Đồng quê, dân quê, tình quê trong sáng tác của Phi Vân
1.Đề tài nông thôn trong sáng tác của các nhà văn khôngphải là điều gì mới lạ. Tuy nhiên, đểkhắc họa được một bức tranh quêvới đủ các diện mạo, màu sắc của nókhông phải là điều dễ dàng. Có thể nói, phầnlớn chủ đề tác phẩm của các nhà vănmiền Nam đều gắn liền với đờisống nông thôn. Nhưng, đọc những tác phẩmcủa họ mà chúng ta có thể nhận diệnđược một bối cảnh nông thôn miền Namtoàn diện, thì có lẽ không ai khắc họađược rõ nét cho bằng Phi Vân.
Phi Vân (1917-1977),nhà văn xuất thân trong một gia đình trung lưuở Bạc Liêu, đã có ba tác phẩm viết vềmiền quê Nam Bộ, mà có lẽ nhiều độcgiả cũng đã biết đến. Đó là bứctranh quê toàn diện: Đồngquê, Dân quê và Tình quê. Bản thân Phi Vân là mộtnhà báo lớn thời ấy. Ông có điều kiệnđi và tiếp xúc nhiều, bởi đó ông mới cóđược 3 tác phẩm quý giá này. Đồng quê đượcLâm ThếNhơn (tên thật của Phi Vân) cho xuất bản năm1942. Dân quê và Tình quê đều đượcxuất bản năm 1949. Trong ba tác phẩm này, Đồngquê được nhiều người biếtđến hơn - Đồng quê đượcgiải nhất cuộc thi văn chương củaHội khuyến học Cần Thơ 1943.
2.1. Đồng quê- thiên tiểu thuyết phóng sự - có hai phần: phầnthứ nhất bao gồm nhiều phóng sự ngắn;phần thứ hai là một phóng sự dài. Ở phần thứ nhất, có các phóng sựngắn đáng chú ý như: Muốn ăn trứngnhạn, Châu Xương, cử thanh long đao!, Trao thân conkhỉ mốc!, Cành tre cũ gặp gió xưa, ĐổngTrác biết sập giàn, Ông tướng “thầy Ba”,Đạo, Quỷ vương, Tiếng hò trong đêmvắng, Chợ hay quê?, Các trò ơi! Thầy phen này thọtử, Sanh nghề tử nghiệp. Ở phầnthứ hai, một phóng sự dài Dưới đồngsâu có những tiểu truyện: Câu cá, Cá mắc câu,Tôn sư, Đạo phù thần, Ôm mà xơ rốp,... Màha xơ rốp, Oan...!, Nghiệt!, Muộn màng, Tử thù,Trăng thah, Hận nghìn đời, Đoạn kết...
Trongcác phóng sự ngắn, hình ảnh một vùng quê sôngnước bao la với vô số những sản vật màthiên nhiên ban tặng: trúc, rái, chồn, rùa, kì đà, ongmật, cá tôm... đã quy tụ về đây những conngười thiện có, ác có, nhưng vẫn toát lên mộtnét quê mùa, chất phác, và những sinh hoạt cũng mangtính đặc thù của một vùng đất: dichuyển bằng ghe xuồng, sinh hoạt tinh thần làvọng cổ, điệu hò, câu hát (Muốn ăntrứng nhạn)...
Vùngđất hoang sơ buổi đầu con ngườimới đặt chân đến khai phá lại là mảnhđất tốt cho bọn ông đồng, bà cốt,lợi dụng sự thiếu hiểu biết củangười dân, cộng thêm vẻ huyền bí củatự nhiên buổi đầu mà tha hồ ăn trênngồi trước (Châu Xương, cử thanh longđao! Ông tướng “thầy Ba”). Vùng quê sôngnước, tuy là ít lễ nghi, phong tục, nhưng khôngphải là không có những tập tục ràng buộc quákhắt khe, khiến cho nhiều người phảibực mình. Ông Hương Ba nào đó đại diện chonhà trai, tuy rằng cũng khéo “nhẫn”, nhưng cuốicùng cũng không chịu được những đòihỏi quá quắt của nhà gái, đành phải cộclốc trả lời: “- Trao thân... con khỉ mốc!”rồi cho “anh tài công tàu giựt chuông mở máy” (Traothân con khỉ mốc!). Cũng như bao vùng quê khác,đời sống của người dân nghèo luôn chịucảnh thua thiệt do bọn hương chức, hội tềlàng, xã dùng thế lực và tiền bạc để bóclột sức lực, tình cảm của họ hoặcđàn áp họ. Miền quê Nam Bộ buổi đầumới đến khai phá, người dân lao độngcũng không tránh khỏi tình cảnh khốn quẫn ấy(Cành tre cũ cặp giò xưa).
Sinhhoạt tinh thần của họ cũng nghèo nhưđời sống vật chất của họ, dù làđược thiên nhiên “hào phóng” ban tặng cho miếngăn. Vốn không lo toan nhiều đến đờisống vật chất, mà có lo hơn thì cũng chẳngđược gì; bù lại, họ luôn khao khát cóđược niềm vui, cuộc sống tinh thần,từ những buổi cúng đình, có ghe hát đến giúpvui: “Đình đang buổi lỳ yên. Người tadọn sẵn sàng tất cả, chỉ chờ ghe hátđến là lên giàn” (Đổng Trác biết sậpgiàn), hoặc những buổi xem diễn tuồng ởrạp trở thành thói quen không thể thiếu:
“Rồitối đến, người ta đem theo cắc bạcbỏ vào cái thùng của cô Tám, con ông Hội trưởng vàvô để xem một đệ nhất anh hùng củathời Tam Quốc!
Đêmsau, rồi đêm sau...
Thóiquen, thằng Tám Méo cũng quen. Cả xóm đều quen.Cả Cà Mau quen luôn! Hát bóng nói ở các tỉnh lớndễ đã được hoan nghinh hơn!” (Chợ hayquê?).
Buổiđầu đến khai phá, con người chắc cónhiều tâm sự; vả lại, cuộc sốngđơn điệu gói gọn trong hai chữ “mầnăn”, nên rượu là người bạn thân thiếtvới dân lao động. Rượu đã làm nên lễ,nhưng rượu cũng gây ra bao nhiêu tai họa.Rượu thắt chặt quan hệ tình cảm, làmngười ta hiểu đạo hơn. Nhưng quá chén,quá lời dễ làm cho bạn biến thành thù (Đạo).
Mộtchút văn minh đô thị đến sớm có thể làmcho thiên hạ ngỡ ngàng, thiếu thái độ phảnứng tích cực. Nhưng điều này, phảiđợi thêm một thời gian nữa (Quỷvương). Tiếng hò có lẽ đáp ứngđược nhu cầu chia xẻ tâm sự của conngười ở miệt đồng quê sông nước.Đôi khi người ta dùng nó như một thứ dẫndụ tình cảm. Đã là tình cảm, con người khólòng mà cưỡng lại, và không lường hếtmọi hậu quả (Tiếng hò trong đêm vắng).Người dân quê ở đây thiếu chữ, nên bịđám thầy pháp lộng hành bày vẽ. Nhưng họvẫn ham học, hiếu học: “Tuy nhiên trong các nghềkiếm ăn, nghề “dạy học” vẫn giữmột địa vị quan trọng ở đồng,đâu đâu cũng không dám coi thường. Thế nên, làthầy giáo thì ở đâu cũng dám tới” (Các tròơi! Thầy phen này thọ tử).
Nhờcó chữ, người dân miền quê dần bớtđược cái “quê mùa”, nhưng một thời họđời sống của họ đã bị “khốngchế” bởi bọn pháp sư, trong đó có cảthầy tà, thầy bói. Dân gian có câu: “Sanh nghề tửnghiệp” cũng là đúng. Còn luật nhân quả thì nói“Gieo gió thì gặt bão”. Câu chuyện Sanh nghề tửnghiệp của Phi Vân kết thúc phần thứnhất của phóng sự Đồng quê như giántiếp phê phán một lớp người ác bên cạnhlớp người hiền, buổi đầu đãđến khai khẩn vùng đất, mà theo ông họcũng có một chút công nào đó cho sự góp phần khaiphá, ngoài cái tội ăn bám:
“-Vậy mà cũng đoán số! Sao mày không đoán cái sốmày... chết về tao, thằng kia?...
Haihôm sau, “Mét Văn Quang” đoán số mình không sốngnổi nữa, nên đã trút linh hồn tại xứNăm Căn: cái xứ mà “Mét” đã phụ vào một chútcông làm trôi mất tiếng quê mùa!”.
Phần thứ hai- phóng sự dài Dưới đồng sâu nói vềtình cảnh mẹ góa con côi của anh chàng nông dân nghèo có tênlà Sáu. Bà mẹ hiền và bản chất của Sáu cũngchân chất, lại có thêm biệt tài đờn ca cổ vàsự cần cù chịu khó của Sáu, nên cuộc sốngcủa họ ban đầu khi đến với vùngđất mới xem ra cũng dễ chịu, dù ởđâu thì họ cũng bị bóc lột. Điều này Sáucũng ý thức rõ: “Tôi đến đâu cũngđược người ta niềm nở, ân cần...Tiếng ca giọng đờn làm trung gian gây ra biết baonhiêu tình thân ái đậm đà”. Nhưng sự thiếuhọc ở vùng đất mới, đã đẩy Sáu vànhững gia đình khác vào một đam mê tai họa đólà “đạo búa”, để rồi phải chứngkiến cái chết thảm thương của cô Yến,con của lão thầy pháp Mạnh. Đó cũng là thựctrạng đau lòng ở vùng đất mới, vì kẻthù của người nông dân không chỉ có địa chủmà còn là giới thầy pháp, ông đồng bà cốt. Sáulại còn thêm cái tính đêm ngày cứ “lo đờnđịch ca xang”, nên hơi chểnh mảng việcđồng áng, để rồi cái nghèo nó vẫn đeođẳng quanh quẩn, như lời nhận xét củachủ điền: “Thím coi, đêm ngày nó cứ lo đờnđịch ca xang. Thím la rầy nó chớ! Tôi nghe đâu nólại nhà ông thầy pháp Mạnh thường lắm.Đố khỏi nó bị người ta dụ dỗ, sađà rồi quên hết việc ruộng nương”. Cáigì đến rồi cũng sẽ đến. Bảnchất của chủ điền là làm giàu trên công sứccủa nông dân; còn “tình nghĩa” nếu có là phươngtiện để đạt được mụcđích. Sự giúp đỡ của chủ điềnđối với mẹ con anh Sáu chẳng qua là lòng ham muốnchiếm đoạt thể xác mẹ của Sáu. Nên kếtcục là gia đình anh Sáu tan nát: mẹ chết, còn anhphải ngồi tù, vì sự ham muốn bất chính củakẻ có quyền lực. Trước khi chết, mẹanh cũng kịp nhận ra điều này: “- Ngườiđánh má là... bà chủ! Thảm thiết chưa con,nhục nhã chưa con!... Thằng Hai Hóa lúc nãy đi rồi,ông chủ lại đây, ổng ngồi lân la chuyện vãn,ổng mở lời chọc ghẹo má... ổng ômđại má... thì bà chủ ở đâu nhảy xổvào... Bả níu đầu má, bả chửi, bảrủa... cùng với con ở trói má vô gốc cột,đánh má, đập má tơi bời... Mà con ơi..., má đâu có tội tình gì...Con... con...!”. Ở tù ra, đi biệt xứ, Sáu cũngđã có được ít chữ nghĩa, hiểu biếtvề cuộc đời và có cái nhìn đời một cáchsâu sắc hơn, đúng như anh nhận định:“Năm năm trong tù, tôi học rành chữ quốc ngữvà mon men được chút đỉnh chữ Tây.Mười năm biệt xứ khiến tôi có dịp dàydạn với cuộc đời và nới rộng tầmcon mắt”. Từ sự nhận thức này, ông không oántrách họ, mà có cái nhìn độ lượng vềhọ: “Họ không phải là người gây nên tội ác,họ chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh xã hội vàcủa một thời kì...”.
2.2. Dânquê là một truyện dài khái quátđược tình cảnh của người dân nghèodưới ách thống trị của bọn hộiđồng, hương quản, ở ấp Bình Thạnh,làng Long Sơn, quận (huyện) Thanh Bình, thuộc vùng quêNam Bộ. Hiện thân của sự xung đột này:một bên là ông hội đồng Thế, có sự trợlực của bọn hương quản, còn bên kia là dânnghèo, mà điển hình là gia đình ông giáo Thiện.
Ông hội đồng Thế không từbỏ một thủ đoạn nào để thựchiện cho được những âm mưu đen tốivà tội lỗi của mình. Từ chuyện cướpđất của nông daan ấp Bình Thạnh để làmcủa riêng, biến họ thành tá điền của mình,lúc ông còn làm hương cả trong làng, với thủđoạn: “Để cho một đám dân khai pháđất ấy gần xong xuôi, ông mới vào đơnxin khẩn. Ông bảo đảm người kia làmmướn cho ông, chính ông xuất tiền nuôi họ. Ôngvận động thế nào mà đến khi ôngđứng địa bộ hẳn hoi, đám dân mớihay là tự thuở giờ, họ làm mọi không công cho ônghương cả...”, đến thủ đoạnhại gia đình ông giáo Thiện phải có ngườitù tội, làm cho em rể giáo Thiện vợ chồngphải li tán vì phải ở tù để trừ tiềnđóng phạt: “Thợ Tám không nỡ để anh vợmình mang họa tiêu tan sự nghiệp, đánh liều làmđơn nhận tội về mình”.
Tội ác của ông hội đồngThế không dừng lại ở đó. Ông còn tìm kếđể thỏa mãn lòng ham muốn dục vọng củaông và chánh hương quản, bằng cách lập mưukế để ông cưỡng hiếp được em giáo Thiệnlà vợ của thợ Tám; còn thầy hương quảnthì ngủ được với vợ của tằngkhạo Lành. Sự việc đổ bể ra, khi chánhhương quản bị khạo Lành chém, thì hộiđồng Thế đã dùng tiền ém nhẹm, và épkhạo Lành man khai cho giáo Thiện mướn chém,để hương quản làm tờ phúc bẩm vềtrên đưa ông giáo Thiện và khạo Lành vào tù, cònbọn chúng thì nhân đó xin ban thưởng. Thật làquỷ kế của bọn thống trị làng ấp:“Tờ phúc bẩm gởi đi rồi, thầy nằmnhắm mắt lại hả hê: “Như vậy thế nàothằng cha giáo Thiện và khạo Lành cũng bị ởtù chung thân. Thằng cha giáo Thiện bị tù, ông hộiđồng sẽ mang ơn mình nhiều hơn nữa, ôngsẽ mở rộng túi đưa cho mình như lờiổng hứa. Khạo Lành vô khám, mình mớiđược tự do lên xuống với vợ nó...”.Rồi vụ này, mình làm đơn xin thưởng mềđay, chắc chắn không còn hụt nữa...”.
Tức nước thì vỡ bờ. Tìnhcảnh nông dân đã đến tận cùng của sựngột ngạt. Chàng thanh niên Tâm, con ông giáo Thiện,đã nghĩ tới thù nhà mà định liều mạngđổi mạng: “Dưới cái chế độbất công ấy, cháu chỉ còn có cách liều mình. Dầucháu không giết được chúng đi nữa, chúng nócũng tởn tới già và không còn dám húng hiếp ai...”.Nhưng, điều ấy không xảy ra vì sự giácngộ của dượng Tám với Tâm: “Phải làm sao tậndiệt cho được chế độ đó, tứcnhiên, họ sẽ không còn. Chế độ đó bịtiêu diệt là mình đã trả thù - không phải chỉ choriêng mình - mà cho tất cả dân quê của xứ sở...”;Hơn nữa, vì tình yêu trong sáng và tiến bộ củaQuyến, con gái ông hội đồng, Tâm đã có mộtcách hành xử “hợp lí” hơn, khi anh cùng dân chúng bắttrói hương quản và hội đồng Thế, vàđốt hết giấy nợ cho dân chùng: “- Hồi nãytôi có nói sẽ tặng cho anh em một món quà quý giáđể kỉ niệm ngày tôi đi ở tù... Thì đây,món quà ấy là những giấy nợ này mà tôi buộc ônghội đồng phải đưa hết cho tôi. Nó làdấu vết của bao nhiêu sự bóc lột. Đờisống của anh em bị trói buộc mãi vào đờisống của ông hội đồng cũng vì nó. Giờkhông lí nào để nó còn tồn tại đượcnữa...”.
Kết thúc tác phẩm là quang cảnh khuấp Bình Thạnh chìm trong biển lửa. Nó dự báomột giai đoạn quyết liệt giữa chủđiền và nông dân. Và đó cũng là đêm trướccủa cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở vùng quêNam Bộ nói chung: “Từ đó, ấp Bình Thạnh âm ỉmãi cho đến ngày cách mạng nổ bùng...”.
2.3. Tìnhquê lại là một truyện dàinăm chương, khắc họa một tình cảmthủy chung của một đôi trai gái không “mônđăng hộ đối”. Đó là mối tình của côNhạn, con gái ông Hương kiểm với Giác, anh chàngnông dân nghèo, tình nguyện đi ở rể theo sự “camkết hai năm” với cha cô Nhạn. Tuy nhiên, vớibản chất coi trọng tiền của hơnngười, ông Hương kiểm chỉ nghĩ tớichuyện lợi dụng công sức của Giác hơn làquan tâm đến hạnh phúc cho đôi trẻ. Nên khithấy có quyền lợi nào hơn thì ông sẵn sàng phábỏ sự cam kết, bất chấp lẽ phải vàđạo lí, mà ngay cả vợ con ông cũng không thểnào chịu nổi: “Ông ác quá, tôi làm sao chịu nổitiếng đời?”.
Vì muốn gả con cho một “thầygiáo” tư, được ông thuê đến dạy chữcho trẻ con trong xóm, trong đó có thằng Báo con trai ông,để hi vọng có được “danh tiếng”hơn, mà ông đang tâm gợi ý cho thầy giáo Trungcưỡng hiếp Nhạn, con gái ông để hi vọngchuyện đã rồi thì con ông sẽ lấy Trung mà bỏGiác, bất chấp sự khóc lóc van nài của vợ ôngvề âm mưu thâm độc ấy: “Trời ơi! Tôi xinông, tôi lạy ông, ông muốn gì là muốn cho bằngđược, không kể danh giá, không kể tiếngđời! Tội nghiệp con tôi, ông ơi!...”. Bịđặt trước chuyện đã rồi, nhưngNhạn vẫn giữ một lòng chung thủy với Giác,mà nhất quyết không lấy Trung, nhưng không thểđến được với Giác, nên cô đành trốnđi tu ở một ngôi chùa không ai rõ. Nỗi buồnchưa nguôi thì tai họa khác lại ập đếnvới anh: Ông Hương kiểm cho người tớibắt Giác và đưa anh ra làng để tốngngục, vì cho rằng anh đã giấu con gái của ông. Líkẻ mạnh là vậy: “Càng nghĩ, càng khổ tâm, anhnhất quyết ra đi hỏi dò để tìm chođược người yêu. Anh vừa vào buồng góighém quần áo, bỗng đâu ông Hương kiểm và haingười cai tuần xồng xộc di vào nhà gọi tênanh. Rồi không để anh nói một tiếng gì, họcáp trói gô anh lại và đưa thẳng ra làng!”.
Hai năm bị tù oan, cuộc đờiGiác tưởng không còn hi vọng. Nào ngờ, thờicuộc đã đổi thay, Cách mạng tháng tám 1945 đãthành công, đời sống vạn dân nghèo đã tìmthấy ánh sáng. Trong cuộc đời mới, Giác vàNhạn đã giác ngộ được lí tưởng vàtrong công tác họ đã gặp nhau; hơn nữa, duyên mayđã để hai người gặp ông Hươngkiểm, giờ đã mất chức và bị thươngnặng trong một cơn hỗn loạn, để ông còncó được một lời ăn năn, xin lỗichàng rể và con gái. Một kết thúc tạm gọi là cóhậu cho cuộc tình duyên nhiều trắc trở này: “-Điều mà ba muốn nói là... xin hai con tha thứ cho ba! Bađã lầm lỗi, làm cho hai con điêu đứng...Giờ ba muốn hai con hứa với ba một tiếngđể ba yên lòng nhắm mắt...”.
2.4.Với văn phong của một nhà báo hơn là một nhàvăn, (Phi Vân đã từng cộngtác với nhiều tờ báo và tạp chí: Tiếng chuông,Tiếng dân, Dân chung...), Phi Vân đã khái quátđược xã hội và tính cách của người nôngdân Nam Bộ không bằng lối văn hoa mĩ, bóngbẩy, nhiều hình tượng, nhiều thủ phápnghệ thuật để phân tích tỉ mỉ, chi li cácdiễn biến tính cách, sự kiện; mà bằng lốivăn đời thường “thô ráp”, nặng về ngônngữ nói có chất liệu từ ngữ Nam Bộ vàsự chọn lọc một vài dữ kiện đờisống, qua đó vẽ lên được một bứctranh nông thôn Nam Bộ trước Cách mạng tháng Támnăm 1945.
Để đặc tả cảnh nôngthôn Nam Bộ kênh rạch chằng chịt, ông đã dùngnhững chi tiết của thực tại là: “kinh”, “ngách”và “trấp”. Chỉ cần ba chi tiết này đủđể Phi Vân khái quát lên bức tranh của một vùngquê sông nước: “Kinh Hang Mai ở làng Khánh Lâm (Cà Mau),bắt đầu từ kinh Biện Nhị, phíadưới công sở trổ ra Tiểu Dừa. Kêu là kinhcho nó oai một chút chớ nó quanh co như “cửu khúctrường xà!”. Nó có không biết bao nhiêu ngách và khôngbiết bao nhiêu trấp cản đường” (Muốnăn trứng nhạn - Đồng quê)Từ điềukiện địa hình sông nước, dĩ nhiên, việcđi lại không thể là xe cộ bất cứ lúc nàotheo ý muốn người thích, mà phải là ghe xuồng, vàtất nhiên mọi hoạt động phải phụthuộc và con nước. Nếu như ở một vùngquê khác, người ta nhìn “mặt trời lên xuống”để quyết định sự việc, thì ở vùngquê sông rạch, người ta phải quyết địnhcông việc “thuận theo con nước”: nướclớn, nước ròng. Bởi đó mà có những sinhhoạt nghe chừng trái khoáy: “Đàng trai lạirước dâu vào lúc mười giờ tối. Lễ xong,chúng tôi cùng nhau xuống ghe lườn. Đàng trai đi haighe, đàng gái theo hai ghe, một ghe ông già bà cả, mộtghe thanh niên. Ai trông thấy cũng thì thào khen ngợi, khônghổ danh ông Xã chút nào” (Muốn ăn trứng nhạn -Đồng quê).
Ở một đám rước dâu khác, PhiVân miêu tả khá tỉ mỉ đoạn hành trìnhđầy gian khổ của người dân quê Nam Bộ,và cũng gián tiếp cho thấy một mảnh đấtđồng bằng trời nước bao la mà một thờicha ông họ đã đặt chân đến để khaiphá:
“Chiếc ghemáy có cái mui ngạo nghễ, khoe những dây cờ lon con,giăng từ cột buồm ra sau lái. Tiếng máy chạyxình xịch. Trời về chiều. Tàu chạy hôm naynữa là hai hôm rồi: sông Ông Đốc, kinh xáng BàKẹo, Đầm Cùn, kinh xáng Thọ Mai, nhưng xóm KiếnVàng vẫn còn xa lơ xa lắc.
Họ đàng trai đã mệt nhọcngồi trong chiếc tàu chật hẹp. Người taăn hết ba lượt bánh mì với thịt quay muaở Cà Mau. Chú rể ngày đầu còn khăn đóng áodài, hôm sau đã cởi dẹp lại một bên, mặcchiếc áo thun giả ngồi ở trước mũi tàungong ngóng, thỉnh thoảng vươn vai hít không khírồi cú rũ nhìn lũ trẻ trong xóm chạy theo tàu trênbờ sông vỗ tay reo:
- Ê! Đám cưới!...
Anh tài công cho hay:
- Khỏi vàm Mang Giỗ rồi, còn hai cáidoi nữa là tới Kiến Vàng!
Trời tối đen. Bầy muỗi thahồ bu cắn mấy ông đi họ đang sậtsừ” (Trao thân con khỉ mốc! - Đồng quê).
Đi trên he xuồng chèo giữa đêmkhuya thanh vắng, giữa đồng không mông quạnh,để xua tan cơn buồn ngủ và cái mệtnhọc, không có cách nào khát hơn là phải hò, phải hát;người ở bên ngoài ghe làm công việc chèo chống thìphải hò, vì tiếng hò mới có thể vang xa trong đêmthanh vắng, mênh mông, mới có thể tìm đượclời đồng vọng; người ở trong mui ghethì sinh hoạt văn nghệ bằng tiếng đờnhay những câu ca vọng cổ. Phi Vân đặc tảsinh hoạt này rất là thích hợp với lối sốngcủa người dân quê Nam Bộ: “Vào một đêm khôngtrăng. Sao đầy trời. Bóng đêm bao phủ nhưbức màn mờ. Gặp mùa gió bấc, ngồi rong muichẹt nghe hơi sương xuống cũng đủlạnh lùng. Thỉnh thoảng ngọn gió đông hiuhắt lùa vào khoang làm tắt phụt ngọn đèndầu. Bên ngoài, các anh chèo vừa nhịp mái ăn rậpvừa “hò khoan” vang dậy. bên trong, ngồi đốidiện với mấy cô áo màu xanh đỏ, thằngNăm cảm hứng lên dây Tố Lan đờn một bàivọng cổ rặt mùi” (Muốn ăn trứngnhạn - Đồng quê).
Người dân quê tuy ít học, vì không cóđiều kiện, nhưng họ vẫn biết quýtrọng chữ nghĩa, tài nghệ. Bởi đó,những người có học, có nghề bao giờcũng được họ nể trọng, thỉnhmời trong những dịp lễ hội: “Ông Xã mà gã con gáithì phải biết, cái đám ấy nó long trọngđến bực nào? Muốn có “cái gì” thêm long trọnghơn nữa, lúc đưa con về nhà chồng, ônglại tìm ngay chúng tôi: - Thằng Sáu mày có tài ăn nói,thằng Năm mày có ngón đờn hay, vậy bây vui lòngtheo tao qua bên đàng trai cho xôm, để bên ấy biếtrằng làng mình cũng có lắm nhân tài” (Muốn ăntrứng nhạn - Đồng quê).
Không nặng phong tục, tập quán, vì làvùng đất mới, ai cũng mới đến khai phá,dân tứ chiếng dễ xem như anh em, “tứ hảigiai huynh đệ”. Nói chung là không nặng nghi thức xãgiao, quy tắc ứng xử. Cốt lõi là ở sự chântình, trọng lẽ phải; còn thì bình đẳng trongứng xử, trong quan hệ, trên bàn tiệc, mâmrượu: “- Thằng Phó xã mày lầm rồi, mày háchẳng biết hồi tao còn “đương bị hànhchánh” mà còn không bao giờ “ỷ chúng hiếp cô” hay sao?Huống chi ngày nay đã “cáo lão hồi gia”, tao càng trọnglẽ phải hơn nữa. Mà hễ vào đám tiệcrồi, ai cũng có tự do đàm luận, làmngười quân tử không câu nệ gì ráo. Mày không nghe “Quântử bất oán thiên hề bất vưu nhân” à? (Đạo- Đồng quê).
Nhưng ở một số ngườigià vốn còn nặng nghi thức lễ giáo, thì cũng cónhững bực bội khó chịu không đâu:
“Hươngba càu nhàu: “Cái làng gì mà kì khôi quá! Các ông nghĩ: Làm cha mẹ,ai cũng muốn cho con nó được nên vợ nênchồng, đàng này họ mảng bo bo mấy cái hủtục bắt bẻ từ chút, đòi hỏi từ cáilễ mọn, đã thèm rồi mới chịu gả congái...”.
- “Chịu gả” mà có xong cho đâu! Đâyđể tới lúc mình tới rước dâu rồi chúcoi, chém chết ông Bái hay ông tộc trưởng bên ấycũng “vặn anh Cai Sót đủ điều...” (Trao thân conkhỉ mốc! - Đồng quê).
Có một thực trạng đau lòng ởvùng quê Nam Bộ, do chính tình trạng thiếu học gây ra,là nạn mê tín, dị đoan, cả tin vào bọn ôngđồng, bà cốt. Bọn này, một thời cũng làmột thế lực chèn ép người dân, ăn bámcủa dân, bên cạnh bọn hương hội làng xã. PhiVân cũng không bỏ qua mảng tối này của bứctranh nông thôn Nam Bộ: “Nhưng một tháng sau, chúng tôiđã “quen nước quen cái” với xóm Rạch Cóc. Cócđâu chẳng thấy, chỉ thấy toàn là thầy Rùa,thầy Pháp, ông Đồng, bà Cốt, cô Tư, cô Hai, côBảy. Các bạn đừng thêm: cô Năm Bến Tre,cô Ba CầnThơ... coi chừng cái cần cổ: mấy cổvặn họng thì không khéo phải tốn một congỏi...” (Châu Xương, cử thanh long đao! -Đồng quê).
Tình trạng bóc lột dân nghèo đâuđâu cũng diễn ra theo một quy luật: công rẻmạt, vay nặng lãi; ăn trước ít, trả saunhiều, nên dần dà người lao động bịcột chặt vào đời sống của giớiđiền chủ. Đời sống của bọn bóclột thì quá sung sướng; còn phận củangười làm thuê thì quá đói nát. Ý thức phản khángở người dân quê Nam Bộ nhiều khi không cao, do thiếunhận thức và lí luận; bọn quan trên thì “quan liêu,ăn hối lộ”. Bởi đó, bọn hội tềlàng xã càng có điều kiện lộng hành, hống hách,muốn đổi trắng thay đen thế nào thì tùy ý.Phi Vân đặc tả tình cảnh này chỉ bằng vàichi tiết nhưng đủ để khái quát về tìnhhình nông thôn Nam Bộ trước Cách mạng tháng Tám năm1945:
“Ông hộiđồng dòm quanh, rồi cúi đầu kề vào taithầy hương quản nói những gì không ai ngheđược. Thầy hương quản gục gặcđầu. Xong, ông bước vào phòng mở tủ,cầm một xấp giấy bạc kêu phó hươngquản và hương tuần vô nhét vào tay mộtngười một mớ và dẫn ra ngoài.
Một chập sau, dân Bình Thạnh ngơ ngácthấy cai tuần hấp tấp đi bắt ông giáo Thiệnlôi về xô nhào xuống một ghe riêng, mặc cho ông kêu languyền rủa.
Ông hội đồng cũng thayđồ xuống tam bản ngồi kèm bên khạo Lànhthủ thỉ:
- Mầy cứ khai như thế... Tao tìmthế cứu cho... nếu rủi mầy có bị tù, taocấp dưỡng cho vợ con mầy đến ngàymầy về được...” (Đất bằng sóngdậy - Dân quê).
Còn tình yêu ở những đôi trai gái NamBộ thì toát lên nét chân tình, thủy chung sâu nặng, nhưđôi “Tâm - Quyến” (Dân quê), đôi “Giác - Nhạn” (Tìnhquê), một đôi thì có chút học vấn, còn mộtđôi thì thuần nông. Cả hai chàng thanh niên đềuthuộc giới dân nghèo; còn hai nàng thiếu nữ thìxuất thân trong gia đình khá giả, nhưng vốn cóbản chất hiền lương. Cả hai đềucoi trọng phép tắc gia đình, phong tục làng xã,nhưng cách ứng xử của đôi nam nữ có họcthì có nhiều linh hoạt hơn: họ có thể tỏtình qua thư, mạnh dạn tỏ tình qua cái hôn, nhậnthức được bản chất vấn đềcủa nhiều sự việc, nên họ cũng cónhững hành xử năng động hơn trong cuộcsống, trước khi Cách mạng đến đổiđời cho họ.
Giácthì bị bỏ tù vì bị hàm oan: “Hai năm qua... trong lúcGiác ngồi cú rũ nơi khám đường đểđền tội nghèo nàn, không thế lực, thì cuộccách mạng dân tộc đã nổi lên, và khói lửa lan trànkhắp dải đất yên tĩnh lâu đời này” (Tìnhquê). Nhưng Tâm thì chủ động đến vớinhà tù bằng một việc làm cao cả, là đốthết giấy nợ của ông hội đồngđể xóa nợ cho dân nghèo, bằng việc chủđộng chỉ huy dân nghèo có một hành độngchống trả tự phát, nhưng cũng cực kì có ýthức: “- Còn vụ khui lẫm lúa của ông hội đồng,thì cho tôi xin. Anh em nên nhớ rằng: Phó hươngquản Thành thế nào cũng đi báo cáo. Và thế nàotrưa nay hoặc chiều nay, chánh hương quản haycò bót cũng không chừng sẽ vào đây bắt bớchúng ta... nhất là tôi. Chúng ta chia lúa, tức là chúng tathất thế. Ông hội đồng... sẽ vu cáorằng chúng ta đến đây để giở tròcướp bóc. Cần gì, chút nữa tôi sẽ tặng choanh em một món quà quý giá hơn mà cũng là đểkỉ niệm ngày tôi từ biệt anh em để đivào đường tù tội... Anh em bằng lòng chớ!” (Phútsống hùng - Dân quê).
2.5. Ngôn ngữ mà Phi Vândùng trong ba tác phẩm: Đồng quê, Dân quê, Tình quê,tuy có đôi từ ngữ làm cho người ở các vùngmiền khác khó hiểu, như “con gỏi, ngách, trấp,rặt mùi, thẳng, cỏn...”; nhưng nhìn chung vốntừ ngữ Nam Bộ được ông sử dụngthích hợp đã làm cho bức tranh quê của ôngđậm màu sắc Nam Bộ hơn. Cóthể kể ra đây hàng loạt như: ai dè, ảnh,ăng kết, ất giáp, ậy, ba, bà cậu, bảnh,bển, bịnh, bóp đầm, bông cỏ, bôngphướn, bông rua, bùng binh, cà lang, cá kèo, cào cào châuchấu, cắc, cắn, câu kéo, cây da, chén, chẹt,Chệt, Chệt Sơn Đông, chiến, chìm xuồng,chơn, chúa nhựt, con gỏi, con mẻ, dân Năm Căm,dừa nước, dòm, dợm, dượng, dượngmụ, đau, đèn Huê Kì, đờn, đờn kìm, gâylộn, ghe hát, ghe lườn, giàn thun, giấy con công, hátbóng, heo, heo cấn, hỉnh mũi, hóc Bà Tó, hòm, hươi,khóm, kiếng, kiếng linh, kinh, Lèo, lỏn chỏn, lóng,tội, má, mảng, mắm, mần, miệt, miệt trên,mồi cắt, mồi chạy, nằng nằng, ngách, nhàmát, nhểu hột, ô rô, ông tướng, ổng, qua, ra quô,rạch, rắn mối, rặt mùi, ròng, tằng khạo,thằng lằn, thiềng thị, thương hồ, tòtí, tốc lực, trà, trạo, trấp, un, va, vẹt, vinhdiệu, xe đò, xe hơi, xôm, xúp lê...
Vănviết của ông thường là những câu ngắngọn, trong sáng rõ ý. Đôi khi ông đưa vào trongtruyện, những câu ca dao, những câu hò, vè đốiđáp Nam Bộ, những câu nói thường gặp trongđời sống thực, mà nhờ vậy văn phongcủa ông đậm chất Nam Bộ, hơn những nhàvăn Nam Bộ viết về Nam Bộ khácđương thời và sau này.
3.Người ta gọi Phi Vân là cây viết tiểu thuyếtphóng sự, có lẽ vì tác phẩm của ông có dunglượng nhỏ, không chú tâm vào những vấnđề có tính lí luận, như: kết cấu, hìnhtượng, điển hình... Tác phẩm của ông có thểví như một bức tranh nông thôn sống độngvới những nét chấm phá đơn giản nhưngđã phản ánh được tính chân xác của thựctại dưới cái nhìn của một nhà báo chuyênnghiệp hơn một nhà văn. Sự nghiệp củaông là sự nghiệp báo chí, nhưng tên tuổi của ônglại được biết đến ở sựnghiệp văn chương nhiều hơn. Ba tác phẩmvề vùng quê Nam Bộ: Đồng quê, Dân quê, Tình quêđã tạo nên tên tuổi Phi Vân, trong đó Đồngquê là bức tranh về vùng quê sông nước mà tôi yêuthích từ ngày còn nhỏ./.