Bước phát triển và chuyển hóa của bản Vọng Cổ

  Kiều Tấn

Lời nói đầu

Chúng ta đều biết bản Vọng cổ nhịp 32 hiện nay có tiền thân là bài Dạ cổ hoài lang nhịp hai. Nhiều người đều cho rằng đó là do sự phát triển nhịp tăng dần lên gấp đôi từ 2 lên 4, lên 8, 16 rồi 32, thậm chí lên đến nhịp 64, 128 (!), tức là quan hệ giữa chúng là một quan hệ phát triển – Dạ cổ hoài lang lớn lên thành Vọng cổ. Tuy nhiên, gần đây một số nhà nghiên cứu có ý kiến nghiêng về đó là một quan hệ phái sinh – Vọng cổ sinh ra từ Dạ cổ hoài lang, nhưng chưa đưa ra được những dẫn chứng cụ thể.

Sau chuyên đề “Góp phần sáng tỏ những vấn đề của bài Dạ cổ hoài lang”, trong phần này chúng tôi tiếp tục làm sáng tỏ thêm quá trình phát triển của bài bản này, cũng như làm rõ mối quan hệ phái sinh mà chúng tôi gọi là sự chuyển hóa của bản Vọng cổ.

Để có thể phân biệt ranh giới giữa sự phát triển – chuyển hóa của bản Dạ cổ hoài lang – Vọng cổ, chúng tôi dựa vào những tương đồng và khác biệt giữa những bài bản cụ thể mang tính chất điển hình, đánh dấu mốc cho từng chặng đường trong diễn trình tồn tại của nó. Qua đó, cung cấp thêm một cách tương đối chính xác về mốc thời gian phát triển/chuyển hóa của bản nhạc; đồng thời, đưa ra những bố cục cụ thể và một số đặc điểm chính của bản Vọng cổ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng và khách quan hơn về sự phát triển bài Dạ cổ hoài lang và sau này là bản Vọng cổ.

Xin chân thành cảm ơn các quý nhạc sư, nhạc sĩ, nghệ nhân, nghệ sĩ và tất cả các anh chị, bạn hữu gần xa đã hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bài viết này.

Kiều Tấn

1. Quá trình phát triển của bản Vọng cổ

Dựa vào phương thức mở nhịp của khối tài tử miền Đông[1], các soạn giả Cải lương viết lời ngày càng nhiều hơn cho câu ca, các nghệ sĩ tùy biến sáng tạo lối ca và “bỏ” nhịp, còn các nhạc sĩ thì “đàn mở”, chêm thêm chữ đàn… Ba cột trụ này đã hợp lực từng bước kéo dãn nhịp ra, mỗi lần tăng gấp đôi, khoác chiếc áo mới cho bản Vọng cổ ngày một hấp dẫn và tỏa sáng.

Quá trình mở nhịp của bản Dạ cổ hoài lang không phải cứ từ nhịp này tiến thẳng lên nhịp khác, mà trong từng chặng có bước chuyển tiếp thông qua nhịp độ – gọi là nhịp lơi [lơi = chậm, ngược lại với thúc = nhanh], ví dụ từ nhịp tư mở ra nhịp tám có bước chuyển tiếp là nhịp tư lơi[2] v.v… Về sau, còn có thuật ngữ láy được dùng với ý nghĩa tương tự lơi.

Trong thực hành, giới nhạc Tài tử hay dùng các thuật ngữ này để chỉ nhịp độ. Ví dụ nguyên bản là nhịp 8, nhưng có thể thực diễn với nhịp 8 lơi hay 16 thúc, nên có khi ghi tắt là nhịp 16. Với cách ghi như vậy, nó không phản ánh loại nhịp thực sự của bài mà có thể gây ngộ nhận giữa nhịp này với nhịp khác, nếu ta không tìm hiểu kỹ.

Do vậy, việc phân biệt giữa cách gọi tên nhịp với loại nhịp là điều cần lưu ý khi tiếp cận tài liệu làm căn cứ đánh dấu mốc thời gian trên từng chặng đường phát triển của bản Vọng cổ.

1.1. Vọng cổ nhịp tư (1927-1934)

#1. Trên sân khấu Cải lương, vào năm 1923 điệu[3] Vọng cổ hoài lang [tức Dạ cổ hoài lang] nhịp hai lần đầu tiên được diễn trong tuồng Tối độc phụ nhơn tâm [sau đổi tên thành Bội phu quả báo] của PHẠM CÔNG BÌNH, vai Lý Ngọc Thơ ca[4]:

1. Nhìn rày, kìa khe đó
2. Phần số khiến có đau phiền v.v…

Qua đó, tạm lấy năm 1923 làm mốc thời gian đánh dấu cho sự thâm nhập vào sân khấu Cải lương của bài Dạ cổ hoài lang. Từ 1923 trở đi, mới có thể gọi là có sự phát triển lên nhịp tư của bài ca này, tất nhiên khởi đầu chỉ là bước chuyển tiếp thông qua nhịp độ [nhịp lơi] như nói trên.

Thật khó để nhận ra sự khác biệt qua văn bản giữa Vọng cổ nhịp hai với “nhịp tư” [nhịp hai lơi], vì chúng có số ca từ tương đương nhau, thường viết không phân nhịp, lại không nghe được âm nhạc để thẩm định. Trường hợp này, ngay chính bài Dạ cổ hoài lang nhịp hai của tác giả cũng có hai tên nhịp khác nhau, ví dụ bài Vọng cổ (lịch sử) của CAO VĂN LẦU trong sách của TRỊNH THIÊN TƯ cũng bao nhiêu ca từ đó nhưng lại ghi là nhịp tư:

Vọng cổ nhịp tư: = Dạ cổ hoài lang nhịp hai:
1. __ Từ là __ từ phu tướng
2. __ Báu kiếm sắc phán lên đàng v.v…
1. Từ là từ phu tướng
2. Báu kiếm sắc phán lên đàng v.v…

Vì vậy, đối với những văn bản bài ca theo điệu Vọng cổ ghi là nhịp tư như trên đây, không thể xem xét là bản nhạc với ý nghĩa đã mở nhịp.

#2. Theo BẢY CAO, người đầu tiên thực hiện biên soạn Vọng cổ nhịp tư[5] là MỘNG VÂN[6] với bài Bá Lý Hề, sau đó TƯ CHƠI[7] hưởng ứng với bài Ác lặn non đoài vào năm 1927, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thấy văn bản nào chứng minh.

Theo TRƯƠNG BỈNH TÒNG[8] và nhiều người khác, Tiếng nhạn kêu sương của TƯ CHƠI viết năm 1927 mới là lời ca tiêu biểu điệu Vọng cổ 4 [chỉ có 6 câu đầu], rất phổ biến trong phong trào đờn ca tài tử những thập niên 1930-1940.

Sau đây là lời ca và giai điệu của bài này được BA XÂY thể hiện lại vào năm 1981[9]:


*) Bài này Hò = Sol. Cao độ thực tế của Si = Si- và Do = Do+r [dấu + = cao hơn, dấu - = thấp hơn trong khoảng nửa cung bình quân, r = rung]. Từ đây, chúng tôi dùng ký hiệu @ = song lang.

Bài này ca theo giọng kép với Hò = Sol, điệu Oán 1: Sol, Si-, Do+r, Re, Mi [Hò, Xư, Xang+r, Xê, Cống] với âm bổ trợ Ú [La] – đây cũng chính là điệu cơ bản của bài Dạ cổ hoài lang (ver.2)[10].

Trích 6 câu lòng bản Vọng cổ nhịp tư[11]:

1. Xế Xang Xư (I) Xề Xế Xang Xư (II)
Xư Xang Cống Xang Hò Xang Xê Cống
2. Tồn Cống Xê Xang Tồn Xảng Xang Lìu
Xư Xang Cống Xang Xư Xê Xang
3. Tồn Cống Xê Xang Xư Xang Cống
Líu Cống Tồn Xảng Xang Lìu
4. Liu Xàng Xề Lìu Xế Xang Xư
Xư Xang Cống Tồn Xảng Xang Lìu
5. Liu Xề Xê Xảng Xang Lìu Liu Xàng Xề Liu
Xư Xang Cống Xảng Xang Xư Xề
6. Liu Xư Xề Xang Xê Cống
Xế Xang Xư Xề Liu Xàng Xề Liu

Từ nhịp tư, câu 1 có hai nhịp Hò [nhịp thứ 1 và n2[12]] và toàn bài kết câu đều là nhịp nội, không còn nhịp ngoại.

Sáu câu Tiếng nhạn kêu sương cho thấy, các chữ nhạc định khung n1 và n2 trong câu gốc Dạ cổ hoài lang đã được mở ra thành n2 và n4 mới – trong đó, chữ nhạc kết n4 [gọi là “song lang dứt” hay “song lang nhì”] luôn tuân thủ theo bậc kết của n2 gốc, còn chữ nhạc kết n2 đàn/ca có thể tùy biến.

Các nhịp còn lại là nhịp phát sinh, gồm:

  • N1 mang tên câu “nhồi” (gọi câu nhưng chỉ là một nhịp), vì nhạc của câu này mang tính chất làm cho đầy đặn thêm chữ nhạc dứt câu của nhịp trước đó. Riêng với câu 1, n1 luôn định âm bằng Hò và gọi là Hò 1 để phân biệt với Hò 2[13] [n2].
  • N3 gọi là nhịp “song lang giữa” hay “song lang nhứt”, định âm bằng Xê [đôi khi là Cống].

Như vậy, có thể xác định bài Tiếng nhạn kêu sương đã đánh dấu mốc cho sự phát triển lên nhịp tư của bản Vọng cổ, vào năm 1927.

#3. Sự khác biệt trong đàn ca giữa nhạc Tài tử và nhạc Cải lương, ngoài nét chung về phong cách, đặc điểm dễ thấy nhất là lối vô của một bài bản:

  • Tài tử : đàn vô trước, ca theo sau [khi dứt tiếng rao, người đàn gõ tiếng song lang để dàn nhạc chú ý – gọi là “song lang báo” vô bài].
  • Cải lương: ca vô trước, đàn theo sau.

Theo đó, Vọng cổ 4 có hai lối ca vô bài:

  • Ca Tài tử [ca salon]: nhạc đàn trước, dẫn nhịp bắc cầu xuống Hò 1; ca vô ngay sau đó, bắc cầu xuống Hò 2...
  • Ca Cải lương: bỏ Hò 1, ca dẫn trước xuống Hò 2; đàn vô sau, ngay Hò 2… [như bài Tiếng nhạn kêu sương, BA XÂY ca trên].

Bắt đầu từ nhịp tư,các câu Vọng cổ chuyển sang dạng cấu trúc của làn điệu sân khấu chứ không như dạng cấu trúc ca khúc trước đó, tức không còn ý nghĩa là “chữ câu” nữa mà tiến đến dạng cấu trúc mở kiểu mô hình.

Nhìn chung, tuy có nét mới nhưng do khoảng cách khung nhịp của hai loại nhịp không nhiều, Vọng cổ 4 vẫn mang dáng dấp và đường nét giai điệu của bản Dạ cổ hoài lang nhịp hai.

1.2. Vọng cổ nhịp tám (1934-1938)

#1. Từ những năm 1927 trở về sau, Vọng cổ bắt đầu chiếm vị trí chủ chốt thay cho Tứ đại oán trên sân khấu Cải lương. Khi viết tuồng hát, soạn giả ít khi đưa Tứ đại oán cũng như các bản Oán khác vào vở diễn, bởi ảnh hưởng của bản Vọng cổ quá mạnh. Hơn nữa, bản Oán khó ca cho đúng điệu, lại mang âm hưởng quá trầm lắng làm “nguôi” đi không khí kịch, khó lòng cạnh tranh với những “bản mới”.

Thời kỳ đó, sân khấu Cải lương đình đám nhất là nhóm nhạc sĩ, nghệ sĩ tiền phong THỦY PHÁT HUÊ, TRẦN ĐẮC do soạn giả tài danh NGUYỄN THÀNH CHÂU tức NĂM CHÂU lãnh đạo. Theo HOÀNG SƠN VIỆT, chính nhóm này đã khởi phát tăng nhịp bản Vọng cổ từ bốn lên tám qua một bài ca Vọng cổ 8 đã được NGŨ ĐIỂM sưu tầm trong vở Cải lương Giá trị danh dự (1932) của NĂM CHÂU[14].

Về phía giới nhạc Tài tử, vào thời kỳ ấy các nhóm phổ biến với nhau chưa có phương tiện truyền thông như bây giờ, cũng chẳng ai dám “vỗ ngực xưng tên” cải cách vì đó là bản tính khiêm nhường chung của người Nam Bộ. Nhưng theo SÁU LẦU, người ca nhịp tám đầu tiên là thầy GIÁC[15]. Theo TRẦN PHƯỚC THUẬN[16], cuối năm 1934 LƯ HÒA NGHĨA tức NĂM NGHĨA sáng tác bài Văng vẳng tiếng chuông chùa theo điệu Vọng cổ 8 (sau đó thu đĩa Asia năm 1938 đổi tên Vì tiền lỗi đạo).

Mặc dù chưa được kiểm chứng, nhưng qua các thông tin trên cho thấy trong khoảng 1932-1934 có thể đã có bước quá độ lên nhịp tám. Cho đến cuối năm 1934 Vọng cổ 8 mới chính thức hình thành và phổ biến trên diện hẹp.

#2. Theo VƯƠNG HỒNG SỂN[17], VĨNH BẢO, BA TRUNG…, từ năm 1938 nhiều người đã biết đến Vọng cổ 8 qua đĩa Béka, trong đó nổi tiếng bài Gió bấc lạnh lùng của SÁU HẢI, cô HAI ĐÁ ca:

Câu 1. … (2) (3) (4) Gió bấc lạnh lùng (5). Trên con đường ba (6) sinh, thấy hoa (7) rụng rời trên mặt đất (8). v.v…

Chỉ đến khi NĂM NGHĨA thu đĩa bài Văng vẳng tiếng chuông chùa (phát hành đầu tháng 1-1938)[18] với giọng ca trữ tình, ngân nga tiếng “hơ…hơ…” rất độc đáo, đầy sáng tạo thì Vọng cổ 8 mới được nhiều người chú ý và lan truyền rộng rãi.

Trích hai câu đầu[19]:

Về thanh nhạc, toàn bài vẫn là điệu Oán 1 với hai âm bổ trợ Ú [La] và Oanr [Fa+r]. Riêng về khí nhạc [guitar phím lõm], chữ đàn có thể linh hoạt xen kẽ nhiều dạng Oán khác nhưng cơ bản vẫn trên cơ sở điệu Oán 1.

Trong cấu trúc mô hình Vọng cổ 8, khung giai điệu chủ yếu ở các nhịp chẵn, các âm rơi vào nhịp lẻ có thể linh hoạt. Mỗi câu có hai nhịp song lang ở n6 và n8; sau dứt mỗi câu đều có hai đến ba nhịp dành cho nhạc đờn – gọi là câu “chầu”, phát triển từ câu “nhồi” của Vọng cổ 4. Riêng ở câu 1, bắt đầu xuất hiện một hình thức mới chỉ có trong đờn ca tài tử bản Vọng cổ từ nhịp tám, đó là đoạn nhạc mở đầu [introduction] – gọi là câu “dạo”.

Câu dạo chiếm độ dài hai nhịp, từ nửa cuối n2 đến đầu n4, chia làm 4 láy với trục âm:

 
(nhịp gối đầu)
n3
 
n4
 
4/4
Liu...
...
Xề...
 
(láy 1)
(láy 2)
(láy 3)
(láy 4)

Mở đầu [bỏ n1], sau tiếng song lang báo vô bài [được tính là phách 1-n2] và tiếng gõ mô khởi nhịp [phách 2], từ phách 3 người đàn dẫn [lead] câu dạo với nhịp độ tùy ý, khi đến láy Xề [phách 3-n3] thì vào nhịp và tất cả nhạc khí cùng hòa, nếu có, để tập kết về láy Hò [n4].

Mô thức Vọng cổ 8:*)

Câu n2 n4 n6 @ n8 @
1. Dạo… Hò 1 Hò 2 Cống
Câu n2 n4 n6 @ n8 @
2. Xang Xang
3. Xang
4.
5. Xề
6. Cống Xề
7. Cống
8. Xang Xề Xang
9. Xang Cống
10. Xang Xề Xang
11. Xang Cống
12. Xề Cống
13.
14. Xang Xề Xang
15. Xang Cống
16. Cống Xề
17.
18. Xề Xang
19. Xang Cống
20. Cống Xề

*) Theo lòng bản Vọng cổ 8 của VŨY CHỖ. Lòng bản này có thể khác một số chữ nhạc mốc nhịp n2, n4, n6 trong một số câu so với cách đàn sau này (riêng n6 nếu chữ nhạc có khác thì cũng là Xê hoặc Cống).

Vọng cổ 8, về đại thể cũng không khác nhiều lắm so với Vọng cổ 4, nổi bật chỉ khác ở sự phát triển câu dạo và câu chầu. Với khoảng cách khung nhịp từ hai đến tám cũng chưa phải là lớn lắm, nên người nghe vẫn có thể nhận ra dáng dấp và đường nét giai điệu của bản gốc Dạ cổ hoài lang.

Vào giai đoạn này, câu ca vô Vọng cổ vẫn còn mới mẻ nên soạn giả chỉ đặt lời vừa đủ để ca sĩ thể hiện trong phạm vi một khuông nhịp [với nhịp độ tự do]. Đặc biệt đối với lời ca có thanh điệu ngang trước cuối câu vô, nghệ sĩ Cải lương đã sáng tạo bằng cách ngân nga với âm Xang treo, rồi luyến hơi cổ xuống âm Hò trước khi xuống Hò Vọng cổ. Đó cũng là tiền đề để sau này phát triển thành câu xuống Hò Vọng cổ hoàn hảo hơn. Ở Vọng cổ 8, các soạn giả cũng chưa khai thác câu Hò 2 nên người ca tùy theo lời văn mà xử lý nhịp, có thể bỏ qua hoặc ghé nhịp với âm linh hoạt, không nhất thiết là Hò.

Điệu Vọng cổ 8 trong tuồng Gỡ ách Tô Châu của BẢY NHIÊU, do KIM CÚC ca (ANH DUY kìm, NĂM BÁ bầu, TƯ HUYỆN ), KIỀU TẤN ký âm, có áp dụng lối ca này. Trích câu đầu[20]:

Nói lối:
Ớ lang ôi, khổ cho ta là gái đã có chồng
Mà chồng thì ham cái danh lợi hão huyền
Để cho ta phải giang san tan tấc rụng
Kìa phía Đông, hơn một nắm đất xiêu nhà nát cửa
Phía Tây, cả một thành trường dở chít tang
Ta nhớ đến đây nát ruột bầm gan
Bởi vì, chấu chống xe sao cho được.

4/4 (𝅘𝅥 = 68)


*) Bài này Hò = Sol. Cao độ thực tế của Si = Si- và Do = Do+r.

Trong câu vô Vọng cổ, từ “tan” được ca ngân nga trước khi xuống từ “ngà” [Hò 1] và tiếp đến n5 từ “còn” với âm Xề trên nền nhạc chữ Hò [Hò 2].

Từ đó, Vọng cổ tiếp tục những bước chuyển hóa và ngày càng thu hút công chúng, tiến lên vị trí trung tâm của sân khấu Cải lương, loại Hành vân, Xuân nữ ra khỏi vũ đài và đưa Tứ đại oán xuống hàng thứ yếu, trong khi Dạ cổ hoài lang hay Vọng cổ hoài lang cũng thưa vắng dần trong các vở sân khấu.

2. Sự chuyển hóa của bản Vọng cổ
    2.1. Bước chuyển hóa của bản Vọng cổ
        2.1.1. Vọng cổ nhịp 16 (1938-1945)

#1. Theo HOÀNG SƠN VIỆT, Vọng cổ 8 mở thành nhịp 16 vẫn do công của nhóm nhạc sĩ đoàn TRẦN ĐẮC và soạn giả của một bài ca có câu vô đầu “Ngàn dặm xa xăm cánh nhạn xòe”, khoảng 1935-1936[21]. Theo TRẦN PHƯỚC THUẬN[22] công này là của MỘNG VÂN, tuy nhiên tác giả không nêu dẫn chứng cụ thể.

Từ thông tin trên cho thấy, Vọng cổ 16 có thể đã xuất hiện trong khoảng 1935-1936 tức không lâu sau khi phát triển lên nhịp tám. Tuy nhiên cũng không loại trừ đó là bài ca mang nhịp 8 láy 16, vì không có bằng chứng cụ thể nào về văn bản hay âm nhạc.

Theo KIỀU TẤN[23], lúc này trong giới nhạc sĩ cổ truyền xuất hiện nhiều danh cầm được nhiều người biết đến, như: ARMAND THIỀU, CHÍN HÒA, BA KÉO, BA CẬY, HAI NÉN, HAI NHÀNH (Sài Gòn), GIÁO TIÊN (Rạch Giá)… đã từng bước thể nghiệm đưa ghita phím lõm đờn độc chiếc hoặc hòa đàn cùng violon, tạo nên âm sắc mới, thêm chất trữ tình, du dương cho bài ca Vọng cổ. Đồng thời, các nhạc sĩ cũng cố gắng tìm tòi, sáng tạo chữ đờn Vọng cổ cho nữ ca trên cung bậc phù hợp với giọng của mình. Điều này kích thích các soạn giả đặt bài ca Vọng cổ nhắm tới danh ca được yêu thích với các đề tài phù hợp cho nam/nữ. Từ đó, nổi lên các tài tử ca lừng danh như: TƯ SẠNG, TƯ BÉ, HAI ĐÁ, NĂM NGHĨA, TÁM THƯA, TÁM BẰNG… với những bài ca nổi tiếng: Khóc mồ bạn, Sao hôm lốm đốm điểm thưa rồi, Thức trót canh gà, Đêm khuya trông chồng, Tình mẫu tử… thông qua đĩa hát của các hãng Pathé, Béka, Odéon, Asia đã đưa Vọng cổ 16 đến với nhiều người hâm mộ.

Chi tiết trên đã được BẢY HÀM lúc sinh thời xác nhận: ông đàn guitar phím lõm, THỌ đàn , cô TƯ SẠNG ca bài Tình mẫu tử, đĩa Asia, năm 1938.

Trích câu đầu[24] (KIỀU TẤN ký âm):

4/4 (𝅘𝅥 = 84)
1. - Câu dạo: (Ad lib.)
@
Liu Liu, Ý Cống Ý
Cống
(6)
, Xê Xang Y
Oàn Xề Oàn Hò Cống Y Xê Xang
1
(8)
Oàn Xề Oàn Ỳ Lìu Hò Công
Xề
Con ơi, tháng chạp đến đây là ngày (2) (10)
tên con phải
ghi
vào cuốn sổ nhơn duyên () (12)
đưa
__
cung đàn bấm phím (Xang) (14)
loan, đờn bản cầm
sắt
cho duyên trăm năm được bền chắc. (Cống) (16)

Như vậy, có thể tin rằng Vọng cổ 16 được mở nhịp chính thức từ năm 1938.

#2. Ở nhịp 16, nhạc đờn và giai điệu lời ca Vọng cổ đã có thể tách rời một cách độc lập về mặt ngữ điệu. Chính nhờ vậy mà vào năm 1947, ÚT TRÀ ÔN qua bài Tôn Tẩn giả điên của vị YẾT-MA (tu sĩ Phật giáo), nhịp 16 thúc, với làn hơi thiên phú, giọng ca tượng hình và đa dạng về màu sắc, kết hợp lối buông nhịp mới mẻ và sáng tạo kiểu nói trong ca [thơ Vân Tiên, hò với nhiều hơi nhạc…] đưa vào trong lòng câu, đã mở ra kỷ nguyên mới cho bản Vọng cổ.

Trích 2 câu đầu[25] (KIỀU TẤN ký âm):

4/4: (𝅘𝅥 = 76)
1.- Câu dạo: (Ad lib.)
@
Liu Liu, Cộng Liu Ý Cống Xê
Cống
(6)
Xê, Hò Y Cống Xê Xang Y
Xề
Y Hò Y Y Xê Cống Xê Xang
1
(8)
Hò Hò Là Xê Cống Liu Xang Y
Xề
Úy trời đất ôi, nỗi đoạn
trường ( 2)
(10)
__
Cũng vì
tôi ()
(12)
đây quá tin
__
thằng Bàng Quyên là bạn
thiết (Xang)
(14)
tôi, cho nên ngày hôm
nay
thân tôi phải ra đến nông
nổi. (Cống)
(16)
2.- Câu chầu 1: ……
…………………………
Xề
(2)
…………………………
…………………………
Xang
(4)
…………………………
…………………………
Xang
(6)
Còn như
__
công cuộc ngày hôm nay
đây. ()
(8)
……………………..
__
……………………...
()
(10)
__
Bởi tôi
không ()
(12)
có cẩn thận,
__
cho nên bạn tôi
(Xang)
(14)
mới đành nhẫn tâm
__
mà chặt lấy một bàn chơn
tôi. (Xang)
(16)

Với cấu trúc mô hình, khung giai điệu Vọng cổ 16 chủ yếu vẫn ở các nhịp chẵn, còn các nhịp lẻ được linh hoạt. Riêng câu 1, câu dạo được bắt đầu n5 và kết thúc ở n8, và Hò 2 là n10. Mỗi câu có hai nhịp song lang vào n12 và n16. Sau dứt mỗi câu có câu “chầu” hay “thòng” cho nhạc đờn, chiếm từ bốn đến sáu nhịp.

Khoảng đầu thập niên 1950, qua đĩa hát đã thấy xuất hiện các bài ca Vọng cổ 16 có câu vô giống như hiện nay và câu Hò 2 vẫn bỏ trống lời ca.

Một trong những bài ca Vọng cổ 16 rất phổ biến vào thời ấy là Sầu vương biên ải của THÁI THỤY PHONG, do ÚT TRÀ ÔN ca, đĩa Hoành Sơn, 1952 có hình thức này.

Trích câu đầu[26] (KIỀU TẤN ký âm):

Nói lối:
Khi nhìn trời hiu quạnh
Rừng đêm sương gió lạnh
Hướng quê nhà lòng thêm chạnh tủi niềm riêng
Em ơi, muôn dặm xa xôi
Xin em giữ vẹn hương nguyền
Để cho người cô lữ khỏi nặng mang điều tủi hận.

4/4 (𝅘𝅥 = 66)
1.
+ vô Vọng cổ: (Ad lib.)                                 Hãy yêu tâm hồn ngơ ngẩn,
nhìn bóng trăng khuya soi lặng lẽ giữa đêm...
trường
( 1)
(8)
(A.To)            (*) Xề Xế Xang Xế Y
Xề
Y Hò Y Xê Xang Xệ Oan Y
2
(10)
Cảnh vật mơ màng
__
say giấc điệp dưới trời sương
()
(12)
__
Tôi chạnh tủi lòng người viễn khách
(Xang)
(14)
cô đơn ngoài biên ải lạnh
lùng
và sầu vương theo ngọn gió.
(Cống)
(16)

(*) Ở nhịp này, người đờn có thể vào Hò ngay láy tức bỏ qua phách 1, 2 [theo nhạc lý phổ thông] nên nhịp chỉ còn 2 phách cuối.

Khi nghe Vọng cổ 16, nếu không biết trước, thật khó có thể nói đó là thoát thai từ bài Dạ cổ hoài lang. Bởi lúc này khung nhịp được mở rộng khá lớn, cách biệt so với nhịp gốc đến tám lần và phát triển với nhiều mốc nhịp mới, các câu dạo, câu chầu, nhịp song lang cùng trộn lẫn nhiều nét mới lạ trong bài ca… Có thể nói, đây là bước chuyển hóa của bài Dạ cổ hoài lang sang một dạng bài bản khác, kết quả từ “mối quan hệ phái sinhVọng cổ sinh ra từ Dạ cổ hoài lang, chứ không còn là mối quan hệ phát triển– Dạ cổ hoài lang lớn lên thành Vọng cổ”[27] nữa.

Có lẽ cũng vì đó, đối với giới tinh hoa nhạc Tài tử, một thời đã không xem Vọng cổ từ nhịp 16 trở đi thuộc dòng nhạc Tài tử mà thuộc về Cải lương.

        2.1.2. Vọng cổ nhịp 32 (1945 – nay )

1. Theo HOÀNG SƠN VIỆT[28], động cơ thúc đẩy tăng nhịp từ 16 lên 32 là do các nhạc sĩ thích đờn “gút mắc”, muốn “kình nghề” với nhau khiến các danh ca lúc bấy giờ như: SÁU VỊ, BA TÚY, NĂM NGHĨA, BẢY CAO, BẢY KIÊN, ÚT TRÀ ÔN… phải tìm cách đáp ứng, thủ thế. Đây là cách thường hay thấy trong sinh hoạt đờn ca tài tử thời bấy giờ, tức người đờn chơi với lối đờn “mắc mỏ”, tài tình, gây khó khăn cho người ca để thử xem tài nghệ đối phương cỡ nào. Những nhạc sĩ cổ nhạc theo khuynh hướng này ở rải rác khắp nơi, điển hình như: ÚT BÚNG, MỘT, CHÍN HÒA (Sài Gòn)…, MƯỜI KHÓI (Bạc Liêu)… Chính các nhóm nhạc sĩ này đã tạo ra hiệu ứng “chẻ” nhịp 16 ra làm đôi, thúc nhịp ngoại gần như trọn vẹn câu đờn, để rồi hình thành Vọng cổ 32 lúc nào không hay. Điều này cho thấy ở nhịp 32, vai trò nhạc sĩ góp công rất lớn trong sự chuyển hóa của bản Vọng cổ. Tiếc là tác giả bài viết không xác định người khởi xướng cũng như năm xảy ra sự kiện.

Theo TRẦN PHƯỚC THUẬN[29], NĂM NHỎ tức TRẦN TẤN HƯNG là người đầu tiên thực hiện việc chuyển đổi Vọng cổ từ nhịp 16 thành 32 và từ 20 câu rút lại còn 6 câu (?). Sự việc này được NĂM NHỎ độc tấu ghita phím lõm năm 1941 tại Bạc Liêu và có bản đờn lập thành [bản đờn kìm] in trong cuốn Ca nhạc cổ điển điệu Bạc Liêu[30]. Tuy nhiên, TRẦN PHƯỚC THUẬN cũng không đưa ra được những chứng cứ thuyết phục cho thông tin này.

Vọng cổ 32 cứ thế diễn ra mà không có sự kiện bài ca – ca sĩ nổi trội nào đánh dấu như trường hợp của Văng vẳng tiếng chuông chùa – NĂM NGHĨA và Tôn Tẩn giả điên – ÚT TRÀ ÔN.

Liên hệ với nguyên nhân và sự kiện ra đời dây Lai của ghita phím lõm[31], vào khoảng 1948-1949, các nhạc sĩ ghita phím lõm đã sáng tạo ra dây Lai nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển trở giọng Hò của nam/nữ [trong nghề gọi là “lật” dây] trên cùng một hệ thống dây. Chính nhờ có sự lật dây này, theo NGUYỄN HỒNG DUNG[32], mà từ đó các nhạc sĩ tích cực mở nhịp với nhiều chữ đờn tinh tế hơn, soạn giả có điều kiện phóng bút “gài” câu ca cho ca sĩ hát thoải mái hơn và vận dụng đưa vào trong tình huống có sự giao lưu nam/nữ đắt giá hơn. Vọng cổ bước sang nhịp 32 trong sự sáng tạo ấy của các bậc tiền bối.

Chi tiết của HOÀNG SƠN VIỆT, thời điểm ra đời của dây Lai và ý kiến của NGUYỄN HỒNG DUNG phù hợp với nhận định của nhiều nghệ nhân, nhạc sĩ mà chúng tôi tìm hiểu – cho rằng khoảng cuối thập niên 1940 mới có Vọng cổ 32.

Tuy nhiên, trong cuốn Ca nhạc cổ điển điệu Bạc Liêu của TRỊNH THIÊN TƯ, tác giả có bài Vua thoái vị đi tu, ghi là Vọng cổ (nhịp 64 hay 32 lơi) và cuối bài ghi sáng tác năm 1946.

Trích câu đầu[33]:

Mặc dầu ngày nay trẫm kế nghiệp tiên vương lên ngôi nhứt thống sơn...

1.
…………
.(I) (32/16)
…………
…………
…………
…………
(36/18)
Đại
__
quốc vi
vương
sống trên
__
nhung lụa ngọc
ngà.(II) (40/20)
…………
…………
Trẫm đội
__
vầng nhựt
nguyệt, (44/22)
đạp máy
__
âm
dương
cầm đầu
__
văn võ bá
quan, (48/24)
…………
…………
giữ
__
gìn xã
tắc, (52/26)
…………
thế thiên
__
trị
__
quốc an
bang, (56/28)
…………
…………
nhưng bao
nhiêu
chí
__ (60/30)
cả hiên
ngang,
…………
cũng
là tạm
__
thời mộng
ảo. (64/32)

Trên văn bản, tuy phân nhịp 64 nhưng căn bản cũng chỉ là nhịp 32 (có lẽ phân nhịp với mục đích tập ca cho dễ hoặc là một dạng quá độ nhịp 32 lên 64). Bài này cho thấy, từ năm 1946 đã có Vọng cổ nhịp 32 nhưng ít được ai biết đến.

Qua các dẫn chứng trên cho thấy, Vọng cổ 32 có thể đã khởi phát từ trước bài Vua thoái vị đi tu – 1946, tạm ước khoảng năm 1945 và sau đó được phổ biến rộng rãi vào khoảng những năm cuối thập niên 1940.

Vào thời này, câu vô Vọng cổ với lối ca Tài tử vẫn là phổ biến, như trong bài Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê, TẤN ĐẠT ca sau đây.

Trích câu đầu[34] (KIỀU TẤN ký âm):

4/4 (𝅘𝅥 = 96)
1. Câu dạo: @
Liu Liu, Ý
(12)
Oan Ý Ý Ý Ú Liu Oan Cống Xệ Liu
Cống Oan Liu Cống Xê Xang Y
Xề (14)
Xang Y Xê Xang Y
Xề
Y Xê Cống Xê Xang
(1) (16)
…………………………
Ta
đi (18)
đây là
vâng
lệnh triều
đình (2) (20)
…………………………
Cầu
hiền (22)
tài về dập
__
tắt cuộc lửa
binh (24)
…………………………
Nên mới để
bàn (26)
hương án
viễn
chinh
Nhưng (28)
hỡi ơi
__
mỗi bước đăng
trình (30)
là mỗi lần
__
đê đầu vọng
bái. (32)

Sau đó, ở lối ca Cải lương bắt đầu hình thành câu vô Vọng cổ hoàn chỉnh giống như hiện nay tuy có ngắn hơn và soạn giả mới viết lời thêm cho “láy” Hò 2.

Đại diện cho Vọng cổ 32 thuộc loại này vào thời bấy giờ (khoảng 1955-58), theo TRẦN VĂN KHẢI[35], là bài Đội gạo đường xa của KIÊN GIANG, HỮU PHƯỚC ca, đĩa Lam Sơn.

Trích câu đầu[36] (KIỀU TẤN ký âm):

Nói lối:
Thầy Tử Lộ vào chầu Khổng Tử
Gục đầu nức nở khóc như mưa
Nhớ những ngày rau cháo muối dưa
Con đội gạo đường xa nuôi mẹ.

Với cấu trúc mô hình, khung giai điệu Vọng cổ 32 vẫn ở nhịp chẵn nhưng vào các nhịp số 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28 và 32 tức có 8 vế, mỗi vế[37] có 4 nhịp. Sau dứt mỗi câu có câu “thòng” [gồm 2 vế đầu] dành cho nhạc đàn và có thể nhiều hơn một vế tiếp theo [vế 3] – gọi là câu “lợi”. Mỗi câu có hai nhịp song lang vào n24 và n32.

Riêng câu 1, với Vọng cổ Tài tử, câu dạo được bắt nhịp lấy đà từ n11 qua n12 và kết thúc ở n16, kế tiếp là câu vô đến n20; còn với Vọng cổ Cải lương, câu dạo được thay bằng câu vô và có thêm láy Hò 2.

VC8
n1n2n3n4n5n6 @n7n8 @
VC16
n2n4n6n8n10n12 @n14n16 @
VC32
n4n8n12n16n20n24 @n28n32 @
1.
____câu dạo...Hò (1)Hò (2)XangCống
2.
XềXangXangXang/XêXang
3.
XềXangXangXangCốngXang/Xê
4.
XềXềXangCốngXang/Xê
5.
XềXangXề
6.
XềXangCốngXang/XêXề
7.
XềCốngXangCống
8.
XềXangXangXềXềCốngXang/XêXang
9.
XềXangXangXangCốngXư/Lịu
10.
XềXangXangXềXềCốngXang/XêXang
11.
XềXangXangXangCốngXang/Xê
12.
XềXềXangCốngXang
13.
XềXang
14.
XềXangXangXềXềCốngXangXang
15.
XềXangXangXangCốngXang
16.
XangXangXangXềXang
17.
XềXangCốngXang
18.
XangXangXềXềCốngXangXang
19.
XềXangXangXangCốngXang
20.
XangXangXangXềXang

*) Ghi chú: câu 3 = câu 11/15/19; câu 4 = câu 12; câu 8 = câu 10/14; câu 16 = câu 20.

        2.1.3. Vọng cổ nhịp 64 (thập niên 1960)

Cũng theo HOÀNG SƠN VIỆT[39], tiếp theo khi một số nhạc sĩ “phá” ca sĩ bằng lối đờn chẻ nhịp 16 lên gấp đôi tức nhịp 32 thì, sau đó một số ca sĩ tài danh mà nổi bật là danh ca Sáu Vị, đã tìm cách thủ thế bằng lối ca chẻ nhịp 16 lên gấp bốn tức nhịp 64. Và một thời gian sau, để đối phó, số nhạc sĩ này đờn theo cách phân nhịp ra thành 128!

Thực ra, gọi là “nhịp 64”, “nhịp 128” nhưng nó không có ý nghĩa về mặt mở nhịp. Đây chỉ là cách “ni” [nhịp] thêm “láy” và nhấn thêm trọng âm, cơ bản vẫn là nhịp 32. Tức là với tốc độ thích hợp, khi nhịp theo trường canh (measure) nó là nhịp 32, nhịp theo 2/2 [nhịp chính bằng chân phải, nhịp láy bằng chân trái] nó là nhịp 64 và nhịp theo 1/4 nó là nhịp 128. Các bài Vọng cổ 32 đặt nhiều ca từ thường được ca sĩ vận dụng với nhịp 64, còn người đờn hòa theo cũng với nhịp 64 hoặc 128 cho dễ kiểm soát nhịp.

Một trong số bài Vọng cổ 64 được nhiều người biết đến là Khổ thân giàcủa soạn giả QUY SẮC, do VĂN HƯỜNG ca vào khoảng thập niên 1960.

Trích câu đầu[40] (KIỀU TẤN ký âm):

Vợ một thì nằm giường lèo
Vợ hai co rút chèo queo một mình.

Không phải tôi chỉ trích những vị nào lỡ đẹp trai nên bị nhầm hai vợ, tôi thuật chuyện này để quý ngài nghe mà sợ. Sợ để đừng sán vào cái cảnh hai vợ mà khổ cái thân…

2/2 (𝅘𝅥 = 60)
1.
…………
già (32/16)
__
Nếu
cô nào bảo
“Em
yêu anh lắm”
__ (36/18)
các
ngài
nên
“Thôi khỏi
__
đi
bà” (40/20)
__
Nói không phải
trù
chứ rủi ro có
chuyện
gì mình vô
khám (44/22)
nghỉ mát
vẫn
còn sung sướng
hơn
là sống cảnh
chồng
một vợ
hai. (48/24)
__
Ở vòng tù
__
còn có ngày
mãn __ (52/26)
chứ vô vòng này
rồi
không có ngày
mãn
các ông ơi!
__ __ (56/28)
Phải
mang
cái
khổ cho
__
đến
khi (60/30)
__
Ngọc
__
hoàng
__
giũ
sổ! (64/32)

    2.2. Những hình thức và nội dung tạo nên chuyển hóa của bản Vọng cổ

Từ nhịp 16 trở đi, bản Vọng cổ ngoài yếu tố mở nhịp, pha trộn các hơi-điệu trong câu ca, còn có các hình thức mới lạ mà trước đó ở bản Dạ cổ hoài lang không có. Chính những hình thức mới mẻ này là yếu tố cơ bản tạo nên sự chuyển hóa, biến Vọng cổ thành một dạng bài bản khác. Bên cạnh đó, phần nội dung với những đề tài châm biếm, trào phúng cũng góp phần thay đổi diện mạo của bản Vọng cổ.

Có thể chỉ ra một số nét chính như sau:

        2.2.1. Câu dạo

Từ nhịp tám trở đi đã bắt đầu có câu dạo trước khi vô Vọng cổ [theo lối Tài tử]. Trong quá trình hoàn thiện, tuy có thể khác nhau về cách gài vô nhịp, âm định nhịp nhưng đa phần đều thống nhất khung giai điệu cơ bản là: Liu – Xê – Xề – Hò, với sự độc tấu khởi đầu cho đến nhịp Xề thì vào nhịp và cũng là lúc tất cả nhạc khí hòa theo, nếu có.

        2.2.2. Câu vô Vọng cổ và câu ca láy Hò 2

Ở nhịp 32, đặc biệt và độc đáo nhất trong lối ca Cải lương là câu “vô” Vọng cổ. Người ca thoải mái sáng tạo nét giai điệu với nhịp điệu tự do trong vòng một hoặc hai hơi ca. Thường có hai nửa câu: ca vô đến cuối nửa đầu tạm treo với âm Liu hoặc Cống, rồi từ từ hướng cho nét nhạc đi xuống đến từ áp chót của nửa sau bằng âm Xang treo lơ lửng, luyến qua Hò và chính thức xuống Hò [n16] để kết thúc câu vô Vọng cổ [khán thính giả vỗ tay…].

Đây được coi là những gì tinh túy nhất của câu vô Vọng cổ 32, là cả một nghệ thuật có giá trị độc lập về mặt sáng tạo mà không mô thức nào của bất cứ loại nhạc nào trên thế giới có.

Với lối ca Cải lương, cũng ở nhịp 32 mới có câu ca Hò II [4 nhịp] tiếp theo cho câu vô Hò I. Ngoài ra khi xuống Hò I ở n16, người đờn có thể đờn đủ nhịp [4 phách] hoặc chỉ có 3 phách [bỏ phách 2], thậm chí chỉ còn 2 phách [bỏ phách 2 và 3] để qua nhanh n17.

        2.2.3. Câu thòng

Câu thòng Vọng cổ 32 được phát triển từ câu chầu Vọng cổ 16. Với số khung mở ra 8 đến 12 nhịp, câu thòng được xem là nơi để các nhạc sĩ khẳng định mình qua các ngón đàn điêu luyện và chữ đàn độc đáo. Đây cũng là hình thức mà ở những bài bản Tài tử Cải lương khác không thể có được.

        2.2.4. Rút ngắn số câu Vọng cổ

Nguyên nhân rút ngắn số câu của bài Vọng cổ, ngoài lý do nhịp 32 làm câu ca Vọng cổ trở nên dài khiến số lượng 20 câu người nghe bị “bội thực”, có lẽ còn có lý do về kinh tế mà công lao này thuộc về nhà sản xuất đĩa nhạc và các soạn giả đặt lời ca Vọng cổ lúc bấy giờ.

  • 6 câu: Theo VIỄN CHÂU, khi Vọng cổ 32 nổi lên, các hãng đĩa hát như Hồng Hoa, Lam Sơn, Hoành Sơn, Việt Hải…đua nhau khai thác kinh doanh qua các giọng ca tài danh với nhiều nội dung, đề tài khác nhau: luân lý và tình cảm gia đình, xã hội, đạo hạnh, nhân vật lịch sử Việt Nam, nhân vật truyện Trung Quốc, chinh nhân hiệp sĩ, chuyện xưa tích cũ… Lúc bấy giờ, thị trường thường dùng loại đĩa 78 vòng có thời lượng tối đa 7 phút cho hai mặt đĩa (tức chứa khoảng hơn 6 câu Vọng cổ 32 một chút). Muốn thu 20 câu cho một bài Vọng cổ phải sản xuất ba đĩa, vừa tốn kém lại bất tiện cho người nghe. Vậy là, các soạn giả buộc phải đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, viết một bài Vọng cổ với nội dung chỉ 6 câu thôi.

Các soạn giả đã bàn bạc với các nhạc sĩ và đi đến thống nhất chỉ lấy 6 câu đầu của bản Vọng cổ. Sáu câu này có bậc kết câu mà nếu liên kết lại đã đủ nói lên thang điệu Oán 1 [tuy ẩn bậc II]: Hò, Xang, Xê, Cống, Liu – thang điệu chủ đạo của bài, đó là các câu: 1 = Cống, 2 = Xang+r, 3 = Hò, 4 = Hò, 5 = Xề, 6 = Liu. Phần thừa thời gian của 6 câu trên mặt đĩa được các soạn giả trám vào bằng nói lối, hò, thơ ngắn… gọi là câu “gối đầu” Vọng cổ.

Theo nhạc giới, chỉ cần nắm vững cấu trúc 6 câu này là coi như nắm được tinh hoa của trọn bài 20 câu. Vì vậy, mới có câu nói “rành 6 câu” để chỉ sự thấu đáo, am tường vấn đề.

  • 4 hoặc 5 câu: Tùy thuộc hình thức gối đầu dài hay ngắn sẽ quyết định số câu Vọng cổ là 4 hay 5 câu. Nếu là 4 câu, thường là theo kết cấu: 1-2&5-6 hoặc 1-2&4-6; nếu là 5 câu: 1-2-3&5-6 hoặc 1-2&4-5-6.

  • 3 câu: Gần đây, có xu hướng rút gọn còn 3 câu Vọng cổ theo kết cấu vẫn đang được thử nghiệm: 4-5-6, 1-4-6, 1-5-6, 1-2-6, 1-5&20, 1-2&20…

        2.2.5. Ca suốt và ca cách

  • Ca suốt: là lối ca Tài tử, nhạc đờn vô câu dạo trước rồi mới tiếp đến ca và ca liên tục các câu cho đến hết bài.
  • Ca cách: là lối ca Cải lương, người ca chủ động vô trước rồi đờn tiếp theo sau.

Bài ca được chia làm hai phần, ví dụ Vọng cổ 6 câu: phần I là câu 1-2-3 và phần II là câu 4-5-6. Giữa hai phần có một khoảng tạm nghỉ nên gọi là “ca cách”. Đặc biệt với hình thức ca cách, bài ca có hai lần câu vô Vọng cổ: một ở phần I [câu 1] và một ở phần II [câu 4/câu 5, tùy theo cấu trúc là 4-5-6/5-6].

Cách sáng tạo này đã biến đổi một phần cấu trúc khung của câu được vô Vọng cổ ở phần II. Khi đó, câu này phải bỏ 3 vế đầu của câu thòng, 2 vế tiếp theo được thay bằng câu vô Vọng cổ để xuốngHò I ngay n16 và Hò II ở n20, còn lại 3 vế cuối được giữ nguyên theo câu.

        2.2.6. Gối đầu, chen giữa hai câu hoặc lồng vào trong câu Vọng cổ

Gối đầu hoặc chen giữa hai câu Vọng cổ bằng nhiều hình thức khác nhau:

  • Bản vắn cổ nhạc
  • Câu lối văn xuôi: nói lối hoặc “lối dặm” trên nền nhạc câu thòng (thường áp dụng trong Cải lương để mạch tuồng khỏi bị “nguôi”).
  • Câu lối văn vần: lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, thơ mới…
  • Dân ca: ngâm, hò, lý, hát ru…
  • Ca khúc tân nhạc.
  • Lồng vào trong câu Vọng cổ bằng câu thơ, điệu hò hoặc đoạn ca khúc tân nhạc…

        2.2.7. Tân cổ giao duyên

Khoảng năm 1964-65, soạn giả thường gối đầu Vọng cổ bằng các ca khúc tân nhạc, như: Hòn vọng phu, Phiên gác đêm xuân, Ngày tạm biệt, Đêm cuối cùng, Nhớ một chiều xuân, Mấy dặm sơn khê, Lẻ bóng, Tôi viết tên anh, Mưa rừng, Anh cho em mùa xuân, Quán nửa khuya, Đò chiều, Lá thư không gởi, Chiều mưa biên giới[41]

Theo nhiều nghệ nhân, nhạc sĩ, nghệ sĩ, người khởi xướng và thực hiện hình thức này tức “tân-cổ giao duyên” là soạn giả VIỄN CHÂU. Bài tân-cổ đầu tiên được ông viết vào năm 1964 có tên Chàng là ai, tân nhạc NGUYỄN HỮU THIẾT (viết đầu Xuân năm 1963)[42], do LỆ THỦY ca, đĩa hát Hồng Hoa (theo hình thức: tân nhạc-câu 1, 2 / nói lối-câu 5, tân nhạc-câu 6).

Trích cầu đầu[43] (KIỀU TẤN ký âm):

Tân nhạc:

Vọng cổ:

Chàng là ai từ hậu phương đồng chua nước mặn hay nơi chốn biên cương gió núi lộng mây…

1. 4/4 (𝅘𝅥 = 120)       ngàn(16). (17) Chàng(18) đến nơi đây khi(19) áo lấm bụi đàng(20).
Chàng đã đi(21) trên nẻo đường đất nước(22), bước độc hành(23) một nắng mười sương(24).
Khóe mắt đầu môi(25) của ai là cả một(26) trời tình, chàng (27) từ đâu quá bước đến(28) nơi đây mà(29) trên lớp chiến(30) y còn (31) vương mùi khói súng(32).

Hình thức kết hợp giữa ca khúc tân nhạc và Vọng cổ ban đầu bị phản ứng dữ dội nhưng càng về sau được đông đảo giới mộ điệu hưởng ứng và thừa nhận cho đến nay.

Các ca khúc tân nhạc vào thời kỳ này phần lớn có tiết tấu vừa phải, êm dịu và mang âm hưởng dân tộc, nhạc sĩ thường sáng tác câu nhạc cân đối, mỗi đoạn 8 nhịp/16 nhịp 4/4 theo hình thức aa’-b-a’ nên soạn giả rất dễ đưa đoạn nhạc vào các câu/gối đầu bài Vọng cổ. Với hình thức và chất liệu âm nhạc đó, tiết điệu Boléro (nhóm Rumba-Boléro) tỏ ra rất phù hợp với tính chất trữ tình và tự sự của bài Vọng cổ 32 (cùng một tiết nhịp 4/4). Đây chính là bí quyết khi lựa chọn ca khúc kết hợp tạo nên sự thành công trong thể nghiệm tân-cổ giao duyên của soạn giả Viễn Châu.

Ở tân-cổ giao duyên có hai hình thức:

  • Hình thức gối đầu: dùng vào đầu lớp I (như ví dụ trên), có khi cả đầu lớp II.
  • Hình thức lồng vào câu Vọng cổ: có thể ở nửa đầu/nửa cuối/giữa các câu. Điển hình như bài Sầu vương ý nhạc của soạn giả Viễn Châu[44]: nửa cuối câu 1 tám nhịp đoạn a bài Mưa rừng (HUỲNH ANH), nửa cuối câu 2 tám nhịp đoạn a’ bài Gạo trắng trăng thanh (HOÀNG THI THƠ), giữa câu 5 tám nhịp đoạn b bài Hòn vọng phu 1 (LÊ THƯƠNG) và nửa cuối câu 6 cũng lại dùng tám nhịp lời đoạn a [nhưng nhạc a’] bài Mưa rừng.

Về sau này khi đàn organ phát triển, với sự hỗ trợ của dàn nhạc tân các soạn giả đã khai thác tối đa các hình thức kết cấu/loại nhịp/thể điệu ca khúc áp dụng gối đầu vào bản Vọng cổ. Từ đó, hầu như không còn sự giới hạn của thể loại ca khúc: nhiều âm điệu/khúc thức âm nhạc khác nhau, đủ loại nhịp phổ thông và có tiết nhịp lẻ/tiết tấu sôi động như Valse, Fox, Pasadoble, Marche, Tango, Chachacha, Surf, Soul… Tuy nhiên, với cách làm này có vẻ như không thích hợp (ngoại trừ điệu Ballade, Slow, Slow rock) và không được nhiều người hưởng ứng, bởi nó tạo sự tương phản rõ rệt giữa hai nội dung âm nhạc tân và cổ, không còn mang ý nghĩa “giao duyên” nữa mà có người cho là tân-cổ “vô duyên”!

        2.2.8. Vọng cổ hài

Khoảng thập niên 1960, các soạn giả hay viết đề tài này, như: VIỄN CHÂU, QUY SẮC, YÊN SƠN… nổi bật qua các bài ca: Tư Ếch đi Sài Gòn, Ba Râu đi Chợ Lớn, Năm con vợ, Ba chàng rể quý, Pháp sư giải nghệ…thể hiện qua giọng ca trào phúng tài danh HỀ MINH, VĂN HƯỜNG và sau này là HỀ SA, THANH NAM…

Việc thực hiện này tuy có những mặt tích cực của nó là đưa nội dung châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu, đả phá tệ nạn xã hội… dưới hình thức nghệ thuật trào lộng, hấp dẫn người nghe nhưng có phần làm mất đi tính mềm mại, trữ tình vốn có của bài nguyên thủy Dạ cổ hoài lang.

Vì vậy, thể loại Vọng cổ hài nổi lên một thời gian đến sau năm 1975 thì dần trôi vào quên lãng vì nhiều lý do, trong đó có sự không đồng tình của cha đẻ bản Vọng cổ[45].

● Một vài ví dụ bài Vọng cổ 32 có hình thức kết cấu và gối đầu tiêu biểu:

Tình anh bán chiếu

Soạn giả: VIỄN CHÂU, ÚT TRÀ ÔN ca[46]

(Ca cách, 6 câu: 1-2-3&4-5-6 / Gối đầu: Hò, nói lối / Chen giữa câu: thơ)

PHẦN I

(Hò – Ad lib.):

Hò ớ ơ ơ…
Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm
Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu
Chiếu này tôi chẳng bán đâu
Tìm cô không gặp ờ…
Hò ớ…ơ ơ…tôi gối đầu mỗi… đêm.

1. + vô Vọng cổ: ( Ad lib.)

Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy, sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra… chào (16).
__ __ Cửa vườn cô đã khóa kín tự năm nào (20).
__ Tôi vác đôi chiếu bông từ dưới ghe lên xóm rẫy __ chiếc áo nhuộm bùn đã lấm (24)
tấm giọt mồ hôi. Nhà của sau trước vắng tanh, gió lạnh chiều đông bỗng (28)
ai dạo tiếng nguyệt cầm như gieo vào lòng tôi một nỗi buồn thê thảm (32).

2. (câu thòng 1)

__ __ __ (4) __ __ __ (8) __ __ __ Cô đã đặt đôi (12) chiếu bông bề dài hai thước lẽ để điểm ở chốn loan phòng (16).
__ Hôm nay cô đã quên tôi để cất bước theo chồng (20).
Cô ơi, đôi chiếu này __ tự tay tôi dệt lấy __ tôi đã lựa từng cọng lác, sợi gai(24).
Nhưng khi tôi đến nơi thì đã rời bỏ quê nhà sang qua xứ khác (28).
Tôi đứng trước cổng vườn xưa, nỗi buồn man mác, còn đôi chiếu này tôi biết tặng cho ai (32).

3. (câu thòng 2)

__ __ __ (4) __ __ Nhớ năm ngoái __ khi ghe vừa tới vàm sông (8) Ngã Bảy, cô đã tươi cười dẫn tôi đến tận nhà cô, cô đưa tôi vào chốn phòng riêng để đo (12)
ni chiếc giường gõ đỏ __ và cô đặt làm đôi chiếu. Cô hỏi qua giá cả, tôi trả lời lấy giá (16)
rẻ làm quen. __ Năm hôm sau, khi tôi sắp sửa lui ghe, cô còn đứng trên bến dặn (20)
kỹ lưỡng. Sau khi __ cô đà quay gót, chiếc áo bông hường cũng khuất dạng sau mấy lùm tre (24).
có biết đâu tôi đã lấy nón lá che ngang __ để dấu đôi dòng nước mắt (28), vì không muốn bàng quang thiên hạ họ cười tôi là một kẻ si tình (32).

PHẦN II

(Nói lối – Ad.lib.):

Khi hỏi lại xóm riềng tôi mới biết
Cô theo chồng đã được bốn trăng qua
Mình dám đâu sai hẹn với người ta
Mà họ đành đoạn bỏ nhà đi xứ khác.

4.

Tôi vác đôi chiếu bông mà cõi lòng tan nát, bước chân đi như thể xác không... hồn (16).
__ Nước mắt tuôn rơi __ như lá rụng trên đường (20).
Gió đông vụt vù thổi mạnh, lạnh đất trời, lạnh đến cả tâm can (24).

(thơ Vân Tiên)

        __ Người ta đã có đôi rồi
Chiếu chăn __ đâu ấm bằng người (28) tình chung
        Để mình vác cặp chiếu bông
Chờ đợi chi nữa, uổng công đợi chờ (32).

5. (câu thòng 4)

__ __ __ (4) __ __ __ (8) __ __ __ Khuya đêm nay (12) ngồi chờ nước lớn, nỗi buồn đau cứ __ canh cánh bên lòng (16).
__ Tôi thấy đời tôi sao __ lạnh lẽo khôn cùng (20)
Còn chi buồn hơn __ nghề bán chiếu để tô điểm loan phòng __ cho những gái còn xuân (24)
__ Đến khi họ cất bước sang ngang lại không một lời hỏi han từ giã, cho đến đôi chiếu bông (28)
tôi đã bỏ công ngồi dệt mấy ngày đêm ròng rã mà nay vẫn còn nằm trơ ở dưới khoang thuyền (32).

6. (câu thòng 5)

__ __ __ Ngọn gió (4) đêm đông đừng __ thổi nữa
Lòng tôi lạnh lắm gió đông ơi! (8)
__ Tôi nhổ sào cho ghe chiếu trôi xuôi, lòng nặng trĩu một nỗi sầu (12)
tê tái __ Tôi ngồi yên sau lái, đôi mắt vẫn hướng về nẻo cũ vườn xưa (16)
Hỡi ơi, con sông Phụng Hiệp __ chảy ra bảy ngã (20)
thì __ lệ của tôi sao nó cũng lai láng muông dòng (24).
ai biết được tấm lòng của tọi với gái mỹ miều trên kinh (28) Ngã Bảy?

(thơ):

        Sông sâu bên lở bên bồi
Tình anh bán chiếu trọn đời không phai (32).

Trên đây là hình thức 6 câu rất phổ biến vào thời kỳ đầu Vọng cổ 32, theo lối ca cách: 1-2-3&4-5-6. Theo đó, bài ca được chia hai phần: phần I gồm 3 câu 1, 2, 3 và phần II gồm 3 câu 4, 5, 6, giữa mỗi phần có một khoảng ngưng nghỉ toàn bộ. Bài này có gối đầu câu 1 bằng câu hò và câu 4 bằng nói lối; ngoài ra, còn lồng vào trong cuối câu 4 thơ Vân Tiên và câu 6 thơ lục bát.

Có một nơi mẹ về

Nhạc: KIỀU TẤN, thơ: HỒ ĐẮC THIẾU ANH, Vọng cổ: HOÀNG SONG VIỆT, THANH NGÂN & KIỀU TẤN[47] ca

(Kết cấu 3 câu: 1-2&20 / Gối đầu: tân nhạc / Chen giữa câu: Lý Ba Tri)

1. Vọng cổ: ( Ad lib.)

Ơi,những giọt mưa qua bao cuộc ruổi dong ra biển về sông suốt chặng hành trình theo bàn chân mẹ bước, giọt ngắn trên vai giọt dài trên má có nhìn thấy ngày xuân của mẹ úa phai… dần (16).
__ Có nghe tiếng thời gian lắng đọng trên đôi tay của mẹ chai sần (20).
Có đếm được bao lần vai mẹ thay mảnh vá, khi mưa tầm tả cảm nhận từng cơn run rẩy (24)
trên thân mẹ gầy khô. Hay chỉ con đường làng mới hay đôi chân mẹ thêm nặng nề, thêm chậm bước (28).
Rồi một ngày mặt nước bến sông quê, gợn nét ngỡ ngàng __ soi mái đầu bạc trắng (32).

2. (câu thòng 1) __ __ __ (4)
(Lý Ba Tri):

Đêm vắng, đêm như mênh mông
Xa xót trong lòng lời ru man mác ớ ơ…
Lời ru như thuở ngây thơ
Cánh võng mơ màng giấc mộng thần tiên
Con lớn khôn giữa đời tiếng ru hời chơi vơi

Lời ru chơi vơi nghẹn ngào trong nỗi nhớ hay con chơi vơi __ khi vắng mẹ trong đời (16).
__ Nói sao cho xứng cho vừa ơn __ nghĩa mẹ, mẹ ơi (20).
Công danh này thành đạt ấy, tương lai có rỡ ràng nhưng vẫn thấy chông chênh khi con không còn mẹ (24)
nữa. Khi nợ áo cơm, nợ lời ru, giọt sữa __ con chưa đền, chưa trả được mảy may. Ầu... __ (28)

        ...ơ... __ Con tôi khát sữa bú tay
Ai cho bú thép __ ngày rày mang ơn (32).

PHẦN II

20. Vọng cổ: ( Ad lib.)

Mẹ có bình yên bên khoảng trời riêng ấy hay vẫn nặng lòng lo khi các con không còn mẹ bên… đời (8)
__ Cuộc đời lắm gai chông và giông gió tơi bời (12)
Nhân hậu, thủy __ chung, bao dung, bác ái là cả gia tài __ mẹ để lại cho con (16)
Là nồng nàn __ hơi ấm của từ thân, __ là sức mạnh __ đưa con qua chập chùng gian __ (20)
khó. Hát về về mẹ con sẽ là cơn gió, __ câu hát ngân nga __ tình mẹ đó cao vời (24).
Đêm nay con nhớ quá, mẹ ơi __ Nhớ chén cơm vơi, bởi mẹ nhường con no dạ __ (28).
Nhớ cội bàng xưa thu tàn, cây đổ . Nhớ bóng mẹ về __ tầm tả dưới cơn mưa (32).

Hình thức trên là mới nhất gần đây với kết cấu tân-cổ 3 câu: 1-2&20. Với kết cấu này, bài Vọng cổ theo lối ca cách và ở phần II chỉ có một câu. Riêng câu 20, cũng có câu vô Vọng cổ theo cấu trúc tương tự câu 4, câu 5 của phần II trước đây nhưng vận dụng số nhịp có khác hơn. Tức là bỏ vế đầu câu thòng, 2 vế tiếp theo được thay bằng câu vô Vọng cổ để xuốngHò I ngay n8 và Hò II ở n12, còn lại 5 vế sau là của câu 20 [cũng là của câu 6]. Bài ca trên được gối đầu bằng ca khúc tân nhạc, với đoạn A ở đầu câu 1 và đoạn B ở đầu câu 20; ngoài ra còn chen vào giữa hai câu 1-2 điệu Lý Ba Tri và lồng vào trong cuối câu 2 điệu hát ru.

Lâu nay, nhiều người cho rằng bản Vọng cổ là do sự phát triển của bản Dạ cổ hoài lang nhịp hai của nhạc sĩ CAO VĂN LẦU. Qua những dẫn chứng và phân tích của bài viết, cho thấy điều này chỉ đúng một phần tức bài Dạ cổ hoài lang có sự phát triển nhịp lên đến nhịp tám như truyền thống mở nhịp của bài bản nhạc Tài tử, còn từ nhịp 16 trở lên bản nhạc đã có sự chuyển hóa.

Bản Vọng cổ nhịp 16, nhất là ở nhịp 32 không còn là tác phẩm riêng của nhạc sĩ CAO VĂN LẦU mà là công trình của cả một tập thể, có sự đóng góp to lớn của các soạn giả, nhạc sĩ và ca sĩ Tài tử-Cải lương. Họ đã tìm tòi, sáng tạo dựa trên sự kế thừa âm nhạc truyền thống kết hợp với tinh hoa hiện đại vẽ nên vóc dáng kỳ vĩ cho một điệu nhạc dân tộc bất hủ của thời đại.

Hy vọng bài viết giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng và khách quan hơn về tiến trình phát triển của bài Dạ cổ hoài lang và sự chuyển hóa của bản Vọng cổ.

______________

CHÚ THÍCH:

[1] Truyền thống này đã được thực hiện trong 6 bản Bắc: tẩu mã, vắn, trường vào giai đoạn hình thành nhạc Tài tử. Phương thức chung cho mở nhịp là tăng số nhịp lên gấp đôi, người đờn/ca chỉ cần tôn trọng chữ nhạc chính ở khung giai điệu, còn lại có thể linh hoạt.

[2] Xem thêm TRƯƠNG BỈNH TÒNG (1997, tr. 87-88).

[3] Từ đây, chúng tôi dùng thêm khái niệm cho thuật ngữ “điệu” với ý nghĩa là làn điệu khi được đặt lời ca mới vào một bài bản gốc nào đó.

[4] SỸ TIẾN (1984, tr. 44-45).

[5] Kể từ đây, đối với Vọng cổ nhịp tư trở đi, chúng tôi viết tắt thành số: Vọng cổ 4, Vọng cổ 8,

[6] Vọng cổ 16…

[7] MỘNG VÂN tức TRẦN TẤN TRUNG (1910-1950), soạn giả Cải lương lừng danh với hàng loạt sáng tác bản vắn [cổ nhạc canh tân] vào những năm thập kỷ 1930-40.

[8] TƯ CHƠI tức HUỲNH THỦ TRUNG (1907-1964) một trong những soạn giả kiêm nghệ sĩ tiền phong của sân khấu Cải lương.

[9] TRƯƠNG BỈNH TÒNG (1997, tr. 84).

[10] Tư liệu cá nhân (1981).

[11] Xem thêm KIỀU TẤN, “Góp phần sáng tỏ những vấn đề của bài Dạ cổ hoài lang”, 2019.

[12] VŨY CHỖ, GISA JAEHNICHEN, KIỀU TẤN (1998/99, 1, tr. 199).

[13] Từ đây, chúng tôi viết tắt n2 = nhịp thứ 2, v.v...

[14] Hò 1 và Hò 2 ở đây chỉ Hò thứ nhứt và Hò thứ nhì, khác với loại Hò chỉ cung bậc (tone) I, II, III, IV, V.

[15] HOÀNG SƠN VIỆT (1966). Do tác giả không dẫn chứng cụ thể bài ca, nên cũng không lấy gì làm đảm bảo và cũng không chắc đó là nhịp tám hay nhịp tư lơi.

[16] Trong đoạn băng Phỏng vấn nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1963), khi được hỏi: “Ai ca Vọng cổ nhịp tám trước nhứt”, ông phát biểu: “Trước nhứt ca nhịp tám, là có tên thầy GIÁC khởi đầu trước”.

[17] TRẦN PHƯỚC THUẬN (2014, tr. 81-83).

[18] VƯƠNG HỒNG SỂN (1968, tr. 121).

[19] ĐINH CÔNG THANH (2003).

[20] Tư liệu cá nhân, Văng vẳng tiếng chuông chùa (1938).

[21] Tư liệu cá nhân (1981).

[22] HOÀNG SƠN VIỆT (13-02-1966): Bài viết kể lại giai thoại nhóm tài tử Bến Tre đờn cho cô BA GÕ ca bài này (tạm dấu tên soạn giả), Vọng cổ nhịp 16, có từ trên ba mươi năm trước (tức khoảng 1935-1936).

[23] TRẦN PHƯỚC THUẬN (2014, tr. 77).

[24] https://www.asian-european-music-research-ej.com/

[25] Tư liệu cá nhân (1938).

[26] Tư liệu cá nhân (1947).

[27] Tư liệu cá nhân (khoảng năm 1952).

[28] Xem TÔ VŨ (2002, tr. 138).

[29] HOÀNG SƠN VIỆT (20-2-1966).

[30] TRẦN PHƯỚC THUẬN (2014, tr. 109-110).

[31] Xem TRỊNH THIÊN TƯ (1962, tr. 182-187).

[32] Xem KIỀU TẤN (1997, tr.67-69).

[33] NGUYỄN HỒNG DUNG (2010, tr 101).

[34] TRỊNH THIÊN TƯ (1962, tr. 202).

[35] Tư liệu cá nhân (1992).

[36] TRẦN VĂN KHẢI (1970, tr. 124-125).

[37] Tư liệu cá nhân (khoảng 1955-58).

[38] Có nơi gọi mỗi vế này là “tầm-bo”/ “lái” (không phải “láy”).

[39] Vọng cổ 32 theo giáo trình của Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh TPHCM.

[40] Xem HOÀNG SƠN VIỆT (20-2-1966).

[41] Tư liệu cá nhân (thập niên 1960).

[42] Theo TRẦN VĂN KHẢI (1970, tr. 138, 167).

[43] Một số bài viết cho rằng bài này được phổ biến từ năm 1958. Điều này vô lý, vì nhạc phẩm được NGUYỄN HỮU THIẾT sáng tác vào đầu năm 1963 (xem https://www.youtube.com/watch?v=nExErpfuAok ).

[44] Tư liệu cá nhân (1964).

[45] Xem Trần Văn Khải (1970, tr. 136-138).

[46] Trong đoạn băng phỏng vấn Cao Văn Lầu (1963), tác giả phát biểu: “Không nên kéo dài nó ra nhịp 64 và 128, rời rạc nghe không được. Bản Vọng cổ là bản u buồn, chứ không phải đem những hài hước, cờ bạc trong trỏng để làm mất chất nguyên thủy của nó đi”.

[47] Ghi và phân nhịp theo giọng ca ÚT TRÀ ÔN trong đĩa Asia.

[48] Tiết mục trong chương trình TTTH Vầng trăng cổ nhạc, số cuối tháng 7-20114, Đài Truyền hình TPHCM.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Vũy Chỗ, Gisa Jaehnichen, Kiều Tấn (1998/99), Music of the talented Nhạc tài tử Nam Bộ, Hồ Chí Minh City & Berlin.

  2. Nguyễn Hồng Dung (2010), “Sự kỳ diệu của bản Dạ cổ hoài lang biến thành Vọng cổ”, 90 năm - bản Dạ cổ hoài lang, Sở VHTT&DL Bạc Liêu.

  3. Trần Văn Khải (1970), Nghệ thuật sân khấu Việt Nam, nhà sách Khai trí, Sài Gòn.

  4. Vương Hồng Sển (1968), Hồi ký 50 năm mê hát, cơ sở Phạm Quang Khai, Sài Gòn.

  5. Kiều Tấn (1997), Cây đàn ghi ta phím lõm (Untersuchungen zur ghi ta phím lõm), Deutsch-Vietnamesische Gesellschaft e.V. Berlin, 92 trang.

  6. Sỹ Tiến (1984), Bước đầu tìm hiểu sân khấu Cải lương, nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

  7. Trương Bỉnh Tòng (1997), Nghệ thuật cải lương những trang sử, Viện Sân khấu.

  8. Trịnh Thiên Tư (1962), Ca nhạc cổ điển điệu Bạc Liêu, nxb Quốc hoa Bạc Liêu.

  9. Đinh Công Thanh (2003), Xung quanh về bản Vọng cổ nhịp 8 đầu tiên ở Nam Bộ, Văn hóa Xưa & Nay, Hội Sử học Việt Nam, số 154 tháng 12-2003.

  10. Trần Phước Thuận (2014), Tìm hiểu cổ nhạc Bạc Liêu, nxb Âm nhạc Liên hiệp Hội VHNT tỉnh Bạc Liêu.

  11. Hoàng Sơn Việt (1966)
    • Ai đưa Vọng cổ từ nhịp tư đến nhịp 16? tuần báo Buổi sáng, ngày 06 và 13-02-1966;
    • Động cơ nào thúc đẩy từ nhịp 16 đến 32, 64, 128?, tuần báo Buổi sáng, ngày 20-2-1966.

  12. Tô Vũ (2002), Âm nhạc Việt Nam - truyền thống & hiện đại, Viện Âm nhạc, Hà Nội.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

  1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_V%C4%83n_L%E1%BA%A7u
  2. https://tranquanghai.info/v1/p1853-trinh-thien-tu-%3A-tieu-su-bai-vong-co.html
  3. https://www.youtube.com/watch?v=nExErpfuAok

BĂNG ĐĨA
Tư liệu cá nhân:

  1. Năm Nghĩa (1938), Văng vẳng tiếng chuông chùa, Vọng cổ nhịp 8.
  2. Tư Sạng (1938), Tình mẫu tử, Vọng cổ nhịp 16.
  3. Út Trà Ôn (1947), Tôn Tẩn giả điên, Vọng cổ nhịp 16.
  4. Út Trà Ôn (khoảng 1952), Sầu vương biên ải, Vọng cổ nhịp 32.
  5. Hữu Phước (khoảng 1955-58), Đội gạo đường xa, Vọng cổ nhịp 32.
  6. Văn Hường (thập niên 1960), Khổ thân già, Vọng cổ 64.
  7. Cao Văn Lầu (1963), Phỏng vấn - đờn cò bản Hoài lang.
  8. Lệ Thủy (1964), Chàng là ai, tân cổ giao duyên 32.
  9. Ba Xây (1981), Tiếng nhạn kêu sương, Vọng cổ nhịp tư.
  10. Kim Cúc (1981), Gỡ ách Tô Châu, Vọng cổ nhịp 8.
  11. Tấn Đạt (1992), Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê, Vọng cổ nhịp 32.

BẢN PDF ĐỂ IN:

Tư Sạng (1938), Tình mẫu tử, Vọng cổ nhịp 16



Út Trà Ôn (1947), Tôn Tẩn giả điên, Vọng cổ nhịp 16



Út Trà Ôn (khoảng 1952), Sầu vương biên ải, Vọng cổ nhịp 32



Út Trà Ôn (khoảng 1952), Sầu vương biên ải, Vọng cổ nhịp 32



Hữu Phước (khoảng 1955-58), Đội gạo đường xa, Vọng cổ nhịp 32



Văn Hường (thập niên 1960), Khổ thân già, Vọng cổ nhịp 64



Lệ Thủy (1964), Chàng là ai, tân cổ giao duyên nhịp 32