Món nợ Văn Hóa Bình Dân và sứ mạng Văn Hóa Dân Tộc

Cuối tháng tám năm 1954, trong số cácsinh viên du học nước ngoài được Thủtướng Ngô đình Diệm gọi về giúpnước có ba người rất tầm thường làLê thành Cường, kỷ sư canh nông trường Pháp,Đỗ trong Chu, sinh viên cao học ban giao quốc tếđại học Georgetown, Wasingtong D.C.và Huỳnh vănLang, sinh vien cao học Econometrics đại học Chicago.Sau khi trình diện Thủ tướng, ngẫu nhiên Sởnội dịch phủ Thủ tướng gửi họ vàoở tạm trong Nhà ngủ Kinh hoa, Chợ lớn,để chở ngày được bổ nhiệm vàomột chức vụ nhỏ lớn nào đó tùy theokhả năng chuyên môn của mỗi người. Không dèchính trong 20 ngày chờ đợi đó, vì cùng một nhânsinh quan như nhau họ đã gặp nhau ở mộtđiểm: y thức mình được xã hội đãingộ quá nhiều, được đi ăn học xa,được tôi luyện thành người có kiếnthức, hiểu biết hơn nguời…tức nhiên là mangnợ lớn với đồng bào mình, cần phải lotrả, càng sớm càng tốt, càng sòng phẳng càng tốt.Là nguời lương thiện, minh không có quyềnquịt nợ dù nhiều dù ít.

Ý thức mắc nợ và phải trảnợ đã thúc đẩy bộ ba nói trên phải tìm cho ramột phuơng thức nào để được sòngphẳng với xã hội, với đồng bào. Saunhiều đêm suy tư, nhìn gương ngườixưa như một Nguyễn trường Tộ, mộtNguyễn phú Thứ, một Phan chu Trinh, một Truơngvĩnh Ký…để lại, sau nhiều ngày thảoluận sâu rộng họ đi đến kết luậnlà chỉ có trường học dạy chữ dạynghề cho những thành phần hiếu học mà khôngphuơng tiện như mình, cũng có nghĩa là khôngđược xã hội ưu đãi như chúng mình. Đólà phuơng thức linh nghiệm nhứt để trảnợ mình mắc một cách sòng phẳng nhứt, cùngmột lúc giải quyết được sự liênđới xã hội chiều ngang cũng như chiềudọc.

Trường Bách khoa Bình dân đượccưu mang từ ý thức mắc nợ và phải trảnợ. Suy luận và quan niệm thì dễ nhưng từđó đi đến chỗ thực hiện mộtmưu đồ còn là một con đường dài,nhiều trở ngại, vì cả ba con người có tấmlòng nói trên chưa có chút quyền hành cũng như chưacó chút tiền tài trong tay. Tuy nhiên bộ ba chúng tôi, mộtngười Phật giáo, hai Công giáo, một người Namvà hai người Bắc, tâm tánh rất khác nhau, nhưnglại rất bổ túc cho nhau, luôn luôn rất phụcthiện, cởi mở và trung thành hợp tác nhau.

------------------------

Trong buổi thuyết trình về hộiVăn hóa bình dân (1955-1975) ở Viện Việt học ngày12 tháng 07-08 chúng tôi có nói đến động lực nàođã thúc đẩy chúng tôi vội vã thành lập cáctrường Bách khoa bình dân (tháng11,1954) và sau đó hộiVăn hóa bình dân khi vừa mới về nước (tháng08, 1954). Chính ý thức mắc nợ văn hóa và phảitrả nợ, chớ không gì khác và cái ý thức nầyđã nảy sinh ra rất sớm từ 9, 10 tuổi(1931-32), tại một trường tiểu học nghèo nànlà trường tiểu học Láng thé, làng Bình phú, quậnCàng long, tỉnh Trà vinh.

Người viết là con cháu đạiđiền chủ, gia đình có cha mẹ và ông nội làhội đồng Huỳnh kim Thinh (1860-1945) ở làng Longthuận kế cận, sau là ấp Long thuận, làngNhị long. Vốn người viết có thầy giáodạy tại gia từ năm lên sáu. Anh Lê văn Tân,cũng là người bà con cô cậu, là một thầy dòngFrère des Écoles Chrétiennes có bằng Thành chung Pháp, vì yếuphổi phải nghỉ dài hạn sau hai năm kinh nghiêmsư phạm trường Taberd Saigon. Anh là người caoráo trắng trẽo, thầy trò đi dạo chơi tronglàng nhiều người lầm tưởng cho là hai anh emruột. Sau hơn ba năm chăm chỉ ngừơidạy kẻ học, nhận thấy dư sức thibằng tiểu học nên cha mẹ đã xin ghi tên họclớp nhứt trường công Láng thé. Thời đó ngàyhọc chia làm hai buổi, sáng từ 8 giờ đến 12giờ, học trò về nhà ăn cơm và nghỉ trưa,để rồi 2 giớ trở lại học tiếpđến 5 giờ, tôi có xe đến ruớc. Vì thếmà cha mẹ đã gửi tôi cho một gia đìnhngười Hoa có vợ Việt, để về đóăn cơm trưa và ngủ nghỉ. Nhà chú Dình nầy cótiệm chạp phô và một thớt thịt heo ở nhàlồng chợ. Nhà có hai cô con gái, con chị 14 tuổi tênPhụng ở nhà giúp mẹ coi cửa hàng, con em tên Loan 10tuổi đi học cùng lớp vớI tôi, ởtrường thì bảo vệ như một thiên thầnhộ mạng, trưa về nhà lo cơm nướcnhư một người chị cả.

Một ngày nắng ráo của tháng tám 1931sáng sớm cha mẹ cho xe hơi nhà, một chiếc xe Fiatnhỏ có tài xế là anh ba Mau đưa tôi đến trìnhdiện với thầy giáo Chữ, trước mặt 37đứa học trò cả trai lẫn gái, có đứa caohơn tôi cả cái đầu, ăn mặc rất nghèo nànlam lũ. Không dè chính phuơng tiện chuyên chở và ăndiện quần kaki  ngắn,áo sơ mi cụt tay, san-dan da là 2 điều làm chongười viết sựơng sùng hết sức, vì chonhư là mình đi lạc lối. Đã vậy rồi màvào lớp còn bị mấy đứa con gái ăn hiếpmột cách tàn nhẩn, bắt ngồi bên nây, dời qua bênkia bất kể lời dạy của thầy giáo Chữ.Đến giờ nghỉ ra sân chơi, tôi muốn gianhập bọn con trai để đá banh cao-su hay chơibi thì bị cho ra lề ngồi chơi, cho là sẽ bịđá gảy giò hay trặc tay báo hại người anh em,còn lớ xớ xem bọn con gái đánh đũa haynhảy ô thì bị xua đuổi như đuổi tà:‘’đi ra chỗ khác chơi mầy, đi cho mau!’’ Trongđời, chưa bao giờ tôi bất hạnh đếnthế. Cũng may là tình trạng khốn khổ đóchỉ kèo dài khoảng một tháng thôi.

Vốn nhỏ tuổi và ốm yếu,nhưng chẳng bao lâu cả lớp con trai con gáiđều nhìn nhận là thằng con nhà giàu nầy lạigiỏi toán và tiếng Pháp hơn bọn chúng quá xa. Thậtvậy, riêng hai môn nầy, tôi học ba năm rưởibằng chúng học trong 10 năm. Không chắc gì tôi thôngminh tài ba hơn chúng, nhưng chăc chắn là tôi hocđược quá nhiều giờ hơn, mà còn có thầygiỏi dạy, ít ra là 3 giờ mỗi ngày và 6 ngày mộttuần. Đang khi đó thì thầy giáo Chữ làm sao mà locho xuể 37 đứa học trò, chỉ nói hai môn dó thôi,còn ba bốn môn khác như chánh tả, luận, cách trí dù làthường thức. Có phải vì lu bù trách nhiệm quásức mình, mà thầy luôn luôn có tật véo đít con traicũng như con gái, những khi gọi lên bàn từngđứa một để sửa bài trước mặtcả lớp. Một cái sơ sót một cái lỗi làmột cái véo đít và có những cái nhăn nhó, đauđớn, nhiều khi nuớc mắt rơi mà không dám khócthành tiếng.

Tất nhiên tôi luôn luôn thoát khỏi dễdàng cái tai nạn khủng khiếp đó, nhưng lạikhông khỏi thông cảm và chia sẻ cái bất hạnhcủa các nạn nhân. Vì thế mà như tự nhiên hay là vìbản tánh hay bất bình tôi đã khởi sự chỉ bàicho con Loan trước, kế tiếp là cho cả bọn,không một chút có ý trả thù trẻ con mà lại rấtvui sướng như là bắt gặp đượcmột cơ hội để trả nợ, vì thấymình may mắn hơn chúng, được gia đình và xãhội đãi ngộ quá nhiều. Thật ra lúc đó tôihảnh diện thì có, nhưng hoàn toàn không kiêu căng, không‘’làm tàng’’. Nhờ thế mà từ đó tất cảbọn con trai, con gái không còn ruồng bỏ tôi nữa, contrai sẳn sàng cho tôi tham gia các trò chơi của chúng, cónhững đứa con gái còn muốn dạy tôi đánhđũa là khác, tất cả đều muốn làmbạn với tôi. Con Xuân là con nhỏ ăn hiếp tôinhứt đã bắt đầu thương tôi nhứt.(1)

(1)  Trời dong rủi thế nào mà 25 nămsau, anh ba Đước, con cô ba tôi cũng là dượnghai của nó đã dẫn nó vào Viện Hối đoái xinviệc làm với tôi.. Nó ngại ngùng bao nhiêu, tôi thuơngvà giúp đở nó bấy nhiêu.

 Nói như trên để thấyrằng từ thưở 9, 10 tuổi tại một cáitrường tiểu học nghèo nàn ở  Láng thé đã có một sự pháttriển ý thức, một sự biến chuyển tâm linhẩn tàng trong tiềm thức chờ ngày bộc phát ra hànhđộng cụ thể. Đó là những xu hướngcó từ thiếu thời để thành hình khitrưởng thành. Vì thế mà tôi đã chọn conđường giáo dục, đúng hơn là đi dạyhọc, dạy ở đây không có nghĩa là chỉbảo mà là chia sẻ với nhau giữa bạn bè, ‘’mầy chia sẻ cho tao những trò chơi banh cao-su,đánh bi hay thảy lỗ, tao chia lại cho mầymấy câu tiếng Pháp, mấy cái mẹo làm toánđố’’, thật là thân tình như là bạn bè, cũng làcái gương của anh hai Tân để lại cho tôi.Năm 19 tuổi, tôi đã đi dạy một lớp chótcủa trường Nguyễn trường Tộ, Vĩnhlong. Năm 24 tuổi đi dạy trường Philippe Minhcủa Đ.C. Ngô đình Thục, Vĩnh long và năm 35tuồi dạy Đại học sư phạm, Saigon, cùngmột lúc dạy hai lớp tối trường Bách khoabình dân, Saigon từ 1954-1963.

-----------------------

Phân công với nhau thì Huỳnh văn Langsẽ là Giám đốc, Lê thành Cường sẽ là thưký kiêm thủ quỹ, Đỗ trong Chu trách nhiệmchuơng trình giảng dạy. Là Giám đốc, tôi liênlạc ngay với bộ Giáo dục và mượntrường nữ Tôn thọ Tuờng, đầuđường Trần hưng Đạo, bà Huỳnhngọc Nữ đuơng là hiệu trưởng. Lúcđầu chúng tôi chỉ dám nghĩ đến mộttrường học dạy chữ dạy nghề vài batrăm sinh viên là tối đa. Nhưng không dè trong tìnhthế chánh trị hồn quân hổn quan, hoàn cảnh xãhội dao động lúc bấy giờ do Hiệpđịnh Genève (20-07-54) chia đôi đất nướcgây ra…nhu cầu giáo dục bình dân bộc phát quá sựtưởng tượng. Theo tài liệu của ban quảntrị hội Văn hóa bình dân khóa 1964-65, con sốđồng bào già trẻ ghi tên theo học những ngàyđầu tháng 11,1954 lên đến 7, 719 người,đủ mọi thành phần xã hội, nhưng vì số lớpcó giới hạn, chúng tôi cố gắng hết sứcchỉ thu nhận được 1,275 học sinh. Vàtrường Bách khoa bình dân đã chánh thức khai giàng ngày15 tháng 11, 1954, gồm các lớp sau đây:

Ban Văn hóa. các lớp dạy ngoạingữ: tiếng Pháp, Anh, Nhựt, Đức, Quan thoại,Quảng đông, lớp dạy sử Việt. Cóđến 4 lớp tiếng anh, 2 lớp Quảng đông)

Ban thực nghiệp: Diện kỹnghệ, Vô tuyền Diện, Họa kỹ nghệ và Côngchánh, Giám thị công trường, Quảng cáo, Y học, Máynổ 2 thì, Kế toán, Kinh tế nhập môn, Nhiếpảnh, Nữ công, Ước lượng viên, Trữduợc, Tốc ký, Đánh Máy Chữ, Trợ tá, Cắt may.

Khóa học là 4 tháng rưởi, hoàn toànmiển phí và trường còn giúp giấy bút mực chohọc sinh nghèo nào cần.

Trách nhiệm ưu tiên của Giámđốc là chạy tiền và tụ tập giàng viênthiện nguyện cần thiết và đầy đủcho các môn đã có và sẽ mở thêm. Chính đây mớithấy được thế nào là phép lạ đãđến để giải quyết cho chúng tôi hai vấnđề thiết yếu nhứt để một mưuđồ văn hóa đuợc thành tựu mỹ mãn, làtiền và tấm lòng thiện nguyện hi sinh củagiới trí thức miền Nam trong một giai đoạnlịch sử đầy bất trắc khó khăn cho xãhội, cho đất nước. Cũng không quênđược cái ơn của chế độ, vìchỉ có trong một chế độ dân chủ tự do,một sáng kiến cá nhân, một ý thức sáng tạo vànhững tấm lòng thiện nguyện mới có cơnẩy nở đơm hoa kết quả và mưu cầulợi ích cho toàn dân, không riêng gì cho một giai cấp haymột đảng phái nào. Và khi nói đến chếđộ, chúng tôi không thể quên ơn Thủtướng, sau là Tổng thống Ngô đình Diệm, khôngcó hậu thuẩn vật chất và nhứt là tinh thầncủa Người thì chắc chắn mưu đồvăn hóa của chúng tôi không thể nào được thànhtựu mau chóng  đểrồi thu lượm được nhiều kếtquả tốt đẹp liên tiếp trong 2 thập niênkế tiếp như chúng ta thấy như sau.

Vốn sau khóa I, nhận thấy cầnphải củng cố và phát triển mưu đồvăn hóa của mình, qua năm sau (tháng tư 1955) chúng tôithành lập hội Văn hóa bình dân.(1)

(1)  Sáng lập viên: Phan thị Minh Châu,Đỗ trọng Chu, Trần thị Quý, Vũ ngọcTân, Nguyễn Được, Nguyễn Minh Đẫu, Bùikiến Thành, Mai thị Dung, Lê phát Đạt, Lý trung Dung,Tôn thất Thiết, Trần văn Bửu, Hoàng đình Qúy,Nguyễn phố Lu, Vũ ngọc Hoàn, Bùi huy Giám, Nguyễnbửu Loan, Nguyễn tấn Chức, Trần tế Dương,Nguyễn Thái, Lê Lữ, Huỳnh văn Lang, Hồ hảnHồng, Phan văn Trí, Nguyễn ngọc Phòng, Lê đìnhLiêm, Vũ thị Tin, Nguyễn văn Trương,Đặng phúc Yên, Võ văn Hải, Trương thịBảo Khánh, Trương thị Bảo Thư, Đỗvạng Lý, Lê thành Cường, Nguyễn Xuân Diểm, Vũvăn Thái, Nghiêm xuân Đức, Trần ngọc Ninh, Bùivăn Thịnh, Bùi bá Lư, Lê văn Duyên, Đoàn Thêm vàNguyễn văn Lưu.

Ban trị sự niên khóa 1955-56: Chủtịch: Huỳnh văn Lang, Phó chủ tịch: Nguyễn Thái,Tổng thư ký: Đỗ trọng Chu, Phụ tá TTK:Trần thị Quý. Thủ quỹ kiêm thư ký văn phòng:Lê thành Cường. Kiểm soát viên: Bùi kiến Thành

Dưới bóng hội nầy, chúng tôiđã sáng lập hội Nghiên cứu kinh tế và tài chánh,tạp chí Bách khoa, nhà in Văn hóa, thư viện và diểnđường Phan kế bính, sau hết là Ban tráng niên,chống nạn mù chữ.Vài con số sau đây đểchứng minh thành quả của mưu đồ văn hóabình dân của chúng tôi trong vòng 10 năm đầu (1954-1964).Chỉ mỗi một trường Bách khoa bình dânSaigon/Chơlơn với 21 khóa hai ban văn hóa và thựcnghiệp của nó đã giúp cho 34,753 sinh viên tiếntriển trong sự nghiệp của mình khả quan hơn,tức nhiên là góp công không ít vào việc xây dựng và pháttriển miền Nam Việt nam. Nếu nhìn vào thành phầnsinh viên tốt nghiệp thì càng thấy khích lệ hơnnữa: 40% công tư chức, 35% thợ thuyền, 15% quânnhân và 10% nội trợ và linh tinh. Nói đến ban Tráng niênchống nạn mù chữ, thì con số còn lớn hơnnữa: trong 10 năm đầu đã có 81,174 ngườitheo học và được cấp chứng chỉ, chia ranhư sau: 23,472 đậu vở lòng, đậu bổ túc37, 902, luyện thi tiểu học 17,555 nguời, cắt may2,245 người. (Tất cà những con số trên đâyđều lấy ra rừ tập tài liệu của BanQuan trị niên khóa 1964-1965 để lại..

Một điều khác cũngquan trọng cần nhắc lại ra đây. Hội vănhóa bình dân không tập trung tất cả hoạtđộng của mình ở vùng Saigon/Gia định mà cònmở nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh khác nữa làĐalat, Bảo lộc, Ban-mê-thuột, Phan rang, Huế,Mỹ tho, Vinh long và Sóc trăng. Trong 10 năm đầuvới sự tài trợ cùa Trung ương chúng tôi, các chinhánh hoạt động rất mạnh như chi nhánh Biênhòa dưới sự điều hành của Giám đốcTrần xuân Roanh, chi nhánh Ban- mê-thuột dướisự  điều hành củaanh Trương đình Huân, chi nhánh Bến tre vớichị nghị sĩ Phan nguyệt Minh, chi nhánh Dalat vớianh Bùi viết Văn…

Kết luận: Ý thức mắc nợ xãhội và lo trả nợ là động lực xây dựngvà phát triển một mưu đồ văn hóa bình dânkhông phải riêng gì của một cá nhân mà là của mộtnhóm trí thức miền Nam thiện chí và thiện nguyện.Họ đã hi sinh một ít thì giờ của mình mà đãlàm được một việc bất thườngnếu không nói là phi thuờng, đã góp công xây dựng vàphát triển miến Nam tự do và phú cường. Dù trongmột thời gian ngắn ngủi 20 năm, nhưnglịch sử văn hóa văn học không thể nào khôngghi tên của họ. Tuy nhiên người viết cũngkhông quên, ngoài những người đã ít nhiều trảnợ xã hội như nói trên, còn bao nhiêu người khác cókhi còn mắc nợ hơn chúng tôi nhiều, như khi rahải ngoại đã viết hồi ký khoe mình nào làhọc giỏi, đỗ đạt cao ở cáctrường lớn như HEC, Polytechnique, Centrale, Harvard,Yale, Columbia…và đã giữ nhiều chức vụ caolớn trong hai chế độ miền Nam, nhưngthật ra họ chỉ là những người quịtnợ, vì họ chỉ là những phuờng giá áo túicơm, không hơn không kém.

 

Sứ mạng văn hóa dân tộc.

(Trong bài nói chuyện ở ViệnViệt học ngày 12 tháng 7, 2008, theo đề nghịcủa Viện chúng tôi có mạo muội thử dùng kinhnghiệm hội Văn hóa bình dân (1955-1975) ở V.N.trước kia làm một bài học để bảotồn và phát huy văn hóa dân tộc cho ngườiViệt hải ngoại.)

Trước hết xin sơ lượcđịnh nghĩa văn hóa là gì, vì thật ra có quánhiều định nghĩa khác nhau. Văn hóa là cáchsống, cách suy nghĩ, cách giao tiếp giữangười với người, hay nhân sinh quan, cách nhinvề vũ trụ hay vũ trụ quan, cách nhìn vềsự vật hữu hình và vô hình hay là tín ngưỡng, ngônngữ, văn chuơng văn học, nghệ thuật,kỹ thuật, khoa học, trò chơi, giải trí, múa hát,cách xây cất nhà xửa, cách ăn uống, nấunướng, ăn mặc v.v.…Như thế văn hóa cóthể chia ra hai loại chánh: tinh thần và vậtchất. Mỗi dân tộc đều có một nềnvăn hoa khác với dân tộc khác hoặc ít hoặcnhiều, có lắm điểm giống nhau vì cùng mộtchủng tộc với nhau, cũng như có lắmđiễm giông giống nhau như đỏ vớihồng và có khi nhiều diểm đối chọi nhaunhư trắng với đen, duy vật với duy tâm.Bản chất văn hóa lá động hay biếnđổi theo thời gian, theo không gian, sinh ra và pháttriển không ngừng nghỉ, biết gìn giữ cũngnhư biết thu nhận và bỏ đi, tuy nhiên cũng cónhững điểm luôn luôn tồn tại và phảitồn tại cũng như có những điều khôngthay đổi được, hoàn toàn bất di bấtdịch và bất biến như lịch sử của mình.

Sau 10 năm (1920-1930) tôi luyện vừa lýthuyết vừa thực hành ở Nga và ở Tàu, Hồ chiMinh (HCM) đã trở thành một cán bộ trung kiên củaĐệ tam Quôc tế (Commintern) và với chức vụmột ‘’tông đồ’’Mac-lêninit, cuối năm 1930 ôngvề Hong-kong thành lập Đảng Công sản Đôngdương, mưu đồ nhuộm đỏ Đông NamÁ, đầu tiên là Việt nam. Tức là chủtrương đem văn hóa Mac-leninit đi chinh phuc và chiphối các văn hóa khác, dưới danh nghĩa giảiphóng các dân tộc khỏi chế độ thuộcđịa của người Âu Tây, cùng một lúcđặt để các nước vào biên thùy của Đếquốc CS quốc tế. Tại sao không gọi Đếquôc là Đế quôc?

Từ đó cái quá trình ‘’nhuộmđỏ’’ mà từ dây tôi gọi là thuộc dịa hóavăn hóa đã đuợc HCM và Đảng CS Đôngduơng (sau đổi tên là Đảng CS V.N.) năngnổ và trì chí xúc tiến trong vòng 15 năm, đưađến kết quả cụ thể là HCM lậpđược căn cứ ở Pac-bo năm 1945, tứclà trên đất nước của mình, để rồitừ đó thành lập mặt trận Việt minhcướp lấy chánh quyền trên tay chánh phủ Quốcgia, loại bỏ các đàng phái Quôc gia, giành lấyđộc quyền yêu nước, triệt để khai tháclòng yêu nước của toàn dân để độcquyền chống Pháp, đánh đổ thực dân Phápở Điện biên phủ. độc quyền vinh quangchiến thắng, cướp công của toan dân, cùngmột lúc vay của dàn anh Trung cộng một món nợkhổng lồ, phải cầm cố vận mạng vàtuơng lai của dân tộc với hiệp địnhGenève 20-07-54 chia đôi đất nước, cũng làthành công đem văn hóa Mac-lêninit chinh phục và chi phốiít ra là phân nửa dân tộc V.N.. Thật sự HCM vàĐảng CSVN là người bất TRI và bất TRÍbị đàn anh Nga Tàu ép buộc hay xỏ mũi. bắtthi hành một việc mà mình không muốn, biết rằngvề lâu về dài quá tai hại cho dân tộc. Chiếntranh chống Mỹ cũng là theo lời đàn anh‘’xuối ăn cứt gà’’ càng chứng minh HCM vàĐảng CSVN hoàn toàn bất tri và bất trí hơnnữa, nếu không nói là ngu xuẩn như bà Duơng thu Hươngđã nhiều lần khẳng định.

Đảng CSVN luôn luôn tự cho mình làđĩnh cao trí tuệ loài người, nhưng luôn luônsai lầm để rồi sửa sai, lại sai lầmnữa để rồi sửa sai nữa, chính họ nhìnnhận điều đó, chớ không phải là do aibịa chuyện, danh từ sửa sai là củangười CS, không phải là của người quốcgia tạo ra, nhiều khi họ còn hảnh diện vềhai từ đó, nhưng chính hai từ đó lạichứng minh họ sai lầm liên miên, nhiều lầnsửa sai là nhiều lần sai lầm. Thế thìđĩnh cao trí tuệ loài người ở chỗ nào,thử hỏi? Và sai lầm là vì bất trí bất tri hay làngu xuẩn cũng vậy thôi. Đúng như mộtthường tọa ở Nha trang đã nêu đạitự trước cửa chùa: Ngu mà biết mình ngu là trí,Ngu mà cho mình trí thì chính đó mới thật là ngu.Người viết lại nghĩ rằng nguời CSđã lẫn lộn cái đít thành ra cái đầu, chỉcó vậy thôi!

Cái bất tri bất trí của HCM vàĐảng CSVN được lịch sử chứng minhhùng hồn qua hai sự kiện đánh Thực dân Phápđể giành độc lập và đánh Mỹđể thống nhứt đất nước. Bao nhiêuthuộc địa Pháp cũng như thuộc địaAnh đã giành được chủ quyền mà không cầnphải hi sinh xuơng máu của cả một hai thếhệ thanh thiếu niên thiếu nữ như V.N. đó làchưa nói đến chuyện mất mát bao nhiêu là giátrị tinh thần, giá trị văn hóa nữa. ĐánhMỹ để thống nhứt bất chấp conđường hòa bình theo Hiệp định Paris (1972-73),chẳng những đã bất tri bất trí mà còn bấttín, để rồi lại phải “qui mã và mã qui’’. Đâuphải là những con đường đầy vinh quangchiến thắng. Ngừơi Pháp có câu ngạn: Rira bien,qui rit le dernier! (Người cười sau cùng làngười cười đúng lý, cũng có nghĩa là khoáitrá)  Vậy trong haitrường hợp nói trên ai là người cuời sauhết? Tất nhiên không phải là HCM và Đảng CSVN, màlà Nga Tàu và Mỹ, nguời cười lớn tiếng vàkhoái trá nhứt lại là Tàu. Nguời nầy sau mấy vánbài đều thắng, còn thành ra chủ nợ lớn, thêmđất thêm biển, thêm cả con trai lựclưởng khỏe mạnh, thêm cả đàn bà con gái xinhxắng mắn con, muốn bao nhiêu cũng có!

Việc đánh chiếm miền Nam đãtạo ra một cơ hội ngàn năm một thuởđể thống nhứt dân tộc vừa đấtnước vừa lòng người, nhưng nguời CSmiền Bắc đã đánh mất đi, thật làmột điều ngu xuẫn tột cùng mà chắcchắn lịch sử muôn đời không thể thathứ được: thay vì hòa giải hòa hợpđể đoàn kết một dân tộc thành ra mộtkhối duy nhứt, chẳng những để pháttriển vừa nhanh vừa mạnh mà còn thành mộtlực lượng chống xâm lăng vô song nhưthời nhà Trần chống quân nhà Nguyên. Rất tiếc làhọ lại chia xẻ sâu xa và dứt khoát hơntrước.  Vốn ngoàimiệng họ gọi là giải phóng, nhưng giái phóng ai,giải phóng cái gì? Sự thật là để ‘’bọnngụy, nhà cửa, tiền tài, ruộng vườncủa chúng nó, ta tịch thu, vợ của chúng nó ta xài, concủa chúng nó ta sai, chồng của chúng nó ta đày đitù rục xuơng nơi rừng thiêng nướcđộc…( trich bài diển văn trong buổiĐaị hội chiến thắng của  chính ủy Nguyễn Hộ ngày 17tháng 5, 1975).Đúng là một thứ thực dân mác-xít, nhàbáo Lacouture gọi là autocolonisation (tự đô hộ hóa) màngười viết cho là nửa dân tộc nầy đôhộ nửa dân tộc kia mới đúng hơn. Chính sáchđô hộ hay thực dân mác-xít nầy đãđược Đảng CSVN thực hiện và xúc tiến một cách triệtđể với (a)chế độ tù cải tạo chotoàn thể cán bộ quân dân chính của miền Nam mà consố lên đến trên 500,000 người, bao nhiêungười đã chết trong tù và bao nhiêu nguờisống sót với bệnh hoạn thể xác và tinh thầnkinh niên. Chánh sách (b)đi kinh tế mới đã phá hoạicả triệu gia đình nguời miền Nam, đàn bà congái trẻ con ông già bà cả… bao nhiêu con người tấtcả đều vô tội, phải bị một đờithương tích bệnh tật thể xác cũng nhưnội tâm. Chủ trương (c)cuớp giựtđại qui mô con người và tài sản của miếnNam, bao nhiêu đàn bà con gái miền Nam phải lấy cánbộ miền Bắc để đổi lấy sựan toàn cho mình, cho cha mẹ hay anh em con cái của mình, bao nhiêucủa cải từ chiếc xe đạp, xe gắn máy,máy may, nhà cửa, máy móc trang bị…được tảivề miến Bắc, để rối sau đó cònmuốn (d)tiêu diệt luôn văn hóa văn học miềnNam, đốt sách báo, cassettes, dĩa hat, CD của miềnNam. Thế kỷ 12 CN quân Mông cổ của Thành cát tưhản đánh chiếm miền Đông Âu cũng nhưTrung đông không bao giờ giết hại mộtngười có chút nghề canh nông, nghề thợ mộcthợ rèn, nói chi là thầy giáo, nghệ sĩ…và luôn luôn tôntrọng văn hóa Kitô giáo và Hồi giáo, chính Hốt tấtliệt (Koubilai Khan) sau khi chinh phục Trung hoa cững vẫntôn trọng văn hóa Hán mà còn phát huy thêm bằng cách chonhập cảng Phật giáo chánh thống Tây tạng vàkỹ thuật khoa học của Âu Tây (đọcMarco-Polo). Nhiều lần người viết tựhỏi, không lẽ người CS miền Bắc cũng làngười Việt nam lại kém văn minh hơnngười Mông cổ 700 năm trước? Không lẽnguời CS miền Bắc cũng là người anh emđồng bào lại mất tình người, mất luôntính người đối với người miền Namnhư thế?

Không cần suy nghĩ người viếtđã tìm ra câu trả lời ngay như sau: Bao nhiêu cái sailầm, bao nhiêu cái khốn nạn, bao nhiêu cái tiêu cực doHCM và Đảng CSVN gây ra cho dân tộc V,N, tất cảđều bắt nguồn từ cái văn hóa duy vậtMác-lêninit HCM nhập cảng từ Moscowa và từ năm1930 Đàng CSVN đã đem truyền bá vào xã hội V.N. quanhững giai đoạn lịch sử cũng là nhữngmốc thời gian 1930 (thành lập đảng CS),1945 (Viêtminh cướp chánh quyền), 1954 (hiệp địnhGenève chia đôi đất nước) và 1975 (đánhchiếm miền Nam) đã chi phối văn hóa dân tộcV.N. gần như hoàn toàn, nếu không nói là đào thải haythay thế. Không cần phải chứng minh, vì hiệntượng dồi đời văn hóa đó đã vàđang là một hiện tượng hiển nhiên gầnnhư toàn diện và mặc định, đếnđổi nguời ta trong nước không còn ý thứcđược nữa, tất nhiên cũng còn có mộtsố người luôn luôn thức tỉnh.

Tuy nhiên cái quốc nạn nói trên đã gâynên một hiện tượng khác hoàn toàn bi hùng tráng, đólà hiện tượng thuyền nhân, vượtbiên…chạy giặc CS của mấy triệu conngười, thách đố con người CS, thách đócả thiên nhiên để đi tìm một môi trườngmới, mà ở đó họ hy vọng bảo tồnvăn hóa dân tộc của họ, một thứ văn hóaduy tâm mà ông cha của họ đã dày công xây đấptừ hơn 2,500 năm nay, một thứ văn hóa nhânbản mà họ được tự do phát triển theochiều huớng văn minh tiến bộ của nhânloại, ờ đó đầy tình người,đầy nhân nghĩa, chẳng những cơm no áo ấmvà nhứt là đầy hiểu biết không còn ngu xuẫntuyệt đối, ở đó cái dạ dày và bộ óc cũngnhư trái tim không còn bị chi phối bởi ngườiCS vừa ngu xuẫn vừa dã man như những ai bịkẹt ở lại nhà đã kinh nghiệm! (2)

(2)  Dân Do thái bỏ Ai cập ra đi thếkỷ 11 truớc CN chỉ vào khoảng 15,000 người,thế kỷ 11 CN bà con nhà Lý chạy nhà Trần chưatới 3,000 nguời, thế kỷ 17 quần thần nhàMinh chạy quân nhà Thanh chưa tới 5,000 người,  Người Tô-cát và Anh-cát bỏxứ ra đi để đựơc tự do giữđạo của mình trong cả 2 thế kỷ16-17chỉ tính đuợc hằng trăm hằng ngàn làcùng.Năm 1954 Băc kỳ di cư chạy giặc CSvới tàu bè quốc tế chỉ tính  được chưa tới 900ngàn người. Chạygiặc CS năm 1975 và mấy năm sau đã chiếmgiải quán quân trong lịch sử nhân loại, chỉ tínhbằng những con số thôi, còn nói về phuơngtiện chuyển vận thì đúng là chuyện siêu phàm.

Từ rày (tháng tư 1975) con số mấytriệu người bỏ nước ra đi dù muốndù không dù ý thức hay không, truớc mặt lịch sửcũng như trước mắt nhân loại họ đãmang trên người một cái lai lịch mới, một IDmới để cho thế giới nhận diện vàthế giới đã nhận diện họ từ hơn30 năm nay, đó là ID nguời chạy giặc CS. Nhưlà một bản chất thứ hai, dính liền theo IDchạy giặc CS nầy là cái sứ mạng phảibảo tồn cho kỳ cùng cái văn hóa dân tộc mà mìnhmang theo, vì mình đã mất tất cả ngoại trừra cái văn hóa dân tôc của mình. Mất tất cả mà cònlại được cái gì thì phải trìu mến nâng niu,đó là lẽ tất nhiên. Cho nên cái sứ mạng bảotồn hay gìn giữ cũng là cái lẽ tất nhiên. Còn ýthức cùng chăng lại là một lẽ khác nữa.Nhưng dù không ý thức di nữa, việc làm hằng ngàycủa họ đã nói lên rõ ràng họ đã dứt khoátchọn lựa giữa hai thứ văn hóa hoan toàn mâuthuẫn nhau là văn hóa ngoại lai Mác-lêninit và văn hóatruyền thống dân tộc V.N.. Đây là một bằngchứng cụ thể và điển hình, mà nhữngngười ‘’có mắt như mờ’’ không thấyđược. Vốn sau khi chiếm đóng miền Nam,nguời CS miền Bắc đã đổi tên Saigon raHồ chí Minh, để nói lên cái gì nếu không phải làđể xác nhận rằng từ rày văn hóa duy vậtMác-lêninit mà HCM là biểu tượng vĩ đại và rõràng nhứt sẽ ngự trị nếu không nói là thaythế cái văn hóa duy tâm của miền Nam. Nhưngngười Việt hải ngoại đã và đang,nghĩa là luôn luôn phủ nhận cái tên HCM một cáchmảnh liệt dù không to tiếng, nhưng luôn luôn ầmỷ, dù không ý thức nhưng luôn luôn sống động.Người viết không nói đến những biểudiển văn hóa văn nghệ tiếng tâm và nhiều màusắc như Paris by Night, Asia..mà là nhửng cái tên Saigonlộ liễu hay kín đáo, to nhỏ khác nhau ở khắpnơi nào có cộng đồng người Việt sinh sốngvà sinh hoạt hằng ngày. Người viết đãthử đếm thì thấy trong quận Cam nầy cóhơn 50 cơ sở thuơng mại hàng hóa hay dịchvụ, cả truyền thông phát thanh truyền hinh báo chí… nàolà Saigon City, Saigon Bistro, Saigon Deli, Saigon Cafe, Saigon Cuisine, Saigonnhỏ, Saigon BTN, Little Saigon, Saigon Realty, Saigon Barber, Bánh mìSaigon, Saigon phở, Saigon Pagoda , Saigon Fashion…Chợ lớncũng có hai ba cái. Houston Texas cũng có gần 20 cơsở lấy tên Saigon, San José, Washington D.C., Floridav.v.đều có ít nhiều. Như thế còn có nghĩa làngười Việt hải ngoại còn tha thiết vớicái văn hóa, phóng khoán tự do dân chủ hơn là cáivăn hóa đầy xảo trá gian dối như HCM,đầy sắt máu hận thù chia rẻ nhưĐảng CSVN. Thật ra chính ở trong nướcngười miền Nam vẫn còn tha thiết vớivăn hóa nhân bản của dân tộc mà Saigon là biểutượng thân thuơng của họ, nên họ đãtừ chối tên HCM, quá lắm thì họ gọi tắtThanh phố hơn là Thánh phố HCM. Thành ra HCM chỉ làmột cái tên chết, chờ ngày bị gạch sổ trênbản đồ thế giới, như Lenigrad, Staligradở Nga, HCM làm sao hơn cha thầy của mìnhđược?

Nhưng cũng như nguời miền Namkẹt ở lại nhà, người Việt hảingoại không có hay là chưa có ý thức chốngđối hay phủ nhận cái văn hóa hai lầnngoại lai của người CS miền Bắc đem vàohảm hiếp và ngự trị văn hóa miền Nam.Hoặc giả chỉ có ý thức một cách mù mờ thôi.

Biết rằng hoàn cảnh ngườichạy giặc hay tỵ nạn CS không phải ai aicũng đuợc dễ dàng. Tuy nhiên có hai lý do bắtbuộc con người VN hải ngoại phải có ýthức bao lâu mà còn mang theo mình cái ID vừa bất hạnhvừa vinh hạnh: bất hạnh vì hơn người vôgia cư (homeless) đã mất tất cả, vinh hạnh vìcó sứ mạng gin giữ một cái gì quí báu còn có thểgiữ được và phải giữ cho kỳđược, vì chinh tại quê nhà nó đang bịđánh mất đi một cách thảm hại, như trênmặt báo chí trong nước, cả báo Công an của Nhànước XHCN, hằng ngày đều có nêu ra nhữngmất mát quá lớn và quá nhiều, HCM và đảng CSVNđã xua đẩy xã hội VN vào một quá trình tiêucực như là một vòng xoáy một chiều không sao quayngược lại được.

Nều chưa có ý thức thì phải làm chocó ý thức và ai là người phải đứng ranhận lãnh trách nhiệm làm cho sanh ra và nẩy nở cái ýthức sứ mạng đó? Nguời viết nghĩđến mọi người, ai là người VN có cái IDchạy giặc CS là người có trách nhiệm phảigây ra cái ý thức đó. Người viết nghĩđến mọi nguời và mỗi nguời, ngườilàm cha, nguời làm mẹ, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, thuơnggia cũng như kỹ nghệ gia, bác sĩ kỹ sưkiến trúc sư duợc sư, chị làm đầu làmnails cũng như cô bán hàng hay anh làm bếp…và nhứt lànhững hội đòan, những hiệp hội, nhửnghội ái hữu cựu sinh viên, những hộiđồng huơng, hội chuyên nghiệp, họcviện, hội nhà văn v.v cũng không nên bỏ quanhững tổ hợp dòng họ đại gia đìnhnhư họ Bùi, họ Huỳnh, họ Đỗ…(ngườiCS không có gia đình, chỉ có Đảng; không cóđồng bào, chỉ có đồng chí).Tất cảđó là những hậu cứ nếu không phải làtiền đồn để bảo tồn văn hóa dântộc khi phải lưu vong ở xứ người.

Người viết kêu gọi mọi cánhân, mọi đoàn thể phải đứng ra mởmột chiến dịch gây ý thức sứ mạng vănhóa dân tộc của mình. Biết rằng từ lâu bao nhiêucá nhân bao nhiệu hiệp hội đã thiết tha hoạtđộng để bào tồn cũng như phát huy vănhóa dân tộc mình, nhưng có ý thức hay không là mộtchuyên có khi quên đi.

Đây là một chiến dịch, chưaphải là một mặt trận văn hóa dân tộc.Nếu nguời nào còn mang ID chạy giặc CS mà còn mộtchút, tôi xin nói lại một chút ưu tư cho vậnmạng và tương lai văn hóa dân tộc V.N. mình, cònbiết một chút bất bình về những cái tráingược hay phản lại văn hóa dân tộc mìnhđang xảy ra trên đất nuớc của mình thì tâtnhiên nên đứng vào mặt trận văn hóa dân tộcnầy. Để làm cái gì?

Trước kia vì ý thức mắc nợvăn hóa bình dân với xã hội và ý thức phải lotrả nợ mà người viết đã quy tụđược một số anh em trí thức để làmđược một việc bất thường,nếu không nói là phi thường, thì ngày nay ở hảingoại nầy cái sứ mạng văn hóa dân tộcnầy, thiết nghĩ còn quan trọng hơn cái nợvăn hóa bình dân vạn bội. Ý thức là bắtđầu thì nên bắt đầu bằng sự bắtđầu (Begin by and with the begining). Ý thức sẽđưa đến hành động. Hành độngthế nào, thì đó là nội dung cho một bài khác cũnglà nổi ưu tư của mỗi người chúng ta.