Phương Triều, người lữ hành đi vào bí nhiệm cuộc sống qua tập thơ “Xương Rồng Đen”

Sa Đéc là một tỉnhnhỏ xinh xinh nằm bên bờ Sa Giang êm đềm,một phụ lưu của dòng Tiền Giang. Tôi khôngnghĩ rằng đây là một chốn địa linh nhânkiệt. Nhưng về nghệ thuật sân khấu, nữnghệ sĩ Năm Sa Đéc được vang danhkhắp Nam Kỳ Lục Tỉnh. Bà nổi danh từbộ môn hát bội, rồi hát cải lương, sauhết là ở lãnh vực thoại kịch và điệnảnh. Bà là kiện tướng của nghệ thuậttrình diễn không nhờ thanh sắc mà ở nghệthuật diễn xuất. Nhắc tới bà, chúng ta nghĩtới nữ nghệ sĩ Françoise Rosay của Pháp, haynữ nghệ sĩ Marguerith Rutherford của Anh, JudithAnderson của Mỹ. Và ngoài ra, vào đầu thế kỷ20 có 2 tay kiện tướng khoa bản như Luậtsư Trần Ngươn Hanh, Kỷ sư Lưu vănLang (xuất thân từ trường Đại Học BáchKhoa Trung Ương tại Pháp). Về văn chươngtrước năm 1975 có Sa Giang Trần Tuấn Kiệtnổi tiếng về thơ. Bên văn xuôi có chị LinhTrang (tác giả tập truyện Mưa Chiều) vàPhương Triều. Nhưng lúc đó công việc sáng táccủa họ chỉ như hoa chớm nụ, trăngvừa tròn gương. Cả hai chỉ tung hoành bên báo chínhiều hơn.

Vận nước đổithay, cơ trời xoay chuyển. Khi ra hải ngoại, bênvăn xuôi, hai nhà văn gốc tỉnh Sa Đéc làNguyễn văn Ba, nữ sĩ Tiểu Thu tung ra nhữngtập truyện viết về phong tục trên đấtnước quê hương với bút pháp dí dỏm nồngmặn. Còn Phương Triều bắt đầu khởisắc ở nghệ thật sáng tác thi ca. Bởi anh khôngcộng tác với các báo văn học nổi tiếngnhư Văn, Văn Học, Thế Kỷ 21, Khởi Hànhv.v... nên không đuợc giới sành điệu biếtđến nhiều.

Văn nghiệp củaPhương Triều gồm có : Còn Nhớ Còn Thương (tậptruyện, 1966), Tiếng Hát Hoàng Hôn(tậptruyện, 1966), Sầu Hương Phấn(tậptruyện, 1972), Thơ Phương Triều(thitập, 1995), Trăm Bài Thơ Xuân(thitập, 2000), Xóm Mộ(thi tập, 2001), Giọt Sữa Đất(thitập, 2002). Và sau hết là Xương Rồng Đen (thitập, 2004).

Xếp lại tập thơ XươngRồng Đen, tôi bất đầu ngáp dãdượi. Không phải tôi không thích thú khi đọc nó.Không phải tôi chán ngấy với cái ý tình huyền bí mônglung của anh. Không phải thơ anh không mở cho tôimột cánh cửa, một lối đi, một dòng sôngđể tôi viễn du vào trong đó. Tôi chỉ sợ khibình thơ anh, tôi không đủ khả năng diễntả cái cảm nhận của tôi đối vớithơ anh.

Những bạn văn củatôi như 2 nhà thơ nữ Thụy Khanh, Nguyễn ThịThanh Bình và anh Vũ Tiến Lập có cho tôi biếtPhương Triều là một trong các nhà thơ trộinhất trong các nhà thơ gốc Nam Kỳ hiệnđịnh cư khắp bốn phuơng trời hảingoại. Anh dù không thể song hành với Trần TuấnKiệt, Tô Thùy Yên khi còn ở trong nước, nhưng anhvẫn bước vào loại thơ có lác đác một vàitư tưởng mà vẫn giữ nguyên vẹn vóc dáng vàcốt tủy của thơ. Anh không có sở tri thâmhậu về Phật pháp như Võ Chân Cửu qua các tậpthơ Đại Mộngvà Thảng Lai Thi, không thuần túy sáng tácloại thơ bề ngoài là Trử Tình Ca, nhưng bên trongchói rạng tinh thần Bát-nhã chẳng hạn như NhưChi Lê Thị Hiền (qua thi tập Thơ Hiền). Tuy nhiên,thơ anh vẫn phảng phất bóng dáng tưtưởng về cái ảo ảnh của cuộc phùthế, về cái khao khát niềm hạnh phúc vĩnhcửu của con người qua thơ của Ngô NguyênDũng, của Đặng Thị Quế Phương.

Có một điều đángnói là các thơ gốc Nam Kỳ là Phan Ni Tấn và LâmHảo Dũng dù không phải là thơ tư tưởng màlà thơ cảm hoài, nhưng thơ của cã hai phảnảnh được tâm trạng thế hệ củamột lớp người khổ đau, chịu nhiềuhệ lụy, chứng kiến biết bao cảnh tangthương và chịu nhiều mất mát vềphương diện tinh thần. Cũng vậy, cáiđề tài của thơ Phưong Triều cũng khôngthoát ra ngoài cái quỹ đao của hai anh Phan, Lâm đểtạo cho mình một cương vị sáng sủa trong thigiới. Một lẽ dễ hiểu: anh đã từngsống đọa đày dưới chế độmới, đã nghiệm chứng được cái đaukhổ của con người mình bị tướtđoạt, đã chứng kiến mọi giá trị tinh thầnbị cơn bão thời đại làm sụp đỏ.Anh cũng đã đau khổ vì mọi cái quý báu của lýtưởng, của những giấc mưa vừachớm hình thành mà vẫn chưa có cơ hội nàothực hiện nổi nên đành bị dập tắtmột cách tức tưởi. Riêng thi tập Việt NamThương Khúccủa Kiệt Tấn là một tác phẩmcủa dân tháp ngà học đòi làm giang hồ kiếm khách,làm chiến sĩ xông pha trước mũi đạnlằn tên. Đương sự chỉ dùng lối thơsong thất lụcbát viết lại những thảmtrạng trên quê hương qua các sách vở, chớ không códịp dấn thân vào cuộc sống vào thời giông bãonhiễu nhương. Đó là đương sự làmthơ qua đống tài liệu chết, qua những câutruyện truyền khẩu dược tượngtrưng bằng những cái xác ướp lâu đờitrong các ngôi cổ mộ. Đã vậy, ngôn từ củathơ anh ta ít có công phu sáng tạo, ngôn ngữ thơthiếu chất men quyến rũ. Tập thơ này thua xatác phẩm đầu tay rất dễ thương củađương sự là tập thơ Điệp Khúc TìnhYêu Và Trái Phá’’.

Trở về thi tập XươngRồng Đen, trong số chúng ta sẽ có ngưòi tựhỏi: Những tư tưởng nào mà đượcPhương Triều đưa vào thơ? Triết lýhiện sinh hay triét lý nhân bản? Phật pháp hay triếthọc Lão Trang?Thật khó xác định được.Thơ anh bàng bạc nhiều thứ tư tưởngtriết học lẫn tâm linh, không có tư tưởng nàorõ nét và kéo dài tràng giang đại hải. Có như thếtư tưởng trong thơ anh khỏi trở thànhmột thứ vay mượn lộ liễu. Song moi tưtưởng anh đi vào thơ không nhắm vào cái rốireng khuc khuỷu của hiện tượng, mà nhưnhững mũi tên nhắm vào bản thể hiệnhữu. Nếu nhà văn hay nhà thơ cứ đào xớicái uyển chuyển, cái éo le, cái phức tạp củahiện tượng thì chỉ có thể khai thác nhữngnhân sinh quan của mình. Đi vào bản thể,người cầm bút mới đào sâu vấn đềtriết học và tư tưởng tâm linh.

Chúng ta thử đọc bàikhai đề cùng tựa với thi tập củaPhương Triều: Hoa Xương Rồng Đen’’:

Bụi xương rồng trong chậu

Nở được nụ hoa đen

Mong đợi kẻ thắp đèn

Soi mặt mình hớn hở!

*

Mùa đông tưới nước sôi

Mùa hè dội nước đá

Hoa xương rồng nghiêng ngả

Theo vận đời nổi trôi...

*

Buổi tối ma vương về

Nhìn quanh cuời hả hê

Gai xương rồng có thật

Nhưng hoa là cơn mê !

(trang 3)

Đây có phải là bảntuyên ngôn ẩn núp sau bài thơ giáo đầu cho ý tình trongtoàn thể thi tập chăng ? Hoa đen chỉ là cơn mêbiểu tượng cho cái gi và điều gì ? Gai nhọncó thật thì lại được ẩn dụ cho cái gìvà điều gì ? Có phải chăng cuộc đờidưới ánh sáng Bát-nhã của nhà Phật là cơnđại mộng dẫy đây hoàn cảnh đen tốiđể trở thành ác mộng đói với kẻ lún sâuvào cơn mê lầm ? Cuộc đời vốn là huyễnmộng Và bởi nó là mộng nên các chúng sinh mớithấy nỗi đau khổ, mọi tai ươnghoạn nạn (những gai độc đấy!)đều là có thật.

Trong thi tập XươngRồng Đen, tư tưởng nhà Phật bảnglảng ở rất nhiều câu thơ hoặc ởnhiều đoạn trong bài thơ. Tác giả không đèđầu đè cổ Phật pháp để ép uổngchúng vào thi ca đâu. Một khi ngọn bút anh nở hoa, bóngPhật và bóng Bồ-tát nuờm nượp hiện về.Dù là cái bóng, dù dưới thiên hình vạn trạng khácbiệt nhau đều sản sinh từ một thựcthể cả.

Xuôi mút dòng sông chưa thấy biển

Nghe chừng chân trợt hóa hư vô

Lỡ tay moi hết từng mê hoặc

Từ đáy hồn reo tiếng bão xô!

*

Rót bao nước đủ cho đờikhát ?

Rửa mât hiền nhân đặc sáp khô

Kéo thêm chỉ nối diều hoan lạc

Dẫu một trùng dương cũnghải hồ !

*

Cho chút trăng xưa về bến cũ

Mắt già thôi lạnh nếp khăn sô

Tiếng ai ầm ỉ ngày chiêu niệm

Còn chút từ tâm cũng ý đồ !

*

Ghé qua hương gió cười xanhmộng

Ngọn tóc hài nhi nắng nhấp nhô

Đời bắt đầu dư nămtháng lạnh

Như đời có thật giữa hưvô!

(Có Thật, trang 57)

Cái mà chúng ta thấy biếtqua năm giác quan, qua khái niệm chỉ là cái thấybiết dựa trên cái vô thường huyễn hoặc. Chonên tác giả hoài nghi những khuôn mặt thánh hiềnchỉ là cái mặt nạ bằng sáp. Con ngườivốn có dục vọng to tát và bất tuyệt thì làm saohọ nắm bắt sự thật tuyệt đối.Ngay cả cái chút từ tâm của con người chưachắc phải là lòng bác ái chân thật mà là một ýđồ cầu danh hay cầu lợi gì đó. Cuộcđời ở cõi Ta bà nầy không phải là cái cóthật tuyệt đối vì trong sắc có không, trong khôngcó sắc (như đời có thật giữa hư vô).Nếu hiểu được như thế, chúng tamới có thể khởi hành vào chứng ngộ.

Lộn đêm thành giấc ngủ ngày

Kéo theo bóng mộng mệt nhoài giữatrưa

Nắng vàng chưa kịp xanh dưa

Đã rơi rụng xuống chỗvừa mưa qua!

*

Mời trăng ngủ nán hiên nhà

Tiếng thơ thủy mạc hươngtrà thủy tiên!

*

Bút đâu vấy mực hảo huyền

Vung tay vẽ lối đào nguyên kẹtđường!

Xe đò chạy sớm tinh sương

Bồn binh kẻ chợ thảmthương vật vờ

*

Lạc từ ngọn cỏ phất phơ

Từng con bướm mộng bơ vơgiữa đời...

(Bóng Mộng, trang 8)

Bài thơ nói lên cái trái trắcđảo điên trong cuộc sống Trong cõi phù dunhốn nháo và trái trắc đó, có những điềuchưa kịp thành hình mà phải chịu cảnh dậptắt một ách tức tuởi (Nắng vàng chưakịp xanh dưa/ Đã rơi rụng xuống chỗvừa mưa qua). Ở đây chúng ta có thể nghĩđén những con người chưa kịp trưỏngthành mả phải yễu mệnh chết non. Và cũngtrong cõi ấy, mọi thưởng ngoạn, mọi sáng táccủa người nghệ sĩ cũng trở nênhuyễn hoặc và sa vào ngõ bí (xin đọc phânđoạn thứ 2 của bài thơ). Nhưng dù có bịđưa đẩy bởi nghiệp lực nhưngọn cỏ phất phơ trong gió, con ngườivẫn cứ mộng, chưa thúc tỉnh đểnhận diệni cái bản lai diện mục củahiện hữu (xin đọc hai câu cuối của bàithơ).

Từ đó vong thân vào nghiệpchướng

Mặt đời ràn rụa bóng chiêm bao

Đêm đen tròng mắt ngày râu trắng

Từng lớp môi khô bật máu đào.

*

Xúm nhau diễn tới cùng im lặng

Rồi bật cười như mớiđược đau!

Neo hồn thương tích vào thươngtật

Rồi lại buồn như chẳngthể nào....

(Nẻo Hồn, trang 85)

Như thế, còn mê là còntrầm luân trong bể khổ. Đây là hồi chuôngcảnh tỉnh gióng giã của Đức Phậtđưa con người tránh khỏi Neo hồnthương tích vào thương tật / Rồilại buồn như chẳng thế nào...’’.

Con người nếu cócuộc sống bình ổn, nếu mọi ao ướccủa ai đó được thực hiện bằng cáchnày hay cách khác, đương sự thường săn tìmnhững mộng ước mới. Y ta không có thờigiờ nhìn sâu vào những hiện tượng của mọihiện hữu trong cuộc đời huống hồ làcái bản thể chung của mọi hiện tượng.Chính những con người đau khổ mới códịp tư duy, mới có dịp nhìn sâu vào nhữnghiện tượng tiêu cực của đời sống:những tai ương, những đau khổ, những tanvỡ của mọi ước vọng, những tranhchấp và mâu thuẩn trong xã hội, cái phù du huyễnhoặc của kiếp nhân sinh... Do dó, họ tìm tòi ra cáinguồn gốc tiêu cực lẫn tích cực chung củavạn hữu. Từ đó, vấn đề tâm linh vàvấn đề triết học mới đượchọ quan tâm.

Ở truờng hợpPhương Triều, dưới chánh thể Việt NamCộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam, anh sốngtương đối thoải mái. Nhưng sau cuộc đổiđời kể từ sau ngày 30/ 4/ 1975 cho tới khi rahải ngoại, cuộc sốngcủa anh đã trởthành khổ ải lầm than. Anh mới có dịp nìn sâu vàocái góc rễ của niềm bất hạnh mình, cái trầmluân của nhân sinh. Dù có tiếp xúc với 2 bộ môntriết học và tâm linh hay không, anh vẫn phải tìm chomình một hệ thống nhân sinh quan nào đó đểtrực diện với hoàn cảnh mới, đểđương đầu với mọi trắc trởtruớc một cuộc sống tối đen đầycạm bẫy. Do đó, thơ anh không còn đơngiản và thấm ướt mạch trữ ình lãng mạnnữa. Nó lột xác thành một loại thi ca có chiều sâuhun hút, choáng ngợp cái bí nhiệm của cuộc sống.

Khi giấc ngủ không còn mộngđược

Trái trời xanh rụng trắng mặtđêm hoang

Tiếng trống vọng xôn xao vào ngõruột

Vỗ hồn khon thảng thốt gọitrăng tàn!

*

Cuối lưu vực sỏi chao dòngnghịch thủy

Vác nhục nhằn sông lặng xuốngđa mang

Tay cõi thế nối mưa vào đọtnõn

Bởi kỳ dư gốc gác đẫmsương tan!

*

Tay vấy đậm những lầnrơi rớt vụn

Người vô tư ngồi giữamộng vô vàn

Miếng vinh nhục mấy khi mà lơ láo

Chút dây thòng sao thắt đủ nghiệtoan?

*

Tiếng trống chợ tưỏngđâu mùa tựu học

Cắt trầm luân chia đủ giọngrao hàng

Ông Tám hôm qua bà Ba bữa trước

Tắm rửa bao lần chưa tớiđược cao sang!

*

Chơi bản ruột sao đờn theotrật ý?

Rớt nhịp mơ hồ sao cấtgiọng lên ngang?

Bao tội vạ đổ lên đầutội nghiệp

Nước sông đầy sao đáyruộng khô khan?

(Bản Ruột, 50, 51)

*

* *

Chúng ta hãy ngưng bướcviễn du vào các lãnh vực tư tưởng, hãyhượm đừng vội vào các môi trường nhânsinh quan của nhà thơ Phương Triều. Bây giờ cónhiều người tự hỏi: Phương Triềuoằn vai gánh vác tư tưởng vào thơ, nhưngthơ có chấp nhận chúng không? Thơ anh có bịdị ứng với những ý tưởng chỉ cóthể hiện diện trong các cuốn biên khảotriết học và tâm linh không? Có phải đó là những ýtưởng không thể phù hợp với môi trườngthi ca làm cho thi ca không thể tiêu hóa chúng nổi và phảithượng thổ hạ tả chúng ra ngoài không?  Xin thưa, Phương Triềutrước khi đưa tư tưởng hay nhân sinh quanvào thơ của mình thì anh đã biến ngôn ngữ củahai môn học khô khan ấy thành ngôn ngữ tạo hìnhrất gợi cảm và thơ mộng, tức là ngônngữ của thơ. Như thế, đã là ngôn ngữthơ thì lẽ nào lại chui vào thơ một cách khókhăn hay sao? Lẽ nào con cá không thể chuồi vàonước để được bơi lội vẫyvùng hay sao?

Nhưng mà ngôn ngữ thơcủa Phương Triều không quá giản dị, bôctrực và nhất là không suông đuột như thân thểcô gái già ốm yếu chẳng có ngực, không có môngtức là không có nét gồ ghề ngoạn mục gì ráotrọi. Trái lại, nó được canh tân,được cải tiến, được mỹlệ hóa để đuợc trở thành một thứngôn ngữ thuần óc sáng tạo, thuần túy...phương triều, không trùng lẫn ngôn ngữ thơcủa ai khác.

Xé một chỗ mọc lành trăm ghẻlạnh

Đêm địa cầu da thịtđất đâm gai

Bẫy rập vô tư khuôn vàng thướcngọc

Chân đạp nhằm bóng mộng xác xanhphai.

*

Mưa hào sảng hư từ trên miệngthế

Nụ cười đen xối xảmặt u hoài

Một lẽ sống có muôn vàn nhiễusự

Thân nhọc nhằn lê lết nỗi chuacay!

*

Người dở chết mím môi ghìmngấn lệ

Kẻ tồn sinh hồi hộp thởhương phai

Mặt thỏ hôm qua mặt mèo hômtrước

Thêm miệng lằn lưỡi mốigiọng bi ai!

*

Cá ngộp thở ngậm rong vàng giữabụng

Kịch trường đen chợttrắng mặt bi hài

Nối tao võng ru xanh ngày tĩnh mịch

Chút tàn tro lồ lộ máu xương ai!

*

Chưa kịp tới tưởng đâucòn kịp lúc

Tới kịp rồi hồi hộpchỗ lung lay!...

(Nụ Cười Đen,trang 148)

Đây là một bài thơđưa chúng ta đối diện với cái bi đátcủa con người, cái ngang trái nhục nhằn củacuộc sống, cái thảm thương của những kẻolao thân vào cạm bẫy tai ương, chắc có lẽ vìmê say một ảo ảnh nào đó. Ngôn ngữ thơmờ mờ nhân ảnh, xen vài câu thơ huyền bí rấtthơ rất mộng chẳng hạn như : Nối taovõng ru xanh đời tĩnh mịch. Nhưng nó cũng khônghủ nút như thơ của nhóm Xuân Thu Nhã Tập, nhưthơ của Bùi Giáng. Nó được che phủ bởimột màn sương mỏng, vừa đủ đểhiện le lói những chấm đèn lửa quạnh hiu. Cóvậy, nó mới làm cho hơi thơ thêm se sắt ngậmngùi, làm cho ý tình thêm thâm thúy, và nhất là khơi dậy ócliên tưởng của người đọc thêm dằngdặc bao la. Chúng ta ngờ ngợ ẩn sau mặtchữ, tác giả còn có điều gì muốn nói mà khôngthể nói ra vì chữ nghĩa vón bất lực, chưađủ khả năng diễn tả những ý tình,những thâm u ẩn mật của sự thật toànvẹn và rốt ráo.

Vũng đựng trăng nghiêng ngàynước cạn

Mặt bùn ửng lại sắc nghi trang

Dò ra tăm tích đường đôhội

Vỡ vụn trăm lần một nát tan!

*

Có phải thềm xưa thành vũng mới

Hay bóng đời trôi vào ngõ hoang

Bàn tay buồn bã rời guơng lược

Mà hốt đầy vơi chút bụi tàn?

*

Nhặt cánh hồn trôi vào vấtvưởng

Gói tròn cơ cực ủ lầm than

Mắt vô sinh ngó trời hoang mộng

Sao bật rèm mi ngấn lệ tràn?

*

Chân mây chạm rát triền vai gió

Làm bật đường tơ khúc lỡlàng

Mặt bùn nhuộm ánh trăng khuya lạnh

Người gượng vui cùng khóc lạcquan!...

(‘‘Chân Mây’’, trang 73)

Ở đây, ngôn ngữthơ đen đậm đặc hơn, nhưng cáchsắp xếp chữ vẫn tinh vi và gợi cảm nhưngôn ngữ trong toàn thi tập, hình ảnh đượcsăn tìm và chọn lọc cho thơ vẫn quyến rũnhư tự bao giờ. Đó là ngôn ngữ dành riêng chothơ, mà phải là thơ của Phương Triều.Chẳng hạn: Bàn tay buồn bã rời gươnglược/ Mà hốt đầy vơi chút bụi tàn.Và chẳng hạn: Nhặt cánh hồn trôi vào vấtvưởng/ Gói tròn cơ cực ủ lầm than. Tôiđố ai giải thích những câu thơ đẹpấy cho đúng ý tình của tác giả. Và dù chúng ta khôngHIỂU THẤU nhưng ai cấm chúng ta không CẢM NHẬN? Cái hiểu thấu chắcgì thù thắng băng cảm nhận dù hai cái đều lànhững cái tiếp thu hay hấp thụ vạn hữubằng trực giác.

Mai đi mốt lại ngập ngừng

Quay ra chưa kịp nửa chừngtrở vô

Ván đầu đâu đã tri hô

Chút thương tích cũ hồ đồkêu oan!

*

Bé em nhỏ nhẹ tiếng đàn

Sao tưng bừng những rộn ràngtới lui?

Nén buồn nhẫn nhịn mua vui

Tới khi vui lại bùi ngùi nỗi riêng!

*

Ghép lòng theo mảng biến thiên

Thấy nhau hồi hộp ngửa nghiêngtấc lòng

Nửa ngoài còn ở ngoải không

Nửa trong ở trỏng sao còn trốngtrơn?

*

Nỗi đời chỗ thiệt chỗhơn

Chút hơn thiệt cũng giận hờnthiệt sao?

Không từ không thể có nhau

Nên không dẫu có thế nào cũng không!

(Cũng Không, trang 151)

Đi hay ở,được hay thua, đừng vội hồ đồla toáng lên. Buồn hay vui đều tùy lúc, có khi buồn màphải giả bộ vui ; cái vui đó không thật. Có khivui, nhưng trong cái vui đó còn lởn vởn cái ngậmngùi riêng tư. Thôi thì hãy tùy theo cái biến thiên của hoàncành, của thế sự. Vì sao? Vì dưới mắt tácgiả cái gì cũng có cái phân nửa ở ngoài và cái phânnửa ở trong. Nhưng anh lại tự hỏi: cáiở ngoài lẫn cái ở trong quả có thật hay không?Ngoài và trong là 2 điều mà tác giả cho chúng ta cái ýniệm về hư vô, về huyễn hoặc

*

* *

Lác đác đâu đó, mộtvài cảnh nghèo cực trong một góc phố u buồn xenvào thơ. Chẳng hạn bài Con Phố Đen vẫnchỉ là một hình ảnh cư ngụ của lớpngười ở cấp bậc thấp trong cái xã hộichốn thị thành. Nhưng nó đựợc diễn tảbằng một phong thái mới với ngôn từ mới :

Con phố màu đen ngủ mùa đông xám

Ngách hẹp ngõ tàn chuột chạy bơvơ

Con phố đêm đêm xong mùi chua rác

Người vắng hơi ngườithương nhớ ngẩn ngơ !

*

Con phố màu đen ngủ ngày vấtvả

Cơn bệnh mùa đông nhuốm mặtxuân sơ

Trên lớp phấn son có màu gió bụi

Ngày xuân xanh... tím lạnh vết bơphờ !

*

Con phố màu đen vặn mình trốn bão

Bếp lửa xuân về leo lét thờ ơ

Chút cháo hâm chiều húp lại bâng quơ!

*

Con phố màu đen rêu dài lưng ngói

Nỗi nhớ thương khô cháy vàongấn lệ

Đêm gục đầu âm vọng gió setơ!...

(trang 77)

Bài thơ Hơi Cơm Cháocũnglà một hột trong xâu chuỗi thơ hiện thựccủa Phương Triều. Trước đây, văn hàoDostoievski sông trong hoàn cảnh khó khăn về mặt tàichánh. Ông mới có dịp được gần gũingười thất bại, những kẻ thấtthời thất chí ; ông lân la với những kẻ bầnhàn và nhất là những bậc trí thức có cuộcsống đạm bạc. Đó là những kẻ có ócchống đối với hoàn cảnh hiện tại,chống đối với niềm tin tưởng vềphương diện tâm linh, mặc dù các đươngsự ấy yêu thương cuộc sống, yêu thươngtha nhân và hay thắc mắc những vấn đề siêuhình cùng vấn đề thần linh. Điều này báohiệu cho chúng ta biết trước cái thế giớivăn chương của Dostoievski đầy dẫynhững nhân vật khó thể thỏa hiệp vớiđời sống. Họ sống bằng những bảnnăng thô bạo, bằng khao khát những vấnđề siêu hình; trong bọn họ có lắm kẻ thácloạn thần kinh. Cái phần tối tăm, dữdằn của họ chiếm rộng trong cái nộigiới bị ít nhiều thương tích của họ.Riêng Phương Triều trước năm 1975 chỉviết những truyện ngắn hiền lành. Sau thờigian bị tù đày dài dằng dặc, anh còn phảisống thiếu thốn cơ cực dưới chếđộ Xã Hội Chủ Nghĩa, gánh vác biết baohệ lụy oan khiên. Sau khi ra hải ngoại, anh vẫncòn bị ác mộng kinh hoàng trên quê hương ám ảnh.Thi ca của anh lúc đầu còn bát ngát niềm hoài cảm,nhưng dần dần những cơn ác mộng trongtiềm thức đen sâu trồi ra đưa đẩynguồn sáng tác của anh vào trong cái thế giới đentối hơn, có những cái bí nhiệm kỳ đặchơn, tạo cho anh một loại thi ca làm bàng hoàngngười đọc.

Bài thơ Nước Đenvẫnnằm trong đề tài nói về cảnh nghèo nàn thiếuthốn. Nhưng ở trường hợp này, nó khôngphải chỉ là bức tranh xã hội để tácgiả triển lãm cho độc giả ưa thích thơvăn hiện thực hay thơ văn tân hiện thựcthưởng ngoạn mà là để cho những ai thích tìmvề những cái siêu hình trong cuộc sống, trong mọicá thể của thế nhân. Anh đưa bức tranh xãhội vượt cao hơn thơ của trườngphái hiện thực hay trường phái tân hiện thựcnhiều cung bậc. Xin đọc:

Có loài cỏ còn cao hơn cỏ dại

Nhánh chìa tay đơm những giọtsưong tan

Chao ngọn gió thổi ngang bình địamộng

Dắt hồn lên đườngngược cõi điêu tàn!

*

Nên bất chợt lãnh nguyên đòn tráitrắc

Đời chơi khăm hay đờivẫn ngược ngang

Người keo kiết trách thanngười biển lận

Vớt trăng tàn soi lại ngõ đêmhoang...

*

Nên tự tiện kề môi lên khóe mộng

Hôn phù du níu vội bóng mây ngàn

Mưa gõ lá lại nghe chừng long óc

Rỗ mặt đời xanh ngọn giócường toan!

*

Bao đói lạnh cứ mong kỳ ngộlúa

Hột trời cho thành mộng ướccao sang

Đem bán rẻ tuổi vàng cho kẻchợ

Rồi hồn nhiên ăn uống bữađàng hoàng:

*

Từ vực kiếp vang vang lờiphẩn nộ

Suối hồn đơn cuồn cuộnnước đen tràn...

(trang 128)

Bài thơ Giấc Lúaphơibày vài nét khái quát cảnh thiếu thốn của nhữngkẻ ở thôn quê, nhưng nếu ta xếp nó vào loạithơ hiện thực thì không mấy xứng cái tài sángtạo ngôn ngữ vừa mới mẻ vừa truyềncảm của Phương Triều. Đọc xong bàithơ này, chúng ta có thể nhìn sâu vào cảnh ngộ, vào thânphận con người hơn loại thơ hiệnthực:

Thêm nhưn nặng chỗ tay bồi

Hột muối tiện dịp đắngđời khổ qua

Đắng dùm cho ngọt xót xa

Miếng cơm đất lạnh đắngra miệng người!

*

Thêm vui trên miệng thiếu cười

Trẻ thơ bú mớm nửa vờirụng răng!

Hạ về dắt gió xua trăng

Miếng bánh không tuởng cũng bằngkhông ngơ!

*

Thêm mơ vào mộng vật vờ

Ngủ quên giấc lúa sân chờ thóc xưa

Tay chiều chải mượt tóc mưa

Trán sơn thủy ướt chỗvừa rát đau!

*

Se chung gốc ngọn hồi nào

Tơ duyên rời rã dính nhau chỗ buồn!

(trang 54)

Bài thơ Bóng Tốicũngphơi bày sơ sơ cảnh nghèo, cảnh lọc lừagian trá, cảnh đổi thay ông hóa ra thằng, thằnghóa ra ôngmà tác giả vừa làm chứng nhân vừalặn hụp sống trong đó. Chính những cảnhđau thương như vậy chẳng những tạocho anh lối thơ hiẹn thực có tầm vóc mà cònđẩy nếp tư duy anh đi xa hơn, vào mộtkhung trời tư tưởng để nguờiđọc có dịp chia sẻ với anh:

Đêm ru đường chia nhau bóng tối

Không chắc gì... no đói bữa sau!

Người tất tả đi đểkhông còn ngồi lại

Thêm bước lạc loài đâu vội cónhau!

*

Thân trúc chẻ ra làm cây tăm nhỏ

Manh áo thời danh mưa gió cũ nhàu

Vệt máu mênh mông chảy từ vếtbụi

Hồn bút vật vờ rỏ mựcthương đau!

*

Kẻ sĩ xuôi tay kê đầu lên sóng

Mẹ trùng dương về rửamộng hư hao

Đứa trẻ năm xưa mặt màynon nớt

Giờ nhăn nheo cằn cỗi giốngquân nào!

*

Treo bảng phấn bán rao đồ giảhiệu

Thiếu viện mồ côi thơ ấu bônđào

Lão pháp sư buồn sửa câu thần chú

Lờn mặt từ trong tiếng gọimày tao!

*

Ngưòi xếp ga chiều đón thêm tàuchợ

Thiên hạ âm thầm bán rẻ đờinhau

Két học đôi ngày thành danh hốt bạc

Chúa chổm quay về vay nợ ăn khao!

*

Khói cay rộ niềm đau của củi

Tre già khô che ngọn bích đào

Thế kỷ hoang mang từ năm thứnhứt

Người sống thiệt thà giốngchuyện tào lao!

*

Người còn đốt lá soi tìm thanhsử

Bảng hiệu đèn khuya sáng rộchỗ nào?

(các trang 136, 137)

*

* *

Thơ Phương Triềutrong thi tập Xương Rồng Đen có rấtnhiều vấn đề để tác giải bày giảinỗi ư tư của mình. Nói thế các bạn sẽthắc măc bút giả: Ủa ngộ dữ không! Làmthơ là để hưởng cái đẹp củacuộc đời, để được hạnh phúctrong nếp sống thường nhật , để tinhthần được thăng hoa vào cõi mộng tuyệtvời, vào bầu tâm cảnh không còn liên lạc vớiđời sống bon chen, hổn độn và lầm thannày. Cớ sao ông lại dám cho rằng Phương Triềutròng cái trọng lương nặng nề vào thơ nhưngười nông phu tròng cái ách vào cổ con trâu? Làm thơ vàviét văn là để thưởng ngoạn chớ đâuphải để suy tư. Sao ông cầu kỳ, phiềnphức và rườm rà như vậy?’’.

Xin thưa, khiếu thiếungoạn của những kẻ sành thơ bây giờ đãđổi khác, đâu quá đơn giản như kẻlàm loại thơ tô hồng chuốc lục cho ảotưởng mình độc giả như thơ củatruờng phái duy mỹ vào thời đại xa xưa nàođó. Nó thích những cái gì phản ảnh đượcnhững điều bí nhiệm của cuộc sống,ngoài cái sinh hoạt của xã hội hiện tiền.Nắm bắt được những đièu đó,chẳng những người sáng tác sung sướng ởcông trình khám phá của mình mà những độc giảcũng khoái lạc vì kiến thức mình đượcbồi bổ. Độc giả lại còn tưởngchừng mình có thể tìm được một vài cánhcửa để phóng mắt vào những chân trờimới mà trong cuộc sống trước đó họđã từng đóng chúng bưng bít.

Ngay những chuyện tầmthường trong cuộc sống gối chăn của anhcũng đã có vài vấn đề nho nhỏ, tuy không làmanh tổn thương hay bực dọc, nhưng làm anhbỡ ngỡ sơ sơ và lo nghĩ chút chút nên anh phảibật ra những câu dí dỏm:

Phía bên kia khóc là cười

Ở trong rộn rịp có ngườingủ quên

Ta từ xác mộng khiêng lên

Làm con bướm rụng cánh trên vaiđời...

*

Đêm chơi trò ngủ hai nơi

Nhọc nhằn phiên thức ru ngườigối chăn

Cứ đêm mỏi gối hai lần

Ăn gian mấy được mộtphần nghỉ ngơi!

*

Nhân danh tình nghĩa không dời

Trái tim ngàn lượng rụng rờinăm trăm!

Ái ân lỡ dịp ăn nằm

Nằm ăn đứng ngủ bởinhằm phiên quên!...

(Hù, trang 130)

*

* *

Còn vô số vấn đềquan trọng hơn, bi đát hơn buông vô số câu travấn, vô số phiền não cho con người có ý thứcvề sự hiện hữu. Có ý thức đươcsự đau khổ trong cơn đại mộng trêntrần thế, con người mới bắt đầutìm kiếm cái chân hạnh phúc đồng hóa với cáibản thể của hiện hữu. Đó là sựgiải phóng vĩ đại để chúng ta thoát rabể khổ, để chúng ta tìm gặp sự an lạcvĩnh viễn. Nhưng ở đây, Phương Triềuchỉ ở chặng đầu của con nguời ýthức về cuộc sống. Cho nên anh ngơ ngáctrước bao hệ lụy tràn ngập trênđường đời. Đó là cái đau khổ chungcho những nhà thơ mới tiếp nhận một tia lóesáng trong đêm tối bao la vốn đã từng che lấptâm thức con người sống lêu bêu, không thèmđặt vấn đề về cái ẩn mật trongcuộc sống.

Điểm mặt hồn nhiên nét mộngcười

Đốm trăng huyền thoạigạt người chơi

Nai lưng mà vác từng cơ cực

Rồi tận tình vui tới hụt hơi!

*

Quán nhỏ bâng khuâng chiều thở bụi

Ngó người ảo mộng thịt daphơi

Chút chi gai góc trên tròn trịa

Như nỗi buồn dư giữathắm tươi!

*

Gõ trống bày thêm trò thưởng phạt

Tiện tay vẽ lai kiểu môi cười

Có khi đau quá đời vô vọng

Mà vội vàng rao bán mặt người!

*

Đất cũ đêm hoang ùn gió bão

Cội mai nào hé nụ xinh tươi?

Miếng cơm vừa nuốt chưa quacổ

Đã nghẹn lòng đau tận rã rời!

*

Đâu một lần Xuân không vộiTết

Đời qua như thể hết Xuânngười!...

( Xuân Người, trang 5)

Tác giả vẽ nên cảnh côđơn của một ông lão đờn cò đã góa vô,đã giải nghệ, hiện sống trong cảnhtuổi già yếu, thiếu thốn vật chất vàrất cô đơn. Ông chia sớt nỗi lòng cùng con dếtật nguyền vì đã gảy cánh nên gáy không ra tiéng.Sự tuơng lân tương ái nẩy sinh giữangười và con côn trùng trong đêm mưa gió. Hoàn cảnhbi đát có thể nối liền qua sự giao cảmtuyệt vời của cả hai chỉ có một nhânchứng tuyệt vời duy nhất như PhươngTriều mới hiểu thấu bằng trực giácthần diệu. Trực giấy ấy hóa thân thành bài ĐốmSương’’:

 

Ông lão đờn cò cười khô miệngmóm

Chiếc răng cuối cùng dính bọt cháohoa

Hột muối mặn xé buồn trongruột lạnh

Ông lão bâng khuâng ngồi nhớ lão bà!

*

Nấm mộ sần sùi trên vồngđất lở

Con dế thẩn thờ gặm đốmsương sa

Đôi cánh tật nguyền gáy không thànhtiếng

Từng đêm thao thức như đôibạn già!

*

Ông lão sững nhìn đôi tay tĩnh vật

Sợi dây đờn xưa giờ ởđâu xa

Âm hưỏng mơ hồ điệu rucủa gió

Từ trong mịt mờ vọng tiếngmưa qua...

*

Sấm nối đuôi về gầm runglều cỏ

Thân vẫn như người hay đã tiêuma

Tấm thân từ đất còn nhiềunợ đất

Tay đất ôm người lẩn lộnthịt da!

*

Đôi bạn già chơi trò câm lặng

Đất vặn mình đau bao nỗiruột rà

Cây lá lộn hồn từ phươngthất thổ

Mưa lại chợt về cho cỏđơm hoa!...

(trang 30)

Hoàn cảnh giữa lão già vàtác giả Phương Triều vốn khác biệt nhau.Nhưng một kẻ hay nhìn sâu vào những thân phận côđơn của tha nhân, nên tác giả nhiều lúc cảmthấy mình cũng khốn khổ cô đơn vìtưởng chừng mình mất một số điểmtựa tinh thần nào đó. Những lúc ấy, trong tâmtưởng, anh cũng cảm thấy mình hóa thân thành lãogià.

Theo thói thường củanhững kẻ cô đơn khốn khổ thườngmượn men rượu giải sầu. PhươngTriều thì mượn men rượu để thắtchặt tình bạn đồng nghiệp trong giới làngvăn trận bút. Thét rồi anh đâm ra nghiện. Cáihậu quả của men say vẫn có khía cạnh tiêucực lẫn tích cực. Men rượu đưangười vào cơn nghiện trầm kha để phá hỏngcuộc đời họ. Nhưng men rượu cũng cóthể giúp cho các nghệ sĩ biết bao cảm hứnglai láng và phồn thịnh. Thuở truớc, thi hào OmarKhayyam xứ Ba-tư và thi hào Lý Bạch xứ Trung Hoa hákhông phải thuộc hạng túy tửu phiên vương haysao? Văn hào Francis Scott Fitzgerald há không phải là ôngthần ve chai cự phách hay sao? Các nhà văn Việt Namnổi tiếng như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo, ThanhNam cùng nhạc sĩ Phạm Đình Chương há khôngphải là nhưng tên tuổi sáng chói trên văn đànnhạc giới hay sao? Riêng ở trường hợpTrần Tuấn Kiệt và Phương Triều,rượu dìu họ vào một thế giới thi ca lạlẫm và bí nhiệm mà ít có nhà thơ nào can đảmlẫn kiên nhẫn ghé mắt tới

Người ngủ đêm vàng trên sóngrượu

Không thấy ngày thức vội hôm sau

Ngàn cân rót nhẹ ly hồ hải

Buồn vạn lần đổi mộtvui sao?

*

Gối đá nằm co say tĩnh vật

Nhà hoang tưởng dậy bước chiêmbao

Nắng khô lá nõn màu vàng đọt

Biển dội tràn sông ngọn sóng nào?

*

Khép đôi tay ấm vào chân lạnh

Chút nhiệt tình dư ủ hụt hao

Tiếng mộng vo ve từng huyễnhoặc

Xương tàn cốt rụi cỏ xanh xao!

*

Dạo chơi vào ngõ hồn hiu quạnh

Thây chữ nằm co lại dáng đau

Thơ như vần điệu tuônnhầm chỗ

Nên vận vui buồn xiên xỏ nhau!

*

Đất trú chiều dâng chân gió bão

Ngựa qua cầu nhỏ nắng lao xao

Môi lạt thèm thơm hơi lục bát

Vần đau ghép vội nỗi đau nào?

(Đất Trú, các trang 110, 111)

*

* *

Các bạn độc giảthân mến, nhà thơ Phương Triều của chúng ta dùmê say dong ruỗi trên những ngã rẽ hào hứng củathi ca, nhưng anh không bao giờ quên các bạn, quên cáituổi trẻ mộng mơ của chúng ta, không quên luônthời kỳ tình tự yêu đương khi tóc anh còn xanhmướt, khi mắt anh vẫn long lanh sáng với ý tìnhkhi một bóng ý trung nhân đang đi sâu ào khắp ngỏngách của trái tim anh. Do đó, những bài thơ lãngmạn mới có dịp hồi sinh trong quyển thi tậpchuyên chở quá nhiều tư tưởng như thitập Xuơng Rồng Đennày. Nhưng anh kiến thiết ngôn ngữtình yêu trong thơ. Mỗi bài thơ vẫn có như câu vànhững chữ lẩm cẩm rất thơ, xen vào đólà những câu có ngôn ngữ tân kỳ. Những câu, nhữngchữ lẩm cẩm ấy biểu dương nồngđộ yêu đượng thật đậm đà,thật thắm thiết. Trong cơn yêu dấu, ai đó nóinhững câu quá tỉnh táo, những câu sáng suốt thì ý tìnhsẽ nguội lạnh và loãng nhạt đi.

Một lần đi tưởng đi luôn

Vừa qua gặp mặt lại tuồngnhư quên !

*

Tưởng rằng được vậyđã hên

Dè đâu bởi vậy cho nên mớibuồn !

Dẫu gì cũng lỡ nhớ thương

Dẫu rằng lỡ vậy, vậy luônmới buồn!

*

Bột về thắc mắc hỏi khuôn

Sao trên mặt bột rảiđường khác nhau?

(trang 4)

Cái thời thơ mộng và hiềnnhư mực tím(nói theo Nhã Ca) là thời cắp sáchđến trường, vào ngưỡng cửa tuổihoa niên. Những mối tình học trò lấy bốicảnh sân trường lớp học, bảng phấntường vôi đã được nhiều nhà thơtừ tiến chiến tới nay khai thác bấy bầy rồi.Bây giờ vẫn có Vũ Thi An tiếp tục viếtnhững vần thơ tình học trò qua hai thi tập TìnhQuê Tình Thơvà Cuối Đường Hạnh Phúc. Thườnglà những bài thơ rất... học trò, nếu khôngsăn tìm được những hình ảnh độcđáo, những tứ hơ kỳ đặc, và nếukhông canh tân ngôn ngữ cho thơ thì nên đưa nhữngbài thơ ấy vào quyển nhật ký hay quyển lưubút mới thích hợp hơn. PhươngTriều dù đãgần tuổi thất tuần, nhưng anh không dịứng với loại thơ thời mơ tuổimộng, không ngại quay về dĩ vãng để khơilại nguồn thơ đầu mùa của mình.

Mưa về cho nắng hạ trong

Cho thắm phượng hồng đỏsắc môi em !

Góc ngồi tay múa que kem

Nhìn ra mộng mị đời lem luốcbuồn !

*

Điệu ve nhịp guốc sântrường

Mực xanh lưu bút dễ thươngchừng nào?

Ngõ đời sóng chợt lao xao

Bạn từ hôm đó lạc nhau lầnhồi...

*

Trăng nào thắp đuốc tuổi tôi

Nhởn nhơ đom đóm ngồi chơikhắp vườn

Se lòng nhăn gió nhủ sương

Ngóng em chừng đỗi dễthường nguôi ngoai!

*

Mưa dầm không ướt kẽ tay

Còn chen chân chỗ khô ngoài ướt trong!...

(trang 20)

Để mai lỗi hẹn thành ra mốt

Ta lạc nhau từ hẹn bữa qua

Người đi như thể không vềkịp

Mà kịp về không kịp cách xa !

*

Xô nhau thức giữa ngày Thu ngủ

Một chút trăng non bỗng sáng lòa

Người đưa tay hứngsương Thu tới

Mà tưởng chưa hề Hạ chớmhoa!

*

Nên chi phượng cũ không về nữa

Trường lớp mưa giăng bóngnhạt nhòa

Tiếng trống trường xưadồn tĩnh mịch

Nghiên sầu bút lạnh giữa phôi pha...

(Lỡ Hẹn, trang 26)

Những bài thơ tình củaPhương Triều chẳng những có vóc dáng riêngbiệt mà còn có ý tình đặc thù. Loại thơ này khôngmặc đồng phục với các bài thơ tình yêucủa kẻ khác. Thuần chất sáng tạo là đây!

Những kẻ có tình yêuđơn phương hay trong tình yêu nhạt nhẽothường tra vấn cái nguyên do tình cảm của mìnhlẫn của người đối tượng. Họcòn thắc mắc hoàn cảnh nào mà cái cung không đáp ứngtrọn vẹn cái cầu, cái hệ lụy nào khiến chohạnh phúc dậm chân tại chỗ hay cất cánh bayđi. Nói theo Xuân Diệu là: Cho rất nhiều song nhẫnchẳng bao nhiêu/ Nguời ta phụ hay thờ ơchẳng biết. Các đương sự cứ hỏilung tung, cứ thắc mắc liên tu bất tận,nhưng rồi ra vẫn ở trong ngõ bí, trong mê cunghoặc trong bát quái đồ hình.

Yêu lâu rồi mà như chưa yêu

Cho bao nhiêu mà như chưa nhiều

Lấy ra đếm lại rồi đemcất

Nên bấy nhiêu thành chẳng đượcnhiêu!

*

Dẫu cho thí tỉ mà như vậy

Thì cứ yêu dầu chẳngđược yêu

Dẫu gì cũng chẳng buồn cholắm

Thì chút buồn kia chẳng đáng nhiêu!

*

Hết yêu đâu lẽ còn yêuđược

Dẫu có yêu hoài cũng bấy nhiêu!

Dẫu rằng đã vậy thì thôi vậy

Mà chút yêu thôi cũng lụy nhiều !

*

Hỏi rằng tới tuổi bao nhiêu

Thì quên được hết nhữngđiều chưa quên!...

(Nhiêu, trang 78)

Tác giả cứ o bế ngônngữ lẩm cẩm dễ thương của mộtkẻ chưa có kinh nghiêm sâu sắc và dồi dào trong tìnhyêu. Điều này rất dễ làm mủi lòng ngườiđọc. Và hình như bởi lẽ đó mà anh hơilãnh đạm với ngôn ngữ của thơ. Bài thơthiếu nét tạo hình, thiếu cảnh vật lót nềncho bài thơ. Ngôn ngữ thơ ít quá! Nhưng ở bài Dưtác giả chuộc lại điều sơsót của mình bắng cách nâng thơ tình yêu lên vài cungbậc cao, đưa thơ vào cái bí nhiệm, cái thắcmắc siêu hình. Xin đọc:

Em thiệt tình quên không thể nhớ

Mà ta tình thiệt lại không quên!

Dẫu cho chỉ một lần khôngnhớ

Mà ngỡ mình thành thương nhớ thêm !

*

Ghé qua gặp lúc không còn gặp

Chút nghĩa tình thôi chắc chẳng bền

Ta thiệt tình cho nên mất thiệt

Chút tình đâu đủ nghĩa nhân duyên !

*

Cứ như điệp khúc đờiđơn điệu

Người dắt nhau vào cuộc ngửanghiêng

Tới đêm lẩn lút về thămmộng

Chợt thấy tiền thân rời cănnguyên !

*

Biển đi còn vết sầu trên cát

Chân dã tràng chao bóng đảo điên

Hồn ủ vào miên trường tĩnhvật

Tay một đời dư chỗ tậtnguyền !

(trang 140)

*

* *

Trong nghệ thuật thi ca,Phương Triều lột xác từ từ, chậmchạp. Nhưng những bước chân thẳng tiếntrên lộ trình bằng phẳng hay những bướcđăng sơn của anh thật vững chắc. Sovới thi tập Thơ Phương Triềugồmnhững bài thơ cảm hoài, thơ hiện thực,rồi thì tới thi tập Xóm Mộ, anh bắtđầu chổi dậy để hưởng ứngnhững loại thơ viễn thâm tình ý, loại thơkhám phá cái bí nhiệm của cuộc đời. Nhữngbài thơ trong 2 thi tập áp chót (Xóm Mộvà GiọtSữa Đất) bắt đầu sửa soạnmột cuộc hóa thân ngoạn mục nên có tầm vóckhả quan. Như thế, tập thơ Giọt SữaĐất như vầng chiêu dương đỏối trồi lên góc biển phương Đông, nhuộmhồng chân mây, còn thi tập Xương Rồng Đennhưmặt trời vừa leo lên đỉnh ngọ, tỏasáng khắp sum la vạn tượng.