Con sáo đen mỏ vàng

(Chuyện nầy rút ra từ sách Ký ứcHuỳnh văn Lang, Quyển I, Chuơng 1, đọan 15,từ tr.20 đến tr, 29. Để bà con đọc vàkể cho nhau nghe mùa lễ Giáng sinh 2008 nầy.)

Về bên ngoại, từ 6, 7tuổI đến 10, 11 , tức là lúc bà ngoại tôi cònsống, ngoài những cái thú bắt cá làm vườnvới cậu dượng là những ngườI lớn,tôi còn chia sẻ bao nhiêu cái thú khác với anh em cô cậu, dìdượng mà tôi còn nhớ như mới ngày nào mà lòng tôikhông khỏi bồI hồi thương tiếc đếnrơi nuớc mắt khi ngồi viết lại những câuchuyện vui có buồn có hối hận an năn cũng có.Tôi không đựơc phước biết bà nội, vì bàđã mất năm 1920, trước khi tôi sinh ra cả 2năm. Nhưng tôi biết bà ngoại tôi nhiều, dùchỉ trong một thời gian ngắn ngủi 5, 7 nămthôi. Thành ra tôi không rõ ‘’cháu bà nội, tộI bà ngoại’’ làthế nào, nhưng tôi biết rõ bà ngoại tôi cưng tôiđến tôi hư mất thôi. Đây là mộttrường hợp điển hình, mà tôi không bao giò quênđược, dù câu chuyện xảy ra đã gần 80năm rồi, tôi nhớ cả những chi tiếtnhỏ, chỉ vì nó đau thuơng cho tâm hồn non nớtcủa tôi quá, nó đã làm cho tôi vui sướng hếtsức trong năm bảy tiếng đồng hồ, màlại gây cho tôi một nỗi niềm bất hạnh nhiềungày nhiều tháng, tôi ăn năn hối hận chưa baogiớ có, hơn là bị cha đánh hay mẹ la rầynhiều và thật nhiều.

Vốn mỗi lần về bênngoại là mỗI lần tôi say mê chia sẻ những thúchơi của trẻ con miệt vướn, khác vớitrẻ con tá điền tá thổ miệt đồng ruộngbên nội tôi là đá gà tre, đá cá thia thia, bắt chimbắt chuột. Ở miệt vườn họđạo CG BảI xan nằm bên sông Cổ-chiên trẻ nhỏcó những trò chơi êm đềm hơn, là câu cá rôđồng, trèo cây bẻ ổI, bẻ mận, bẻ xoài,là làm vườn, trồng hoa, là nuôi chim nuôi cò. Bà ngoạItôi sinh sống với gia đình cậu hai Lê văn Ca,đang giữ chức Biện hay thư ký ban Hộitề họ đạo BảI xan, nhà sát bên là nhà củacậu sáu Thấm, em cùng cha cùng mẹ của mẹ tôi.Cậu Sáu có 4 đứa con là thằng Khâm thằngPhục, con Mạng con Khéo, Khâm và Phục củng lứatuổi với tôi là hai đứa bạn thân thuơngcủa tôi, cũng lại là hai đứa cháu nội traiđược bà ngoại tôi cưng kiêu nhứt, vì các concủa cậu Hai tôi là chị ba Gấm, chị tư Thêu,chị năm Nhiễu và chị út Phê, tất cảđều là gái.

Và lần đó cũng như cáclần trước, vừa lên bờ, chưa kịp vào nhàcậu Hai chào hỏi bà ngoạI tôi đã nhảy qua nhàcậu Sáu tìm thằng Khâm thằng Phục để cùngnhau bày trò vui chơi cho tới chiều tối, đợiđến bữa cơm chiều mới chịu nhảytrờ về hỏI thăm bà ngoạI tha thiết hơn.Nhưng lần nầy có khác một điều là ngoài tròđánh bi thảy lỗ, leo cây mận cây ổi bẻ tráichín, đánh đu trên cây lý, trèo trên cây xoài tượng…thằngKhâm giới thiệu với tôi một con sáo đen cómỏ vàng vừa biết nói ‘’chào ông chào bà’’, nuôi trongmột cái lồng nang tre mới tinh, với một óngnước cũng bằng óng tre nhỏ xíu. Như sétđánh, nói theo kiểu nguời lớn tôi ‘’si tình’’ vớicon sáo nầy ngay như là với một con em gái xinhđẹp đang tập nói. Tôi đã từng thấyloại sáo đen nầy, khi chúng kéo nhau từng bầyđến đậu trên cây vông dồng bên hồ sencủa chúng tôi, nhưng chúng chỉ biết kêu la chói tainhức óc, nhiều khi tôi lấy nạng giàng thun bắncho bỏ ghét, tiếc là chưa bao giờ trúng một connào. Song con sáo nầy của thằng Khâm hoàn toàn kháchẳn, nó là một nàng tiên đội lốp con sáo, nênbiết chào ông chào bà, mà giọng nói của nó cũng khácthường, vừa thanh cao như tiếng hát,  mà cũng vừa ngắn gọnnhư tiếng nói của một em gái 2, 3 tuổI mớibiết nói. Thật ra tôi đang cần một đứaem gái như thế, dù đang có liên tiếp 3 em gái, con Chín,con Mười, út Nhứt, nhưng tụi nó hay khóc hay lèonhèo nhõng nhẽo tôi không ưa lằm. Ngoài ra tại sao tôicòn muốn làm một thầy giáo như anh hai Tân, nêncần có một đứa học trò để dạy chonó nói giỏI hơn nữa. Tôi có thể dạy cho nó nóitiếng Pháp như Merci, Pardon, Bonjour, Maman, Bonjour, Papa…nhưanh hai Tân mới dạy cho tôi năm rồI!

Vì con sáo đen mỏ vàng nầymà ba ngày về bên ngoạI lần nầy tôi không mấy thathiết với các trò chơi quê mùa của hai anh emthằng Khâm thằng Phục nữa. Sáng sớm vừathức dậy tôi đã nhảy qua nhà cậu Sáu, tôichỉ muốn chơi với con sáo, nói chuyện vớinó, tôi còn muốn tập nó bắt chước thằng Khâmthằng Phục gọi tôi ‘’ anh tám, anh tám’’, nếu nó nóiđựơc như vậy thì chắc chắn tôi sẽsung sướng vô cùng Thế là qua chiều ngày thứ hai,giữa tôi và con sáo đã khởi sự có một sựthông cảm không còn rụt rè nữa, mà làm như nó cũngđã bắt đầu biết tôi đang thuơng nó và tôicũng cảm nhận thấy nó thân thiện vớI tôihơn, nhứt là khi tôi bắt cào cào trong vườn nhà bênbà ngoạI đem qua đút cho nó từ con một mà lạIlà cao cào còn non chưa đủ cánh đủ chân thậtngon lành. Vì thế mà chiều lại, trước khi vềnhà cậu Hai đế ăn cơm tốI, cầm lòngkhông được nữa, tôi quyết địnhphảI chiếm đoạt con sáo nầy cho kỳđược và bằng mọi giá. Tôi đề nghịvới thằng Khâm thằng Phục mua con sáo nầy 5 xuhay 1 cắt cũng được, hoặc là đổIlấy đổ chơi nào chúng nó thích, như một haichục đạn bi màu, như hai đôi giàng thun hay hai cáinạng cẫm lai cũng được. Không dè, tôichưa nói hết câu là hai anh em nó dứt khoát ’’không, không baogiớ’’, rồi bỏ đi không muốn nói chuyệnvới tôi nữa, cũng không muốn rủ tôi đi raruộng bắt cào cào châu chấu, để câu cá rôvừa để cho con sáo ăn.

Trước sư từchốI cứng rắn và dứt khoát của hai anh emthằng Khâm thằng Phục, tôi hoàn toàn thất vọng vàbuốn buốn, để rốI suy nghĩ dữlắm, cố tìm cho ra một gỉai pháp nào linh nghiệmhơn để chiếm hữu cho bằng đươccon sáo nầy, nó không còn là một con chim tầmthường nữa mà là mốI tình đầu của tôi.Đếm hôm ấy tôi trằn trôc, thao thức, khóngủ, chỉ trông mau sáng…vì tôi đã nghĩ ra đuợcmột gỉai pháp rối! Ăn cháo sáng xong, tôi bồIhồI đợi mẹ tôi và bà ngoại  đi xem lễ về. Bà ngoạIvừa tớI nhà tôi đã chạy ra sân, nắm tay bàngoạI và nói nhỏ cho bà ngoạI nghe sự đòi hòicủa tôi : ‘’Ngoại, ngoại, Khâm Phục có con sáobiết nói, con mua tụI nó không bán, muốn đổI baonhiêu đố chơi tụI nó cũng không chịu. làmthế nào ngoại biều để con sáo cho conđược không? Con thuơng ngọai lắm!’’

Bà ngoạI tôi chưa trảlờI, chỉ dẫn tôi vào nhà và móc túi ra cho tôi gói kẹogừng bà mua ở cửa tiệm trước cửa nhàthờ. Đúng là thứ kẹo tôi ưa thích mà đã cólần tôi xin mẹ tôi khi đi thăm câu út Châu sau khi xemlễ ra. Lần nầy tôi nhận lấy cả góikẹo gừng, chỉ  cámơn bà ngoại lấy lệ, tâm trí tôi đang đểớ đâu đâu, chỉ có con sáo đen mỏ vàng là quantrọng thôi!

Đã gần tớI giớphải đi về Long thuận rồi, mẹ tôi thì cònghé thăm nhà dì Mười, cậu Tám và cậu Nămtrước khi xuống ghe, hai tay chèo đang chờsẳn. Người tôi bồn chồn, đi đứngkhông yên, vừa muốn nhảy qua thăm thằng Khâmthằng Phục, vừa muốn nhờ bà ngọai canthiệp một lần nữa xem sao. Tôi vội vã vàobuồng bà ngoại và lèo nhèo một lần nữa: ‘’Ngoạinói thắng Khâm thằng Phục bán con sáo cho con đi,ngoại!’’. Lần nầy thấy tôi quátha thiết ngọai tôi đã quyết đinh, bà dẫn tôiqua nhà cậu Sáu và bảo hai thằng cháu nộI: ‘’ Hai conphải cho anh con chớ! Ngoài nầy thiếu gì, trong đóanh con không có. Hai con có thể tìm hốt ổ sáo khác. Hai conphải thuơng anh Tám của hai con chớ!’’ Vừa nói, bà lại cửa sổ lấy cáilồng tre và đưa cho tôi, làm như con sáo không muốnra đi lắm, nên nhảy qua nhảy lại, trong lúc haichủ của nó sửng sốt, không dám một lờichối cải, chỉ đứng nép mình vào bên cửa,guơng mặt xụ xuống như muốn khóc, tay mân mêcái gì đó…

Thế là tôi xách cái lồng chimra đi, tạc vào nhà lấy cái nón, thẳng xuống ghehầu đang đợi, cũng là lúc mẹ tôi về, vàonhà lấy cái xách và đi ra có bà ngoạI cậu Hai và dì Út  xách va-li đưa mẹ tôi đixuống ghe, cũng là lúc thằng Khâm thằng Phụctừ trong nhà chạy theo ra vừa khoc vừa la: ‘’Conkhông muôn! NộI! Con không muốn! NộI!’’ Bà ngoạI tôi đón lạI, ôm hai đứa vàongười và an ủi:’’Cho anh Tam nó đi con! Mai conđi tìm bắt ổ khác! Nghe lờI nội thuơng!’’.Lúc  đó tôi đã xuống ghe, vội ngồi phía saughe với chiếc lồng tre. Tôi cấm đàu vào kềbên con sáo, tôi muốn nói với nó những lời âu yếmvà an ủi, nhưng làm như nó không bằng lòng lắm nêncứ tiếp tục nhảy qua nhảy lại lung tung,hay là nó quá lưu luyến với người, vớicảnh thân thương, không đành vứt áo ra đimột cách đột ngột như vậy. Mộtđiều chắc chắn hơn nữa là làm gì nó cũngnghe tiếng la tiếng khóc của thằng Khâm thằngPhục, không phảI là những tiếng vui cười nónghe hằng ngày. Chính tôi, dù có mân mê con sáo thế nào đinữa cũng vẫn nghe, nhưng chỉ thấy hơikhó chịu một chút thôi. Còn con sáo thì phải thế nàonữa?

Tuy nhiên vì quá si mê, mà tôi sanh ra tànnhần, mà không hay biết. Tôi quên luôn việc ôm bà ngoạIđể bà cưng trước khi về, chào câu mợ vàdí Út cũng quên luôn!

NgồI dướI ghe vớIlồng chim trước mũi, tôi quên tất cả,chiếc ghe hầu rời bền khi nào cũng không haybiết, chỉ thấy mẹ tôi xuống ghe, rồinằm trong khoang, như nửa ngủ nửa thức.Đến khi ra sông cái, gió thổI mạnh, sóng đánh vàomạn ghe nghe lách tách, đánh vào mũi ghe nghe bập bùng,mẹ tôi mới ngồI dậy và bắt đầumắn tôi:’’ Tám! Con có thấy con tàn ác lắm không? Con cónghe hai em nó la nó khóc không? Má không dè con hư như vậyđược! Thấy bà ngoại cưng con ỷ y làmkhổ cho hai em của con! Má không thuơng mộtđứa con hư như vậy đuợc!’’ Nói xong, mẹ tôi nằm xuống và tiếptục nửa ngủ nửa thức như truớc, tôithì cứ nhỏ to chuyện trò với con sáo mỏ vàng, chođến khi về tới Long thuận, cập bến lênnhà, tức là vào khoảng 3 giờ sau.

Trưa hôm đó, ai làm gì thì làm,tôi chỉ lo cho con sáo của tôi thôi. Lên nhà, tôi đemlồng chim treo ngoài sảnh đường, gần bêncửa sổ, kế bên những chai, những keo cá thia thiacủa tôi. Tôi bảo anh ba Cừ đi ra ngoài vườnsau, bắt ngay cho tôi mươi con cào cào non và mấy condế mèn nhỏ. Tôi bảo anh phảI lo thay nướccho nó mỗI ngày và mỗI ngày phảI thay giấy lótlồng cho nó v.v.. Anh ba Cừ luôn luôn vui vẻ chia sẻnhững cái thú của tôi, anh không bao giờ từ chốinhững gì tôi đòi hỏI, quá lắm có gì bậy bạlắm thì anh cứ nghe theo rồi về nhà mét má tôi sau.Thấy con sáo mỏ vàng cặp mắt lóng lánh sáng trưngnhư hai viên ngọc đen, anh cũng thuơng nó ngay. Tôicòn vào phòng anh hai Tân mời anh ra xem, để tôi giớithiệu con sáo biết nói luôn thể, và thấy tôi hớnhở, nghe tôi dạy nó nói ‘’chào thầy, em chàothầy đi!’’ Anh hai Tân cười lớntiếng và hỏi nó lại:’’ Con tên gì?’’ tất nhiên là nó đứng lại, nhìn ngừơilạ và lẳng lặng làm thinh, rồi tiếp tụcnhảy qua nhảy lạI lung tung hơn nữa. Tôi làmđuợc gì cho nó bấy giờ? Biết rằng bấygiờ nó mới nhận ra là nhà nầy không phảI là nhàcủa nó, người chung quanh tòan là lạ mặt lạtiếng, nhứt là khi mấy đứa em gái tôi cũngchạy ra đòi xem, đòi nói chuyện với nó. Sứcmấy mà nó thèm nói chuyện với những đứa congái hay lèo nhèo khóc lóc như con Chín, con Mười, nhứt làcon út Nhứt…Lúc bấy giờ, có thể nói là lúc tôi vuisướng tuyệt đĩnh, khi chia sẻ vớingười chung quanh, và chính ai ai người chung quanhcũng nhận thấy điều đó. Nhưng không ai dècũng chính là lúc hạnh phúc của tôi với con sáo đenmỏ vàng đã bắt đầu tiêu hao dần! Mà cũngcó thể tuyệt đỉnh của hạnh phúc lại làsự bắt đầu của bất hạnh mà mình khônghay biết!

Đã hơn hai giờ trưarồi. tôi cảm thầy mệt mỏi, đêm rồI tôikhông ngủ được, sáng nay cũng không ănhết một chén cháo cá của dì Út ép ăn trướckhi xuống ghe. Đến lúc chi hai Tới ra gọi tôi vàoăn cơm, không nên để má đợi, chừngấy tôi mới cực lực buông con sáo ra, còn căndặn anh ba Cừ lại: Canh chừng giùm nó cho tôi,con mèo đen của nhà dưới, triệt để khôngcho nó bén mảng ra sảnh đưởng nghé,nó có ra anhcứ lấy giàng thun bắn nó cho tôi, má không rầyđâu! Ngồi vào bàn cơm, má tôi nghiêmnghị bảo: Ăn cho mau đi, rồI ngủ trưađến 4 giờ, không nên bỏ buổi học chiềunay được, mấy ngày nay chơi quá nhiềurồi! Má tôi chỉ nói chuyệnhọc, nhưng tôi biết ngay bà chưa tha thứ tôichuyện con sáo, khi bà nói bâng quơ, như nói với ai,không phảI vớI tôi: Không bao giờ nên sungsướng trên cái khổ của ngườI khác, không baogiờ! Không bao giờ! Rồi bà bỏsang chuyện cơm nước với chị hai Tới,coi như không có mặt tôi trên bàn ăn. Xưa nay tôithường ăn cơm rất ít và luôn luôn hay bỏmứa, không nhiều thì ít, và luôn luôn bì rầy. Lầnnầy thấy không khí không êm ái lắm, tôi cố gắngvà cơm cho nhanh và cho hết, để mau mau vàogiường đi ngủ trưa. Nhưng làm sao ngủ chođược? Tôi hết sức âu lo cho con sáo, tôi trằntrọc trông cho mau đến 4 giờ, để ra xem coi‘’nàng tiên’’ của tôi thế nào? không có tôi bậu bạntrong lúc xa nhà, lạ nước lạ cái, chắc phảitrách tôi nhiều lắm! Chiếc đống hồWestminster trên cột nhà vừa đánh 3 giờ 45 phút,biết má tôi còn đang nghỉ trưa,  tôi vộI tong mền chạy rasảnh đường ngay.

Trời đã ngả vềchiều, trong nhà vẫn còn yên lặng, cha tôi, ông nộI tôihiện không có ở nhà, ở nhà dưới chỉ cónhững tiếng làm bếp thường ngày gây ra, ngoáichuồng heo có tiếng heo kêu đói, nhà sau có nhữngtiếng vịt gà chen giành nhau ăn lúa của anh ba Cừhay con Muôn mới rảI, ngoài sảnh đườngchỉ có anh hai Tân đang nằm trên võng đu đưacọt kẹt có một cuốn sách trên tay, một ngọngió thoảng thổi qua cửa sổ, thổI vào lồngchim, như là ru ngủ ‘’nàng tiên’’ áo đen của tôiđang đậu giữa lồng, đẩu rút vào cánh.Tôi nhẹ nhàng bước lạI gần, sợ đánhthức nó dậy. Tôi lẳng lặng nhìn nó ngủ,bổng dưng… có lẽ hơi thở của tôi đã làmcho nó giựt mình, tỉnh ngay và mở mắt ra nhìn tôi..Nhưng than ôi! Nàng tiên đã biến mất rồ!,để lại một con chim đen, mắt mặt khôngcón sáng như trước, mà lại hóa ra tốI tâm, nhưbuồn bực hay giận dữ khó  hiểu! Cũng có thể nóđau rồI hay đang đói mà tôi không hay biết! Tôilấy ra một con cào-cào đút cho nó, nó uể oảimổ lấy và chậm rãi xốc vào miệng! Tôi lấycon thứ hai, đút cho nó, lần nầy như nó không muốnăn, tôi phải nói lờI khuyến khích, cực chẳngđã nó cũng mổ lấy trên tay tôi, nhưng đểrồI ngậm đó, không buồn nuốt nữa. Tôi nóibao nhiêu lời ngọt ngào gần như năn nỉ hayvan xin, nhưng nó vẫn một mực ngậm trênmiệng…rồi như quá tức giận nó quăn mộtcái mạnh, con mồi văn ra xa khỏi lồng, rớtxuống sàn nhà, cặp mắt nó đỏ ra như cólửa, rồI từ từ nhắm lại và rútđầu duới cánh, có thể là ngủ tiếp.

Cũng đến lúc tôi phảIqua bàn học, anh hai Tân đang ngồI dỡ cuốn sách LeVocabulaire Francais ra đợI tôi ngồi xuống nghe anhdạy tiếp một trang đã bị bỏ dởtừ bốn ngày trước. Làm sao tôi châm chỉ nghe anhHai dạy, khi thấy tôi lâu lâu quay lưng lại nhìnvề cái lồng chim đang treo bên cửa số phía bên kiasảnh đường, anh Hai thông cảm với tôi ngay vàthay vì hai giờ, chiều nay tôi chỉ học đúngmột giờ thôi, chỉ một trang thôi.Sau đó chính anhcùng tôi đi lạI thăm con sáo đang nằm ngủ trêncây cháng ngang giữa lồng. Thấy lông trên đầuhơi xù ra một chút, tôi hốt hoản lên vì biếtđó là triệu chứng bệnh hoạn, linh tính củatôi cũng báo cho biết là sức khỏe của con sáođang có vấn đề. Đang khi tôi đứng yênlặng như là sửng sốt trước một tainạn ghê gớm sắp xảy ra mà thấy mình bấtlực không sao ngăn chận được, cũng là lúcmẹ tôi thức dậy và ra đứng sau lưng, tôicũng không hay biết gì hết, đến khi bà bỏđi vô trong tôi mới hay là bà đã theo dõi tất cảcâu chuyện con sáo của tôi, mà không muốn rầy lanữa.Có thể mẹ tôi muốn để cho tôi tựhọc lấy một mình một bài học nhân sinh quan,nhắc đi nhắc lạI không phảI là thượngsách, như thể bài học tự học thấm thíahơn, linh nghiệm hơn chăng?

Biết mình bất lực khônglàm gì hơn được, tôi bỏ ra vườn sau,đi tìm bắt hai ba con cào cào non, nhưng thật ra là tôimuốn trốn tránh một thảm họa tôi nghĩ tôikhông chấp nhận nổi. Khi tôi trở vào nhà, thì cũnglà lúc trờI sắp tối. Con sáo đứng hay đúnghơn là nằm trên cháng ngang trong lồng vẫn còn rútđầu trong cánh, như ngủ mê, tôi nhẹ nhàng đemcái lồng để trên bàn học của tôi, lấymột cái khăn bông trắng đắp lạI cho kínđáo, khỏI gió lạnh khi về đêm. Tôi vẫn cònchút hi vọng là nó chỉ bị cảm nhẹ vì điđường xa, trông một đêm ngủ yên ắmsáng  mai sẽ bình phụclại. Vừa lúc đó mẹ tôi gọI tôi mờI anh haiTân vào dùng cơm tối luôn thể. Bữa cơm tốIhôm đó có cháo, có thịt vịt xáo măng, cũng là mộtbữa cơm ngon, các em tôi, anh tôi, hai chị Ba chịTư, anh ba Cừ, anh tư Mau, mẹ tôi và thầy haiTân...ai ai cũng vui vẻ, vừa ăn vừa nóiđủ thứ chuyện trong ngày. Chỉ có tôi như làngười dưng đứng ngoài vòng thân thuơng giađình, tại sao hôm đó tôi ít nói hơn mọi khi?

Và là nguờI đầu tiênbỏ bàn ăn, đi lên nhà bảo anh ba Cừ đithắp đèn manchon lên để tôi học bài. Thật rađó chỉ là cái cớ để tôi ngồi gần consáo của tôi trong những giờ, có khi là sau hếtcủa nó. Gần 8 giờ tối. tôi còn đang ngồIgọi là học bài, nhưng thật ra thì tâm trí của tôiđể đâu đâu, đến khi mẹ tôi gọI vàođể đoc kinh tốI trước khi đi ngủ. Giađình tôi luôn luôn có thói quen đọc kinh tốI nhưbổn đạo các họ đạo CG, đó là thói quenmẹ tôi đem theo từ BảI xan về Long thuận,từ lúc nào tôi không rõ. Tôi cũng không nhớ rõ hôm đó tôicó cầu nguyện cho con sáo hay không, nhưng nhớ rõ rànglà đầu óc, tâm trí tôi ngổn ngan không còn muốnbiết cái gì muốn cái gì…

Đọc kinh vừa xong, tôivội chun vào mùng, tôi muốn ngủ đi, muốn quênđi tất cả, gần như tôi tuyệt vọngrồi! Nhưng tôi không có ngủ được chút nàohết, tôi trằn trọc thâu đêm, đúng hơn là khíquá nửa đêm, lúc gà gáy rộ, tôi uể oảI tìnhthần, quá mệt mỏI thế xác, nên ngủ quên khi nàokhông biết, đến khi mẹ tôi lay tôi dậy thìtrờI đã sáng trưng rốI! Tôi vộI vàng nhảyxuống giường, tong cửa chạy ra sảnhđường, dỡ cái khăn bông ra, thì mừng quá, consáo vẵn còn sống, vẩn còn ngủ trong lồng. Tôi lúclắc cái lồng có ý đánh thức nó dậy, thí nódậy thật, nhưng vẫn nằm đó, khôngđứng lên nổI, chỉ rút đầu ra và nhìn  tôi một cách mệt nhọc,mắt nửa mở nửa nhắm, tôi lúc lắc mạnhhơn, nó cũng cứ nằm yên, rồi từ từnhắm mắt, rút đầu vào cánh ngủ tiếp. Tôiđể ý , không dè chỉ trong một đêm mà nó bệrạt gầy đi thấy rõ như thế, hôm qua nó to bèokhông thua gì một con chim cu cườm, lông đenmướt không kèm gì tóc của mẹ tôi, bây giờ hình hàichỉ bằng một con chít chòe, lông xám mốc nhưchiếc nùi giẻ rách của nhà bấp mới lau xongnồI nêu son chảo của chị hai Tới. Có thểnào vì đi đường xa xôi, chưa quen sóng gió đuờngthủy, hay vì nhớ nhà nhớ người nhớcảnh cũ, hay vì không quen xứ lạ quê ngườI?.Nhưng tôi đinh ninh là vì nó thuơng nó nhớ thằngKhâm thằng Phục mới nên nỗI nầy, chớ khôngvì lý do gì khác. Tôi biết chắc điều đó! Nhưngnó phải biết tôi còn thuơng yêu nó hơn thằng Khâmthằng Phục nhiều, nhưng chắc chắn hơnnữa, tôi không phải là người nó yêu nó thuơngnhứt, chưa phải là người mến tay mếnchưn nhứt của nó!

Có ánh nắng chen vào nhà, tôiđem cái lồng treo gần cửa sổ, biết đâuánh sáng mặt trờI sẽ là cứu tinh của nó,Với một chút hi vọng, tôi vào nhà ăn sáng với anhhai Tân như thuờng lệ, hỏI thăm trong mấy ngàytôi đi vắng anh có đi Càng long, Láng thé hay Trà vinhchơi không? Tôi có thuật lạI, kỳ về bênngoạI nầy tôi đã không đi nhà thờ xem lễvới má và bà ngoạI để ghé thăm cậu Útmợ Út, cha má của anh, như lấn trước,cũng vì mê chơi vớI mấy con của cậu Sáu. Khôngnói ra, nhưng sự thật là vì con sáo đen nầy! Làmnhư anh hai Tân không quan tâm mấy về gia đình củaanh, vì anh mớI về BảI xan hôm tháng trước.Kế đó tôi phải ra sảnh đường ngồIvào bàn học ngay, làm như tôi đang tìm một lốIthoát cho tinh trạng khủng hỏang tâm linh của tôi, nêntôi hỏi anh hai Tân nhiều hơn, nhứt là vềnhũng ngụ ngôn Pháp mà anh hay kể cho tôi nghe, nhữngkhi thấy tôi mệt hay buồn ngủ không còn chămchỉ nữa. Tôi không còn nhớ rõ hôm đó anh đãkể cho tôi chuyện gì. Nhưng tôi nhớ rõ là cả ngàyhôm đó tôi chạy qua chạy lạI, chạy vô chạyra, đúng là như gà mắc đẻ mà ngườilớn hay nói, cũng không biết nói cái gì cho lắm! Tôikhông còn bình tỉnh và liếng xáo nữa, mà sanh ra khó tánh,bảo anh ba Cừ không cho ai ra sảnh đường làmrầy tôi, đúng là để cho con sáo ngủ yên, họamay nó bình phục lạI được.Nhưng tôi biếtdư là hi vọng của tôi mong manh quá, vì hai ba lần tôinăn nỉ ỉ ôi đút mồi, nhưng nó không cònmuốn ăn nữa, quá lắm nể tình tôi nó gắpmồI, quăn ra xa ngoài lồng, rồI tiếp tục rútđầu dưới cánh ngủ tiếp. Tôi chắcchắn nó phải đói lắm, vì hôm qua tới giờ nókhông ăn quá hai con cào cào nhỏ, thường khi nó ănmỗI lần 6, 7 con và một ngày ít ra là ba lần. Khônglẽ nó đã quyết định truyệt thựcrồI? Tôi âu lo và âm thầm tự hỏi!

Đến chiều tốIlại, trước khi đi ngủ tôi ra thăm nó lầncuối, thấy nó vẫn nằm yên, hai cánh đã xệ ranhư là gượng gạo bám bíu để khỏirơi xuống, cũng có thể như là còn nắmnuối với sự sống. Tôi lấy khăn bông  trùm cái lồng lại cho kín gió vàđem đặt trên bàn học của tôi. Lúc bấygiờ tôi hoàn toàn tuyệt vọng, khi phảI buông nó rađể đi vào đọc kinh tối. Trước khiđi ngủ, tôi còn muốn đi ra thăm nó mộtlần nữa, nhưng không biết vi sao tôi lạI khôngđi, Có lẽ tôi sợ phảI chứng kiến mộtcảnh tuợng quá phụ phàng, quá sức chịuđựng của tôi? Nhưng tránh né được bao lâunữa?

Tôi đã vào giường ngủvà vì tâm thần hơn là thể xác mệt mỏI tôi đãngủ khi nào không hay biết. Khỏang 1 giờ sáng, nhưcó ngườI đánh thức, tôi vụt chồm dậy,tong mên ra, thấy trong nhà còn yên lặng một cách khácthường như là có không khí tang chế, tôi nhén gótnhẹ nhàng lén mở cửa trước ra và bướcnhanh lạI bàn học, cái lồng chim còn đó, có cáikhăn bông trùm lạI,hoàn toàn như một áo quan màutrắng của trẻ con. Run run, tôi vén cái khăn bông lênvà…

Mờ mờ trướcmắt tôi con sáo đen nằm ngửa, đưa lêntrờI cái ức trắng nhỏ xíu và hai chơnđỏ cong queo. Nó đã chết từ bao giờrốI! Tôi cảm thấy tim tôi nhói lại, nhưng khôngkhóc đựơc chỉ thấy buồn buốn, mộtcái buồn minh mong không bến bờ! Tôi mở cửalấy nó ra, để lên bàn tay trái, tay mặt tôi vuốtve lưng nó, đầu nó, mỏ vàng của nó…và bao nhiêulần tôi không nhớ rõ nữa và đến một lúc nàođó, 10, 15 hay 20 phút sau, nhẹ nhàng và âu yếm tôiđạt nó trên bàn học và ngồI xuống chóng tay lênmá, tôi nhin cái xác đã cứng, hồi tưởng lạIhinh hài và tiếng nói không phảI là của một con sáo màlà của một nàng tiên biết ‘’chào ông. chào bà’’. Tôi không cókhóc thành tiếng, nhưng nước mắt đã chảyxuống má, theo lòng bàn tay, rớt trên quyển sách LeVocalulaire francais từ bao giờ? Và bao lâu như vậy?

Trời đã sáng, ngườinhà đã thức, anh hai Tân như một bóng ma, nhẹ nhàngmở cửa phòng bước ra sân tập thể thao,mẹ tôi trong phòng ở nhà giữa cũng đã thức vàchắc đang đứng chảI đầu mặt nhìnra cửa sổ như thường lệ. Như mộttội nhân, tôi đến sau lưng bà vừa nói vừakhóc:  ‘’Con sáo chết rồi!má!’’

Má tôi không vộI trả lời,bà chỉ quì xuống, lấy khăn lau nuớc mắt chotôi rồI chậm chậm nói: ‘’Má biết rồi! Mábiết rồi! Thôi! Đừng buồn làm chi nữa! Vuisướng trên cái đau khổ của người khác khôngthề nào lâu được! Con nói anh Cừ tắmrửa cho con và mặc đồ mới cho con đi’’.

Ra sảnh đường thìđã có anh ba Cừ ở đó rồi, anh phảI ra lauchùi bàn ghế cho tôi, anh đang đứng nhin con sáochết nằm gần cuốn sách Le Vocabulaire francais. Tôibảo: Anh làm ơn đi lấy cuốc, tôi sẽđem xác con sáo đi chôn nó duớI gốc cây vôngđồng, bên kia vựa lúa, gần hồ sen. Và tôi đã gói xác nó lạI trong cái khăn bôngtrắng, như là một cái áo quan nhỏ. Để vàolòng hai bàn tay, tôi đưa xác nó đi chôn dướigốc cây vông đồng, có anh hai Tân đi theo. Ngay trênmộ tôi đã treo chiếc lồng tre để cửamở, vào một cành vông nhỏ, như là đểđánh dấu: ‘’Dưới đây đang yên nghỉmột con sáo biết nói chào ông chào bà!’’. Tôi trông nó sẽ không cô đơn lắm, vì hằngngày sẽ có những con chim đến đậu trên cây ,nó sẽ nghe bao câu chuyện của chúng nó và đến mùaxuân khi bông vông trổ rộ một màu đỏ chói, thìngoài những con cưởng bông, con sáo sậu luôn luônsẽ có những con sáo đen cùng loạI bà con với nó,bay đến hót cho nó nghe để rốI bay đi, luôn luônlưu luyến còn trở lại trong cả mùa Xuân chođến khi hoa vông rụng hết, để lạInhững trái vông xanh dài rồI trở ra đen khô, đuđưa theo gió, nhiều lúc gây ra những âm thanh diệukỳ như tiếng nhạc giữa trờI, con sáosẽ nghe. Cũng là khi mùa hè đến, sen trắng cóđỏ có sẽ theo gió thoảng xông lên một mùihương nhẹ nhàng, con sáo sẽ hưởng.

Đối với con sáo, dù tôi simê nó thế nào đi nữa, mấy ngày sau đó tôi đãtìm được một giảI pháp để quên nóđi, tôi cấm đầu học và đọc cuốnsách Lectures Francaises nhỏ xíu nhưng đầy nhữngchuyện đáng say mê. Có thể nhờ đó mà tôi ‘’khôngthất tình’’, không đau khổ lắm khi ra viếngmộ của nó mấy lần. Tuy nhiên có một chuyệnvẫn tiếp tục làm cho tôi không còn vui đùa nhưtrước được nữa, đó là cái ý thức,hay đúng hơn là cái mặc cảm tội lỗiđối với hai anh em thằng Khâm thằng Phục.Tôi có thể quên tiếng nói ‘’chào ông chào bà’’ một thờilàm cho tôi ‘’mê ly’’ đến tàn nhẩn. Nhưng không baogiờ tôi quên được tiếng la khóc của haiđứa nó: ‘’NộI! Con không muốn! NộI! Con khôngmuốn!’’ Không nói gì nữa vềchuyện con sáo, nhưng mỗI một sự hiệndiện thuờng trực của má tôi cũng qúa đủđể luôn luôn nhắc nhở cái tội ‘’tàn ác’’ củatôi đốI với người anh em, đối vớinguời bạn.

Vì thế mà tôi sanh ra bănkhoăn, bồn chồn, lo sao sửa chữa cho kỳ đượcmột cái lỗI lầm quá lớn cho cái tuổI nhỏ bécủa tôi ? Và tôi tự an ủI là mình đã tìm đuợcmột cách thể để chuôc tội, trong chừngmực nào đó! Trong mấy tuần sau đó, anh hai Tân, mátôi đều thấy tôi mê học hơn mọi lần,dễ thuơng  hơntrước, chìu chuộng hơn trước, tôi muốncho mọi ngưởi cả mấy đứa em gáiđáng ghét của tôi phải thuơng tôi hơn…Âu đócũng là một cách thế chuộc tội, nhưng giántiếp thôi! Thật ra tôi phảI đi gặp thằngKhâm thằng Phục mớI được!

Mà ngườI có thể giúp tôichẳng ai khác hơn là má tôi. Tôi hói má tôi chừng nào đithăm bà ngoạI? và lèo nhèo hỏI đi hỏI lạImấy lần. Má tôi vẫn trả lờI; ‘’Má cónhiếu chuyện phảI ở nhà, đâu có đi thămngoạI hoài được’’. Và tôichưa chịu thua, gần như mỗI năm bảy ngàytôi nhắc lạI: ‘’Chừng nào má đi thăm ngoạI?’’ Và như thế đã quá hai tháng rồI!Gần như tuyệt vọng, tôi ra viếng mộ con sáothuờng hơn, nhiều lần tôi nói chuyện vớI nóvề hai thắng Khâm thằng Phục và hứa bừa làsẽ đi thăm hai đứa nó trong nay mai. Biếtđâu nó giúp tôi được?

Và nó đã giúp tôi thật! Ngàynọ có cậu hai Ca chèo ghe vàothăm chúng tôi và luôn luôn cậu chở vào cho má tôi, khi thìmấy cây quít cây bưởI giống, khi thì nhữngbụI cúc đạI đóa, bụi thuợc dượcnhiều màu và mềm mạI, và lần nầy là nhữngbụi hồng, thứ hoa má tôi thích trồng trướccửa nhà và tự tay săn sóc lấy. Ngoài những câuchuyện anh em, cậu cho má tôi biết là bà ngoạI khôngđược khỏe lắm. Kỳ trước bàngoạI cũng có dấu đau yếu rồI, bà đauphổI kinh niên, về đêm tôi đã nghe bà ho từngchập rồI và đã có lần tôi hỏI: ‘’NgoạIđau rồI, phảI không, ngoạI?’ Nhưng ngoạI tôi luôn luôn phủ nhận: ‘’NgoạIchỉ cảm xoàn thôi!’’

Đúng là ngẫu nhiên tôiđược dịp trở lạI nhắc má tôi nênđi thăm ngoạI sớm hơn đi. Và chỉ 1tuần sau khi câu hai Ca về rồi, má tôi dự bịđi về bên ngoạI, lần nầy sẽ có cha tôi cùngđi theo. NgườI tôi vui lên như bay cao lên khỏImặt đất! Tôi còn rủ anh hai Tân cùng đi vềthăm cha mẹ cho vui, sẽ có ghe hầu 4 tay chèo,rộng rảI thỏa mái tha hồ, mà còn có thể đimau hơn nhiều.

Như thế về bên ngoạIlần nầy có cha má, anh chị tôi và anh hai Tân cùng vềtất cả là 7 ngườI, ai ai cũng vui vẻ, mà cáingười vui vẻ om sồm nhứt chính là tôi. Tôi chitrông cho mau tớI, tôi đã đem theo một gói đồ,mà chỉ có má tôi biết, anh chị tôi có hỏi có muốncoi cái gì thì tôi cự tuyệt mà còn muốn gây sự là khác,vì đây là bí mật của tôi, trừ ra má tôi, không ai cóquyền xoi mói.

Và trưa hôm đó chúng tôi đãđổ bộ lên bến nhà cậu Hai như là mộtđám hỏI, ai ai cũng ăn mặc đàng hoàn. Nhanhnhẹn như một con sáo, vửa cập bến tôiđã nhảy lên bờ và chạy vào thăm bà ngoạI tôingay,bà đang nằm trong buồng đang ho cành cạch. Tôivào, ngoạI tôi mứng quýnh quán, quên ho luôn và dẫn tôi rađón cha mẹ anh chị tôi và tôi chỉ trông có thếđể buông tay ngoạI ra, nháy qua hai ba cáiliếp,chạy qua gặp hai anh em thằng Khâm thằngPhục đang sửa soạn cần câu đi ra ruộngcâu cá rô đồng như bao lần trước. Thấytôi cầm trên tay gói đồ, chúng nó hỏI:

- Anh Tám cho tụi em cái gìđó?

- Tao phảI cho tụi bâybiết, con sáo đen đã chết mất rồi!

Vừa nói, chúng nó dành lấy góiđồ và mở ra, không muốn nghe tôi nói gì hết; Tôivẫn lập lạI:

- Tao phảI nói cho tụiibây biết, con sáo đã chết rồi!

- Cám ơn anh, cái quần nầy của em, cáiquần nầy của thằng Phục, đôi thun nầycủa em, thằng phục lấy đôi kia. Đạn bi,em lấy 10 viên,thằng Phục lầy 10 viên. Thôi! anhđi câu cá rô với tụI em đi. Đồ chơiđể đó. Mau đi! để nắng quá cá khôngăn nữa đâu!

Tôi hoan toàn chưng hửng! Chotôi chuyện sống chết của con sáo, cũng là cáimặc cảm tộI lỗI cho tôi quá là quan trọng. Tôiđem cho hai anh em nó 2 cái quần ngắn, hai cập giây thunvà hai muơi viên đạn bi, chỉ là để tạlỗI thôi, không phảI là điều chánh. Tại saotụi anh em nó dững dưng truớc cái chết củacon sáo  đến thế, tôitrông đợI một sự trách móc hay giận dỗI nàođó, nhưng tôi hoàn toàn thất vọng! Thật ra tôikhông làm sao hiểu nổi thái độ của chúng nó! Tôibuồn buồn đi theo chúng ra đồng…

(Sau đó 3 năm, bà ngoạI tôi mất. Chamá và chung tôi đi ra BảI xan chịu tang. Tôi đã gặpKhâm Phục lạI, nhưng không còn vui đùa với nhaunhư trước nữa. Tôi thì đã đến tuổiphảI bỏ làng đi học xa (1932), Khâm Phụcđến tuổi ra đồng giúp cậu mợ Sáu làmruộng làm rẫy. 13 năm sau (1945), chánh quyền Việtminh (VM) quận Càng long gửi tôi đi Bải xan hòa giàigiữa Nhị long bên nội CS và họ đạo CG bênngoại tôi, hai bên đang lập trận đánh nhau, tôi còngặp lại Khâm Phục, không dè là lần sau hết.Năm 1946, Khâm Phục nhập vào UMDC (Unites Mobiles pour laDefense des Chretiennetes) của Le Roy, Bến tre và sau đó ítlâu, lúc tôi đã về thành đang dạy học ởVĩnh long (1946-1947) thì nghe tin cả hai anh em đềutử trận trong một cuộc VM phục kích, có thểlà giữa đường Bải-xan đi Trại luận(Đại phước), ngay chỗ Đập lớn màcuối năm 1995 tôi phải lội qua trên conđường tìm về ông sơ Huỳnh văn Viễn. Tuykhông còn gặp Khâm Phục lạI, nhưng những balần về V.N.(1995, 2001 và 2006) ba lần đi Bải xanthăm bên ngoạI đều có gặp mợ Sáu, emcủa nó là con Mạng hay con Khéo, không ý thức, không nói ra luônluôn tất cả là chứng nhân nhắc nhở tôi, không làmsao tôi quên được một con sáo,‘’mối tìnhđầu’’ cũng là một tội lỗi, tàn nhẫn vàbất công, tôi không bao giờ sửa chữađựơc hoàn toàn.)