Lê Ngộ Châu, 160 Phan đình Phùng

Nhà báo Lê Ngộ Châu, điều hànhtạp chí Bách Khoa tại Sài Gòn trước 1975, qua đời tạiThành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 9 -2006, thọ 83 tuổi. 

 


Ít người biết đến tên Lê NgộChâu vì ông không viết sách, viết báo, chỉ âm thần phụtrách tòa soạn tạp chí Bách Khoa trong non hai mươi năm.Nhưng đa số những người làm văn học tại Miền Namtrước đây đều biết và quý mến, thậm chí chịu ơnông dẫn dắt. Muốn hiểu tình cảm sâu đậm đó, phảibiết Bách Khoa không những là tạp chí có đời sống lâudài nhất (1957-1975), mà còn có những đóng góp lớn laocho đời sống văn hóa Miền Nam thời đó.

Nhà văn Võ Phiến là người hợptác chặt chẽ với Bách Khoa suốt thời gian này, đã nhậnđịnh chính xác:

« Bảo tờ Bách Khoa thành cônglà không phải chỉ nghĩ đến cái tuổi thọ của nó màthôi. Tuổi thọ dắt theo một số ưu điểm khác. Ngườita nhận thầy Bách Khoa qui tụ được đông đảo cây bútthuộc nhiều thế hệ kế tiếp nhau ; nó phản ảnh cácchuyển biến của văn học qua nhiều giai đoạn; nó lưulại một khối lượng bài vở lớn lao và giá trị, mộtkho tài liệu cho việc tìm hiểu cuộc sống của Miền Namtrên nhiều phương diện : kinh tế, văn hóa, chính trịv.v… Trên Bách Khoa không phải chỉ có thơ văn, mà có cảnhững khảo luận về văn học, sử học, ngữ học, triếthọc, tôn giáo, hội họa, âm nhạc… ; như thế khôngnhững trên Bách Khoa có những tìm tòi về nguồn gốc dântộc, về các vấn đề của văn học cổ điển nướcnhà chẳng hạn, mà còn liên tiếp có những giới thiệucác trào lưu tư tưởng Âu Tây mới nhất lúc bấy giờ :tiểu-thuyết-mới, hiện tượng học, cơ cấu luận v.v…. 

Cũng như tờ Văn, Bách Khoa làmột tạp chí dung hòa rộng rãi mọi khuynh hướng.

Không có chủ trương « văn nghệcách mạng » cũng không chủ trương « vượt thời gian »,nó đăng bài của các lão thi sĩ tiền bối Đông Hồ,Quách Tấn, Vũ Hoàng Chương, lẫn truyện của Thanh TâmTuyền, Trùng Dương… Về mặt chính trị, sức dung hòacủa nó khiến có lần Nguyên Sa nói đùa : Bách Khoa làmột vùng xôi đậu. Nó đón nhận cả Nguyễn văn Trung,Nguyễn Ngọc Lan, Vũ Hạnh, lẫn Võ Phiến, Vũ Bảo… »(Văn học Miền Nam, Tổng Quan, 2000, tr. 239). 

Nguyên Sa dùng chữ « xôi đậu »không nhất thiết là nói đùa. Ở một nơi khác, ông cóviết « Bách Khoa với đời sống lâu dài không bị xếpvào hàng ngũ báo nhà nước » (Bách Khoa, số kỷ niệm 14năm, 15-1-1971). Lời này bổ sung cho lời kia, và nói lênmột sự thật kỳ lạ : Bách Khoa, nguyên ủy là của hộiVăn Hóa Bình Dân, một hội đoàn trực thuộc văn phòngchính trị của Ngô Đình Nhu, do Huỳnh văn Lang chủ trì ;hội này cai quản những trường Bách Khoa Bình Dân, do đócó tên báo Bách Khoa, còn gọi là Bách Khoa Bình Dân. 

Huỳnh văn Lang giám đốc ViệnHối Đoái, người bỏ tiền ra báo, là bí thư LiênKỳ Nam Bắc Việt Nam của đảng Cần Lao mà Ngô Đình Nhulàm tổng bí thư. Năm đầu, 1957, ông Lang điều khiển tờbáo, viết bài về kinh tế khi Phạm ngọc Thảo viết vềquân sự, chính trị ; 1958 ông Lang đi tu nghiệp ở Mỹ,giao Bách Khoa cho Lê Ngộ Châu điều hành ; năm 1963 ôngLang bị bắt vì tội kinh tài cho chế độ Diệm, thì LêNgộ Châu tiếp tục nhiệm vụ, anh em thường gọi là LêChâu. Nhưng báo vẫn đứng tên Huỳnh văn Lang cho đếntháng 2-1965, báo phải đổi tư cách pháp nhân, lấy tênBách Khoa Thời Đại, do Lê Ngộ Châu đứng tên chủnhiệm, và đến tháng 1-1970, lấy lại tên Bách Khoa. 

Với gốc gác như vậy mà BáchKhoa được xem như là báo « xôi đậu », không bị xếpvào hàng ngũ « báo nhà nước » như Nguyên Sa ghi lại, vàđóng góp lớn lao với đời sống văn hóa như Võ Phiếnnhận định, là nhờ công lèo lái của Lê Châu. 

Nguyên Sa trong bài báo đã dẫn,đã mô tả một buổi họp tòa soạn, tại Ngân Hàng QuốcGia, khoảng 1957 : « bàn cãi về tờ Bách Khoa đã diễn rasôi nổi. Lê Châu mặt trắng ngồi lặng lẽ, ít nói,hiền hòa. Thỉnh thoảng anh cất lời, toàn những lờinhẹ nhàng, vừa phải, nghiêm túc, không gây sóng gió nào». Đúng là hình ảnh Lê Châu. Về mặt ứng xử hằngngày, thì Vũ Hạnh có lần tập Kiều: «ở ăn thì nếtcũng hay, ra điều ràng buộc thì tay cũng già ». Đúng làLê Châu. 

Nhờ đức tính kín đáo, hòanhã, Lê Châu đã tập hợp không những trên mặt báonhiều khuôn mặt khác biệt, thậm chí trái ngược vềhoàn cảnh, tính tình lẫn chính kiến, mà còn quy nạpđược nhiều bè bạn đến từ những chân trời khácnhau, trong đời sống cụ thể hằng ngày. Chưa kể nhữngtác giả sinh sống ở ngoài nước thường xuyên gửibài về cộng tác. 

Lê Châu kiến thức rộng,thường xuyên giao tiếp với quan chức hay các nhàvăn hóa danh vọng, nhưng luôn luôn từ tốn, trong cáchứng xử hàng ngày, với những người viết trẻtuổi. Ông đặc biệt lưu tâm đến những ngườiviết mới, viết từ các tỉnh nhỏ, đặc biệt làtừ Miền Trung. 

Bách Khoa là một tờ báophổ thông, chủ tâm vào những đề tài chính trị,quốc tế, kinh tế, khoa học, chỉ dành một phầncho văn học nghệ thuật, nhưng về lâu về dài đãcó những đóng góp lớn lao cho bộ môn văn nghệ.Về sau, phần văn nghệ này lại là khối tài liệuquý giá. 

Lê Châu còn là gương sáng vềđức khiêm tốn trí thức. Hai chữ Bách Khoa bìnhthường được dịch ra tiếng Pháp là Encyclopédietheo nghĩa từ điển bách khoa, hoặc tư trào BáchKhoa trong văn học Pháp thế kỷ XVIII ; nhưng Lê Châukhông nhận từ này, cho rằng quá to tát so với tờbáo. Ông dịch Bách Khoa là Variétés, sát nghĩa là «tạp chí ». Ông sành nhưng không sính tiếng Pháp. 

Lê Châu là kẻ sĩ theo truyềnthống, luôn luôn mực thước, trong nếp trung dung củacửa Khổng sân Trình và theo nếp mực thước, justemesure của bực trí thức tân học. Trong đời sống,ông là người bảo thủ ; trên cương vị chủ báo,ngược lại, ông khuyến khích văn chương trẻ và tưtưởng mới, nhưng chừng mực thôi. 

Bách Khoa mỗi số cố côngđưa xã hội Việt Nam đi kịp thời đại Âu Mỹ,nhưng Lê Châu không ưa thời thượng, dị ứng vớilời văn hay thái độ kệch cỡm. Ông không ưa lốisống nhệ sĩ huênh hoang. Bách Khoa là báo trườngvốn, có quảng cáo đều, có độc giả ổn định,nên không cần theo thời trang, câu độc giả. Khi đăngtừng kỳ truyện « Vòng tay học trò », của Nguyễnthị Hoàng, sau này sẽ gây nhiều dư luận phản đốivề mặt đạo lý (cô giáo yêu học trò) là Lê Châucó cân nhắc, và chứng tỏ tư tưởng phóng khoáng. 

Có lẽ Bách Khoa là tạp chígiới thiệu nhiều nhất các phong trào tư tưởngmới, từ văn học đến triết học, ví dụ tư tràohiện sinh, mà lúc ấy không phải ai ai cũng hưởngứng. 

Khi được tin Lê Châu mất, tôicó điện thư cho nhà văn Trần Hoài Thư, anh trả lời làđã được Lữ Quỳnh điện thoại thông báo : cả haicùng lò Bách Khoa. Anh kể : mình là quân nhân, từ CaoNguyên về Sài Gòn, hẹn với người yêu - vốn là độcgiả hâm mộ, từ Lục Tỉnh lên - tại tòa soạn BáchKhoa, 160 Phan đình Phùng. Sau đó hai người thành vợ thànhchồng.

Tôi còn giữ trong tay số BáchKhoa Thời Đại đầu năm 1968, có đăng truyện « TrênĐồi nhìn xuống » ký tên Trần Quý Sách, bên cạnhtruyện Võ Phiến, Võ Hồng, Linh Bảo ; và bài thơ «Một vì sao lạ » ký Trần Hoài Thư bên cạnh thơĐoàn Thêm, Bùi Khánh Đản và thơ Đông Hồ tặngVũ Hoàng Chương.

Trụ sở Bách Khoa là nơi hẹn vàlà hộp thư . Chuyện tình Trần Hoài Thư, lúc ấy còn kýTrần Qúy Sách, là chính đáng, còn những quan hệ linhtinh, bay bướm của các nhà văn, nam và nữ, thì hằng hàsa số. Nhưng Lê Châu không bao giờ kể.

Bây giờ thì anh vĩnh viễn imlặng. 

Với nhiều bạn bè, dù là thânthuộc, Lê Châu vẫn là niềm bí ẩn lớn lao giữa cơngió bụi của thời đại.

Khi kết hợp những ngườichính kiến khác nhau, trong suốt thời gian ấy, khôngbiết Lê Ngộ Châu, trong ý thức hay tiềm thức, cónuôi ước mơ hòa giải và hòa hợp dân tộc haykhông. 

Tôi ngờ ngợ.