Nhận định và đánh giá về cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

          Saungày 30-4-1975, và trong một thời gian khá dài, có lẽđến 10-15 năm, phần đông nguời Việtở hải ngoại đều có một nhậnđịnh chung không tốt về cựu Tổng ThốngNguyễn Văn Thiệu như sau: một nhà lãnhđạo hèn nhát, đào ngũ, bỏ rơiđồng đội và đồng bào, và là nguời lãnhđạo chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự sụpđổ quá nhanh của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).  Nhận định này, mặc dùphổ biến, và dựa vào một số sự việcđã xảy ra trong các tháng 3-4/1975, chỉ là do cảm tính,không dựa vào bất cứ tài liệu khả tín nàocả.  Gần như aicũng biết và nhớ câu nói nổitiếng của ông “Ðừng nghe nhữnggì Cộng sản nói mà hảy nhìn kỷnhững gì Cộng Sản làm,” nhưnghình như đó cũng là sựđánh giá duy nhứt của nhân dân Miền Namvề sự nghiệp chính trị của ông.  Nhưng dần dà sau đó,với sự ra đời của một số sách và bàibáo ngày càng nhiều, cả Việt ngữ lẩn Anhngữ, của một số tác giả nghiêm túc, và dựatrên những tài liệu mật của Chính phủ HoaKỳ đã được giải mật, nhậnđịnh của người Việt hảingoại về ông đã có phần thay đổi.  Bài viết này cố gắngđưa ra một đánh giá trung thực, khách quan vềvị nguyên thủ quốc gia này của VNCH.  Tiêu chuẩn mà ngườiviết sử dụng trong việc đánh giá lại nhânvật lịch sử này gồm 3 yếu tố: 1) Quá trìnhđào tạo và kinh nghiệm thực tiển; 2) Cáchứng xử, quyết định và hành động; và 3)Khả năng chính trị và cầm quyền.  Việc đánh giá này tập trungtrong 3 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời chínhtrị của nhân vật này: 1) Trước cuộcđảo chánh ngày 1-11-1963, 2) Từ sau cuộc đảochánh ngày 1-11-1963 cho đến ngày 30-10-1967; và 3) Từ ngày1-11-1967 cho đến khi ông từ chức Tổng ThốngVNCH vào ngày 21-4-1975. 

Truớc ĐảoChánh 1-11-1963

          Theo Cáo Phó mà gia đinh ông in ra khi ông mấtvào ngày 29-9-2001, tại thành phố Boston, tiểu bangMassachusetts, Hoa Kỳ, ông Nguyễn Văn Thiệu sinh ngày5-4-1923, tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận ThanhHải, tỉnh Ninh Thuận. Ông học tiểu học tại quê nhà, sau đó raHuế học trung học tại Trường Pellerin.  Sau khi xong trung học, ông vàohọc Trường Hàng Hải, có tốt nghiệpnhưng không hành nghề.  Sauđó ông theo học trường Sĩ Quan ĐậpĐá tại Huế, tốt nghiệp Thiếu Úy năm1949, phục vụ tại Miền Tây Nam Phần mộtthời gian rồi đuợc gởi sang Pháp tu nghiệptại Coequidan.  Trở vềnước, ông phục vụ tại Phân Khu Hưng Yên(Bắc Việt), cùng thời gian với một sốsĩ quan Việt Nam, trong đó có 2 nguời về sautrở thành tướng lãnh của Quân Lực VNCH (QLVNCH):Đại Tướng Cao Văn Viên và ThiếuTướng Đỗ Mậu. Trong cuốn hồi ký của ông, Việt Nam máulửa quê hương tôi, Thiếu TướngĐỗ Mậu đã ghi lại những nhận xétvề Trung Úy Nguyễn Văn Thiệu của vịtướng nguời Pháp, Tư Lệnh Chiến TruờngBắc Việt, Trung Tướng Francois de Linarès, như sau:“Thông minh sắc bén, siêng năng, thứ tự vàtỉ mỉ.  Si quan hảohạng có một ý thức tuyệt hảo về tổchức và bảo mật. (Intelligence aigue, travailleur, méthodiqueet minutieux.  Très bon officier.  Possède un sens remarquable de l'Organisationet du Secret).” 1  Saukhi Pháp rút khỏi Việt Nam, ông gia nhập Quân ĐộiQuốc Gia Việt Nam.  Tháng3-1955, với cấp bậc Trung Tá, ông đuợc bổnhiệm làm Chỉ Huy Trưởng Trường Võ BịLiên Quân Đà Lạt.   Thàng7-1957, ông được gửi đi học khóa Chỉ Huyvà Tham Mưu Cao Cấp tại Fort Leawenworth, Kansas, HoaKỳ.  Sau khóa học này,năm 1958, ông về nuớc và đuợc tái bổnhiệm Chỉ Huy Trưởng trường võ bị này.  Tháng 2-1959, ông rờitrường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt để đihọc khóa Tình Báo Tác Chiến tại Okinawa, NhậtBản. Trở về nước, ông đuợc bổnhiệm làm Tham Mưu Trưởng Hành Quân tại BộTổng Tham Mưu, và ngày 26-10-1959 ông thăng cấpĐại Tá.  Sau đó ôngđược gửi đi Hoa Kỳ lần thứ haiđể theo học khóa Phòng Không tại Fort Bills, Texas.  Đầu tháng 10 năm 1961, ôngđuợc bổ nhiệm làm Tư Lệnh Sư Đoàn1.  Ngày 20-12-1962, ông đuợcbổ nhiệm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binhđóng tại Biên Hòa.2 Khi các tướng lãnh tổ chức cuộcđảo chánh ngày 1-11-1963 lật đổ TổngThống Ngô Đinh Diệm, ông tham gia và mang quân SưĐoàn 5 từ Biên Hòa về tấn công Dinh Gia Long và thànhCộng Hòa, nơi đồn trú của Liên Đoàn PhòngVệ Phủ Tổng Thống. Sau khi cuộc đảo chánh thành công, ôngđược thăng cấp Thiếu Tướng. (Lúcđó, QLVNCH chưa có cấp bậc Chuẩn Tướng;cấp bậc Chuẩn Tướng do TướngNguyễn Khánh thiết lập vào tháng 4-1964, và ngày 8-4-1964,Đại Tá Nguyễn Cao Kỳ, Tư Lệnh Không Quân, làvị Đại Tá đầu tiên được thăngcấp Chuẩn Tướng). 

          Trong giai đoạn này, những gì chúng tabiết được về ông Thiệu rất ít vì ôngchưa có vai trò quan trọng, nổi bật trong chínhtrường VNCH.   Qua lờiphê của Tướng De Linarès, chúng ta đượcbiết ông là một sĩ quan giỏi, thông minh, tỉmỉ, làm việc có phương pháp, và có ý thức caovề bảo mật. Điều này có nghĩa là ông làm việc cẩnthận, có tính toán, và luôn luôn có cảnh giác, đề phòngnguời khác.  Những cá tínhnày sẽ bộc lộ rõ rệt hơn khi ông thựcsự nắm quyền.  Tronggiai đoạn này, ít nhứt, ông đã có 2 quyếtđịnh rất quan trọng cho sự nghiệp củaông, cả hai đều đuợc ông cân nhắc, tính toánrất cẩn thận trước khi quyếtđịnh.  Quyếtđịnh thứ nhứt là bỏ đạo Phậtcủa gia đinh để theo Công giáo của vợông.  Ta không biết rõ ôngthực hiện quyết định này vào năm nào, nhưngcó lẻ phải sau khi chế độ Ngô Đinh Diệmđã vững vàng, và như thế ít nhứt là 4-5 nămsau khi ông kết hôn với bà Mai Anh. Như thế, rõ ràng là việc ông bỏ đạocủa gia đinh mình để theo đạo củavợ hoàn toàn không phải là một đòi hỏi docuộc hôn nhân mà là một quyết định có tínhtoán.  Và, quả thật,quyết định này đã giúp ông thăng tiến nhanhtrong binh nghiệp, trở thành Chỉ Huy TrưởngTrường Võ Bị Đà Lạt và Tư Lệnh SưĐoàn 5 Bộ Binh chỉ trong thời gian 5-6 năm.  Quyết định thứ nhì làtham gia vào cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963.  Quyết định này cũngđã được suy tính kỹ luỡng sau khi ôngđược Đại Tá Đỗ Mậu kết nạpvà biết rõ có sự tham gia của các tướng lãnh quantrọng, đặc biệt là tướng TrầnThiện Khiêm, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân, vàtướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Quân Đoàn 3,là những người có đầy đủ quyềnđiều động các đon vị trọng yếuchung quanh thủ đô.  Vàquyết định này đã giúp ông trở thành mộttướng lãnh.  Nhu vậy,ông chỉ mất có 14 năm để lên đếncấp tướng vào năm 1963 lúc ông 40 tuổi, tính từngày ông tốt nghiệp Thiếu Úy tại Khoá Sĩ QuanĐập Đá ở Huế năm 1949.   

Từ Sau ĐảoChánh 1-11-1963 Đến 30-10-1967

          Giai đoạn này có thể phân làm 2 giaiđoạn nhỏ: 1) từ sau đảo chánh 1-11-1963 chođến khi Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia(UBLĐQG) ra đời; và, 2) từ khi UBLĐQG rađời đến ngày 30-10-1967. Toàn bộ thời gian này có thể xem như làthời gian tập sự cầm quyền của ôngThiệu, giúp ông nắm vững các vấn đề chínhtrị của đất nuớc, hiểu rõ sách luợccủa Đồng Minh Hoa Kỳ và hoàn thiệnphương pháp làm việc của riêng cá nhân ông.

Giai ĐoạnTrước Khi UBLĐQG Ra Đời

          Sau khi tham gia vào vụ đảo chánhlật đổ chế độ Ngô Đinh Diệm,được thăng cấp Thiếu Tướng, vàtrở thành một Ủy Viên của Hội ĐồngQuân Nhân Cách Mạng (HĐQNCM), ông Thiệu khôngđược bổ nhiệm vào những chức vụcao cấp và quan trọng hơn và phải trở vểcương vị Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BộBinh.  Có lẽ vì thế ôngbất mãn với chế độ mới.  Vì là một thành viên củaHĐQNCM, chắc chắn ông biết được sựbất mãn và chia rẽ trong nội bộ của HộiĐồng.3  Tuy nhiên,với bản tánh dè dặt và tính toán kỹ luỡng, ôngkhông manh động mà chờ thời cơ đến.  Thời gian chờ đợikhông lâu.  Chỉ 3 tháng sau, cùngvới những tướng lãnh bất mãn khác, như TrungTướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu TướngĐỗ Mậu, Thiếu Tướng Nguyễn HữuCó, ông tham gia vào cuộc “Chỉnh Lý” của TrungTướng Nguyễn Khánh ngày 30-1-1964.  Quyết định này giúp ôngthăng tiến thêm cả về chính trị lẩn binhnghiệp: 1) Ông trở thành Tổng Thư Ký của HộiĐồng Quân Nhân Cách Mạng (từ tháng 2 đếntháng 9-1964) và, 2) Ông đuợc Tướng Khánh bổnhiệm làm Tư Lệnh Vùng 4 (từ tháng 9-1964), và ngày1-1-1965 ông vinh thăng Trung Tướng do chính TướngKhánh gắn sao tại Bộ Tư Lệnh Vùng 4 ởCần Thơ.

          Với tư cách Tổng Thư Ký củaHĐQNCM, chắc chắn ông đã được tiếpcận với những vấn đề chính trịcấp quốc gia mà Hội Đồng phải giảiquyết.  Ông cũngđược cơ hội thông báo và thi hành nhữngquyết định của Hội Đồng đốivới các sĩ quan cao cấp 4 và ngay cả cáctướng lãnh; điều này giúp ông mở rộngphạm vi quen biết và ảnh hưởng, giúp gia tăngthế lực của ông trong quân đội và chính trường.  Việc ông đượcTướng Khánh bổ nhiệm làm Tư Lệnh Vùng 4 giúpông có cơ hội chỉ huy cả một Quân Đoàn (làđơn vị lớn nhứt của QLVNCH) gồm 3Sư Đoàn 7, 9 và 21, chịu trách nhiệm về an ninh cho1/4 lãnh thổ của quốc gia. Với tư cách Tư Lệnh Quân Đoàn, dĩ nhiên,ông là cấp trên trực tiếp của 3 vị sĩ quancao cấp Tư Lệnh của các Sư Đoàn nói trên.  Cả 3 vị Tư Lệnh nàyvề sau đều thăng lên đến cấp bậctrung tướng và đều trở thành Tư LệnhQuân Đoàn, đó là Trung Tướng Nguyễn BảoTrị, Trung Tướng Vĩnh Lộc và Trung TướngĐặng Văn Quang.5 Riêng Trung Tướng Đặng Văn Quang sau nàysẽ là Phụ Tá đắc lực về Quân Sự và AnNinh cho ông khi ông trở thành Tổng Thống VNCH.

          Thời gian từ tháng 2 đến tháng9-1964, Tướng Thiệu, với tư cách TổngThư Ký của HĐQNCM, đã luôn luôn làm việc gầngủi với Tướng Khánh. Thời gian này Tướng Khánh cũng là Thủtướng Chính phủ, trực tiếp điều hànhguồng máy quốc gia. Thời gian này cũng là thờigian xáo trộn nhứt trong lịch sử của VNCH,với những vụ xuống đường, biểutình, và đảo chánh. Phật Giáo tạo áp lực rất mạnh và sinh viênhọc sinh cũng gây nhiều khó khăn cho Chínhphủ.  Tướng Khánh khôngchịu nổi những áp lực đó và nhượngbộ liên tục, khiến cho phe quân nhân cũng bấtmãn.  Cuộc đảo chánhngày 13-9-1964 của hai tướng Dương VănĐức và Lâm Văn Phát cho thấy rõ sự bất mãnnày của phe quân nhân đối với TướngKhánh.  Cuộc đảo chánhnày thất bại vì không được các tướngtrẻ (Young Turks) ủng hộ. Tướng Thiệu đã có dịp quan sát trựctiếp cách làm việc của Tướng Khánh.   Ông rút ra được hai bàihọc về chính trị: 1) Càng nhượng bộ thì phePhật Giáo càng lấn tới; điều này có nghĩa lànhượng bộ nhiều quá không phải là mộtđiều hay trong chính trị, và, 2) Muốn giữđược chính quyền thì phải có hậu thuẩncủa quân đội, nhứt là các tướng trẻ. 

          Nhóm tướng trẻ này, thườngđược báo chí Mỹ gọi chung duới tên “YoungTurks,” là các sĩ quan cao cấp, chỉ huy các quân binhchủng và các đại đơn vị của QLVNCH tronggiai đoạn này, mà phần lớn là do Tướng Khánhphong tướng với ý đồ tạo ra mộttầng lớp tướng lãnh trẻ để làmhậu thuẩn cho những mưu toan chính trị củaông.  Đầu tháng 10-1964,một tài liệu của Cơ Quan Trung Ương Tình BáoHoa Kỳ (Central Intelligence Agency - CIA) đã liệt kê rõtên họ của nhóm tướng trẻ này, với cấpbậc và đơn vị mà họ chỉ huy như sau: 6

          1. Chuẩn Tướng Nguyễn Cao Kỳ,Tư Lệnh Không Quân

          2. Đại Tá Dư Quốc Đống,Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù

          3. Chuẩn Tướng Lê Nguyên Khang, TưLệnh Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến

          4. Đại Tá Nguyễn Bảo Trị,Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh

          5. Thiếu Tướng Tôn Thất Xứng,Tư Lệnh Vùng I

          6. Chuẩn Tướng Nguyễn Chánh Thi,Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh

          7. Chuẩn Tướng Nguyễn ThanhSằng, Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh

          8. Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc,Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh

          9. Chuẩn Tướng Đặng VănQuang, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh

          Nhómtướng trẻ này ngày càng đông, có tổ chức vàtrở nên một đoàn thể chính trị rấtmạnh có khả năng khuynh loát chính quyền.  Đối với riêngTướng Khánh, chỉ một thời gian ngắn sau khiđược thăng lên cấp tướng, cáctướng trẻ đã nhận ra yếu kém của ông tatrong cách đối phó với các cuộc khủng hoảngchính trị, nhứt là trong vụ Hiến ChươngVũng Tàu trong tháng 8-1964, mà ông vừa ban hành đã vộihủy bỏ ngay dưới áp lực của sinh viên, làmmất mặt Quân Đội rất nhiều.  Tiếp theo đó, cuộc đảochánh ngày 13-9-1964 của hai tướng Dương VănĐức và Lâm Văn Phát, mà chính các tướng trẻđã đứng ra chống đối và dẹp yênđược, càng cho họ thấy rõ sự bấtlực của Tướng Khánh. Từ đó trở đi, không những TướngKhánh không thể lợi dụng được họ nữamà, trái lại, còn bị họ làm áp lực nặng nềbuộc phải thỏa mãn những đòi hỏi củahọ.  Họ chiếm đasố trong Hội Đồng Quân Lực (HĐQL) doTướng Khánh thành lập. Tuy vẫn được họ giữ lại trongcác chức vụ Tổng Tư Lệnh và Chủ TịchHĐQL, Tướng Khánh thật sự đã không cònnắm được quyền hành nữa.  Việc các tướng trẻsẽ loại bỏ ông chỉ còn là vấn đềthời gian mà thôi.  Nhân danhHĐQL, họ đã có một loạt những hoạtđộng khuynh loát chính phủ như sau: 1) giải tánThượng Hội Đồng Quốc Gia (THĐQG) khiHội Đồng này từ chối không chịu thựchiện đòi hỏi cho các tướng già về huucủa họ; 2) giải nhiệm và mang đi quản thúcThủ Tướng Trần Văn Hương khi ThủTướng Hương không giải quyết đuợctình hình rối loạn do phe Phật Giáo và sinh viên tạora; 3) đề cử Bác sĩ Phan Huy Quát lập chínhphủ mới; và, 4) khi xảy ra cuộc đảo chánh ngày19-2-1965 của Đại Tá Phạm Ngọc Thảo đòiloại bỏ Tướng Khánh, họ chống lạicuộc đảo chánh nhưng nắm lấy cơhội này để loại bỏ Tướng Khánh, vàđề cử Trung Tướng Trần Văn Minh làmTổng Tư Lệnh.  Ngày22-2-1965 Tướng Khánh vĩnh viễn rời khỏiViệt Nam.7 

          Tuy nhiên, có một điều mà cáctướng trẻ không bao giờ ngờ đến làtất cả những hành động này của họđã vô tình tạo ra những điều kiện thậttốt cho việc thăng tiến của TướngThiệu.  Đối vớiQuân Đội nói chung và đối với nhóm cáctướng trẻ nói riêng, có hai điều mà họ luônluôn tôn trọng và tuân thủ: đó là hệ thống quângiai và thâm niên cấp bậc. Vào đầu năm 1965, tình hình các tướng lãnhtrong QLVNCH là như sau: Thống Tướng Lê Văn Tỵđã mất từ ngày 21-10-1964; trong 3 vị ĐạiTướng là Trần Thiện Khiêm (thăng cấpĐại Tướng ngày 11-8-1964), Dương Văn Minh(thăng cấp Đại Tướng ngày 24-11-1964) vàNguyễn Khánh (thăng cấp Đại Tướng ngày27-11-1964) thì 2 Tướng Khiêm và Minh đã bịTướng Khánh dùng cách cử làm Đại sứ vàđưa ra khỏi nuớc, còn lại Tướng Khánhthì tuy vẫn còn giữ các chức vụ Tổng TưLệnh và Chủ Tịch HĐQL nhưng trên thựctế không còn nắm quyền nữa.  Như vậy, trên thực tế,có địa vị quan trọng nhứt trong QuânĐội lúc bấy giờ là các vị TrungTướng.  Lúc bấygiờ có tất cả 10 vị Trung Tướng.  Đó là các vị sau đây:

          - Phạm Xuân Chiểu, thăng cấp TrungTướng ngày 2-11-1963

          - Tôn Thất Đính, thăng cấp TrungTướng ngày 2-11-1963

          - Trần Văn Đôn, thăng cấp TrungTướng ngày 2-2-1957

          - Lê Văn Kim, thăng cấp TrungTướng ngày 2-11-1963

          - Nguyễn Ngọc Lễ, thăng cấpTrung Tướng ngày 9-12-1956

          - Trần Văn Minh (Minh nhỏ), thăngcấp Trung Tướng ngày 10-12-1956

          - Lê Văn Nghiêm, thăng cấp TrungTướng ngày 2-11-1963

          - Trần Ngọc Tám, thăng cấp TrungTướng tháng 4-1964

          - Nguyễn Văn Thiệu, thăng cấpTrung Tướng ngày 1-1-1965

          -Mai Hữu Xuân, thăng cấp Trung Tướng ngày 2-11-1963

Trung TướngThiệu, tuy thâm niên cấp bậc là kém nhứt trong số10 vị Trung Tuớng, nhưng trên thực tế lại làngôi sao đang lên trong khi các vị kia, đặc biệt là4 tuớng Đà Lạt Đôn-Xuân-Kim-Đính, đều lànhững vì sao đang sắp tắt.  Kể từ sau cuộcđảo chánh lật đổ chế độ NgôĐinh Diệm, Tướng Thiệu đã liên tiếpđuợc đề cử giử những chứcvụ quan trọng về cả 2 mặt quân sự và chínhtrị:

          - 2-11-1963: Vinh thăng Thiếu Tướng

          - 2-11-1963: Ủy Viên Hội Đồng QuânNhân Cách Mạng

          - 30-1-1964: Tham gia cuộc “Chỉnh lý” củaTướng Khánh

          - 31-1-1964: Tổng Thư Ký HộiĐồng Quân Nhân Cách Mạng

          - 2-2-1964: Tham Mưu Trưởng Liên QuânBộ Tổng Tham Mưu

          - 8-2-1964: Thứ Trưởng Bộ QuốcPhòng trong Nội các Nguyễn Khánh

          - 15-9-1964: Tư Lệnh Vùng 4

          - 1-1-1965: Vinh thăng Trung Tướng

          - 18-1-1965: Đệ Nhị Phó ThủTướng trong Nội các Trần Văn Hươngcải tổ

Chính vì vậy mà ngaytrong phiên họp ngày 24-1-1965 của HĐQL do TướngKhánh triệu tập và chủ tọa, khi các tướngthảo luận về việc nên giải quyết thếnào đối với Chính phủ Trần VănHương cũng như việc có nên đề cử ramột vị Thủ Tướng quân sự hay không, và khibỏ phiếu để chọn ra một vịtướng làm Thủ Tuớng thì Tuớng Thiệu đãnhận đuợc số phiếu cao nhứt.8  Ông từ chối không nhậnviệc đề cử này, viện lý do ông là nguời CôngGiáo nên chắc chắn sẽ bị phe Phật Giáochống đối và như vậy sẽ không thể làmtròn đuợc nhiệm vụ giao phó.  Phản ứng này của ông cànglàm tăng thêm uy tín của ông trong giới tướng lãnh.  Ngày 27-1-1965, HĐQL giảinhiệm và đem đi quản thúc Thủ TướngHương và đề cử Bác sĩ Phan Huy Quát thànhlập nội các mới.  Ngôisao số mạng của Tuớng Thiệu càng sáng rựchơn khi ông đuợc Bác sĩ Quát mời tham gia Chínhphủ với chức vụ Đệ Nhứt Phó ThủTướng kiêm Tổng Truởng Quân Lực.  Sau khi Tuớng Khánh bị buộcphải rời khỏi Việt Nam, ngày 3-3-1965, TuớngThiệu đuợc các tuớng lãnh đề cử làmTổng Thư Ký của Ủy Ban Thường Vụcủa HĐQL.  Tháng 5-1965xảy ra cuộc khủng hoảng nội các của Chínhphủ Quát do bất hòa giữa Quốc Trưởng PhanKhắc Sửu và Thủ Tướng Quát.  Hội Đồng Quốc GiaLập Pháp (HĐQGLP) không giải quyết đuợc.  Cả Quốc Trưởng vàThủ Tướng không ai chịu nhuợng bộ.  Sau cùng Thủ Tướngquyết định từ chức và giải tán Chínhphủ.  Quốc Trưởngcũng từ chức.  Ngày11-6-1965, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, ThủTướng Phan Huy Quát và Chủ Tịch HĐQGLP TrungTướng Phạm Xuân Chiểu ra tuyên cáo chung giaoquyền lại cho Quân Đội.9  Ba ngày sau, QLVNCH công bố Quyếtđịnh số 3, ngày 14-6-1965, gồm 5 Điều, thànhlập Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia (UBLĐQG).10  Điều 2 của QuyếtĐịnh này ghi rõ thành phần của UBLĐQG gồm có10 người như sau:

          - 1 Chủ Tịch

          - 1 Tổng Thư Ký

          - 1 Ủy Viên phụ trách điềukhiển Hành pháp

          -  TổngTruởng Quốc Phòng

          - Tổng Tham Muu Truởng

          - 4 vị Tư Lệnh 4 Vùng ChiếnThuật

          - Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô

Điều 4 củaQuyết Định này ghi rõ như sau: Hoàn toàn tín nhiệmvà chỉ định:

A. Chủ TịchỦy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia: Trung TướngNguyễn Văn Thiệu; B. Tổng Thư Ký: TrungTướng Phạm Xuân Chiểu; C. Ủy Viên Phụ TráchĐiều Khiển Hành Pháp: Thiếu Tướng NguyễnCao Kỳ.  Lần này ôngThiệu không từ chối nữa.   

Giai Đoạn TừKhi UBLĐQG Ra Đời Đến Ngày 30-10-1967

          Trong thời gian hơn 2 năm này, ôngThiệu, với tư cách Chủ Tịch UBLĐQG, đóngvai trò Quốc Trưởng của VNCH.  Điều 3 của QuyếtĐịnh số 3 của QLVNCH ghi rõ “Ủy Ban LãnhĐạo Quốc Gia, thay mặt toàn thể Quân LựcViệt Nam Cộng Hòa, điều khiển Quốc gia.”  Điều 5 đề ra cácnhiệm vụ chính yếu của UBLĐQG nhu sau: “ỦyBan Lãnh Đạo Quốc Gia có nhiệm vụ thiếtlập thể chế và các cơ cấu Quốc Gia cùngthành lập một Nội Các Chiến Tranh.”  

          Ngay từ đầu, ông Thiệu phảiđã biết là Ùy Viên Phụ Trách Điều Khiển HànhPháp sẽ đóng vai trò Thủ Tuớng điềukhiển cái gọi là Nội Các Chiến Tranh mà UBLĐQGsẽ phải thành lập theo Điều 5 nói trên.  Tại sao ông chấp nhận làmChủ Tịch UBLĐQG (Quốc Truởng) và để choông Kỳ làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp TrungƯơng (UBHPTƯ) (Thủ Tuớng) ?  Để trả lời cho câuhỏi này chúng ta cần duyệt lại tình hình cáctướng lãnh tại thời điểm đó.  Vào thời điểm giữatháng 6-1965, 5 vị Trung Tuớng là Trần Văn Đôn, LêVăn Kim, Nguyễn Ngọc Lễ, Lê Văn Nghiêm và MaiHữu Xuân đều đã đuợc cho giải ngũ(Sắc Lệnh số 119/QT/SL ngày 24-5-1965 do QuốcTruởng Phan Khắc Sửu ký). Như vậy chỉ còn lại 5 vị Trung Tuớnglà Phạm Xuân Chiểu, Tôn Thất Đính, Trần VănMinh, Trần Ngọc Tám và Nguyễn Văn Thiệu.  Trong các vị này, Tuớng Đínhlà thất thế nhứt, ông không bị cho giải ngũcùng với các Tuớng Đôn-Kim-Lễ-Nghiêm-Xuân chỉ vìông chưa đủ 25 năm quân vụ.  Ông phải chấp nhậngiữ chức vụ Tổng Thanh Tra Quân Lực kiêmTổng Cục Truởng Tổng Cục Quân Huấnthuộc loại ngồi chơi xơi nuớc.  Tuớng Trần Ngọc Tám, tuykhông thuộc đối tuợng cần loại bỏ nhưcác tuớng Đà Lạt, nhung cũng không đượctin cậy, và ông phải nhận chức vụ ChủTịch Ủy Ban Điều Hành Quốc Tế QuânViện.  Tuớng TrầnVăn Minh thì đã đảm nhận chức vụTổng Tư Lệnh thay thế Tuớng Khánh; ngày 14-5đổi danh hiệu trở lại là Tổng Tham MưuTrưởng, nhưng ông cũng sẽ không giữ chứcvụ này được bao lâu; hai tháng sau, ngày 15-7-1965, ôngsẽ phải bàn giao chức vụ Tổng Tham MưuTrưởng lại cho Tướng Nguyễn Hữu Cóđể rời Việt Nam đi làm Đại sứ VNCHtại Tunisie ở Bắc Phi.11  Như vậy thật sựchỉ còn 2 vị Trung Tướng còn có uy tín và thếđứng trong QLVNCH là Phạm Xuân Chiểu (thâm niên caohơn) và Nguyễn Văn Thiệu (kém thâm niên hơn).  Về phía các tuớng trẻ thìnổi bật nhứt và có quyền lực nhứt là 2vị Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi, TưLệnh Vùng I và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ,Tư Lệnh Không Quân.   Theohồi ký của Đại Tá Phạm Văn Liễu, lúcđó đang giữ chức vụ Tổng Giám ĐốcCảnh Sát Quốc Gia, khi các tướng lãnh họpđể chọn người đảm nhiệm cácchức vụ Chủ Tịch UBLĐQG và Chủ TịchUBHPTƯ thì hai vị tướng đuợc mọi nguờiđề cử là 2 tướng Phạm Xuân Chiễu vàNguyễn Chánh Thi.  Ông Chiểutừ chối không nhận và đề cử TướngThiệu; Tướng Thi cũng từ chối vàđề cử Tướng Kỳ.  Cả 2 ông Thiệu và Kỳđều vui vẻ chấp nhận.12 Điều này cũng đuợc chính Tướng Thixác nhận trong cuốn hồi ký của ông.   Chỉ khác là ông Thi cho biết làsau khi ông từ chối không nhận sự đềcử của các tuớng lãnh thì chính ông Thiệu đềcử Tuớng Kỳ.  Ôngviết như sau trong cuốn hồi ký:  “Sau đó Nguyễn Cao Kỳđuợc Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu công tác,đứng ra lập chính phủ, và đằng sau đã cóbọn phù thủy Mỹ che chở.  Tôi còn nhớ rất rõ, sau khi tôinói vừa chấm dứt thì được nghi mấy phútgiải lao, tự nhiên Nguyễn Văn Thiệu đi ngang,ghé tai tôi nói nhỏ: “Để cho thằng Kỳ làm đi!.” Nói xong, nhìn tôi cuời liếc.” 13  Chúng ta không thể biếtchắc chắn là những chi tiết trình bày trong cuốnhồi ký của Tuớng Thi có hoàn toàn đúng sựthật hay không nhưng nó phù hợp với tình hình chínhtrị lúc bấy giờ và cũng phù hợp với cá tínhcủa Tướng Thiệu. Tình hình chính trị tại thời điểm này làtrong vòng chưa đến 2 năm (từ tháng 11-1963 đến tháng 6-1965), kểtừ khi chế độ Ngô Đinh Diệm bị lậtđổ, đã có liên tiếp 4 Chính phủ (NguyễnNgọc Thơ, Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương vàPhan Huy Quát), trong đó có đến 3 Chính phủ tồntại không hơn 4 tháng, và rất nhiều vụđảo chánh hoặc âm muu đảo chánh, cũngnhư không biết bao nhiêu vụ biểu tình, xuốngđuờng, bạo động của các phe phái tôn giáo vàthanh niên sinh viên học sinh.  ÔngThiệu, với cá tính luôn luôn tính toán, không tin là một Chínhphủ mới, dù là Nội Các Chiến Tranh đi nữa,có thể tồn tại lâu hơn 4-5 tháng.  Và một khi đã nhận làm màthất bại thì chắc chắn sẽ bị cháy tên vàsẽ không có cơ hội lần thứ hai.  Chính vì thế, ngay từ cuộchọp ngày 24-1-1965, khi được các tướng lãnhbỏ phiếu đề cử ông làm Thủ Tướng,ông đã từ chối ngay.  Dođó, lần nầy cũng vậy thôi, ông thà nhận tráchnhiệm làm Quốc Trưởng (Chủ Tịch UBLĐQG)chứ không dại gì chịu nhận làm ThủTướng (Chủ Tịch UBHPTƯ).  Đây là một tính toán sai lầmcủa Tướng Thiệu và suýt chút nữa nó đã làmtiêu ma luôn sự nghiệp đang lên của ông, như chúngta sẽ bàn đến trong phần sau.

          Trong suốt thời gian tập sựcầm quyền này, như đã trình bày bên trên, chúng tađã thấy rõ cách hành xử và ứng phó củaTướng Thiệu truớc tình hình chính trị vô cùng khókhăn phức tạp của VNCH. Còn về vấn đề đối vớiđồng minh Hoa Kỳ thì sao ? Chúng ta đã biết cá tính suy nghĩ thận trọngtruớc mọi vấn đề của TướngThiệu.  Như vậy chúng tacó thể tin chắc chắn rằng ông không thể khôngnhìn thấy chính sách dùng người của Hoa Kỳ.  Khi còn có giá trị lợi dụngcần thiết cho đường lối và sáchlược của họ thì họ đề cao và ủnghộ hết mình.  Khi không còních lợi cho việc thi hành đường lối, chínhsách của họ thì họ thẳng tay loại bỏ khôngthương tiếc.  Từ1963 đến 1965, trong vòng 2 năm ngắn ngủi, HoaKỳ đa dùng mọi cách để loại bỏ 3 nhàlãnh đạo VNCH: Ngô Đinh Diệm, Dương VănMinh và Nguyễn Khánh.  Trongcả 3 lần Hoa Kỳ thi hành chính sách thay ngườinày, Tướng Thiệu đều có tham dự mộtcách tích cực cả.  Lầnthứ nhứt, trong cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963lật đổ chế độ Ngô Đinh Diệm, ônglà người chỉ huy Sư Đoản 5 Bộ Binhtấn công vào Dinh Gia Long và Thành Cộng Hòa.  Lần thứ hai, trong vụChỉnh Lý ngày 30-1-1964 vô hiệu hóa Quốc TrưởngDương Văn Minh và bắt giam các TướngĐôn-Xuân-Kim-Đính, ông cũng ngả theo phe củaTướng Khánh.  Lầnthứ ba, sau cuộc đảo chánh của Đại TáPhạm Ngọc Thảo ngày 19-2-1965, ông cùng các tướngtrẻ trong HĐQL loại Tướng Khánh ra khỏichức vụ Tổng Tư Lệnh và buộcTướng Khánh phải rời khỏi Việt Nam vĩnhviễn.  Qua các việc trên,Tướng Thiệu chắc chắn phải hiểu làtuyệt đối không thể làm mất lòng ngườiMỹ nếu muốn tiếp tục nắm quyềntại VNCH, vì người Mỹ có thể dùng nhiềucách, kể cả đảo chánh, để loại bỏcấp lãnh đạo của VNCH mà họ không thích hoặckhông sử dụng được. Đặc biệt là trường hợp đốivới Tướng Khánh.  KhiTướng Khánh thực hiện vụ Chỉnh Lý ngày30-1-1964, Hoa Kỳ ủng hộ ngay từ đầu và sauđó đã đánh bóng đề cao Tướng Khánhrất nhiều.  Nhưngchẳng bao lâu họ nhận ra Tướng Khánh khôngphải là “người hùng” mà họ nghĩ và mongmuốn.  Ông đã đểcho tình hình chính trị của VNCH ngày càng rốiloạn.  Khi xảy ra vụ HĐQLgiải tán THĐQG, Đại sứ Taylor rất tứcgiận, và trong cuộc gặp gở tại văn phòngcủa Tướng Khánh, sau khi Tướng Khánh xác nhậnchính ông chịu trách nhiệm về việc giải tánTHĐQG, Đại sứ Taylor đã buông lờiđe dọa Tướng Khánh nguyên văn như sau: “Inthat case get ready to leave the position of Comdr-in-Chief and to leave thecountry.” 14  (Xin tạmdịch sang Việt ngữ như sau: “Trong trườnghợp này, ông hảy chuẩn bị rờichức vụ Tổng Tư Lệnh và ra khỏinước.”).  Haitháng sau, như đã trình bày bên trên, Tướng Khánh bịloại khỏi chức vụ Tổng Tư Lệnh vàbị buộc phải rời khỏi Việt Nam, đúngnhư lời đe dọa trước đó củaĐại sứ Taylor.  Vìthế, trong suốt thời gian mà ông giữ cươngvị Quốc Trưởng, Chủ Tịch UBLĐQG,(cũng như cả sau này, khi ông đã trở thànhTổng Thống của Đệ Nhị Cộng Hòa) ôngrất cảnh giác đối với nguời Mỹ và lúcnào cũng lo sợ bị đảo chánh.  Trong cuốn hồi ký của mình,Đại Tá Phạm Văn Liễu, lúc đó giữchức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát QuốcGia, đã mô tả nổi lo sợ này củaTướng Thiệu như sau: “Mỗi lần ởSài Gòn có tin đồn đảo chính là TướngThiệu lại bay ngay xuống Cần Thơ tá túc.  Nhiều khi mới 6, 7 giờ sángđã thấy Tướng Thiệu bơ phờ xuấthiện ở phi trường Bình Thủy.” 15 

          Trở lại việc Tướng Thiệuđảm nhận vai trò Chủ Tịch UBLĐQG, tứcQuốc Trưởng VNCH. Như trên có nói, đây là một tính toán sai lầmcủa Tướng Thiệu. Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ, hay Nội các Chiếntranh, đã tồn tại hơn 2 năm, và ngày mộtvững mạnh, vuợt qua được tất cảnhững cuộc khủng hoảng chính trị rất nghiêmtrọng.16  Và, dĩnhiên, uy tín cá nhân của Tướng Kỳ trong QuânĐội cũng như quyền hành của TướngKỳ, với tư cách Chủ Tịch UBHPTƯ, tứcThủ Tướng, càng ngày càng tăng và đuợccũng cố rất vững vàng. Vai trò và uy thế của Tướng Thiệu đãbị giảm thiểu nặng nề.  Đại tá Phạm VănLiễu đã có những ghi nhận như sau trong cuốnhồi ký của ông: “Tướng Thiệu sửdụng Dinh Gia Long làm Phủ Chủ Tịch UBLĐQG. ...Bên mé trái của tòa nhà, ngoài dăm sĩ quan đã làmviệc với Tướng Thiệu ở Sư Đoàn 5ra, không có mấy người lui tới. ... Theo dưluận hồi đó, bao nhiêu quyền hành, công việc doTướng Kỳ thu tóm hết, Tướng Thiệuchỉ là một thứ bù nhìn giữ dưa.  Tướng Thiệu cũng hiểuvậy, cố gắng chịu đựng, ngậm bồhòn làm ngọt, ngầm chiêu binh mải mã chờ thời.” 17 Sau khi Hiến Phápmới đuợc ban hành vào ngày 1-4-1967, Nội các Chiếntranh tích cực chuẩn bị bầu cử TổngThống và Thượng Nghị Viện sẽ diễn ra vàotháng 9-1967, thì vị thế của Tướng Kỳđã hoàn toàn chế ngự chính trường VNCH.  Ông đuợc sự ủnghộ của các tướng Tư Lệnh Vùng, và, nhưthế cũng có thể nói là có luôn cả sự ủnghộ của các vị Tỉnh Trưởng vì các vịnày đều là người thân tín của các TướngTư Lệnh Vùng.   TrongQuốc Hội Lập Hiến (QHLH) ông cũng đuợcsự ủng hộ của một số dân biểu quantrọng nhờ vậy QHLH, khi thảo luận vềHiến Pháp, đã đồng ý thông qua điềukhoản ấn định tuổi tối thiểuđể ứng cử Tổng Thống là 35 thay vì 40 (lúcđó Tuớng Kỳ đuợc 37 tuổi, và TuớngThiệu 43 tuổi).18  Trongmột cuộc họp báo tại Đà Lạt, ngày12-5-1967, Tướng Kỳ tuyên bố sẽ ra ứngcử Tổng Thống. Một tuần lễ sau, ngày 19-5-1967, TướngThiệu cũng cho biết sẽ ứng cử TổngThống.  Việc này làm cho cáctướng lãnh lo ngại số phiếu quân nhân có thểbị chia xẻ giữa hai liên danh riêng rẻ của 2Tướng Thiệu Kỳ và một liên danh dân sự cóthể đắc cử.  Cáctướng thuộc phe Tuớng Kỳ đã cửThiếu Tướng Nguyễn Đức Thắngđến gặp Tướng Thiệu đểthuyết phục Tướng Thiệu rút lui nhưngTướng Thiệu không đồng ý, nhất địnhtừ chối.19 Điều này bộc lộ bản tính “làm chínhtrị phải lì” của Tướng Thiệu.  Hiểu theo nghia tích cực, “lì”tức là có quyết tâm cao, đã tính làm một chuyện gìthì sẽ cố gắng làm cho đến cùng, nghĩa là cókiên nhẫn.  Tuớng Thiệurõ ràng là nguời có đức tính này.  Ông lại cũng tỏ ra làmột nguời có tinh thần làm việc nghiêm chỉnh,ngược hẳn lại so với Tuớng Kỳ.  Đại Tá Phạm VănLiễu cũng đã có những nhận xét khách quanđối với 2 vị Tướng này như sau: “Tôiđuợc giao trách nhiệm tổ chức lễ ramắt cho chính phủ quân đội vào ngày 19-6...Trước ngày 19-6, anh Như Phong nhờ tôi đem hai bàidiễn văn do anh soạn thảo tới cho hai vịchủ tịch.  Khi ghé nhà ôngKỳ trong trại Phi Long, ông Kỳ đang bận đánhmạt chuợc với mấy sĩ quan Không Quân.  Thấy tôi, Tuớng Kỳ ra phòngkhách nghe tôi trình bày về chương trình buổilễ.  Khi tôi đưabản thảo bài diễn văn cho ông Kỳ, ông ta hờhững đón nhận, nói qua tiếng cười : “Cứđể lại cho tôi, tối tôi sẽ coi.  Bây giờ còn đang dở ván màchuợc.”  Hiểu tính ông, tôixin rút lui để cho ông đở mất hứng... Tháiđộ Tướng Thiệu chững chạc hơn ôngKỳ nhiều.  Khi tôiđưa ra bản thảo bài diễn văn, ông Thiệukêu người pha trà mời tôi, rồi thận trọngduyệt lại bản thảo. Ông Thiệu đọc đi đọc lạinhiều lần, cân nhắc từng câu, từng chữ, cókhi đến cả dấu chấm, phẩy trong bài.  Sự tương phảngiữa hai ông Thiệu và Kỳ quá rõ ràng.  Mặc dù ông Thiệu lúc ấychỉ có hư vị nên thái độ khiêm tốn hơn,thận trọng hơn; nhưng nói về bản chấtmột cấp lãnh đạo và chỉ huy, ông Thiệu cóvẻ đuợc chuẩn bị sẳn và đuợcmột ban cố vấn có khả năng tiếp sức.” 20Về tính cẩn trọng này của ông Thiệu, chúng tasẽ có dịp biết thêm khi xét đến giaiđoạn ông đã là Tổng Thống qua các nhận xétcủa những nhân vật thân cận với ông nhưTiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng và Cố vấnNguyễn Văn Ngân.

          Trong thời gian nắm giữ chứcvụ Chủ Tịch UBLĐQG, tức Quốc Truởng,Tướng Thiệu đã chứng tỏ khả năngchính trị của ông qua môt số sự việc mà quantrong nhứt là vụ Biến Động Miền Trungnăm 1966.  “13-3-66,Hội-đồng Tướng-lãnh, gồm cảcác chỉ huy địa phương nhóm họptại Bộ Tổng-tham-mưu và biểu quyếtvới 32 phiếu thuận và 4 phiếutrắng cho tướng Nguyễn Chánh Thinghĩ việc. Thiếu Tướng Nguyễn VănChuân được cử lên thay làmTư-lịnh Vùng I kiêm Đại-biểuChính-phủ.” 21 Đây là một cuộckhủng hoảng chính trị lớn nhứt trong thờigian cầm quyền của Chính phủ Nguyễn Cao Kỳtức Nội Các Chiến Tranh. Cuộc khủng hoảng chính trị nàyrất phức tạp và ảnh hưởngtrên ¼ lãnh thổ của VNCH, lại ngay sát vùnggiới tuyến giữa hai miền Nam Bắcnên gây ra rất nhiều bối rối, khó khăn choNội các Nguyễn Cao Kỳ và cảUBLĐQG.  Sau khiTướng Thi bị cách chức TưLệnh Vùng I vào ngày 13-3-1966, chỉ trongmột thời gian rât ngắn mà đãcó 4 bốn lần thay đổi tướngTư Lệng Vùng I như sau:

      ThiếuTướng Nguyễn Văn Chuân: từ ngày13-3-1966 đến ngày 8-4-1966

      TrungTướng Tôn Thất Đính: từ ngày9-4-1966 đến ngày 15-5-1966

      ThiếuTướng Huỳnh Văn Cao: từ ngày16-5-1966 đến ngày 30-5-1966

      ThiếuTướng Hoàng Xuân Lãm: từ ngày31-5-1966  

Điều này chothấy UBLĐQG, mà Chủ tịch làTướng Thiệu, đã rất lúngtúng và phạm sai lầm nhiều lần trongviệc giải quyết cuộc khủng hoảngchính trị này. Nó cho chúng ta thấy rất rõ tínhcách “tập sự cầm quyền” củaTướng Thiệu trong giai đoạn này.  Đồng thời nócũng cho thấy rõ là Tướng Thiệuđã học tập có kết quả tốt khiông biết kết hợp cả 2 mặt quânsự và chính trị (vừa cươngvừa nhu) trong giai đoạn cuối khi kếtthúc cuộc khủng hoảng chính trịnày.  Chúng ta hảy xemlại diễn tiến của việc giải quyếtcuộc khủng hoảng để thấy rõsự trưởng thành về chính trịcủa UBLĐQG mà Tướng Thiệu là ngườicầm đầu: 22

      Vàokhoảng cuối tháng 3-1966, chính quyền trungương ở Sài Gòn gần như khôngcòn kiểm soát được Vùng Inữa.  Ngày 4-4-1965,Tướng Kỳ cùng với hai tướng NguyễnHữu Có, Cao Văn Viên và Đại Tá NguyễnNgọc Loan mang 2 Tiểu đoàn TQLC có chiến xa yểmtrợ ra Đà Nẳng và gặp sự chốngđối quyết liệt của Thiếu TướngNguyễn Văn Chuân, Tư Lệnh Quân Đoàn I và ChuẩnTướng Phan Xuân Nhuận, Tư Lệnh Sư Đoàn IBộ Binh.  Trướcsự chống đối quyết liệt cóthể đưa đến một cuộc đụngđộ đẫm máu giữa các đơnvị của QLVNCH, Tướng Kỳ và TướngViên quyết định trở về Sài Gòn nhưngvẫn để các đơn vị TQLC ởlại; Tướng Có ở lại để điềuđình với phe chống đối.

      Cácngày sau đó, sau khi họp với phe PhậtGiáo (do Thượng Tọa Thích Tâm Châu lãnhđạo), UBLĐQG đồng ý sẽ tổchức bầu cử Quốc Hội LậpHiến (QHLH) trong vòng 6 tháng.  Nhưng sau đó ThươngTọa Tâm Châu lại có văn thư đòihỏi nhiều chuyện khác trong đó cóđòi hỏi chính quyền trung ươngphải rút hết quân về Sài Gòn.  Tướng Kỳ rấttức giận và đơn phương ra lệnhđưa thêm quân ra Đà Nẵng, lần nàygồm cả TQLC và Nhảy Dù.  Được tin này,Tướng Thiệu yêu cầu Tướng Viên gửicông điện hỏa tốc, ra lệnh rút cáclực lượng tổng trừ bịđó về Sài Gòn ngay.

      Ngày12-4-1966, UBLĐQG triệu tập Đại HộiChính Trị Toàn Quốc tại Sài Gòn.  Ngày 14-4, khi Đại Hộibế mạc, Tướng Thiệu đích thânđến chủ tọa và đọc SắcLuật 14/66 thông báo chính phủ sẽ tổchức bầu cử QHLH trong vòng từ 3tới 5 tháng.

      Ngày22-4-1966, để thi hành Sắc Luật 14/66nói trên, UBHPTƯ triệu tập một Úy Bangồm 48 người với nhiệm vụsoạn thảo luật bầu cử QHLH.

      Mặcdù chính quyền trung ương đã nhượngbộ và đã tiến hành cácbước cần thiết trong việc bầucử QHLH, phe Phật Giáo ở Miền Trungdưới sự lãnh đạo củaThượng Tọa Thích Trí Quang vẫntiếp tục chống đối và biểu tìnhbạo động.  Lầnnày thì Tướng Thiệu cươngquyết dùng võ lực. Ngày 15-5-1966 chính ông ra lệnh đem quân raĐà Nẵng để tái lập trậttự.  Ông thậtsự đã áp dụng bài học màông đã học được trong lúc làmTổng Thư Ký cho Hội Đồng Quân Nhân CáchMạng (từ tháng 2 đến tháng 9-1964)thời Tướng Nguyễn Khánh làmChủ Tịch: “Càng nhượng bộ thì phePhật Giáo càng lấn tới; điều này có nghĩa lànhượng bộ nhiều quá không phải là mộtđiều hay trong chính trị.”  Cuối tháng 6-1966, quân củachính quyền trung ương từ Sài Gòngửi ra hoàn toàn làm chủ tìnhhình tại Đà Nẵng và Huế;cuộc khủng hoảng chính trị tại Vùng Ichấm đứt.

 Cũng trong thời giangiải quyết cuộc khủng hoảng này, ngày6-6-196, Hội Đồng Tướng Lãnh nhómhọp tại Bộ Tổng Tham Mưu quyếtđịnh mở rộng UBLĐQG và mời 10nhân vật dân sự thuộc các tôn giáo vàchính đảng tham gia, gồm các vị sauđây: “Trần Văn Đỗ, Phạm HữuChương, Phan Khoang (Viẹt Nam Quôc Dân Đảng),Nguyễn Văn Huyền (Công Giáo), Vũ NgọcTrản (Công Giáo), Trần Văn Ân (Cao Đài),Văn Thành Cao (Cao Đài), Nguyễn Lưu Viên, QuanHữu Kim (Hòa Hảo), Huỳnh Văn Nhiệm(Hòa Hảo).” 23

Khixảy ra vụ khủng hoảng nội các vàotháng 10-1966 (6 vị Bộ Trưởng gốcMiền Nam từ chức để phảnđối Tướng Nguyễn Ngọc Loan lạmquyền), một lần nữa gây khó khăn khôngít cho Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ, chínhUBLĐQG mở rộng này cũng đãcó đóng góp trong việc hòa giải,khiến 4 trong 6 Bộ Trưởng đồng ýrút đơn từ chức và tiếptục ở lại phục vụ cho Nội CácChiến Tranh.

Sau khiHiến Pháp mới được ban hànhvào ngày 1-4-1967, đối vớiTướng Thiệu, cuộc bầu cửchức vụ Tổng Thống đầu tiên củanền Đệ Nhị Cộng Hòa, sẽ tổchức vào ngày 3-9-1967, là một cơhội không thể bỏ qua, và lần này, ôngquyết tâm phải dành cho đượcchức vụ này, không để phạm sailầm một lần nữa như hồi tháng6-1965 khi QLVNCH thành lập UBLĐQG và UBHPTƯ.   Hơn ai hết, TướngThiệu biết rất rõ rằng tạithời điểm này, sau hai năm trựctiếp nắm quyền trên cả nướcvới tư cách là Chủ Tịch UBHPTƯ(tức Thủ Tướng), thế lựccủa Tướng Kỳ đã hoàn toànchế ngự chính trường VNCH.  Nhưng ông cũng biếtrất rõ rằng tất cả cáctướng lãnh nói riêng và cả quânđội nói chung đều không muốn thấymột liên danh dân sự (với nhữngchính trị gia được dân chúng MiềnNam ủng hộ mạnh mẻ như các ông TrầnVăn Hương, Phan Khắc Sửu) thắngtrong cuộc tranh cử này. Chuyện này có thể xảy ra nếusố phiếu của các cử tri phe quân nhâncó thể bị chia ra trong trường hợpcó hai liên danh quân nhân.  Dođó, sau khi Tướng Kỳ tuyên bố ra tranhcử Tổng Thống trong một cuộc họpbáo tại Đà Lạt vào ngày 12-5-1967,thì một tuần lễ sau, ngày 19-5-1967, PhủChủ Tịch UBLĐQG cũng ra thông báo làTướng Thiệu sẽ ứng cửchức vụ Tổng Thống.  Các tướng lãnh,nhứt là các tướng lãnh thuộcphe Tướng Kỳ, rất không yên tâm vềchuyện này.  Họcử Tướng Nguyễn ĐứcThắng đến gặp TướngThiệu để thuyết phục TướngThiệu rút lui nhưng Tướng Thiệunhứt quyết không chịu. Trước tình thế này,Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham MưuTrưởng QLVNCH, phải triệu tập cuộchọp của Đại Hội Đồng QuânLực tại Bộ Tổng Tham Mưu vào 2ngày 28 và 29-6-1967 để áp lực 2tướng Thiệu Kỳ phải đứngchung với nhau trong một liên danh, và vìvấn đề hệ thống quân giai, TướngThiệu là một Trung Tướng (3 sao) phảiđứng trên (Tổng Thống), vàTướng Kỳ là một ThiếuTướng (2 sao) phải đứng dưới(Phó Tổng Thống) trong liên danh chung này.  Để thỏa mãntự ái của Tướng Kỳ vàgiúp cho Tướng Kỳ dễ dàng chấp nhậnđứng chung và làm phó trong liên danh chungnày, Tướng Thiệu đã chấpnhận ký tên vào một Mật Ướcgiữa các tướng lãnh cao cấp,đồng ý là, nếu đắc cử,ông chỉ là Tổng Thống trên danh nghĩa màthôi, tất cả quyền hành vẫn thuộc vềTướng Kỳ.24 Như vậy, nhờ quyết tâm cao vàtính toán đúng, Tướng Thiệuđã thắng lớn trong ván bài chínhtrị này, một ván bài đã thuathấy rõ ngay từ đầu.  Quyết tâm và tínhtoán này sẽ được ông áp dụngnhiều lần nữa sau này khi ông đãtrở thành Tổng Thống VNCH.

Giai Đoạn Từ Khi Trở ThànhTổng Thống VNCH Cho Đến Khi TừChức

          Trung Tướng Nguyễn VănThiệu đã đảm nhận trọng tráchTổng Thống VNCH gần trọn 2 nhiệm kỳ(mỗi nhiệm kỳ, theo Hiến Pháp ban hànhngày 1-4-1967, là 4 năm), trong một khoảngthời gian chính xác là 7 năm, 5 thángvà 21 ngày, từ ngày 31-10-1967 đếnngày 21-4-1975.

          Người viết sẽ nhậnđịnh và đánh giá những việcông đã làm với tư cách TổngThống VNCH trong 3 lãnh vực: chính trị, quânsự, và kinh tế – xã hội.  Người viết sẽsử dụng hệ thống điểm như sau: A(Xuất sắc = 4), B (Giỏi = 3), C (Khá = 2), D(Kém = 1), và F (Thất bại, không đạt yêucầu = 0).

          Trước khi tiến hành côngviệc đánh giá này, chúng ta cầnnhận định rõ hai điều sau đây vềTổng Thống Thiệu để có thể thậtsự công bằng trong việc đánh giánhững việc làm của ông: 1) Ông đãcó được một thời gian hơn 2năm (từ ngày 13-6-1965 đến ngày30-10-1967) tập sự cầm quyền vớitư cách là Chủ Tịch UBLĐQG, tứcQuốc Trưởng; 2) Trọn thời gian làmTổng Thống gần 8 năm của ông, VNCH làmột quốc gia trong thời chiến vớinhững khó khăn về mọi mặt,và còn phải chịu rất nhiều áplực từ phía quốc gia cung cấp cácphương tiện chiến đấu là ĐồngMinh Hoa Kỳ.

Trong Lãnh Vực Chính Trị

          Người viết sẽ trìnhbày những nhận định và đánhgiá trong các địa hạt sau đây: nắmquyền, xây dựng chế độ, quan hệViệt-Mỹ, và hòa đàm Paris.

Nắm Quyền

Mốiquan tâm hàng đầu của Tướng Thiệusau khi trở thành Tổng Thống VNCH lànắm thực quyền của một TổngThống chớ không phải là một TổngThống bù nhìn trên danh nghĩa mà thôi nhưtrong Mật Ước mà ông đã kýkết với Tướng Kỳ và cáctướng lãnh cao cấp của VNCH lúchình thành liên danh Thiệu-Kỳ trong thờigian tranh cử.  Ngaytừ đầu, Tướng Thiệu đãbiết rõ là Mật Ước giữa ôngvà các tướng lãnh cao cấp làmột sự vi phạm trắng trợn vànghiêm trọng Hiến Pháp năm 1967 của VNCH, vàngười Mỹ chắc chắn không baogiờ có thể chấp nhận nó cả,và vì vậy, dĩ nhiên, không mộttướng lãnh nào dám công khai nói rasự hiện hữu của Mật Ướcđó cả.   Tuy nhiên, saukhi trở thành Tổng Thống VNCH, trong thờigian đầu, khi thế lực củaTướng Kỳ vẫn còn bao trùm trênmọi lãnh vực chính trị và quânsự của VNCH, Tướng Thiệu, vớibản tính khôn ngoan và tính toán cốhữu, đã cố gắng nhẩn nhụcchịu thi hành Mật Ước này, vàchờ thời cơ. Bằng chứng rõ ràng nhứtlà việc ông đồng ý thực hiệnđề nghị của Phó Tổng Thống Kỳlà chỉ định Luật sư Nguyễn VănLộc làm Thủ Tướng (ông Lộc làngười đã đứng phó trong liêndanh riêng của Tướng Kỳ trước khiliên danh Thiệu-Kỳ ra đời).  Thời cơ đếnvới ông trong vụ Tổng Tấn Công củaViệt cộng vào dịp Tết Mậu Thân(đợt 1 vào tháng 2-1968, vàđợt 2 vào tháng 5-1968).  Để tạo hậu thuẩnvề phía người Mỹ cho nhữnghành động của ông trong tương laiđể nắm lại quyền hành, vàođầu tháng 3-1968, ông đã, một cáchgián tiếp qua đường dây của C.I.A., thanphiền với Chính phủ Hoa Kỳ vềnhững hoạt động của phe Phó TổngThống Kỳ nhằm phá hoại uy quyềncủa ông, khiến cho ông không thể thi hành tốttrách nhiệm tổng thống của ông.25Và sau đó ông hành động ngay.  Dựa trên chính sáchcải tổ hành chánh khởi đầubằng Khóa Quân Chánh khai giảng từđầu tháng 3-1968, từ ngày 11-3 đếnngày 29-3-1968, ông bổ nhiệm một loạt 14tỉnh trưởng mới cho các tỉnh sauđây: Thừa Thiên, Darlac, Quảng Đức, TuyênĐức, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang, BaXuyên, Gò Công, Kiến Hòa, Vĩnh Bình, Phong Dinh,Biên Hòa và Gia Định.26  Phe Tướng Kỳđã có phản ứng trướcviệc toan tính nắm lại quyền hànhcủa Tướng Thiệu nhưng không đạtđược kết quả mong muốn.  Một Công điện Mậtcủa CIA cho biết rõ là vào ngày 15-5-1968Phó Tổng Thống Kỳ đã họptrước tại Bộ Tổng Tham Mưuvới các tướng lãnh cao cấpđể thống nhất chủ trương và sauđó vào Dinh Độc Lập để họpvới Tổng Thống Thiệu và yêu cầu ôngThiệu ngưng lại chủ trương cài tổhành chánh, nhưng ông Thiệu đã bácbỏ yêu cầu này.27 Biến cố này giúp Tổng ThốngThiệu thấy rõ là tất cả cáctướng lãnh cao cấp, kể cả Phó TổngThống Kỳ, không có ý định đòihỏi ông phải thi hành cái Mật Ướcvi hiến đó nữa. Sang tháng 5-1968, khi xảy ra vụ Việt cộngTổng Tấn Công đợt 2, viện lý doChính phủ Nguyễn Văn Lộc đã bấtlực trong vụ Mậu Thân đợt 2 này,ông giải nhiệm Chính phủ Lộc vàmời ông Trần Văn Hương làm ThủTướng và thành lập Chính phủmới ngày 25-5-1968. Phó Tổng Thống Kỳ và nhómtướng lãnh cao cấp cũng hoàn toànkhông có hành động gì chống lạicác quyết định thay đổi nhân sựquan trọng này cả. Đến đây thì ông Thiệu đãbiết chắc chắn rằng phe ông Kỳkhông thể nào không chấp nhận sự thậtlà chính ông mới là Tổng Thốngcủa VNCH với toàn quyền theo Hiếp Phápnăm 1967.  Đến cuốinăm 1968, ông đã thay thế đượcnhững nhân sự quan trọng trong hệ thốngthế lực của Tướng Kỳbằng người của ông như sau:  

      ThủTướng Trần Văn Hương thay thếThủ Tướng Nguyễn Văn Lộc

      Thayđược tất cả 19 tỉnhtrưởng: thêm 5 tỉnh là Pleiku, Bình Dương,Bình Tuy, Định Tường và Tây Ninh.

      ThiếuTướng Nguyễn Văn Minh, nguyên Tư LệnhSự Đoàn 21 Bộ Binh, đượcbổ nhiệm làm Tư Lệnh Biệt Khu ThủĐô thay cho Trung Tướng Lê Nguyên Khang ngày4-6-1968

      ĐạiTá Đỗ Kiến Nhiểu thay Đại TáVăn Văn Của làm Đô Trưởng SàiGòn ngày 7-6-1968

      ĐạiTá Trần Văn Hai được bổ nhiệmlàm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát QuốcGia thay Tướng Nguyễn Ngọc Loan (bị thươngnặng trong vụ Mậu Thân đợt 2 vàongày 7-5-1966) ngày 7-6-1968

      ĐạiTá Trần Văn Hai thay 7 Trưởng Ty CảnhSát tại Sài gòn ngày 16-6-1968

      MaiĐen bị giải nhiệm khỏi chứcTrưởng Khối Tình Báo Hải Ngoạitại Cục Trung Ương Tình Báo và bỏtrốn sang Thái Lan

      TrungTướng Đỗ Cao Trí đượcbổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn 3 thaythế Trung Tướng Lê Nguyên Khang (như vậyTướng Khang chỉ còn giữđược chức vụ Tư LệnhThủy Quân Lục Chiến mà thôi)     

Ngoàira, trong thời gian này lại xảy ra vụtrực thăng Mỹ bắn lầm vào bộchỉ huy hành quân của QLVNCH tại TrườngTiểu học Phước Đức tạiđường Khổng Tử trong ChợLớn vào lúc hơn 6 giờ chiềungày 2-6-1968, gây thương vong cho một số sĩquan thân cận của Tướng Kỳ: tửthương gồm các Trung Tá Nguyễn Văn Luận,Lê Ngọc Trụ, Phó Quốc Chụ, ĐàoBá Phước, các Thiếu Tá NguyễnBảo Thùy và Nguyễn Ngọc Sinh; bịthương gồm Đại Tá Văn Văn Của,và Trung Tá Trần Văn Phấn.28

 

Kếtluận cho mục Nắm Quyền: Tổng ThốngThiệu đã xuất sắc thành công hoàntoàn, ông thật sự đã trởthành Tổng Thống VNCH với toàn quyềnđã được xác định trong HiếnPháp năm 1967.  Điểm A.

Xây Dựng Chế Độ

          Chế độĐệ Nhị Cộng Hòa của VNCHđược xây dựng trên nền tảngcủa Hiến Pháp 29 mới do QuốcHội Lập Hiến (do phổ thông đầu phiếubầu ra) thông qua và được UBLĐQG banhành ngày 1-4-1967.  Dođó việc xây dựng chế độ, màTổng Thống Thiệu có trách nhiệm phảithực hiện, hoàn toàn phải phùhợp với những điều khoảnđược ghi trong bản Hiến Pháp 1967đó.  Vì vậy,việc đánh giá của chúng ta, về mặtxây dựng chế độ (trong phần nàychúng ta chỉ chú trọng về phươngdiện chính trị mà thôi), là xét xemTổng Thống Thiệu có làm đúng theoHiến Pháp 1967 này hay không.

          Đối với Nhân dân, HiếpPháp 1967 tôn trọng tất cả các quyền sauđây:

      “Quốc gia côngnhận và bảo đảm những quyền cănbản của mọi công dân” (Điều 2)

      “Quốc Gia tôntrọng và bảo vệ quyền an toàn cá nhân và quyềnbiện hộ” (Điều7)

      “Quốc Gia tôntrọng và bảo đảm quyền tự do tínngưỡng, tự do truyền giáo và hành đạocủa mọi công dân miễn là không xâm phạm đếnquyền lợi quốc gia, không phương hạiđến an ninh, trật tự công cộng và không tráivới thuần phong mỹ tục” (Điều 9)

      “Quốc Gia côngnhận quyền tự do giáo dục” (Điều 10)

      “Quốc Gia tôntrọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngônluận, báo chí và xuất bản, miễn là sự hànhxử các quyền này không phương hại đếndanh dự cá nhân, an ninh quốc phòng hay thuần phong mỹtục; Chế độ kiểm duyệt khôngđược chấp nhận, ngoại trừ các bộmôn điện ảnh và kịch trường” (Điều 12)

      “Mọi công dânđều có quyền tự do hội họp và lậphội trong phạm vi luật định” (Điều 13)

      “Mọi công dânđều có quyền bầu cử, ứng cử và thamgia công vụ trên căn bản bình đẳng theođiều kiện và thể thức luật định” (Điều 13)

      “Quốc Gia tôntrọng các quyền chính trị của mọi công dânkể cả quyền tự do thỉnh nguyện, quyềnđối lập công khai bất bạo động vàhợp pháp” (Điều13)

      “Mọi công dânđều có quyền tự do cư trú, đi lại,xuất ngoại và hồi hương, ngoại trừtrường hợp luật pháp hạn chế vì lý do ytế, an ninh và quốc phòng” (Điều 14)

      “Mọi sự hạnchế các quyền công dân căn bản phảiđược qui định bởi một đạoluật có ấn định rõ phạm vi áp dụng trong thờigian và không gian. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, tánhcách thiết yếu của các quyền công dân cănbản vẫn không được vi phạm” (Điều 29)

Đối với sinh hoạtchính trị, Hiến Pháp 1967 ghi rõ như sau:

      “Quốc Gia côngnhận chánh đảng giữ vai trò thiết yếu trong chếđộ dân chủ.  Chánhđảng được tự do thành lập và hoạtđộng theo các thể thức và điều kiệnluật định.” (Điều 99)

      “Quốc Gia côngnhận sự định chế hóa đối lậpchính trị.” (Điều100)

Về chức vụ TổngThống, Hiến Pháp 1967 ghi rõ như sau:

      “Nhiệm kỳ củaTổng Thống và Phó Tổng Thống là bốn (4) năm.Tổng Thống và Phó Tổng Thống có thểđược tái cử một lần.” (Điều 52)

Cóthể nói Hiến Pháp 1967 là một HiếnPháp thật sự tiến bộ, tôn trọngđầy đủ tất cả các quyền công dânvà sinh hoạt chính trị của một quốcgia tự do dân chủ. VNCH, trong thời gian cầm quyền gần 8năm của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu,có thật sự là một quốc giatự do dân chủ như Hiến Pháp 1967đã vẽ ra hay không ? 

Bềngoài, VNCH có đầy đủ tất cảcác định chế tự do dân chủ nhưđã ghi trong Hiến Pháp 1967: dân chúng cóquyền tư do tín ngưỡng, tự do ngônluận, tư do đi lại, tự do bầucử, ứng cử, vv; các chínhđảng có tự do hoạt động vàđối lập chính trị.  Nhưng sự thật khôngphải hoàn toàn tốt đẹp nhưvậy.  Dân chúng, cáctôn giáo (nhứt là Phật Giáo), vàcác đảng phái luôn luôn bị theo dõi, trôngchừng bởi một bộ máy an ninhkhổng lồ và rất tinh vi, để xem họcó những hành vi nhằm chốngđối chính quyền hay không.  Chính phủ luôn luôn tìmnhững kẻ hở trong Hiến Pháp vàcác đạo luật để gây khó khăn chodân chúng, cho các chính đảng và chogiới báo chí. Hiến Pháp công nhận quyền tự doứng cử của mọi công dân, nhưng khisoạn thảo các luật bầu cử, chínhquyền luôn luôn ghi vào một số điềunhằm giới hạn khả năng ứngcử của người dân.  Sau 4 năm cầm quyền trongnhiệm kỳ 1, với sự phục vụđắc lực lần lượt của 2 phụtá Nguyễn Cao Thăng và Nguyễn Văn Ngân,Tổng Thống Thiệu đã kiểm soátđược Quốc Hội Lập Pháp.  Vì vậy Quốc Hộiđã thông qua Luật bầu cử TổngThống năm 1971, với Điều 10, Khoản 7,quy định các ứng cử viên phảicó được sự giới thiệucủa 40 Dân Biểu Quốc Hội hoặc 100 NghịViên Hội Đồng Tỉnh thì mớihợp lệ.30 Luật bầu cửnày đã đưa đến cuộc bầucử Tổng Thống “độc diển” vớimột liên danh duy nhứt Nguyển Văn Thiệu –Trần Văn Hương, làm cho nhiềunước trong phe thế giới tự do,và nhứt là phe phản chiến tại HoaKỳ, có thêm cơ hội chê bai chế độ VNCHlà độc tài, không xứng đángđược Hoa Kỳ giúp đở trongcuộc chiến; và đây là mầm mốngcủa việc Quốc Hội Hoa Kỳ, dướisự kiểm soát của Ðảng Dân Chủđối lập với Tổng Thống Nixon củaÐảng Cộng Hòa (và người kếvị là Tổng Thống Ford), đã quyếtđịnh, vào cuối năm 1974 và đầunăm 1975, cắt giảm và chấm dứtviện trợ cho VNCH. Luật Báo Chí 007/72 do Tổng ThốngThiệu ký ban hành ngày 4-8-1972 sửađổi Luật Báo Chí 019/69 ban hành ngày30/12/1969, quy định các báo muốnđược xuất bản phải đóngmột số tiền ký quỹ là 20 triệuđồng cho nhựt báo, và 10 triệuđồng cho báo định kỳ.  Luật Báo Chí 007/72này đã đưa đến việc nghiệpđoàn ký giả phải tổ chức “NgàyKý Giả Đi Ăn Mày” vào ngày10-10-1974 để phản đối.   Để tạo thêm hậuthuẩn chính rị cho mình, Tổng ThốngThiệu còn tiến hành thành lậpĐảng Dân Chủ làm một đảng cầmquyền, theo khuôn mẫu của Đảng Cần Laothời Tổng Thống Ngô Đình Diệm.  Nhìn chung chế độĐệ Nhị Cộng Hòa của Tổng ThốngThiệu có khá nhiều điểm rấtgiống chế độ Đệ Nhứt CộngHòa của Tổng Thống Diệm: có mộtHiến Pháp tiến bộ nhưng khôngđược áp dụng tới nơitới chốn, có 1 Quốc Hội (đặcbiệt là Hạ Viện) hoàn toàn bị muachuộc và kiểm soát, với một sốrất đông các nhân vật trọng yếu củachế độ là người Công Giáo,với việc kiểm soát báo chí rấtkhắc khe, và có một đảng cầmquyền.  Chính vìthế tác giả Đỗ Mậu đã dànhra cả một Chương trong cuốn hối kýcủa ông để nói vè việc này, vàđược ông đặt tiêu đế là “Chếđộ Thiệu: Chế độ Diệm không Diệm”(Chương XIX, từ trang 931-1007).  Không những không tíchcực xây dựng một chế độchính trị hoàn toàn tự do dân chủnhư Hiến Pháp 1967 đã ghi rõ, TổngThống Thiệu, vào năm 1974, còn tu chínhHiến Pháp 1967 để có thể ra tranhcử tổng thống thêm 1 lần nữa vàtăng nhiệm kỳ tổng thống từ 4 lên 5 năm.  Ông cũng phải chịutrách nhiệm về tình trạng tham nhũngcủa VNCH.  Tình trạngtham nhũng này không những đượcdung dưỡng mà càng ngày càng pháttriển mạnh, một số đông cáctướng tá làm giàu nhanh chóng vàtrên xương máu của binh sĩ thuộchạ.  Trong nhiệm kỳthứ nhì, ông Trần Văn Hương làPhó Tổng Thống và được giao nhiệmvụ diệt tham nhũng (vì ông nổi tiếnglà một chính khách liêm khiết), đãphải thốt lên câu nói nổi tiếng: “Diệthết tham nhũng thì lấy ai làm việcđây.”  Vụ buônlậu “Còi hụ Long An” vào ngày 31-1-1974,có dính líu tới phu nhân của ĐạiTướng Trần Thiện Khiêm, đương kimThủ Tướng VNCH, chỉ là phần nổicủa tảng băng sơn tham nhũng tại MiềnNam vào thời đó. Sau cùng đích danh Tổng Thống Thiệuđã bị tố cáo trong phong trào chốngtham nhũng của Linh Mục Trần Hữu Thanh.  Một số khá đôngngười Việt thường hay so sánhchế độ Đệ Nhị Cộng Hòavới chế độ Cộng sản trongnước hiện nay và cho rằng chếđộ VNCH dân chủ hơn rất nhiều.  Điều này không sainhưng việc so sánh như thế là khôngđúng: không thể so sánh một lựcsĩ chạy nước rút với mộtngười què và kết luận làlực sĩ đó chạy nhanh hơnngười què rất nhiều.

Kếtluận cho mục Xây Dựng Chế Độ: Thất bại, thayvì xây dựng một chế độ tự dodân chủ theo đúng tinh thần của bảnHiến Pháp 1967, đã tạo nên một chếđộ độc tài và tham nhũng.  ĐiểmF.   

Quan Hệ Việt-Mỹ

          Trong thời giancầm quyền gần 10 năm (2 năm Chủ TịchUBLĐQG và gần 8 năm Tổng Thống), ôngThiệu đã làm việc với 2 vịTổng Thống của Hoa Kỳ: Tổng Thống Lyndon B.Johnson (1965-1968) và Tổng Thống Richard M. Nixon(1969-1974).  Trong khoảngthời gian này, Hoa Kỳ đã trãi qua 2chính sách trái ngược nhau trong Chiếntranh Việt Nam: leo thang (Johnson) và xuống thang(Nixon).  Mặc dù khôngphải hoàn toàn suông sẻ và êm thắm,Tổng Thống Thiệu đã giữđược mối quan hệ tươngđối tốt với Chính phủ Hoa Kỳtrong gần suốt thời gian cầm quyền củaông.  

          Khi ông trở thành Chủ TịchUBLĐQG vào tháng 6-1965, Chính phủ Hoa Kỳ,dưới sự lãnh đạo củaTổng Thống Johnson, đã quyết định leothang trong Chiến tranh Việt Nam. Chiến địch Rolling Thunder nhằm oanhtạc liên tục Miền Bắc đãđược Tổng Thống Johnson chấp thuậnvào ngày 13-2-1965 và bắt đầuthực hiện từ ngày 2-3-1965.  Tiếp theo là việc HoaKỳ mang quân bộ chiến vào VNCH, khởiđầu bằng việc đổ bộ 2 Tiểuđoàn TQLC Hoa Kỳ (khoảng 1.500 quân) vào ĐàNẵng ngày 8-3-1965, và sau đó, theo yêucầu của cả 2 Tướng Thiệu vàKỳ trong một buổi họp tại Sài Gònvào giữa tháng 7-1965 với BộTrưởng Quốc Phòng Robert S. McNamara,31mấy chục tiểu đoàn quân Mỹ được đưa sang tham chiếntại VNCH, nâng tổng số quân Mỹ lên đến184.314 vào cuối năm 1965.32 

          Hội Nghị Thượng Đĩnhđầu tiên của Tướng Thiệu vớiTổng Thống Johnson diễn ra tại Honolulu, thuộctiểu bang Hawaii, vào 2 ngày 7-8 của tháng2-1966.  Hội Nghị nàyrất quan trọng vì nó khẳng địnhvai trò của Hoa Kỳ trong cuộc chiến: cùngvới VNCH quyết tâm chống lại việc xâm lăngcủa Bắc Việt tại Miền Nam, đồngthời giúp đở VNCH trong việc pháttriển đất nước, đặc biệtchú trọng vào chương trình cáchmạng xã hội. Đối lại, phía VNCH cũng cam kết xâydựng dân chủ, tiến tới việc soạnthảo một hiến pháp mới đểlàm nền tảng cho việc hình thành mộtchính quyền dân cử.33   Vai trò củaTướng Thiệu tương đối lumờ hơn của Tướng Kỳ vàbài diễn văn chính của phái đoànVNCH tại Hội Nghị Thượng Đĩnh quantrọng này là do Tướng Kỳ trìnhbày.    

Lầnthứ nhì hai tướng Thiệu-Kỳhọp Hội Nghị Thượng Đĩnhvới Tồng Thổng Johnson là tại đảoGuam vào các ngày 20-21 tháng 3-1967.  Chủ đề quan trọngcủa Hội Nghị là phía VNCH trình diệnbản Hiến Pháp vừa đượcQuốc Hội Lập Hiến và UBLĐQG thông quavà sắp sửa được banhành.  Về phía HoaKỳ thì họ tái khẳng địnhnhững cam kết tại Hội Nghị Honolulu 1năm trước đó. Cũng như lần trước,Tướng Kỳ vẫn là ngườicó vai trò nổi bật tại Hội Nghị:chính ông là người thuyết trìnhvề bản Hiến Pháp mới.34

TướngThiệu chỉ nắm được vai tròchủ chốt trong mối quan hệ Việt-Mỹ sau khiđã trở thành Tổng Thống VNCH,nhất là sau khi ông đã loại trừđược phe cánh của TướngKỳ và thật sự nắm trọnquyền hành trong tay. Đó là năm 1968, cũng là năm bầucử Tổng Thống tại Hoa Kỳ.  Thời điểm này,sau vụ Tổng Tấn Công Mậu Thân của Cộngsản (đầu năm 1968), cũng là lúcchính phủ Hoa Kỳ của Tổng Thống Johnsonbắt đầu thay đổi cái nhìncủa họ về Chiến tranh Việt Nam.  Họ không còn tintưởng có thể thắngđược nữa.  Bộ Trưởng QuốcPhòng McNamara từ chức vàđược Clark Clifford thay thế.  Tướng Westmoreland cũngkhông còn giữ chức Tư Lệnh MACVnữa và được gọi vềMỹ.  Ngày 31-3-1968,Tổng Thống Johnson tuyên bố ngưng một phầnchiến dịch oanh tạc Bắc Việt vàsẽ không ra tranh cử Tổng Thống nữa,đồng thời mời Bắc Việttiến hành thương thuyết để chấmdứt chiến tranh. Nói tóm lại: Hoa Kỳ đơn phươngquyết định xuống thang chiến tranh.  Bắc Việt chấpnhận lời mời của Tổng ThốngJohnson và hai bên bắt đầu thươngthuyết tại Paris, Pháp, từ ngày 13-5-1968.35Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết vềthái độ, lập trường và quyếtđịnh của Tổng Thống Thiệu về vấnđề này trong mục Hòa Đàm Paris.  Về việc bầu cửTổng Thống Hoa Kỳ của năm 1968, ứngcử viên đại diện Đảng Dân Chủlà Phó Tổng Thống Hubert H. Humphrey chủtrương hòa bình trong đườnglối tranh cử của ông. Ứng cử viên đại điệnĐảng Cộng Hòa là cựu PhóTổng Thống (thời Tổng Thống Dwight D.Eisenhower, 1953-1961) Richard M. Nixon, một chính khách HoaKỳ nổi tiếng chống Cộng cứngrắn.  Tổng ThốngThiệu, trong cuộc bầu cử này, đãcó một quyết định vô cùng táobạo có thể mang lại hậu quả nghiêmtrọng đối với mối quan hệViệt-Mỹ.   Đánglý ra, ông phải ủng hộ ông Humphrey, đạidiện Đảng Dân Chủ đang cầm quyềnvà đang hết lòng yểm trợ VNCH trong cuộcchiến, nhưng vì e ngại lập trườnghòa bình của ông Humphrey, ông quyết địnhtìm cách ủng hộ ông Nixon làngười mà ông tin là hiểu rõ,chống Cộng sản quyết liệt, và vìvậy sẽ tiếp tục tích cực giúpđở VNCH trong cuộc chiến.  Tuy việc ủng hộ nàykhông được làm công khai, đây vẫnlà một hành động trở mặttrắng trợn, gây bất mãn rấtlớn với chính phủ Johnson.  Và ông thành công: giúpđược ông Nixon thắng ông Humphrey trong gangtấc (Nixon: 31.770.237 phiếu; Humphrey: 31,270.533 phiếu) 36Mối quan hệ đặc biệt giữa haivị Tổng Thống Việt-Mỹ bắt nguồntừ đó và phần nào khiến choTổng Thống Nixon cương quyết không chấpnhận điều kiện hòa đàm của pheCộng sản là phải lật đổ chínhquyền Nguyễn Văn Thiệu. Ông viết trong hồi ký của ông như sau,ở trang 348: “…and I would not agree to any terms thatrequired or amounted to our overthrow of President Thieu.” 37 (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “…và tôi sẽ khôngđồng ý với những điềukiện đòi hỏi hay đưa đến việcchúng ta lật đổ Tổng Thống Thiệu”).  Mối quan hệđặc biệt này tiếp diễn mãi chođến những năm cuối của cuộcchiến, qua những bức mật thư màhai ông trao đổi với nhau, nhứt là trong suốt thời gianHòa Đàm cho đến khi Hiệp ĐịnhParis được ký kết.  Trong thời gian nàyđã có 2 cuộc gặp gở chínhthức của hai ông: tại đảo Midway vàongày 8-6-1969, và tại San Clemente, California vàongày 2-4-1973.  Lầngặp gở tại Midway là đểchính thức công bố việc Hoa Kỳbắt đầu rút quân ra khỏi Việt Namvà chuyển giao trách nhiệm chánh trong cuộcchiến cho QLVNCH, thường đượcgọi dưới tên “Việt Nam hóa chiến tranh”(Vietnamization of the War).  Lầngặp gở tại San Clemente là sau khi HiệpĐịnh Paris đã được kýkết, nhằm khẳng định Hoa Kỳvẫn tiếp tục ủng hộ VNCH.  Đáng tiếc, vì vụWatergate, Tổng Thống Nixon phải từ chức.  Phó Tổng Thống Gerald Fordlên thay, vì chưa hề được dân bầu,không có đủ uy quyền, lại bị ápchế bởi một Quốc Hội với đasố dân chủ, đã không thể tiếp tụcủng hộ VNCH trong cuộc chiến nữa, vàkết quả đưa đến sự sụpđổ của VNCH vào ngày 30-4-1975.

          Kết luận chomục Quan Hệ Việt-Mỹ: Tuy không phải hoàn toàn êm xuôi,Tổng Thống Thiệu đã duy trìđược một mối quan hệ Việt-Mỹtương đối tốt đẹp cho đếncuối năm 1974.  Điểm C.   

Hòa Đàm Paris

          Như đãtrình bày bên trên, Hoa Kỳ và Bắc Việtđã chính thức khởi sựthương thuyết công khai tại Paris, Pháp,từ ngày 13-5-1968. Vì là đàm phán công khai, hai bên khôngthể tạo được thỏa hiệp nênhoàn toàn không có kết quả chi cả.  Do đó hai bên đồngý chấm dứt họp công khai và bắtđầu họp kín từ ngày 26-6-1968.  Tại phiên họp ngày19-8-1968, Phó Trưởng Đoàn Hoa Kỳ CyrusVance lần đầu tiên đề nghị là nênmở rộng thành phần tham dự hòađàm bằng cách mời cả 2 phe VNCHvà Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam(MTGPMN) tham gia. Phó Trưởng ĐoànBắc Việt Hà Văn Lâu đồng ý xemxét đề nghị này. Tổng Thống Thiệu không đồng ývề việc này vì ông cho rằng làmnhư vậy là công khai và chính thức côngnhận MTGPMN như một thực thể chínhtrị tại Miền Nam, nhưng vào lúcđó ông không chính thức thông báosự phản đối này của ông cho Chínhphủ Hoa Kỳ biết, vì ông tin rằngBắc Việt sẽ không chấp nhận đềnghị mở rộng hòa đàm vìBắc Việt không công nhận chính quyền VNCH.38  Quả đúng như nhậnxét của Tổng Thống Thiệu, BắcViệt không chấp nhận đề nghị đó.  Hai tháng sau, vào tháng10-1968, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳđi vào giai đoạn cuối (ngày bầucử là 5-11-1968) rất quyết liệtgiữa 2 ứng cử viên Humphrey củaĐảng Dân Chủ và Nixon của ĐảngCộng Hòa.  Cáccuộc thăm dò ý kiến cử triđều cho thấy là khoảng cách giữa2 ứng cử viên ngày càng hẹp lạivới sự ủng hộ của dân chúngdành cho ông Humphrey đang càng ngày càngtăng lên và ông Humphrey có thể sẽthắng.  Phe Cộngsản rất muốn ông Humphrey thắng vì lậptrường hòa bình của ông cólợi cho họ.  Quay 180độ, tại phiên họp ngày 26-10-1968, đạidiện Bắc Việt Xuân Thủy tuyên bố chấpnhận đề nghị hòa đàm 4 phe củaHoa Kỳ, coi như đó là mộtnhượng bộ của ho, và, dĩ nhiên,họ cũng mong đợi một nhượngbộ từ phía Hoa Kỳ. Chính phủ Johnson vui mừng chớp ngaythời cơ.  Đạisứ Hoa Kỳ tại VNCH, ông Ellsworth Bunkerđược lệnh ráo riết vậnđộng Tổng Thống Thiệu đồng ýký tên vào Thông Cáo Chung Việt Mỹ vềviệc ngưng oanh tạc Bắc Việt (màTổng Thống Johnson sẽ tuyên đọc vàotối ngày 31-10-1968) và cử ngay pháiđoàn VNCH sang Paris để tham gia HòaĐàm.  Ông Thiệuđông ý với các đề nghị đócủa Hoa Kỳ.  Ngày30-10-1968, đại diện Hoa Kỳ ông Harriman báo choXuân Thủy biết trước là vào tốingày hôm sau, 31-10-1968, vào khoảng 7 hay 8 giờtối giờ Washington, Tổng Thống Johnson sẽtuyên bố ngưng toàn bộ chiến dịch oanhtạc Bắc Việt. Với diễn tiến này chắcchắn ông Humphrey sẽ thắng trong cuộcbầu cử 5 ngày sau đó.   Nhưng rồi mọi việcđã không diễn ra theo kế hoạch đã thôngqua giữa 2 chính phủ Việt-Mỹ.  Cũng trong ngày 30-10-1968đó, Tổng Thống Thiệu quay 180 độ,báo cho phía Hoa Kỳ biết là ông từchối không ký vào Thông Cáo Chung đóvà cũng từ chối luôn việc cửphái đoàn VNCH sang Paris vào ngày 6-11-1968như đã thỏa thuận. Tối ngày 31-10-1968, Tổng Thống đànhphải đơn phương tuyên bố ngưng oanhtạc Bắc Việt. Nhưng vì sẽ không có sự thamdự của phái đoàn VNCH, HòaĐàm Paris coi như bị khựng lại,chẳng giúp ích được gì choứng cử viên của Đảng Dân Chủ.  Năm ngày sau, ông Humphreyđã thất cử. Ông Nixon thắng cử với mộtsố lượng phiếu rất thấp, không tới1% của tổng số phiếu dân bầu.  Việc gì đã xảyra khiến cho Tổng Thống Thiệu thay đổilập trường vào giờ chót vàgiúp cho ông Nixon thắng cử như vậy?   Trong cuốn hồi kýcủa ông, tác giả Bùi Diễm, Đạisứ VNCH tại Hoa Kỳ lúc đó, viếtnhư sau: “Bốn giờ sáng ngày 30 tháng 10, nghetiếng chuông điện thoại, tôi choàng dậythì ở đầu dây, anh Hoàng ĐứcNhã, bí thư của ông Thiệu, gọi từSài Gòn cho biết là chính phủ đangxét lại việc ông Thiệu cùng kývới Tổng Thống Johnson vào bản thông caochung, như đã được thỏa thuậnvới ông Bunker.  Lý dochính là từ Ba Lê đại sứPhạm Đăng Lâm cho biết là hai ông Harriman vàVance không bảo đảm được điềukhoản Bắc Việt sẽ thực sựvà trực tiếp đàm phán vớiViệt Nam vì “Hoa Kỳ không có cách nàobắt buộc được Bắc Việtlàm việc đó.” Được tin này, ông Thiệu đãtriệu hồi ngay ông Lâm về nước đểtham khảo ý kiến.” 39 Đó là lý chính thứcmà phía VNCH đưa ra để giải thíchviệc thay đổi lập trường vềHòa Đàm Paris vào phút chót.   Phía Hoa Kỳ thìChính phủ Johnson hoàn toàn không tin câu chuyện đó.   Tổng Thống Johnson, trongcuốn hồi ký của ông, đã ghi lại về việc này như sau: “Ibelieve Thieu and his colleagues were eager to get on good terms with what theythought would be the new administration. I had reason to believe they had been urged to delay going to the Parismeetings and promised they would get a better deal from a Nixon administrationthan from Humphrey.  I had no reason tothink that the Republican candidate Nixon was himself involved in thismaneuvering, but a few individuals active in his campaign were.” 40(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tôi tin rằng ông Thiệuvà các người cộng sự của ôngta rất muốn có quan hệ tốt vớicái mà họ nghĩ sẽ là chínhquyền mới của Hoa Kỳ.  Tôicó lý do để tin rằng họ đãbị xúi dục chậm tham dự các phiênhọp ở Paris và đã đượchứa hẹn sẽ được lợihơn với một chính quyền Nixon hơnlà Humphrey.  Tôi không cólý do gì để nghĩ rằng ứngcử viên Cộng Hòa Nixon có dính líuđến vụ dàn xếp chính trị này,nhưng một vài cá nhân trong bộ máy tranhcử của ông ấy chắc chắn làcó dính líu”).  KhiTổng Thống Johnson nói “tôi có lý do để tin”là ông nói thật và nói một cáchlịch sự.  Vìquả thật chính ông đã ra lệnh cho 2 cơquan an ninh của Hoa Kỳ là CIA (Central Intelligence Agency =Cơ quan Trung Ương Tình Báo) và FBI (FereralBureau of Investigation = Cơ Quan Điều Tra Liên Bang) theodõi, ngay cả nghe lén điện thoại, củaĐại sứ VNCH Bùi Diễm, cũng nhưcác công điện gửi về VN từTòa Đại sứ. Mọi việc bắt đầu từbuổi gặp gở vào ngày 12-7-1968của Đại sứ Bùi Diễm vớiứng cử viên của Đảng CộngHòa Richard Nixon tại Khách sạn Pierre ở NewYork do bà Anna Chennault giới thiệu.  Bà Anna Chennault, gốc Trung Hoa,là góa phụ của Tướng Không Quân HoaKỳ Claire Chennault, tư lệnh nổi danh của KhôngĐoàn Phi Hổ (Flying Tigers) thời ĐệNhị Thế Chiến. Bà là một thành viên quan trọng trongủy ban vận động tranh cử của ôngNixon.  Sau cuộc gặpgở ngày 12-7 đó, bà trởthành người liên lạc giữangười của ông Nixon và Đại sứBùi Diễm.  CIA và FBIđã nghe lén tất cả những liên lạcđiện thoại giữa bà và Đạisứ Bùi Diễm. Trong cuốn hối ký của ông, Đạisứ Bùi Diễm cũng xác nhận nhưsau: “Sựthực thì điều làm tôi thắcmắc hơn cả là từ đâu màmột phần nội dung của những mậtđiện của tôi bị thất thoát ra ngoài,nhưng thắc mắc bao nhiêu chăng nữa,tôi cũng không thể nào ngờđược rằng cả hai cơ quan CIAvà FBI đều được lệnh theo dõinhững hoạt động của tôi.” 41 Mặcdù nắm được một sốbằng chứng trong tay, Tổng Thống Johnsonquyết định bỏ qua toàn bộ vụviệc vì việc theo dõi, nghe lén điệnthoại, và đánh cắp công điệnmật của Tòa đại sứ mộtnước đồng minh như thế vừa bấthợp pháp vừa không có lợi cho uytín chính trị và ngoại giao của HoaKỳ.  Khi mọi việcđã xong, với ông Nixon đã là Tổng Thốngđắc cử của Hoa Kỳ, ngày 7-12-1968,Tổng Thống Thiệu đã chính chínhthức cử một phái đoàn VNCH dochính Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳcầm đầu sang Paris dự Hòa Đàm.42

          Qua sự việcvừa kể trên, chúng ta có một nhậnđịnh về con người của TổngThống Thiệu.  Ông không coingười Mỹ là một Đồng Minhtuyệt đối đáng tin cậy trong HòaĐàm Paris.  Ông thậtsự là một người yêunước, dám chống lại nhữnghành động hay việc làm củangười Mỹ nếu có hại cho VNCH, vàdứt khoát không phải là một “yes-man”như người Mỹ mong đợi.  Chính ông Kissinger cũng côngnhận điều này. Ông viết như sau trong cuốn hồi kýcủa mình, ở 2 trang 1324-1325: “Thieu was a patriot and a highlyintelligent man… But the imperatives on him were almost diametrically theopposite of ours… Our goal was honor; we could (as the phrase went) run a riskfor peace.  But Thieu’s problem wassurvival; he and his people would be left indefinitely after we departed; hehad no margin for error.”  (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Ông Thiệu là mộtngười yêu nước và là mộtngười rất thông minh… Nhưng nhữngchuyện tối cần thiết của ông gần nhưlà đối nghịch với nhữngchuyện tối cấn thiết của chúng tôi…Mục tiêu của chúng tôi là danh dự;chúng tôi (như người ta thườngnói) có thể liều với hòabình.  Nhưng vấnđề của ông Thiệu là việc sốngcòn; ông và nhân dân của ông sẽ bị bỏmặc sau khi chúng tôi ra đi; ông không có thểsai lầm”).43 Chúngta sẽ còn chứng kiến khía cạnhnày của con người Tổng ThốngThiệu nhiều lần nữa, đặcbiệt là việc ông từ chối không kýHiệp Định Paris trong tháng 10-1972.

          Việc Tổng Thống Thiệu không tintưởng hoàn toàn vào Đồng Minh HoaKỳ trong Hòa Đàm Paris có lý do rấtchính đáng.  Quacác báo cáo định kỳ của Đạisứ Bùi Điễm, Tổng Thống Thiệuđã biết rất rõ là Hoa Kỳ đãthay đổi chính sách và quyết địnhbằng mọi giá phải thương thuyếtđể có thể rút quân.  Hoa Kỳ đã đơnphương xuống thang trong những điềukiện căn bản về hòa đàm như sau: 44

      Trongvăn thư gửi cho Hồ Chí Minh ngày8-2-1967: Hoa Kỳ sẽ ngưng oanh tạc BắcViệt nếu Hà Nội ngưng xâm nhập quânvào Miền Nam; và Hoa Kỳ sẽ rút quânnếu Bắc Việt cũng rút quân về.  Hồ Chí Minh bác bỏ.

      Trongtuyên bố tại San Antonio, Texas, ngày 29-9-1967: Hoa Kỳsẳn sàng ngưng oanh tạc Bắc Việtnếu việc này có thể nhanh chóngđưa đến thảo luận nghiêm chỉnh vànếu Hà Nội “không lợi dụng” việcngưng oanh tạc này.  MaiVăn Bộ, đại diện của Hà Nộitại Paris vẫn bác bỏ, và chủtrương việc ngưng oanh tạc Bắc Việtlà “vô điều kiện.”

      Trongtuyên bố ngày 31-3-1968, Tổng Thống Johnsonđơn phương và vô điều kiệnngưng oanh tạc Bắc Việt ở phíaBắc của vĩ tuyến 20.  Hà Nội đồng ýđàm phán và hai phe bắt đầuhọp tại Paris, Pháp, từ ngày 13-5-1968

      Trongtuyên bố ngày 31-10-1968, Tổng Thống Johnson ra lệnhngưng hoàn toàn việc oanh tạc BắcViệt, và đồng ý mở rộng HòaĐàm Paris để có cả sự hiệndiện của VNCH và MTGPMN

Sau khi ôngNixon trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ, thay ôngJohnson, cách làm của Hoa Kỳ có thề thayđổi nhưng mục tiêu thì không: vẫn làkhông tham chiến nữa (disengagement), có nghĩalà, dù cho VNCH có muốn và đồngý hay không, Hoa Kỳ cũng sẽ rút quân, vàtiến tới ký kết với BắcViệt để hoàn tất việc rút quânvà đem tù binh về. Điều kiện căn bản về hòađàm mà chính Hoa Kỳ đặt ra ngaytừ đầu, Bắc Việt phảingưng đưa quân xâm nhập vào Miền Nam vàrút quân về, đã bị bỏ qua mộtbên, và sẽ không được đề cậpđến nữa.  Trênthực tế, Hoa Kỳ đã tiến hànhrút quân từ sau Hội Nghị ThượngĐĩnh Midway giữa Tổng Thống Nixon vàTổng Thống Thiệu vào ngày 8-6-1969, vàđến cuối năm 1971, quân số Hoa Kỳ tạiVNCH đã giảm từ 536.100 (1968) xuốngcòn có 156.800.45 Vì Hòa ĐàmParis không tiến triển, Tổng Thống Nixon quyếtđịnh cử Tiến sĩ Henry Kissinger, CốVấn An Ninh Quốc Gia của ông, tiến hành mậtđàm với Lê Đức Thọ. Sau khichuyển sang mật đàm tay đôi giữaKissinger và Lê Đức Thọ từ ngày21-2-1970, phía VNCH không còn biết rõđược những gì xảy ranữa.  Trên thựctế, Kissinger không những đi từnhượng bộ này đến nhượngbộ khác về các vấn đề quânsự (rút quân) mà còn tự độngcho mình cái quyền thảo luận vớiBắc Việt cả những vấn đềchính trị của VNCH.  Trên nguyên tắc, Hoa kỳ phải luôn luôn thôngbáo và tham khảo chính phủ VNCH vềnhững diễn tiến của Hòa ĐàmParis, trên thực tế, Kissinger chỉ thông báo chochính phủ VNCH những gì ông muốn thôngbáo, và lờ đi những chuyệnkhác, đặc biệt là nhữngnhượng bộ của ông tại mậtđàm với Lê Đức Thọ.  Phần Bắc Việt,vì biết quá rõ mong muốn sớm rútquân và kết thúc cuộc chiến của HoaKỳ, nên không chịu nhượng bộ gìcả, cố tình kéo dài thươngthuyết, và chuẩn bị cho cuộc Tổng TấnCông vào cuối tháng 3-1972 để tăng thêmthế mạnh của họ tại hòađàm.  Do đóHòa Đàm Paris đã dậm chân tại chổtrong suốt gần 4 năm. Trong thời gian này, Hoa Kỳ tíchcực tìm cách tiếp cận Trung Quốc.  Tháng 7-1971, Kissinger bímật sang Bắc Kinh để chuẩn bị chochuyến viếng thăm chính thức Trung Quốccủa Tổng Thống Nixon vào tháng 2-1972.  Sang tháng 5-1972, cũng dodàn xếp của Kissinger, Nixon sang Moscow họpthượng đĩnh với Brezhnev, TổngBí Thư của Đảng Cộng sản Liên Xô.  Bắc Việt rất lolắng các với biến cố này vìhọ không biết Hoa Kỳ có ký kết mậtước gì với Trung Quốc và Liên Xôhay không, đặc biệt là với TrungQuốc (họ vẫn còn nhớ đãtừng bị Trung Quốc đâm sau lưng trongHội Nghị Genève 1954). Sau khi thất bạihoàn toàn trong cuộc Tổng Tấn Công năm 1972,và trước viễn ảnh Tổng ThốngNixon sẽ được tái cử, nghĩalà họ sẽ còn phải tiếp tụcđương đầu với Tổng Thống Nixonthêm 4 năm nữa, cùng với những loâu về tác động có thể có củamối quan hệ Mỹ-Hoa vừa hình thành,Bắc Việt đã quyết định tạmthời hài lòng với những gìđã đạt được trong mậtđàm và tỏ ra chiều hướngmuốn sớm ký kết với Kissingertrước khi bầu cử Tổng ThốngMỹ diễn ra vào đầu tháng 11-1972.  Kết quả là đãdiễn ra rất nhiều phiên họp rất tíchcực trong các tháng giữa năm 1972,và lập trường thương thuyếtgiữa Bắc Việt và Hoa Kỳ đãtiến đến gần nhau rất nhiều vớimột số nhượng bộ từ phíaBắc Việt.  Trongcuốn hồi ký của ông, Kissinger ghi lại nhưsau ở trang 1318: “After three meetings, then, there had beensignificant movement, entirely by Hanoi; it was moving in the right directionbut not at a pace that would keep it from reversing course later.  Hanoi had given up the demand for Thieu’simmediate removal.  It had agreed tonegotiating forums in which the Saigon government would parricipate, thus in asense recognizing its legitimacy. It had abandoned the absurd demand for an unconditional deadline forthe withdrawal of American forces.  Theproposed coalition government, heretofore a transparent front for a Communisttakeover, had been reduced to a fifty-fifty split of power.”46(Xin tạm dịch sang Việt ngữ nhưsau: “Kế đó, sau baphiên họp, đã có biến chuyển quantrọng, hoàn toàn do phía Hà Nội; họđã đi đúng hướng nhưng khôngphải với một tốc độ có thểgiúp họ quay ngược lạiđược.  HàNội đã từ bỏ yêu cầu phảiloại bỏ Thiệu ngay. Họ đã đồng ý thươngthuyết về các diễn đàn mà chínhphủ Sài Gòn sẽ tham gia, và như vậycó nghĩa là họ công nhận tính chínhthống của chính phủ này.  Họ đã từ bỏcái đòi hỏi vô lý về thờihạn chót vô điều kiện cho việc rútquân của Hoa Kỳ.  Cáichính phủ liên hiệp mà họ đềnghị, cho tới lúc đó chỉ làmột cái bình phong quá rõ ràng choviệc chiếm quyền của Cộng sản,đã được giảm xuống thànhmột sự chia quyền 50-50”).  Ngày 17-8-1972, Kissingerđến Sài Gòn để trình bày vàthảo luận với Chính phủ VNCH vềnhững tiến triển này.  Trọng tâm của việcthương thuyết bây giờ không còn làvề mặt quân sư nữa (vấn đềMỹ rút quân) vì Hoa Kỳ đã rútgần hết quân về rồi (vào tháng 8-1972, Hoakỳ chỉ còn lại khoảng 27.000 quân tại VNCH,chỉ hơn phân nữa số 50.000 quân Mỹđóng tại Nam Hàn từ sau năm 1953),mà ngiêng nặng về các vấn đềchính trị của VNCH.   Kissinger trình Tổng Thiệu một bảnđề nghị mà ông sẽ công bố vàthảo luận với phe Bắc Việt trong phiênhọp sắp tới với Lê Đức Thọvào ngày 15-9-1972.  Về mặt quân sự, Hoa kỳ dờithời hạn chót để rút hết quântừ 4 tháng xuống còn 3 tháng.  Về chính trị, Hoa Kỳtiếp tục bác bỏ đề nghị thànhlập chính phủ liên hiệp của BắcViệt, nhưng sẽ đề nghị một ủy banhỗn hợp ba thành phần để tổchức bầu cử.  Trong khi trình bày bản đề nghị này,Kissinger dùng luận cứ là cần phảilàm như vậy để giúp Tổng ThốngNixon có thể thắng cử vào tháng11.  Đây là mộtluận cứ không trung thực vì TổngThống Nixon không cần điều này trongcược bầu cử tổng thống năm1972.    Trong cuốn hồiký của ông, Tổng Thống Nixon viết như sau: “Theopinion polls confirmed my own intuition that, in terms of voter support, myhandling of the war was generally viewed as a positive issue for me and anegative one for McGovern, who was perceived as weal and favoringsurrender.  Therefore any settlement thatwas hastily completed in time for the election would look cynical and suspicious… I am inclined to think that the better bargaining time for us would beimmediately after the election rather than before.” 47 (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Các cuộc thăm dòdư luận đều khẳng địnhtrực giác của tôi rằng, vềmặt ủng hộ của cử tri, cáchđiều hành cuộc chiến của tôi phầnlớn được xem là một yếutố tích cực đối với tôi vàtiêu cực đối với ông McGovern,người bị xem như là yếu vàchủ trương đầu hàng.  Do đó bất cứthỏa thuận nào hoàn tất một cáchvội vả cho kịp trước bầu cửsẽ bi xem là ích kỷ và đáng nghi ngờ.…  Tôi nghĩ rằngthời điểm tốt hơn đểthương thuyết là ngay sau bầu cửhơn là trước bầu cử”).  Ngày hôm sau, 18-8-1972, TổngThống đưa cho Kissinger một văn thư 4 tranggồm hơn 20 đề nghị sửa đổiđối với bản đề nghị của HoaKỳ, trong đó có 2 điều quan trọnglà : 1) yêu cầu thay cụm từ “standstill cease-fire= ngưng bắn tại chổ” bằng cụmtừ “general cease-fire = ngưng bắn tổngquát”; và, 2) phản đối việc thànhlập Ủy Ban Hòa Giải Dân Tộc (UBHGDT) gồm 3thành phần (the tripartite Committee of National Reconciliation),với lý do điều này sẽ tạo ra nghingờ đối với nhân dân Miền Nam.  Tổng Thống Thiệu cũngcho Kissinger biết là ông cần thời gianđể suy nghĩ và chuẩn bị vềmặt tâm lý và chính trị đốivới đề nghị của Hoa Kỳ.   Trong cuốn hồi ký vềHòa Đàm Paris của ông, tác giả NguyễnPhú Đức, Phụ Tá ĐặcBiệt của Tổng Thống Thiệu, cómặt tại buổi họp này, đã ghilại như sau: “In Saigon, at the end of the 18 Augustsession, President Thieu told Kissinger: We need time to think about it.  We are not prepared psychologically andpolitically on your proposal.” 48  (Xin tạm dịch sang Việtngữ như sau: “TạiSài Gòn, vào cuối phiên họp ngày 18Tháng 8, Tổng Thống Thiệu bảo Kissinger:Chúng tôi cần thời gian để suy nghĩvề chuyện này. Chúng tôi chưa chuẩn bị về mặttâm lý và chính trị đối vớiđề nghị của ông”). Sau khi Kissinger rời Sài Gòn, TổngThống đã triệu tập một phiên họpđặc biệt của Hội Đồng An NinhQuốc Gia gồm Tổng Thống, Phó TổngThống Trần Văn Hương, ThủTướng Trần Thiện Khiêm, các ông NguyễnPhú Đức và Hoàng ĐứcNhã để duyệt xét từng điểmtrong đề nghị của Kissinger.  Sau khi thảo luận,những nguyên tắc chỉ đạo sau đâyvề thương thuyết tại hòa đàm Parisđược thiết lập:  

      “Diễnđàn” giữa Washington và Hà Nội khôngcó thẩm quyền “giải quyết” các vấnđề giữa Chính phủ VNCH và MTGPMN,như Kissinger đề nghị.

      HàNội không có quyền can thiệp vào cácvấn đề chính trị của VNCH.  Hiệp Định Genève 1954công nhận VN bị chia thành 2 nước phâncách bởi Vùng Phi Quân Sự.  Trong khi chờ đợithống nhứt, Chính phủ VNCH không có ýđịnh thương thuyết để thay đổichế độ chính trị của MiềnBắc.  Ngượclại, Hà Nội cũng không thể đòihỏi một sự thay đổi chế độchính trị ở Miền Nam.

      HiếnPháp của VNCH, đã được thông quabởi Quốc Hội dân cử của nhân dânMiền Nam, phải được tôn trọng nhưTổng Thiệu đã tuyên thệ bảo vệnó.

      Mộtcuộc trưng cầu dân ý có thểđược tổ chức theo đúngHiến Pháp.  Việctổ chức trưng cầu dân ý có thể doỦBHGDT thực hiện, thay vì do Tối CaoPháp Viện như đòi hỏi của HiếnPháp, để có thể bảo đãmsự công bằng. Nhưng sau cuộc trưng cầu dân ý, UBHGDTphải được giải tán, chứ khôngđược tiếp tục ở lạiđể sửa đổi Hiến Pháp.  Chính phủ VNCH, sau cuộctrưng cầu dân ý, có thể chấp nhậnsự tham gia Chính phủ của các thànhviên MTGPMN theo tỷ lệ phiếu của họ,với điều kiện họ phải công nhậnHiến Pháp.

      NếuTổng Thống Thiệu chấp nhận từchức trước khi bầu cử đểbảo đảm cuộc bầu cửđược công bằng thì Phó TổngThống Trần Văn Hương không có lý dogì cũng phải từ chức vì làmnhư thế là xóa bỏ ngành Hành Phápcủa chính phủ VNCH.

Lậptrường của VNCH về Hòa Đàm Paris,dựa trên các nguyên tắc chỉ đạovừa kể trên, đã đượctrình bày trong một văn thư giao cho Đạisứ Bunker vào ngày 28-8-1972 để kịpchuyển giao cho Tổng Thống Nixon và Kissinger tạiphiên họp của họ tại Honolulu, Hawai vàongày 30-8-1972.49 Kissinger, do đó, không thểbảo là không biết rõ lập trườngcủa VNCH về Hòa Đàm Paris.  Trong cuốn hồi ký củaông, Kissinger ghi lại như sau: “I left Saigon with a false sense of havingreached a meeting of the minds.  Thieuand I had decided that we would settle the few remaining disagreements over ourdraft proposal by exchanging messages through Bunker.  There were plenty of time – nearly four weeksuntil my next meeting on September 15. Instead, Thieu enveloped himself in silence; we heard absolutely nothingfrom the Palace.” 50 (Xin tạm dịch sangViệt ngữ như sau: “Tôirời Sài Gòn với một cảmgiác sai lầm là đã có sựđồng ý với nhau. Ông Thiệu và tôi đã quyết địnhrằng chúng tôi sẽ giải quyết mộtvài bất đồng còn lại về dựthảo đề nghị của chúng tôi bằngcách trao đổi thông điệp cho nhau qua ôngBunker.  Thời gian cònnhiều – gần 4 tuần lễ trước khi tôicó phiên họp sắp tới vào ngày 15tháng 9.  Thay vì nhưvậy, ông Thiệu hoàn toàn im lặng;chúng tôi tuyệt đối không nhậnđược tin tức gì cả từDinh Độc Lập”).  Lờitường thuật trong hồi ký này làmột lời nói láo trắng trợn(cũng như những lời nói láokhác của Kissinger, như sau này chúng tađã biết được qua nhữngtài liệu đã giải mật của Chínhphủ Hoa Kỳ) vì làm sao Đại sứBunker có thể không chuyển giao văn thư ngày28-8-1972 của Chính phủ VNCH cho Tổng Thống Nixonvà ông Kissinger tại cuộc họp ở Honolulu,Hawaii, vào ngày 30-8-1972 được.  Sau đây là mộtbằng chứng không chối cảiđược là Hoa Kỳ có nhậnđược văn thư ngày 28-8 về lậptrường hòa đàm của Chính phủVNCH.  Trong cuốn hồiký của mình, ông Nguyễn Phú Đứcđã có ghi rõ như sau về cuộc họpvới Tướng Alexander Haig, phụ tácủa Kissinger vào ngày 2-10-1972 tại SàiGòn: “PRESIDENT THIEU: The GVN has put down its views in its memo of August28.  Has the US transmitted these viewsto the North Vietnamese?  HAIG: If wepresented these views, this would break up the talks, and this would endangerour long range possibility to support you.” 51 (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “TỔNG THỐNG THIỆU:Chính phủ VNCH đã trình bày quanđiểm của mình trong văn thư ngày 28tháng 8.  Hoa Kỳ có thông báocác quan điểm đó cho Bắc Việt haykhông?  HAIG: Nếu chúng tôitrình bày các quan điễm đó thìđiều đó sẽ phá vở hòađàm và gây nguy hại cho khả năng ủnghộ các ông về lâu về dài”).  Như vậy, trên thực tế, rõ ràng là Kissingerđã lờ đi, bỏ qua hoàn toànvăn thư ngày 28-8-1972 của Chính phủ VNCH,và vẫn tiếp tục thảo luận với LêĐức Thọ trên căn bản nhữngđề nghị của ông. Đúng như Tổng Thống Nixon đãnhận định về trạng thái tâm thầncủa Kissinger trong hồi ký của ông như sau: “…obsessed with the idea that there should be a negotiated settlement.” 52(xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “… bị ám ảnhvới ý nghĩ là phảiký cho được thỏa hiệp”),Kissinger thật sự mongmuốn, và sẳn sàng trả mọi giá,để ký kết cho được vớiBắc Việt trước ngày bầucử Tổng Thống Hoa Kỳ vào đầutháng 11-1972.  Và quảthật ông đã đạt đượcthỏa hiệp với Bắc Việt trong phiênhọp ngày 17-10-1972.  Ônglập tức thông báo cho Tổng Thống Nixonthời khóa biểu hoạt động của ôngtrong thời gian còn lại của tháng 10-1972như sau: 53

      Saungày 17-10, sang Sài Gòn 3 ngày đểtrình bày về thỏa hiệp vớiBắc Việt và đạt sự đồngthuận của Chính phủ VNCH

      Ngày22-10 đến Hà Nội để ký tắtHiệp Định với Bắc Việt

      Trởvề Washington để tuyên bố Thông Cáo Chung vềHiệp Định vào ngày 26-10

      Lệnhngưng bắn sẽ bắt đầu cóhiệu lực vào ngày 30-10 khi NgoạiTrưởng của các bên cùng ký tênvào Hiệp Định tại Paris

Nhưvậy, trên thực tế, Kissinger tin rằng,với việc sắp đặt của ông,mọi việc đã xong, VNCH sẽ dễ dàngđồng ý và chấp nhận bản HiệpĐịnh mà ông đã đạtđược với Bắc Việt tạiParis vì ông tin rằng đó là thỏahiệp tốt nhứt mà VNCH có thểđạt được. Nó gồm những điều khoảnchính như sau:

      Mộtcuộc ngưng bắn tại chổ

      HoaKỳ rút hết quân sau 60 ngày

      BắcViệt đồng ý không xâm nhập thêm quân vàoMiền Nam

      Traotrả tù binh của cả hai phía

      BắcViệt không đòi hỏi một chính phủ liênhiệp nữa; thay vào đó là mộtHĐHGDT gồm 3 thành phần để tổchức bầu cử

      BắcViệt không đòi hỏi Tổng Thống Thiệuphải từ chức nữa

Ôngđến Sài Gòn với tinh thần lạcquan đó.  Nhưng mọiviệc đã diễn ra không phải như ông mongđợi.  Hai pháiđoàn Hoa Kỳ và VNCH bắt đầuhọp từ ngày 19-10-1972. Việc đầu tiên Kissinger làm là trình choTổng Thống Thiệu lá thư riêng của TổngThống Nixon viết cho ông, với nội dung chínhlà khuyên Tổng Thống Thiệu chấp nhậnbản thỏa hiệp, trong đó có câu sau đây:“Ibelieve we have no reasonable alternative but to accept this agreement.” 54(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: Tôi tin rằng chúng ta khôngcó giải pháp nào hợp lý hơnlà chấp nhận bản thỏa hiệp này”).  Ông Thiệu đọc xong khôngbình luận gì cả và bắt đầuphiên họp ngay.

PhíaHoa Kỳ gồm có: Cố Vấn Kissinger, Đạisứ Bunker và phụ tá là ông CharlesWhitehouse, ông William Sullivan của Bộ Ngoại Giao, ôngWinston Lord của Hội Đồng An Ninh Quốc Giavà thông dịch viên David Engel. Phía VNCH gồm có: Tổng Thống Thiệu,Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, ThủTướng Trần Thiện Khiêm, NgoạiTrường Trần Văn Lắm, Phụ TáĐặc Biệt Nguyễn Phú Đức, ôngTrần Kim Phượng, Đại sứ VNCHtại Hoa Kỳ, ông Phạm Đăng Lâm,Trưởng Phái Đoàn VNCH tại HòaĐàm Paris, và ông Hoàng Đức Nhãvới tư cách thông dịch viên.  Sau khi nghe ông Kissinger trìnhbày về thỏa hiệp, phía VNCH đãđặt một số câu hỏi.  Cuối phiên họp TổngThống Thiệu bảo ông Kissinger là phía VNcần phải nghiên cứu kỷ lưởngbản thỏa hiệp.  Sángngày 21-10-1972, phía VNCH yêu cầu phía Hoa Kỳsửa lại bản thỏa hiệp tất cả 23chổ trong văn bản. Một phiên họp tại Dinh Độc Lậpđể thảo luận về 23 điểm nàyđược ấn định vào lúc 2giờ chiều.  Sauđó phiên họp được phía VNCHdời lại đến 5 giờ chiều màkhông cho biết lý do. Đến 5 giờ cũng không thấyđộng tịnh gì về phía VNCH cả.  Đại sứ Bunkr gọiđiện thoại vào Dinh Độc Lập thìđược báo cho biết là TổngThống Thiệu đang bận họp Hội ĐồngNội Các.  Nữatiếng đồng hồ sau, ông Hoàng ĐứcNhã gọi điện thoại đến báo chophái đoàn Mỹ biết buổi họpđã được dời lại 8giờ sáng hôm sau và sau đó cúpmày, không một lời giải thích.  Ngày hôm sau, ChúaNhựt, 22-10-1972, lúc 8 giờ sáng, trong phiênhọp chỉ có 4 người, Tổng ThốngThiệu và ông Hoàng Đức Nhã mộtbên, và Kssinger và Đại sứ Bunker mộtbên, Tổng Thống Thiệu cho biết ông khôngđồng ý rất nhiều điểm trong thỏahiệp, nhưng quan trọng nhứt là 2 chuyệnsau đây: 1) Bắc Việt không rút quân; và 2)Thành phần và hoạt động củaHĐHGDT.   Ông cũng chobiết ông cần tham khảo Quốc Hội vàchờ đợi báo cáo của cáccố vấn của ông về phản ứng củaHoa kỳ đối với 23 điểm màphía VNCH đã đề nghị sửalại.  Và hẹngặp lại Kissinger vào 5 giờ chiềuđể trả lời dứt khoát vềbản thỏa hiệp. Tại buổi họp lúc 5 giờ chiều,với thành phần giống như vào buổisáng, Tổng Thống Thiệu, nói bằngtiếng Việt và ông Hoàng Đức Nhãdịch sang tiếng Anh, dứt khoát từchối không ký thỏa hiệp.  Trong hồi ký củamình, Kissinger ghi lại là trong lúc trìnhbày, cả hai ông Thiệu và ông Nhã cólúc bật khóc.55 Mặc dù thất bại hoàn toàn trongviệc thuyết phục Tổng Thống Thiệu,Kissinger vẫn giữ dự định ra HàNội để ký tắt thỏa hiệpvới Bắc Việt, nhưng Tổng ThốngNixon không đồng ý 56 và ra lệnh choông phải quay về Mỹ ngay. Kissinger trở về Hoa Kỳ ngày 23-10-1972.  Trước khi rờiSài Gòn, Kissinger đã đến Dinh ĐộcLập gặp Tổng Thống một lần chótvào buổi sáng.  Phiênhọp này diễn ra nhẹ nhàng hơn rấtnhiều, nhưng Tổng Thống Thiệu vẫnkhẳng định 3 điều: 1) BắcViệt phải rút quân; 2) Khu Phi Quân Sự phảiđược tôn trọng; và 3) Thành phầncủa HĐHGDT phải được quyếtđịnh dựa trên kết quả của mộtcuộc trưng cầu dân ý. Kissinger hứa sẽ cố gắngthương thuyết trở lại vớiBắc Việt những điểm này.  Chiều hôm đó TổngThống Thiệu ra trước lưỡngviện Quốc Hội, đọc một bài diễnvăn (có trực tiếp truyền hình cho cảnước), trình bày mọi việc vàđược Quốc Hội hoan hô và ủnghộ rất mạnh.  PhụTá Đặc Biệt Nguyễn PhúĐức đề nghị và Tổng ThốngThiệu đồng ý thực hiện: cửcác cố vấn của ông đi trình bàyvà giải thích quyết định củaChính phủ VNCH cho các nước bạnvà đồng minh trong vùng để tranh thủsự đồng tình và ủng hộ củahọ đối với lập trườngcủa VNCH về vấn đề hòa đàm.  Phụ Tá Nguyễn PhúĐức đi các nước Cam Bốt,Lào, Thái Lan, và Indonêxia. Đại sứ Trần Kim Phượngđi các nước Singapore, Mả Lai Á,Úc, và Tân Tây Lan. Đại sứ Phạm Đăng Lâm đicác nước Phi Luật Tân, Đại Hàn,và Nhật Bản.57

Vềphía Bắc Việt, tức giận vìKissinger không ra Hà Nội để ký kếtthỏa hiệp như hai bên đã thỏa thuận,vào ngày 25-10-1972, đã đơn phươngcông bố toàn bộ bản thỏa hiệp mà haibên đã đồng ý trước khi Kissingerđến Sài Gòn, nhằm gây bối rốivà mất mặt cho Hoa Kỳ.  Kissinger phải họp báo ngayngày hôm sau, 26-10-1972, để trả lời choHà Nội là phía Hoa Kỳ vẫn tôn trọngbản thỏa hiệp đã ký kết, vàtrong dịp này, ông đã phát biểu cáicâu nổi tiếng là “Peace is at hand.” (Hòa bình trong tầm tay).  Ông cũng đề nghị haibên trở lại bàn hội nghị đểthảo luận những đề nghị sửađổi của VNCH.  Ngày 4-11-1972, 3 ngày trước ngàybầu cử tổng thống của Hoa Kỳ,Bắc Việt đồng ý sẽ trởlại bàn hội nghị vào ngày 14-11-1972.

Ngày7-11-1972, Tổng Thống Nixon đã táiđắc cử nhiệm kỳ 2 vớimột đa số rất lớn (theo ngữvựng chính trị của Hoa Kỳ, đây làmột landslide victory ; phiếu dân bầu (popular vote):Nixon được 47.168.710 phiếu (60.7%), McGovernđược 29.173.222 (37.5%); phiếu cử triđoàn (electoral vote): Nixon được 520phiếu, McGovern chỉ được 17 phiếu,vì Nixon thắng tại tất cả 49 tiểubang, McGovern chỉ thắng ở 1 tiểu bang duynhứt là Massachusetts, thành trì của phephản chiến chủ hòa, và tại District ofColumbia--DC tức là thủ đô, nơi đasố là dân da đen 58), đánh bạimột cách rõ ràng ứng cử viênGeorge McGovern của Đảng Dân Chủ chủtrương hòa bình bằng mọi giávà chấm dứt viện trợ quân sựvà kinh tế cho VNCH. Kết quả bầu cử cho thấy TổngThống Nixon đã nhận định rấtđúng là việc ký kết thỏa hiệpvới Bắc Việt trước cuộcbầu cử là hoàn toàn không cầnthiết như sự tin tưởng củaKissinger, và dân chúng Hoa Kỳ không đồng ýhòa bình bằng mọi giá và bỏrơi VNCH.  Tuy nhiên, việcthắng cử vẻ vang của cá nhân ông Nixonvẫn không giúp Đảng Cộng Hòa chiếmđược đa số tại Quốc Hội(Hạ Viện: Dân Chủ 242, Cộng Hòa 192;Thượng Viện: Dân Chủ 56, Cộng Hòa 42).  Chính vì đảngđối lập Dân Chủ vẫn còn nắmđược đa số tại Quốc Hội,Tổng Thống Nixon nghĩ rằng cần phảiký thỏa hiệp với Bắc Việtcàng sớm càng tốt.     

Ngàyhôm sau, 8-11-1972, Bắc Việt yêu cầu dờingày họp lại đến ngày 20-11-1972với lý do là Lê Đức Thọ bịbịnh.  Ngày hôm sau,9-11-1972, Hoa Kỳ đồng ý, và việc hòađàm tại Paris tiếp tục trở lạivào ngày 20-11-1972. 

Đểchuẩn bị cho phiên họp ngày 20-11 này,Tướng Haig lại được cửsang Sài Gòn.  Ngày10-11, mở đầu phiên họp ở ĐinhĐộc Lập, Tướng Haig trình TổngThống Thiệu một văn thư đề ngày8-11 của Tổng Thống Nixon gửi cho ông.  Bức thư dài 4 tranghứa hẹn sẽ điều chỉnh lạibản thỏa hiệp theo những đòi hỏicủa VNCH nhằm thuyết phục Tổng ThốngThiệu chấp nhận bản thỏa hiệp,đồng thời cũng hàm ý đe dọanếu Tổng Thống Thiệu tiếp tục chốngđối.  Ở trang 3của bức thư có đoạn ghi khárõ như sau: “The other alternative would be for you topursue what appears to be your present course. In my view this would play into the hands of the enemy and would haveextremely grave consequences for both our peoples and it would be disaster foryours.” 59 (Xin tạm dịch sang Việtngữ như sau: “Giảipháp kia sẽ là việc Ngài tiếp tụcđường lối hiện nay của Ngài.  Theo cách nhận địnhcủa tôi làm như vậy là rơi vàobẩy của kẻ thù và sẽ mang lạinhững hậu quả vô cùng nghiêm trọng chocả hai dân tộc chúng ta, và đó sẽlà tai họa cho dân tộc của Ngài”).   Sau khi Tổng Thống Thiệuđọc xong văn thư này, Tướng Haig trìnhbày ngay thời khóa biểu của pháiđoàn Hoa Kỳ tại hòa đàm như sau:

      Từngày 20 đến cuối tháng 11, hộiđàm giữa Kissinger và Lê ĐứcThọ tại Paris

      Ngày1 và 2 tháng 12 Kissinger sẽ đến SàiGòn để làm việc với Chínhphủ VNCH

      Ngày3-12 Kissinger sẽ ra Hà Nội để kýtắt thỏa hiệp

      Ngưngbắn sẽ có hiệu lực từngày 10-12

      Thỏahiệp sẽ được NgoạiTrưởng các nước chínhthức ký kết tại Paris ngày 13-12

Vànói thêm như sau: “If you go your separate way, we can managethe difficulty, but for you it will be fatal.” 60 (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Nếu quý vị không đicùng chúng tôi, chúng tôi sẽ có cáchgiải quyết chuyện khó khăn đó,nhưng đối với quý vị thìđó là con đường chết củaquý vị”).

Nhưvậy, tình hình hòa đàm vẫn y nhưcũ, đâu có khác gì nhiều lắm, sovới tình hình đã xảy ra trongtháng 10 vừa qua.  HoaKỳ đã quyết định sẽ ký kếtthỏa hiệp rồi, ngay trước khi hòađàm tiếp tục lại. Những hứa hẹn sẽ tìm cáchthay đổi bản dự thảo thỏa hiệptheo những yêu cầu của phía VNCH chỉlà những lời hứa mà chínhHoa Kỳ cũng không tin tưởng sẽ đạtđược.  Hơn aihết, Tổng Thống Thiệu đã thấy rõviệc này, nhưng ông nghĩ cứ cònnước còn tát, và vì hoàntoàn không còn có thể tin cậyđược Kissinger nữa, ông quyết địnhcử Phụ Tá Đặc Biệt NguyễnPhú Đức thay mặt ông điềuđình trực tiếp với TổngThống Nixon.  Đây làmột bước đi có tính toán vàtình cờ lại rất đúng lúccủa Tổng Thống Thiệu. Đúng lúc vì vào lúc bấygiờ mối quan hệ mật thiết giữaTổng Thống Nixon và Cố Vấn Kissingerđã bắt đầu có sự rạnnứt.   Trướcđây Nixon gần như khoán trắng cho Kissingertrong vụ Hòa Đàm Paris, mặc dù cónhững vụ việc ông không đồng ývới Kissinger nhưng ông vẫn lờ đi, khôngnói ra, ví dụ như ông nhận địnhlà không cần thiết phải ký kết thỏahiệp với Bắc Việt trước ngàybầu cử (7-11) như Kissinger tintưởng.  Nhưngrồi ông nhận thấy Kissinger bắt đầuđi quá đà khi Kissinger trả lờinữ phóng viên Ý Oriana Fallaci trong mộtcuộc phỏng vấn như sau: “Americans like the cowboy … whorides all alone into the town, the village, with his horse and nothing else …This amazing, romantic character suits me precisely because to be alone hasalways been part of my style or, if you like, my technique.” 61(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Người Mỹ thíchchàng cao bồi … một mình cởi ngựavào thị trấn, vào làng, chỉ vớicon ngựa của mình mà thôi … Cái nhânvật lạ lùng, lãng mạn đó thíchhợp với tôi chính vì hànhđộng đơn độc bao giờ cũnglà cách làm của tôi, hay nếu cô thích,là phương pháp của tôi”).  Kiểu nói này hàmý Kissinger mới chính thật là nhân vậttrung tâm của mọi việc chứ không phảiTổng Thống Nixon.  Nixon cảm thấy bị xúcphạm nặng nề. Ngày 19-11, khi Kissinger lên đường đi Parisđể mật đàm với Lê ĐứcThọ, Nixon không đưa tiển mà chỉ gọiđiện thoại từ văn phòng ông.  Khi Tổng Thống Thiệungỏ ý muốn cử Phụ Tá NguyễnPhú Đức sang gặp ông, ông nhậnlời ngay.  ÔngĐức đến Paris trước đểgặp phái đoàn VNCH cũng như pháiđoàn Mỹ để năm tình hìnhđàm phán.  Trongthời gian ông đang ở Paris, Tổng ThốngThiệu cử Hoàng Đức Nhãđích thân mang một thư rất dài sang cho ôngĐức với những chỉ thịmới.  Sau khiđược dịch sang Anh ngữ, bứcthư dài đến 24 trang. Ngày 28-11-1972, ông Đức rời Paris lênđường đi Washington. Trong thời gian này, Kissinger đã cóthem 2 buổi họp với Lê Đức Thọvào ngày 20-11 và 25-11 nhưng đều khôngcó tiến triển vì Bắc Việt bácbỏ tất cả những đòi hỏi thayđổi quan trọng trong bản dự thảothỏa hiệp của VNCH. Nixon ra lệnh cho Kissinger trở về Mỹ. 

Ngày29-11-1972, ông Đức cùng với Đạisứ Trần Kim Phượng đượcTổng Thống Nixon tiếp kiến tại TòaBạch Ốc, trong Phòng Bầu Dục (Oval Office),có sự hiện diện của Kissinger vàTướng Haig.  CốVấn Đức trình lên Tổng Thống Nixonbức thư dài 24 trang của Tổng ThốngThiệu, và sau đó giải thích từngđiểm trong bức thư, đặc biệtchú trọng vào 2 điểm chính: 1) Việcđòi hỏi Bắc Việt phải rút quân,và 2) Vấn đề HĐHGDT và thành phầncấu tạo của HĐ. Tổng Thống Nixon có vẻ đồngtình và ông chỉ thị ngay cho Kissinger phảitìm mọi cách cải thiện bản dựthảo thỏa hiệp về 2 điểm đó.   Sau đó, ông nói rõquan điểm của ông về thỏa hiệp như sau:“Theagreement is just a piece of paper.  Whatcounts is our determination to support you.” 62 (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Thỏa hiệp chỉ làmột mảnh giấy mà thôi. Điều quan trọng là sự quyết tâmcủa chúng tôi trong việc hổ trợ cácông”). Và ông nói rõ những cam kếtcủa ông như sau:

      Việntrợ quân sự và kinh tế cho VNCH sau khiký thỏa hiệp

      KhôngQuân Hoa Kỳ đóng tại Thái Lan và trêncác hàng không mẫu hạm sẽ oanh tạctrở lại nếu tình báo Hoa Kỳ pháthiện phe Cộng sản vi phạm thỏa hiệp

      Giữvững lập trường ủng hộ TổngThống Thiệu

      HoaKỳ đã có những thỏa thuậnvới Liên Xô và Bắc Kinh về cácgiới hạn viện trợ cho BắcViệt

Ngàyhôm sau, 30-11-1972, trong phiên họp với Cố VấnNguyễn Phú Đức, khi được ôngĐức hỏi về vấn đề BắcViệt rút quân thì Kissinger nói thẳnglà không thể nào có đượcđiều đó trong bản thỏa hiệp.63Trước tình hình gần như bếtắc này, Phụ Tá Đức đãđề nghị với Kissinger là Hoa Kỳcó thể ký kết riêng rẽ vớiBắc Việt để rút quân và mang tùbinh về.  VNCH cam kếtsẽ thả 10.000 tù binh Cộng sản đểđánh đổi cho việc Bắc Việtchịu thả tất cả tù binh Mỹ.  Sau đó VNCH sẽ tiếptục đàm phán với Bắc Việtvà MTGPMN về những vấn đề chínhtrị của Miền Nam. Kissinger báo cáo lại đề nghịnày của ông Đức và Tổng ThốngNixon lại có thêm một phiên họp nữavới Phụ Tá Đức trong cùngngày.   Sau khi nghe ông Đứctrình bày về đề nghị này, TổngThống Nixon cho biết là ông đã tham khảocác Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ,thuộc phe diều hâu (tức là nhữngngười ủng hộ VNCH), thành viên của haiỦy Ban Quân Vụ (Armed Forces Committee) của cảThượng Viện và Hạ Viện, vàtất cả đã đồng thanh chấp thuậnbản thỏa hiệp rồi. Nếu VNCH không cùng ký kết với Hoa Kỳthì Quốc Hội sẽ chấm dứt mọiviện trợ.  Ông nóirõ như sau: “I hope that we shall go forward together,then you will have economic and military assistance.  Please convey this to President Thieu, whatcounts is U.S. alliance.  I can make thatcommitment.” 64 (Xin tạm dịch sang Việtngữ như sau: “Tôi hyvọng chúng ta sẽ cùng đi với nhau,như vậy các 6ng sẽ có đượcviện trợ kinh tế và quân sự.  Xin ông trình lại vớiTổng Thống Thiệu điều này: chuyện quantrọng là liên minh của Hoa Kỳ.  Tôi có thể cam kếtđiều đó”).  Sau đó Tổng Thống Nixonyêu cầu Phụ Tá Đức cho Kissinger biếtnhững điều ưu tiên mà VNCH muốn HoaKỳ thảo luận với Bắc Việttại các buổi họp trong đợt hòađàm kế tiếp.  ÔngĐức cho biết ngoài vấn đềrút quân của Bắc Việt, VNCH chống lạiviệc xem như có hai chính phủ tại MiềnNam, và, do đó, không chấp nhận việcsử dụng danh xưng Chánh phủ CáchMạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam ViệtNam (CPCMLTCHMNVN) thay cho Mặt Trận Giải PhóngDân Tộc, và VNCH cũng chống lại việcHĐHGDT gồm có 3 thành phần ngang nhau.  Ngày hôm sau, 1-12-1972, ôngĐức làm việc với Kissinger vềnhững vấn đề chi tiết và cụthể của thỏa hiệp, như vấn đềngưng bắn tại chổ, vấn đềLào và Campuchia, vv. Ngày 2-12-1972, Phụ Tá Đứcrời Washington về Sài Gòn.

Ngày3-12-1972, trong phiên họp của Hội Đồng An NinhQuốc Gia (HĐANQG) tại Dinh Độc Lậpdưới sự chủ tọa của Tồng ThốngThiệu, Phụ Tá Đức phúc trìnhlại mọi diễn tiến trong các phiên họptại Washington của ông với Tổng Thống Nixonvà Cố Vấn Kissinger. Cuối phiên họp, khi được TổngThống Thiệu hỏi ý kiến cá nhân củaông, ông trả lời ngay là nếu ký thỏahiệp, với các điều khoản ngay lúcđó, thì Miền Nam sẽ mất. Trong cuốnhồi ký, ông ghi như sau: “President Thieu asked me this basicquestion: Do you think that we should sign this Agreement?  I replied: In my judgment, if we sign theAgreement, as it is, South Vietnam will be lost.” 65 (Xintam dịch sang Việt ngữ như sau: “Tổng Thống Thiệuhỏi tôi câu hỏi căn bản: Anh nghĩ chúng tacó nên ký Thỏa hiệp này hay không? Tôi trảlời: Theo nhận định của tôi, nếuchúng ta ký Thỏa hiệp này, như trongtình trạng hiện nay, Miền Nam sẽ mất”).  Tổng Thống Thiệu vàtoàn thể HĐANQG cùng đồng ývới quan điểm này.

Trongthời gian này Hoa Kỳ và Bắc Việttrở lại bàn hội nghị từngày 4-12-1972 nhưng hội nghị không có tiếntriển gì cả vì Bắc Việt bácbỏ tất cả những đòi hỏi thayđổi bản thỏa hiệp của Kissingerdựa trên các yêu cầu của VNCH.  Ngày 17-12-1972, Tổng ThốngNixon ra lệnh tái phong tỏa hải cảng HảiPhòng và tái oanh tạc Bắc Việt,và, đặc biệt trong lần này, lầnđầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, Hoa kỳ chophi cơ B-52 trải thảm Hà Nội.  Chiến dịch nàyđược đặt tên là Linebacker II,thực hiện trong thời gian từ 18đến 29 tháng 12 năm 1972, thườngđược báo chí và sách vởMỹ gọi là “The Christmas Bombing” (Chiến Dịch Oanh TạcMùa Giáng Sinh).

Ngày19-12-1972, Tổng Thống Nixon cử TướngHaig sang Sài Gòn, mang theo một bức thưcủa ông đề ngày 17-12-1972 gửi TổngThống Thiệu với lời lẻ vô cùngcứng rắn, gần như là mộttối-hậu-thư.  Tronghồi ký của ông, Tổng Thống Nixon ghi rõnhư sau: “Haig arrived in Saigon on December 19, carring the strongest letter Ihad yet written to Thieu.  In it Istated: “General Haig’s mission now represents my final effort to point out toyou the necessity for joint action and to convey my irrevocable intention toproceed, preferably with your cooperation but, if necessary, alone… I haveasked General Haig to obtain your answer to this absolutely final offer on mypart for us to work together in seeking a settlement along the lines I haveapproved or to go our separate ways.”“ 66 (Xin tạmdịch sang Việt ngữ như sau: “Haig đến Sài Gòn ngày 19-12, mang theobức thư với lời lẽ mạnhmẽ nhứt mà tôi từng viết cho ôngThiệu.  Trong đó tôi nóirõ: “Sứ mệnh của Tướng Haiglần này thể hiện cố gắng cuốicùng của tôi để nói rõ vớiNgài sự cần thiết phải hànhđộng chung và thông báo cho Ngài cái ýđịnh không thể đảo ngược củatôi là tôi sẽ tiến tới thỏa hiệp,tốt nhứt là với sự hợptác của ngài, nhưng, nếu cần thiết,thì tôi sẽ tiến hành một mình.  Tôi đã chỉ thị choTướng Haig phải nhận đượcsự trả lời của Ngài về   đề nghị tuyệtđối cuối cùng này của tôi nhắmtới hoặc là mình cùng cộngtác để mưu tìm một sự thỏahiệp dựa trên những đườnglối mà tôi đã chấp nhận hoặclà đường ai nấy đi”). Trướctình hình nghiêm trọng do bức “tối hậuthư” này tạo ra, Tổng Thống Thiệutriệu tập ngay một phiên họp của HĐANQG,lần này được mở rộngvới sự tham gia của các vịđứng đầu của cả hai ngànhLập Pháp và Tư Pháp: đó làcác ông Nguyễn Văn Huyền, Chủ TịchThượng Viên, ông Nguyễn Bá Cẩn, ChủTịch Hạ Viện, và Thẩm Phán TrầnVăn Linh, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện.67

Mặcdù văn thư của Tổng Thống Nixon mangtính cách gần như là một tối-hậu-thư,Tổng Thống Thiệu không tin là Nixon có thểtiến hành ký kết riêng rẻ vớiBắc Việt nên, sau buổi họp của HĐANQG,ông vẫn yêu cầu Phụ Tá Đức soạnvăn thư đề ngày 20-12-1972 trả lờithư ngày 17-12-1972 của Tổng Thống Nixon.  Văn thư này mởđầu bằng tóm lược lại 3đòi hỏi căn bản của VNCH về: 1)Việc Bắc Việt phải rút quân, 2) Không côngnhận cái gọi là CPCMLTCHMNVN, và 3) Thànhphần và nhiệm vụ của HĐHGDT cho thấyHĐHGDT chỉ là một chính phủ liên hiệptrá hình.  Sau đó,văn thư đề nghị VNCH sẳn sàngchấp nhận bản thỏa hiệp của ngày12-12-1972 nếu 2 yêu cầu sau đây đượcgiải qujyết: 1) Không được xem CPCMLTCHMNVNnhư một chính quyền song song với Chínhphủ VNCH tại Miền Nam, và 2) Bắc Việtphải rút hết quân về trong cùng thờigian với quân các nước đồng minhcủa VNCH.  Sau cùng,bức thư kết luận: “I must say the South VietnameseGovernment and people absolutely cannot go beyond these new importantconcessions, because otherwise it would be tantamount to surrender.” 68(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tôi phải nói rằngChính phủ và nhân dân Miền Nam tuyệtđối không thể đi xa hơn nhữngnhượng bộ mới và quan trọng này,vì làm khác đi thì coi như làđầu hàng”).

Trongthời gian này, Chiến dịch Linebacker II, tuycó gây thiệt hại bất ngờ cho Hoa Kỳlà có tất cả 15 phi cơ B-52 bịbắn rơi, một điều chưa baogiờ xảy ra cho không lực Hoa Kỳ,đã gây tổn thất rất nghiêm trọng choBắc Việt, cả về phương diệncơ sở vật chất và về phươngdiện tinh thần đối với dân chúngthủ đô Hà Nội. Trong một thời gian rất ngắn,chỉ có 11 ngày (trừ 1 ngày duynhứt là ngày Lễ Giáng Sinh, 25-12-1972), HoaKỳ đã thực hiện 741 phi vụ B-52và 1.274 phi vụ của các chiến đấucơ thuộc Không Quân và Hải Quân để yểmtrợ cho B-52 (kể cả phi cơ F-111 làloại tối tân nhứt tại thờiđiểm này), và đã ném một sốlượng bom lên đến 20.237 tấn,69 gâykinh hoàng cho dân chúng thủ đô Hà Nội.  Về phía BắcViệt, lực lượng phòng khôngđã bắn trên 1.000 hỏa tiển SAM (Surface-to-Air Missiles = hỏatiển địa-không) nhờ vậy đãhạ được một số lượngđáng kể phi cơ B-52 vốn bay ở khôngđộ rất cao (nhờ vậy trong bao nhiêu nămthực hiện các phi vụ oanh tạc chiếnthuật ở Miền Nam –và gây kinh hoàng chobộ đội Bắc Việt và ViệtCộng-- chưa bao giờ có một B-52 nàobị bắn rơi cả). Ngày 28-12-1972, Bắc Việt đồng ýsẽ tiếp tục hòa đàm trở lạivào hai ngày 2-1 và 8-1-1973. Vào lúc 7 giờ tối ngày 29-12-1972,Chiến dịch Linebacker II chính thức chấmdứt.

Ngày2-1-1973, một ngày trước khi Quốc HộiHoa Kỳ tái nhóm, các Dân Biểu thuộckhối Dân Chủ (Hạ Viện) biểu quyếtvới tỷ số 154/75 đồng ý sẽcắt hết viện trợ quân sự choViệt Nam ngay sau khi đạt được thỏahiệp rút quân và mang tù binh Mỹ về.  Ngày 4-1-1973, một ngày saukhi Quốc Hội tái nhóm, ThượngNghị SĨ Edward Kennedy đề nghị mộtnghị quyết tương tự cho khối DânChủ tại Thượng Viện và nghịquyết được thông qua với tỷsố 36/12.  Trướctình hình như vậy, cà Tổng Thống Nixonvà Cố Vấn Kissinger đều thấy cầnphải tiến hành ký kết thỏa hiệpvới Bắc Việt ngay trước khiviệc ủng hộ VNCH tại Quốc Hội tanthành mây khói.

Nhằmchuẩn bị cho việc tái nhóm của Hòađàm Paris vào ngày 8-1-1973, ngày 5-1-1973, Nixonlại gửi thêm một thư nữa cho TổngThống Thiệu với lời hứa sẽđặt lại vấn đề rút quân củaBắc Việt nhưng ông tin là Bắc Việtcũng sẽ lại bác bỏ nữa, và ôngcũng hứa là, nếu VNCH đồng ýký kết thỏa hiệp thì sau này nếuBắc Việt vi phạm thỏa hiệp, ông sẽtrả đủa quyết liệt với tấtcả sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ.  Nguyên văn Anh ngữ trongvăn thư như sau: “With respect to the question of NorthVietnamese troops, we will again present your views to the Communists as wehave done vigorously at every other opportunity in the negotiations.  The result is certain to be once more therejection of our position… Should you decide, as I trust you will, to go withus, you have my assurance of continued assistance in the post-settlement periodand that we will respond with full force should the settlement be violated byNorth Vietnam.” 70 (Xin tạm dịch sang Việtngữ như sau: “Vềvấn đề quân Bắc Việt, chúng tôisẽ lại trình bày quan điểm củaNgài cho phe Cộng Sản như chúng tôi đãtừng làm một cách mạnh mẻ mổikhi có cơ hội tại hòa đàm.  Kết quả chắcchắn là họ sẽ lại bác bỏlập trường này của chúng tanữa… Nếu như Ngài quyết định, nhưtôi tin là Ngài sẽ làm, đi cùng chúngtôi, Ngài sẽ có được sựbảo đảm của tôi về vấn đềtiiếp tục viện trợ sau khi ký kết,và, nếu Bắc Việt vi phạm ký kếtnày, chúng tôi sẽ trả đủa vớitất cả sức mạnh”).   Nhận được thưnày, Tổng Thống Thiệu trả lời ngaybằng văn thư đề ngày 7-1-1973,giữ nguyên lập trường của mìnhtrong văn thư ngày 20-12-1972, và nhấn mạnhrằng những điều kiện đólà những vấn đề sống chếtcủa Miền Nam.

Ngày8-1-1973, Hòa đàm Paris tái nhóm.  Ngày đầu tiên không cókết quả gì cả. Ngày thứ nhì, 9-1-1973, hai bên đồngý sử dụng bản dự thảo củangày 23-12-1972 làm căn bản để thảoluận thêm một số chi tiết.  Vấn đề rút quâncủa Bắc Việt hoàn toàn bị loạibỏ, không được đề cậpđến nữa.  Chỉcó 2 vấn đề chính sau đâyđược thảo luận và đi tớiđồng thuận: 1) vấn đề Vùng Phi QuânSự hai bên vĩ tuyến thứ 17 (VPQS, DMZ =Demilitarized Zone); và 2) vấn đề CPCMLTCHMNVN.  Về vấn đề VPQS, BắcViệt đồng ý chấp nhận công thứcmà Kissinger đã đề nghị vào tháng12-1972: hai miền Nam Bắc tiếp tục tôn trọngVPQS nhưng sẽ tiến hành thương thuyếtvề việc cho phép những di chuyển dânsự xuyên qua VPQS.  Vềvấn đề CPCMLTCHMNVN, để thỏa mãnđòi hỏi của VNCH, được giảiquyết bằng hai cách: 1) Danh xưng CPCMLTCHMNVNchỉ được ghi trong phần mởđầu (preamble), hoàn toàn không có ghi trongphần chính của bản thỏa hiệp; 2) Trongphần chữ ký, phe Cộng sản, tứcBắc Việt và CPCMLTCHMNVN sẽ ký chung trongmột trang, và phe Tự Do, tức Hoa Kỳvà VNCH, sẽ ký chung trong một trang khác.  Ngày 13-1-1973, hai bên hoàntoàn đồng ý với nhau về mọiđiều khoản trong bản thỏa hiệp cũngnhư thủ tục ký kết bản thỏahiệp. 

Ngày14-1-1973, Tổng Thống Nixon gửi thêm một vănthư nữa cho Tổng Thống Thiệu vàlần này cũng lại do chính TướngHaig mang sang.  Trong thư, Nixonnói rõ ông đã quyết định sẽký bản thỏa hiệp vào ngày 27-1-1973,và, nếu cần, Hoa Kỳ sẽ ký mộtmình; trong trường hợp này ông sẽcông khai tuyên bố là Chinh phủ VNCH đã cảntrở hòa bình; và, để phía VNCHdễ dàng chấp nhận cùng ký vàobản thỏa hiệp, ông cũng lại hứa,sẽ tiếp tục viện trợ quân sựvà kinh tế cho VNCH, và, nếu, Bắc Việtvi phạm thỏa hiệp, ông sẽ trả đủamạnh mẻ.  Nguyên văn Anhngữ trong văn thư như sau: “I have therefore irrevocablydecided to proceed to initial the Agreement on January 23, 1973 and to sign iton January 27 in Paris.  I will do so, ifnecessary, alone.  In that case I shallhave to explain publicly that your Government obstructs peace.” 71(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Do đó tôi đãdứt khoát quyết định tiến hànhký tắt bản Thỏa Hiệp vào ngày 23Tháng Giêng năm 1973 và ký chính thứcvào ngày 27 Tháng Giêng tại Paris.  Nếu cần, tôi sẽ làmđiều đó một mình.  Trong trường hợpđó, tôi sẽ phải giải thích mộtcách công khai là Chính phủ của Ngàicản trở hòa bình”).  Tổng Thống Thiệuvẫn không chịu nhượng bộ ngay; ông lạigửi thêm một văn thư nữa cho TổngThống Nixon đề ngày 17-1-1973, yêu cầuđiều chỉnh lại các điều khoảnvề VPQS, về vấn đề quân Bắc Việttại Miền Nam, và về vai trò của ủyhội kiểm soát đình chiến.  Lần này Tổng ThốngNixon không nhượng bộ nữa, ông trảlời ngay cùng ngày, nhắc lại tấtcả các điểm trong văn thư ngày 14-1,và yêu cầu Tổng Thống Thiệu trảlời văn thư này chậm nhứt làvào sáng ngày 20-1-1973 (ngày ông sẽ tuyênthệ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳnhiệm kỳ 2).  TổngThống Thiệu vẫn chưa chịu chấp nhận,lại gửi thêm một văn thư nữa đềngày 20-1-1973 trong đó ông đề nghị mộtvài phương cách để giải quyếtvấn đề quân Bắc Việt tại MiềnNam.  Ngày hôm sau, 21-1-1973,Tổng Thống Nixon gửi cho Tổng ThốngThiệu một công điện trongđó ông nói rõ là không còn thờigian để cứu xét bất cứđề nghị nào của VNCH nữa hết,và yêu cầu Tổng Thống Thiệu, nếuđồng ý cùng ký kết với HoaKỳ, phải trả lời trước 12giờ trưa, ngày 21-1-1973, giờ Washington, HoaKỳ, tức là vào sáng sớmngày 22-1-1973, giờ Sài Gòn, Việt Nam.72  Lần này thì TổngThống Thiệu đã hiểu quá rõ làông không còn có cách nào khác hơn làphải đồng ý ký vào Thỏa HiệpParis mà thôi, nghĩa là ông phải làm cáichuyện mà ông đã không muốn làmtrước đây, khi ông nói vớiTướng Haig vào ngày 19-12-1972 sau khiđọc xong thư của Tổng Thống Nixonđề ngày 17-12-1972 là các ông muốn tôi kýthỏa hiệp không phải vì hòa bình màchỉ là để tiếp tục nhậnđược viện trợ của Hoa Kỳ.  Trong cuốn hồi ký củamình, Tổng Thống Nixon đã ghi lại rõchuyện này như sau: “After Thieu had read the letter throughtwice, he looked up and said that it was obvious that he was not being asked tosign an agreement for peace but rather an agreement for continued Americansupport.  Haig replied that as a soldierand as someone completely familiar with Communist treachery, he agreed withThieu’s assessment.” 73 (Xin tạm dịch sangViệt ngữ như sau: “Saukhi đọc hết bức thư hai lần, ôngThiệu ngước lên và nói [vớiTướng Haig] làrõ ràng ông ta được yêu cầu kýmột bản thỏa hiệp không phải vì hòabình mà đúng ra là một thỏa hiệpđể tiếp tục được Hoa Kỳviện trợ.  Haigtrả lời rằng với tư cáchmột quân nhân và một người hoàntoàn quen thuộc với sự dối trácủa Cộng sản ông đồng ý vớiđánh giá của ông Thiệu”).

Kếtluận cho mục Hòa đàm Paris:  Tuy thất bại, khôngđạt được mục tiêu của HòaÐàm là buộc Bắc Việt phải rútquân, nhưng Tổng Thống Thiệu đã cốgắng làm hết mọi cách trong bốicảnh cực kỳ khó khăn đóđể bảo vệ quyền lợi củaVNCH.  Ðiểm C.  

Trong LãnhVực Quân Sự

          Có thể nóiQLVNCH đã trưởng thành vượtbậc trong thời gian của nền Ðệ NhịCộng Hòa.  Khiđược thành lập vào năm 1950,với quân số chỉ vào khoảng 60.000,lực lượng này mang tên là Quân ÐộiQuốc Gia Việt Nam.  Trongthời gian Ðệ Nhứt Cộng Hòa (1955-1963),lực lượng được cải danhthành Quân Ðội VNCH. Từ 1965 trở đi chính thứcmang tên QLVNCH, và vào năm 1970, với sựtrợ giúp rất tích cực của HoaKỳ, có một quân số lên đến trên 1triệu người, với đầy đủtất cả các quân binh chủng trang bị rất tốitân, gần như rập khuôn theo quân đội Mỹ,để có thể đương đầuvới cuộc chiến tranh xâm lăng do BắcViệt phát động với viện trợquân sự rất lớn lao của khối CộngSản mà quan trọng nhứt là từ LiênXô và Trung Cộng.  QLVNCHtrở thành một niềm tự hàocủa Miền Nam nhưng cũng trở thànhmột con dao hai lưởi cho sự an nguy củaMiền Nam.  Nó đãcó thể giúp VNCH đương đầumột cách hiệu quả với nhữngsư đoàn tinh nhuệ trang bị vũ khíhiện đại của phe Cộng sản từMiền Bắc xâm nhập vào trong hai cuộcTổng Tấn Công vào năm 1968 và 1972, nhưngcũng chính vì không còn nhậnđược đầy đủ quân việnđể chi cho hoạt động của nó màMiền Nam đã sụp đổ một cáchthảm hại trong một thời gian ngắnkỷ lục, chỉ có 44 ngày.  

Tổng ThốngNguyễn Văn Thiệu là vị Tổng Thốnghội đủ điều kiện nhứtđể đảm nhận vai tròhiến-định Tổng Tư Lệnh tối caocủa QLVNCH (Ðiều 60, Hiến Pháp 1967), vớinhững lý do sau đây:

      Ônglà một Tướng lãnh cao cấp củaQLVNCH, mang cấp bậc Trung Tướng 3 sao

      Sovới phần đông các tướng lãnhcùng thời, không những ông có thâm niênhơn họ (ngay cả đối với ÐạiTướng Tổng Tham Mưu Trưởng CaoVăn Viên, thăng cấp Thiếu Tướng ngày3-3-1964, trong khi ông Thiệu đã thăng cấpThiếu Tướng từ ngày 2-11-1963),mà, trong một số trường hợp, ôngcòn từng là cấp chỉ huy trựctiếp của họ (như các vị TrungTướng Ðặng Văn Quang, Nguyễn BảoTrị, và Vĩnh Lộc)

      Ôngđã từng chỉ huy các đơn vịquân đội ở nhiều cấp, kể cảTư Lệnh Sư Ðoàn và Tư Lệnh QuânÐoàn

 Người viết sẽtrình bày những nhận định vàđánh giá Tổng Thống Nguyễn VănThiệu về phương diện quân sự trongkhía cạnh điều hành cuộc chiến tranh,đặc biệt chú trọng vào giaiđoạn cuối 1974 và đầu 1975.           

          Từ năm 1969 trở đi,Tổng Thống Thiệu, lấy tư cách TổngTư Lệnh tối cao của QLVNCH theo Hiến Pháp,nắm hết quyền hành về quân sự, ralệnh trực tiếp cho các vị tư lệnhcủa các quân đoàn và các đạiđơn vị, không thông qua Bộ Tổng Tham Mưunữa.74 Do đó người viếtnghĩ rằng ông phải chịu một phầnrất lớn trách nhiệm về sựthất bại và sụp đổ về quânsự của VNCH vào năm 1975.

          Trước hết, để cóthể hiểu rõ động cơ của TổngThống Thiệu trong những quyết định quantrọng về mặt quân sự trong thờigian cuối 1974 và đầu 1975 đưa đếnsự thất trận của Miền Nam, chúng taphải tìm hiểu rõ bản chất củacuộc chiến, giới hạn của nó, vàchiến lược mà VNCH sử dụngđể đối phó với cuộc chiến.

          Về bản chất, đốivới VNCH, đây là một cuộc chiến tranhxâm lược mà Việt Nam Dân Chủ CộngHòa (VNDCCH, tức Bắc Việt) lànước gây chiến. VNCH, tức Nam Việt Nam, là nạn nhânvới lãnh thổ bị xâm phạm.  Như vậy cuộc chiếntranh này, đối với VNCH, là mộtcuộc chiến tranh tự vệ.  Hoa Kỳ và các nướcÐồng Minh (Ðại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân, Úc,Tân Tây Lan) mang quân sang Việt Nam tham chiến làđể bảo vệ VNCH chống lại việc xâmlược của VNDCCH. Về giới hạn của cuộc chiến,để tránh mở rộng cuộc chiếnvà tạo ra cái cớ chính đáng choTrung Cộng có thể mang quân vào BắcViệt (như trong Chiến tranh Triều Tiên hồiđầu thập niên 1950), Hoa Kỳ đã khôngủng hộ chủ trương Bắc Tiếncủa VNCH.  Do đó,về chiến lược, trong suốt thờigian gần 20 năm của cuộc chiến, VNCH luôn luônở vào thế thụ động vớichiến lược tổng quát là phòngngự.  QLVNCH phảidàn trãi ra khắp nơi, từ vĩ tuyến17 trở vào Nam, để bảo vệ lãnhthổ.  Toàn bộlãnh thổ VNCH được chia thành 4 QuânKhu:

      QuânKhu I: gồm 5 tỉnh ở cực Bắclà Quảng Trị, Thừa Thiên (gồm cảHuế), Quảng Nam (gồm cả Ðặc Khu ÐàNẵng), Quảng Tín, và Quảng Ngải, doQuân Ðoàn I phụ trách bảo vệ lãnh thổvới lực lượng chủ lựclà 3 Sư Ðoàn BB (Bộ Binh) là các SưÐoàn 1, 2, 3, cùng một số đơn vịyểm trợ, tiếp vận, và cáclực lượng Ðịa Phương Quân,Nghĩa Quân thuộc càc Tiểu Khu (mổi tỉnhlà một Tiểu Khu)

      QuânKhu II: gồm 7 tỉnh cao nguyên là Kontum, Pleiku, PhúBổn, Darlac, Quảng Ðức, Lâm Ðồng, TuyênÐức, và 5 tỉnh duyên hải là BìnhÐịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận vàBình Thuận, do Quân Ðoàn II phụ trách bảovệ lãnh thổ với lực lượngchủ lực là 2 Sư Ðoàn BB 22 và 23,cùng một số đơn vị yểm trợ,tiếp vận, và các lực lượng ÐịaPhương Quân, Nghĩa Quân thuộc các Tiểu Khu

      QuânKhu III: gồm 11 tỉnh của Miền Ðông Nam Phầnlà Phước Long, Bình Long, PhướcTuy, Bình Tuy, Bình Dương, Tây Ninh, HậuNghĩa, Long An, Long Khánh, Biên Hòa, Gia Ðịnh,và Ðặc Khu Vũng Tàu, do Quân Ðoàn IIIphụ trách bảo vệ lãnh thổ với 3Sư Ðoàn BB là 5, 18, 25, cùng một sốđơn vị yểm trợ, tiếp vận, vàcác lực lượng Ðịa Phương Quân,Nghĩa Quân thuộc các Tiểu Khu

      QuânKhu IV: gồm 16 tỉnh của Miền Tây Nam Phầnlà Gò Công, Kiến Tường, ÐịnhTường, Kiến Hòa, Kiến Phong, Sa Ðéc,Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Châu Ðốc, An Giang, Phong Dinh,Ba Xuyên, Kiên Giang, Chương Thiện, Bạc Liệu, AnXuyên, do Quân Ðoàn IV phụ trách bảo vệlãnh thổ với 3 Sư Ðoàn BB là 7, 9, 21,cùng một số đơn vị yểm trợ,tiếp vận, và các lực lượngÐịa Phương Quân, Nghĩa Quân thuộc cácTiểu Khu

Ngoàicác đơn vị cố định chịutrách nhiệm bảo vệ lãnh thổ kể trên,Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH còn thành lậpmột số đơn vị cơ động gọilà Lực Lượng Tổng TrừBị có thể được điềuđộng đi khắp nơi khi cần.  Ðó là Sư ÐoànNhảy Dù, Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến,5 Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân, và Liên Ðoàn 81Biệt Cách Dù.

Ngoàiquân chủng Lục Quân với các binh chủngvà đơn vị kể trên, cùng vớicác binh chủng khác như Thiết Giáp,Pháo Binh, Truyền Tin, Công Binh, vv, QLVNCH còn có 2quân chủng nữa là Không Quân và Hải Quâncũng đã phát triển rất nhanh vàtrở thành những lựclượng rất hiện đại vớiđầy đủ tất cả các loại phicơ và tàu chiến. Không Quân có tất cả 6 Sư Ðoàn rải ratrên khắp lãnh thổ của VNCH như sau:

      SưÐoàn 1: đóng tại Ðà Nẵng

      SưÐoàn 2: đóng tại Nha Trang

      SưÐoàn 3: đóng tại Biên Hòa

      SưÐoàn 4: đóng tại Cần Thơ

      SưÐoàn 5: đóng tại Sài Gòn

      SưÐoàn 6: đóng tại Pleiku

HảiQuân cũng có các hạm đội và giangđoàn khắp nơi và tại mỗi Quân Khuđều có một Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùngđứng đầu là một vị PhóÐề Ðốc (tướng một sao; tươngđương với cấp Chuẩn Tướngbên Lục Quân và Không Quân).

          VNCH hoàn toàn không có khảnăng kinh tế để nuôi dưỡng và duytrì một quân lực hùng hậu vàhiện đại như vậy nếu không cóviện trợ của Hoa Kỳ.

          Vào đầu năm 1975, sau khiThượng Viện Hoa Kỳ không phê chuẩn HiệpÐịnh Paris, Quốc Hội Hoa Kỳ đã thông qua WarPowers Act vào ngày 7-11-1973 giới hạn tốiđa quyền của Tổng Thống gửi quân ranước ngoài, và Tổng Thống Nixonphải từ chức vào ngày 9-8-1974 vìvụ Watergate, và được thay thếbởi ông Gerald Ford, Tổng Thống đầu tiêntrong lịch sử Hoa Kỳ không hềđược dân bầu vào chức vụđó, Tổng Thống Thiệu chắcchắn phải suy nghĩ là ông không còn cóthể trông đợi vào viện trợđầy đủ về quân sự của Hoa Kỳcho cuộc chiến tranh với một Quốc Hộihoàn toàn do phe phản chiến và chống VNCHchiếm đa số, và vào việc Hoa Kỳsẽ trả đủa trong trường hợpBắc Việt vi phạm Hiệp Ðịnh Parisvới vị Tổng Thống mới hoàntoàn yếu thế đối với Quốc Hộivì không được nhân dân Hoa Kỳ bầura.  Một số sựviệc quan trọng sau đây đã khiến cho ôngkhẳng định là ông đã nghĩđúng.  Việcthứ nhứt là Quốc Hội Hoa Kỳđã cắt giảm nghiêm trọng quân viện choVNCH.  Năm 1973, con sốnày là 2,8 tỷ đô la; năm 1974 cắtxuống còn 1 tỷ, và 3 ngày sau khi TổngThống Nixon từ chức, vào ngày 11-8-1974,Quốc Hội cắt thêm 300 triệu nữachỉ còn lại 700 triệu đô la mà thôi.75  Việc thứ nhì làHoa Kỳ đã hoàn toàn không có phảnứng gì cả sau khi xảy ra vụ phe Cộngsản vi phạm nghiêm trọng Hiệp Ðịnh Paris trongvụ tấn công tỉnh Phước Long từgiữa tháng 12-1974 và chiếmđược tỉnh này vào ngày6-1-1975.   Việc thứ balà: “Một ngày trước khi TướngPhú tuyên bố Ban-Mê-Thuột mất, hạ việnMỹ đã biểu quyết cắt hoàntoàn 300 triệu Mỹ kim quân viện bổ túc choVNCH mà trước đây Tổng Thống Fordđã cố gắng đệ trình QuốcHội.” 76  Vàchính cái suy nghĩ đó đã thúcđẩy ông tin rằng VNCH không còn cóđủ khả năng và phương tiệnđể bảo vệ toàn bộ lãnh thổcủa mình nữa. Ngày 11-3-1975, một ngày sau khi Ban Mê Thuộtlọt vào tay quân Cộng sản, ông triệu tậpmột cuộc họp rất quan trọng tại DinhÐộc Lập.  Hiệndiện tại cuộc họp này với TổngThống Thiệu là Ðại Tướng TrầnThiện Khiêm, Thủ Tướng Chính phủ,Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham MưuTrưởng, và Trung Tướng ÐặngVăn Quang, Cố Vấn An Ninh của TổngThống.  Chính trongcuộc họp này, lần đầu tiên, TổngThống Thiệu trình bày ý tưởngcủa ông là QLVNCH chỉ còn có thể giữđược hai Vùng 3 và 4 mà thôi, cónghĩa là phải cắt bỏ 2 Vùng 1 và2 ở phía Bắc của lãnh thổ VNCHcho phía Cộng sản.  Ðâylà một việc mà, theo đánh giácủa người viết bài này, TổngThống Thiệu đã làm không đúnghoàn toàn.  Lẽ ra ôngphải trình bày chuyện hết sức quantrọng này tại một phiên họp của HộiÐồng An Ninh Quốc Gia thì mới đúng.  Ba ngày sau, vào ngày14-3-1975, cũng cùng với các vịtướng kể trên, Tổng Thống Thiệulại có một cuộc họp quan trọng kháctại Cam Ranh, lần này là với ThiếuTướng Phạm Văn Phú, Tư LệnhVùng 2.  Chính tạicuộc họp định mệnh này mà TổngThống Thiệu, với tư cách TổngThống và đương nhiên là Tổng TưLệnh tối cao của QLVNCH, đã biến suynghĩ của ông thành hành động,trực tiếp ra lệnh cho Tướng Phúrút bỏ Pleiku-Kontum. Dù cho ông, trong lúc tâm sự vớiTiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng sau này, cóbiện minh rằng: “Tôi ra lệnh tái phốitrí tức là rút quân khỏi Pleiku vàKontum để tái chiếm Ban Mê Thuột, chứkhông phải rút lui hoàn toàn khỏi Quânđoàn II,” 77 và dù cho lờibiện minh này có đúng đi nữathì sự thật lịch sử vẫn làchính ông đã ra lệnh cho Tướng Phútriệt thoái khỏi Pleiku, nơi đặtBộ Tư Lệnh của Quân đoàn II.  Ngoài ra, cũng trong lúctâm sự với Tiến sĩ Hưng, ông cònnói thêm rằng: “Tôi ra hai chứ không phảimột lệnh: đó là thứ nhất,rút quân khỏi Pleiku để tái chiếm Ban MêThuột; và thứ hai, Bộ Tổng Tham Mưu‘theo dõi và giám sát’ (suivre et surveiller)cuộc triệt thoái này.” 78 Vềcái lệnh thứ hai này thì ÐạiTướng Cao Văn Viên, Tổng Tham MưuTrưởng cho biết là không có.  Cho dù là có thậtđi nữa, Tướng Viên cũng sẽ khôngtích cực thi hành, vì, trên thựctế, ông đã không còn làm tròn nhiệmvụ Tổng Tham Mưu Trưởng của ôngtừ bao nhiêu năm trước đó rồivì không đồng ý với cách làmviệc của Tổng Thống Thiệu là luôn luôn ralệnh trực tiếp cho các Tư Lệnh QuânÐoàn, không qua hệ thống của Bộ Tổng ThamMưu.  Trên thực tế,ông đã nhiều lần xin từ chứcnhưng không được Tổng Thống Thiệuchấp thuận.  Phảnứng của ông là không tích cực làmtròn nhiệm vụ Tổng Tham Mưu Trưởngnữa.   Trởlại vấn đề cái lệnh thứ hainày, chúng ta có cơ sở để tinlà Tướng Viên đã không nói hếtsự thật.  Trongcuốn hồi ký Ðôi dòng ghi nhớ củaông, Ðại Tá Phạm Bá Hoa (nguyên Chánh VănPhòng của Tổng Tham Mưu Trưởng,1965-1966), có thuật lại là vào buổitrưa ngày 15-3-1975, Ðại Tướng Viên cóđiện thoại cho ông, lúc đó danggiữ chức Tham Mưu Trưởng TổngCục Tiếp Vận của Bộ Tổng Tham Mưu,và ra lệnh cho ông điều động tấtcả các phi cơ vận tải C-130 có thểsử dụng được lên cho Quân đoànII, nhưng không cho biết để dùng trong việc gìvà cũng ra lệnh cho ông phải bảo mậtchuyện đó.79 Qua chuyện này, chúng ta có thể tinrằng Tổng Thống Thiệu có ra cáilệnh thứ hai này, vì nếu không thì,với thái độ tiêu cực trong nhiệmvụ của ông từ bao năm trướcđó, chắc chắn Tướng Viênđã không có điện thoại cho Ðại TáHoa như vậy.  VàTướng Viên cũng chỉ có hànhđộng như vậy thôi, hoàn toàn đúngvới cách làm việc tiêu cực củaông.

          Trở lại cái lệnh rútbỏ Pleiku-Kontum, người viết thấy córất nhiều điều cần phảiđược phân tích để có thểhiểu rõ và đánh giá Tổng ThốngThiệu: bối cảnh và thời điểmlệnh được ban hành, tính chấtcủa lệnh, nội dung của lệnh, tính khảthi của lệnh, cách thi hành lệnh, vàhậu quả của lệnh.

Bối Cảnh và Thời Ðiểm CủaLệnh

          Về bối cảnh và thờiđiểm, Tổng Thống Thiệu trực tiếpra lệnh này cho Thiếu Tướng PhạmVăn Phú, Tư Lệnh Quân Ðoàn II, tại cuộchọp ở Cam Ranh, vào ngày 14-3-1975.  Tại thời điểmnày, VNCH đang ở vào giai đoạn khókhăn nhứt trong suốt cuộc chiến tranhđã kéo dài gần 20 năm: mức quânviện từ Hoa Kỳ bị cắt giảmnặng nề, và có thể sẽ không cònnữa trong tài khóa 1976, đưa QLVNCHđến chổ không còn khả năng tácchiến hiệu quả như trước nữa;không còn lực lượng tổng trừbị để bổ sung cho các mặt trậncần đến vì đã đượcđiều động đi khắp nơi hếtrồi; hai tỉnh Phước Long và Ban Mê Thuộtđã bị quân Cộng sản chiếm mà QLVNCHkhông có khả năng đánh chiếm lạiđược.  Vàtrước tình hình như vậy, vịTổng Tư Lệnh tối cao của QLVNCH, TổngThống Nguyễn Văn Thiệu, đã có ýquyết định phải cắt bỏ 2 Quân Khu Ivà II, chỉ giữ lại 2 Quân Khu III và IVmà thôi.  Khi ra cáilệnh rút bỏ Pleiku-Kontum cho TướngPhú, Tổng Thống Thiệu lần đầu tiên chínhthức thực hiện cái quyếtđịnh cắt bỏ lãnh thổđó.  Tuy đãcó họp với các tướng lãnhcao cấp vào ngày 11-3-1975, như chúng tađã thấy trong phần trên, nhưng TổngThống Thiệu phải một mình chịu tráchnhiệm về quyết định này vì đâylà ý nghĩ của ông và 3 vịtướng kia hoàn toàn không có đónggóp gì cả trong cuộc họp; họ gầnnhư chỉ đóng vai trò làm nhânchứng mà thôi.  Trongcuộc họp tại Cam Ranh ngày 14-3-1975 thìcũng vậy, không có một vị tướngnào có một lời phản biện nàocả.  TướngPhú là người mang cấp bậc thấpnhứt tại cuộc họp nên lại càng khôngcó ý kiến gì cả vì ông đãthấy rõ là Tổng Thống đã quyếtđịnh như vậy với sự đồngthuận của 3 vị tướng lãnh cao cấpkia.  Thật là mộtđiều hết sức đáng tiếc vềcuộc họp này cho một quyết định vôcùng quan trọng về quân sự và chínhtrị của VNCH.

TÍnh Chất Của Lệnh

          Về tính chất của lệnhthì đây là một lệnh tối mật, chỉcó các sĩ quan cao cấp tại Bộ TưLệnh Quân Ðoàn II được biết màthôi, ngay cả các sĩ quan cao cấp tại BộTổng Tham Mưu cũng không được thôngbáo.  Trong cuốn hồiký của ông, Ðại Tá Hoa còn cho biết thêmlà khi ông liên lạc với Ðại Tá LêKhắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân ÐoànII, để thông báo về việc ông điềuđộng phi cơ vận tải C-130 lên Pleiku cho QuânÐoàn II, thì Ðại Tá Lý cũng không cho ôngbiết sử dụng các phi cơ đó trongviệc gì.80 Các giới chức HoaKỳ tại Việt Nam cũng hoàn toàn khôngđược thông báo gì hết vềlệnh này.  Tácgiả Ðỗ Sơn, trong tác phẩm Chuẩn TướngPhạm Duy Tất và sự thật cuộctriệt thoái Quân Ðoàn II, đã có ghilại cuộc phỏng vấn của ông vớiChuẩn Tướng Phạm Duy Tất về cuộctriệt thoái này.  Khiđược hỏi về việc TướngPhú đã truyền đạt lại lệnhcủa Tổng Thống Thiệu như thế nàotại cuộc họp của Quân Ðòan II vàobuổi chiều ngày 14-3-1975 thì TướngTất đã trả lời như sau: “LệnhTống Thống là giữ bí mật tuyệtđối, chỉ rút quân chủ lực, cònbỏ lại tất cả. Có nghĩa là bỏ Tiểu Khu, bỏÐịa Phương Quân, Nghĩa Quân, và dânchúng.  Cóngười đã hỏi tại sao vậy? TướngPhú trả lời: Tổng Thống đãcó nói nếu họ muốn theo thì họsẽ biết cách đi theo, các anh không phải lo.  Phải rút nhanh, gọnđể bảo toàn sự bất ngờ.” 81 Tínhchất tối mật này không giữđược lâu vì trên thực tế khôngthể nào cóthể giữ được bí mật việc di chuyển của cảmột Quân Ðoàn.  Cuốnhồi ký của Ðại Tá Hoa cho biết khi phicơ C-130, mà ông điều động lên Pleikuvào sáng ngày 16-3-1975, đến phitrường Cù Hanh (Pleiku) đã “khôngthể nào đáp xuống phi trườngđược, vì người ta đông khôngthể tưởng tượng nổi.” 82

Nội Dung Của Lệnh

          Về mặt nội dung, lệnhcủa Tổng Thống Thiệu gồm 2 phần: 1)Bỏ Pleiku-Kontum, rút toàn bộ quân chủlực của Quân Ðoàn II về vùng duyênhải; và 2) Tổ chức lại lựclượng để phản công tái chiếm BanMê Thuột.   Quân Ðoàn IIchỉ thực hiện được phần 1của lệnh này; phần 2 của lệnh nàykhông bao giờ được thực hiệnvì, trên thực tế, sau cuộc triệtthoái, Quân Ðoàn II không còn hiện hữunữa.  Lệnh củaTổng Thống Thiệu, như đã nóiở trên, là: “rút nhanh, gọn đểbảo toàn sự bất ngờ,” nhưnghoàn toàn không có nói gì hết vềkhung thời gian, như vậy có thểđược xem như giao toàn quyền choTướng Phú quyết định về khíacạnh này.  VàTướng Phú, trong cuộc họp vớicác sĩ quan cao cấp tại Bộ Tư LệnhQuân Ðoàn II của ông vào đêm 14-3-1975, đãquyết định bắt đầu ngay cuộctriệt thoái vào sáng ngày 16-2-1975, nghĩalà chỉ sau có 1 ngày chuẩn bị (15-3-1975)mà thôi, nghĩa là, trên thực tế,có thể xem như là không có chuẩn bị gìcả, mộtđiều gần như không có thể nàotưởng tượng được chomột cuộc hành quân ở cấp quânđoàn.  Mộtđiều cũng không bình thường làngay cả lệnh hành quân trên giấy tờ màlẽ ra Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn phảigửi cho các đơn vị trực thuộcQuân Ðoàn cũng không có luôn.

TÍnh Khả Thi Của Lệnh

          Về tính khả thi của lệnhnày, được Tổng Thống Thiệuđưa ra trong một bối cảnh chính trị –quân sự hết sức nghiêm trọng, córất nhiều vấn đề cần phảiđược xem xét và đánh giámột cách đầy đủ và kháchquan.  Trước hết làcái cách thức ra lệnh của TổngThống Thiệu: khi ông cảm thấy không thuyếtphục được Tướng Phú vềchủ trương rút bỏ Vùng II của ông(vì Tướng Phú xin đượccùng toàn quân ở lại tử thủ), ôngđã sử dụng đến cả hạsách là hăm dọa cách chức vàbỏ tù Tướng Phú.83 Nhưngười viết đã trình bày bên trên,lệnh triệt thoái này gồm 2 phần: 1)rút lực lượng chủ lựccủa Quân Ðoàn II ra khỏi Pleiku-Kontum, và 2) tổchức lại lực lượng đểphản công tái chiếm Ban Mê Thuột.  Như vậy, phần 2 chínhlà mục tiêu để biện minh cho Phần 1chỉ là phương tiện. Lý luận này hoàn toàn không có cơsở vững chắc. Ban Mê Thuột đã mất và Quân Ðoàn II,với lực lượng sẳn có(và sẽ không có thêm bất cứ lựclượng Tổng Trừ Bị nàođược tăng viện nữa cả),đã không thể phản công tái chiếm, thìlàm thế nào, cũng với lựclượng đó (chắc chắn sẽbị giảm thiểu rất nhiều sau cuộctriệt thoái) lại có thể phản côngchiếm lại được Ban Mê Thuột.  Ðó là mới chỉxét sự việc thuần túy vềmặt lực lượng mà thôi.  Còn về mặt tinhthần chiến đấu của binh sĩ thì sao?  Chắc chắnsẽ bị sút giảm trầm trọng sau khi QLVNCHđã thua 2 trận lớn, đã mất luôn 2tỉnh và cả một Quân Ðoàn phải rútlui.  Tổng Thống Thiệucó thể đã nghĩ rằng rút bỏPleiku-Kontum thì Quân Ðoàn II sẽ không còn phảitrãi quân bảo vệ các vùng đónữa, vậy có thể tập trung nhiều quânhơn để tấn công Ban Mê Thuột.  Nếu quả thật ôngđã suy nghĩ như vậy thì ông đãquên là Bắc Việt cũng sẽ không cầncác sư đoàn của họ bao vây Pleiku vàKontum nữa, mà sẽ tập trung chúng lạiđể bảo vệ Ban Mê Thuột.  Ngoài ra, về phươngdiện tinh thần binh sĩ, thì quân BắcViệt chắc chắn sẽ cao hơn tinhthần của binh sĩ QLVNCH rất nhiều vìhọ đang liên tiếp chiến thắng vàđã khiến cho QLVNCH phải triệt thoáicả một Quân Ðoàn, một điều chưatừng xảy ra trong suốt cuộc chiến tranhgần 20 năm.  Chuyệnphản công tái chiếm Ban Mê Thuột, mục tiêucủa lệnh triệt thoái này, rõ rànglà một chuyện không tưởng.  Câu hỏi cần cólời giải đáp là có thể nàoTổng Thống Thiệu là một vị tướnglãnh cao cấp, có nhiều kinh nghiệm, vàlà một người luôn luôn làm việccó tính toán cẩn thận, lại cóthể suy nghĩ nông nổi như vậy hay không?  Câu trả lời củangười viết bài này là: KHÔNG. Tổng Thống Thiệu chỉ dùng nólàm cái cớ để thực hiệnviệc cắt bỏ Vùng II mà ông đãquyết định tại cuộc họp ngày 11-3-1975tại Dinh Ðộc Lập với các TướngKhiêm, Viên và Quang.   Suynghĩ thêm một chút nữa chúng ta cũngthấy rằng ông không đề cập gì cảđến chuyện tái chiếm Pleiku- Kontum, nghĩalà nếu có phản công thì chỉ làđể chiếm lại Ban Mê Thuột mà thôi, khôngphải để chiếm lại Vùng II.  Tóm lại mứcđộ khả thi của lệnh này là rấtđáng nghi ngờ.

Cách Thi Hành Lệnh

          Về cách thức thựchiện lệnh này thì có thể tómtắt trong một câu: không được chuẩnbị chu đáo, nếu không muốn nói là khôngcó chuẩn bị gì cả.  Ðây là một lỗi lầmlớn, rất lớn của TướngPhú.  Dù cho lệnhcủa Tổng Thống Thiệu là phảithực hiện cho nhanh, ông cũng không thể vàkhông nên thực hiện quá nhanh như vậy.  Chắc chắn ôngphải biết rằng dân chúng trong Vùng II,đặc biệt là tại Pleiku, nơiđóng Bộ Tư Lệnh của Quân Ðoàn II,sẽ biết về việc triệt thoái này,và họ sẽ đi theo. Như vậy, ông không thể chỉ quan tâmđến khía cạnh quân lính và quân trang, quândụng mà phải tính trước cảyếu tố dân chúng, mà là dân chúng bịhoảng hốt, kinh hoàng trước việc luibinh vĩ đại, vô tiền khoáng hậunày.  Ngoài ra, mộtsố việc làm của Tướng Phú trongthời gian này cũng cần phảiđược đánh giá.  Việc thứ nhứtlà việc ông đòi hỏi, gần như làmột điều kiện để đánhđổi cho việc ông phải thi hành cáilệnh vô cùng khó khăn này, Tổng ThốngThiệu phải đồng ý thăng cấp ChuẩnTướng cho Ðại Tá Phạm Duy Tất,Chỉ Huy Trưởng Biệt Ðộng Quân VùngII.  Tình hình quânsự lúc bấy giờ hoàn toàn khôngphù hợp cho việc thăng cấp trong quânđội; QLVNCH đang thua trận nặng nềchứ có phải đang chiến thắng oanhliệt gì đâu. Thứ hai, chỉ thăng cấp cho 1 vịđại tá là ông Tất mà thôi (vớilý do gì cũng không thấy nói rõ, nhưngchắc chắn không phải do hành độnggì phi thường tại mặt trậnlúc bấy giờ) làm sao không tạo rasự dèm pha (ông Tất là bạn thân củaông Phú từ nhiều năm) và bất mãncủa các vị đại tá khác trong BộTư Lệnh Quân Ðoàn, trong lúc đang cầnsự đồng thuận và cộng táctích cực giữa các sĩ quan cao cấpcủa Quân Ðoàn trong cuộc hành quân hếtsức quan trọng này. Việc thứ ba là Tướng Phúgần như không có mặt trong cuộc triệtthoái này.  Sángngày 15-3, ông và một số sĩ quan trong bộtham mưu của ông bay về Nha Trang với lý dolà để thiết lập bản doanh mới choBộ Tư Lệnh Quân Ðoàn. Cũng trong ngày 15-3 này, ChuẩnTướng Trần Văn Cẩm, Phụ TáHành Quân của Tướng Phú, bay về TuyHòa để chuẩn bị việc cơ sởcho việc tiếp đón đoàn quân triệtthoái.  Việc chỉ huytổng quát cuộc triệt thoái này đượcông giao cho Tướng Tất.84 Ðây cóthể là động cơ chính củaTướng Phú trong việc hết sứccố gắng xin Tổng Thống Thiệu thăngcấp Chuẩn Tướng cho bằngđược cho Ðại Tá Tất.  Theo kế hoạch, chỉ cóSư Ðoàn 6 Không Quân sẽ tự lo liệuđể di chuyển toàn bộ lựclượng về căn cứ không quân Phan Rang,tất cả các lực lượng cònlại của Quân Ðoàn II sẽ di chung với nhau,mỗi ngày sẽ có một đoàn 200-250 xesẽ rời Pleiku với binh sĩ vàchiến cụ.  Toànbộ các lực lượng chủlực của Quân Ðoàn II hiện diện trongvùng Pleiku-Kontum lúc đó gồm:

      1tiểu đoàn thuộc Trung Ðoàn 44, Sư Ðoàn23 Bộ Binh

      6Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân: 4, 7, 21, 22, 24 và 25

      ThiếtÐoàn 21 Chiến Xa M.48 (thuộc Lữ Ðoàn 2Kỵ Binh)

      2tiểu đoàn pháo 155 ly Howitzer

      1tiểu đoàn pháo 175 ly tầm xa  

      LiênÐoàn 20 Công Binh Chiến Ðấu

      LiênÐoàn 231 Yểm Trợ Tiếp Vận

Theokế hoạch mà Tướng Phú đãđề nghị tại cuộc họp ở Cam Ranhngày 14-3 và đã được TổngThống Thiệu và các tướng lãnhhiện diện đồng chấp thuận, Liên TỈnhLộ 7B (LTL-7B), con đường (tách ratừ Quốc Lộ 14 là quốc lộ nốiliền Pleiku với Ban Mê Thuột) từ Ngả BaMỹ Thạch đi về hướng Ðông Namđến Tuy Hòa, đã đượcchọn để rút quân. Lý do là vì cả 2 quốc lộ huyếtmạch nối liền cao nguyên với duyên hảilà Quốc Lộ 19 (nối liền Pleiku với QuiNhơn) và Quốc Lộ 21 (nối liền Ban MêThuột với Ninh Hòa) đều đãbị các đơn vị quân Bắc Việtđóng chốt và cắt đứt.  LTL-7B là một conđường trãi đá, dài 182 km, ítđược sử dụng vì hư hạinhiều, gần như bỏ hoang, gồm 3 đoạnnhư sau:

      từngả ba Mỹ Thạch đến Cheo Reo: 84 km,đường tốt

      từCheo Reo đến Củng Sơn: 48 km, qua đèo Tuna(cách Cheo Reo khoảng 4 km về phía Nam, ngày naygọi là đèo Tô Na), qua cầu Sông Ba(thời Pháp thuộc gọi là cầu Le Bac,sông Ba ở khúc này rất rộng nên cầunầy dài đến 600 m nhưng đã bịsập từ lâu, và sau cùng phải qua cầuCà Lúi (một sông nhánh của sông Ba)trước khi đến Củng Sơn

      từCủng Sơn đến Tuy Hòa: 50 km, đoạnđường này đã bị quânĐồng minh Ðại Hàn gài rất nhiềumìn trước năm 1973.

Nóichung LTL-7B không phải là một trục lộ giao thôngtốt cho cuộc rút quân, nhưng nó là conđường duy nhứt còn lại vàcó thể tạo ra yếu tố bất ngờcần thiết cho cuộc rút quân.

Lịchtrình rút quân được sắp xếpnhư sau:

      Ngày16-3: Liên Ðoàn 20 Công Binh Chiến Ðấu đi tiềntiêu, mở đường và sửachửa cầu đường nếu cần; LiênÐoàn 6 Biệt Ðộng Quân đi theo để yểmtrợ cho Công Binh; cùng đi trong đợtđầu tiên này là một số đơnvị tiếp vận, quân cụ di chuyển trên khoảng200 quân xa, cùng với một số đơn vịpháo binh, và một chi đoàn thiết giápM-48 thuộc thiết đoàn 21 đi theo đểbảo vệ đoàn xe 

      Ngày17-3: các đơn vị còn lại của tiếpvận, pháo binh, và quân y, di chuyển trên khoảng250 quân xa, với một chi đoàn thiếtgiáp M-48 đi theo để bảo vệ đoànxe

      Ngày18-3: các đơn vị thuộc Bộ Tư LệnhQuân Ðoàn II, một vài đơn vị thuộcBộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 Bộ Binh, cácđơn vị Quân Cảnh, Tiểu đoàn thuộcTrung Ðoàn 44 của Sư Ðoàn 23, và mộtđơn vị thiết giáp đi theo bảo vệđoàn xe cũng gồm khoảng 250 quân xa

      Ngày19-3: các Liên Ðoàn Biệt Ðộng Quân còn lạivà các đơn vị thiết giáp cuốicùng đi tập hậu để chận địchquân truy kích    


Bản đồ Liên TỈnh Lộ 7B.

Ngàyđầu tiên của cuộc rút quân diển ra suôngsẻ, tốt đẹp, đúng kế hoạchvì dân chúng cũng như các đơn vịquân Bắc Việt phe chưa hay biết về cuộctriệt thoái.  Nhưngvào cuối ngày thì dân chúng Pleiku đãbiết chuyện và họ lũ lượtkéo nhau chạy theo đoàn quân di tản.  Cũng trong buổi chiềungày hôm đó, Tướng Văn TiếnDũng của Bắc Việt cũng đã biếttin về cuộc triệt thoái của Quân Ðoàn II,và ông ra lệnh cho Tư Lệnh Sư Ðoàn 320phải cấp tốc truy kích đoàn quân đangtriệt thoái trên LTL-7B.

Ngàyhôm sau, 17-3, dân chúng bắt đầu nhậpvào đoàn quân triệt thoái bằngđủ tất cả những phương tiệndi chuyển mà họ có, kể cả mộtsố rất đông đi bộ, tất cả khiếncho đoàn quân không thể di chuyển nhanhđược.  


Một cảnh của đoàn quân triệt thoái trên LTL-7B.

Ngày18-3, đoàn quân đến được Cheo Reovà ngừng lại vì Công Binh chưa làmkịp cầu bắc qua sông Ba ở phía Nam CheoReo.  Cũng trong ngàynày, trước tình hình cuộc triệtthoái có vẻ thuận lợi vớiyếu tố bất ngờ, “tướng Phúthay đổi ý kiến. Ông ra lệnh ngưng cuộc lui binh và thay vàođó là lệnh lập tuyến phòng thủtại Hậu-Bổn.” 85 Bộ TưLệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn IIdưới sự chỉ huy của ChuẩnTướng Trần Văn Cẩm đặt ngaytại một trường học trong thị trấnHậu Bổn (Cheo Reo). Nhưng ngay tối hôm đó, các đơnvị thuộc Sư Ðoàn 320 của Bắc Việtđã bắt kịp đoàn quân triệtthoái tại Cheo Reo và bắt đầu tấncông bằng tất cả hỏa lực màhọ có, gây thiệt hại rất nặng chođoàn quân triệt thoái và dân chúng đitheo, rất nhiều quân xa bốc cháy, nhiềutrọng pháo và thiết giáp bị pháhủy, xe cộ và xác người ngỗnngang trên tỉnh lộ và trong thị trấn.  Liên Ðoàn 23 BÐQđược lệnh tiến chiếm đèo BanBleik ở phía tây Thị Trấn Cheo Reo đểchặn dứng sức tấn công của quânBắc Việt, kéo dài thời gianđể giúp cho Công Binh có thể làm xongđược cầu bắt qua sông Ba.  

Ngày19-3, trận kịch chiến vẫn tiếp tụctại Cheo Reo giữa các liên đoàn BÐQ vàcác đơn vị của Sư Ðoàn 320Bắc Việt đang truy kích.  Trong ngày này, mộtsố đơn vị Ðịa Phương Quânngười Thượng đã nổiloạn, bỏ hàng ngũ, cướp phá, gâyhỗn loạn trong đoàn quân dân triệtthoái.  Trong lúc trậnchiến đang diễn ra ác liệt, một phituần phản lực cơ A-37 của Không Quân VNCHlại oanh tạc lầm vào quân bạn, gây thiệthại rất nặng cho một một tiểuđoàn của Liên Ðoàn 7 BÐQ, và làm chotình hình trong đoàn quân triệt thoáicàng thêm hỗn loạn; mệnh lệnh và kỷluật gần như không còn nữa.  Một số cấp chỉ huycủa các thiết đoàn cũng như củacác tiểu đoàn BÐQ có nhiệm vụyểm trợ đoàn quân triệt thoái khôngcòn chỉ huy được các đơnvị của họ nữa. Trước tình hình rối loạn, khôngcòn kiểm soát được nữatại Hậu Bổn, Tướng Phú lạimột lần nữa thay đổi ý kiến, ralệnh bỏ tuyến phòng thủ ở HậuBổn, và tiếp tục lui quân về Tuy Hòa.  Ông “… cho trực thăngtới bốc Bộ Tư Lệnh TiềnPhương của Quân Ðoàn đưa về TuyHòa, riêng Tướng Cẩm là ngườiở lại sau cùng nên chính trựcthăng của tôi [tôi = Chuẩn TướngPhạm Duy Tất) bốc ông.” 86Kể từ lúc này trở đi, khôngcòn một vị tướng lãnh nào trongđoàn quân triệt thoái nữa hết,việc chỉ huy thống nhứt hoàn toànkhông còn nữa, đoàn quân như rắnmất đầu, binh sĩ cảm thấy bị bỏrơi, các cấp chỉ huy và các đơnvị mạnh ai nấy lo.  Trongthời gian đó, Không Quân VNCH đượclệnh ném bom phá hủy tất cả cácchiến cụ nặng, không để chúng lọtvào tay địch quân. Sáng ngày 20-3, đoàn quân triệt thoáicố gắng phá vòng vây của cácđơn vị thuộc Sư Ðoàn 320 BắcViệt, thoát ra khỏi Hậu Bổn đểtiến về phía Củng Sơn, nhưng mớiđược khoảng nửađường thì bị chận lại vìPhú Túc đã bị quân Cộng sảnchiếm.  Liên Ðoàn 7 BÐQđược lệnh tiến lên, tấn công dũngmãnh và chiến thắng, chiếm lạiđược Phú Túc trong cùng ngày.  Ngày hôm sau, 21-3, đoàn quântiếp tục tiến về Củng Sơn, mặcdù vẫn tiếp tục bị địch quân truykích.  Trênđường đi, sau khi ra khỏi Phú Túc,tình hình mất kỷ luật bên trong đoànquân triệt thoái càng lúc càng tệ hơn,binh sĩ nhiều đơn vị tranh nhau, kể cảbắn nhau, để vượt lêntrước.  “…Súng bắt đầu nổ từ một phe,bạo lực lan nhanh như lửa cháyđồng, trong chốc lát nó bao trùmđoàn xe, súng nổ khắp nơi,người ta bắn để cướpđường giành đi trước…Bấygiờ súng không nổ phát một,ngưới ta bắn hàng tràng đạiliên, không bắn chỉ thiên, mà bắn xảtrên đầu… “ 87 Ðoàn xe sau cùngcũng đến được bờ sông Ba.  Lúc đó Liên Ðoàn 20Công Binh Chiến Ðấu vẫn làm chưa xong cầu.  Cầu phao đãđược đưa từ Nha Trang lên TuyHòa nhưng sau đó không đưađược bằng đường bộtừ Tuy Hòa về Củng Sơn vì cácchốt chận của quân Cộng sản.  Sau cùng Không Quân VNCH phảisử dụng đến các trực thăngkhổng lồ Chinook CH-47 để dưa từngphần từ Tuy Hòa về Củng Sơn.88  Liên Ðoàn 6 BÐQ, tại phòngtuyến phía Tây Củng Sơn, đã chiếnđấu rất ác liệt để chậnđứng các cuộc tấn công của TrungÐoàn 64 của Sư Ðoàn 320 Bằc Việt,nhằm giúp cho Công Binh hoàn thành cầu phaobắt ngang qua Sông Ba. Ngày 22-3, cầu phao làm xong, đoàn xebắt đầu vượt sông Ba.  Lúc bắt đầuvượt sông, vì tranh nhau qua cầu cho nhanh,một số xe tiến quá nhanh làm sập mộtđoạn cầu phao, gây thêm một số thươngvong.  Công Binh đã nhanhchóng sửa chửa lại đoạn cầubị sập và đoàn quân triệt thoái quađược sông Ba, sử dụng Tỉnh Lộ436 để tiến về Tuy Hòa.   Các Tiểu Ðoàn 35 và51, thuộc Liên Ðoàn 6 BÐQ, tiếp tục bámgiữ phòng tuyến tại Củng Sơnđể bảo vệ phía sau của đoànquân.  Tiểu Ðoàn 34,thuộc Liên Ðoàn 7 BÐQ, tiến về phíatrước, nhổ từng chốt chậncủa Cộng quân để giúp đoàn dân quântriệt thoái tiến về Tuy Hòa.  Ngày 27-3, vào lúc 9giờ tối, những chiếc quân xa đầutiên của đoàn quân triệt thoái vềđến Tuy Hòa.

Hậu Quả Của Lệnh

          Về mặthậu quả, cuộc triệt thoái này làbước đầu của tiến trình sụpđổ nhanh chóng ngoài sức tưởngtượng của VNCH: nếu tính từngày 16-3-1975, ngày khởi đầu củacuộc lui quân, cho đến ngày 30-4-1975, ngàyÐại Tướng Dương Văn Minh, TổngThống cuối cùng của VNCH đầu hàng quânBắc Việt tại Dinh Ðộc Lập, thờigian chỉ có 44 ngày. 

Hậuquả đầu tiên và trực tiếp củacuộc triệt thoái vô tiền khoáng hậu tronglịch sử của QLVNCH này là việc QuânÐoàn II đã bị xóa sổ, vàđiều này có nghĩa là VNCH đãmất đi ¼ lực lượng quân sựtrong vòng chỉ có hơn 10 ngày.   “Khoảng 60 ngàn quân chủlực khi về đến Tuy Hòa chỉ cònlại khoảng 20 ngàn. Năm liên đoàn BÐQ với quân sốkhoảng 7 ngàn chỉ còn lại 900 người.  Lữ Ðoàn 2 Kỵ Binhvới hơn 100 thiết-xa các loại chỉcòn đúng 13 thiết-vận-xa M-113.” 89Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham MưuTrưởng QLVNCH, tổng kết thiệt hạicủa Quân Ðoàn II trong tác phẩm của ôngviết bằng Anh ngữ, The Final collapse,như sau: “At least 75 percent of II Corps combat strength, to include the 23dInfantry Division as well as Ranger, armor, artillery, engineer, and signalunits, had been tragically expended within ten days.” 90(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Ít nhứt 75 phần trămlực lượng chiến đấu của QuânÐoàn II, bao gồm các đơn vị của SưÐoàn 23 Bộ Binh cũng như Biệt Ðộng Quân,thiết giáp, pháo binh, công binh, và truyền tin,đã bị tiêu diệt một cách bi thảm trongvòng mười ngày”).  Về phương diệnlãnh thổ, Quân Ðoàn II đã mất gầnhết các tỉnh thuộc vùng Cao Nguyên, đólà các tỉnh Pleiku, Kontum, Darlac, và PhúBổn, với các tỉnh còn lại là LâmÐồng, Tuyên Ðức và toàn bộ cáctỉnh ở vùng Duyên Hải đang bị đedọa rất nặng nề.

Cáchậu quả dây chuyền tiếp theo là việc QLVNCHphải rút lui khỏi tất cả nhữngvùng lãnh thổ của Quân Ðoàn I và IIbị áp lực nặng nề của cácsư đoàn quân Bắc Việt.  Trong thời gian nàymột số chỉ huy cao cấp của Quân Ðoàn IInhư Chuần Tướng Trần Văn Cẩm,Tư Lệnh Tiền Phương, và Ðại Tá LêKhắc Lý, Tham Mưu Trưởng, đãbị địch quân bắt làm tù binh.  Trung Tướng Ngô QuangTrưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn I phảirút bỏ Huế và Ðà Nẵng.  Lần lượt tấtcả lãnh thổ của hai quân khu này đềulọt vào tay địch. Quân Ðoàn III phải thiết lập Bộ TưLệnh Tiền Phương tại Phan Rang, nhưngchẳng bao lâu, phòng tuyến này cũng tanvở vào ngày 15-4-1975, và Trung TướngNguyễn Vĩnh Nghi, Tư Lệnh, và ChuầnTướng Phạm Ngọc Sang, Tư Lệnh SưÐoàn 6 Không Quân (từ Pleiku di chuyển về)cũng đã bị địch quân bắt làmtù binh.  Bắc Việttập trung tất cả 5 sư đoàn tấn côngXuân Lộc nhưng bị Sư Ðoàn 18 của ThiếuTướng Lê Minh Ðảo chận đứnglại.  Phe Cộng sảnquyết định bỏ Xuân Lộc tiến thẳngvề Sài Gòn và VNCH đã đầuhàng vào trưa ngày 30-4-1975. 

Kếtluận cho mục Quân Sự: Tuy có đầy đủđiều kiện để có thể đảmnhận vai trò Tổng Tư Lệnh tối cao củaQLVNCH, Tổng Thống Thiệu đã hoàn toànsai lầm khi quyết định cắt bỏVùng II, đưa đến hậu quả vô cùngtai hại là sự sụp đổ quá nhanhchóng của VNCH vào ngày 30-4-1975.  ÐiểmF.

Trong Lãnh Vực Kinh Tế – Xã Hội   

Vềphương diện kinh tế, trong khoảng thờigian 1965-1975, bề ngoài, VNCH có vẻ pháttriển về mọi mặt. Ðời sống của dân chúng đô thịcó nhiều tiện nghi hơn (máy giặt, máytruyền hình, vv,); ở nông thôn, phươngthức canh tác có nhiều cải tiến(sử dụng cơ giới, phân bón, thuốctrừ sâu, lúa Thần Nông, vv); hệ thống giaothông vận tải được cải thiệnvà phát triển rất mạnh (số xa lộvà phi trường được xây dựngthêm rất nhiều); một số kỹ nghệmới hình thành, và vào nhữngnăm cuối có thêm triển vọng khai thácdầu hỏa ở thềm lục địa; vàkhu vực tam đẳng (dịch vụ) cũngphát triển rất mạnh. 

Sựthật thì nền kinh tế này hoàn toànlệ thuộc vào viện trợ của HoaKỳ.  Sau đây làmức viện trợ kinh tế của Hoa Kỳcho VNCH trong thời gian 1965-1975: 91

      1965:    290,3 triệu MK

      1966:    793,9  -      -

      1967:    666,6  -      -

      1968:    651,1  -      -

      1969:    560,5  -      -

      1970:    655,4  -      -

      1971:    778,0  -      -

      1972:    587,7  -      -

      1973:    531,2  -      -

      1974:    657,4  -      -

      1975:    240.9  -      -

VNCH khôngphải là quốc gia duy nhứt nhận việntrợ Mỹ nhưng là quốc gia duy nhứtnhận viện trợ Mỹ trong tình trạngchiến tranh, và phải nói là chiến tranhrất ác liệt với mức độtàn phá rất lớn. Mặc dù có tiềm lực kinh tếkhá tốt, và với viện trợ Mỹlớn lao, VNCH là quốc gia duy nhứt (trongnhóm 4 nước bị đe dọa quân sựtừ bên ngoài nhận được việntrợ kinh tế lớn lao của Hoa Kỳgồm Do Thái, Ðại Hàn, Ðài Loan, Việt Nam)đã phải đương đầu vớiquá nhiều khó khăn lớn lao do chiếntranh gây ra và vì vậy đã không thể thànhcông trong việc phát triển kinh tế.  Tuy nhiên, sự thất bạitrong việc phát triển kinh tế tại VNCH không phảihoàn toàn chỉ do yếu tố khách quan làtình trạng chiến tranh, mà còn do mộtyếu tố chủ quan rất quan trọng nữa:đó là không có sự tha thiết vàquyết tâm cao của cấp lãnh đạo củaVNCH trong việc phát triển kinh tế.  Ðiều này có thểgiải thích được: 1) Các nhàlãnh đạo của VNCH trong giai đoạn nàyđều là quân nhân, họ chú trọng nhiềuhơn vào lãnh vực quân sự; 2) Họlại hoàn toàn không có đủ kiếnthức để có thể hiểu vànắm vững được vấnđề phát triển kinh tế.   Trong thời gian này,giới lãnh đạo của VNCH cũngđã từng áp dụng nhiều biệnpháp kinh tế quan trọng (phá giá tiềnÐồng của VN, tăng lương quân nhân côngchức, tổ chức hệ thống phân phốilương thực và nhu yếu phẩm, luậtNgười Cày Có Ruộng, vv) nhưng nhìnchung tất cả chỉ là những biệnpháp vá víu và VNCH hoàn toàn khôngcó một kế hoạch phát triển kinh tếchủ đạo đúng nghĩa.  Một trong những chỉsố chính về phát triển kinh tế màgiới lãnh đạo VNCH hoàn toàn không quantâm đến là: mức tiết kiệm trongnước.


Biểu đồ Tỷ lệ Tiết Kiệm Trên GNP của Việt Nam so với Do Thái, Ðại Hàn và Ðài Loan và Các Nước Châu Mỹ La Tinh.92

Biểuđồ này cho thấy rõ là trong khoảngthời gian 1965-1973, tỷ lệ Mức TiếtKiệm Trong Nước (Domestic Saving Ratio) trên TổngSản Lượng Quốc Gia (GNP = Gross National Product)của VNCH phần lớn là điểm âm, trong khicác nước kia, nhất là hainước Ðại Hàn và Ðài Loan đềutăng rất nhanh:

      ÐạiHàn: từ dưới 10% của GNP (1965)tăng lên trên 20% của GNP (1973)

      ÐàiLoan: từ 20% của GNP (1965) tăng lên trên 30% củaGNP (1973)

Cóthể có 2 lý do chính cho mức tiếtkiệm âm này.  Thứnhứt là vì cấp lãnh đạo củaVNCH, như vừa nói bên trên, đã không quan tâmđúng mức đến chuyện này, vàvì vậy đã không có một chínhsách nhằm khuyến khích việc tiếtkiệm.  Thứ hai, vìvật giá gia tăng cùng với nạn lạmphát phi mã, đồng lương không đủsống, chuyện tiết kiệm của dân chúng,dù cho nếu có sự khuyến khíchcủa chính phủ, chắc cũng khó cóthể thực hiện được. 

 Cho đến đầu năm1965, mức lạm phát tại VNCH là vàokhoảng 4% một năm.  HoaKỳ chính thức đưa quân bộ chiếnvào Miền Nam vào ngày 8-3-1965 với 2Tiểu đoàn TQLC đổ bộ vào ÐàNẵng.  Sáu thángsau đó vật giá đã gia tăng 20% tạiMiền Nam và tiếp tục gia tăng khôngngừng.  Ngoài ra VNCH cònở trong tình trạng thiếu hụt trầmtrọng trong cán cân ngoại thương: trịgiá nhập cảng gấp 10 lần trị giáxuất cảng.  Tháng7-1966, Chính phủ VNCH bắt buộc phảiphá giá tiền Ðồng VN (ÐVN), từ 1 MK = 72 ÐVNxuống mức 1MK = 118 ÐVN. Việc phá giá tiền ÐVN này hoàntoàn không ngăn chận được vậtgiá tiếp tục leo thang. Sau đây là mức gia tăng khủngkhiếp của chỉ số về giá cảđối với nhân dân lao động (working-class priceindex) trong khoảng thời gian 1965-1974 (so vớichỉ số gốc là 100 của năm 1962): 93

      1965:    128.4

      1966:    208.6

      1967:    299.4

      1968:    380.0

      1969:    463.1

      1970:    633.5

      1971:    749.3

      1972:    938.3

      1973:1.355.5

      1974:2.004.5

Domức lạm phát này, giá chợđen của đồng đô la Mỹ (USD) luôn luôn caohơn giá chính thức rất nhiều.  Từ năm 1972 trởđi, chính phủ VNCH đành phải chấpnhận “thả nổi” giá chính thứcluôn.  Sau đây là bảngliệt kê giá chính thức và giáchợ đen tiền USD tại VNCH trong thờigian 1967-1974: 94

     Giá chính thức    Giá chợ đen

      1967:    118                      164

      1968:    118                      189

      1969:    118                      229

      1970:    118                      393

      1971:    118                      388

      1972:    356                      439

      1973:    494                      531

      1974:    633                      641

Sau khi HoaKỳ đưa quân bộ chiến vào Miền Nam,cường độ chiến tranh gia tăng ácliệt, sản xuất nông nghiệp bị giảmsút nghiêm trọng, và lần đầu tiên tronglịch sử, từ năm 1965, VNCH phảinhập cảng gạo để cung ứng cho nhucầu của dân chúng. Năm 1967, số gạonhập cảng, phần lớn là từ HoaKỳ, lên đến 770.000 tấn.95  Việc nhập cảng gạonày vẫn tiếp tục mãi cho đếncuối cuộc chiến.

Sau khiHiệp Ðịnh Paris được ký kếtvào ngày 27-1-1973, tiên liệu viện trợMỹ sẽ giảm đi, chính phủ VNCH đãđưa ra một kế hoạch phát triển 4năm nhằm tiến tới độc lậpvề kinh tế.  Kếhoạch này gồm 4 chương trình chínhyếu: 1) Tái thiết hạ tầng kinh tế vàxã hội; 2) Tái lập sản xuất nôngnghiệp; 3) Khuyến khích đầu tư; và 4)Cải thiện xuất cảng.96 Kế hoạchphát triển kinh tế này rất đúnghướng và đáng khen nhưng đãquá chậm vì VNCH không còn thời gian nữa.  Các chương trìnhnày đều chỉ mới thực hiệnđược có một năm (1974) và cònđang dở dang thì VNCH đã thất trậnvào cuối tháng 4 sau cuộc Tổng Tấn CôngMùa Xuân năm 1975 của phe Cộng sản.   

Vềphương diện xã hội, VNCH cũng đốidiện với nhiều thay đổi, xáo trộnlớn lao.  Vớicường độ gia tăng ác liệt củacuộc chiến, càng ngày càng có thêmnhiều người rời bỏ nông thôn rathành thị sinh sống. Ngoài ra, trong thời gian xảy ra các cuộctổng tấn công của phe Cộng sản, nhưcác năm Mậu Thân 1968, hay Mùa Hè ÐỏLửa 1972, con số người tỵ nạnđổ về các thành phố có thể lênđến hàng trăm ngàn trong một thờigian rất ngắn. Sự hiện diện của mấy trămngàn quân Mỹ và các nước ÐồngMinh vừa gây ra chuyện vật giá gia tăngvà nạn lạm phát phi mã, đồngthời cũng tạo ra nhiều vấn đềxã hội trầm trọng. Các tệ nạn xã hội như mãi dâm,xì ke, ma túy tăng lên rất nhiều, một phầnlớn tập trung chung quanh các căn cứquân sự của Hoa Kỳ. Ðời sống củanhững người làm công ăn lương,có lợi tức thấp và cốđịnh như các giới quân nhân, công nhân, viênchức chính phủ trở nên vô cùngkhó khăn. Ngược lại những ngườilàm việc trong các cơ quan, công ty của Mỹ,hay cung cầp dịch vụ cho quân đội Mỹthì có lương cao hơn rất nhiều vàlàm giàu rất nhanh chóng.  Thứ tự xếphạng các tầng lớp trong xã hộitruyền thống của Việt Nam đã bịđảo lộn hoàn toàn.  

Trongđiều kiện kinh tế – xã hội nhiềukhó khăn như vừa kể trên, chínhphủ VNCH đã có những cố gắngáp dụng một số biện pháp đểđối phó, thí dụ như tăng lươngcho quân nhân công chức, kiểm soát giá cả,cải thiện hệ thống tiếp tế lươngthực cho các đô thị, đặc biệtlà sau cuộc Tổng Tấn Công năm Mậu Thân(1968) của phe Cộng sản. Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế HậuChiến, hoàn thành do sự hợp táccủa hai chính phủ Việt-Mỹ, dướisự chỉ đạo của hai Giáo sư DavidE. Lilienthal và Vũ Quốc Thúc, thựchiện trong năm 1967, được chính phủVNCH duyệt và chấp thuận ngay trong nhữngtháng đầu tiên của nhiệm kỳ I (1967-1971)của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.  Một số khuyến cáotrong kế hoạch đã được mang raáp dụng trong năm 1970 để chuẩn bị chochương trình hậu chiến (nhưng đángtiếc, chương trình phát triển kinh tếhậu chiến này đã không bao giờxảy ra như chúng ta đã biết).97Ngoài ra cũng phải kể đến một cốgắng đáng kể của Tổng ThốngThiệu trong việc cải thiện số phậncủa người nông dân: đó là LuậtNgười Cày Có Ruộng (NCCR).  Ðạo luật NCCRđược Quốc Hội chung quyết thông quangày 16-3-1970 và được Tổng ThốngThiệu ký ban hành tại Cần Thơ ngày26-3-1970.98  Luật NCCR “cónhững quy định chính như sau:    

      Hủy bỏ quy chế tá điền;

      Phân chia công điền, công thổ;

      Giới hạn mỗi điền chủ chỉđược canh tác một diện tích khôngquá 15 mẫu; trên số đó là phảibán cho chính phủ để tái phát cho nôngdân;

      Ưu tiên dành cho người trựctiếp canh tác đất đai truất hữu;

      Ðền bù cho chủ đất thật nhanhvà phải chăng: 20% bằng tiền mặt;80% bằng công khố phiếu với 10% lãisuất trong 8 năm (có thể dùng đểchuyển nhượng, thế chấp vay ngân hàng,cầm cố).”  99    

          Ðến cuối năm 1973, chươngtrình NCCR đã cấp 1.193.376 mẫu đất cho953.370 gia đình nông dân.100 Nếu tính theocon số trung bình là 4 người cho mỗigia đình, chương trình NCCR đãhữu sản hóa cho khoảng gần 4 triệu ngườitrên tổng số dân gần 20 triệu (19.954.000 dân vàonăm 1973 101), tức là 1/5 hay 20% dân sốVNCH.  Ðây là một thànhquả rất đáng kể trong một quốc giađang gặp những nặng nề dochiến tranh gây ra.

          Một thành quả nữa vềphương diện xã hội cần đượcnêu ra đây là sự phát triển rấtđáng kể của hệ thống giáo dục,như chúng ta có thể thấy trong bảng thốngkê sau đây:


Thống Kê Giáo Dục VNCH 1960-1970.

          Từ 1970trở đi, hệ thống giáo dục củaVNCH vẫn tiếp tục phát triển rất mạnhvà đến năm học 1973-1974, sốlượng người đi học đãtăng lên như sau: 102

      Tiểuhọc:      3.101.560   học sinh

      Trunghọc:    1.091.779   học sinh

      Ðạihọc:           101.454   sinh viên

Ðếnnăm 1975, tổng số sinh viên các trườngcao đẳng và đại học đã lênđến 150.000 với tổng số việnđại học là 14 gồm:

      Cônglập:     4 (Sài Gòn,Thủ Ðức, Cần Thơ, và Huế)

      Cộngđồng:  3 (Tiền Giang,Duyên Hải, và Quảng-Ðà)

Tư lập:          7 (Vạn Hạnh,Phương Nam, Ðà Lạt, Minh Ðức, Cao Ðài, HòaHảo, và Cửu Long)       

          Ðiều đáng buồn làtừ sau 1965, khi bắt đầu cósự hiện diện của các quân độiđồng minh trên lãnh thổ VNCH, nạn lạmphát tiền tệ và vật giá gia tăngcùng với những tệ nạn xãhội tràn lan, các tầng lớp vàgiá trị xã hội cổ truyền bịđảo lộn, đời sống củagiới giáo chức, đặc biệtlà giáo viên tiểu học, bị ảnhhưởng rất nghiêm trọng đếnmức báo động. Trong cuốn sách “Các vấn đềgiáo dục,” donhà xuất bản Trẻ xuất bản tạiSài Gòn năm 1971, ở mục “Hiện trạng nền tiểu học Việt Nam,”có ghi như sau: “Sovới những công chức khác cùngngạch trật, giáo chức [tiểu học]là người nghèo nhứt vì phảichi phí nhiều cho nghề nghiệp, không cóphương tiện để gây thêm tài chánh,và vì sĩ diện nên đành sống khamkhổ để khỏi hổ với lương tâm…Nhiều người không đủ can đảm theođuổi nghiệp giáo nên đã bỏnghề.  Nhiều ngườiphải tìm việc làm khác ngoài nghềdạy học mới có thể nuôi sống giađình.  Bi đáthơn, có nhiều giáo chức làm nghề‘lái xe ôm’ ở đô thành và ởtỉnh… Trong hoàn cảnh hiện tại, giátrị tinh thần nói chung, uy thế của giáochức nói riêng đã sút giảm nhiều;thiện chí cùng lương tâm của giáochức cũng phai dần với thời gian…” 103    

Kếtluận cho mục Kinh Tế – Xã Hội:  Nền kinh tế của VNCH, trongđiều kiện chiến tranh ác liệt, hoàntoàn lệ thuộc vào viện trợ củaHoa Kỳ.  Mặc dùchính phủ VNCH dưới sự lãnhđạo của Tổng Thống Nguyễn VănThiệu đã thi hành một số biệnpháp nhằm cải thiện tình hình kinhtế – xã hội, đời sống của nhândân Miền Nam trong thời gian 1965-1975 đã rấtkhó khăn do vật giá gia tăng và nạnlạm phát phi mã, bên cạnh những tệnạn xã hội rất trầm trọng.  ÐiểmC

Ðánh Giá Chung:

          Nhìn lại tấtcả những lãnh vực đãđánh giá thì rõ ràng tất cảđều quan trọng nhưng tầm quan trọng cókhác nhau.   Ðể cóthể thực sự công bằng,người viết nhận thấy cần một hệthống hệ số áp dụng cho việc chođiểm để làm nổi bậtđược tầm quan trọng của từnglãnh vực.  Hệthống hệ số đó như sau:              

      XâyDựng Chế Ðộ:           hệsố 3

      QuânSự:                  hệ số 3

      QuanHệ Việt Mỹ:  hệsố 2

      HòaÐàm Paris:                 hệsố 2

      NắmQuyền:            hệ số1

      KinhTế – Xã hội:   hệsố 1

          Tổng kết tất cả cácđiểm:

      XâyDựng Chế Ðộ:           F(0)  x  3  =         0

      QuânSự:                  F(0)  x 3  =         0

      QuanHệ Việt  Mỹ:           C(2)  x 2  =        4

      HòaÐàm Paris:                 C(2)  x 2  =        4

      NắmQuyền:            A(4)  x 1  =        4

      KinhTế- Xã Hội:    C(2)  x 1  =        2

                 Tổng cộng:                       14

Ðiểm trung bình: 14 / 6 = 2,3 (C) Khá

Thay Lời Kết

          Trung Tướng Nguyễn VănThiệu, với vai trò Chủ Tịch UBLÐQG(1965-1967) và Tổng Thống (1967-1975), làngười đã lãnh đạo VNCH trongsuốt gần 10 năm.  Trongtrọn thời gian này, VNCH là một quốcgia đang gặp quá nhiều khó khăn vềmọi mặt gây ra bởi một cuộc chiếntranh rất phức tạp, vừa là ngoạixâm vừa là nội chiến, lại mang cảmàu sắc ý thức hệ giữa haikhối Tư Bản và Cộng Sản.  VNCH không có khả năngvề kinh tế và quân sự để yểmtrợ cho một cuộc chiến như vậy nênphải cần đến viện trợ lớnlao của Hoa Kỳ, và vì thế không thểnào hoàn toàn không lệ thuộc vào HoaKỳ trong các lãnh vực chính trị, kinhtế và quân sự. Trong hoàn cảnh như vậy, Tổng ThốngThiệu không những phải đươngđầu với kẻ thù Cộng sản xâmlược, ông còn phải luôn luôn đốiphó với người bạn đồng minhHoa Kỳ, nhứt là từ năm 1968trở đi, khi họ không còn ảotưởng về chiến thắng nữamà chỉ còn muốn rút lui trong danhdự.  Bên cạnhnhững khó khăn về chính trị vàquân sự đó, ông còn phải đốimặt với những khó khăn vềkinh tế –xã hội do cuộc chiến đem lạimà chính phủ của ông không có đủkhả năng để giải quyết. Do đó,việc đánh giá công việc làm của ôngcần phải được đặt trongbối cảnh đầy khó khăn đó.  Trong bối cảnh đó,và với khả năng giới hạn củaông, người viết bài này nghĩrằng ông đã có phạm một số sailầm nghiêm trọng nhưng ông cũng đã cócố gắng hết sức của mìnhđể làm tròn nhiệm vụ lãnhđạo của ông.  Việcquyết định rút bỏ Vùng II vàotháng 3-1975 của ông, trực tiếp đưađến sự thất trận và đầuhàng của VNCH vào ngày 30-4-1975, là mộtlỗi lầm quân sự rất lớn của ôngnhưng rõ ràng cũng cần phảiđược hiểu rõ trong bối cảnh “phủitay” của Chính phủ Mỹ vào đầu năm1975 đó. Xét như một cá nhân, ông làmột người có tác phong làm việcnghiêm chỉnh, có tính toàn cẩn thận,có khả năng và bản lãnh chínhtrị khá tốt, có kiên nhẩn và cóquyết tâm cao.  Xét chungtrên tất cả các lãnh vực chínhtrị, quân sự, và kinh tế – xã hộinhư một nhà lãnh đạo của VNCH, ông chỉlà một vị Tổng Thống khá, khônggiỏi nhưng cũng không phải là quátệ.  Xét riêng trên 2lãnh vực thực thi Hiến Pháp 1967và bảo vệ đất nước chốnglại cuộc chiến tranh xâm lược củaCộng sản, Tổng Thống Thiệu đãthất bại hoàn toàn với hậu quảbi thảm là đưa VNCH đến chổ bịxóa tên trên bản đồ thế giới.  Lịch sử sẽ phánxét công và tội của ông sau này.

Ghi Chú:

1. ĐỗMậu.  Việt-Nam máu lửa quê hương tôi : hồi-kýchính-trị : bổ-túc hồ-sơ  về sự sụp-đổ của Việt NamCộng-Hòa.  HoaKỳ: Tác giả xuất bản, 1986.  Tr. 767. Những lời phê nầy, tác giả ĐỗMậu cho biết xuất xứ từ tờ tuần báo ParisMatch, số ra ngày 11-11-1972, tr. 38.

2. Luợc sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa / Trần NgọcThống, Hồ Đắc Huân, Lê Đinh Thụy.  San Jose, Calif. : Huong Quê, 2014.  Tr. 218. 

3. Lâm Vinh Thế.  ViệtNam Cộng Hòa, 1963-1967 : những năm xáo trộn.  Hamilton, ON : Hoài Việt, 2010.  Tr. 30-32.

4. Nguyễn ChánhThi.  Việt Nam : một trời tâm sự.  Los Alamitos, Calif. : Anh Thư,c1987.  Tr. 235.  Tuớng Thi (lúc đó vẫn cònmang cấp Đại Tá) cho biết ngày 7-2-1964, ThiếuTuớng Nguyễn Văn Thiệu gọi điệnthoại thông báo quyết định của HĐQNCMbổ nhiệm ông làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BộBinh thay thế Đại Tá Trần Thanh Phong.

5. Trần VănNgà.  Vùng 4 Chiến Thuật kiêu hùng : hồi ký.  Tài liệu trực tuyếntại địa chỉ Internet sau đây:http://www.buinhuhung.com/chiendich/Vungr_4_Chieenk_Thuaatj_Kieeu_Hungr.htm

6.  Identificatiơon of the “Young Turks”group of military commanders and their views concerning General Nguyen Khanhand other matters, tài liệu mật (đuợc xếploại SECRET) của CIA thuộc loại IntelligenceInformation Cable, đề ngày 2-Oct-1964, giải mật ngày27-July-1976, gồm 4 tr.  Tàiliệu nầy có thể đọc nguyên văn trựctuyến tại địa chỉ INTERNET sau đây:http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=0410214005 trên trangWeb của The Vietnam Center and Archive củaĐại Học Texas Tech Universiy, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

7. Lâm Vinh Thế, “Nhómtuớng trẻ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vàogiai đoạn 1964-1965.”  Tàiliệu này có thể truy dụng trực tuyến và toànvăn tại địa chỉ sau đây:http://www.namkyluctinh.org/a-ctri-kte/lvthe-NhomTuongTre.pdf của trangWeb Nam Kỳ Lục Tỉnh.

8. Deliberations of ArmedForces Council (AFC) on 24 January, trong co sở dử liệu DeclassifiedDocuments Reference System (DDRS). Tài liệu của CIA, không đuợc xếp loạimật, thuộc loại Intelligence Information Cable, mang sốhiệu TDCS DB-315/00241-65, đề ngày 24-Jan-1965, có thanhlọc (sanitized), gồm 7 trang, nơi trang 6 có ghi rõ nhu sau: “...the proposals for a military Prime Minister were made.  Thieu got the highest number votes in aballotting...”

9. Lâm Vinh Thế, “Cuộckhủng hoảng nội các tại VNCH vào cuối tháng5/1965,” trong Bạch hóa tàiliệu mật của Hoa Kỳ về Việt Nam CộngHòa (Hamilton, Ont.  :Hoài Việt, 2008), tr. 130-152.

10. “QuyếtĐịnh số 3 của Quân Lực Việt Nam CộngHòa,” Chính Luận,số ra ngày Thứ Tu, 16-6-1965, tr. 1.

11. Tất cả cácthông tin về các vị trung tuớng này đều tríchtừ sách Luợc sửQuân Lực Việt Nam Cộng Hòa đãdẫn tại Ghi chú số 2 bên trên.

12. Phạm VănLiễu.  Trả ta sông núi : hồi ký, tập 2, 1963-1975.  Houston, Tex. : Văn Hóa, 2003.  Tr. 302-303.

13. Nguyễn Chánh Thi,sđd, tr. 312.

14. Discourteous attitudeand abuse of power of Amb Maxwell Taylor, trong cơ sở dữliệu DDRS.  Tàiliệu này là một công điện của Tòa Đạisứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn gửi Bộ Ngoại Giao,đề ngày 26-12-1964, giải mật ngày 12-4-1978, gồm 4tr.  Công điện này làbản dịch sang tiếng Anh của bức thư mà cáctuớng lãnh gửi cho Quốc Truởng Sửu và ThủTuớng Huong, kể lại thái độ, và ngôn từtrịch thuợng của Đại sứ Taylorđối với 4 tuớng Thiệu, Thi, Kỳ, Chung và ngaycả với Tuớng Khánh. Công điện cũng ghi rõ là bức thư có chữký của Tuớng Khánh và bên duới là một danh sáchgồm tất cả 32 tuớng lãnh và 1 một ĐạiTá.

15. Phạm VănLiễu, sđd, tr. 313. 

16. Lâm Vinh Thế, Việt Nam Cộng Hòa,sđd, tr. 140-166.

17. Phạm VănLiễu, sđd, tr. 313.

18. Lâm Vinh Thế, Việt Nam Cộng Hòa,sđd, tr. 182.

19. Bùi Diễm.  Gọngkìm lịch sử.  Paris : Phạm Quang Khai, 2000.  Tr. 326.

20. Phạm VănLiễu, sđd, tr. 306-307.

21. Đoàn Thêm, Việctừng ngày: 1966 ;tựa của Lãng Nhân. [Sài Gòn]: Cơ sở xuất bảnPhạm Quang Khai, 1968 ; Los Alamitos, Calif. : Nhà xuấtbản Xuân Thu tái bản, 1989. Tr. 43.

22. Lâm Vĩnh Thế, “Biếnđộng Miền Trung năm 1966,” đăng trong Trang WebÁiHữu Đại Học Sư Phạm Sài Gòn,tại địa chỉ Internet sau đây:

23. Đoàn Thêm,sđd, tr. 108.

24. Lâm Vĩnh Thế, “Mậtước giữa các tướng lãnhcao cấp của Việt Nam Cộng Hòa,” trong Bạchhóa tài liệu mật của Hoa Kỳ vềViệt Nam Công Hòa (Hamilton, Ont.: Hoài Việt,2008), tr. 228-251.

25. Lâm Vĩnh Thế,”Côngđiện mật của CIA ngày 06-03-1968,” trong Bạchhóa tài liệu mật của Hoa Kỳ vềViệt Nam Cộng Hòa(Hamilton, Ont.: Hoài Việt, 2008), tr. 77-93. Tàiliệu này là một Công điện Mậtcủa CIA, đề ngày 06-03-1968, giải mậtngày 30-06-1999, gồm 6 trang. Ở trang 2 có ghirõ như sau: “President Nguyen Van Thieu said that hismajor problem at the present time is a personal one which involves activitiesdesigned to undermine his power and prestige as president.  Thieu named Vice President Nguyen Cao Ky,Director General of National Plice Nguyen Ngoc Loan and Chief of the OverseasSecurity Service Mai Den as the instigators of this effort.  Thieu feels that he has been backed into acorner, and although he is generally fair and gentle with all people, he wouldlike to take some action to assert himself against such detractors.  All Thieu wants is to be a good president forthe full four years or even these first five months, if he does not survive thepresent fighting, though he has no fears for his personal safety.” (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Tổng Thống NguyễnVăn Thiệu bảo rằng vấn đềchính của ông hiện nay là một vấnđề cá nhân liên quan đến các hoạtđộng nhằm phá hoại quyền lựccũng như uy tín tổng thống của ông.  Ông Thiệu nêu đích danhPhó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ, Tổng GiámĐốc Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Ngọc Loanvà người đứng đầu Cơ QuanAn Ninh Quốc Ngoại Mai Đen như là nhữngngười chủ mưu của các hoạtđộng đó.  Ôngcảm thấy ông đã bị dồn vào chântường, và mặc dù nói chung ôngđối xử với mọi ngườimột cách công bình và nhã nhặn, ôngmuốn có những hành động đểxác định tư thế của ông đối vớinhững người phá rối đó.  Ông cho biết điều ôngmuốn là làm một tổng thống tốt trongtrọn nhiệm kỳ bốn năm, hay ngay cả trongnăm tháng đầu tiên này của nhiệmnkỳ nếu ông không vượt qua đượccuộc tranh chấp hiện nay, mặc dù ông khônglo ngại cho sự an toàn của bản thân ông.”

26. Đoàn Thêm, Việc từngngày: 1968 ; tựa của Lãng Nhân.  [Sài Gòn]: Cơ sởxuất bản Phạm Quang Khai, 1969 ; Los Alamitos, Calif. :Nhà xuất bản Xuân Thu tái bản, 1989.  Các tr. 92, 107 và 111.

27. South Vietnamese President Nguyen Van Thieu’s meeting with VicePresident Nguyen Cao Ky and the South Vietnamese senior generals to discusscabinet reorganization and government policies, trong cơ sởdữ liệu DDRS.  Tài liệu này làmột Công điện Mật của CIA, đềngày 16-5-1968, giải mật ngày 22-10-1999, gồm 9trang.  Ở tr. 3, cóđoạn ghi rõ danh sách các tướnglãnh cao cấp đã họp với PhóTổng Thống Nguyễn Cao Kỳ tại Bộ TổngTham Mưu trước khi họp với TổngThống Nguyễn Văn Thiệu như sau: “Inaddition to Ky and Khang others attending were I Corps Commander LieutenantGeneral Hoang Xuan Lam, II Corps Commander Major General Lu Mong Lan, IV CorpsCommander Major General Nguyen Duc Thang, Chief of the Joint General StaffGeneral Cao Văn Viên, Minister of Defense Lieutenant General Nguyen VanVy, Minister of Interior Lieutenant General Linh Quang Vien, and Minister ofRevolutionary Development Lieutenant General Nguyen Bao Tri.” (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Ngoài Kỳ (tứcPhó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ) và Khang(tức Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Tư LệnhQuân Đoàn III), những người tham dụkhác là Tư Lệnh Quân Đoàn I TrungTướng Hoàng Xuân Lãm, Tư Lệnh QuânĐoàn II Thiếu Tướng Lữ MộngLan, Tư Lệnh Quân Đoàn IV ThiếuTướng Nguyễn Đức Thắng,Tổng Tham Mưu Trưởng ĐạiTướng Cao Văn Viên, Tổng TrưởngQuốc Phòng Trung Tướng Nguyễn VănVỹ, Tổng Trưởng Nội Vụ TrungTướng Linh Quang Viên, và TổngTrưởng Xây Dựng Nông Thôn TrungTướng Nguyễn Bảo Trị.”).   Ở tr. 4, cóđoạn ghi rõ như sau: “The Corps Commanders specifically askedThieu to cancel his projected overhaul of the provincial administrative system…”(Xin tạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Các Tư Lệnh QuânĐoàn đặc biệt yêu cầu Thiệuhủy bỏ chính sách cải tổ hànhchánh địa phương mà ông đã hoạchđịnh…).  Ở tr.5, có đoạn ghi rõ như sau: “Thieu then expounded on hisconcept of how the government should function. This exposition made it clear that he did not intend to reverse any ofhis administrative reforms…”  (Xntạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Sau đó ông Thiệu nóivề quan niệm điều hành chính phủcủa ông.  Phần trìnhbày này cho biết rõ ràng là ông khôngcó ý định hủy bỏ việc cảitổ hành chánh của ông…).

28. Đoàn Thêm, Việctừng ngày: 1968, sđd, tr. 195.

29. Hiến Pháp ViệtNam Cộng Hòa 1967, cò thể truy dụngtrực tuyến tại địa chỉ Internet sauđây: https://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_1967

30. “Phụ TáĐặc Biệt Nguyễn Văn Ngân nói gìvề những bí ẩn quanh Tổng ThốngNguyễn Văn Thiệu?”tại địa chỉ Internet sau đây: http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?127122-Ph%E1%BB%A5-T%C3%A1-%C3%90%E1%BA%B7c-Bi%E1%BB%87t-Nguy%E1%BB%85n-V%C4%83n-Ng%C3%A2n-n%C3%B3i-g%C3%AC-v%E1%BB%81-nh%E1%BB%AFng-b%C3%AD-%E1%BA%A9n-quanh-T%E1%BB%95ng-Th%E1%BB%91ng-Nguy%E1%BB%85n-V%C4%83n-Thi%E1%BB%87u

31. Johnson, Lyndon Baines, TheVantage point: perspectives of the presidency, 1963-1969.  New York: Holt, Rinehart and Winston,1971.  Tr. 144 có ghi rõnhư sau: “One of the first things General Thieu and Prime Minister Ky toldMcNamara was that they were convinced that American and perhaps other foreignforces would be needed to hold back the Communist attackers.  When McNamara asked for their estimates ofhow many might be needed, the Vietnamese leaders said they thought that inaddition to the forty-four battalions they had already requested, there shouldbe another combat division.  The totalestimate called for about 200,000 American men in all categories.” (Xintạm dịch sang Việt ngữ như sau: “Một trong nhữngđiều đầu tiên mà Tướng Thiệuvà Thủ Tướng Kỳ nói vớiMcNamara là ho tinrằng là cần có quân Mỹ hay cácnước khác để chận đứngquân xâm lược Cộng sản.  Khi McNamar hỏi họước lượng cần bao nhiêu quân thìcác nhà lãnh đạo Việt Nam nói họnghĩ là bên cạnh 44 tiểu đoàn màhọ đã yêu cầu cần có them một sưđoàn tác chiến nữa.  Tổng số ướclượng sẽ vào khoảng 200.000 quân thuộcđủ các binh chủng”).

32. 1965 in the Vietnam War,trên mạng Internet tại địa chỉ sau đây:    https://en.wikipedia.org/wiki/1965_in_the_Vietnam_War ; “31 December. The number of U.S.military personnel in South Vietnam totaled 184.314 compared to 23,310 at theend of 1964.” (Xin tạm dịch sang Việt ngữnhư sau: “31 Tháng 12.Tổng số quân nhân Hoa Kỳ tại Nam Việt Namlà 184.314 so với 23.310 vào cuối năm 1964”).

33. Johnson, sđd, tr. 244có ghi rõ về Thông Cáo Chung giữa hainước khi kết thúc Hội NghịThượng Đĩnh Honolulu, gọi là “Tuyênbố Honolulu = The Declaration of Honolulu” trong đó cóđoạn ghi như sau: “… 4. We must build true democracy for ourland and for our people… Under the last point, the Vietnamese leaders pledgedto have a constitution written “in the months ahead.”  (Xin tạm dịch sang Việtngữ như sau: “…4.Chúng tôi phải xây dựng một nền dânchủ thật sự cho đất nướcvà nhân dân chúng tôi… Về điểm cuốicùng này, các nhà lãnh đạo ViệtNam cam kết sẽ hoàn thành một bảnhiến pháp trong những tháng sắptới”).

34. Johnson, sđd, tr. 260có ghi rõ: “At our formal meeting, Prime Minister Kysaid: “Very soon this Constitution will be promulgated.  Four to five months after that, we will holdnational elections for a President and a Senate.  One month after the Presidential andsenatorial elections, we will hold an election for a House ofRepresentatives.  Vietnam will then havea freely elected, popularly chosen government.” (Xin tạm dịch sang Việt ngữnhư sau: “Tại cuộchọp chính thức của chúng tôi, ThủTướng Kỳ nói: “Bản Hiên Pháp nàysẽ được sớm ban hành.  Bốn đến năm thángsau, chúng tôi sẽ tỗ tổ chức bầucử trên toàn quốc để bầu ra mộtTổng Thống và một ThượngViện.  Một tháng saucuộc bầu cử Tổng Thống vàThượng Viện chúng tôi sẽ tổchức bầu cử một Hạ Viện.  Đến lúc đóViệt Nam sẽ có một chính phủ do dânchúng bầu ra môt cách tự do”).

35. Asselin, Pierre, ABitter peace: Washington, Hanoi and the making of the Paris Agreement.  Chapell Hill, N.C.: University of NorthCarolina Press, 2002.  Tr. 5.

36. Kimbal, Jeffrey, Nixon’sVietnam War.  Lawrence, Kansas:University Press of Kansas, 1998.  Tr. 60có ghi rõ như sau: “On Novermber 5 Nixon won the election by anarrow margin in the popular vote, 31,770,237 to 31,270,533.  No presidential election has ever been areferendum on a single issue, but some issues are more important than others, andthe war was a very important issue in 1968. In his memoir William Safire speculated: “Nixon probably would not bePresident were it not for Thieu.  Nixonremembered.”  Xin tạmdịch sang Việt ngữ như sau: “Vào ngày 5 tháng 11 Nixon thắngcử với một đa số rất thấptrong số phiếu dân bầu, 31.770.237 phiếu sovới 31.270.533 phiếu. Bầu cử tổng thống chưa baogiờ là một cuộc trưng cầu dân ýdựa trên một vấn đề duy nhứt,nhưng lúc nào cũng có những vấnđề này quan trọng hơn những vấnđề khác, và chiến tranh là mộtvấn đề rất quan trọng trong năm 1968.  Trong cuốn hối ký củamình, William Safire nhận định: “Có lẽ Nixonsẽ không thể là Tổng Thống nếu khôngcó ông Thiệu.  Nixonnhớ chuyện này.”   Xin nói thêm một ítvề William Safire: ông là một nhà bình luậnchính trị nổi tiếng của báo New York Times,phụ trách theo dõi việc tranh cử củaNixon năm 1968, và, sau khi Nixon đắc cửTổng Thống năm 1968, ông làm việc cho Nixonvới nhiệm vụ chuyên môn là soạn diễnvăn cho Nixon. 

37. Nixon, Richard, TheMemoirs of Richard Nixon.  NewYork: Grosset & Dunlap, 1978.  Tr.348.

38. Asselin, sđd, tr. 7-8có ghi như sau: “However, because he believed Hanoi wouldnot accept the proposal for quadripartite talks since it did not recognize hisgovernment, Thieu never formally communicated his objection to the proposal toWashington.”  (Xin tam dịchsang Việt ngữ như sau: “Tuy nhiên, vì ông tin là Hà Nội sẽ khôngchấp nhận đề nghị hòa đàm 4 phevì họ không công nhận chính phủ của ông,ông Thiệu đã không bao giờ thông báochính thức sự phản đốiđề nghị đó của ông cho Hoa ThịnhĐốn”).

39. Bùi Điễm,sđd, tr. 394-395.

40. Johnson, sđd, tr.517-518.

41. Bùi Diễm,sđd, tr. 403.

42. Đoàn Thêm, Việctừng ngày: 1968, sđd, tr. 399.

43. Kissinger, Henry, WhiteHouse years.  Boston: Little,Brown & Co., 1979.  Tr. 1324-1325.

44. Nguyễn PhúĐức, The Vietnam’s peace negotiations: Saigon’sside of the story. Christiansburg, Va.: Dalley Book Service, 2005.  Tr. 10-13.

45.  Quân số Hoa Kỳ tại VNCHtrong khoảng thời gian 1968-1973 là như sau:536.100 (1968), 475.200 (1969), 334.600 (1970), 156.800 (1971), và 24.200(1972). Nguồn tin: U.S. Department of Defense Manpower Data Center;tại địa chỉ Internet sau đây: http://www.americanwarlibrary.com/vietnam/vwatl.htm

46. Kissinger, sđd, tr.1318.

47. Nixon, sđd, tr. 700.

48. Nguyễn PhúĐức, sđd, tr. 310.

49. Nguyễn PhúĐức, sđd, tr. 310-311.

50. Kissinger, sđd, tr.1326.

51. Nguyễn PhúĐức, sđd, tr. 315-316.

52. Nixon, sđd, tr. 600.

53. Nixon, sđdf, tr. 693.

54. Nixon, sđd, tr. 696.

55. Kissinger, sđd, tr.1385.

56. Nixon, sđd, tr.698-699.

57. Nguyễn PhúĐức, sđd, tr. 332-333.

58. United States presidentialelection, 1972, tài liệu trực tuyến trênInternet, tại địa chỉ sau đây: https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_presidential_election,_1972

59.  Nguyễn Tiến Hưng, Khiđồng minh tháo chạy.  San Jose, Calif.: Cơ sởxuất bản Hứa Chấn Minh, 2005.  Tr. 529-532.

60. Nguyễn PhúĐức, sđd, tr. 341.

61. Kissinger, sđd, tr.1410.

62. Nguyễn PhúĐức, sđd, tr. 353.

63. Nguyễn PhúĐức, sđd, tr. 354-355. Tác giả ghi như sau: “I asked him whether he had comeup with something new on the withdrawal of the NVA, as President Nixon, the daybefore, did not foreclose the issue, Kissinger said that it would be impossibleto have the NVA withdrawal in the agreement.” Xin tạm dịch sang Việt ngữ nhưsau: “Tôi hỏi ông ta đãnghĩ ra được điều gì mớivề vấn đề rất quân của BắcViệt, vì như Tổng Thống Nixon, ngày hômtrước, đã không có gạt bỏvấn đề đó, Kissinger trả lởilà không thể nào có đượcđiều khoản rút quân của Bắc Việttrong bản thỏa hiệp được”).

64. Nguyễn PhúĐức, sđd, tr. 356.

65. Nguyễn PhúĐức, sđd, tr. 361.

66. Nixon, sđd, tr. 737.

67. Nguyễn PhúĐức, sđd, tr. 365.

68. Nguyễn PhúĐức, sđd, tr. 367.

69. Operation Linrbacker II: TheChristmas bombing, tài liệu trực tuyếntại địa chỉ Internet sau đây:  http://thevietnamwar.info/operation-linebacker-ii-christmas-bombing/, ở tr. 2.

70. Nguyễn TiếnHưng, tr. 547-548.

71. Kissinger, sđd, tr.1469.

72. Nguyễn PhúÐức, sđd, tr. 373.

73. Nixon, sđd, tr. 737.

74. Tiểu sửÐại Tướng Cao Văn Viên, tài liệutrực tuyến tại địa chỉ Internet sauđây:   http://nhaydu.com/index_83hg_files/main_files/Tuong/TS-TuongCaoVanVien.htm.

75. Congress cuts military aid toSouth Vietnam, tài liệu trực tuyếntại địa chỉ Internet sau đây: http://www.history.com/this-day-in-history/congress-cuts-military-aid-to-south-vietnam

76. Nguyễn ÐứcPhương, Chiến tranh Việt Nam toàn tập: từtrận đầu (Ấp Bắc – 1963) đếntrận cuối (Sài Gòn – 1975).  Toronto: Làng Văn, 2001.  Tr. 732.

77. Nguyễn TiếnHưng, Tâm tư Tổng Thống Thiệu.  San Jose, Calif.: Cơ sởxuất bản Hứa Chấn Minh, 2010.  Tr. 52.

78. Nguyễn TiếnHưng, Tâm tư Tổng Thống Thiệu, sđd, tr.57.

79. Phạm Bá Hoa, Ðôidòng ghi nhớ: hồi ký chính trị,1963-1975.  Ấn bảnlần 4.  Houston, Tex.: NgàyNay, 2007.  Tr. 271.

80. Phạm Bá Hoa,sđd, tr. 273-274.

81. Ðỗ Sơn, ChuẩnTướng Phạm Duy Tất và sựthật cuộc triệt thoái Quân Ðoàn II.  Burke, Va.: Nhà xuất bảnTHAO UYEN PHAM, 2013.  Tr. 111.

82. Phạm Bá Hoa,sđd, tr. 275.

83. Ðỗ Sơn,sđd, tr. 98 và 122.

84. Vấn đề ailà người được TướngPhú giao cho nhiệm vụ chỉ huy toàn bộcuộc triêt thoái của Quân Ðoàn II cho đếnnay vẫn còn được tranh cải, lý dochánh là vì hoàn toàn không có lệnhhành quân trên giấy tờ. Tuy nhiên, trừ trường hợpcuốn sách của tác giả Ðỗ Sơn,tất cả các tài liệu, đặcbiệt là 2 tác phẩm viết bằng Anhngữ do Trung Tâm Quân Sử của Lục Quân Hoa Kỳ(U.S. Army Center of Military History) xuất bản, TheFinal collapse của Ðại Tướng Cao VănViên (năm 1983), và Vietnam: from cease-fire to capitulationcủa Ðại Tá Hoa Kỳ William E. Le Gro (năm 1981),đều ghi rằng Tướng Phúđã chỉ định Tướng Tấtchỉ huy tất cả các lực lượngtrong cuộc triệt thoái này.  Hai cuốn sách Anh ngữnày có mức độ khả tín cao.

85. NguyễnÐức Phương, sđd, tr. 735.

86. Ðỗ Sơn,sđd, tr. 132.

87. HoàngKhởi Phong, Ngày N+…. Sáchđiện tử trực tuyến tạiđịa chỉ Internet như sau: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=1663&rb=08, Phần 1, Pleiku-Tuy Hòa, Ðoạn Ngày N+2, 12giờ trưa.

88. Cao Văn Viên, TheFinal collapse.  Washington,D.C.: U.S. Army Center of Military History, 1985.  Tr. 92. Nguyên văn Anh ngữ như sau: “A pontoon bridge had beenbrought to Tuy Hoa from Nha Trang, but it was impossible to move the bridge toCung Son by road because of several enemy blocking positions.  Finally, the bridge was carried to Cung Sonpiece by piece by CH-47 helicopters.”

89. Nguyễn ÐứcPhương, sđd, tr. 738.

90. Cao Văn Viên,sđd, tr. 95.

91. Dacy, Douglas C.  Foreign aid, war, and economic development:South Vietnam, 1955-1975.  Cambridge,U.K.: Cambridge University Press, 1986, Trích từ bảngTable 10.2, tr. 200.

92. Dacy, Douglas C.,sđd, tr. 259.

93. Dacy, sđd,trích từ bảng Table 7.1, tr. 134-135.

94. Dacy, sđd,trích từ bảng Table 9.5, tr. 190.

95. Dacy, sđd, tr. 82.

96. Nguyễn AnhTuấn.  South Vietnam: trial andexperience: a challenge for development.  Athens, Ohio: Ohio University Center forInternational Studies, Center for Southeast Asian Studies, 1987.  Tr. 184.

97. The Post-war development of theRepublic of Vietnam: policies and programs / Joint Development Group(Saigon), Development and Resources Corporation (New York); foreword by DavidE. Lilenthal.  New York: Praeger,1970.   Tr. xiii-xiv.

98. Luật NgườiCày Có Ruộng của ai ban hành? ýnghĩa?, tàiliệu trực tuyến, có thể đọctoàn văn tại địa chỉ Internet sau đây: https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090515073832AAxABlS

99. Nguyễn TiếnHưng, Tâm tư Tổng Thống Thiệu, tr. 475-476.

100. Nguyễn TiếnHưng, Tâm tư Tổng Thống Thiệu, sđd, tr.477.

101. Dacy, sđd,trích từ bảng Table A4.1, tr. 99.

102. Trần VănChánh, Giáo dục Miền Nam Việt Nam (1954-1975): trêncon đường xây dựng và pháttriển, in trong Tạpchí Nghiên cứu và Phát triển,số 7-8 (114-115), 2014, tr. 41, tài liệu trựctuyến, có thể đọc toàn văn tạiđịa chỉ Internet sau đây: http://www.vjol.info/index.php/ncpt-hue/article/viewFile/18251/16519.

103. Trần VănChánh, sđd, tr. 27