Bước Đường Của Cải Lương - Nguyễn Tuấn Khanh
“Bước Đường Của Cải Lương” dày 332 trang, do Viện Việt Học xuất bản năm 2014, gồm hai phần chính: Phần Một - từ trang 11 đến tramg 188- nói về Lịch Sử Cải Lương. Phần Hai - từ trang 193 đến trang 328 – nói về bài ca tài tử Dạ Cổ Hoài Lang. Quyển sách nhằm mục đích giới thiệu về Cải Lương, một bộ môn nghệ thuật sân khấu bắt nguồn từ Ca Ra Bộ, biến thể của Ca Thay Phiên, và là Đờn Ca Tài Tử. Và theo lời giới thiệu của Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm, “...cải lương còn thừa hưởng những nét văn hóa dân tộc nhiều đặc tánh của hát bội như đối đáp vui buồn (tình cảm), như phát biểu bằng nhiều hình thái (thể loại diễn tả tình cảm). Từ những thừa hưởng đó, cải lương phát huy để có những thể ca / nói lối đặc biệt trong bất cứ tình huống nào của nhân vật.”
Trong khi đó, để minh họa cho mục đích của quyển sách, tác giả Nguyễn Tuấn Khanh bày tỏ: “Tập sách này đã hoàn tất vào năm 2010 nhưng nhận thấy bài Vọng Cổ có liên quan mật thiết với bộ môn Cải Lương nên tôi bắt đầu thu thập thêm tài liệu về bài Dạ Cổ Hoài Lang là bài ca khởi thủy của bài Vọng Cổ, một bài không thể thiếu trong những vở tuồng Cải Lương để cho tiếp vào phần hai của cuốn sách. Tôi hy vọng là tập sách nhỏ này sẽ bổ túc cho những tài liệu về bộ môn Cải Lương và bài Dạ Cổ Hoài Lang do các nhà nghiên cứu đi trước đã phổ biến để chúng ta có một cái nhìn chính xác hơn về công lao của các nghệ sĩ tiên phong đã khai phá ra bộ môn nghệ thuật sân khấu độc đáo của miền Nam ...” [Trang 17-22]
Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh định cư tại Hoa Kỳ năm 1975, là chuyên viên điện toán của Đại Học San Jose, đã sưu tập nhiều tài liệu về bộ môn cải lương qua máy vi tính, qua sách báo cũ của Miền Nam Việt Nam. Ông đã mua được một số bưu thiếp cũ cùng các bản đờn ca và tuồng cải lương ấn hành năm xưa, để viết thành quyển “Bước Đường Của Cải Lương.” Những tài liệu này đã tạo giá trị cho cuốn sách và giúp cho độc giả hiểu thêm về sự ra đời của bộ môn cải lương.
Quyển sách dẫn người đọc đi từ Hát Bội đến Nhạc Tài Tử và Nhạc Tây [1900], Nhạc Tài Tử Lên Sân Khấu, Ca Thay Phiên, Cải Lương Kịch Xã, Ca Ra Bộ, Cải Lương Hát Bội [1917] và sự ra đời của Cải Lương vào năm 1920.
Trong khi đó, để minh họa cho mục đích của quyển sách, tác giả Nguyễn Tuấn Khanh bày tỏ: “Tập sách này đã hoàn tất vào năm 2010 nhưng nhận thấy bài Vọng Cổ có liên quan mật thiết với bộ môn Cải Lương nên tôi bắt đầu thu thập thêm tài liệu về bài Dạ Cổ Hoài Lang là bài ca khởi thủy của bài Vọng Cổ, một bài không thể thiếu trong những vở tuồng Cải Lương để cho tiếp vào phần hai của cuốn sách. Tôi hy vọng là tập sách nhỏ này sẽ bổ túc cho những tài liệu về bộ môn Cải Lương và bài Dạ Cổ Hoài Lang do các nhà nghiên cứu đi trước đã phổ biến để chúng ta có một cái nhìn chính xác hơn về công lao của các nghệ sĩ tiên phong đã khai phá ra bộ môn nghệ thuật sân khấu độc đáo của miền Nam ...” [Trang 17-22]
Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh định cư tại Hoa Kỳ năm 1975, là chuyên viên điện toán của Đại Học San Jose, đã sưu tập nhiều tài liệu về bộ môn cải lương qua máy vi tính, qua sách báo cũ của Miền Nam Việt Nam. Ông đã mua được một số bưu thiếp cũ cùng các bản đờn ca và tuồng cải lương ấn hành năm xưa, để viết thành quyển “Bước Đường Của Cải Lương.” Những tài liệu này đã tạo giá trị cho cuốn sách và giúp cho độc giả hiểu thêm về sự ra đời của bộ môn cải lương.
Quyển sách dẫn người đọc đi từ Hát Bội đến Nhạc Tài Tử và Nhạc Tây [1900], Nhạc Tài Tử Lên Sân Khấu, Ca Thay Phiên, Cải Lương Kịch Xã, Ca Ra Bộ, Cải Lương Hát Bội [1917] và sự ra đời của Cải Lương vào năm 1920.