regimental staff and requested aceasefire.  The NVA representativecomplied.” 12 (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Trong lúc trận đánhđang diễn ra ác liệt, Ðính nhậnđược một cú gọi từ QuânÐội Bắc Việt (QÐBV). Người gọi nói rằng ông taở gần đó và biết hết vềÐính và binh sĩ của ông và về tìnhtrạng hiểm nghèo của họ.  Sau đó, ngườigọi đua ra một đề nghị; nếu Ðínhđầu hàng, QÐBV sẽ hoan nginh ông và binh sĩcủa ông.  Nếu không đầuhàng, họ sẽ chết. Cuộc gọi chấm dứt. … Sau đóÐÍnh nhận được một cú gọithứ nhì từ một ngườitự nhận là chỉ huy của cáclực lượng cộng sản trongvùng.  Ông ta lập lạiđề nghị đó và nhân mạnh đâylà lần đề nghị cuối cùng choÐính.  Ðính trảlời là ông cần có thời gianđể họp với bộ tham mưu trungđoàn của ông và xin một cuộc ngưngbắn.  Ngườiđại diện QÐBV đồng ý.”). 

            Theo đánh giácủa người viết bài này, tàiliệu của tác giả Wiest có phầnđáng tin hơn.  Lýdo: 1) Bài báo ở Việt Nam, đăng trênbáo Quân Ðội Nhân Dân vốn là một côngcụ tuyên truyền của ÐCSVN, nên mức độkhả tín rất thấp; bài báo chỉdựa vào lời kể của mộtngười là Ðại Tá Nguyễn QuýHải, tại thời điểm của cuộcđầu hàng, là Tiểu ÐoànTrưởng, Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn 38 PháoBinh (tức Trung Ðoàn Pháo Binh Bông Lau); ông Hảikhông phải là người trực tiếpđiện đàm với Trung Tá Ðính, ôngchỉ là “một người nghe kể lại” ;vì vậy nội dung của bài báo chỉlà “dựa vào lời kể lại củamột người nghe kể lại.” 2) Ðoạnvăn nói trên của tác giả Wiest cũngdựa vào lời kể lại củangười trong cuộc, nhưng nó có khácbiệt rất lớn với bài báotại Việt Nam ở 2 điểm sau đây: a)người kể lại không phải là “ngườinghe kể lại” mà chính làngười trong cuộc, Trung Tá Ðính, trongmột cuộc phỏng vấn trực tiếpthực hiện bởi chính tác giả; b)đoạn văn nói trên được viết rasau khi tác giả đã phỏng vấn khôngnhững Trung Tá Ðính mà còn dựatrên phỏng vấn một số người trongcuộc khác nữa, thí dụ: Trung Tá VĩnhPhong, Trung Ðoàn Phó, Trung Ðoàn 56; Thiếu TáTôn Thất Mãn, Tiểu Ðoàn Trưởng,Tiểu Ðoàn 1, Trung Ðoàn 56; Ðại Úy NguyễnÐình Nhơn (mà tác giả Wiest ghi sai làNguyen Dinh Nhu), Trưởng Ban 2 (Tình báo), TrungÐoàn 56; và cả Trung Tá Wiiliam Camper, CốVấn của Trung Ðoàn 56. Tác giả Wiest đã có so sánh vàđánh giá các câu trả lời củacác đương sự trong các cuộcphỏng vấn đó, như ông đã ghi rõnhư sau trong Ghi chú số 63 của Chương 9,ở trang 326:

“Dinh’saccount of the secretive meeting was substantiated by interview informationfrom Lt. Col. Vinh Phong, Maj. Ton That Man, and Capt. Nguyen Dinh Nhu.  All were at the meeting and agrre that themain point of the meeting was saving the lives of the men and that theagreement of the surrender was unanimous, with Major Man abstaining.” (Xin tạmdịch sang Việt ngữ như sau: “Lờitường thuật của Ðính về cuộchọp bí mật được chứng minhbởi các thông tin từ các cuộcphỏng vấn Trung Tá VĨnh Phong, Thiếu Tá TônThất Mãn, và Ðại Úy Nguyện Ðình Nhu [đúngra là Nhơn].  Tất cả đều cómặt tại buổi họp và đềuđồng ý là điễm chính củabuổi họp là để cứu sinh mạngcủa binh sĩ và có đượcsự đồng ý của tất cả mọingười, với Thiếu Tá Mãn khôngbỏ phiếu.”

Cuộc Họp Tại Trại Carroll

          Tuy nhiên cả 2 tàiliệu đều cùng có nhắc đếnmột chuyện đúng và có thật:đó là cuộc họp của Trung Tá Ðínhvới các sĩ quan của Trung Ðoàn 56trước khi ra hàng địch.  Về thời điểmbắt đầu cuộc họp, các tàiliệu hiện có cũng ghi không giống nhau, cótài liệu ghi là buổi sáng, có tàiliệu ghi là buổi trưa. Bài viết này, dựa trên thông tin nghiêmtúc của tác giả Wiest (như đã dẫnchứng bên trên), tin rằng cuộc họpđã diễn ra vào buổi trưa, trongthời gian cuộc ngưng pháo kích mà quânBắc Việt đã đồng thuận.

          Hiện diện tạicuộc họp là các sĩ quan tiểuđoàn trưởng và các sĩ quan thammưu của trung đoàn có mặt lúcđó trong Trại Carroll. Tác giả Wiest chỉ ghi vắn tắtlà độ 13 người (nguyên văn: ‘somethirteen men,” ở trang 259). Trong một bài viết về Thiếu Tá TônThất Mãn, tác giả, rất có thể đãdựa vào lời kể lại củachính Thiếu Tá Mãn, đã ghi chi tiếtvề những người có mặttại cuộc họp như sau: 13

·      Trung tá Phạmvăn Đính - Trung đoàn trưởng

·      Trung tá VĩnhPhong - Trung đoàn phó

·      Thiếu tá Thuế- Pháo Binh, phụ tá hỏa lực

·      Thiếu tá Tôn ThấtMãn - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/56

·      Đại úy HoàngQuốc Thoại - Trưởng ban 3

·      Đại úyNhơn - Trưởng ban 2

·      Đại úy HoàngTrọng Bôi - Pháo đội trưởng 175

·      Đại úy Nguyễnvăn Tâm - Pháo đội trưởng TĐ1/PB/TQLC.

·      Trung úy Lê Văn Kiểu- Pháo đội 105

·      Thiếu úy TháiThanh Bình - Chi đội trưởng Thiết Giáp

Tạicuộc họp, Trung Tá Ðính trình bàytình thế tuyệt vọng của Trại Carroll(lương thực và đạn dượcthiếu thốn, sẽ không có tiếp tế, vàkhông có viện binh, đơn vị đã hoàntoàn bị bỏ rơi, trong khi áp lựccủa địch quá nặng) và đềnghị mọi người thảo luận về 3giải pháp:

·      Tử thủ, chiếnđấu đến giây phút cuối cùng

·      Mở đườngmáu để rời khỏi căn cứ

·      Đầu hàng

Mọingười đều im lặng, chỉ cóThiếu Tá Mãn lên tiếng không chịu đầuhàng.  Khi bỏ phiếu,mọi người đều bỏ phiếu chịuđầu hàng, chỉ có Thiếu Tá Mãnkhông bỏ phiếu.  TrungTá Ðính thông báo cho địch quân quyếtđịnh đầu hàng của Trung Ðoàn 56.  Sau đó mọi việc đãdiễn ra theo sự sắp xếp củađịch quân.  Cả 2vị tướng Việt Nam, Trung TướngHoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh Quân Ðoàn I vàChuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư LệnhSư Ðoàn 3 BB, hoàn toàn không biết gìhết về cuộc đầu hàng lịchsử này cho đến khi đượccác cố vấn Mỹ báo tin, mà ngay lúcđược thông báo hai ông cũng không tin.

Hậu Quả Của Cuộc ÐầuHàng

          Saukhi được Trung Tá Ðính thông báoquyết định đầu hàng, 2 cố vấnMỹ của Trung Ðoàn 56, Trung Tá Camper vàThiếu Tá Brown, từ chối không tham gia vàocuộc đầu hàng và tìm cách thoátra khỏi Trại Carroll.  Haiông, cùng một số quân nhân Việt Nam không chịuđầu hàng, được một trựcthăng Chinook cứu thoát khỏi kịpthời trước khi Trại Carroll bị quânBắc Việt tiếp thu.

 Tất cả các sĩ quancủa Trung Ðoàn 56 đều bị giải raBắc.  Trướckhi bị giải ra Bắc, Trung Tá Ðínhđã lên tiếng trên đài phát thanh củaquân đội Bắc Việt kêu gọi sĩ quanvà binh sĩ QLVNCH buông súng theo phe Cộngsản.  Sau một thờigian bị cải tạo ở Miền Bắc, TrungTá Ðính đã phản lại QLVNCH và theohẳn phe Cộng sản. Ông được thăng cấp, mang quân hàmThượng Tá của quân đội BắcViệt, và trước khi nghĩ hưu, ôngđược thăng lên cấp Ðại Tá.

Saukhi Trại Carroll lọt vào tay địch quân, TrạiMai Lộc ở phía Nam, do Lữ Ðoàn 147 TQLCphụ trách chống giữ, phải triệtthoái như lời kể sau đây của TrungTá Lữ Ðoàn Trưởng Nguyễn NăngBảo:

“… Tôi đã xin quyết định của tướng Giaivà ông ấy đã trả lời- “nếu giữ đượcthì cố gắng, còn không thì rút.”  Như thế thì đã rõ ràng rồi. Tôi và Thiếu tá Jim Joy, cốvấn trưởng của Lữ đoàn đã chuẩn bịmột kế hoạch rút quân và lộ trình di chuyển.  Khi những thành phần còn lạicủa TĐ4 và TĐ8 đã về đến Mai lộc vàbố trí tại một ngôi làng ngoài căn cứ.  Khi TĐ7 từ Đà nẳngđã hiện diện tại đây.  TĐ2/PB sau khi đã bắn đihết đạn và đã cho những quả lựu đạnlửa vào nòng pháo, những cố vấn Mỹ đốtnhững tài liệu và phá hủy máy móc quan trọng, tôi ra lịnhrút quân. Lúc đó là 1815G ngày 3/4/1972, các đơn vị lầnlượt rút ra khỏi căn cứ dưới cơnmưa pháo của địch và cơn mưa bão trút xuốngtừ trời cao.  Conđường bộ dài 20 cây số đầy nhữnggian nan, nguy hiểm nhưng là con đường an toàn nhất. LĐ147 đã về đếnQuốc lộ I tại một địa điểm giữacăn cứ Ái Tử và căn cứ Đông Hà.  Sau một đêm đóng quân ởđây, LĐ147 được đưa về Huếđể tái trang bị và bổ sung.  TĐ7 là đơn vị đoạnhậu, hai ngày sau cũng đã về Đông hà và đượctăng cường cho LĐ258 vì quân số còn đầyđủ.” 14

          Với việc rútkhỏi Trại Mai Lộc của Lữ Ðoàn 147TQLC, phòng tuyến phía Tây Quảng Trị củaSư Ðoàn 3 BB hoàn toàn sụp đổ.  Các đơn vị củaSư Ðoàn 304 Bắc Việt tiến về phíaÐông một cách đễ dàng để phốihợp với các đơn vị củaSư Ðoàn 308 Bắc Việt ở mặttrận phía Bắc Quảng Trị cùng tấncông uy hiếp căn cứ Ái Tử và CổThành Quảng Trị.  Ngày1-5-1972, Quảng Trị thất thủ, Sư Ðoàn 3 BBtan rả, rút lui trong hỗn loạn và bịđịch quân truy kích tàn bạo, tạo ra “ÐạiLộ Kinh Hoàng” chodân chúng trên đoạn Quốc Lộ 1 giữaQuảng Trị và Thừa Thiên.

Thay Lời Kết

          Cuộcđầu hàng địch của Trung Ðoàn 56,Sư Ðoàn 3 BB tại Trại Carroll, Quảng Trị,vào ngày 2-4-1972, là một vết nhơ không bôixóa được trong lịch sử tuyngắn ngủi nhưng rất kiêu hùng củaQLVNCH.  Sự phảnbội của Trung Tá Phạm Văn Ðính, xoay 180độ, cam tâm phục vụ cho Quân đội MiềnBắc, cũng là một chuyện ngoàisức tưởng tượng củangười dân Miền Nam vì ông đãtừng là một sĩ quan ưu tú củaQLVNCH, một anh hùng với bao nhiêu chiến cônghiển hách, mà địch quân đãtừng biết tiếng và nể sợ.  LỊch sử luôn luôn dànhcho chúng ta những điều bất ngờ,có thể là thú vị mà cũng cóthể là rất chua xót.   

Ghi Chú:

1.    LâmVĩnh Thế, Tổng Thống Nguyễn VănThiệu và Hòa Ðàm Paris, tài liệutrực tuyến, có thể đọc toànvăn tại địa chỉ Internet sau đây: https://sites.google.com/site/namkyluctinhorg/tac-gia-tac-pham/i-j-k-l-m/lam-vinh-the/tong-thong-nguyen-van-thieu-va-hoa-dham-paris

2.    Lomperis,Timothy J., The Vietnam War from the rear echelon: an intelligence officer’smemoir, 1972-1973.  Lawrence,Kansas: University Press of Kansas, 2011. Tr. 64.

3.    Wiest,Andrew A., Vietnam’s forgotten army: heroism and betrayal in the ARVN.  New York: New York University Press,2008.  Tr. 230.

4.    NgôQuang Trưởng, The Easter Offensive of 1972.  Washington,D.C.: U.S. Army Center of Military History, 1980.  Tr. 25-27.

5.    CampCarroll, tài liệu trực tuyến,có thể đọc toàn văn tại địachỉ Internet sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Camp_Carroll

6.    Wiest,sđd, tr. 237.

7.    Wiest,sđd, tr. 238.

8.    Wiest,sđd, tr. 246

9.    Wiest,sđd, tr. 250.

10.          Wiest, sđd, tr. 221.

11.          Về một sỹ quan QL VNCHphản chiến tháng 4 năm 1972, tàiliệu trực tuyến, có thể đọctoàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: http://fddinh.blogspot.ca/2012/04/ve-mot-sy-quan-ql-vnch-phan-chien-thang.html

12.          Wiest, sđd, tr. 259.

13.          Phút cuối Tân Lâm,tài liệu trực tuyến, có thểđọc toàn văn tại địa chỉ Internetsau đây: http://trachcamlo.blogspot.ca/2011/08/phut-cuoi-tan-lam.htmlTân Lâm là tên Việt Nam của Trại Carroll.

14.          Kiều Công Cự.  Ðến thăm Ðại TáNguyễn Năng Bảo, tài liệu trựctuyến, có thể đọc toàn văn tạiđịa chỉ Internet sau đây: http://www.tqlcvn.org/linh_tinh/dentham_bacninh-kcc.htm