Saukhi Chính phủ của Tướng Nguyễn Khánh mưu toanthiết lập chế độđôc tài, quân phiệt bằng Hiến Chương VũngTàu bị sinh viên chống đối dữ dội phải từ chức, chính phủ thuần túy dân sự Trần VănHương được thành lập ngày 4-11-1964 trong mộthoàn cảnh chính trị đầy khó khăn. Sinh viên, họcsinh do Phật Giáo xách động, tiếp tục chống đối chính quyền, đòichính phủ phải cải tổ. Thủ Tướng Hương cương quyếtkhông nhượng bộ. Tướng Khánh ở trong thếcàng ngày càng bị cô lập,không được Hoa Kỳ và các tướng lãnh ủnghộ nữa, sau cùng phảinhượng bộ PhậtGiáo và lật đổ Chính phủTrần Văn Hương ngày 27-1-1965.
ViệcThành Lập Chính Phủ Trần Văn Hương
ÔngTrần Văn Hương(1903-1982) xuất thân là một giáo sư Việt văncủa trường Trung học Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho trong thời Pháp thuộc. Ông tham gia kháng chiến chốngPháp vào năm 1945 với chức vụ Chủ tịch ỦyBan Hành Kháng tỉnh Tây Ninh. Ôngđã giữ chức vụ Đô Trưởng Saigon hai lần,vào năm 1954 và năm 1964. Ôngnổi tiếng là một chính khách trong sạch. Ông đã từchức Đô TrưởngSaigon lần đầu vào ngày 7-4-1955 để phảnđối chính sách đàn áp các giáo phái của Thủ TướngNgô Đình Diệm. Ngày 26-4-1960, ông cùng một số nhân sĩ -- về sau báo chí gọi là Nhóm Caravelle vì họ họp tạiKhách sạn Caravelle -- gửi tuyên ngôn cho Tổng Thống Ngô ĐìnhDiệm với những yêu cầu cải tổvề chính trị của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Do việc nầy ông bị chínhquyền Ngô Đình Diệm truy tố và tống giam sau vụđảo chánh bất thành ngày 11-11-1960 của các sỉquan Nhảy Dù. Ông được Quốc TrưởngPhan Khắc Sửu bổ nhiệm làm Thủ Tướng ngày 30-10-1964.1 Chính phủTrần Văn Hương được thành lập vàongày 4-11-1964 với thành phần như sau:2
ThủTướng kiêm Tổng Trưởng Quân Lực......... Trần VănHương
ĐệNhất Phó Thủ Tướng kiêm Nội Vụ............ Nguyễn Lưu Viên
Đệ Nhị Phó ThủTướng kiêm
ThốngĐốc Ngân Hàng Quốc Gia................ NguyễnXuân Oánh
TổngTrưởng Ngoại Giao.................................. PhạmĐăng Lâm
TổngTrưởng Tư Pháp................................................ LữVăn Vi
TổngTrưởng Thông Tin......................................... LêVăn Tuấn
TổngTrưởng Kinh Tế................................... Nguyễn Duy Xuân
TổngTrưởngTài Chánh........................................ LưuVăn Tính
TrưởngCảiTiến Nông Thôn................................ NgôNgọc Đối
TổngTrưởng Công Chánh......................................... LêSĩ Ngạc
TổngTrưởng Văn Hóa Giáo Dục....................... PhanTấn Chức
TổngTrưởng Y Tế........................................... TrầnQuang Diệu
TổngTrưởngXã Hội............................................... ĐàmSĩ Hiến
TổngTrưởng Lao Động................................ Nguyễn Hữu Hùng
TổngTrưởng Phủ Thủ Tướng........................... Phạm Văn Toàn
Phầnlớn các vị Tổng Trưởng đều là những chuyên viên không thuộc các chính đảng và không có kinh nghiệm vềchính quyền; nhiều vị người ta chưa nghe quatên bao giờ. Lý do là vì ThủTướng Hương đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc mời các nhân sĩ và chính khách tham gia chính phủ của ông. Đa số không chịu tham gia chính phủ vì họ không tin rằng chính phủnầy có thể tồn tại lâu dài trước những khó khăn quá nhiều trước mắt. Vào giờ chót có hai vị đã nhận lời giữ hai bộ quan trọngnhưng dưới áp lực của Phật Giáo đã rút ra khỏi danh sách chính phủ. Tòa Đại sứ Hoa Kỳ có đượctin cho hay Phật Giáo không hàilòng với Chính phủ Trần Văn Hương và có thểsẽ tìm cách phá hoại chính phủ.3
BốiCảnh Chính Trị Của VNCH
Sự ra đời củachính phủ Trần Văn Hương diển ra trong mộthoàn cảnh hết sức đặc biệt. Trướchết đây là một chính phủhoàn toàn dân sự nhưng do quân đội lập ra, sau khihai chính phủ liên tiếp có sự tham gia của các tướng lãnh đã thất bại. Nó kếtục chính phủ Nguyễn Khánh (thành lập ngày 8-2-1964 sau cuộc đảo chánhngày 30-1-1964 - mà Tướng Nguyễn Khánh gọi là cuộcChỉnh Lý - lật đổ chính phủ Nguyễn NgọcThơ) sau khi chinh phủ nầy đã trãi qua gần mộtnăm đầy sóng gió: 2 cuộc đảo chánh, mộtsố âm mưu đảo chánh, âm mưu thiết lập chế độ độctài quân phiệt (Hiến Chương Vũng Tàu ngày16-8-1964), vô số những cuộc biểu tình, xuống đường, bạo độngđẫm máu của sinh viên học sinh và hai phe Công Giáo vàPhật Giáo.
Sau khi bị sinh viên biểutình, xuống đường phản đối dữ dội,ngày 26-8-1964 Hội ĐồngQuân Đội Cách Mạng (được TướngKhánh thành lập và làm Chủ Tịch để thay thế cho HộiĐồng Quân Nhân Cách Mạng do Tướng DươngVăn Minh thành lập sau cuộc đảo chánh ngày 1-1-1963lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm), bắt buộc phải thu hồiHiến Chương Vũng Tàu. và thành lập một tổ chức mớimang tên Ban Lãnh Đạo Lâm Thời Quốc Gia và Quân Lực (BLĐQGQL) gồm 3 tướng Dương VănMinh, Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Khánh. BLĐQGQL cử Chính phủ Nguyễn Khánh tiếp tục nhiệm vụnhưng phải triệu tập Quốc Dân Đại Hộitrong vòng 2 tháng.
Tình hình chính trị bất ổnđịnh vẫn tiếp tụcvới những cuộc biểutình, xuống đường, bạo động củasinh viên, học sinh và hai phe Công Giáo và Phật Giáo. Ngày 28-8-1964, mặc dù Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn và Viện Hóa Đạo đã ra thông cáo chung khuyên nhủ giáo dân hai bên giữ bình tỉnhvà tránh xung đột, cáctrường học vẫnsôi nổi, sinh viên học sinh vẫn tụ tập rấtđông tại các công trường Lam Sơn và Diên Hồng và các cuộc xô xát,đánh nhau vẫn diển ra tạitrường Nguyễn Bá Tòng; đức Giám Mục Nguyễn Văn Thiện đến dàn xếpcũng không xong; sau cùng quân Nhảy Dù được phái tớigiữ trật tự, nhưng bị khiêu khích, họ phảinổ súng làm 2 người chết và gần 50 người bị thương. Bộ Giáo Dục phải ra lệnh đóng cửa tất cả các trường học tại Sài Gòn và Gia Định vàChính phủ phải ra lệnh giới nghiêm trong toàn vùng SàiGòn và Gia Định. Ngày 1-9-1964, Phó Thủ Tướng Nguyễn Tôn Hoàn từ chức. Ngày 3-9-1964,Đại Tá Trần NgọcHuyến tứ chức Thứ Trưởng Thông Tin. Ngày 7-9-1964, Trung Tướng Dương Văn Minhđựợc bầu làm Chủ Tịch BLĐQGQL. Ngày 8-9-1964, Tướng Minh ký quyết định số 7/BLĐQGQL thành lập mộtcơ quan lập pháp gọi là Thượng Hội ĐồngQuốc Gia (THĐQG). THĐQGcó nhiệm vụ như sau: triệu tập Quốc DânĐại Hội, soạn thảo Hiến Chương mới,thực hiện các cơ cấu quốc gia, và cố vấncho Chính phủ và BLĐQGQL. Thành phần của THĐQG “gồm 16 nhân sĩ têntuổi là các ông : Phan KhắcSửu, Lê Văn Thu, Nguyễn Văn Huyền, TrầnĐình Nam, Trần Văn Văn, Trần Văn Quế, NguyễnVăn Lực, Nguyễn Xuân Chữ, Hồ Văn Nhựt,Mai Thọ Truyền, Ngô Gia Hy,Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lương TrọngTường, Nguyễn Đình Luyện, và Hồ ĐắcThắng.” 4
Tuy THĐQG đã được thành lập nhưng tình hình chính trị vẫn tiếp tụcbất ổn định. Ủy Ban Tranh Đấu Công Giáocủa Linh Mục Hoàng Quỳnh gửi thư trách Chính phủ không quan tâm đếncác vụ đàn áp giáo dân ở Đà Nẳng, Qui Nhơn. Ủy Ban cũng đe dọa là nếu Chính phủ không vãn hồi được an ninh, trật tự thì tín đồCông Giáo phải tự vệ và không chịu trách nhiệm về những xung đột cóthể xảy ra. Trước đó Thượng Tọa Thích TâmChâu, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, cũng rathông bạch nói rõ là vụ 28-8-1964chứng tỏ tín đồ Phật Giáo vẫn còn bịđe dọa, yêu cầu chính quyền phải thẳng tay vớicác thành phần chế độ củ, và ra thờihạn cho chính quyền đến ngày 27-10-1964 phải thỏamãn những nguyện vọng nầy của Phật Giáo, nếukhông thì Phật Giáo sẽxách động đình công, bãi thị, bãi khóa. Ngày 10-9-1964, hai vị TổngTrưởng thuộc phe Phật Giáo, Tổng Trưởng Giáo Dục Bùi Tường Huân và TổngTrưởng Xã Hội Trần Quang Thuận cùng từ chức. Ngày 13-9-1964, Trung TướngDương Văn Đức và Thiếu Tướng LâmVăn Phát tổ chức đảo chánh (mà TướngĐức gọi là Biểu dương lực lượng) nhưng thất bạivì không được cáctướng khác ủng hộ. Hội Đồng Nhân Dân CứuQuốc (HĐNDCQ) được thành lập ở Huếvới mục đích ưutiên là bài trừ các cựu đảngviên Cần Lao. Nhiều vụbiểu tình, bạo độngvới mục đích lùng bắt,tiêu diệt các cựu đảng viên Cần Lao do HĐNDCQxách động liên tiếp diển ra tại Qui Nhơn,Phan Thiết, rồi lan rộngra thành phong trào ở nhiều tỉnh của MiềnTrung, Ngày 30-9-1964 Phó ThủTướng Đỗ Mậutừ chức. Ngày hôm sau,1-10-1964, Luật sư Nghiêm Xuân Hồng từ chức BộTrưởng Phủ ThủTướng. Trong tháng 10-1964,một Hiến Chương mới được ban hành. Theo Hiến Chương nầy, VNCH sẽ có một vịQuốc Trưởng được tuyển nhiệm theo thể thứcdo Quốc Dân Đại Hội ấn dịnh. Quốc Dân Đại Hội sẽlà cơ quan lập pháp. ThủTướng sẽ do QuốcTrưởng lựa chọn và được Quốc DânĐại Hội chấp thuận.
Ngày 24-10-1964, THĐQG tuyểnnhiệm vị Chũ Tịch của chính Hội Đồng là ông Phan Khắc Sửu làm QuốcTrưởng VNCH và bầu Bácsĩ Nguyễn Xuân Chữ làmQuyền Chủ TịchTHĐQG. Ngày 26-10-1964,BLĐQGQL chính thức chuyển giao quyền hành cho tân Quốc Trưởng và Chính phủNguyễn Khánh đệđơn từ chức. Saunhiều ngày tham khảo, ngày 31-10-1964 Quốc TrưởngPhan Khắc Sửu bổ nhiệmông Trần Văn Hương làm Thủ Tướng.
ThếLực Chính Trị Của Phật Giáo
Docuộc khủng hoảng Phật Giáo năm 1963, các nhà lãnhđạo Phật Giáo Việt Nam nhận thấy rõ nhu cầuthống nhứt tổ chức để có thể bảo vệPhật Giáo một cách hữu hiệu. Lúc đó, vềphương diện tổ chức, Phật Giáo bao gồm nhiều bộ phận rời rạc, mang nặng tínhđịa phương. Quan trọngnhất là Tổng Hội PhậtGiáo, thành lập từ năm 1951, quy tụcác thành phần và tổ chức Phật Giáo ĐạiThừa (tức là Bắc Tông) từ Bắc vô Nam. Tổng Hội chĩ có trên danh nghĩa, trên thực tế không phải là một tổ chức có cơ cấu chỉhuy thống nhứt. Theo tài liệucủa CIA5, vào năm 1962, Tổng Hội gồm có 3000tăng, 600 ni, và quy tụ được khoảng 3 triệutín đồ, trong số nầy có khoảng 70,000 - 80,000 thanh niên Phật Tử, đứng đầucó một vị Tăng Thống là Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết và 3 vị Phó Tăng Thống là các Thương TọaThích Tâm Châu đứng đầuGiáo Hội Miền Bắc (lúc đó đã di chuyển vào Sài Gòn ), Thượng TọaThích Thiện Minh phụ trách Giáo Hội Miền Trung, trụsở tại Huế, vàThương Tọa Thích Thiện Hoa chịu trách nhiệmGiáo Hội Miền Nam, trụ sở tại Sài Gòn. Bộ phận cư sĩ của Tổng Hộilà Hội Phật Học Nam Việt, đóng trụ sởtại Chùa Xá Lợi ở Sài Gòn do ông Mai Thọ Truyền đứng đầu.Tất cả các vị nầy đều đã có đóng góp nhiều công sức trong việcthương thuyết vớichính quyền Ngô Đình Diệm trong vụ khủng hoảngPhật Giáo năm 1963. ThượngTọa Thích Trí Quang thuộc Giáo Hội Miền Trung ởHuế tuy không giữ chứcvụ lãnh đạo chính thứcnào nhưng có ảnh hưởng rất lớn đối với Phật tử và nhất là giới thanh niên, sinh viên Phật tử. Chính ông là người đã phát động vụ tranhđấu tại Huế mở màn cho cuộc khủng hoảngPhật Giáo năm 1963.
Vềphía Nam Tông thì có Giáo Hội PhậtGiáo Nguyên Thủy (hay cũng gọilà Giáo Hội Theravada), trụ sở tại chùa Kỳ Viên ở Sài Gòn, quy tụ khoảng 400.000 tín đồ. Lãnh tụ chính của Phật GiáoNguyên Thủy là ĐạiĐức Thích Hộ Giác. Ngoài ra còn có một số giáo hội nhỏ khác nhưCổ Sơn Môn ở Miền Tây, và phái Du Tăng KhấtSĩ.
Sau khi cuộc đảo chánh1-11-1963 thành công, các tăng lử và cư sỉ PhậtGiáo đã kết hợp đểtiến tới việc thành lập Giáo Hội PhậtGiáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN). Một Đại Hội ThốngNhất Phật Giáo, hợp nhất Nam Bắc Tôngđược tổ chức tại Chùa Xá Lợi vào ngày 31-12-1963 và Hiến Chương thành lập GHPGVNTNđược ký kết ngày 4-1-1964 và được chính phủ VNCH công nhận bằng Sắc Luật14/5 ký ngày 14-3-1964. Theo Hiến Chương nầy, tạitrung ương, GHPGVNTN gồm có 2 Viện là ViệnTăng Thống và Viện HóaĐạo. Viện Hóa Đạo là bộ phận quan trọng nhất, có nhiệm vụ “lãnh đạo và điềuhành hết thảy các ngành hoạt động củaGHPGVNTN.”6 Hoà Thương ThíchTịnh Khiết được suy cử vào chức vụTăng Thống. Ngày 12-1-1964GHPGVNTN bầu Thượng TọaThích Tâm Châu vào chức vụ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo.Thương Tọa Thích Trí Quang được bầu vàochức vụ Tổng Thư Ký Viện Tăng Thống.
Qua kinh nghiệm của cuộckhủng hoảng Phật Giáo năm 1963, GHPGVNTN nhứt quyếtkhông để cho tình trạng bị kỳ thị vàchèn ép bởi chính quyền xảyra nữa. Để đạt mục tiêu nầy, Phật Giáo cần có tiếng nói và ảnh hưởng trong chính trường củaVNCH. Từ nhận định nầy, GHPGVNTN, xuyên qua Viện HóaĐạo, đã càng ngày càngtham dự tích cực vào các biến cố chính trị tại VNCH. Sau cùng, Phật Giáo tiến đến chổ muốn có tiếng nói quyết định về thành phần nhân sự cũngnhư đường lối chính trị của chính phủ. Các vị Thượng Tọa, kểcả Thượng Tọa Thích Trí Quang, không bao giờ thamchính nhưng họ tự cho mình cái quyền được đề cử người vào chínhphủ. Và khi những yêu cầuchính trị của họ không được thỏa mãnthì họ xách động Phật tử, thanh niên và sinh viên xuống đường,biểu tình để làm áp lực với chính quyền.Ngoài cách xuống đường, biểu tình Phật Giáo còn sử dụng thêm hai phương cách nữa để làm áp lực, đó là: tuyệt thực và tự thiêu.
Trong Chính phủ Nguyễn Khánh đã có 2 vị TổngTrưởng là người của Phật Giáo đề cử: Tổng Trưởng Giáo Dục Bùi Tường Huân và TổngTrưởng Xã Hội TrầnQuang Thuận. Sau khi không còn dựa vào đảng ĐạiViệt được nữa (Tổng Trưởng NộiVụ Hà Thúc Ký, một lãnh tụ của Đại ViệtMiền Trung, sau khi âm mưu đảo chánh TườngKhánh bất thành, bị buộc phải từ chức),Tướng Khánh phải quay sang tìm hậu thuẩn của Phật Giáo. Ông phải đưa ra xử các phần tử của chế độ Ngô Đình Diệm(Phan Quang Đông và Ngô Đình Cẩn bị xử bắn; Đặng Sỹ bị án tù chung thân, vv) và phảitrả tự do cho 4 tướng Đà Lạt (các Tướng Trần Văn Đôn, Mai HữuXuân, Tôn
ThấtĐính, và Lê Văn Kim, mà ông đã biệt giam tại ĐàLạt sau vụ chỉnh lý). Ông bắt buộc phảilàm ngơ trước những vụ biểu tình, xuốngđường của sinh viên học sinh do Phật Giáoxách động tại Sài Gòn, cũng như những vụ đàn áp các cựu đảngviên Cần Lao của Phong Trào Nhân Dân Cứu Quốc ởMiền Trung.
PhậtGiáo Chống Chính Phủ Trần Văn Hương
Ra đời trong một hoàn cảnhchính trị đầy khó khăn như thế, Chính phủTrần Văn Hương lại phải đươngđầu ngay với cuộc khủng hoảng trong nội bộ THĐQG. Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ từ chức Quyền Chủ Tịch THĐQG đểphản đối việc thành lập Chính phủ TrầnVăn Hương, mà theo ông thành phần không phản ảnhđược nguyện vọng của các chính đảng7. THĐQG gửi văn thư cho ThủTướng Trần Văn Hương yều cầu trảlời một số thắc mắc. Hai sự kiện nầy là ngòi nổ làm cho phong tràochống đối Chính phủTrần Văn Hương bùng lên. Sinh viên Sài Gòn nhóm họp, thảo luận, và đi đến kết quả là yêu cầu chính phủ phải thay đổi thành phần nhân sự.Chính phủ phản ứng lại bằng cách cho BộThông Tin ra thông cáo: Chính phủkhông từ chức, không cảitổ. Sinh viên lại hội thảo sôi nổi,kết án chính phủ gồm toàn chuyên viên già nua và bịnhóm Tinh Thần (Công Giáo) giậtdây. Ngày 13-11-1964, Thủ Tướng Trần VănHương trả lời các thắc mắc củaTHĐQG và tuyên bố : “Phải tái lập uy quyền quốc gia,tách rời chính trị khỏi tôn giáo, đưa tôn giáo rakhỏi chính trị.”8
Lập trường trênđây của Thủ Tướng Hương hoàn toàn đúng về lý thuyếtnhưng là một sai lầm lớnvề chính trị, trong bối cảnh chính trị củaVNCH tại thời điểm nầy. Phật Giáo, nhưđã trình bày ở trên, đã trở thành một lựclượng chính trị quan trọng, có hậu thuẩn lớn trong quần chúng (xuyên quasinh viên, hoc sinh là thành phần hăng hái nhất, lý tưởng nhất, và cũng dễ bị khích động nhất), mà chính quyền không thể coithường và làm lơ được, chớ đừng nói đếnviệc muốn loại họ ra khỏi sân khấu chínhtrị của VNCH như tuyên bố của Thủ Tướng Hương.
Chính vì thế, lời tuyên bố nầy của ThủTướng Hương lậptức mang lại hai hậu quả rất nghiêm trọng:
1) Phật Giáo chính thức ra mặtchống lại Chính phủ của ông; và
2) THĐQG, dưới áp lựccủa sinh viên và Phật Giáo, quyết định thành lập một Ủy Ban để điều tra vềthành phần của Chính phủ.
Sinh viên yết kiến QuốcTrưởng Phan Khắc Sửu, yêu cầu giải tán Chínhphủ Trần Văn Hương. Một số chính khách họpvới sinh viên tại hồ tắm Chi Lăng và đã kích Chính phủ. Ngày 22-11-1964, biểu tình lớn ở nhiều nơi tại SàiGòn với nhiều biểu ngữđã kích đích danh Thủ Tướng Hương và Chínhphủ của ông; cảnh sát phải giải tán bằng lựuđạn cay, với một số người bị bắt và bịthương. Ngày 24-11-1964,Thương Tọa Thích Tâm Châu gửi văn thư cho Quốc Trưởng Phan KhắcSửu yêu cầu giải quyết cuộc khủng hoảng một cách dứt khoát (nghĩa làgiải tán Chính phủ Trần Văn Hương), chấm dứt đàn áp biểu tình và bắt giam.
Thủ TướngHương vẫn cương quyết giữ vững lập trường của mình, tuyên bố “không lùi bước, phải dùng mọi cách tái lậptrật tự.” Đồng thời ông cũng phảnđối việc THĐQG thành lập Ủy Ban đểxét lại thành phần của Chính phủ của ông. Nhữnghành động nầy bộc lộ rõ cá tính của Thủ Tướng Hương: ông là nhà chính trịcó khí phách, không đầu hàng trước áp lực chính trị,nhưng cũng cho thấy ông thiếu khả năng thỏahiệp, một điều rất cần trong chính trị.Do đó phong trào chống đốichính phủ do Phật Giáo lãnh đạo càng ngày càng lan rộng và gây thêm khó khăn cho ThủTướng Hương. Ngày13-12-1964 có tin Đức Tăng Thống Thích Tịnh Khiếtcùng hai Thượng Tọa Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang quyếtđịnh tuyệt thực 48 giờ. Ngày 15-12-1964, Luậtsư Phan Tấn Chức từ chức Tổng TrưởngGiáo Dục và Giáo sư NguyễnVăn Trường được cử thay thế. Sự đối đầu giữachính quyền và phong trào chống đối chính quyền hoàn toàn bế tắc vì không bên nàochịu nhượng bộ.
Giữa lúc tình hình chính trịđã khó khăn như thếthì Tướng Khánh lại âm mưu với các tướng trẻ làm cho tình thế càng phứctạp thêm. Từ khi lên cầmquyền sau cuộc Chỉnh Lý ngày 30-1-1964, trong vòng 10tháng, Tướng Khánh đã cho thăng lên cấp tườnghàng loạt sĩ quan như sau:
- ngày 3-3-1964: thăng ThiếuTướng cho Đại TáCao Văn Viên, Tư Lệnh LữĐoàn Nhảy Dù
- ngày 8-4-1964: thăng ChuẩnTướng (mới được thiết lập) choĐại Tá Nguyễn Cao Kỳ,Tư Lệnh Không Quân và Phó Đề Đốc (cũng mớiđược thiết lập)cho Đại Tá Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân
- ngày 29-5-1964: thăng ChuẩnTướng cho các Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, Phạm Văn Đổng, Bùi Hữu Nhơn, Cao Hảo Hớnvà Ngô Dzu
- ngày 11-8-1964: thăng ChuẩnTướng cho các Đại Tá Nguyễn Đức Thắng,Nguyễn Xuân Trang, Nguyễn Cao, Nguyễn Văn Kiểm, Đăng VănQuang, Vĩnh Lộc, Lê Nguyên Khang và Hoàng Xuân Lãm
- ngày21-10-1964: thăng Thiếu Tướng cho các Chuẩn TướngNguyễn Cao Kỳ, Lê Nguyên Khang, Chung Tấn Cang (riêng ông Cang là thăng từ PhóĐề Đốc lên Đề Đốc), Bùi HữuNhơn, Phạm Văn Đổng và Nguyễn Chánh Thi
Giới truyền thông Hoa Kỳ bắt đầu sửdụng nhóm từ Young Turks sau khi các tướng trẻ kết hợp lại và dẹp tan cuộc đảo chánh ngày13-9-1964 do Trung Tướng Dương Văn Đức vàThiếu Tướng LâmVăn Phát chủ mưu. Sựkết hợp nầy lúc đầucó tính cách nhất thời, tạm bợ nhưng dần dà có tổ chức hơn. Kể từ giữatháng 9-1964 trở đi, họ họp với nhau thườngxuyên. Ngoài Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư LệnhKhông Quân, được đề cử làm người điều hợp và phát ngôn, nhóm tướng trẻ gồm các vị sau
đây:9
- Đại Tá Dư Quốc Đống,Tư Lệnh LữĐoàn Nhảy Dù
- Tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh Lữ ĐoànThủy Quân Lục Chiến
- Đại Tá Nguyễn Bảo Trị, Tư LệnhSư Đoàn 7 Bộ Binh
- Tướng Tôn Thất Xứng,Tư Lệnh Quân Đoàn I
- Tướng Nguyễn Chánh Thi,Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh
- Tướng Nguyễn ThanhSang, Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh
- Tướng Vĩnh Lộc,Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh
- TướngĐặng Văn Quang, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 BộBinh
Các tướng Xứng, Thi vàSang chỉ họp với nhóm tướng trẻ khi họcó dịp vào Saigon. TướngNguyễn Hữu Có, Tư Lệnh Quân Đoàn 2, không chính thứctham gia nhưng ủng hộ lập trường của nhóm tướng trẻ. Lập trường nầy dần dà lộ rõ nét như sau: họ không chấp nhậnviệc sử dụng võ lực để lật đổ chính phủ (tức là họchống lại các cuộc đảo chánh), họ muốn cho các “tướnggià” về hưu hết, và sau hết họ muốn có vai trò quyết định trong đường lối, chínhsách của VNCH. Đối vớiTướng Khánh thì họ có thái độ chờxem hành động của ông trước khi có quyết định đối với ông. Nói chung, họ chờ cơ hộithuận tiện để nắmgiữ chính quyền.
Ngày 17-12-1964, nhóm tướngtrẻ yết kiến Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu về vấnđề cho một số tướng già về hưu. Vấn đề nầy cũngđược trình lên choTHĐQG nhưng THĐQG không chấp thuận. Ngày hôm sau,Tướng Khánh cho thành lập Hội Đồng Quân Lực(HĐQL) gồm phần lớn các tướng trẻđể làm hậu thuẩn về chính trị cho ông. Ngày 20-12-1964, HĐQL ra thông cáo giải tán THĐQG, bắtmột số hội viên đưa đi quản thúc tạiPleiku. HĐQL cũng ra thông cáotiếp tục tín nhiệm Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Chính phủ TrầnVăn Hương. Đại sứ Hoa Kỳ, Tướng Maxwell Taylor, rất bực mình vớiviệc giải tán THĐQG vì ông xem chính phủ dân sựnhư là một bước tiến quan trọng trong việctiến đến ổn định về chính trị cho VNCH. Ông mời các tướng trẻ đến gặp và cho biếtsự bất bình của ông về hành động của các tướng trẻ.Trong lúc trình bày ý kiến củamình ông đã có những câu nói xúc phạm đến tựái của các tướng lãnh. Tướng Khánh lợi dụng ngay sự xích mích nầy giữaĐại sứ Taylor và các tướng trẻ. Ông họp báo tố cáoĐại sứ Taylor đãxâm phạm vào vấn đềchủ quyền của VNCH vàđòi hỏi Hoa Kỳ phải triệu hồi Đại sứ Taylor về nước.
HĐQL gửi văn thưcho Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ TướngTrần Văn Hương chính thức yêu cầu có hành động đểbảo vệ chủ quyền cho VNCH.10 Đối phó vớitình huống vô cùng tế nhịnầy, Thủ Tướng Hương đã tỏ ra rất bình tỉnh và mềm dẽo, và sau cùng ông đã giảiquyết mọi việc một cách êm thắm.
Qua vụ THĐQG, ThủTướng Trần Văn Hương đã nhận ra tầm quan trọng của cáctướng trẻ trongHĐQL, ông quyết định cải tổ chính phủ vớisự tham gia của 4 tướng lãnh. Ngày 18-1-1965, Chính phủ TrầnVăn Hương công bố thành phần mới nhưsau:11
ThủTướng....................................................... TrầnVăn Hương
Đệ Nhất Phó ThủTướng kiêm
TổngTrưởng Nội Vụ....................................... NguyễnLưu Viên
ĐệNhị Phó Thủ Tướng........... TrungTướng Nguyễn Văn Thiệu
ĐệTam Phó Thủ Tướng.............................. NguyễnXuân Oánh
TổngTrưởng Quân Lực................ TrungTướng Trần Văn Minh
TổngTrưởng Ngoại Giao.................................. PhạmĐăng Lâm
TổngTrưởng Tư Pháp................................................ LữVăn Vi
TổngTrưởng Tâm Lý Chiến....... ThiếuTướng Linh Quang Viên
TổngTrưởng Kinh Tế................................... Nguyễn Duy Xuân
TổngTrưởng Tài Chánh.................................. HuỳnhVăn Đạo
TổngTrưởng Cải TiếnNông Thôn...................... NgôNgọc Đối
TổngTrưởng Công Chánh Giao Thông..................... LêSĩ Ngạc
TổngTrưởng Văn Hóa Giáo Dục............... NguyễnVăn Trường
TổngTrưởng Y Tế........................................... TrầnQuang Diệu
TổngTrưởng Xã Hội............................................. ĐàmSĩ Hiến
TổngTrưởng Lao Động................................ Nguyễn Hữu Hùng
Tổng Trưởng Thanh Niênvà
ThểThao...................................... ThiếuTướng Nguyễn Cao Kỳ
TổngTrưởng Phủ ThủTướng.......................... PhạmVăn Toàn
Lễ trình diệntân chính phủ với Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, địnhvào ngày
19-1-1965,phải hủy bỏ vì 4tướng lãnh không đến. Mãi đến ngày 21-1-1965,tân chính phủ Trần Văn Hương mới trình diệnđược với QuốcTrưởng Phan Khắc Sửutại Dinh Gia Long.
Phe Phật Giáo vẫn tiếptục chống đối. Thượng Tọa Thích Trí Quang đưa ra cảmột kế hoạch đểlật đổ Chính phủ Trần VănHương.12 Một cuộcbiểu tình chống chính phủ được tổ chứctrước Viện Hóa Đạo; cảnh sát được phái đến giải tán, hai bên xô xát mạnh, 6 cảnh sát viên và 10 thường dân bị thương, 30 ngườibị bắt giam. Các ThượngTọa Thích Tâm Châu, Thích Trí Quang, Thích Pháp Tri, Thích ThiệnHoa và Thích Hộ Giác bắt đầu tuyệt thực. Tiếptheo đó là nhiều vụ biểu tình, tuyệt thựckhác diển ra khắp nơi; đặc biệt tại NhaTrang, ngày 23-1-1965, 300 tăng ni cùng tuyệt thực tậpthể.
Ngày 24-1-1965, HĐQL nhóm họpmà không mời Tướng Khánh; họ có hai buổi thảo luận về cuộc khủnghoảng chính trị đang diển ra và quyết địnhtiếp tục ủng hộ Chính phủ Trần VănHương.13 Trong khi đóTướng Khánh lại có suy nghĩ khác. Một mặt ôngthấy không thể dựa vào Toà Đại sứ Mỹđược nữa sau vụ xích mích trầm trọng với Đại sứ Taylor. Mặt khác ông cũng nhận ra sựlớn mạnh và càng ngày càng độc lập của nhómtướng trẻ trong HĐQL. Ông không thể nắm được họ nữa. Vì vậy, đối với ông,để tiếp tục duy trì quyền lực, ông không còncách nào khác hơn là phải dựa vào Phật Giáo. Ông cho người liên lạc vớiThương Tọa Thích Trí Quang và tiến hành kế hoạch lật đổ Chính phủ TrầnVăn Hương.14 Ngày24-1-1965, ông triệu tập HĐQL. Sau 3 ngày thảo luận, HĐQL ra tuyên cáo “ủy nhiệm tướng Nguyễn Khánh giải quyết cuộc khủnghoảng chánh trị hiện tại; triệu tập ngay mộtHội Đồng Quân Dân gồm 20 đại diện cáctôn giáo, nhân sĩ, quân lực; chánh quyền tương lai phải triệu tậpQuốc dân Đại hội. ... Quốc-trưởng PhanKhắc Sửu được lưu nhiệm, Phó ThủTướng Nguyễn Xuân Oánh được cử làm quyền Thủ Tướng.” 15 Thủ TướngTrầnVăn Hương được đưa đi quảnthúc tại một nơi không ai biết. Chính phủ TrầnVăn Hương không còn nữa. Viện Hóa Đạo ra thông cáo yêu cầu Phật tử chấm dứt tất cả mọi hoạt động chống chínhphủ, và tất cả các lãnh tụ Phật Giáo chấm dứt tuyệt thực.
KếtLuận
Chính phủ Trần VănHương chỉ sống được chưa đầy 3 tháng (4-11-1964cho đến 27-1-1965) trong giai đoạn rối loạn nhứt của chính trườngVNCH. Mặc dù có uy tín cá nhân rất lớn trong quần chúng,Thủ Tướng Hương không thuộc một chínhđảng nào và do đó không có hậu thuẩn chính trịcủa đảng phái. Ông gặp rất nhiều khó khăntrong việc thành lập chính phủ. Ông lại thiếu khả năng thỏa hiệp về chính trị, và nhứt là không chịu nhượng bộtrước áp lực. Chính phủcủa ông là nạn nhân của những mưu đồ cánhân của Tướng Nguyễn Khánh trong cuộc tranh chấp quyền lực giữahai phe Phật Giáo và Quân Đội. TướngKhánh, với hậu thuẩn củaHĐQL gồm đa số các tướng trẻ do chính ông tạo ra, cũngnhư với thỏa hiệp của phe Phật Giáo, đãthắng trong việc lậtđổ chính phủ Trần Văn Hương. Nhưng đây chỉ là một chiến thắnggiai đoạn. Chưa đầy một tháng sau, ngày20-2-1965, một ngày sau vụ đảo chánh bất thành củaĐại Tá Phạm NgọcThảo, HĐQL loại Tướng Khánh ra khỏi chứcvụ Tổng Tư Lệnh. Ngày 25-2-1965 ông bị buộcphải rời khỏi Việt Nam. Lời tiên đoán (hay hăm dọa) của Đại sứ Hoa KỳMaxwell Taylor đối với Tướng Nguyễn Khánh vào ngày 21-12-1964 (Xem ghi chú số10) đã trở thành sự thật.
GHICHÚ:
1. Ông Trần Văn Hương còn trở lạilàm Thủ Tướng lần thứ hai trong thời ĐệNhị Cộng Hòa (từ ngày 25-5-1968 đến ngày1-9-1969). Năm 1972 ông trởthành Phó Tổng Thống trong nhiệm kỳ thứ nhì củaTổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Sau khi Tổng ThốngNguyễn Văn Thiệu từ chức ngày 22-4-1975, ông Trần Văn Hương, theo Hiến Phápcủa Đệ Nhị Cộng Hòa, trở thành Tổng Thống. Ngày 28-4-1975, theo quyếtđịnh của Lưỡng Viện Quốc Hội ViệtNam Cộng Hòa, ông trao quyền Tổng Thống lại choĐại Tướng Dương Văn Minh. Mặc dù Toà Đại Sứ HoaKỳ nhiều lần cho người tiếp xúc đểđưa ông di tản ra khỏi nước, ông đều từ chối không chịu bỏnước ra đi. Sau ngày30-4-1975, ông bị quản thúc tại nhà và chính quyền Cộng Sản nhiều lần ngỏ ý trả quyềncông dân lại cho ông, ông đều không nhận, và trả lời rằng khi nào tất cả quân nhân công chứcViệt Nam Cộng Hòa đều đã được trả lại quyền công dân thìông mới nhận lại quyền công dân. Ông mất tạiSaigon vào lúc 4 giờ chiều, ngày Mùng Ba Tết năm Nhâm Tuất (1982) (Về nhữngchi tiết cuối đời của ông Trần VănHương, Tài liệu trích dẫn: Nguyễn NgọcAn. "Hồi Ký : Nhân SĩTrần Văn Hương", Trong Đặc San PetrusKý 1996. Orange, Calif. : Hội Ái Hữu Petrus Ký Miền Nam California, 1996. Tr. 159-163).
3. General Taylor Reports on 3Noteworthy Events, Declassified Documents Reference System, (sau đây sẽ ghi là DDRS)công điện mật của Đại Sứ Maxwell Taylor gởi về BộNgoại Giao, ngày 4-11-1964, được giải mậtngày 30-11-1984, gồm 3 trang. Ngaytr.1, Đại sứ Taylorđã ghi như sau: “...as of yesterday afternoon, he thought that hehad completed his slate only to have two key members defect at the last minute,apparently because of Buddhist pressures. We had been hearing for the last few days that the Buddhist leaders weregrumbling about Huong and might try to sabotage his government,' = '... chođến chiều hôm qua, khi ông nghĩ rằng ông đãhoàn tất danh sách thì lại có hai thành viên quan trọng rútlui vào phút chót, có vẻ là do áp lực của PhậtGiáo. Chúng tôi đã nghe từ mấyngày qua là các lãnh tụ PhậtGiáo lầu bầu về ông Hương và có thể họsẽ tìm cách phá hoại chính phủ của ông.”
4. Đỗ Mậu. ViệtNam Máu Lửa Quê Hương Tôi :Hồi Ký Chính Trị. California: Tác GiảXuất
Bản, 1986. Tr. 847.
5. Buddhists in South Vietnam, DDRS, tài liệu mật củaCIA, ngày 28-6-1963, được giải mật ngày 15-10-1981.
6. Hiến Chương CủaGiáo HộI Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tr.3. Xem toàn văn của HiếnChương tại địa chỉ Internet sau đây: <http://members.tripod.com/PHUCTRUNG/page1.html>
7. Nguyen Xuan Chu, President ofVietnamese High National Council, Resigns Over Formation of Cabinet , DDRS;đây là công điện mật, 2 trang, của Toà Đại sứ Hoa Kỳ gởi vềBộ Ngoại Giao, ngày 5-11-1964, được giải mậtngày 28-8-1979, có đoạn như sau: “He mentions havingstressed importance and necessity of participation of political parties information of government to Suu on November 3. Now having seen composition ofcabinet Chu contends that it will not rpt not be able to rally people'sconfidence because it does not rpt not attach enough importance to politicalparties.' = Ông đề cập đến việc ông đãnhấn mạnh với ông Sửuvào ngày 3 Tháng MườI Một về tầm quan trọngvà sự cần thiết của sự tham gia của cácchính đảng vào việc thành lập chính phủ. Nay ông đã được xemthành phần chính phủ ông tin rằng nó sẽ không lậplại không đem lại được sự tín nhiệmcủa quần chúng bởi vì nó không lập lại không coitrọng các chính đảng.”
8. Đỗ Mậu, sđd,tr. 850.
9. Identification of the "YoungTurks" group of military commanders and their views concerning GeneralNguyen Khanh and other matters, DDRS, tài liệu mật củaCIA, ngày 2-10-1964, được giải mật ngày 27-7-1976.
10. Discourteous Attitude and Abuseof Power of Amb Maxwell Taylor, DDRS, công điện mậtngày 26-12-1964, được giải mật ngày 12-4-1978, 4trang; đây là một côngđiện của Toà Đại sứ Hoa Kỳ ở SàiGòn gửi về Bộ Ngoại Giao, là bản dịchnguyên văn văn thư củaHĐQL do Tướng Nguyễn Khánh đai diện ký và gửi cho Quốc TrưởngPhan Khắc Sửu và ThủTướng Trần Văn Hương; văn thư nầy,sau khi ghi lại những câunói của Đại sứ Taylor xúc phạm các tướng trẻ, đềcập đến một chuyện quan trọng hơn nhiều như sau: “A second factmore important than the first took place on Monday, Dec. 21, 1964. On thatmorning Amb Taylor and DepAmb Johnson came to my office at 10:30. At thebeginning of the conversation, once more Amb Taylor, with a voice full of hate,asked in French : Were you acting under pressure of the young generals in theevents of Dec. 20, 1964 ? I replied (inFrench): The decision was unanimously taken with my approval as Comdr-in-Chief. I take entire responsibility for it. The Amb continued: In that case get ready toleave the position of Comdr-in-Chief and to leave the country = Một sự kiện thứ nhìcòn quan trọng hơn sự kiện thứ nhứt đãdiển ra ngày Thứ Hai, 21-12-1964. Vào buốisáng đó, Đại sứ Taylor và Phó Đạisứ Johnson đến văn phòng tôi vào lúc 10:30. Mởđầu câu chuyện, một lần nữa, Đạisứ Taylor, với một giọng hằn học, đã hỏitôi bằng tiếng Pháp: Có phải ông đã bị các tướngtrẻ làm áp lực nên đã hành động như thếtrong vụ 20-12-1964 hay không ? Tôi đã trả lới (bằng tiếng Pháp): Đólà một quyết định đồng thanh của tấtcả tướng lãnh mà tôi, với tư cách Tổng Tư Lệnh,đã chấp thuận. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về chuyện đó. Ông Đại sứ nói tiếp:Nếu vậy thì ông nên chuẩn bị rới chức vụTổng Tư Lệnh của ông đi, và ra khỏi nướcluôn.” Ghi chú thêm của tác giả: ở cuốivăn thư nầy, sau chữ ký của Tướng Khánhlà một danh sách gồm tên họvà chức vụ của 32 tướng lãnh và 1 Đại tá; họ là các vị Tư Lệnhcác quân đoàn, các quân binh chũng và các đại đơn vị.
11. Đoàn Thêm. 1965 : ViệcTừng Ngày. Los Alamitos,Calif : XuânThu, 1989. Tr. 17.
12. Thich Tri Quang's Campaign toBring Down the Tran Van Huong Government, DDRS, tài liệu mậtcủa CIA, ngày 21-1-1965, được giải mật ngày12-12-1975; có đoạn như sau: “... Quang thinks that Chief ofState Phan Khac Suu should name a new High National Council (HNC) which coulddissolve the Huong government. Then Suu, with the support of the HNC and of theBuddhists could name a new Premier. Quang claims to have discussed this planwith Suu. He claims his plan has the backing of Buddhist students in Hue, of ICorps Commander Nguyen Chanh Thi and of Air Vice Marshall Nguyen Cao Ky. Quang said the Buddhists will continue theirfight against Huong through the hunger strike of ranking Buddhist priests whichstarted on 20 January. =... Quang nghĩ rằng Quốc TrưởngPhan Khắc Sửu nên cử một THĐQG mới, HộiĐồng nầy sẽ giảitán Chính phủ Trần Văn Hương. Sau đó ông Sửu,với hậu thuẩn củaTHĐQG và Phật Giáo, có thể cử một ThủTướng mới. Quang cho biết ông đã thảo luậnkế hoạch nầy vớiông Sửu. Ông cũng cho biết là kế hoạch nầy đã được hậu thuẩn của sinh viên Phậttử ở Huế, củaTướng Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Quân Đoàn I vàcủa Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư Lệnh KhôngQuân. Quang cũng nói rằng Phật Giáo sẽ tiếp tụccuộc tranh đấu chống ông Hương bằng việctuyệt thực của cáctăng sĩ cao cấp của Phật Giáo đã bắtđầu vào ngày 20 Tháng Giêng.”
13. Deliberations of South Vietnam'sArmed Forces Council 1/24/65 resulting in military ecision to back Tran VanHuong temporarily with the proviso that Huong must restore government stability,DDRS, tài liệu mật của CIA, ngày 24-1-1965,được giải mật năm 1984; có đoạnnhư sau: “A parallel proposal to remove Huong was made, since Huong isthe target of the opposition to the government. The question was then raised asto who should replace Huong - a civilian or a military man. Generals Vinh Loc,Nguyen Van Thieu and Nguyen Cao Ky spoke up for a military Prime Minister. Twoofficers were asked to take the job. Thieu, of the two, declined on grounds that he was Catholic andtherefore unacceptable to the Buddhists. The second nominee, Nguyen Chanh Thi,at first said he was willing. Dong thenasked Thi if Thi could form a civilian government. Thi said no, but he believedhe could form one with military men. Dong argued that this was not feasiblesince there were not enough qualified military men available. It was at thispoint that Dong proposed that the AFC continue to support Huong ... = Cùng lúc có một đề nghị dẹp bỏHương vì Hương là mục tiêu của phe chốngchính phủ. Câu hỏi được đặt ra kếtiếp là ai nên thay thế Hương - một dân sựhay một quân nhân. Các tướngVĩnh Lộc, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳchủ trương một Thủ Tướng quân nhân. Haitướng lãnh được đề nghị nắmchức vụ nầy. Mộttrong hai người là Thiệu từ chối viện cớông là Công Giáo nên Phật Giáo sẽ không chấp nhận. Người thứ nhì, NguyễnChánh Thi, lúc đầu nói ông sẳn sàng. Đổng liền hỏi Thi cóthểthành lập một chính phủ dân sự hay không. Thi nói không nhưng tin rằng ôngcó thể thành lập một chính phủ quân nhân. Đổng cho rằng chuyên nầykhông thể làm được vì không có đủ quân nhân cókhả năng tham chính. Đếnđây Đổng đề nghị HĐQL tiếp tụcủng hộ Hương ...” Ghichú thêm của tác giả: Nhân vật Đổng là ThiếuTướng Phạm Văn Đổng, lúc đó là TổngTrấn Sài Gòn kiêm Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô.
14. Alleged Plotting of Nguyen Khanhwith the Buddhists in Order to Overthrow the Government of Prime Minister TranVan Huong, DDRS, tài liệu mật của CIA, ngày 8-1-1965,được giải mật ngày 27-9-1976; có đoạnnhư sau: “Khanh then said that following the overthrow of the Huonggovernment, the country would be without government for a while; during thatperiod Khanh's men would create disorders and the Buddhist Institute would alsoprepare lists of people who would be arrested including those opposed to Khanh,those opposed to the Buddhist Institute, and those who were pro-Americans. =Khánh nói tiếp là sau khi Chính phủ Hương đã bịlật đổ, đất nước sẽ không có chínhphủ trong một thời gian ngắn; trong thời gianđó người của Khánh sẽ tạo ra các vụ lộnxộn và Viện Hóa Đạosẽ soạn thảo các danh sách của những ngườisẽ bị bắt giam gồm những người chốngKhánh, chống Viện Hóa Đạo và những ngườIthân Mỹ.”
15. Đoàn Thêm. 1965 : Việc TừngNgày, sđd, tr. 22.
Trích từ biên khảo: Bạchhóa tài liệu mật của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa /Lâm Vĩnh Thế với sự đồng ý của tác giả.