Chuyện về nữ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa
Sau đó bà Hoa theo học y khoa tại Sài Gòn rồi sang Pháp năm 1948 học tiếp và đỗ bác sĩ năm 1953.
Năm 1954 bà tốt nghiệp bằng chuyên ngành nhi khoa và sản phụ khoa. Tại Pháp bà Hoa đã liên lạc với đảng Cộng Sản Pháp và tham gia hoạt động tại đây trong những năm 1948-1954.
Cũng trong năm 1954, bà Hoa trở về Sài Gòn và tham gia hoạt động cho đảng Cộng Sản tại miền Nam.
Bỏ ngoài tai mọi cản ngăn,góp ý của gia đình và bạn bè, để lại phía sau mọi phú quý vinh hoa, bà quyết tâm theo kháng chiến.
Tháng 12/1960, Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN. (MTDTGPMN) dưới bí danh Thùy Dương,
Năm 1969 bà Hoa là bộ trưởng Bộ Y Tế của Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam.
Sau ngày 30/4/1975, bà Dương Quỳnh Hoa tiếp tục giữ chức bộ trưởng trong “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam”.
Nói về bà Dương Quỳnh Hoa, đài BBC đã dẫn lời những người như Trương Như Tảng( Bộ trưởng Tư pháp CPCMLTCHMNVN) người sau này vượt biên năm 1978,sống lưu vong ở Pháp.
Ông Tảng cho rằng những đóng góp và vị trí của họ đã không được thừa nhận đầy đủ sau chiến tranh. Cũng như vấn đề hoà hợp ,hoà giải dân tộc không được thực thực hiện.
Sau 1975, Bác Sĩ Dương Quỳnh Hoa tỏ ra thất vọng vô cùng, bà bất đồng ý kiến với chính phủ Hà Nội. Bất đồng về chính sách nói chung, và nhất là về chính sách đối với miền Nam.
Bà không chịu đứng trong danh sách những ứng cử viên vào quốc hội sau 1975.
Chính phủ Hà Nội khi ấy đề nghị bà ra HN để nhận chức vụ thứ trưởng Bộ Y Tế, nhưng bà Hoa từ chối.
Vào khoảng cuối thập niên 70, Bà đã trao đổi cùng Ls Nguyễn Hữu Thọ: “Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả”. Và bà đã xin ra khỏi Đảng.
Đến năm 1979, Bà chính thức từ bỏ tư cách đảng viên và chức vụ Thứ trưởng.
Theo lời kể của một số người, thủ tướng Việt Nam khi đó, ông Phạm Văn Ðồng, đã nói chuyện với bà.
Bà trực tiếp đề nghị với Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng về việc xin ra khỏi Ðảng. Theo bà Hoa kể lại , ông Phạm Văn Ðồng hỏi lại bà: “Chị suy nghĩ kỹ chưa về những hậu quả của việc này?”
Bà Hoa nói bà nghĩ kỹ, và sau khi bàn bạc với ban lãnh đạo, ông Ðồng mới nói đồng ý, “Nhưng với một điều kiện rất quan trọng, là bà chỉ được nói công khai việc ra khỏi đảng 10 năm kể từ khi bà nộp đơn,”
Dĩ nhiên là Đảng không hài lòng với quyết định nầy; nhưng vì để tránh những chuyện từ nhiệm tập thể của các đảng viên gốc miền Nam, họ đề nghị Bà sang Pháp. Nhưng sau cùng, họ đã lấy lại quyết định trên và yêu cầu Bà im lặng trong vòng 10 năm.
Mười năm sau đó, sau khi được “phép” nói, Bà nhận định rằng :
“Trong chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, Đảng đã xem nhân dân như là một kẻ thù tiềm ẩn.”
Và khi nghe tin bức tường Berlin sụp đổ, Bà nói: “Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại.”
Năm 1989,bà trả lời phỏng vấn phóng viên Morley Safer, của đài truyền hình CBS .Những lời phỏng vấn đã được ghi lại trong cuốn sách của ông dưới tựa đề Flashbacks on Returning to Việt Nam do Random House, Inc. NY, 1990 xuất bản.
Những năm sau 1975 đó, với trái tim nhân hậu yêu trẻ và cũng muốn giúp ích cho đời, Bà thành lập Trung tâm Nhi khoa, kêu gọi thiện nguyện từ bạn bè và các tổ chức phi chính phủ ở Âu,Mỹ viện trợ thuốc men, thiết bị y tế..để chăm sóc, điều trị cho bệnh nhi nghèo và tàn tật ở miền Nam…. Và cũng lắm chuyện làm khổ tâm bà từ việc này, đến từ phía nhà cầm quyền.
Ngôi nhà với gần 1.000 mét vuông, hai mặt tiền ở đường Nguyễn Thị Minh Khai và Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.Hồ Chí Minh (đối diện công viên Tao Đàn, quận 1), vốn là của Gs Dương Minh Thới và bà Hà Thị Ngọc.( Cha & mẹ Bà).
Bà để lại di chúc cho chồng, cũng là đồng chí hoạt động chung (Gs Huỳnh Văn Nghị)
Bs Dương Quỳnh Hoa qua đời ngày 25/02/2006, khép lại cuộc đời bất hạnh và lặng lẽ của một nữ trí thức tài hoa, tiêu biểu ở miền Nam đi theo kháng chiến.
Những dòng tin ngắn trên báo, không ai vinh danh, cũng không ai nhắc Bà đã từng là …Bộ trưởng.
Vòng vo, biến cố, tranh tụng…chẳng biết thế nào, mà cuối cùng lại có “di chúc” ông Nghị hiến cho Nhà nước cả kho đồ cổ vô giá mà sinh thời cha mẹ và cả bà trân quý, tâm huyết.
Theo đó, Bảo tàng TP kiểm kê và mang đi bộ sưu tập gồm 3.360 hiện vật thuộc các chất liệu: kim loại (sắt, đồng, bạc, ăngtimoan), đá (sa thạch, đá bán quý), thủy tinh, giấy, gỗ, vải, ngà, xương, sừng, gốm sứ, đất nung…; nhiều dạng: đồ trang sức, vật dụng gia đình, tác phẩm mỹ thuật…