Vương Hồng Sển, “Bác kính Trọng”, và “Chiêu Đãi Cao Cờ”

Hoàng Hải Thủy

Tháng Tư 2010, Ký giả Ngô Nhân Dụng viết một bài về ông Vương Hồng Sển, một nhân vật nổi tiếng trong giới văn nghệ Sài Gòn những năm 1990. Dưới đây là vài đoạn trích trong bài viết của ông Ngô Nhân Dụng.

Vương Hồng Sển và Ngày 31 Tháng Tư 1975. Ngô Nhân Dụng. Trích:

Nhà văn Vương Hồng Sển không hay bàn chuyện chính trị. Cụ thường kể chuyện Sài Gòn năm xưa, rỉ rả về thú chơi đồ cổ, tự chế nhạo mình sống “Hơn Nửa Ðời Hư.” Năm 1993, đã ngoài 90 tuổi, cụ vẫn gắng sức ngồi viết kể tiếp những chuyện mình đã từng trải qua cuốn “Nửa Ðời Còn Lại” (Văn Nghệ xuất bản, California, 1996).

(……)

Vương Hồng Sển không bị rơi vào cảnh tù cải tạo, nhưng đã nhắc đến thời đoàn quân của Nguyễn Ánh ra chiếm Bắc Hà, chỉ có hai người trong giới sĩ phu của Nhà Lê và Nhà Tây Sơn bị chế độ mới hành hạ, là Phan Huy Ích bị bỏ tù và Cống Chỉnh bị đánh đến chết vì thù riêng. Nhắc chuyện cũ, chính là để so sánh với chính sách lừa bắt hàng trăm ngàn người đi tù mút mùa gọi là “cải tạo”![1]

(... ... ... )

Cảnh tiếp xúc hai miền Nam Bắc lúc đó, Vũ Hoàng Chương đã diễn tả qua hai câu: “Rằng vách có tai, thơ có họa – Biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh!” Những người trí thức Sài Gòn như Vương Hồng Sển (hoặc Nguyễn Hiến Lê, Dương Nghiễm Mậu,…) chọn sống ẩn dật chứ không chịu ra làm tay sai cho bọn vua quan mới. Cụ Vương viết:

“Tôi dư biết cho thân, thà làm dế sống trong hang, có lẽ được yên thân hơn là múa gáy cho trẻ nhỏ nó biết chỗ trốn, chúng đổ nước ngập hang, bắt dế về nuôi trong hộp diêm, hộp quẹt, thỉnh thoảng bắt ra đá độ, gãy càng queo râu toi mạng.” (trang 84)

Tôi – Công Tử Hà Ðông – xin góp ý:

“Những người trí thức Sài Gòn như Vương Hồng Sển (hoặc Nguyễn Hiến Lê, Dương Nghiễm Mậu,…) chọn sống ẩn dật chứ không chịu ra làm tay sai cho bọn vua quan mới.”

Trang 68 trong Hồi Ký Nửa Đời Còn Lại của tác giả Vương Hồng Sển.

Xin lỗi! Nó có cho “làm tay sai” cho nó chó đâu mà chịu ra với không chịu ra! Về văn nghệ, bọn Bắc Cộng – nói riêng là bọn Tố Hữu – không dùng một văn nghệ sĩ Sài Gòn bại trận, đầu hàng nào làm tay sai. Về giới gọi là trí thức cũng vậy. Bọn Bắc Cộng có thừa những tên văn nô tay sai. Chúng khinh bỉ giới trí thức, giới văn nghệ sĩ Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà. Bọn Bắc Cộng không cho mấy tên văn nghệ sĩ VNCH trở cờ viết bợ đít chúng nó. Chúng có dùng vài tên cắc ké, đăng vài bài thổi ống đu đủ nhưng chúng bắt người viết dùng tên mới[2].

Tôi thấy các văn nghệ sĩ Sài Gòn – trong số có tôi – “hèn” ở chuyện cả năm, sáu năm sau Ngày 30 Tháng Tư 1975 gần như không có một ai dám lên tiếng “than khổ”, than khổ thôi, đừng nói gì đến chuyện đòi hỏi quyền được sống, quyền được làm việc để sống.

         Nằm đây thép rỉ, son mòn
Cái đi mất hút, cái còn lần khân.

Già Hồ, cờ máu vào đường Tự Do, những người bỏ nước chạy lấy người không thoát: Tướng Tá, Tổng Trưởng, Dân Biểu, Thẩm Phán, Thủ lãnh Ðảng Chính trị – gọi chung với cái tên “Ngụy quân, Ngụy quyền” – riu ríu cúi mặt đi tù. Những người không bị tù sống ngậm miệng, quẩn quanh xó nhà, lơ láo đầu đường, góc phố, lê lết cà phê-rượu đế vỉa hè, thấy mắt vợ con nhìn mình mà hổ thẹn, nghe loa nó gọi “Ðến họp ngay bây giờ...” là cum cúp xách đít đến họp, ngồi đuỗn mặt ra nghe chúng nó chửi. Anh nào cũng mong “Quân ta còn đông lắm, quân ta ở trong rừng, quân ta sẽ về...”, anh nào cũng mơ “Quân ta đánh chúng nó chạy về Bắc không kịp vác ảnh Già Hồ của chúng nó theo...” Nhưng chỉ mong hão, chỉ mơ huyền thế thôi. Nghe chúng nó ra lệnh treo cờ là lẹ lẹ đem cờ máu ra treo trước cửa nhà. Trí thức, văn nghệ sĩ sống ở Sài Gòn sau năm 1975 dám lên tiếng chỉ trích bọn Bắc Cộng ác độc mới đáng kể, ngậm miệng, cúi mặt mà sống thì có gì đáng để nói. Nói ra thêm nhục, ca ngợi lại càng kỳ cục.

Tôi viết về Tác giả Vương Hồng Sển:

Trước năm 1975 tôi rất ít đọc tác phẩm của những người viết đồng thời ở Sài Gòn. Riêng với tác giả Vương Hồng Sển, không phải trước 1975 mà trước năm 2000 tôi không đọc qua một trang viết nào của ông. Trước 1975 ông có quyển Sàigòn Năm Xưa và hai, ba quyển viết về thú chơi đồ cổ, thú chơi sách, nghệ thuật hát bội. Ðồ cổ là thứ tôi lạnh nhạt nhất, chơi sách thì tôi không chơi, tôi đọc sách tôi không chơi sách, tôi lấy tinh hoa của sách nhưng tôi không mua sách để bầy chơi, nói như vậy không phải là tôi không quí sách. Ðời tôi có hai yêu mê, quí báu: Ðàn bà Ðẹp và Sách. Thấy đàn bà đẹp là tôi muốn sờ mó, vuốt ve, nâng niu, ôm ấp, thấy sách tôi cũng vậy. Sài Gòn thì tôi sống ngay giữa lòng Sài Gòn, tôi không cần đọc những gì người khác viết về Sài Gòn, nhất là về Sài Gòn ngày xưa. Năm xưa tôi lại càng không thích đọc ông Vương Hồng Sển vì ông là công chức, ông không phải là người viết chuyên nghiệp, tôi cho ông là người viết “ốc-ca-dzi-ông.”

Ông Vương Hồng Sển, tác giả Hơn Nửa Đời Hư, Nửa Đời Còn Lại, Sài Gòn Tạp Pín Lù...

Những năm 2000 ở Rừng Phong, Kỳ Hoa, liêu lạc bi tiền sự, tôi sống lại trong thành phố thủ đô Sài Gòn yêu thương trên những trang sách của tác giả Vương Hồng Sển. Tôi đọc mê mải những quyển Sài Gòn Năm Xưa, Sài Gòn Tạp Pín Lù, Hơn Nửa Ðời Hư, Nửa Ðời Còn Lại của Vương Hồng Sển, những văn phẩm vừa kể xuất bản ở Sài Gòn những năm 1990, được in lại ở Hoa Kỳ và hôm nay, một ngày đầu xuân, tôi viết những dòng này về ông Vương Hồng Sển và về những tác phẩm của ông.

Là dòng dõi người Minh hương, tức người Tầu, ông bố ông là người Tầu, bà mẹ ông là người “đàng Thổ”, tức người Miên, ông Vương Hồng Sển là người mà nhân dân miền Nam xưa gọi là “đầu gà, đít vịt”, nhưng ông viết văn Việt đặc sắc hơn nhiều nhiều người Việt chính cống, thuần thành. Ông viết như ông nói, văn ông có văn phong riêng. Tôi đọc được nhiều chuyện rất hay, rất thú vị trong các tác phẩm của ông, những chuyện về người Sài Gòn và cảnh Sài Gòn, như chuyện các ông Trần Tấn Lộc, Huyện Sĩ, Nguyễn An Ninh, Hồ Văn Ngà, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Thinh, Diệp Văn Cương, Diệp Văn Kỳ, Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Tâm, Dương Văn Giáo…, về những người đàn bà đẹp thuộc giới “chơi bời cao cấp Sài Gòn” những năm 1930, 1940: các cô Ba Trà, Bẩy Hột Ðiều, Lucie Bandeau, các công tử phá sản Bạch Công Tử, Hắc Công Tử, chuyện ông Tôn Dật Tiên năm xưa đến Chợ Lớn, cho ông tài phú Tầu chủ cao lầu năm chữ “Thực: Tối Ðại Vấn Ðề“: “Ăn, vấn đề lớn nhất,” chuyện hai ông Vua đến Sài Gòn năm xưa: Vua Bảo Ðại và Vua Sihanouk, chuyện học sinh nội trú — ở Internat — Trường Tây Chasseloup-Laubat những năm 1920 không ăn bí-tết, bánh mì, dzăm-bông, phô-mai mà ăn toàn cơm với hột vịt luộc dầm nước mắm, lai lịch những danh từ dân ta nói hoài mà ít ai hiểu xuất xứ như “hạch, mã tà, cặp rằng, đồ lâm-vố”... vv...

Tôi chủ trương viết về văn phẩm nên khen chê cho đúng, sao cho vừa phải, đừng bốc quá mà cũng đừng chỉ móc ra những điểm sai lầm, yếu kém. Tác giả Vương Hồng Sển viết hay thật nhưng trước khi kể những cái hay trong tác phẩm của ông tôi phải thanh toán ân oán tình ngãi với ông trước đã. Tôi thanh toán không phải vì những ân oán riêng của tôi với ông — tôi không được quen biết ông, tôi không gặp ông lần nào — mà là vì những ân huệ Quốc Gia VNCH đã cho ông Vương Hồng Sển hưởng, nhưng ông đã viết nhiều điều tôi cho là bội bạc về Quốc Gia VNCH của tôi.

Là người sống đến bẩy mươi năm yên lành trong Quốc gia VNCH, không có qua một chứng chỉ nào về khoa bảo tồn cổ vật, ông Vương Hồng Sển được làm Quản Thủ Viện Bảo Tàng Quốc Gia trong mười mấy năm, được chính phủ VNCH, thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm, cho đi công du nghiên cứu ở Pháp, Ý, Nhật, Ðài Loan. Tiền do Nhà Nước chi. Dù có nhiều chuyến đi ông Sển được chính quyền những nước bạn mời đến nghiên cứu cổ vật ở nước họ đài thọ mọi chi phí nhưng em nhỏ lên ba cũng biết họ mời ông là vì ông là viên chức chính quyền Quốc Gia VNCH. Ông là một thứ Quản Thủ, Gíám Ðốc Viện Bảo Tàng ngang xương; đã có bao nhiêu người lính VNCH ngã xuống để cho ông Sển ngày ngày đến Viện Bảo Tàng trong Vườn Bách Thảo an nhàn, thoải mái làm công việc ông thích, để ông ung dung thả bộ đi tìm mua đồ cổ, đã có bao nhiều người mẹ, người vợ Việt Nam khóc để cho vợ chồng Vương Hồng Sển-Năm Sa Ðéc sống yên ổn với nhau. Vậy mà …

Tôi không ngu ngốc đến cái độ đòi hỏi một quyển sách được Việt Cộng cho xuất bản ở Sài Gòn Cờ Ðỏ lại có nội dung công kích chính sách cai trị dã man của cộng sản hay ca tụng chính sách dân chủ của Quốc Gia VNCH đã bị tiêu vong, hay diễn tả và tỏ ra luyến tiếc cuộc sống tự do của nhân dân trước ngày bọn nón cối, dép râu, răng cải mả, linh cái tóc bím, đít to như cái thúng, khiêng ảnh Già Hồ vào Sài Gòn; tôi buồn, tôi hận, tôi đau khi thấy những người hưởng lộc Quốc Gia suốt một đời, như ông Vương Hồng Sển, tỏ ra vô ân, bạc nghĩa, muối mặt viết những lời miệt thị cái chế độ đã nuôi dưỡng, đã bảo vệ họ, đã đối xử tình nghĩa có thể nói là trọn vẹn với họ, đã cho họ hưởng nhiều ân huệ. Quốc Gia VNCH của tôi đã mất rồi, tôi không mong những người như ông Vương Hồng Sển nói lời thương tiếc nó, tôi chỉ muốn những người như ông Vương Hồng Sển nếu không thương tiếc thì cũng đừng miệt thị, đừng tỏ ra vô ơn, đừng tỏ ra đểu giả với cái quốc gia, cái chế độ đã ưu đãi ông suốt bẩy mươi năm trong cuộc đời chín mươi tuổi của ông.

Ðây là một trong những đoạn tác giả Vương Hồng Sển viết về Quốc Gia VNCH:

Hơn Nửa Ðời Hư. Vương Hồng Sển. Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ chí Minh ấn hành năm 1992. Trang 421-422. Trích:

Ðầu năm Mậu Thân, ở đâu mà lại chẳng có cảnh bị bắn giết, đốt phá? Chính Gia Ðịnh cũng có cảnh nhà cửa tan ra cát bụi, bàn ghế, của tiền thập vật cháy ra khói, ra tro, chỉ vì người cầm quyền ngoan cố, bám theo chính sách Mỹ và Thiệu chúng nó vãi tiền ra hại cho đồng bào ta cùng một giống cầm súng bắn lẫn nhau, mà có như vậy họ mới đục nước béo cò, không khác những tên đày tớ gian tham khi chủ sai đi mua vịt quay gà quay, giả lựa chọn bốc con này, nắm kéo con kia, liếm mỡ dính tay cho đã rồi đem về cho chủ một con gà, một con vịt chỉ còn bộ xương dưới lớp da khô đét. Mỡ và thịt ai kia đã rút rỉa hết rồi! Nghĩ cũng thẹn cho con nhà văn trói gà không chặt, lúc thế bọn ấy đang mạnh cũng phải giả dại qua ải, và đợi cho đến ngày hôm nay chúng đã cút mất, mới dám nói ngay sự thật.

Nửa Ðời Còn Lại. Vương Hồng Sển. Bản in của Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, Cali, trang 225. Trích:

…Gẫm lại xưa như nay, đàn bà có nhan sắc, sang hay hèn, đều là ngoạn phẩm, đồ chơi, dù cho có bị đi cống Hồ, Hán Chiêu Quân, Ðường Hạnh Ngươn, Lục Vân Tiên có nàng Nguyệt Nga, Tỳ Bà Hành có vợ khách buôn, ngày nay dù có Mụ Nhu hay con chiêu đãi cao cờ, nữ sinh đại học chờ thi đậu và vinh qui xuất giá, hay con nhà nghèo, vì thiếu cơm nên phải ngồi xe ôm, bán cà phê hay đứng gốc cây chờ khách, thẩy đều như hạt mưa sa, hạt vào đài các, hạt sa giếng sầu...

“... chỉ vì người cầm quyền ngoan cố, bám theo chính sách Mỹ và Thiệu chúng nó vãi tiền ra hại cho đồng bào ta cùng một giống cầm súng bắn lẫn nhau”.

“Mụ Nhu hay con chiêu đãi cao cờ!” Nguyên văn của người viết VH Sển. Tôi chạnh lòng bi phẫn. Nếu Quốc Gia VNCH vẫn còn, tôi có thể lơ là không để ý gì đến câu viết trên, nhưng Quốc Gia VNCH của tôi đã mất, nhân dân tôi đã và đang chịu rất nhiều tai họa đau thương, toàn dân đói khổ, tù đày, ông VH Sển có mù, có điếc đâu, ông phải thấy cuộc sống khổ ải của nhân dân dưới ách cộng sản? Ông phải thấy bọn cộng sản đối xử tàn bạo với nhân dân? Ông phải thấy toàn dân căm thù cộng sản đến xương tủy? Tôi không chờ đợi ông tả những cảnh sống khổ cực, thê thảm của nhân dân Sài Gòn trong tác phẩm của ông, tôi có quyền đòi hỏi ông không được mở mồm chửi Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Ông là người được Quốc Gia VNCH nuôi dưỡng, bảo vệ, ưu đãi, Quốc Gia VNCH bị diệt, ông không thương khóc nó thì thôi, ông không nên muối mặt chửi bới nó, bôi bẩn nó. Tôi viết thêm: Ông không có quyền chửi nó. Nếu ông là người, ông không thể chửi nó.

Tôi muốn hỏi ông: “Mụ Nhu và Con Chiêu đãi Cao cờ” làm gì ông, làm gì bà Năm Sa Ðéc vợ ông, mà ông cay cú họ đến thế? Trong hồi ký của ông có đoạn ông kể ông được Tổng Thống Ngô Ðình Diệm gọi vào Dinh Ðộc Lập hỏi ý về một số đồ cổ Phủ TT muốn mua, được Tổng Thống gọi ông quíu đít lên. Ngày xưa nếu ông Sển được “Mụ Nhu” hay “Chiêu đãi Cao cờ” gọi tên, hỏi đến, có thể đít ông teo lại, mặt ông bự ra. Thời người đàn bà ông gọi xách mé là “Mụ Nhu” là Ðệ Nhất Phu Nhân VNCH, ông cố nội ông năn nỉ hết nước miếng ông cũng không dám viết “Mụ Nhu“. Khi hạ bút viết “Mụ Nhu hay con chiêu đãi cao cờ” ông đã tám mươi tuổi đầu, ông còn trẻ người, non dạ gì mà ông viết những lời đểu giả đến như thế.

Việt Cộng nó cho ông cái gì mà ông viết:

Nửa Ðời Còn Lại. Trg 68.

SÀIGÒN XÉT CHUNG TRƯỚC KHI TRỞ NÊN THÀNH PHỐ MANG TÊN BÁC KÍNH TRỌNG.

“Thành phố mang tên bác kính trọng...” Hàng chữ đầu chương sách viết toàn chữ hoa. Ông chủ Nhà Xuất Bản Văn Nghệ in lại quyển Nửa Ðời Còn Lại ở Hoa Kỳ chắc vì lo ngại phản ứng của người Việt tha hương với bốn tiếng “tên Bác kính trọng” nên ghi cước chú:

* Nguyên văn của tác giả (NXB)

Ra cái điều ông Xuất Bản Văn Nghệ muốn nói: “tên Bác kính trọng” là của tác giả VH Sển, chúng tôi chỉ để nguyên con, chúng tôi không viết câu ấy, nhà xuất bản không có trách nhiệm về câu ấy.

Kể ra thì nhân dân Sài Gòn quả có kính trọng Bác thật. Bác mới râu ướt, râu ráo được chúng VC đưa lên phơi mặt, phơi râu trên những vách tường Sài Gòn có ba bẩy hai mươi mốt ngày nhân dân Sai Gòn đã hát ca tụng Bác trên khắp các đường phố, ngõ ngách, trong khắp mọi nhà, trong mỗi trái tim, trong mỗi nhà tù:

“Ðêm qua em mơ gặp bác Hồ... Cu bác dài như cái cần câu... Ðêm qua em mơ gặp bác Hồ... Chân bác dài bác đạp xích-lô... Ðêm qua em mơ gặp Bác Hồ... Tay Bác cầm cái bánh mì to... Em xin Bác cho em một miếng... Bác bảo rằng để Bác ăn no... Ðã thấy bác Hồ trong nhà thương Chợ Quán... Bác vừa ra là chúng chém bay đầu... Hồ chí Minh... ăn gian... ăn gian...”

Ba tháng sau nhân dân Sài Gòn không ai bảo ai đem ảnh Bác Hồ đi “lộng kiếng.” Nhân dân Sài Gòn đối với Bác như thế, riêng ông VH Sển viết “Thành phố mang tên Bác kính trọng.”

Nửa Ðời Còn Lại. Trg 231:

Tôi vốn thơ như cơm nếp nát, nhưng ngứa ngáy, cũng nối vần ba bạn trên đây, gọi chúc mừng muộn Năm Mới, và hòa lại như vầy:

Tân Mùi thượng thượng chín mươi xuân.
Nhiều tuổi nhục nhiều, bộn bộn lần.
Việc nước, Ðảng lo, Dân khỏi nhọc,
Việc nhà, ai nấy thẩy dừng dưng.
Thơ giòn, cười lớn, thơ bà Phụng,
Văn khéo, ngâm chơi, văn chị Quân.
Hạnh ngộ tao phùng, thập niên hậu,
Trường sanh bá tuế, kỷ hà tuần?

Tôi – CTHÐ – không bàn loạn về bài thơ trên vì tôi chẳng hiểu Vương thi sĩ muốn nói gì cả, tôi chỉ thấy thơ không phải là thơ cơm nếp nát như thi sĩ tự đánh giá mà là thơ bún thiu, thơ cơm vữa, thơ cám lợn. “Việc nhà ai nấy thẩy dừng dưng...” là ký gì? Lại còn ba tiếng “bộn bộn lần” ý tứ thâm trầm, uyên áo quá xóa. Tôi nghĩ bài thơ “bộn bộn lần” nếu là thơ tự vịnh của Bà Năm Sa Ðéc thì hợp hơn. Nhưng bài thơ cũng nói lên được một chuyện: Việc làm hại đất nước đã có Ðảng lo, dân đói dài, đói dẹt có muốn lo Ðảng cũng không cho lo, Ðảng độc quyền phá hại đất nước, độc quyền ăn hại, đái nát. Dân VNCH thường chửi bọn Cán Bắc Cộng nói ngọng bằng câu: “Ðừng có no, đã có Ðảng no..., để cho Ðảng no..”

Hơn Nửa Ðời Hư. Vương Hồng Sển. Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ chí Minh xuất bản năm 1992, trg 405:

Riêng anh Từ Ngươn Ðồng, năm ngoái còn gặp anh xách gậy dạo chơi vùng chợ Tân Ðịnh, mắt lờ răng rụng ráo. Năm nay, nhất là từ lễ mừng Ðộc Lập, dân ta toàn thắng, hết nạn xiềng xích, thoát ách kìm kẹp Mỹ Mẽo…

Dân ta toàn thắng? Dân ta nào toàn thắng? Dân ta thua sát ván, thua sút quần, thua rách háng, thua lòi tĩ thì có. Cộng sản nó thắng và cộng sản nó tròng lên cổ nhân dân những cái gông nặng và ghê rợn hơn những cái tác giả Hơn Nửa Ðời Hư, Nửa Ðời Còn Lại gọi là “xiềng xích Mỹ Mẽo“, nặng và ghê rợn không phải gấp trăm lần mà là gấp triệu lần.

Nửa Ðời Còn Lại. Vương Hồng Sển. Trg 305:

Tôi nói gà nhà, đào nhà, được phép khen, tôi muốn nhắc lại Năm Sa Ðéc, khi ở gánh hát bội, vai nào cũng coi được, và tôi đã mê và chọn làm vợ, vì làm Lữ Phụng Tiên, răng đều và trắng quá, và khi có tuổi, làm Tống thái tổ bị khổn nơi Thọ châu thành, nhứt là làm Ðổng Trác lúc cùng Ðiêu Thuyền lên xe về My Ổ, thì xin lỗi độc giả, riêng tôi tôi nhận chưa ai diễn hơn... và khi chiều tà, qua Cải lương, cũng giúp tôi chạy gạo buổi ngặt nghèo. Năm ôi, S. này chưa quên và khi qua Thép Súng hoặc gần gần đây, Giải Phóng đã nhập thành, diễn vai nào, loạt điệu mới, đều có người còn nhắc, tiếc. Năm ôi!

Có đoạn tác giả VH Sển viết bà Năm Sa Ðéc bị “một nữ kịch sĩ trẻ đáng tuổi con cháu tố với Việt Cộng là bà từng tham gia chương trình TiVi Thép Súng của Quân Ðội VNCH” — ông tránh không viết tên nữ kịch sĩ ấy, ta có thể hiểu “nữ kịch sĩ đáng tuổi con cháu” đây là Kỳ Nhông Kim Cang — chương trình Thép Súng của Quân Ðội tất nhiên là chống Cộng và như thế là bà Năm Sa Ðéc bị nữ xướng ca đồng nghiệp con cháu tố tội “cộng tác với ngụy quân, tội chống Cộng,” ông VH Sển tỏ ra cay cú với việc bà vợ ông bị nữ kịch sĩ tố. Qua đoạn viết mơ hồ trên đây — có thể ông Sển có chút xấu hổ nên không dám viết rõ — ta thấy Bắc Cộng vào Sài Gòn, bà Năm Sa Ðéc — như Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng và nhiều em xướng ca khác, kể cả hai anh Út Trà Ôn, Thành Ðược gân cổ hát bài cải lương “Người Ven Ðô” ca tụng bọn đặc công VC đặt ống phóng hỏa tiễn ở ven đô đêm đêm bắn vào giết dân Sài Gòn – những người vừa kể đã nhanh chóng ra ca hát tuyên truyền cho VC, đóng những tuồng, kịch ca tụng VC, chửi bới, bôi nhọ chế độ VNCH và những người VNCH chống Cộng.

Xướng ca vô loài. Ðúng thôi. Ta hãy đọc vài lời VC viết về bà Năm Sa Ðéc:

Những mùa xuân đã qua. Bài viết của Hồ Trường, đăng trên Tuần báo Văn Nghệ TPHCM tháng 11-1988.

Năm 1987, bà Năm đóng vai bà Hai Lành trong phim Phù Sa, lúc bà đã đúng “bát tuần”(…) 1986 bà về Nha Mân, Cái Tàu, quay “Nơi bình yên chim hót” của đạo diễn Việt Linh- 1985, bà vào Mộc Hóa để quay “Mùa nước nổi” của đạo diễn Hồng Sến- 1984. Quay “Con thú tật nguyền” của Hồ Quang Minh ở Thuận Hải, và 1983 quay “Cho đến bao giờ” của đạo diễn Huy Thành. Bà còn tham gia trong nhiều phim khác nữa. Nhưng cứ nghĩ lại và hình dung ra một bà Năm trên 70 tuổi, rong ruổi theo đoàn làm phim. Lúc thì đảm nhận một bà lão nông thôn, đào hầm bí mật, lén lút đổ từng thùng đất lúc vắng người (Cho đến bao giờ), lúc thì về Ðồng Tháp Mười mênh mông nước cả…

Giới nghệ sĩ cải lương là giới ít chống Cộng nhất trong mặt trận văn hóa-văn nghệ VNCH. Sau 1975 giới cải lương, ca kịch Sài Gòn, kể cả điện ảnh với những “đạo diễn” Lê Dân, Lê Hoàng Hoa, Huy Thành tức Lê Mộng Hoàng, Lam Sơn Bùi Sơn Duân, có nhiều người ra làm việc phục vụ bọn Bắc Cộng. Trước 1975 giới diễn viên diễn những vai trò chống Cộng, giới đạo diễn làm những phim tố cáo tội ác Việt Cộng, sau 1975 họ diễn những vai trò, họ làm những phim chửi bới tàn tệ chế độ VNCH . Bọn cán bộ văn hóa Việt Cộng coi khinh giới văn nghệ trình diễn Sài Gòn không phải là không có lý. Tuy vậy ta cũng phải ghi nhận: ông VH Sển đã kể bà Năm Sà Ðéc trước 1975 có tham gia Chương trình TV Thép Súng của Quân lực VNCH. Một điểm đáng khen.

Kỳ Nhông Kim Cang lập đoàn kịch nói trước nhất, diễn Lá Sầu Riêng với sự dàn dựng sân khấu của Thiếu Linh — Thiếu Linh từ bưng biền kháng chiến về thành năm 1952, sau 1975 được VC dùng, Mộc Linh cũng là cán bộ văn nghệ kháng chiến về thành năm 1952, năm 1975 bị VC cho đi tù — Thẩm Thúy Hằng, người được các “ông Liên Xô” cố vấn văn hóa nói lép nhép tiếng Việt trang trọng gọi là “Chị Thâm Thúi Háng“, lập ban kịch Bông Hồng. “Chị Thâm Thúi Háng” của các “ông Liên Xô” xin lập ban Kịch Nói Bông Sen nhưng Bông Sen là hoa dành riêng cho Hồ Chủ Tịt — bông sen là biểu tượng của Hồ Chủ Tịt, nên chị phải lập ban Bông Hồng. Cả hai ban kịch Kỳ Nhông Kim Cang, Bông Hồng Thâm Thúi Háng đều mau chóng nghẻo củ tỏi, chết không kèn, không trống, không quan tài, không cả chiếu bó vì không có khán giả. Cải lương chi bảo Thanh Nga đóng tuồng Thái Hậu Dương Vân Nga để rồi bị bắn chết thảm thê... vv... Toàn bộ giới cải lương, kịch tràng Sài Gòn chỉ có hai người bị VC bỏ tù: soạn giả-đạo diễn Mộc Linh và soạn giả Thành Công.

Giới đạo diễn điện ảnh có bốn Ông bị VC cho dzô tù: Hoàng Vĩnh Lộc, Hoàng Anh Tuấn, Minh Ðăng Khánh, Thân Trọng Kỳ. Ba Ông đã ra người thiên cổ, Ðạo diễn Thân Trọng Kỳ hiện sống ở Maryland, Hoa Kỳ.

Xướng ca vô loài: Thâm Thúi Háng, Kim Cang, Bạch Tuyết...

Văn nhân vô hạnh: Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Á Nam Trần Tuấn Khải, Ðặng Tiến.

Bài viết đến đây đã tạm đủ dzài. Hẹn gặp lại quí vị tuần sau.

_________________

[1] Hai văn thần triều Tây Sơn bị Ðặng Trần Thường – theo lệnh của Gia Long – đánh đòn về tội ra làm việc nước với Vua Quang Trung là Phan Huy Ích và Ngô Thời Nhiệm.

[2] Trường hợp Chánh Tổng An Nam Ðặng Tiến viết ca tụng bọn Bắc Cộng vào Sài Gòn được vài tờ tạp chí Việt Cộng ở Paris đăng những năm 1977, 1978 nhưng không được ký tên là Ðặng Tiến. Ðạo diễn Lê Mộng Hoàng được làm phim chửi chế độ VNCH nhưng phải lấy tên là Huy Thành, đaọ diễn Bùi Sơn Duân là Lam Sơn, tôi không nhớ tên VC của đạo diễn Lê Hoàng Hoa. CTHÐ