Đối với hầu hết người Mỹ, chiến tranh luôn luôn bao hàm ý thức chọn lọc, và ngay dù bây giờ những ký ức này đang nhạt phai.
John W. Dower, Japan in War and Peace [Nhật Bản trong Chiến Tranh & Hòa Bình]
Trong phát biểu này, John W. Dower, một học giả nổi tiếng về Nhật Bản, nói đến cuộc chiến tranh khác, Chiến Tranh Thái Bình Dương, và cách mà nó được chứng kiến và ghi nhớ bởi người Mỹ.(44) Nhưng tôi bị áp lực nặng nề để tìm ra sự mô tả đúng hơn để áp dụng cho chiến tranh tại Việt Nam.
Không thiếu tài liệu về Trận Tấn Công Tết - những hồi ký cùng với những tác phẩm văn chương, báo chí, và nghiên cứu được thực hiện bởi người Mỹ đã xuất hiện phong phú, trình bày những lợi thế khác nhau về sự dính dáng của người Mỹ và mô tả sự dư thừa kinh nghiệm của người Mỹ trong khi phân tích các biến cố và tìm kiếm để xác minh hay bác bỏ các bản dịch khác nhau về các sự kiện. Tuy nhiên, không đúng như vậy với quan điểm của người Việt về cuộc chiến. Có rất ít bản dịch Anh ngữ của các tác phẩm Việt ngữ từ bất cứ thời điểm nào. Ngay cả một số ít xuất hiện từ thời điểm chiến tranh giữa năm 1965 và 1975. Hầu hết những tác phẩm ấy đã được dịch trong và sau chiến tranh đến từ Miền Bắc. Những tiếng nói từ Miền Nam một cách cố tình hay vô tình đã bị chìm vào thinh lặng.(45)
Dù nhiều truyện ngắn Miền Nam đã được dịch và xuất bản tại Hoa Kỳ, chúng đã không đạt được bất cứ sự tiếp cận đáng kể nào đối với quần chúng độc giả. Miền Nam hãnh diện vì có nhiều nhà văn xuất sắc về sức thuyết phục chính trị và tư tưởng khác nhau, nhưng qua nhiều thập niên sau chiến tranh vẫn không có những tác phẩm lớn tìm được con đường đi vào tay của độc giả Mỹ.
Giải Khăn Sô Cho Huế là tác phẩm đầu tiên của kinh nghiệm chiến tranh được viết bởi một tác giả lớn xuất hiện tại Miền Nam trong thời chiến tranh. Sự có mặt của tác phẩm đã được chú ý bởi các nhà báo và học giả cũng như nhà xuất bản tiếng Anh với những khác biệt đáng kể. Trong khi các nhà báo như James Markham và Barbara Crossette và các học giả như Neil Jamieson nêu bật tinh thần chống chiến tranh của tác phẩm, thì những khuôn mặt văn học Việt Nam nổi tiếng như Võ Phiến lại nhấn mạnh đến đặc tính chống Cộng của nó.(46)
Sự thiếu vắng chú ý trước đây đối với văn học Miền Nam có lẽ phản ảnh nhận thức và trình bày thiên lệch về chiến tranh chỉ đứng ở một bên hoặc là Hoa Kỳ hoặc là Việt Cộng. Chính quyền và người dân Miền Nam - những người không theo Cộng Sản - đều bị Cộng Sản dán nhãn là “bù nhìn của Mỹ” hay được rất ít người Mỹ quan tâm bởi vì họ không vừa trong cái khung miêu tả lấn át về cuộc chiến. Tuy nhiên chiến tranh là rất sâu đậm đối với Miền Nam và người dân ở đó. Không có tiếng nói của họ, thì không thể đạt được sự hiểu biết về cả hai bên của cuộc chiến kéo dài và đau thương này.
Giải Khăn Sô Cho Huế lấp đầy khiếm khuyết nghiêm trọng trong nhận thức của chúng ta về những sự kiện xảy ra tại Huế vào năm 1968 và trong nhận thức của chúng ta về các tác phẩm tại Miền Nam. Cuốn sách này phơi bày một sự kiện không được công chúng Mỹ biết nhiều trong và sau chiến tranh đó là những hành động của Cộng Sản dẫn đến kết quả hàng ngàn thường dân bị bắn giết, bị đánh đập, và chôn sống trong các mồ chôn tập thể, những sự kiện kinh hoàng mà người sống sót đã từng cho là cuộc tàn sát.
Tết Mậu Thân Huế Trong Truyền Thông Mỹ Thời Chiến
Năm 1968 truyền thông Mỹ dĩ nhiên đưa tin về Trận Tấn Công Tết. Chiến cuộc được “mang vào nhà” khi nó xuất hiện hàng đêm trên truyền hình Hoa Kỳ. Nói rằng không có tin tức nào về cuộc tàn sát tại Huế trong truyền thông Mỹ là không đúng. Trong một số cơ quan truyền thông lớn như báo the New York Times, the Washington Post, the Los Angeles Times, và the Chicago Tribune, nhiều bài báo mô tả hay đề cập đến những tội ác của Cộng Sản đã làm trong thành phố.(47) Tuy nhiên, chúng bị khỏa lấp bởi những tin tức thổi phồng về các thành công của Cộng Sản trong trận tấn công và bàn luận về sự vô vọng của người Mỹ gây ra tại Việt Nam. Hơn nữa, vào lúc đó người dân Huế đã không biết có bao nhiêu người bị giết chết; họ chỉ biết rằng hàng ngàn người đã mất tích. Từ từ người dân địa phương bắt đầu khám phá và đào xới lên, từng cái một, những mồ chôn tập thể. Hàng trăm danh tánh được lấy khỏi danh sách “mất tích” để đưa vào loại “chết,” nhưng hàng ngàn người vẫn còn mất tích.(48)
Trong lúc sự khám phá những tội ác được phơi trần tại Huế, chú tâm của quần chúng Mỹ lại hướng tới các sự kiện quốc nội gây sốc của năm 1968: vào ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng Thống Johnson tuyên bố sẽ không tái tranh cử; vào ngày 4 tháng 4 năm 1968, lãnh đạo phong trào dân quyền người Mỹ gốc Phi Châu, Mục Sư Martin Luther King Jr., bị ám sát chết, một sự kiện kích động nhiều ngày bạo loạn tại các thành phố Mỹ; ngày 6 tháng 6 năm 1968, ứng cử viên tổng thống Đảng Dân Chủ Robert F. Kennedy đã bị ám sát chết; vào tháng 8 năm 1968 đụng độ bạo động giữa cảnh sát và người biểu tình theo sau đại hội toàn quốc của Đảng Dân Chủ tại Chicago; và, cuối cùng, cuộc vận động tranh cử tổng thống huyên náo đưa đến kết quả Richard M. Nixon của Đảng Cộng Hòa đắc cử tổng thống. Số phận của các nạn nhân Huế không chọc thủng được những tin tức hàng đầu này.
Rồi, dù tại Huế người dân địa phương tiếp tục moi xới tìm xác chết những người mất tích qua tới tháng 9 năm 1968 và số tử thi được phát hiện gia tăng lên nhiều ngàn người, các tin tức bi thảm khác lại khỏa lấp biến cố Huế. Ngày 16 tháng 3 năm 1968, chưa đầy một tháng sau sự kiện tại Huế, một trung đội Lục Quân Hoa Kỳ vào làng Mỹ Lai và trong nhiều giờ đã giết từ ba trăm đến bốn trăm cư dân, gồm trẻ em, người lớn. Nhiều phụ nữ, kể cả những người già, đã bị hãm hiếp. Quân đội cố che giấu tin tức về Mỹ Lai, nhưng vào tháng 3 năm 1969 thông tin về sự kiện này bắt đầu bùng nổ.
Kỳ tới: Vụ tàn sát tại Huế Tết Mậu Thân bị biến thành một qua bóng chính trị
Ghi chú
(44) John W. Dower, “Race, Language, and War in Two Cultures,” [Chủng Tộc, Ngôn Ngữ, và Chiến Tranh Trong Hai Nền Văn Hóa], trong Nhật Bản Trong Chiến Tranh Và Hòa Bình: Tuyển Tập Các Bài Viết, bởi Dower (Nxb New Press, New York, 1993), trang 257.
(45) James Banerian, người đã học tiếng Việt tại Đại Học Southern Illinois University tại thành phố Carbondale và hiện cư ngụ tại San Diego, đã dịch vào năm 1979 một tuyển tập những truyện ngắn có lẽ được viết cho trẻ em bởi nhà văn nổi tiếng, Lê Tất Điều, người miền Bắc di cư vào Nam trong năm 1954 và trở thành nổi tiếng ở đó. Trong khi có thể được viết cho trẻ em, tác giả của lời nói đầu của tuyển tập, C. A. Boren, mô tả đặc tính của các truyện ngắn “giống như các truyện ngắn gọi là trẻ em của Mark Twain. [Chúng] có thể được đọc trên nhiều mức độ.” Tuyển tập được xuất bản bởi Hội Nghệ Thuật Việt Nam. Rồi, vào năm 1986, Banerian dịch một tuyển tập khác về những truyện ngắn Miền Nam, được xuất bản bởi Sphinx dưới tên sách Vietnamese Short Stories: An Introduction [Những Truyện Ngắn Tiếng Việt: Giới Thiệu]. Năm 1993 ông dịch rất tài tình phần đầu của tiểu thuyết của Nhã Ca là Đêm Nghe Tiếng Đại Bác, nhưng chẳng may nó dường như chưa tìm ra được một nhà xuất bản học thuật và thương mại chuyên nghiệp. Giống như hai bản dịch đầu này, tác phẩm này cũng rất khó tìm ra. Cuốn sách khác là tuyển tập được Nguyễn Ngọc Bích chỉnh sửa và có tựa đề War and Exile [Chiến Tranh và Lưu Vong] (Vietnamese PEN Abroad, East Coast, USA, 1969). Nó gồm một số bài viết trong thời chiến tranh. Thơ thì được tiêu biểu khá hơn: Nguyễn Chí Thiện, Hoa Địa Ngục, bản dịch. Huỳnh Sanh Thông (Council on Southeast Asian Studies [Hội Đồng Nghiên Cứu Đông Nam Á], Yale University, New Haven, Connecticut, 1984); Trần Dạ Từ, Writers and Artists in the Vietnamese Gulag [Văn Nghệ Sĩ Trong Trại Tù Lao Động Việt Nam] (Nxb Century Publishing Housem Elkhart, Indiana, 1990). Một số tác phẩm khác gồm các bài thơ từ miền Nam: Huỳnh Sanh Thông, ấn bản thứ nhất, An Anthology of Vietnamese Poems [Tuyển Tập Thơ Việt Nam](Nxb Yale University Press, New Haven, Connecticut, 1966); Philip Mahony, giám đốc, From Both Sides Now: The Poetry of the Vietnam War and Its Aftermath [Từ Cả Hai Bên Hiện Nay: Thơ Về Chiến Tranh Việt Nam và Hậu Quả Của Nó] (Scribner, New York, 1998). Năm 2013 một tác giả và dịch giả người Mỹ gốc Việt, Linh Dinh, xuất bản tuyển tập thơ Việt Nam được dịch với Chax Press có tên là The Deluge: New Vietnamese Poetry [Trận Hồng Thủy: Thơ Việt Nam Mới]. Nó gồm nhiều bài thơ từ miền Nam. Các tác phẩm học thuật thì bị giới hạn số lượng, dù chúng hấp dẫn và nhiều thông tin: Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, “Women Writers of South Vietnam” [Các Nhà Văn Nữ Miền Nam], trang 149-221; Hoang Ngoc Thanh, Vietnam’s Social and Political Development as Seen through the Modern Novel [Sự Phát Triển Xã Hội và Chính Trị Của Việt Nam Như Được Chứng Kiến Qua Tiểu Thuyết Hiện Đại] (Peter Lang, New York, 1991); Võ Phiến, Literature in South Vietnam [Văn Học Miền Nam]; Jamieson, Understanding Vietnam [Tìm Hiểu Việt Nam]; John C. Schaffer, “Phan Nhật Nam and the Battle of An Lộc” [Phan Nhật Nam và Trận Chiến An Lộc] Crossroads 13 (1999): trang 53-102. Trong cuốn sách này, Schaffer giới thiệu một tác phẩm từ một trong những phóng viên chiến trường Miền Nam nổi tiếng, Phan Nhật Nam, về một trong những trận chiến quan trọng nhất của chiến tranh Việt Nam, đã xảy ra vào năm 1972 và trong cách mà lực lượng Bắc Việt bị chận lại trên đường vào Sài Gòn. Schaffer cũng xuất bản cuốn sách rất lý thú và sâu sắc giới thiệu tình hình văn học Miền Nam: Vo Phien and the Sadness of Exile [Võ Phiến và Nỗi Buồn Lưu Vong] bản dịch. Võ Đình Mai (Nxb Southeast Asia Publications, Northern Illinois University, Dikalb, 2006). Cũng xin xem “Trịnh Công Sơn Phenonmenon” [Hiện Tượng Trịnh Công Sơn], Journal of Asian Studies [Tạp Chí Nghiên Cứu Á Châu], 66, số 3 (2007): trang 597-643. Phân tích của Schaffer về nhạc sĩ nổi tiếng này rất hữu ích cho việc tìm hiểu bối cảnh văn học Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh.
(46) James M. Markham, “Saigon Writer Finds Everyone Guilty” [Nhà Văn Sài Gòn Thấy Mọi Người Có Tội], New York Times, ngày 8 tháng 11 năm 1973, trang 60; Barbara Crossette, “On Eve of Tet, Vietnam Tries to Ease Friction” [Đêm Trừ Tịch, Việt Nam Cố Làm Dịu Đụng Độ], New York Times, ngày 12 tháng 2 năm 1988, trang A9; John Gittelsohn, “Family Bound by Music: A Song for Christmas” [Gia Đình Gắn Chặt Bởi Âm Nhạc: Bài Hát Cho Giáng Sinh], Accent, ngày 23 tháng 12 năm 2001, trang, 1, 4. Trong các tác phẩm hàn lâm, Giải Khăn Sô Cho Huế được nhắc tới hay đề cập tới trong tác phẩm của Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, “Women Writers of South Vietnam” [Những Nhà Văn Nữ Của Miền Nam], trang 149-221; và Jamieson, Understanding Vietnam [Tìm Hiểu Việt Nam], trang 321-349. Võ Phiến nêu bật quan điểm khác biệt: Vo Phien, Literature in South Vietnam [Văn Học Miền Nam], trang 135, 147, 148, 175.
(47) Các sự kiện tại Huế cũng được tường thuật bởi các báo Anh và Ý. Chẳng hạn, Richard Oliver, “More Than 1,000 Civilians Slain in Battle for Hue: Murder of an Ancient Imperial City” [Hơn 1,000 Thường Dân Bị Giết Trong Trận Chiến Tại Huế: Vụ Giết Người Của Cố Đô], Guardian, ngày 23 tháng 2 năm 1968; “400 in Mass Killings” [400 Người Chết Trong Các Vụ Giết Người Tập Thể], Observer, ngày 10 tháng 3 năm 1968, trang 4; Tony Mockler, “The Mouning and Desolation of an Imperial City: Struggle for Hue Cost the Lives of 2,500 Civilians” [Nỗi Đau và Sự Tan Hoang của Cố Đô: Trận Chiến Tại Huế Lấy Đi Sinh Mạng Của 2,500 Thường Dân], Guardian, ngày 15 tháng 3 năm 1968; “Vatican Says Reds Killed Many Catholics in Hue” [Vatican Nói Rằng Nhiều Tín Đồ Công Giáo Tàn Sát Đẫm Máu tại Huế], bài viết từ L’Osservatore Romano [Roman Observer], nhật báo được xuất bản tại Vatican, được in lại trong báo the Washington Post, ngày 14 tháng 3 năm 1968, trang A21.
48) Đối với phân tích bản tin của báo chí về Trận Tấn Công Tết nói chung và các vụ giết người tại Huế nói riêng, xin xem Peter Braestrup, Big Story: How the American Press and Television Reported and Interpreted the Crisis of Tet 1968 in Vietnam and Washington, [Chuyện Lớn: Báo Chí và Truyền Hình Mỹ Tường Trình và Mô Tả Cuộc Khủng Hoảng Của Tết 1968 Tại Việt Nam và Hoa Thịnh Đốn Như Thế Nào], được xuất bản lần đầu vào năm 1977 bởi Westview Press và rồi tái bản bởi những nhà xuất bản khác vào năm 1977, 1978, 1983, và 1994.