Tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản và ngôi trường trung học miền Nam
Mỗi năm gần đến tháng tư, những hình ảnh và cảm giác kinh hoàng của ngày miền Nam sụp đổ trở lại trong trí óc chúng ta. Thảm hoạ chung của đất nước kéo theo đổ vỡ và mất mát.
Sau ngày 30/04/1975, quân cán chánh từng phục vụ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị cầm tù; tài sản của họ bị tước đoạt, nhà cửa bị cán bộ Cộng Sản (CS) cưỡng chiếm. Tự do, nhân quyền, công bằng, pháp lý bỗng chốc biến dạng, nhường bước cho khống chế và bạo lực. Không chỉ kẻ chiến bại bị tù đày mà người chết cũng không được nằm yên dưới đáy mồ, các nghĩa trang bị san bằng.
Trong khí thế hiên ngang của đoàn người thắng trận, người Cộng Sản Việt Nam thuở đó trở nên ngạo mạn, chà đạp lịch sử, thoá mạ tiền nhân. Vốn bị nhồi nhét bởi giáo điều, họ cho rằng trong lịch sử dân tộc, chỉ có Hùng Vương và Hồ Chí Minh.
“Các vua Hùng dựng nước, Bác Cháu ta giữ nước”!Và từ quan niệm sai lầm đó, các triều đại vua chúa được người CS nhìn trong màu sắc ảm đạm của những chế độ thối nát, đồng nghĩa với những gì xấu xa, đáng bị nguyền rủa. Điều này làm cho những dấu tích vật chất mà thực chất là một phần của di sản văn hóa dân tộc đã bị hủy hoại.
1. Ngày ấy tháng 5 năm 1975. Trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ (1)
Tháng năm, tháng bắt đầu của mùa nghỉ hè, nhưng bây giờ tháng năm 1975, không còn là những bài lưu bút ngày xanh, những bịn rịn lưu luyến trong ngày chia tay nữa, mà là lệ đổ và nỗi câm lặng khủng khiếp......
Một ngày (của tháng năm 1975), hình như buổi xế trưa thì phải, chúng tôi được lệnh tập trung tại sân cờ. Ðây là lần đầu tiên, chúng tôi được lệnh tập trung. Có biến cố gì không. Có thay đổi gì trong chính sách không. Không ai có thể biết được. Rồi một viên thượng úy đứng trên bậc thềm xi măng dưới cột cờ, cầm giấy đọc. Y đọc gì. Không. Y kết tội. Lần này không phải buộc tội chúng tôi, ngụy quân, ngụy quyền, phản động, tay sai. Mà y kết tội cụ Phan Thanh Giản. Y không kêu là cụ, là ông, mà từ đầu bài đến cuối bài là chữ "tên". Tên bán nước. Tên đầu hàng. Tên có tội đối với nhân dân. Tên tự tử vì hèn nhát. Tên tiêu cực. Tôi không thể nhớ nổi bao nhiêu chữ «tên» mà y dùng. Sau đó là hai tay cảnh vệ dùng búa đập tượng. Ðập cuồng điên. Những mảnh xi măng văng ra tơi tả. Những tiếng búa khô thốc. Nhưng họ không phá hết. Họ vẫn còn chừa lại tấm thân bị thương tích bên chiếc đầu gãy lìa khỏi cổ.
Thưa cụ. Pho tượng không có đau. Dù sao nó cũng là xi măng hay thạch cao hay đá cứng. Mũ cánh chuồn cũng không phải là mũ cánh chuồn thật. Chòm râu kia cũng có lẽ không giống như chòm râu của cụ. Nhưng lòng con cháu đau. Cụ đã bay lên một cõi nào rồi, viễn du ở một tận cùng vô định rồi, đâu cần biết đến đám hậu thế cháu con. Nhưng cháu con của cụ thì đau lắm. Những nhát búa như mang theo những vết cứa lên buồng tim.
Có lẽ chúng tôi bây giờ mang tâm trạng của đứa con bị buộc phải nhìn cảnh người thân bị hành xử ngoài công cộng. Nhưng còn hơn thế nữa. Bởi vì nơi đây, không phải là thân nhân, nhưng là di sản, là lịch sử, là niềm tự hào. Kể từ nay, con cháu chúng tôi sẽ không còn được đọc trên trang sách sử về một người sĩ phu bất khuất, chọn cái chết để cứu người, và để giữ cái tiết tháo của kẽ sĩ như cụ Phan nữa.
Trong hơn 3 thập niên vừa qua, cùng với người dân trong nước, những cựu giáo sư và học sinh trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ đã nói lên nỗi bất bình về bản án sai lầm kết tội Cụ Phan Thanh Giản là người bán nước. Đặc biệt, nhân dân hai tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long mong mỏi và đòi hỏi các nhà sử học đánh giá lại thân thế và sự nghiệp của Cụ một cách khách quan và đầy đủ hơn.
Qua các cuộc hội thảo tổ chức vào thập niên 90 và đầu thế kỷ XXI những mặt hạn chế và bế tắc của cụ Phan Thanh Giản được nhận rõ; những cống hiến tích cực của ông trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp được đánh giá cao; nhân cách và phẩm chất cao quý của ông cũng được trân trọng ghi nhận.
Kết quả của các cuộc hội thảo này:
Tin tức này khiến một số bạn bè ở Hoa Kỳ vô cùng mừng rở, nhưng sau đó vài ngày trở nên bối rối trước việc Bến Tre đổi tên trường Trung Học Phổ Thông Ba Tri thành trường THPT Phan Thanh Giản vào đầu niên khóa 2008-2009 và Cần Thơ không được đề cập đến trong công văn của Cục Di sản Văn hoá; từ đó đâm ra nghi ngờ có phải đây là một “trick” nhà cầm quyền VN dùng để bóp chết nguyện vọng chúng ta. Phần tôi ngồi đứng không yên; đâu là câu giải đáp và ai sẽ đứng ra tìm hiểu chuyện này?
Một liều, ba bảy cũng liều; tôi nghĩ thầm: “Trước kia mình đã gõ cửa nhiều nơi (3) thì hai ông Tiến sĩ Cục Trưởng và Cục Phó Cục Di sản Văn hoá không lẽ từ chối tiếp mình về vấn đề một nhân vật lịch sử vừa được cho phép dựng tượng để tôn vinh”?
Lên mạng www.Google.com.au truy tầm “Việt Nam: National Cultural Heritage Department”, tìm được số điện thoại bàn và cầm tay của Ông Cục Trưởng TS Đặng Văn Bài và Cục Phó TS Nguyễn Quốc Hùng. Tôi liền điện thoại và trao đổi trực tiếp với hai vị này, bày tỏ sự vui mừng trước tin cụ Phan Thanh Giản được lịch sử tôn vinh và các di tích văn hoá liên quan đến Ông được trùng tu, đồng thời nêu lên thắc mắc về trường Trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ không thấy được đề cập đến trong công văn của Cục và xin hẹn gặp hai Ông vào giữa tháng 5/2008 để trình bày chi tiết hơn về nguyện vọng của mình. Cả hai Ông đồng ý tiếp chúng tôi: Huỳnh Long Vân, Huỳnh Thị Kim Chung và GS Nguyễn Trung Quân (cựu Hiệu Trưởng Trường Trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ).
Trong chuyến về VN vào tháng 5/2008, với sự hiện diện của GS Nguyễn Trung Quân, cá nhân tôi, một lần nữa, đã trình bày chi tiết với nhiều giới chức hữu trách ở trung ương và địa phương, nguyện vọng phục hồi danh xưng Phan Thanh Giản cho trường cũ. Các cuộc tiếp xúc đã diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, cởi mở và tương kính. Sau đó vào chiều ngày 28/05/2008, Kim Chung và tôi rời Sài Gòn trở về Sydney với ý định sẽ quay lại VN vào tháng 08/2008 dự lễ khánh tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản ở Vĩnh Long, nhân ngày giỗ thứ 141 của Cụ. Tuy nhiên sau đó, vì quá bận rộn, nên tôi đề nghị ban tồ chức mời các cựu giáo sư và học sinh Lê Minh Thuận, Lê Văn Quới, Quách Thị Trang, La Phú Xương, Huỳnh Phước Duyên, Hồ Trung Thành, tham dự lễ an vị tượng cụ Phan ở Văn Thánh Miếu, vào ngày 05/08/2008.
Vào cuối năm 2008, được thông báo Bến Tre sẽ dựng tượng Phan Thanh Giản ở trường Trung học Phan Thanh Giản Ba Tri (4), tôi quyết định trở về VN một lần nữa để tham dự ngày lễ an vị tượng Đại học sĩ. Buổi lễ thoạt đầu được dự định tổ chức vào ngày 05/04/2009, rồi dời lại ngày 10, xong đến ngày 15 và sau cùng là 18/04/2009 khiến chúng tôi phải thay đổi vé may bay nhiều lần.
Trong nhiều tháng đầu năm 2009, đột nhiên có nhiều bài báo đả phá việc dựng tượng cụ Phan và Hội thảo về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Công an TP HCM nhảy vào vòng chiến với bài viết của Vũ Hạnh chủ yếu là lên án bản đề dẫn của GS Phan Huy Lê với tựa đề mang tính qui chụp “Đột phá hay chạy tội ”(5). Điều này khiến chúng tôi bối rối không ít và lo âu cho sự an toàn của mình trong chuyến về VN lần này. Tham dự buổi lễ khánh thành tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản mà gặp khó khăn với nhà cầm quyền VN hay bị trục xuất khi về đến phi trường thì quả là một điều đáng buồn. Tuy nhiên mối e ngại này không làm chùn chân tôi. Tôi về VN ngày 17/04/2009, cùng với “my boss” Huỳnh thị Kim Chung, cựu nữ sinh trường Phan Thanh Giản Cần Thơ.
Xuống phi trường lúc 7.30 tối. Sắp hàng chờ làm thủ tục nhập cảnh, tôi có phần bồn chồn với cái cảm giác “lạnh xương sống, nổi da gà”; tôi đoán hai nang thượng thận nhỏ bé của mình đang làm việc nhiều hơn thường lệ và adrenaline tuôn trào vào huyết quản. Rảo mắt nhìn xung quanh không thấy bóng anh Công an nào, nên tim tôi bớt đập. Có lẽ đây là chuyến bay chót trong ngày, ít hành khách, nên không phải chờ lâu tại quày nhập cảnh ở phi cảng Tân Sơn Nhứt. Phần kiểm tra hành lý gặp một trục trặc nhỏ vì bộ máy chụp ảnh và ống kính đắt tiền của tôi mang theo, nhưng rồi mọi việc cũng êm xuôi. Anh tài xế đón chúng tôi ở phi trường tiến đến: “ Chào Thầy Cô mới về; Thầy ở Úc, xứ lạnh, về đây tháng này oi bức, Thầy dùng chiếc khăn lạnh này lau mặt”. Cầm lấy chiếc khăn với lời cám ơn và bằng một giọng nửa đùa nửa thật, tôi nói với anh tài xế: “ Chúng tôi về VN nhiều lần, vào các tháng 4 tháng 5 nóng nực, nhưng chưa khi nào toát mồ hôi hột như hôm nay”. Xe về đến khách sạn khoảng 9 giờ đêm, đến nơi tôi điện thoại báo cho ban tổ chức biết mình đã về tới Sài Gòn và hẹn gặp tại trường trung học Phan Thanh Giản Ba Tri sáng sớm hôm sau.
2. Ngày 18 tháng 4 năm 2009. Trường trung học Phan Thanh Giản Bến Tre
Sáng 18/04/2009, chúng tôi rời Sài Gòn khi trời còn tối, tờ mờ sáng đến Mỹ Tho và không lâu sau đó xe chạy ngang một chiếc cầu cao vút trông giống như cầu Anzac ở Sydney; chiếc cầu được xây gối đầu lên một số cù lao, bắt ngang qua những nhánh sông lớn. Qua lớp sương mù trắng mỏng của buổi bình minh, nét đẹp tuyệt vời của sông nước vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long hiện ra trước mắt với làng bè nuôi cá da trơn trên sông, dòng nước vàng đỏ chan chứa phù sa và nhộn nhịp nhiều ghe tàu xuôi ngược. Bên kia bờ sông là vùng đất thấp phủ kín một màu xanh của rừng dừa chen lấn với những vườn cây trái đủ loại. Tôi vội hỏi anh tài xế Hiệp:
- Có phải mình đang chạy trên cầu Rạch Miễu, và bên kia sông là xứ của Ông Đạo Dừa?
- Dạ đúng đó Thầy, mà sao Thầy biết? bác tài hỏi lại.
Đây là đầu tiên trong cuộc đời, tôi đặt chân đến vùng đất cù lao, trải mình trên 4 nhánh sông Cửu Long, quê hương của những danh nhân văn hoá như Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Đình Chiểu, Sương Nguyệt Ánh, Võ Trường Toản, Phan Văn Trị........ nhưng vì trong mấy lúc gần đây, đối với tôi, Bến Tre có sức hấp dẫn lạ thường, qua chuyện phục hồi danh dự cho cụ Phan Thanh Giản. Tôi lên mạng đọc báo Bến Tre online hằng ngày, không nhằm truy tầm những “tin tức Đồng khởi ngày xưa của cán bộ Cộng sản”, nhưng để tìm nguồn cảm hứng cho việc xin lại tên trường của mình, vì Bến Tre có trường trung học Phan Thanh Giản Ba Tri, thành lập trường Đại học Phan Thanh Giản và quyết tâm dựng tượng Phan Thanh Giản. Thế rồi tôi quen dần với một số sinh hoạt khác của Bến Tre như ngày lễ hội dừa, chuyện nước mặn tràn vào các sông rạch trong thị xã và hình ảnh chiếc cầu Rạch Miễu trở nên rất quen thuộc với tôi, nhớ cả ngày 19/11/2008, chiếc cầu được đưa vào giao thông.
Sáng đi sớm không kịp dùng điểm tâm ở khách sạn, khi đến Bến Tre, bụng dạ bắt đầu bào bọt. Các quán ăn lớn chưa mở cửa nên nói anh tài xế Hiệp, ghé lại ở một quán nhỏ bên đường kiếm gì ăn lót dạ. Vào một quán cóc, trong y phục chỉnh tề dự đại lễ, khiến ông chủ quán trố mắt nhìn chúng tôi, nhưng có lẽ tôi ngạc nhiên nhiều hơn, trước ly cà phê sữa nóng kiểu chưng “cách thủy” trong chun nước ấm, cà phê sền sệt uống vô vừa ngọt, cái ngọt của sữa đặc có đường, loại sữa Ông Thọ ngày xưa, vừa xảm xảm chẳng có đâu là cái vị của càphê phin: Có thể mình đã uống bột bắp rang pha sữa Trung Quốc chứa độc chất melamine? Vì sợ cúm gà, nên gọi tô hủ tiếu thịt heo, tô hủ tiếu đem ra có thêm viên xiếu mại. Nếu giờ đây trở lại quán cũ, chắc phải kêu tô hủ tiếu thịt cày để tránh bịnh cúm lợn “ Swine Flu”. Vẫn chưa tỉnh hồn vì thực sự mình còn thiếu ly Nest Café thường ngày, sau hơn 24 giờ hành trình mệt nhọc.
Lên đường tiếp tục, xe rời thị xã Bến Tre theo tỉnh lộ 26 hướng về Ba Tri. Kinh rạch dọc hai bên đường mọc đầy dừa nước; mấy tháng nay miệt mài trong một số bài khảo cứu về thuỷ thổ đồng bằng Cửu Long, tôi đoán đây là khu nước lợ, vùng đất bị nước biển xâm nhập. Qua khỏi địa phận huyện Giồng Trôm, xe tiếp tục lăn bánh, xuyên qua những cánh đồng lúa trải dài xen kẽ với những vườn dừa, vườn măng cụt, sầu riêng, sơ ri trồng trên những vạt đất giồng cao ráo, do phù sa của hai con sông Ba Lai và Hàm Luông bồi đắp nên. Sáng thứ bảy, lớp học vẫn mở cửa và các em học sinh trong đồng phục, đeo khăn choàn nối tiếp nhau đạp xe đến trường. Hình ảnh những học sinh nghèo, da sạm nắng, trông thiếu dinh dưỡng, chợ búa vùng quê không mấy sum sê, nhà cửa đơn sơ giữa rừng dừa bạt ngàn cho thấy Ba Tri, Bến Tre chưa mấy sung túc so với một số nơi của các tỉnh lớn khác như Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho,Vũng Tàu... Nhưng, phải chăng do bản chất thanh bần của người dân Ba Tri, nơi mà hơn 140 năm trước kia cụ Phan Thanh Giản từng là quan Thượng Thư của Triều đình, Kinh Lược Sứ miền Tây, nhưng khi chết đi để lại một gia tài chỉ có ngôi nhà lá ba gian vách đất!
Vào tháng 03/2009 nhà báo Nguyễn Khải Hoàn viết bài trên báo Văn Nghệ TP HCM chất vấn Bến Tre “Dựng tượng Phan Thanh Giản để dạy người ta bài học gì”(6), theo thiển ý của chúng tôi, thì mỗi một chữ Liêm của bốn đức tính Liêm, Bình, Cẩn, Cán của con người Phan Thanh Giản cũng xứng đáng là một bài học quý giá dành cho xã hội VN ngày nay.
Vào đến thị trấn Ba Tri, bác tài dừng xe nhiều lần để tìm đường đến trường Trung học Phan Thanh Giản. Hết theo đuôi cậu học sinh chạy trước mặt, quẹo phải quẹo trái nhiều lần, sau cùng nhờ anh Công an địa phương chỉ lối dẫn đến nơi tổ chức buổi lễ. Xe đỗ trước cổng trường đúng 7.00 giờ sáng, nhưng đã có một số Thầy Cô bận rộn chạy tới lui. Thoáng nhìn, biết đây là ngôi trường được xây cất cách nay không lâu, gồm 2 dãy lầu khang trang. Sau phần giới thiệu, chúng tôi được mời vào phòng họp của trường. Vài chun trà đậm giúp tôi tỉnh táo hơn. Quan khách và các giới chức thuộc Tỉnh Bến Tre và Huyện Ba Tri lần lượt đến và tỏ ra ngạc nhiên khi được biết chúng tôi về từ xứ ngoài, Sydney, Úc châu. Vốn đam mê sông nước Cửu Long, tôi hỏi quý Thầy Cô ngồi chung quanh về chuyện Bến Tre “khát nước” trong mùa khô và ảnh hưởng của đập thuỷ lợi Ba Lai trên sản xuất nông ngư nghiệp. Thầy Hiệu trưởng tò mò hỏi tôi: “Chắc Thầy là nhà khoa học về Nông nghiệp ở xứ ngoài”? Tôi vội trả lời: “Tôi là một sinh viên nghiệp dư, muốn biết chút ít về sông nước và sình bùn của châu thổ Cửu Long”. Một lúc sau phái đoàn sử học Hà Nội và Sài Gòn đến, gồm một số người trước kia từng có mặt trong các cuộc Hội thảo, Tọa đàm phục hồi danh dự cho cụ Phan Thanh Giản như nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử VN, GS Huỳnh Lứa, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP HCM, PGS TS Võ Xuân Đàn, Ông Nguyễn Hạnh , Phó Tổng Biên tập Tạp chí Xưa & Nay. Ngoài ra trong thành phần khách mời, tôi nhận thấy có hai người cháu đời thứ năm và thứ sáu, rất hiền hậu của cụ Phan, anh Phan Thanh Nam và chú Phan Thanh Nhàn.
Thì giờ ít oi, nên chúng tôi trao đổi ngay với các nhà sử học chuyện phục hồi, tôn tạo và bảo tồn các di tích văn hoá liên quan đến cụ Phan, trong đó có trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ và mối quan ngại về những bài viết của Cao Đức Trường (7), Đặng Trần Nguyên (8), Lê Văn Duy (9), Nguyễn Văn Thịnh (10, 11, 12), Nhị Hà (13, 14), Trí Nhân (15), Trương Sinh (16), Vũ Hạnh (17, 18) v.v... lên án việc giới sử học thuộc Hội Khoa học Lịch sử VN, Viện Sử học, Cục Di sản Văn hoá và Tỉnh Bến Tre trả lại những giá trị đích thật cho vị Đại học sĩ.
Buổi lễ bắt đầu lúc 8.00 sáng, diễn tiến tốt đẹp trong khung cảnh trang nghiêm và đầy xúc động. Sau nghi lễ chào mừng quan khách là phần phát biểu của: các giới chức thuộc UBND Tỉnh Bến Tre, Huyện Ba Tri, Hiệu trưởng trường THPT Phan Thanh Giản, đại diện Hội Khoa học Lịch sử VN và Tạp chí Xưa & Nay. Tấm lụa điều phủ trên bức tượng đồng đen được bốc ra đánh dấu phần nghi lễ chánh thức an vị tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giãn. Tượng do nhà điêu khắc Lâm Quang Nới đúc bằng đồng, nặng 300 kg, tạc chân dung cụ Phan mặc lễ phục, áo dài khăn đóng; tượng được đặt trên bụt bê tông kiên cố, toàn thể trên một khuôn viên rộng rải, cao chín bực thềm.
Đối với người dân Ba Tri, đây là một buổi lễ vô cùng quan trọng và hiếm thấy. Tuy là dân quê tỉnh nhỏ, nhưng họ hiểu rõ đây là kết quả của cả một quá trình nhận thức của hơn 40 năm tranh luận, cho đến khi:
với cuộc “vận động” của người xưa như cụ đồ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu:
cùng nhiều từng lớp xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là sự kiên trì của các Nhà sử học chính thống (19).
Sau buổi lễ, chúng tôi cùng phái đoàn sử học dùng buổi ăn trưa với ban tổ chức, mừng buổi lễ thành công. Trong niềm vui thắng lợi của lẽ phải và người dân miền Nam, tôi uống cạn hai cốc rượu nếp than:
Sau buổi tiệc, chúng tôi và phái đoàn sử học cùng đến xã Bảo Thạnh để kính viếng mộ và đền thờ Cụ Phan. Đây là vùng đất khô cằn, mộ của Ông rất đơn sơ phết vôi trắng và theo các người trong đoàn thì ngày trước mộ còn đạm bạc hơn. Đối diện với ngôi mộ là đền thờ được xây và khánh thành vào ngày 04/05/2004, phần lớn là với số tiền của một nhà chánh trị về hưu. Cả đoàn thấp nhan khấn vái trước mộ và trong đền thờ cụ Phan. Cũng theo lời thuật lại, thì bức tượng toàn thân hiện nay trong đền, trước 1975 được dựng trong một công viên của Tỉnh Bến Tre; sau ngày 30/04/75 bị vứt bỏ trong sình bùn, phần mặt bị mụt nát và sau này được các anh em thuộc Tạp chí Xưa & Nay, trùng tu và đem về thờ. Bên cạnh đền thờ là căn nhà xi măng nghèo nàn của chú Phan Thanh Nhàn, cất trên chiếc nền đất của gian nhà lá ba căn vách đất, nơi cụ Phan Thanh Giản uống độc dược quyên sinh 142 năm về trước.
Theo lời chú Phan Thanh Nhàn, cách đây vài tháng có phái đoàn của trường THPT Châu Văn Liêm Cần Thơ đến thăm trường Phan Thanh Giản Ba Tri và viếng mộ cụ Phan. Trước tin này, tôi cố moi trong tiềm thức xem có bao giờ trước năm 1975, trường chúng ta ở Cần Thơ tổ chức những chuyến thăm viếng mộ cụ Phan?
3. Nỗi oan ray rứt và một ước mơ chưa trọn vẹn?
Cuộc đời và sự nghiệp cụ Phan Thanh Giản vốn gắn liền với trắc trở và gian truân. Nỗi oan của gần 150 năm qua tưởng chừng đã gội sạch nhưng vào những tháng đầu năm 2009, một loạt nhiều bài viết xuất hiện trên các tạp chí Hồn Việt, Văn Nghệ với những lời lẽ thóa mạ năng nề cụ Phan, phê phán Viện trưởng Viện Sử học về công văn phục hồi danh dự cho cụ Phan và chỉ trích Hội Đồng Nhân Dân Bến Tre “Sao Tỉnh Bến Tre lại dựng tượng Phan Thanh Giản?”(16). Tiếp đến là một vài biến chuyển âm thầm sau ngày lịch sử 18/04/2009 dựng tượng Cụ ở Ba Tri (20).
Những diễn biến trên gây xôn xao và băn khoăn không ít cho những ai yêu quý lịch sử dân tộc, tuy nhiên chúng ta hy vọng sau đợt giải trình (21) của GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN và các nhà sử học chánh thống, những uẩn khúc lịch sử về cụ Phan sẽ một lần nữa được làm sáng tỏ và các kế hoạch trùng tu, tôn tạo những di tích văn hoá liên quan đến Cụ không bị gián đoạn.
Đối với những cựu giáo sư và học sinh trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ, nguyện vọng trùng tu các di tích lịch sử liên quan đến cụ Phan không dừng lại ở Vĩnh Long và Bến Tre. Chúng tôi tha thiết kêu gọi các giới chức và cơ quan chức năng ở Cần Thơ, sớm xúc tiến buổi Toạ Đàm, như đã dự định trong năm 2008, để thảo luận các phương án trùng tu và hoàn lại danh xưng Phan Thanh Giản cho ngôi trường nay mang tên Châu Văn Liêm. (Buổi Tọa đàm đã được tổ chức vào ngày 21/05/2009).
Bài viết, xử dụng những tài liệu từ các sách báo, tạp chí trong ngoài nước và kinh nghiệm của chính tác giả về quá trình phục hồi danh dự cụ Phan, giới thiệu hai biến cố gây xúc động không nhỏ đối với những ai biết yêu lẽ phải, tính chất trung thực của lịch sử và lòng tôn kính tiền nhân: đập phá và dựng tượng Phan Thanh Giản trong hai ngôi trường trung học ở miền Nam vào hai thời điểm khác nhau, trong thời buổi của chúng ta.
Hai hình ảnh tương phản này bắt nguồn từ:
Tài liệu tham khảo
Hình ảnh buổi lễ an vị tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản
Sau khi tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản được an vị tại Văn Thánh Miếu ở Vĩnh Long ngày 5.8.2008, ngày 18.4.2009 tại Trường trung học phổ thông Phan Thanh Giản huyện Ba Tri, Bến Tre tiếp tục an vị tượng vị Tiến sĩ đầu tiên đất Nam kỳ.
Quan khách tham dự lễ khánh tượng.
Sau ngày 30/04/1975, quân cán chánh từng phục vụ dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị cầm tù; tài sản của họ bị tước đoạt, nhà cửa bị cán bộ Cộng Sản (CS) cưỡng chiếm. Tự do, nhân quyền, công bằng, pháp lý bỗng chốc biến dạng, nhường bước cho khống chế và bạo lực. Không chỉ kẻ chiến bại bị tù đày mà người chết cũng không được nằm yên dưới đáy mồ, các nghĩa trang bị san bằng.
“Đất nước mất, mất tất cả”
Trong khí thế hiên ngang của đoàn người thắng trận, người Cộng Sản Việt Nam thuở đó trở nên ngạo mạn, chà đạp lịch sử, thoá mạ tiền nhân. Vốn bị nhồi nhét bởi giáo điều, họ cho rằng trong lịch sử dân tộc, chỉ có Hùng Vương và Hồ Chí Minh.
“Các vua Hùng dựng nước, Bác Cháu ta giữ nước”!Và từ quan niệm sai lầm đó, các triều đại vua chúa được người CS nhìn trong màu sắc ảm đạm của những chế độ thối nát, đồng nghĩa với những gì xấu xa, đáng bị nguyền rủa. Điều này làm cho những dấu tích vật chất mà thực chất là một phần của di sản văn hóa dân tộc đã bị hủy hoại.
1. Ngày ấy tháng 5 năm 1975. Trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ (1)
Ước gì mắt ta được mù, tai ta được điếc
Tháng năm, tháng bắt đầu của mùa nghỉ hè, nhưng bây giờ tháng năm 1975, không còn là những bài lưu bút ngày xanh, những bịn rịn lưu luyến trong ngày chia tay nữa, mà là lệ đổ và nỗi câm lặng khủng khiếp......
Một ngày (của tháng năm 1975), hình như buổi xế trưa thì phải, chúng tôi được lệnh tập trung tại sân cờ. Ðây là lần đầu tiên, chúng tôi được lệnh tập trung. Có biến cố gì không. Có thay đổi gì trong chính sách không. Không ai có thể biết được. Rồi một viên thượng úy đứng trên bậc thềm xi măng dưới cột cờ, cầm giấy đọc. Y đọc gì. Không. Y kết tội. Lần này không phải buộc tội chúng tôi, ngụy quân, ngụy quyền, phản động, tay sai. Mà y kết tội cụ Phan Thanh Giản. Y không kêu là cụ, là ông, mà từ đầu bài đến cuối bài là chữ "tên". Tên bán nước. Tên đầu hàng. Tên có tội đối với nhân dân. Tên tự tử vì hèn nhát. Tên tiêu cực. Tôi không thể nhớ nổi bao nhiêu chữ «tên» mà y dùng. Sau đó là hai tay cảnh vệ dùng búa đập tượng. Ðập cuồng điên. Những mảnh xi măng văng ra tơi tả. Những tiếng búa khô thốc. Nhưng họ không phá hết. Họ vẫn còn chừa lại tấm thân bị thương tích bên chiếc đầu gãy lìa khỏi cổ.
Thưa cụ. Pho tượng không có đau. Dù sao nó cũng là xi măng hay thạch cao hay đá cứng. Mũ cánh chuồn cũng không phải là mũ cánh chuồn thật. Chòm râu kia cũng có lẽ không giống như chòm râu của cụ. Nhưng lòng con cháu đau. Cụ đã bay lên một cõi nào rồi, viễn du ở một tận cùng vô định rồi, đâu cần biết đến đám hậu thế cháu con. Nhưng cháu con của cụ thì đau lắm. Những nhát búa như mang theo những vết cứa lên buồng tim.
Có lẽ chúng tôi bây giờ mang tâm trạng của đứa con bị buộc phải nhìn cảnh người thân bị hành xử ngoài công cộng. Nhưng còn hơn thế nữa. Bởi vì nơi đây, không phải là thân nhân, nhưng là di sản, là lịch sử, là niềm tự hào. Kể từ nay, con cháu chúng tôi sẽ không còn được đọc trên trang sách sử về một người sĩ phu bất khuất, chọn cái chết để cứu người, và để giữ cái tiết tháo của kẽ sĩ như cụ Phan nữa.
Trong hơn 3 thập niên vừa qua, cùng với người dân trong nước, những cựu giáo sư và học sinh trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ đã nói lên nỗi bất bình về bản án sai lầm kết tội Cụ Phan Thanh Giản là người bán nước. Đặc biệt, nhân dân hai tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long mong mỏi và đòi hỏi các nhà sử học đánh giá lại thân thế và sự nghiệp của Cụ một cách khách quan và đầy đủ hơn.
Qua các cuộc hội thảo tổ chức vào thập niên 90 và đầu thế kỷ XXI những mặt hạn chế và bế tắc của cụ Phan Thanh Giản được nhận rõ; những cống hiến tích cực của ông trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp được đánh giá cao; nhân cách và phẩm chất cao quý của ông cũng được trân trọng ghi nhận.
Kết quả của các cuộc hội thảo này:
- góp phần làm sáng tỏ cuộc đời và sự nghiệp một con người mà từ khi nhắm mắt cho đến nay luôn luôn đứng trước những sự đánh giá mâu thuẫn gay gắt trong khen và chê, trong bình luận công và tội.
- là cơ sở khoa học dùng để tham khảo trong biên soạn các sách về danh nhân quê hương, về giáo dục truyền thống, về xử lý những di tích liên quan đến cụ Phan Thanh Giản: “bảo tồn và tôn tạo toàn bộ các di tích về cụ Phan”, nhằm ghi nhớ và phát huy những phẩm giá, nhân cách cao quý của một người trí thức nặng lòng yêu nước thương dân nhưng cuối đời đã lâm vào cảnh bế tắc trong một bối cảnh gian truân và đau thương của đất nước (2).
Tin tức này khiến một số bạn bè ở Hoa Kỳ vô cùng mừng rở, nhưng sau đó vài ngày trở nên bối rối trước việc Bến Tre đổi tên trường Trung Học Phổ Thông Ba Tri thành trường THPT Phan Thanh Giản vào đầu niên khóa 2008-2009 và Cần Thơ không được đề cập đến trong công văn của Cục Di sản Văn hoá; từ đó đâm ra nghi ngờ có phải đây là một “trick” nhà cầm quyền VN dùng để bóp chết nguyện vọng chúng ta. Phần tôi ngồi đứng không yên; đâu là câu giải đáp và ai sẽ đứng ra tìm hiểu chuyện này?
Cục Di sản Văn hoá, số 51-53 Đường Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. |
Lên mạng www.Google.com.au truy tầm “Việt Nam: National Cultural Heritage Department”, tìm được số điện thoại bàn và cầm tay của Ông Cục Trưởng TS Đặng Văn Bài và Cục Phó TS Nguyễn Quốc Hùng. Tôi liền điện thoại và trao đổi trực tiếp với hai vị này, bày tỏ sự vui mừng trước tin cụ Phan Thanh Giản được lịch sử tôn vinh và các di tích văn hoá liên quan đến Ông được trùng tu, đồng thời nêu lên thắc mắc về trường Trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ không thấy được đề cập đến trong công văn của Cục và xin hẹn gặp hai Ông vào giữa tháng 5/2008 để trình bày chi tiết hơn về nguyện vọng của mình. Cả hai Ông đồng ý tiếp chúng tôi: Huỳnh Long Vân, Huỳnh Thị Kim Chung và GS Nguyễn Trung Quân (cựu Hiệu Trưởng Trường Trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ).
Trong chuyến về VN vào tháng 5/2008, với sự hiện diện của GS Nguyễn Trung Quân, cá nhân tôi, một lần nữa, đã trình bày chi tiết với nhiều giới chức hữu trách ở trung ương và địa phương, nguyện vọng phục hồi danh xưng Phan Thanh Giản cho trường cũ. Các cuộc tiếp xúc đã diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, cởi mở và tương kính. Sau đó vào chiều ngày 28/05/2008, Kim Chung và tôi rời Sài Gòn trở về Sydney với ý định sẽ quay lại VN vào tháng 08/2008 dự lễ khánh tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản ở Vĩnh Long, nhân ngày giỗ thứ 141 của Cụ. Tuy nhiên sau đó, vì quá bận rộn, nên tôi đề nghị ban tồ chức mời các cựu giáo sư và học sinh Lê Minh Thuận, Lê Văn Quới, Quách Thị Trang, La Phú Xương, Huỳnh Phước Duyên, Hồ Trung Thành, tham dự lễ an vị tượng cụ Phan ở Văn Thánh Miếu, vào ngày 05/08/2008.
Vào cuối năm 2008, được thông báo Bến Tre sẽ dựng tượng Phan Thanh Giản ở trường Trung học Phan Thanh Giản Ba Tri (4), tôi quyết định trở về VN một lần nữa để tham dự ngày lễ an vị tượng Đại học sĩ. Buổi lễ thoạt đầu được dự định tổ chức vào ngày 05/04/2009, rồi dời lại ngày 10, xong đến ngày 15 và sau cùng là 18/04/2009 khiến chúng tôi phải thay đổi vé may bay nhiều lần.
Trong nhiều tháng đầu năm 2009, đột nhiên có nhiều bài báo đả phá việc dựng tượng cụ Phan và Hội thảo về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. Công an TP HCM nhảy vào vòng chiến với bài viết của Vũ Hạnh chủ yếu là lên án bản đề dẫn của GS Phan Huy Lê với tựa đề mang tính qui chụp “Đột phá hay chạy tội ”(5). Điều này khiến chúng tôi bối rối không ít và lo âu cho sự an toàn của mình trong chuyến về VN lần này. Tham dự buổi lễ khánh thành tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản mà gặp khó khăn với nhà cầm quyền VN hay bị trục xuất khi về đến phi trường thì quả là một điều đáng buồn. Tuy nhiên mối e ngại này không làm chùn chân tôi. Tôi về VN ngày 17/04/2009, cùng với “my boss” Huỳnh thị Kim Chung, cựu nữ sinh trường Phan Thanh Giản Cần Thơ.
“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi”
Xuống phi trường lúc 7.30 tối. Sắp hàng chờ làm thủ tục nhập cảnh, tôi có phần bồn chồn với cái cảm giác “lạnh xương sống, nổi da gà”; tôi đoán hai nang thượng thận nhỏ bé của mình đang làm việc nhiều hơn thường lệ và adrenaline tuôn trào vào huyết quản. Rảo mắt nhìn xung quanh không thấy bóng anh Công an nào, nên tim tôi bớt đập. Có lẽ đây là chuyến bay chót trong ngày, ít hành khách, nên không phải chờ lâu tại quày nhập cảnh ở phi cảng Tân Sơn Nhứt. Phần kiểm tra hành lý gặp một trục trặc nhỏ vì bộ máy chụp ảnh và ống kính đắt tiền của tôi mang theo, nhưng rồi mọi việc cũng êm xuôi. Anh tài xế đón chúng tôi ở phi trường tiến đến: “ Chào Thầy Cô mới về; Thầy ở Úc, xứ lạnh, về đây tháng này oi bức, Thầy dùng chiếc khăn lạnh này lau mặt”. Cầm lấy chiếc khăn với lời cám ơn và bằng một giọng nửa đùa nửa thật, tôi nói với anh tài xế: “ Chúng tôi về VN nhiều lần, vào các tháng 4 tháng 5 nóng nực, nhưng chưa khi nào toát mồ hôi hột như hôm nay”. Xe về đến khách sạn khoảng 9 giờ đêm, đến nơi tôi điện thoại báo cho ban tổ chức biết mình đã về tới Sài Gòn và hẹn gặp tại trường trung học Phan Thanh Giản Ba Tri sáng sớm hôm sau.
2. Ngày 18 tháng 4 năm 2009. Trường trung học Phan Thanh Giản Bến Tre
Lễ an vị tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản
Sáng 18/04/2009, chúng tôi rời Sài Gòn khi trời còn tối, tờ mờ sáng đến Mỹ Tho và không lâu sau đó xe chạy ngang một chiếc cầu cao vút trông giống như cầu Anzac ở Sydney; chiếc cầu được xây gối đầu lên một số cù lao, bắt ngang qua những nhánh sông lớn. Qua lớp sương mù trắng mỏng của buổi bình minh, nét đẹp tuyệt vời của sông nước vùng châu thổ đồng bằng Cửu Long hiện ra trước mắt với làng bè nuôi cá da trơn trên sông, dòng nước vàng đỏ chan chứa phù sa và nhộn nhịp nhiều ghe tàu xuôi ngược. Bên kia bờ sông là vùng đất thấp phủ kín một màu xanh của rừng dừa chen lấn với những vườn cây trái đủ loại. Tôi vội hỏi anh tài xế Hiệp:
- Có phải mình đang chạy trên cầu Rạch Miễu, và bên kia sông là xứ của Ông Đạo Dừa?
- Dạ đúng đó Thầy, mà sao Thầy biết? bác tài hỏi lại.
Đây là đầu tiên trong cuộc đời, tôi đặt chân đến vùng đất cù lao, trải mình trên 4 nhánh sông Cửu Long, quê hương của những danh nhân văn hoá như Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Đình Chiểu, Sương Nguyệt Ánh, Võ Trường Toản, Phan Văn Trị........ nhưng vì trong mấy lúc gần đây, đối với tôi, Bến Tre có sức hấp dẫn lạ thường, qua chuyện phục hồi danh dự cho cụ Phan Thanh Giản. Tôi lên mạng đọc báo Bến Tre online hằng ngày, không nhằm truy tầm những “tin tức Đồng khởi ngày xưa của cán bộ Cộng sản”, nhưng để tìm nguồn cảm hứng cho việc xin lại tên trường của mình, vì Bến Tre có trường trung học Phan Thanh Giản Ba Tri, thành lập trường Đại học Phan Thanh Giản và quyết tâm dựng tượng Phan Thanh Giản. Thế rồi tôi quen dần với một số sinh hoạt khác của Bến Tre như ngày lễ hội dừa, chuyện nước mặn tràn vào các sông rạch trong thị xã và hình ảnh chiếc cầu Rạch Miễu trở nên rất quen thuộc với tôi, nhớ cả ngày 19/11/2008, chiếc cầu được đưa vào giao thông.
Sáng đi sớm không kịp dùng điểm tâm ở khách sạn, khi đến Bến Tre, bụng dạ bắt đầu bào bọt. Các quán ăn lớn chưa mở cửa nên nói anh tài xế Hiệp, ghé lại ở một quán nhỏ bên đường kiếm gì ăn lót dạ. Vào một quán cóc, trong y phục chỉnh tề dự đại lễ, khiến ông chủ quán trố mắt nhìn chúng tôi, nhưng có lẽ tôi ngạc nhiên nhiều hơn, trước ly cà phê sữa nóng kiểu chưng “cách thủy” trong chun nước ấm, cà phê sền sệt uống vô vừa ngọt, cái ngọt của sữa đặc có đường, loại sữa Ông Thọ ngày xưa, vừa xảm xảm chẳng có đâu là cái vị của càphê phin: Có thể mình đã uống bột bắp rang pha sữa Trung Quốc chứa độc chất melamine? Vì sợ cúm gà, nên gọi tô hủ tiếu thịt heo, tô hủ tiếu đem ra có thêm viên xiếu mại. Nếu giờ đây trở lại quán cũ, chắc phải kêu tô hủ tiếu thịt cày để tránh bịnh cúm lợn “ Swine Flu”. Vẫn chưa tỉnh hồn vì thực sự mình còn thiếu ly Nest Café thường ngày, sau hơn 24 giờ hành trình mệt nhọc.
Lên đường tiếp tục, xe rời thị xã Bến Tre theo tỉnh lộ 26 hướng về Ba Tri. Kinh rạch dọc hai bên đường mọc đầy dừa nước; mấy tháng nay miệt mài trong một số bài khảo cứu về thuỷ thổ đồng bằng Cửu Long, tôi đoán đây là khu nước lợ, vùng đất bị nước biển xâm nhập. Qua khỏi địa phận huyện Giồng Trôm, xe tiếp tục lăn bánh, xuyên qua những cánh đồng lúa trải dài xen kẽ với những vườn dừa, vườn măng cụt, sầu riêng, sơ ri trồng trên những vạt đất giồng cao ráo, do phù sa của hai con sông Ba Lai và Hàm Luông bồi đắp nên. Sáng thứ bảy, lớp học vẫn mở cửa và các em học sinh trong đồng phục, đeo khăn choàn nối tiếp nhau đạp xe đến trường. Hình ảnh những học sinh nghèo, da sạm nắng, trông thiếu dinh dưỡng, chợ búa vùng quê không mấy sum sê, nhà cửa đơn sơ giữa rừng dừa bạt ngàn cho thấy Ba Tri, Bến Tre chưa mấy sung túc so với một số nơi của các tỉnh lớn khác như Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho,Vũng Tàu... Nhưng, phải chăng do bản chất thanh bần của người dân Ba Tri, nơi mà hơn 140 năm trước kia cụ Phan Thanh Giản từng là quan Thượng Thư của Triều đình, Kinh Lược Sứ miền Tây, nhưng khi chết đi để lại một gia tài chỉ có ngôi nhà lá ba gian vách đất!
Vào tháng 03/2009 nhà báo Nguyễn Khải Hoàn viết bài trên báo Văn Nghệ TP HCM chất vấn Bến Tre “Dựng tượng Phan Thanh Giản để dạy người ta bài học gì”(6), theo thiển ý của chúng tôi, thì mỗi một chữ Liêm của bốn đức tính Liêm, Bình, Cẩn, Cán của con người Phan Thanh Giản cũng xứng đáng là một bài học quý giá dành cho xã hội VN ngày nay.
Vào đến thị trấn Ba Tri, bác tài dừng xe nhiều lần để tìm đường đến trường Trung học Phan Thanh Giản. Hết theo đuôi cậu học sinh chạy trước mặt, quẹo phải quẹo trái nhiều lần, sau cùng nhờ anh Công an địa phương chỉ lối dẫn đến nơi tổ chức buổi lễ. Xe đỗ trước cổng trường đúng 7.00 giờ sáng, nhưng đã có một số Thầy Cô bận rộn chạy tới lui. Thoáng nhìn, biết đây là ngôi trường được xây cất cách nay không lâu, gồm 2 dãy lầu khang trang. Sau phần giới thiệu, chúng tôi được mời vào phòng họp của trường. Vài chun trà đậm giúp tôi tỉnh táo hơn. Quan khách và các giới chức thuộc Tỉnh Bến Tre và Huyện Ba Tri lần lượt đến và tỏ ra ngạc nhiên khi được biết chúng tôi về từ xứ ngoài, Sydney, Úc châu. Vốn đam mê sông nước Cửu Long, tôi hỏi quý Thầy Cô ngồi chung quanh về chuyện Bến Tre “khát nước” trong mùa khô và ảnh hưởng của đập thuỷ lợi Ba Lai trên sản xuất nông ngư nghiệp. Thầy Hiệu trưởng tò mò hỏi tôi: “Chắc Thầy là nhà khoa học về Nông nghiệp ở xứ ngoài”? Tôi vội trả lời: “Tôi là một sinh viên nghiệp dư, muốn biết chút ít về sông nước và sình bùn của châu thổ Cửu Long”. Một lúc sau phái đoàn sử học Hà Nội và Sài Gòn đến, gồm một số người trước kia từng có mặt trong các cuộc Hội thảo, Tọa đàm phục hồi danh dự cho cụ Phan Thanh Giản như nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử VN, GS Huỳnh Lứa, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP HCM, PGS TS Võ Xuân Đàn, Ông Nguyễn Hạnh , Phó Tổng Biên tập Tạp chí Xưa & Nay. Ngoài ra trong thành phần khách mời, tôi nhận thấy có hai người cháu đời thứ năm và thứ sáu, rất hiền hậu của cụ Phan, anh Phan Thanh Nam và chú Phan Thanh Nhàn.
Thì giờ ít oi, nên chúng tôi trao đổi ngay với các nhà sử học chuyện phục hồi, tôn tạo và bảo tồn các di tích văn hoá liên quan đến cụ Phan, trong đó có trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ và mối quan ngại về những bài viết của Cao Đức Trường (7), Đặng Trần Nguyên (8), Lê Văn Duy (9), Nguyễn Văn Thịnh (10, 11, 12), Nhị Hà (13, 14), Trí Nhân (15), Trương Sinh (16), Vũ Hạnh (17, 18) v.v... lên án việc giới sử học thuộc Hội Khoa học Lịch sử VN, Viện Sử học, Cục Di sản Văn hoá và Tỉnh Bến Tre trả lại những giá trị đích thật cho vị Đại học sĩ.
Buổi lễ bắt đầu lúc 8.00 sáng, diễn tiến tốt đẹp trong khung cảnh trang nghiêm và đầy xúc động. Sau nghi lễ chào mừng quan khách là phần phát biểu của: các giới chức thuộc UBND Tỉnh Bến Tre, Huyện Ba Tri, Hiệu trưởng trường THPT Phan Thanh Giản, đại diện Hội Khoa học Lịch sử VN và Tạp chí Xưa & Nay. Tấm lụa điều phủ trên bức tượng đồng đen được bốc ra đánh dấu phần nghi lễ chánh thức an vị tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giãn. Tượng do nhà điêu khắc Lâm Quang Nới đúc bằng đồng, nặng 300 kg, tạc chân dung cụ Phan mặc lễ phục, áo dài khăn đóng; tượng được đặt trên bụt bê tông kiên cố, toàn thể trên một khuôn viên rộng rải, cao chín bực thềm.
Đối với người dân Ba Tri, đây là một buổi lễ vô cùng quan trọng và hiếm thấy. Tuy là dân quê tỉnh nhỏ, nhưng họ hiểu rõ đây là kết quả của cả một quá trình nhận thức của hơn 40 năm tranh luận, cho đến khi:
Sử sách phẩm bình càng chính xác,
Diễn đàn tham luận thật công khai.
Diễn đàn tham luận thật công khai.
với cuộc “vận động” của người xưa như cụ đồ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu:
Hết dạ giúp vua trời đất biết
Nát lòng vì nước quỷ thần hay.
Nát lòng vì nước quỷ thần hay.
cùng nhiều từng lớp xã hội trong và ngoài nước, đặc biệt là sự kiên trì của các Nhà sử học chính thống (19).
Sau buổi lễ, chúng tôi cùng phái đoàn sử học dùng buổi ăn trưa với ban tổ chức, mừng buổi lễ thành công. Trong niềm vui thắng lợi của lẽ phải và người dân miền Nam, tôi uống cạn hai cốc rượu nếp than:
- một để chia sẻ niềm vui và trân trọng các “ÔNG GIÀ BA TRI CỨNG CỰA” bất chấp khó khăn trong quá trình tôn tạo di tích cụ Phan và
- một cho chính mình có được chuyến trở về VN tràn đầy ý nghĩa.
Sau buổi tiệc, chúng tôi và phái đoàn sử học cùng đến xã Bảo Thạnh để kính viếng mộ và đền thờ Cụ Phan. Đây là vùng đất khô cằn, mộ của Ông rất đơn sơ phết vôi trắng và theo các người trong đoàn thì ngày trước mộ còn đạm bạc hơn. Đối diện với ngôi mộ là đền thờ được xây và khánh thành vào ngày 04/05/2004, phần lớn là với số tiền của một nhà chánh trị về hưu. Cả đoàn thấp nhan khấn vái trước mộ và trong đền thờ cụ Phan. Cũng theo lời thuật lại, thì bức tượng toàn thân hiện nay trong đền, trước 1975 được dựng trong một công viên của Tỉnh Bến Tre; sau ngày 30/04/75 bị vứt bỏ trong sình bùn, phần mặt bị mụt nát và sau này được các anh em thuộc Tạp chí Xưa & Nay, trùng tu và đem về thờ. Bên cạnh đền thờ là căn nhà xi măng nghèo nàn của chú Phan Thanh Nhàn, cất trên chiếc nền đất của gian nhà lá ba căn vách đất, nơi cụ Phan Thanh Giản uống độc dược quyên sinh 142 năm về trước.
Theo lời chú Phan Thanh Nhàn, cách đây vài tháng có phái đoàn của trường THPT Châu Văn Liêm Cần Thơ đến thăm trường Phan Thanh Giản Ba Tri và viếng mộ cụ Phan. Trước tin này, tôi cố moi trong tiềm thức xem có bao giờ trước năm 1975, trường chúng ta ở Cần Thơ tổ chức những chuyến thăm viếng mộ cụ Phan?
3. Nỗi oan ray rứt và một ước mơ chưa trọn vẹn?
Cuộc đời và sự nghiệp cụ Phan Thanh Giản vốn gắn liền với trắc trở và gian truân. Nỗi oan của gần 150 năm qua tưởng chừng đã gội sạch nhưng vào những tháng đầu năm 2009, một loạt nhiều bài viết xuất hiện trên các tạp chí Hồn Việt, Văn Nghệ với những lời lẽ thóa mạ năng nề cụ Phan, phê phán Viện trưởng Viện Sử học về công văn phục hồi danh dự cho cụ Phan và chỉ trích Hội Đồng Nhân Dân Bến Tre “Sao Tỉnh Bến Tre lại dựng tượng Phan Thanh Giản?”(16). Tiếp đến là một vài biến chuyển âm thầm sau ngày lịch sử 18/04/2009 dựng tượng Cụ ở Ba Tri (20).
Những diễn biến trên gây xôn xao và băn khoăn không ít cho những ai yêu quý lịch sử dân tộc, tuy nhiên chúng ta hy vọng sau đợt giải trình (21) của GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử VN và các nhà sử học chánh thống, những uẩn khúc lịch sử về cụ Phan sẽ một lần nữa được làm sáng tỏ và các kế hoạch trùng tu, tôn tạo những di tích văn hoá liên quan đến Cụ không bị gián đoạn.
Đối với những cựu giáo sư và học sinh trường trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ, nguyện vọng trùng tu các di tích lịch sử liên quan đến cụ Phan không dừng lại ở Vĩnh Long và Bến Tre. Chúng tôi tha thiết kêu gọi các giới chức và cơ quan chức năng ở Cần Thơ, sớm xúc tiến buổi Toạ Đàm, như đã dự định trong năm 2008, để thảo luận các phương án trùng tu và hoàn lại danh xưng Phan Thanh Giản cho ngôi trường nay mang tên Châu Văn Liêm. (Buổi Tọa đàm đã được tổ chức vào ngày 21/05/2009).
Bài viết, xử dụng những tài liệu từ các sách báo, tạp chí trong ngoài nước và kinh nghiệm của chính tác giả về quá trình phục hồi danh dự cụ Phan, giới thiệu hai biến cố gây xúc động không nhỏ đối với những ai biết yêu lẽ phải, tính chất trung thực của lịch sử và lòng tôn kính tiền nhân: đập phá và dựng tượng Phan Thanh Giản trong hai ngôi trường trung học ở miền Nam vào hai thời điểm khác nhau, trong thời buổi của chúng ta.
Hai hình ảnh tương phản này bắt nguồn từ:
- Thập niên 60, một số nhà sử học miền Bắc, trong vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã phạm những sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, máy móc, từ đó phủ nhận tất cả tư đức của cụ Phan như “đức tính liêm khiết”, “lòng yêu nước”, “thương dân”, kết án Ông là người bán nước, dâng thành cho giặc Pháp.
- Sự qui kết không có căn cứ, quá nặng nề trên, vừa không đúng với hành động và động cơ của ông Phan Thanh Giản, vừa trái với tấm lòng ngưỡng mộ và kính mến mà xưa nay nhân dân, quê hương vẫn dành cho ông. Do những thay đổi về tư duy kinh tế vào năm 1986 dần dần được mở rộng sang lãnh vực khoa học xã hội và nhân văn, tạo điều kiện thuận lợi để một số nhà sử học chánh thống, dưới sự thúc đẩy của đa số người dân miền Nam, đánh giá và trả lại cho Cụ những giá trị đích thật về cuộc đời, sự nghiệp và lòng yêu nước thương dân của ông.
Tài liệu tham khảo
- Trần Hoài Thư: Về một ngôi trường. Tạp chí Thế kỷ 21 số 185, tr.95-96, tháng 9/2004.
- Phan Huy Lê: Con người, sự nghiệp và bi kịch cuối đời. Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. tr 285-301.
- Nguyễn Hạnh: Câu chuyện Võ Văn Kiệt với “Đại học sĩ” Phan Thanh Giản. Dấu ấn Võ Văn Kiệt, tr. 265-267, tháng 08/2008. Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn.
- Huỳnh Long Vân: Ngày ấy tháng 5 năm 1975 & Ngày 18 tháng 4 năm 2009. Đặc san Cần Thơ số 3, tr. 25-32.
- Hoàng Lại Giang: Trao đổi với đồng nghiệp. Văn Nghệ TW số 11, tháng 03/2009.
- Nguyễn Khải Hoàn: Dựng tượng Phan Thanh Giản để dạy người ta bài học gì? Văn Nghệ TP HCM số 53, tr.1,16, tháng 03/2009.
- Cao Đức Trường: Đâu là “Sử học minh họa” và đâu là “Sử gia công chức”. Văn Nghệ TP HCM số 49, tr.1, tháng 02/2009.
- Đặng Trần Nguyên: Lẽ phải và lòng người. Văn Nghệ TP HCM s ố 50, tr.1, 16, tháng 02/2009.
- Lê Văn Duy: Quê hương Đồng Khởi dựng tượng Phan Thanh Giản? Văn Nghệ TP HCM số 51, tr.1, 18, tháng 02/2009.
- Nguyễn Văn Thịnh: Đừng tung hỏa mù vào lịch sử. Văn Nghệ TP HCM số 49, tr. 20, tháng 02/2009.
- Nguyễn Văn Thịnh: Dựng tượng ai? Văn Nghệ TP HCM số 56, tr. 13-15, tháng 04/2009.
- Nguyễn Văn Thịnh - Nhị Hà: Phan Thanh Giản & Trương Vĩnh Ký những tội đồ của lịch sử. Văn Nghệ TP HCM s ố 52, tr. 1, 15, tháng 03/2009.
- Nhị Hà: Vị quốc vong thân và mại quốc - không thể đánh đồng. Văn Nghệ TP HCM số 51, tr.1,18, tháng 02/2009.
- Nhị Hà: Sự thật lịch sử chỉ có một. Văn Nghệ TP HCM số 56, tr. 17,18, tháng 04/2009.
- Trí Nhân: Vài lời đàm với ông Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam. Văn Nghệ TP HCM số 50, tr.1, 18, tháng 02/2009.
- Trương Sinh: Sao tỉnh Bến Tre lại dựng tượng Phan Thanh Giản? Văn Nghệ TP HCM số 54, tr.1, 18, tháng 03/2009.
- Vũ Hạnh: Vương Triều Nguyễn dưới mắt người xưa. Văn Nghệ TP HCM s ố 52, tr.1, 18, tháng 03/2009.
- Vũ Hạnh - Dương Linh: Có lẽ phải mới thuận lòng người. Văn Nghệ TP HCM số 52, tr.1,17-18, tháng 03/2009.
- Lê Tương Ứng: Lễ an vị tượng đồng Lão thư sinh Phan Thanh Giản. Xưa & Nay số 314 VIII-2008, tr 41-42.
- Trần Tiến Dũng: Viếng mộ danh nhân Phan Thanh Giản. Người Việt online, 02/05/2009.
- Phan Huy Lê: Về Hội thảo Khoa học chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong Lịch sử VN từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Tạp chí Cộng Sản, tháng 05/2009
Hình ảnh buổi lễ an vị tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản
Sau khi tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản được an vị tại Văn Thánh Miếu ở Vĩnh Long ngày 5.8.2008, ngày 18.4.2009 tại Trường trung học phổ thông Phan Thanh Giản huyện Ba Tri, Bến Tre tiếp tục an vị tượng vị Tiến sĩ đầu tiên đất Nam kỳ.
Quan khách tham dự lễ khánh tượng.
Phụ nữ Ba Tri, Bến Tre và các nơi đồng bái bày tỏ lòng tôn kính vị Đại Thần liêm khiết, suốt đời yêu nước, thương dân.
Trường Trung học Phan Thanh Giản Ba Tri, Bến Tre.
Nhà Điêu khắc Lâm Quang Nới và hai chs TS Huỳnh Long Vân & DS Huỳnh Thị Kim Chung trước tượng cụ Phan .