Hôm nay có gì ăn... nhẩy?
(Tặng người đồng tù đi chợ Đồng Hương)
Cáp Tô Văn
Cáp Tô Văn
Chiều cuối Đông năm 1978 trên đồi ở trại 8 Hoàng Liên Sơn, từng toán tù dăm ba người ngồi co ro bên đống lửa đề chờ cai tù và AK dẫn về chuồng! Trời đang mưa phùn, anh tù nào cũng vòng tay ôm chặt lấy ngực, rên hừ hừ, răng lập cập không nói lên lời, mảnh áo rách vá chằng vá đụp thấm nước mưa càng làm lưng tù lạnh thêm. Đã vậy đống cỏ cây ẩm ướt gom lại đốt để chuẩn bị đất gieo ngô vụ Đông-Xuân lại không bốc lửa cho tù sưởi ấm mà chỉ có khói khiến tù chẩy nước mắt! Không khói trong cảnh cơ hàn bụng đói cật rét thân xác tả tơi này cũng đủ khóc, huống chi thêm khói như hun chuột!
Anh tù ngồi xổm sát bên tôi hỏi nhỏ:
- “Hôm nay ăn đồ gì nhẩy”?
Tôi hiểu ý anh hỏi chiều nay trở về chuồng, mà là chuồng thật thì trại cho tù ăn cái gì? Khoai lang, củ mì, sắn lát phơi khô, bắp răng ngựa, hay cơm trộn thóc? Nó mà cho ăn cơm trắng là bỏ mẹ! Chỉ được vừa bằng miệng chén đá, “và” một cái là hết, trong khi nếu bắp răng ngựa thì được một chén đầy có ngọn. Cái lợi thế ăn bắp răng ngựa là tù ta có quyền khoan thai nhai từng hạt một, nhai cho tới khi đi ngủ. Còn ăn “cơm tám giò chả” ư! Làm sao mà nhai từng hạt cơm được?
Nếu có anh nào kín đáo giấu được bó rau “tằn-u” vào cạp quần thì cũng chỉ đủ nhai làm cho phân thêm màu xanh, VC gọi phân xanh là phân làm bằng lá cây cỏ. Rau tằn-u khác với rau tần-ô để ăn hủ tíu Mỹ Tho hay lẩu hải sản, còn thứ rau gọi là “tằn-u” mà nói lái là rau “tù-ăn”, là bất cứ thứ gì, nói theo cụ Phan Bội Châu là “bới đất cuốc cỏ mà nhét cho đầy bụng đói”.
Chiều nào anh cũng hát điệp khúc “ăn gì nhẩy” nên tôi bực mình đáp:Một người đàn bà nghèo đang bế đứa con bị bệnh tại chợ Saigon, sau 1975
- Thì kiếm xem có con cào-cào, châu-chấu, cóc, nhái, ễnh ương, bù tọt nào “nhẩy” quanh đống rác này mà chụp... mà ăn tươi nuốt sống.
Biết tôi chọc quê, anh sẳng giọng:
- Nếu có những con đó ở đây cũng đếch đến lượt tao.
Đó là chuyện 35 năm về trước ở trại tù CS dưới chế độ XHCN. Chuyện ngày hôm nay ở trên đất Mỹ, no đủ và tự do nhất thế giới, đứng trước siêu thị tràn ngập thực phẩm tôm gà bò cá heo lon, gạo thơm chất từng đống thì anh vẫn không quên câu hỏi ấy:
- Hôm nay ăn “đồ” gì nhẩy?
Cùng một câu hỏi y như 35 năm về trước, nhưng hôm nay tôi lại hiểu ý anh muốn nói là nhiều “đồ” để ăn quá, chán quá, hôm kia, hôm qua đã ăn những thứ này rồi, ăn chưa hết, còn dư để trong tủ lạnh thì hôm nay biết ăn cái gì bây giờ? Đứng sau lưng anh, bỗng dưng tôi không thấy bực mình như ngày xưa mà là khinh anh, nên tôi buột miệng nói nhỏ đủ cho anh nghe:
- Ở trong chợ thì có tôm hùm sống đang nhẩy trong hồ, anh tha hồ ăn, còn ở bên ngoài chợ, phía bên kia đường, có tiệm nhẩy sexy, tối anh đến đó thì tha hồ mà ăn “đồ*” nhẩy. (*ở quê tôi thộc vùng Hải Phòng, “đồ” còn có nghĩa là nơi “anh hùng, hào kiệt, bần nông, thứ dân, giai do đồ xuất”, mỗi người từ đó mà ra)
Anh quay lại nhìn tôi mìm cười:
- Ăn lốp-tơ có nhiều co-lét-tê-rôn lắm. Nhưng có lẽ anh không hiểu ý tôi nên không trả lời nốt vế thứ hai (ăn đồ nhẩy ở tiệm vũ sexy), và anh cũng không nhận ra người cùng tù năm xưa đã bảo anh kiếm cóc nhái mà ăn. Vì kẹt phải xếp hàng phía sau để tính tiền nên tôi tiếp tục bị nghe người đàn bà xách bóp, chắc là vợ anh hỏi cô cát-xê:
- “Có gạo nàng hương bao bố chợ Đào không, em?”.
- “Không, chỉ có con ngỗng, ông địa và ba cô gái thôi, ăn cũng tạm được”!
- “Ối giời, ăn con ngỗng... chán chết”
Người đàn bà đi chợ đã rất lịch sự gọi người “cát-xê” là em, mặc dù gương mặt, vóc dáng được sửa chữa, sơn phết của em cũng không che được dáng dấp của một “bà nội”. Và bà nội này càng giống bà phán Phom hách dịch khi trả lời khách hàng cụt lủn “không” kèm với lối “thị của” khi nói rằng gạo con ngỗng, gạo ông địa, gạo ba cô gái ăn cũng “tạm” được. Ý muốn nói rằng không có gạo ngon hơn, thơm hơn, dẻo hơn, thì đành phải ăn... cô gái chứ biết làm sao!
Đó là lối bán hàng của các bà các cô nói tiếng Việt ở các siêu thị chủ gốc “bông, gốc hoa” trong cộng đồng người Việt. Chuyện khinh thường khách hàng của các nhân viên siêu thị từ lâu đã trở thành quá quen thuộc rồi, xin hẹn kỳ tới sẽ hỏi thăm sau, chuyện hôm nay là thái độ của vợ chồng người đi chợ.
Khi nghe bà “cát-xê” nói gạo con ngỗng ăn cũng tạm được, còn bà vợ thì lại nói chán con ngỗng thì anh cũng hùa theo, hứ lên một tiếng như heo bị chọc tiết:
- “Hứ! Ông địa khô khốc, hay bị nghẹn, chán gạo con ngỗng, hôm nay ăn gạo gì nhẩy? Thôi thì mua đại... ba cô gái đi”!
Nếu tôi không biết anh, không tận mắt nhìn mặt anh mà chỉ nghe tiếng nói như thế thì tôi sẽ tưởng anh là người có óc khôi hài, vì ông địa thì “khô”, khô như chính bản thân các ông, những người đang ở tuổi cuối Đông và vì ông không còn thích khô cứng nên nói vợ chọn ba cô gái cho... mềm chăng?
Nhưng ông không có óc khôi hài như thế, vì ông vốn là một người thật thà ma mãnh từ khi còn ở trại tù số 8 Hoàng Liên Sơn rồi về đến trại tù Vĩnh Quang A, Vĩnh Phú, thuộc đội 12, mà đội trưởng là tên hắc ám “Ngột-lùn”. Có lẽ ông bị ám ảnh bởi chuyện bị nghẹn vì nuốt vỏ khoai lang trong tù nên ngày nay sống trên đất Mỹ, ăn gạo ông địa ông cũng sợ bị nghẹn!
Nếu những cô “cát-xê” hằng ngày sống trong chợ, trên những đống thực phẩm mà coi rẻ thức ăn, khinh thường khách hàng thì còn hiểu được, nếu bà nhà vốn thuộc dòng “châm-anh” tài phiệt, chê con… ngỗng cứng thì còn tạm thông cảm, còn anh! Anh là gốc tù CS, vừa mới thoát ra từ nơi đầy những thực phẩm bằng cỏ cây và đã được tiêu hóa (?) mà đã vội vàng chê gạo này, thích gạo kia thì quả là điều khó hiểu!
Anh chị là người sinh ra và lớn lên ở VN, chỉ mới qua Mỹ “sống già” trong thời gian ngắn thôi, xin nhớ lại xem hồi còn ở VN, có loại gạo nào trắng, sạch, ngon như các loại gạo anh chị vừa chê không? Hay là anh chị muốn khoe cái quá khứ chỉ ăn có “cơm tám giò chả”?
Mới ngày nào trên rừng núi trại 8, cạnh hồ Thác Bà, có người ăn một lúc hai loon guigoz mộc nhĩ (nấm tai mèo) để nhét cho đầy bụng đói. Thứ nấm này, nói theo chính sách “khoan hồng” cuả CS là “trước sau như một” nên sau khi ăn xong, đi “đồng” về, anh khoe với tôi là những cái “tai gỗ” này “trước sau như một”, chỉ tổ mệt dạ dày, chẳng bổ béo chi cả (có nghiã là ra tuốt tuồn tuột. Nguyên con!)
Năm 1979 khi những người anh em Việt-Trung như môi với răng, răng cẩu TC cắn vào môi VC chảy máu thì anh và tôi, là tài sản hiếm quý, được VC đưa về trại tù Vĩnh Quang A cho “bò vàng” săn sóc và những người tù này trở thành những người “quân tử”, ngày ba bữa vỗ bụng nước nghe bình-bịch. “Nói ra sợ chúng bạn cười” nhưng vì anh chê gạo ông địa nên buộc lòng người ngồi cùng chiếu phải nhắc lại tí kỷ niệm xưa để cho cái dạ dày nó tỉnh ngủ.
Tại phòng giam đội 12, chúng mình ngồi xếp bằng dưới mái hiên, trước mặt là chén cơm độn thóc (!). Từng người tù cứ khoan thai nhặt từng hạt lúa bỏ vô miệng cắn lấy cái nhân còn vỏ trấu thổi ra, nhìn cứ như những đạo sĩ luyện môn khí công. Sở đĩ phải kiên nhẫn như thế vì nếu nhặt những hạt thóc bỏ đi thì còn gì là chén cơm, lại còn phí phạm những hạt gạo mà người bạn Phan Hữu Hạnh, ngồi kế bên anh, bảo mỗi hạt gạo là một hạt ngọc trời cho. Nhưng nếu cứ nuốt cả những hạt thóc thì có vấn đề bế tắc... cổng sau (hậu môn)
Chắc anh còn nhớ chàng tuổi trẻ Nguyễn Văn A.., lợi dụng lúc đi gặt lúa, vì đói nên hắn cứ tuốt lúa mà nhai rồi vội vàng nuốt kẻo cai tù bắt được. Vài ngày sau hắn bị đau bụng dữ dội vì đường đi bị nghẽn lối, chổng mông kêu bộ đội khai thông bế tắc, nhưng chúng lờ đi. May nhờ có đội phó Phan Trừng, một người lúc nào cũng hết mình vì anh em, bắt hắn chổng mông, lấy que móc ra để thông ống cống nên Nguyễn Văn A... mới sống.
Chắc anh còn nhớ chiều Đông năm ấy, anh, tôi, Hạnh, Nhuận, bụng đói cật rét ngồi co ro nhìn phần cơm chiều của mình bằng mấy củ khoai lang “hà” mà ngao ngán. Khoai hà, còn gọi là khoai “sùng” đắng đến nỗi heo nó còn chê nên chúng tôi cấu bỏ đi, và thật bất ngờ, đến giờ này tôi vẫn còn không tin nổi mắt mình, hình như anh gom những miếng khoai hà đó bỏ vào miệng nuốt chửng và rồi anh bị nghẹn! Vì bị nghẹn bởi khoai lang sùng trong tù nên nay sống phủ phê ở hải ngoại anh đâm ra ngại ngùng phải ăn gạo ông địa! Gạo ông địa mà anh nuốt không vô thì chắc đã tới lúc “ông địa” nuốt anh rồi.
Do chính sách của “kách-mệnh” không cho tù chết mà chỉ cho tù đói rũ xương nên tù mới biết chính sách “trước sau như một” là thế nào! Bố già Nguyễn Văn Ánh được quản giáo giao cho miếng da trâu phơi khô để làm cho hắn cái “bóp”, bố già đã lấy những miếng da trống thừa (da trâu phơi khô để làm mặt trống) bỏ vào loon guigoz hầm rồi nuốt. Than ôi! Sau thời gian biến chế trong dạ dày, da trâu vẫn hoàn da trâu, “trước sau như một”! Còn anh sau khi no bụng bằng hai loon guigoz mộc nhĩ rồi anh đi... thì “cốt khỉ hoàn cốt khỉ”, mộc nhĩ hiện nguyên hình là mộc nhĩ, “trước sau như một” anh quên rồi sao?
Khi tên cai tù thấy anh có mộc nhĩ ăn thừa mửa, hắn ra lệnh cho anh tìm thêm cho hắn để hắn mang về xuôi làm quà tết cho gia đình thì anh than với hắn là khó tìm lắm. Tôi lại “vô tình” nhanh nhẩu đoảng nói to cho cả anh và nó nghe:
- “Thì anh ra chỗ dấu hai loon gô mộc nhĩ vừa mới đi ra sáng nay đó”.
- Nghe tôi “tố cáo” xong, anh còn ngơ ngác chưa hiểu cái ý “đi ra” là gì thì tên cai tù cũng ngu bỏ mẹ, nhe hàm răng cải mả cười:
- “Tự rác như anh lày nà học tập tiến bộ đấy nhá” (!)
Chẳng đặng đừng mới phải nhắc lại những kỷ niệm này giúp anh nhớ chứ có hay ho gì cái trò “chống đói” mà khui ra làm trò cười cho thiên hạ. Cái đói “xuyên suốt” mà theo lời cụ Phan Bội Châu nói thì bụng đói còn có thể “bới đất cuốc cỏ mà nhét cho đầy bụng đói” nhưng cái đầu mà đói mới chết. Chúng ta, đã không chết vì đói nhưng trong chúng ta có nhiều cái đầu đang đói, quên hết cái đói quá khứ để áo gấm về làng, khoe khoang cái no, cái bụng to, cái rửng mỡ của những con trâu già tìm về đồng nội gặm có non, gặm cả cỏ non trên mảnh đất xéo của đồng đội xưa. Chẳng đặng đừng tôi phải nhắc quá khứ để khi chúng ta đang sống nhờ ở đậu trên đất Mỹ “thiếu đói” này thì chớ chê gạo ông địa làm nghẹn cổ!
Chuyện xẩy ra mới như ngày hôm qua thôi, sáng trưa chiều tối, mỗi lần sau khi đi khổ sai về, anh thường nhìn quanh bốn bức tường trại giam rồi lẩm bẩm một mình “Có cái gì ăn không nhẩy?”, và ngày hôm nay, câu anh hỏi thường xuyên là “Hôm nay ăn đồ gì nhẩy?”
Câu hỏi này nghe quen quen, đi đâu cũng gặp, từ trong gia đình cho tới ngoài đường, từ sở làm việc cho tới SPA, nơi người người đến đó để khổ công luyện tập cho tiêu mỡ. Điều đó chứng tỏ chúng ta đang sống trong một xã hội thừa mứa thực phẩm. Thừa thực phẩm là điều đáng mừng, là hạnh phúc, chứ không có nghĩa thừa thực phẩm rồi coi rẻ, coi thường của trời ban cho, có phải thế không?
Tôi biết anh cũng là con chiên ngoan đạo, câu nhật tụng của anh, của tôi, của gia đình chúng ta là “Xin Cha cho chúng con lương thực hằng ngày dùng đủ”, đọc trước mỗi khi cầm đũa. Vậy mà nỡ lòng nào anh phụ lòng thương của Thượng Đế! Hay là đã tới thời điểm anh chê gạo chê cơm?
Anh à! Biết bao thuộc cấp của anh vì không có mảnh bằng 3 năm “học đại” nên bị ở lại, nhất là những người thương binh đang sống trong khốn cùng, thiếu thốn và đói khát (chứ không phải “thiếu đói” như nhiều con vẹt hải ngoại nói ngược theo kiểu VC). Đã có khi nào anh nhớ tới họ chưa nhỉ? Anh chê gạo trong khi họ bò lê trên đôi mông bịt vỏ bánh xe hay đi guốc bằng tay để xin từng hạt gạo đó anh! Trong chúng ta có bao nhiêu người giầu sang như anh và cũng “nghèo nàn” như anh? Tôi nhớ mãi kỷ niệm cái ngày tôi cầm xấp vé nhạc hội gây quỹ cho thương binh mời hai ông tốt tướng phì lộn như anh, đẩy một xe thực phẩm đầy nhóc như anh, mua ủng hộ thì họ lắc đầu với hai tiếng rất lịch sự “cám ơn”.
Xa hơn một chút, anh có bao giờ nhìn thấy đồng bào trong nước XHCN, quê hương yêu dấu của anh ngày trước, ngay lúc này đây, bên cạnh cái xe giá triệu đô của cán bộ thì vô số trẻ em sống trên đống rác! Có bao giờ anh nhìn thấy hình ảnh một người đàn ông gốc thiểu số cỡ tuổi anh tuổi tôi, ngồi đầu gối quá tai, khố rách thò cu ra ngoài, hai tay bới đống than tìm xem trong đó có cái gì ăn được không? Hình ảnh này y hệt như anh và tôi ngồi bên đống lửa đêm đông năm 1978 ở trại 8 Hoàng Liên Sơn. Đêm Đông lạnh quá không ngủ được, anh và tôi ngồi bó gối bên đống lửa ở giữa nhà, tay cầm que gẩy những cục than bắn ra những tia lửa nổ lép-bép rồi cả anh và tôi vô tình cùng thốt lên một lúc:
- “Giá bây giờ mà có củ khoai vùi vào than này thì... xướng nhỉ!”
Nói xong hình như hai chúng ta cùng nuốt nước miếng nghe cái “ực”!
Nước miếng mà nhiều như thế thì chả có cái gì có thể làm chúng ta bị nghẹn họng phải không, người bạn đồng tù?
Đi xa hơn tý nữa, ra khỏi tầm nhìn của anh nên chắc anh chưa được ngắm tấm hình diễn tả về cảnh ngồi chờ chết đói đã được phổ biến trên internet? Để tôi nói sơ qua cho anh biết chứ chẳng hy vọng gì anh bị “nghẹn họng”:
Giữa đồng khô cỏ cháy, một em bé trần truồng chỉ còn da bọc xương sắp chết đói, không đủ sức bò đến nơi phát thực phẩm chỉ cách non cây số, em gục đầu xuống đất chờ chết! Cách đó dăm mét, một con kên kên đứng chờ em chết để ăn thịt! Kevin Carter chụp xong bức hình rồi vì lý do gì đó không cứu em mà lại bỏ đi nên chỉ ba tháng sau anh ta đã tự tử!
Những ai chưa “được” hưởng lòng khoan hồng nhân đạo trước sau như một của XHCN thì không thể cảm thông được cái đói nó như thế nào, cái đói nó đi với cái rét nó xướng tê thế nào nên họ có thể đứng trước tủ với hằng trăm bộ quần áo mà than: “Mặc cái gì nhỉ?” Họ có thể đứng trước tủ lạnh, trong đó chứa tất cả thực phẩm gồm: tôm, bò, gà, cá, heo v.v... và hằng chục thứ trái cây rồi than: “Hôm nay ăn đồ gì nhỉ?” Và đứng trước những đống gạo ngon, họ có “quyền” chọn lựa khen chê. Nhưng anh, chúng ta, là những người đã từng ăn “tai gỗ” rồi đi ỉa ra mộc nhĩ, đã từng nuốt chửng khoai lang hà bị nghẹn thì chớ nên phí phạm của trời, chớ nên chê ăn gạo ông địa bị nghẹn trong khi ngay giờ phút này trên thê giới có hằng tỷ người đang thiếu ăn.
Xin Thượng Đế ban phước cho anh luôn luôn được ăn cơm ngon miệng.
Anh tù ngồi xổm sát bên tôi hỏi nhỏ:
- “Hôm nay ăn đồ gì nhẩy”?
Tôi hiểu ý anh hỏi chiều nay trở về chuồng, mà là chuồng thật thì trại cho tù ăn cái gì? Khoai lang, củ mì, sắn lát phơi khô, bắp răng ngựa, hay cơm trộn thóc? Nó mà cho ăn cơm trắng là bỏ mẹ! Chỉ được vừa bằng miệng chén đá, “và” một cái là hết, trong khi nếu bắp răng ngựa thì được một chén đầy có ngọn. Cái lợi thế ăn bắp răng ngựa là tù ta có quyền khoan thai nhai từng hạt một, nhai cho tới khi đi ngủ. Còn ăn “cơm tám giò chả” ư! Làm sao mà nhai từng hạt cơm được?
Nếu có anh nào kín đáo giấu được bó rau “tằn-u” vào cạp quần thì cũng chỉ đủ nhai làm cho phân thêm màu xanh, VC gọi phân xanh là phân làm bằng lá cây cỏ. Rau tằn-u khác với rau tần-ô để ăn hủ tíu Mỹ Tho hay lẩu hải sản, còn thứ rau gọi là “tằn-u” mà nói lái là rau “tù-ăn”, là bất cứ thứ gì, nói theo cụ Phan Bội Châu là “bới đất cuốc cỏ mà nhét cho đầy bụng đói”.
Chiều nào anh cũng hát điệp khúc “ăn gì nhẩy” nên tôi bực mình đáp:Một người đàn bà nghèo đang bế đứa con bị bệnh tại chợ Saigon, sau 1975
- Thì kiếm xem có con cào-cào, châu-chấu, cóc, nhái, ễnh ương, bù tọt nào “nhẩy” quanh đống rác này mà chụp... mà ăn tươi nuốt sống.
Biết tôi chọc quê, anh sẳng giọng:
- Nếu có những con đó ở đây cũng đếch đến lượt tao.
Đó là chuyện 35 năm về trước ở trại tù CS dưới chế độ XHCN. Chuyện ngày hôm nay ở trên đất Mỹ, no đủ và tự do nhất thế giới, đứng trước siêu thị tràn ngập thực phẩm tôm gà bò cá heo lon, gạo thơm chất từng đống thì anh vẫn không quên câu hỏi ấy:
- Hôm nay ăn “đồ” gì nhẩy?
Cùng một câu hỏi y như 35 năm về trước, nhưng hôm nay tôi lại hiểu ý anh muốn nói là nhiều “đồ” để ăn quá, chán quá, hôm kia, hôm qua đã ăn những thứ này rồi, ăn chưa hết, còn dư để trong tủ lạnh thì hôm nay biết ăn cái gì bây giờ? Đứng sau lưng anh, bỗng dưng tôi không thấy bực mình như ngày xưa mà là khinh anh, nên tôi buột miệng nói nhỏ đủ cho anh nghe:
- Ở trong chợ thì có tôm hùm sống đang nhẩy trong hồ, anh tha hồ ăn, còn ở bên ngoài chợ, phía bên kia đường, có tiệm nhẩy sexy, tối anh đến đó thì tha hồ mà ăn “đồ*” nhẩy. (*ở quê tôi thộc vùng Hải Phòng, “đồ” còn có nghĩa là nơi “anh hùng, hào kiệt, bần nông, thứ dân, giai do đồ xuất”, mỗi người từ đó mà ra)
Anh quay lại nhìn tôi mìm cười:
- Ăn lốp-tơ có nhiều co-lét-tê-rôn lắm. Nhưng có lẽ anh không hiểu ý tôi nên không trả lời nốt vế thứ hai (ăn đồ nhẩy ở tiệm vũ sexy), và anh cũng không nhận ra người cùng tù năm xưa đã bảo anh kiếm cóc nhái mà ăn. Vì kẹt phải xếp hàng phía sau để tính tiền nên tôi tiếp tục bị nghe người đàn bà xách bóp, chắc là vợ anh hỏi cô cát-xê:
- “Có gạo nàng hương bao bố chợ Đào không, em?”.
- “Không, chỉ có con ngỗng, ông địa và ba cô gái thôi, ăn cũng tạm được”!
- “Ối giời, ăn con ngỗng... chán chết”
Người đàn bà đi chợ đã rất lịch sự gọi người “cát-xê” là em, mặc dù gương mặt, vóc dáng được sửa chữa, sơn phết của em cũng không che được dáng dấp của một “bà nội”. Và bà nội này càng giống bà phán Phom hách dịch khi trả lời khách hàng cụt lủn “không” kèm với lối “thị của” khi nói rằng gạo con ngỗng, gạo ông địa, gạo ba cô gái ăn cũng “tạm” được. Ý muốn nói rằng không có gạo ngon hơn, thơm hơn, dẻo hơn, thì đành phải ăn... cô gái chứ biết làm sao!
Đó là lối bán hàng của các bà các cô nói tiếng Việt ở các siêu thị chủ gốc “bông, gốc hoa” trong cộng đồng người Việt. Chuyện khinh thường khách hàng của các nhân viên siêu thị từ lâu đã trở thành quá quen thuộc rồi, xin hẹn kỳ tới sẽ hỏi thăm sau, chuyện hôm nay là thái độ của vợ chồng người đi chợ.
Khi nghe bà “cát-xê” nói gạo con ngỗng ăn cũng tạm được, còn bà vợ thì lại nói chán con ngỗng thì anh cũng hùa theo, hứ lên một tiếng như heo bị chọc tiết:
- “Hứ! Ông địa khô khốc, hay bị nghẹn, chán gạo con ngỗng, hôm nay ăn gạo gì nhẩy? Thôi thì mua đại... ba cô gái đi”!
Nếu tôi không biết anh, không tận mắt nhìn mặt anh mà chỉ nghe tiếng nói như thế thì tôi sẽ tưởng anh là người có óc khôi hài, vì ông địa thì “khô”, khô như chính bản thân các ông, những người đang ở tuổi cuối Đông và vì ông không còn thích khô cứng nên nói vợ chọn ba cô gái cho... mềm chăng?
Nhưng ông không có óc khôi hài như thế, vì ông vốn là một người thật thà ma mãnh từ khi còn ở trại tù số 8 Hoàng Liên Sơn rồi về đến trại tù Vĩnh Quang A, Vĩnh Phú, thuộc đội 12, mà đội trưởng là tên hắc ám “Ngột-lùn”. Có lẽ ông bị ám ảnh bởi chuyện bị nghẹn vì nuốt vỏ khoai lang trong tù nên ngày nay sống trên đất Mỹ, ăn gạo ông địa ông cũng sợ bị nghẹn!
Nếu những cô “cát-xê” hằng ngày sống trong chợ, trên những đống thực phẩm mà coi rẻ thức ăn, khinh thường khách hàng thì còn hiểu được, nếu bà nhà vốn thuộc dòng “châm-anh” tài phiệt, chê con… ngỗng cứng thì còn tạm thông cảm, còn anh! Anh là gốc tù CS, vừa mới thoát ra từ nơi đầy những thực phẩm bằng cỏ cây và đã được tiêu hóa (?) mà đã vội vàng chê gạo này, thích gạo kia thì quả là điều khó hiểu!
Anh chị là người sinh ra và lớn lên ở VN, chỉ mới qua Mỹ “sống già” trong thời gian ngắn thôi, xin nhớ lại xem hồi còn ở VN, có loại gạo nào trắng, sạch, ngon như các loại gạo anh chị vừa chê không? Hay là anh chị muốn khoe cái quá khứ chỉ ăn có “cơm tám giò chả”?
Mới ngày nào trên rừng núi trại 8, cạnh hồ Thác Bà, có người ăn một lúc hai loon guigoz mộc nhĩ (nấm tai mèo) để nhét cho đầy bụng đói. Thứ nấm này, nói theo chính sách “khoan hồng” cuả CS là “trước sau như một” nên sau khi ăn xong, đi “đồng” về, anh khoe với tôi là những cái “tai gỗ” này “trước sau như một”, chỉ tổ mệt dạ dày, chẳng bổ béo chi cả (có nghiã là ra tuốt tuồn tuột. Nguyên con!)
Năm 1979 khi những người anh em Việt-Trung như môi với răng, răng cẩu TC cắn vào môi VC chảy máu thì anh và tôi, là tài sản hiếm quý, được VC đưa về trại tù Vĩnh Quang A cho “bò vàng” săn sóc và những người tù này trở thành những người “quân tử”, ngày ba bữa vỗ bụng nước nghe bình-bịch. “Nói ra sợ chúng bạn cười” nhưng vì anh chê gạo ông địa nên buộc lòng người ngồi cùng chiếu phải nhắc lại tí kỷ niệm xưa để cho cái dạ dày nó tỉnh ngủ.
Tại phòng giam đội 12, chúng mình ngồi xếp bằng dưới mái hiên, trước mặt là chén cơm độn thóc (!). Từng người tù cứ khoan thai nhặt từng hạt lúa bỏ vô miệng cắn lấy cái nhân còn vỏ trấu thổi ra, nhìn cứ như những đạo sĩ luyện môn khí công. Sở đĩ phải kiên nhẫn như thế vì nếu nhặt những hạt thóc bỏ đi thì còn gì là chén cơm, lại còn phí phạm những hạt gạo mà người bạn Phan Hữu Hạnh, ngồi kế bên anh, bảo mỗi hạt gạo là một hạt ngọc trời cho. Nhưng nếu cứ nuốt cả những hạt thóc thì có vấn đề bế tắc... cổng sau (hậu môn)
Chắc anh còn nhớ chàng tuổi trẻ Nguyễn Văn A.., lợi dụng lúc đi gặt lúa, vì đói nên hắn cứ tuốt lúa mà nhai rồi vội vàng nuốt kẻo cai tù bắt được. Vài ngày sau hắn bị đau bụng dữ dội vì đường đi bị nghẽn lối, chổng mông kêu bộ đội khai thông bế tắc, nhưng chúng lờ đi. May nhờ có đội phó Phan Trừng, một người lúc nào cũng hết mình vì anh em, bắt hắn chổng mông, lấy que móc ra để thông ống cống nên Nguyễn Văn A... mới sống.
Chắc anh còn nhớ chiều Đông năm ấy, anh, tôi, Hạnh, Nhuận, bụng đói cật rét ngồi co ro nhìn phần cơm chiều của mình bằng mấy củ khoai lang “hà” mà ngao ngán. Khoai hà, còn gọi là khoai “sùng” đắng đến nỗi heo nó còn chê nên chúng tôi cấu bỏ đi, và thật bất ngờ, đến giờ này tôi vẫn còn không tin nổi mắt mình, hình như anh gom những miếng khoai hà đó bỏ vào miệng nuốt chửng và rồi anh bị nghẹn! Vì bị nghẹn bởi khoai lang sùng trong tù nên nay sống phủ phê ở hải ngoại anh đâm ra ngại ngùng phải ăn gạo ông địa! Gạo ông địa mà anh nuốt không vô thì chắc đã tới lúc “ông địa” nuốt anh rồi.
Do chính sách của “kách-mệnh” không cho tù chết mà chỉ cho tù đói rũ xương nên tù mới biết chính sách “trước sau như một” là thế nào! Bố già Nguyễn Văn Ánh được quản giáo giao cho miếng da trâu phơi khô để làm cho hắn cái “bóp”, bố già đã lấy những miếng da trống thừa (da trâu phơi khô để làm mặt trống) bỏ vào loon guigoz hầm rồi nuốt. Than ôi! Sau thời gian biến chế trong dạ dày, da trâu vẫn hoàn da trâu, “trước sau như một”! Còn anh sau khi no bụng bằng hai loon guigoz mộc nhĩ rồi anh đi... thì “cốt khỉ hoàn cốt khỉ”, mộc nhĩ hiện nguyên hình là mộc nhĩ, “trước sau như một” anh quên rồi sao?
Khi tên cai tù thấy anh có mộc nhĩ ăn thừa mửa, hắn ra lệnh cho anh tìm thêm cho hắn để hắn mang về xuôi làm quà tết cho gia đình thì anh than với hắn là khó tìm lắm. Tôi lại “vô tình” nhanh nhẩu đoảng nói to cho cả anh và nó nghe:
- “Thì anh ra chỗ dấu hai loon gô mộc nhĩ vừa mới đi ra sáng nay đó”.
- Nghe tôi “tố cáo” xong, anh còn ngơ ngác chưa hiểu cái ý “đi ra” là gì thì tên cai tù cũng ngu bỏ mẹ, nhe hàm răng cải mả cười:
- “Tự rác như anh lày nà học tập tiến bộ đấy nhá” (!)
Chẳng đặng đừng mới phải nhắc lại những kỷ niệm này giúp anh nhớ chứ có hay ho gì cái trò “chống đói” mà khui ra làm trò cười cho thiên hạ. Cái đói “xuyên suốt” mà theo lời cụ Phan Bội Châu nói thì bụng đói còn có thể “bới đất cuốc cỏ mà nhét cho đầy bụng đói” nhưng cái đầu mà đói mới chết. Chúng ta, đã không chết vì đói nhưng trong chúng ta có nhiều cái đầu đang đói, quên hết cái đói quá khứ để áo gấm về làng, khoe khoang cái no, cái bụng to, cái rửng mỡ của những con trâu già tìm về đồng nội gặm có non, gặm cả cỏ non trên mảnh đất xéo của đồng đội xưa. Chẳng đặng đừng tôi phải nhắc quá khứ để khi chúng ta đang sống nhờ ở đậu trên đất Mỹ “thiếu đói” này thì chớ chê gạo ông địa làm nghẹn cổ!
Chuyện xẩy ra mới như ngày hôm qua thôi, sáng trưa chiều tối, mỗi lần sau khi đi khổ sai về, anh thường nhìn quanh bốn bức tường trại giam rồi lẩm bẩm một mình “Có cái gì ăn không nhẩy?”, và ngày hôm nay, câu anh hỏi thường xuyên là “Hôm nay ăn đồ gì nhẩy?”
Câu hỏi này nghe quen quen, đi đâu cũng gặp, từ trong gia đình cho tới ngoài đường, từ sở làm việc cho tới SPA, nơi người người đến đó để khổ công luyện tập cho tiêu mỡ. Điều đó chứng tỏ chúng ta đang sống trong một xã hội thừa mứa thực phẩm. Thừa thực phẩm là điều đáng mừng, là hạnh phúc, chứ không có nghĩa thừa thực phẩm rồi coi rẻ, coi thường của trời ban cho, có phải thế không?
Bức ảnh gây xúc động lớn cho người xem toàn thế giới cuả Kelvin Cartetr, 1994. |
Anh à! Biết bao thuộc cấp của anh vì không có mảnh bằng 3 năm “học đại” nên bị ở lại, nhất là những người thương binh đang sống trong khốn cùng, thiếu thốn và đói khát (chứ không phải “thiếu đói” như nhiều con vẹt hải ngoại nói ngược theo kiểu VC). Đã có khi nào anh nhớ tới họ chưa nhỉ? Anh chê gạo trong khi họ bò lê trên đôi mông bịt vỏ bánh xe hay đi guốc bằng tay để xin từng hạt gạo đó anh! Trong chúng ta có bao nhiêu người giầu sang như anh và cũng “nghèo nàn” như anh? Tôi nhớ mãi kỷ niệm cái ngày tôi cầm xấp vé nhạc hội gây quỹ cho thương binh mời hai ông tốt tướng phì lộn như anh, đẩy một xe thực phẩm đầy nhóc như anh, mua ủng hộ thì họ lắc đầu với hai tiếng rất lịch sự “cám ơn”.
Xa hơn một chút, anh có bao giờ nhìn thấy đồng bào trong nước XHCN, quê hương yêu dấu của anh ngày trước, ngay lúc này đây, bên cạnh cái xe giá triệu đô của cán bộ thì vô số trẻ em sống trên đống rác! Có bao giờ anh nhìn thấy hình ảnh một người đàn ông gốc thiểu số cỡ tuổi anh tuổi tôi, ngồi đầu gối quá tai, khố rách thò cu ra ngoài, hai tay bới đống than tìm xem trong đó có cái gì ăn được không? Hình ảnh này y hệt như anh và tôi ngồi bên đống lửa đêm đông năm 1978 ở trại 8 Hoàng Liên Sơn. Đêm Đông lạnh quá không ngủ được, anh và tôi ngồi bó gối bên đống lửa ở giữa nhà, tay cầm que gẩy những cục than bắn ra những tia lửa nổ lép-bép rồi cả anh và tôi vô tình cùng thốt lên một lúc:
- “Giá bây giờ mà có củ khoai vùi vào than này thì... xướng nhỉ!”
Nói xong hình như hai chúng ta cùng nuốt nước miếng nghe cái “ực”!
Nước miếng mà nhiều như thế thì chả có cái gì có thể làm chúng ta bị nghẹn họng phải không, người bạn đồng tù?
Đi xa hơn tý nữa, ra khỏi tầm nhìn của anh nên chắc anh chưa được ngắm tấm hình diễn tả về cảnh ngồi chờ chết đói đã được phổ biến trên internet? Để tôi nói sơ qua cho anh biết chứ chẳng hy vọng gì anh bị “nghẹn họng”:
Giữa đồng khô cỏ cháy, một em bé trần truồng chỉ còn da bọc xương sắp chết đói, không đủ sức bò đến nơi phát thực phẩm chỉ cách non cây số, em gục đầu xuống đất chờ chết! Cách đó dăm mét, một con kên kên đứng chờ em chết để ăn thịt! Kevin Carter chụp xong bức hình rồi vì lý do gì đó không cứu em mà lại bỏ đi nên chỉ ba tháng sau anh ta đã tự tử!
Những ai chưa “được” hưởng lòng khoan hồng nhân đạo trước sau như một của XHCN thì không thể cảm thông được cái đói nó như thế nào, cái đói nó đi với cái rét nó xướng tê thế nào nên họ có thể đứng trước tủ với hằng trăm bộ quần áo mà than: “Mặc cái gì nhỉ?” Họ có thể đứng trước tủ lạnh, trong đó chứa tất cả thực phẩm gồm: tôm, bò, gà, cá, heo v.v... và hằng chục thứ trái cây rồi than: “Hôm nay ăn đồ gì nhỉ?” Và đứng trước những đống gạo ngon, họ có “quyền” chọn lựa khen chê. Nhưng anh, chúng ta, là những người đã từng ăn “tai gỗ” rồi đi ỉa ra mộc nhĩ, đã từng nuốt chửng khoai lang hà bị nghẹn thì chớ nên phí phạm của trời, chớ nên chê ăn gạo ông địa bị nghẹn trong khi ngay giờ phút này trên thê giới có hằng tỷ người đang thiếu ăn.
Xin Thượng Đế ban phước cho anh luôn luôn được ăn cơm ngon miệng.