Cháu nội vua Thành Thái sống khốn khó ở Sài Gòn
Người đàn ông dòng dõi hoàng tộc có con gái bị bại não, sống trong căn phòng thuê chừng 12 m2 đang phải chạy đôn đáo từ nghề phụ hồ đến xe ôm để kiếm tiền trang trải.
Mồ hôi nhễ nhại, người đàn ông hơn 50 tuổi có nước da rám nắng trở về nhà trong bộ quần áo lao động tuềnh toàng. Vẻ mặt khá suy tư, ông cho biết vừa chạy lòng vòng nhiều nơi xin làm phụ hồ bởi ra Tết công trình khá hiếm. Ít ai biết, ông là Nguyễn Phước Bảo Tài - cháu nội vua Thành Thái.chau-noi-vua-thanh-thai-song-khon-kho-o-sai-gon
Bảo Tài sinh năm 1964 tại Cần Thơ. Cha ông là hoàng tử Vĩnh Giu, con thứ 7 của vua Thành Thái và là em ruột vua Duy Tân. Chữ lót Bảo của ông được lấy từ bài “Đế hệ thi” do vua Minh Mạng biên soạn. Bảng tên lót này chỉ dành cho con cháu của vua, những người có khả năng thành hoàng đế.
Chuyện hoàng tử Vĩnh Giu lưu lạc đến Cần Thơ, sinh ra Bảo Tài bắt nguồn từ những năm cuối thế kỷ 19. Sau khi vua Hàm Nghi khởi xướng phong trào Cần Vương, bị thực dân Pháp bắt. Đến năm 1889, Thành Thái được chính quyền bảo hộ Pháp dựng lên. Nhưng với tinh thần yêu nước, ông tỏ thái độ chống đối nên bị truất ngôi và lưu đày sang đảo Reunion - hòn đảo nhỏ của Ấn Độ Dương. Tại đây, cựu hoàng sống với 9 người con.
Sau 31 năm lưu đày, năm 1947 nhà vua cùng gia đình được người Pháp cho về nước. Trở lại cố hương, ông ở Vũng Tàu nhưng các hoàng tử bị phân tán đi khắp nơi.
Hoàng tử Vĩnh Giu bị người Pháp đưa về Cần Thơ làm ngành cầu đường. Năm 1951, ông kết hôn với bà Lý Ngọc Hóa sinh ra 7 người con, Nguyễn Phước Bảo Tài là con út.
“Cha tôi do sức khỏe yếu nên sau thời gian làm cầu đường đã xin nghỉ rồi mưu sinh bằng nhiều nghề khác như nhạc công, sửa xe đạp... Ông bà phải rất vất vả mới nuôi mấy anh em tôi lớn khôn. Bản thân tôi khi nhỏ phụ bán vé số giúp gia đình”, ông Tài cho biết.
Dù làm nhiều nghề tay chân, ít được coi trọng, cuộc sống nghèo túng nhưng hoàng tử Vĩnh Giu vẫn giữ lối sống nho nhã. Ông mang phong thái của một vị hoàng tử dù mọi chuyện chỉ còn trong dĩ vãng. “Thời gian lưu đày xứ người cha tôi ăn uống theo cách Tây phương nên về Cần Thơ vẫn giữ thói quen dùng dao, dĩa trong bữa ăn. Ông thích ăn bánh mỳ chấm sữa, khoai tây chiên rồi mặc quần cộc, mang giày tập thể dục”, ông Tài hồi tưởng.
Năm 2005, Thủ tướng Võ Văn Kiệt biết tin con cháu vua Thành Thái ở Cần Thơ đã đến thăm. “Lúc đó bác Kiệt có hỏi gia đình tôi vốn dòng dõi hoàng tộc nhưng sống khó khăn thế này thì cần giúp gì. Ba tôi trả lời rằng mời ông nhìn nhà thì biết, trộm không dám vô vì sợ dẫm phải người chứ có đồ đạc gì đâu”, ông Tài kể.
Sau nhiều lần đến thăm, cố Thủ tướng đề nghị chính quyền thành phố tặng cho Vĩnh Giu ngôi nhà tình nghĩa. Ông cũng giúp đỡ công việc cho các con hoàng tử. Riêng Bảo Tài được cố thủ tướng tặng chiếc xe máy để hành nghề xe ôm.
“Sống 50 năm ở Cần Thơ nhưng hàng xóm xung quanh không ai biết cha con tui là con cháu vua. Khi Thủ tướng Kiệt đến thăm mọi người mới ngã ngửa. Nhiều người tặc lưỡi nói sao con cháu của vua mà sống khổ thế”, ông Tài nhìn xa xăm.
Hai năm sau ngày ông Kiệt đến thăm, hoàng tử Vĩnh Giu qua đời, di cốt được đưa ra Huế chôn ở lăng Dục Đức. Trong cuốn Hoàng triều Thành Thái ngọc phả của gia tộc Nguyễn Phước có ghi rõ Nguyễn Phước Vĩnh Giu là hoàng tử con của Thành Thái với Hoàng phi Chí Lạc.
Rít hơi thuốc dài, ông Tài cho hay nghề xe ôm kiếm ba cọc ba đồng nên đến năm 2004 (40 tuổi) ông mới lấy vợ. Hai năm sau, ông có con gái và được cha lúc đó nằm trong bệnh viện đặt tên là Nguyễn Phước Thanh Tuyền.
“Một cái tên hoàng tộc nữa nhưng số phận của cháu cũng khốn đốn như cha ông nó. Tuyền bị bại não nên nằm một chỗ, không nói chuyện, không tự ăn uống được. Vợ chồng tôi mang cháu chạy chữa khắp nơi nhưng vô phương và cũng vì không có tiền”, ông nói.
Cơ duyên đưa ông lên Sài Gòn sinh sống gần một năm nay cũng vì đứa con gái độc nhất. Sau khi chạy chữa khắp nơi, một thầy thuốc ở quận Bình Tân châm cứu miễn phí thường xuyên cho bé Tuyền đã làm em tỉnh táo, lanh lẹ nên vợ chồng Bảo Tài quyết dọn lên gần đó ở trọ để ngày ngày tiện cho việc chữa bệnh.
Lúc đầu họ thuê căn phòng dưới tầng trệt nhưng 2 tháng sau phải lấy phòng trên sân thượng rộng khoảng 12 m2 với giá rẻ hơn. Cực nhất là những lúc cõng con lên xuống. Hàng ngày bé Tuyền xuống đất chơi với mẹ trước nhà hoặc được gửi ở trường.
Bảo Tài lên Sài Gòn không nghề nghiệp nên ông đi hết chỗ này để chỗ khác để xin làm phụ hồ. Một ngày ông kiếm khoảng 200.000 đồng nhưng cũng tùy hôm vì đợi có người thuê.
“Tôi cũng lo lắm, giờ vợ chồng còn sức khỏe còn chạy chữa được cho con. Khi già yếu không biết nó sao nữa. Số tiền ít ỏi dành dụm được ở quê đã hết sạch”, cháu nội vua Thành Thái cho hay.
Nghèo khó bám riết nên ngay việc về Huế thắp nén nhang cho cha gần 10 năm nay ông chưa thực hiện được. “Mang tiếng là con cháu hoàng tộc nhưng tôi chưa đến Huế bao giờ. Chưa biết lăng mộ của ông nội, của cha ngoài đó sao nữa. Làm con cháu vậy là bất hiếu nhưng thật sự tôi không có cách nào”, ông Tài nói.
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, vợ ông cho biết khi quen nhau bà không biết ông là cháu nội vua, lúc về cha Bảo Tài gọi vào nói rõ mọi chuyện. “Biết cũng chỉ để bụng vậy thôi bởi hai gia đình đều nghèo khó, thời thế cũng đã khác rồi. Tui lấy vì thương cái tính của ổng chứ nghĩ gì khác đâu”, bà Thủy chia sẻ và cho biết mong muốn lớn nhất của hai vợ chồng là chữa được bệnh cho bé Tuyền.
“Qúa khứ vàng son của cha ông cũng chỉ là cái lâu lâu nghĩ về mà tự hào. Giờ phải nhìn vào tương lai, nghèo nhưng sống sao tử tế, không phụ tổ tiên, dòng tộc mình. Sống nghèo khó nhưng ý nghĩa với con cái là được rồi”, ông Tài nói.
Mồ hôi nhễ nhại, người đàn ông hơn 50 tuổi có nước da rám nắng trở về nhà trong bộ quần áo lao động tuềnh toàng. Vẻ mặt khá suy tư, ông cho biết vừa chạy lòng vòng nhiều nơi xin làm phụ hồ bởi ra Tết công trình khá hiếm. Ít ai biết, ông là Nguyễn Phước Bảo Tài - cháu nội vua Thành Thái.chau-noi-vua-thanh-thai-song-khon-kho-o-sai-gon
Bảo Tài sinh năm 1964 tại Cần Thơ. Cha ông là hoàng tử Vĩnh Giu, con thứ 7 của vua Thành Thái và là em ruột vua Duy Tân. Chữ lót Bảo của ông được lấy từ bài “Đế hệ thi” do vua Minh Mạng biên soạn. Bảng tên lót này chỉ dành cho con cháu của vua, những người có khả năng thành hoàng đế.
“Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh
Bảo Quý Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương”
Bảo Quý Định Long Trường
Hiền Năng Kham Kế Thuật
Thế Thoại Quốc Gia Xương”
綿洪膺寶永
保貴定隆長
賢能堪繼述
世瑞國嘉昌
保貴定隆長
賢能堪繼述
世瑞國嘉昌
Chuyện hoàng tử Vĩnh Giu lưu lạc đến Cần Thơ, sinh ra Bảo Tài bắt nguồn từ những năm cuối thế kỷ 19. Sau khi vua Hàm Nghi khởi xướng phong trào Cần Vương, bị thực dân Pháp bắt. Đến năm 1889, Thành Thái được chính quyền bảo hộ Pháp dựng lên. Nhưng với tinh thần yêu nước, ông tỏ thái độ chống đối nên bị truất ngôi và lưu đày sang đảo Reunion - hòn đảo nhỏ của Ấn Độ Dương. Tại đây, cựu hoàng sống với 9 người con.
Sau 31 năm lưu đày, năm 1947 nhà vua cùng gia đình được người Pháp cho về nước. Trở lại cố hương, ông ở Vũng Tàu nhưng các hoàng tử bị phân tán đi khắp nơi.
Hoàng tử Vĩnh Giu bị người Pháp đưa về Cần Thơ làm ngành cầu đường. Năm 1951, ông kết hôn với bà Lý Ngọc Hóa sinh ra 7 người con, Nguyễn Phước Bảo Tài là con út.
“Cha tôi do sức khỏe yếu nên sau thời gian làm cầu đường đã xin nghỉ rồi mưu sinh bằng nhiều nghề khác như nhạc công, sửa xe đạp... Ông bà phải rất vất vả mới nuôi mấy anh em tôi lớn khôn. Bản thân tôi khi nhỏ phụ bán vé số giúp gia đình”, ông Tài cho biết.
Dù làm nhiều nghề tay chân, ít được coi trọng, cuộc sống nghèo túng nhưng hoàng tử Vĩnh Giu vẫn giữ lối sống nho nhã. Ông mang phong thái của một vị hoàng tử dù mọi chuyện chỉ còn trong dĩ vãng. “Thời gian lưu đày xứ người cha tôi ăn uống theo cách Tây phương nên về Cần Thơ vẫn giữ thói quen dùng dao, dĩa trong bữa ăn. Ông thích ăn bánh mỳ chấm sữa, khoai tây chiên rồi mặc quần cộc, mang giày tập thể dục”, ông Tài hồi tưởng.
Năm 2005, Thủ tướng Võ Văn Kiệt biết tin con cháu vua Thành Thái ở Cần Thơ đã đến thăm. “Lúc đó bác Kiệt có hỏi gia đình tôi vốn dòng dõi hoàng tộc nhưng sống khó khăn thế này thì cần giúp gì. Ba tôi trả lời rằng mời ông nhìn nhà thì biết, trộm không dám vô vì sợ dẫm phải người chứ có đồ đạc gì đâu”, ông Tài kể.
Sau nhiều lần đến thăm, cố Thủ tướng đề nghị chính quyền thành phố tặng cho Vĩnh Giu ngôi nhà tình nghĩa. Ông cũng giúp đỡ công việc cho các con hoàng tử. Riêng Bảo Tài được cố thủ tướng tặng chiếc xe máy để hành nghề xe ôm.
“Sống 50 năm ở Cần Thơ nhưng hàng xóm xung quanh không ai biết cha con tui là con cháu vua. Khi Thủ tướng Kiệt đến thăm mọi người mới ngã ngửa. Nhiều người tặc lưỡi nói sao con cháu của vua mà sống khổ thế”, ông Tài nhìn xa xăm.
Hai năm sau ngày ông Kiệt đến thăm, hoàng tử Vĩnh Giu qua đời, di cốt được đưa ra Huế chôn ở lăng Dục Đức. Trong cuốn Hoàng triều Thành Thái ngọc phả của gia tộc Nguyễn Phước có ghi rõ Nguyễn Phước Vĩnh Giu là hoàng tử con của Thành Thái với Hoàng phi Chí Lạc.
Hoàng tử Vĩnh Giu cùng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ảnh: Gia đình cung cấp.
Rít hơi thuốc dài, ông Tài cho hay nghề xe ôm kiếm ba cọc ba đồng nên đến năm 2004 (40 tuổi) ông mới lấy vợ. Hai năm sau, ông có con gái và được cha lúc đó nằm trong bệnh viện đặt tên là Nguyễn Phước Thanh Tuyền.
“Một cái tên hoàng tộc nữa nhưng số phận của cháu cũng khốn đốn như cha ông nó. Tuyền bị bại não nên nằm một chỗ, không nói chuyện, không tự ăn uống được. Vợ chồng tôi mang cháu chạy chữa khắp nơi nhưng vô phương và cũng vì không có tiền”, ông nói.
Cơ duyên đưa ông lên Sài Gòn sinh sống gần một năm nay cũng vì đứa con gái độc nhất. Sau khi chạy chữa khắp nơi, một thầy thuốc ở quận Bình Tân châm cứu miễn phí thường xuyên cho bé Tuyền đã làm em tỉnh táo, lanh lẹ nên vợ chồng Bảo Tài quyết dọn lên gần đó ở trọ để ngày ngày tiện cho việc chữa bệnh.
Lúc đầu họ thuê căn phòng dưới tầng trệt nhưng 2 tháng sau phải lấy phòng trên sân thượng rộng khoảng 12 m2 với giá rẻ hơn. Cực nhất là những lúc cõng con lên xuống. Hàng ngày bé Tuyền xuống đất chơi với mẹ trước nhà hoặc được gửi ở trường.
Bảo Tài lên Sài Gòn không nghề nghiệp nên ông đi hết chỗ này để chỗ khác để xin làm phụ hồ. Một ngày ông kiếm khoảng 200.000 đồng nhưng cũng tùy hôm vì đợi có người thuê.
“Tôi cũng lo lắm, giờ vợ chồng còn sức khỏe còn chạy chữa được cho con. Khi già yếu không biết nó sao nữa. Số tiền ít ỏi dành dụm được ở quê đã hết sạch”, cháu nội vua Thành Thái cho hay.
Nghèo khó bám riết nên ngay việc về Huế thắp nén nhang cho cha gần 10 năm nay ông chưa thực hiện được. “Mang tiếng là con cháu hoàng tộc nhưng tôi chưa đến Huế bao giờ. Chưa biết lăng mộ của ông nội, của cha ngoài đó sao nữa. Làm con cháu vậy là bất hiếu nhưng thật sự tôi không có cách nào”, ông Tài nói.
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, vợ ông cho biết khi quen nhau bà không biết ông là cháu nội vua, lúc về cha Bảo Tài gọi vào nói rõ mọi chuyện. “Biết cũng chỉ để bụng vậy thôi bởi hai gia đình đều nghèo khó, thời thế cũng đã khác rồi. Tui lấy vì thương cái tính của ổng chứ nghĩ gì khác đâu”, bà Thủy chia sẻ và cho biết mong muốn lớn nhất của hai vợ chồng là chữa được bệnh cho bé Tuyền.
“Qúa khứ vàng son của cha ông cũng chỉ là cái lâu lâu nghĩ về mà tự hào. Giờ phải nhìn vào tương lai, nghèo nhưng sống sao tử tế, không phụ tổ tiên, dòng tộc mình. Sống nghèo khó nhưng ý nghĩa với con cái là được rồi”, ông Tài nói.