Phản ứng của Nguyễn Đắc Xuân đối với ấn bản mới của “Giải Khăn Sô Cho Huế" là cay đắng và gay gắt và đáng được xem vắn tắt ở đây. Năm 2008, ông viết trong tạp chí Sông Hương, được xuất bản tại Huế:
“Nội dung của ấn bản mới của Giải Khăn Sô Cho Huế vẫn giống như ấn bản năm 1969, tôi chỉ thấy MỘT CHỮ [nhấn mạnh trong nguyên tác], chỉ một chữ đã thay đổi, chỉ có thế. Đây là chữ XUÂN (tên tôi) trong trang 376 trong ấn bản đầu tiên, đã trở thành Đắc trong trang 234 trong ấn bản mới (đưa nó vào theo tên của nhân vật Đắc trong Giải Khăn Sô Cho Huế). Bốn mươi năm trôi qua, và bà đã thay đổi tên từ Xuân sang Đắc như vầy, nó cho thấy rằng bà đã nhận ra sự khác biệt giữa con người thật Nguyễn Đắc Xuân và nhân vật có tên Đắc trong Giải Khăn Sô Cho Huế của bà. Như thế sự thay đổi đã được thực hiện bởi vì lý do pháp lý, để bà có thể tự bào chữa bằng cách nói rằng: “Tôi đã viết chuyện về Ông Đắc, không phải về Ông Xuân.”(97)
Đọc đoạn văn này, người ta có thể thấy một người rõ ràng tuyệt vọng đang tìm lối thoát khỏi tình thế xấu. Trước hết, trong thời gian làm việc chuyển dịch, tôi không ngừng so sánh ấn bản đầu tiên mà tôi căn cứ để dịch với ấn bản được xuấn bản năm 2008. Tôi có thể bảo đảm với độc giả rằng ước định của Nguyễn Đắc Xuân là không đúng: nhiều hơn một chữ đã được thay đổi trong ấn bản mới; thực sự, trung bình hơn một chữ được thay đổi trong mỗi trang.
Còn đối với tên riêng, trong khi họ của Nguyễn Đắc Xuân là Nguyễn, theo lệ thường tên Xuân được coi như là tên riêng của ông ấy. Nhưng Nhã Ca trong ấn bản đầu tiên luôn gọi ông là Đắc, không phải Xuân, và khi một lần – trong trang 376 của bản tiếng Việt – bà gọi ông là Xuân, trong những hoàn cảnh không cho phép bất cứ sự nghi ngờ rằng đó là cùng một người mà bà đã đề cập trước đó như Đắc, điều này nên được xem là sai lầm trong sáng trong tác phẩm hơn là một cố tình để ám chỉ không đúng người. Nhưng thực sự, vì lợi ích trước sau như một, ông nên được gọi là Đắc. Và Nhã Ca đã sửa lại lỗi này trong ấn bản mới của cuốn sách. Tôi không nghĩ rằng bà đã làm vậy để tránh rắc rối về luật pháp có thể xảy ra – bà vẫn muốn nói đến cùng một người, Nguyễn Đắc Xuân. Có vẻ rằng là, bất kể tuyên bố của Nguyễn Đắc Xuân ngược lại, ít nhất trong thời gian Tết Mậu Thân, Nguyển Đắc Xuân được gọi là Đắc, không phải Xuân, bởi hơn một người, như tôi đã phát hiện một tham chiếu chính xác và rõ rệt đối với ông ấy cũng như với Đắc, và không phải Xuân, trong cuốn sách của Hoàng Phủ Ngọc Tường Ngôi Sao Trên Đỉnh Phu Văn Lâu.(98)
Tôi không có ý định hay khả năng để đánh giá ở đây về vai trò của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, hay bất cứ người nào khác trong Tết Mậu Thân, bởi vì sự khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả, của sự tiếp cận tài liệu lưu trữ liên quan xác đáng và bởi vì nó nằm ngoài mục đích giới thiệu của tôi với Giải Khăn Sô Cho Huế. Tôi chỉ tập trung vào những kỷ niệm và hồi ký của họ mà trong đó họ phản ứng lại tác phẩm của Nhã Ca.
Quan Điểm Cá Nhân: Bên Chống Cộng
Không được người Tây Phương biết tiếng nhưng đối với những nhà chuyên môn trong giới nghiên cứu Việt Nam thì “Giải Khăn Sô Cho Huế” có nghĩa là cái gì đó khác đối với người dân Việt khác nhau và những phe phái khác nhau. Đối với Cộng Sản nó là, và có lẽ là, ghét cay ghét đắng. Đối với một số người Việt Miền Nam, sống qua thời chiến tranh và sau này, cả trong nước và hải ngoại, dựa trên các tài liệu mà tôi đã đọc và trên những cuộc nói chuyện mà tôi đã có, thì nó là một tiêu biểu đau đớn và quý giá về những gì đã xảy ra tại Huế và là một cáo trạng chống lại Cộng Sản.
Nhưng ở đó cũng có mặt thêm một quan điểm cần được quan tâm. Quan điểm này cho rằng có vẻ như là “Giải Khăn Sô Cho Huế” quá khoan dung đối với Cộng Sản. Một trong những tiếng nói hậu thuẫn cho lập trường này là của Nguyễn Tà Cúc, một thành viên của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và vào năm 1995 là chủ tịch trong thời gian ngắn của Ủy Ban Các Nhà Văn Trong Tù. Bà cũng là phụ tá chủ bút cho tạp chí văn học Khởi Hành tại California từ năm 1996. Nguyễn Tà Cúc không đồng ý với lời kêu gọi gánh trách nhiệm chung của Nhã Ca như được trình bày trong “Tựa Nhỏ: Viết Để Chịu Tội,” mà trong đó Nhã Ca [tự cho là mình thuộc về một thế hệ phải] gánh trách nhiệm đối với tình cảnh tại Huế nói riêng và tại Việt Nam nói chung, không chỉ nhân danh cho chính bà mà còn nhân danh cho cả thế hệ của người Việt Nam, khi viết đoạn kết lời tựa nhỏ: “Thế hệ chúng ta, cái thế hệ ưa dùng những từ ngữ đẹp đẽ phô trương nhất, không những chúng ta phải thắt một giải khăn sô cho Huế, cho quê hương bị tàn phá, mà còn phải chịu tôi với Huế, với quê hương. Nhân ngày giỗ thứ hai sắp tới, xin coi ‘Giải Khăn Sô cho Huế’ như một bó nhang đèn góp giỗ. Mời bạn, chúng ta cùng thắp đèn, châm nhang.”
Nguyễn Tà Cúc hỏi ai là “chúng ta.” Trong quan điểm của bà, Nhã Ca nói đến thế hệ người Việt Nam của bà, và Nguyễn Tà Cúc nêu câu hỏi: Ai ủy quyền cho Nhã Ca để nhân danh những người Việt Miền Nam khác? Bà bác bỏ quan niệm gánh trách nhiệm chung của Nhã Ca. Bà hỏi tại sao là “chúng ta,” nếu nóiù gồm những người Việt tại Miền Nam, nên gánh trách nhiệm đối với những hành động của Cộng Sản. Tại sao “chúng ta” nên gánh trách nhiệm đối với sự tàn phá tại Huế, nếu nó là kết quả của những hành động của Cộng Sản? Tại sao “chúng ta” nên cảm thấy có trách nhiệm đối với cuộc tàn sát hơn ba ngàn người? Nguyễn Tà Cúc cũng đặt câu hỏi tại sao Nhã Ca đã không nói đến vấn để nền tảng là nếu Bắc Việt không tấn công Miền Nam, thì người Mỹ đã không có mặt ở đó ngay từ đầu. Nguyễn Tà Cúc thấy rằng lập trường chống chiến tranh của Nhã Ca và thiện chí của bà để chia xẻ trách nhiệm “đối với sự tàn phá thành phố lịch sử Huế như thế,” như là một nhược điểm, nếu không muốn nói là sự phản bội hoàn toàn đối với công cuộc chống Cộng Sản tại Miền Nam Việt Nam.(99)
Trong bài viết được đề cập ở trên của James Markham trên báo the New York Times vào năm 1973 sau khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, dựa trên phỏng vấn của ông với Nhã Ca, bà thấy rằng “mọi người có tội” trong cuộc chiến, và một số người Việt tại Miền Nam thấy sự nhận tội này như là sự làm cho có giá trị việc Mỹ bỏ rơi Miền Nam và ít nhất như là phần nào tha tội cho Miền Bắc.(100)
Như là một đánh giá khác về bản chất của chiến tranh, Nguyễn Tà Cúc cho thấy quan điểm của một nhà văn Việt Nam nổi tiếng khác, Lê Tất Điều, như được trình bày trong một đoạn từ tác phẩm Ngừng Bắn Ngày Thứ 492 của ông, được ông viết xong tại Sài Gòn vào ngày 17 tháng 4 năm 1975, chưa tới hai tuần trước khi Sài Gòn thất thủ. “Trong quá trình nhiều năm chiến tranh, thế giới tự do đã tiến hành và lôi kéo, đe dọa Miền Nam, đòi hỏi Miền Nam phải điều khiển cuộc chiến trong phương thức đạo đức, phải tìm cách để đạt tới hòa bình. Cuối cùng, chiến thắng lại rơi vào tay của những người sắt đá khi họ bóp cò dù họ biết rằng đích điểm của hành trình viên đạn đi tới là phụ nữ hay trẻ em.”(101) Đoạn văn này thực sự khác với lập trường của Nhã Ca như được diễn tả trong Giải Khăn Sô Cho Huế về việc chia xẻ trách nhiệm đối với thảm kịch của Huế và của Việt Nam. Việc so sánh hai quan điểm này về trách nhiệm, không chỉ trong lời lẽ của thông điệp mà còn trong việc xét đến thời gian và hoàn cảnh của sự diễn đạt của họ, có thể là một công trình riêng biệt, hấp dẫn và quan trọng, mà ở đây tôi không định làm.
Nguyễn Tà Cúc không cô đơn trong quan điểm của bà. Một người cùng quan điểm là Nhật Tiến, phó chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam trước năm 1975. Một trong những khuôn mặt văn học hoạt động tích cực nhất tại Miền Nam trong thời chiến tranh, người mà Neil Jamieson mô tả như là một trong những nhà văn tốt và đáng kính nhất của Sài Gòn,(102) ông đã vượt biên bằng thuyền khỏi Việt Nam vào năm 1979. Sự xem xét so sánh đã được phát biểu bởi một số thành viên của cộng đồng văn học của người Mỹ gốc Việt khác, những người muốn giấu tên.
Rõ ràng là đối với một số người, đặc biệt những người bên Cộng Sản, sự miêu tả của Nhã Ca về vai trò của Cộng Sản tại Huế là quá nhiều, đối với nhiều người khác là quá ít. Tôi nhận ra rằng ngoài các mảng quan điểm được trình bày ở đây, có thể có sự hiện hữu của quan điểm khác mà tôi chưa xem xét tới. Nếu như thế, là bởi vì tôi không biết chúng, không phải vì tôi cố tình không nói về chúng.
Trong khi viết lời giới thiệu này, tôi quyết định rằng thật là quan trọng để trình bày, càng nhiều càng tốt mà tôi có thể, phạm vi có thể tiếp cận được đầy đủ nhất của những phản ứng của người Việt tiêu biểu đối với Giải Khăn Sô Cho Huế - vì lợi ích của những người giữ chúng, vì lợi ích của tác phẩm, và vì lợi ích của việc hiểu biết của chúng ta về cuốn sách này và thảm kịch của Huế trong bối cảnh đương đại.
Trong số quan điểm [từ phía cộng sản và phía chống cộng] mà tôi nói đến ở đây, Giải Khăn Sô Cho Huế ở vị thế trung lập đại diện người không ảo tưởng, những người đứng ở lập trường trung lập trong cuộc chiến, chỉ trích chiến tranh. Dù những tranh luận về ý thức hệ có thể xảy ra, tác phẩm của Nhã Ca nổi bật lên bởi vì tiếng nói mạnh mẽ làm sáng tỏ những kinh nghiệm của người dân bị mắc kẹt nhiều tuần lễ trong trận chiến khủng khiếp.
(Còn tiếp một kỳ)
Ghi Chú
(97) “Đọc Nhã Ca Hồi Ký – Bình luận của một người trong cuộc,” Tạp chí Sông Hương, số 235, ngày 30 tháng 9 năm 2008: trang 33. Nguyễn Đắc Xuân lại nêu ra chuyện Nhã Ca dùng sai tên của ông vào năm 2012 - Nguyễn Đắc Xuân, Từ Phú Xuân Đến Huế, 3: trang 135n1. Nhã Ca và Nguyễn Đắc Xuân gặp nhau sau chiến tranh và viết 2 bài hồi ký rất khác nhau, giá trị của sự phân tích của chính họ trong một tác phẩm riêng biệt, về cuộc gặp gỡ này. Nhã Ca, Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng, trang 477-81, và Nguyễn Đắc Xuân, Từ Phú Xuân Đến Huế, 3: trang 136-39, theo thứ tự.
(98) Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngôi Sao Trên Đỉnh Phu Văn Lâu, trang 65.
(99) Nguyễn Tà Cúc, “Nhà Thơ Kiêm Nhà Văn Nhã Ca,” “Nhà văn như người hướng dẫn dư luận,” bản thảo chưa xuầt bản, được trích với sự cho phép của tác giả. Tác giả đến Hoa Kỳ vào năm 1975. Năm 2010, Nguyễn Tà Cúc cũng viết luận ác Cao Học, “Regarding Literary Friends and Foes: The Story of Vietnamese Exiled Writers in the United States” [Về Những Bằng Hữu Văn Học và Kẻ Thù: Câu Chuyện Những Nhà Văn Lưu Vong Việt Nam tại Hoa Kỳ], Pennsylvania State University, Harrisburg.
(100) Markham, “Saigon Writer Finds Everyone Guilty” [Nhà Văn Sài Gòn Thấy Ai Cũng Có Tội], trang 60.
(101) Ngừng Bắn Ngày Thứ 492 (Nxb Người Việt, Des Moines, IA, 1977), trang 75.
(102) Jamieson, Understanding Vietnam [Tìm Hiểu Việt Nam], trang 243. Nhật Tiến thông truyền điều này cho tôi trong thư trao đổi riêng vào tháng 9 năm 2013.