Hoasen hồng
là biểu tượng cho “quốc hoa” Việt-Nam
LTG – Từlâu, địa danh Đồng-Tháp-Mười là mộtmiền đất trũng bùn sình ngập nước quanhnăm không còn xa lạ gì với hầu hết đồngbào trong cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh tình yêu hìnhảnh khác thường ngoạn mục đó thì hãy còn córất nhiều người chưa từng có dịpthỏa mãn đến được tận nơiđể tham quan, tìm hiểu về một vùng địalý có mang nhiều huyền thoại cá biệt ở miệtbưng biền. Và từng được dân gian truyềntụng cho đó là quê hương của muỗi, củađỉa, mà cũng chính lại là quê hương hoa Sen ở đất phương Nam.
An-Tiêm MAI-LÝ-CANG
(Paris)
Tháp-Mười duyên thắngtuyệt vời
Đầm lầy muỗiđỉa, lưng trời hạc bay
Hoa Sen nào của riêng ai!
Quêhương chỉ một, không hai Tháp-Mười*
Từ lâu,đất phương Nam từng được coinhư là trung tâm của bồ lúa gạo củanước nhà, và cây trái quanh năm bốn mùa tiếptục nở hoa tươi tốt, đó là do nhờ cónhững cánh đồng nông nghiệp mênh mông, vườntược ngút ngàn, thủy lộ sông rạch giao thôngthuận tiện. Tuy nhiên, về cảnh sắc ởtừng địa phương thì lại cũng đã cónhững nét đan thanh chấm phá ngoại lệ đadạng khác nhau. Và một trong những vùng địa lý cómang tính khác lạ hơn nơi nào hết, thì đó chính làvùng văn hóa đặc trưng miệt đầm lầyĐồng-Tháp-Mười ở lãnh thổ biên giớimiền Tây Nam-bộ.
Nói cách khác, ngày naycái tên Đồng-Tháp-Mười là một địa danhkhông còn xa lạ gì đối với hầu hết nhân dântrong nước, mặc dù có người cả đờichưa bao giờ có dịp lãng du đến tận nơinầy. Dẫu sao, qua các phương tiện truyềnthông hiện đại thì người ta cũng từngđã biết rất nhiều về lịch sử củađịa phương ở nơi đây nổi tiếngnhất là có nhiều hoa Sen, một loài hoa bình dị tầmthường nhưng lại có mang nhiều ý nghĩa thanhkhiết nhất trong các muôn loài hoa dân dã.
Vùng đồng lầy Đồng-Tháp-Mười làmột khu lòng chảo ngập nước quanh năm cóđịa hình trũng sâu, về địa thế thìnằm ở đầu nguồn của sông Tiềnchảy ngang qua từ nơi biên giới, và đượctrải rộng ra trên 3 tỉnh Long-An, Tiền-Giang vàĐồng-Tháp. Còn cái tên Đồng-Tháp-Mười, thìngười ta được biết tới từhồi đầu thế kỷ 19 trong quá trình khẩn hoangvà lưu trú của cư dân ở vào thời kỳ đó.Ngày trước, dưới thời Nam tiến củangười Việt thì Đồng-Tháp-Mườiđược coi như là một vùng đầm lầyhoang dại, giang sơn của muôn loài thú dữ tung hoànhtrên rừng, dưới nước, và gây rất nhiềutrở ngại khó khăn nhất cho công cuộc pháttriển dinh điền, khẩn hoang lập ấp củacác triều nhà Nguyễn vào lúc bấy giờ. Ở đây,bùn sình lầy bước chân không đi được, muỗi kêu như sáo thổi,đỉa lội lềnh bềnh như bánh canh, dưới sông sấu lội,trên rừng cọp đua. Trăn, rắn rết bòdọc, bò ngang lổn ngổn, chuột đồng to béonhởn nhơ, từng bầy khỉ vượn nhảynhót hú vang chuyền cành. Tôm, rùa, cá…bơi lội thưthả dưới đồng lầy, lau lách tha hồđua nhau vươn mọc um tùm trên gò sâu, gò cạn. Chimchóc tập họp thành từng đàn, cất cánh chaoliệng trên toàn cả một cánh đồng thiên nhiên, baola chứa đầy ngập nước. Cùng chen lẩnsống chung trong môi trường động thựcvật đó, còn có sự sinh tồn của nhiều loàiphiêu lưu thảo và các loài hoa hoang dã hằng ngày khoesắc, đổi màu theo thời gian từ hằngthế kỷ đã trôi qua.
Tuy nhiên, ngày nay trước ý chí quyết tâm khắcphục và tinh thần khai phá của con người trongcuộc hành trình đi tìm mảnh đất cắm dùi,để mong đổi thay cuộc sống cho bằngđược, thì hầu hết cuộc diện cảnhtrí ở nơi đây, giờ nầy đã bị hoàn toànkhác lại.
Đồng-Tháp-Mườingày nay
Các hìnhthức cấu trúc cơ sở hạ tầng, từđường sá, cầu kỳ, chợ búa, công trình phúclợi cho đến nhà cửa, tụ điểm vănhóa, tâm linh, ruộng đồng, vườn tược,đầm sen…nói chung là làng mạc, phố phường.Từ lâu, nó từng đã được lớpngười tiền phong dồn hết mọi nỗlực để đầu tư trí tuệ. Cũngnhư, cùng với mồ hôi từ bàn tay lao độngkhổ nhọc không ngừng nghỉ của conngười địa phương trải qua bao thếhệ tiếp nối thay nhau dựng xây thành hình, thì nayđã đâu ra đó. Đó, cũng chính là hình ảnh củanhững ấp, xã, huyện, thành phố từ bao nămqua từng đã được quy hoạch, chỉnh trang,phát triển mở mang kiến thiết không ngừng. Vàngày nay, theo cuộc cải tổ về hành chính sau cùng vàongày 14-10-2013, thì tỉnh Đồng-Tháp gồm có 2 thànhphố là Cao-Lãnh và Sa-Đéc, 1 thị xã Hồng-Ngự. Và 9huyện là: Châu-Thành, Cao-Lãnh, Hồng-Ngự, Lấp-Vò,Lai-Vung, Tam-Nông, Tân-Hồng, Thanh-Bình và Tháp-Mười. Thànhphố Cao- Lãnh chính thức được chọn làmtỉnh lị cho tỉnh Đồng-Tháp thay thế chothành phố Sa-Đéc kể từ năm 2007, và nayđược coi như là điểm tựa và cơsở hạ tầng cho sự phát triển kinh tếđặc khu vùng Đồng-Tháp-Mười.
Vớitổng diện tích tự nhiên là 3.238km2, trong đó có tới 2/3 diện tích tự nhiênthuộc khu vực Đồng-Tháp-Mười,điều nầy, là một chứng minh vềđịa thế cũng như về địa lýcủa tỉnh Đồng-Tháp được coi như làmột vùng văn hóađặc trưng của miền đầm lầy sôngnước phương Nam. Hơn thế nữa, làmột tỉnh có đường biên giới giáp ranhvới lãnh thổ Campuchia dài khoảng chừng 50km, cho nênngày xưa thì mọi sự giao lưu, tiếp cậncủa cư dân ở hai quốc gia thường chủyếu dùng lộ trình giao thông đường thủy. Cònngày nay, thì được thuận tiện hơn nhiềulà nhờ do có 4 của khẩu đường bộ làThông-Bình, Dinh-Bà, Mỹ-Cân và Thường-Phước, cácđịa điểm nầy nằm cách khoảng nhautừ huyện Tân-Hồng cho tới huyệnHồng-Ngự. Do vậy, mặc dù có địa lý nằmchung trong vùng đồng bằng sông Cửu-Long** nhưngĐồng-Tháp lại là một trong những tỉnh cónhiều dáng vẻ mang đậm chất thiên nhiên cábiệt nhất ở miền Tây.
Bản đồtỉnh Đồng-Tháp
Chính vìvậy, mà thời gian qua trong định hướng pháttriển về kinh tế, xã hội mới bây giờ thìngười dân Đồng-Tháp đã tìm thấyđược đâu là thế mạnh của quêhương mình. Và cũng không trễ hẹn, đểsẵn sàng tiếp lửa cho những công trình thựchiện các dự án đầu tư mở mang kinh tếvề ngành du lịch ở ngay tại địaphương nhà. Thực ra, tiềm năng khai thác pháttriển du lịch ở Đồng-Tháp có đầytriển vọng thu hút khách du lịch sinh thái đếntừ khắp bốn phương. Tuy nhiên, có thể vì còncó những lý do bị hạn chế trong hoàn cảnhthực tế. Cho nên, sự quảng bá duyên dángĐồng-Tháp chưa được thể hiện ra chohết đúng với ý nghĩa giá trị du lịch sinhthái. Và văn hóa cộng đồng của nó, là mộtthắng cảnh địa phương nên thơ trữtình, hồn nhiên dân dã miệt đầm lầy, vô cùng thíchhợp cho những con người từ lâu có ý muốn tìmđến để tham quan, khám phá.
Vảlại, từ lâu hình như người ta cũng đãtừng được nghe biết về câu ca dao nổitiếng “Tháp-Mườiđẹp nhất bông Sen”. Điều nầy, thậtkhông quá đáng chút nào! Thực vậy, trong quá khứcũng như hiện tại Đồng-Tháp-Mườilúc nào cũng vẫn thuần khiết như hồn sen donhờ có cảnh quan bao la thiên nhiên, tự bao đờithủy chung hòa quyện hình ảnh của nhữngđầm sen rực nở vào trong cuộc sống củatình người dân dã. Hơn thế nữa, nói cách khác thìtừ lâu Đồng-Tháp-Mười cũng đã từngtự hào được mệnh danh chính là quê hương hoa sen, mà hoa Sen thì lại còn là một biểutượng thanh cao về ý nghĩa tâm linh trong tínngưỡng của con người. Vì thế, trongtương lai Đồng-Tháp-Mười sẽ cónhiều triển vọng để trở thành mộtđiểm hẹn làm quen cho những thành phần du khách cóvốn tâm hồn bình dị, thích trở về gầngũi với phong cảnh đồng quê, miệtvườn.
Thuyềnđưa du khách tham quan
Trong tỉnhĐồng-Tháp, huyện Tháp-Mười là nơi nổitiếng có rất nhiều đầm sen rộng lớnnhất trong cả nước, từ đầm nọsang tiếp đầm kia, và chủ yếu đượcđược tập trung tại xã Mỹ-Hòa cạnh khudi tích Gò-Tháp. Ở đây, vào mùa sen mãn khai nở rộ lênđồng loạt, hoa sen rực đỏ hồng, nhụyvàng lấm tấm khoe sắc, khoe màu, hương sen lantỏa ra ngào ngạt khắp cả một vùng đầmlầy sông nước. Nhờ vậy, dù cho có nắnggắt tới đâu thì người ta cũng đềucó cảm tưởng như là trời không có nóng, vìthế cho nên bao giờ họ cũng thấy tâm hồndễ chịu, thoải mái, bình an. Còn toàn khu lòng chảoĐồng-Tháp-Mười thì lại là một vùngđất trũng mênh mông, rộng khoảng 700.000ha. Trongmùa nước nổi, thì nước sông Cửu-Long dâng caotràn vào Biển-Hồ (Campuchia), rồi sau đó tiếptục chảy xuống hạ lưu tràn vào Đồng-Tháp-Mười,khiến cho hai vùng địa lý nầy trở thành nơichứa nước dự trữ thiên nhiên vô cùng ích lợicho việc đánh bắt thủy sản và nhu cầu nôngnghiệp. Riêng tại VN, mỗi khi đến mùanước nổi (thường bắt đầu từkhoảng rằm tháng 8 ÂL) thì Đồng-Tháp-Mườiđược dịp khoác lên mình một hình ảnh xinhtươi mới, để hoà quyện sắc màucảnh vật thiên nhiên bạt ngàn những rừng tràm,đồng lúa, đầm sen…Và thời gian đó cũng làlúc thích hợp nhất, để cho người dân đisăn chuột đồng, đặt lờ, giănglưới, cắm câu.
Thời còn chiến tranhĐông-Dương, thì toàn vùng Đồng-Tháp-Mười có cái tên là Plaine des Joncs (Đồng Cỏ Lác),trong đó có một hình ảnh chốn hoang sơ rùngrợn khác được người dân gọi làBưng-Sấu-Hì, là nơi córất nhiều cá sấu từng gieo tại họa chongười dân vào lúc bấy giờ. Còn bây giờ, thì cánhđồng cỏ ma, và cánh đồng lúa ma lớn laonhất vùng ĐBSCL còn sót lại hiện chính là mộtcảnh quan bao la khác lạ, hiếm hoi tìm thấy trongbất cứ nơi nào khác ở đất phươngNam.
Và dáng đứng của quê hương hoa sen khi xưatuy từng được gọi là một địa danhcá biệt nổi tiếng ở miền Tây, nhưng trongthực tế vào lúc bấy giờ thì lại có rất ítngười dân ở đất phương Nam lưu tâmvề một vùng địa lý sâu xa, có đường giaothông trắc trở nầy.
Cho dù là:
Tháp-Mười duyên thắng tuyệt vời
Đầm lầy muỗi đỉa, lưngtrời hạc bay
Hoa Sennào của riêng ai!
Quêhương chỉ một, không hai Tháp-Mười*
Cảnh quan thanh bình ởĐồng-Tháp-Mười
Đầm senở Tháp-Mười
Giờđây thì khác, cái tên Đồng-Tháp-Mười đãtrở hành thân quen nghe qua rất êm tai. Nó có vẻ bìnhdị, mộc mạc, và gần gũi trong tâm hồnchơn chất của người dân tuy họ cũngkhông rõ xuất xứ chính xác từ thời gian nào, cho dùtừ lâu cũng đã có nhiều giả thuyết nóivề địa danh đó. Tuy nhiên, trong quá nhiềugiả thuyết được đưa ra, thì có thểgiả thuyết cho rằng Tháp-Mười là một cáitháp bằng đá có vị trí đứng hàng thứ 10được xây cất lên dưới triều vuaChân-Lạp Jayavarman VII (1181-1218) là hợp lý. Sự kiệnnầy cũng đã được nhà khảo cổ HenriParmentier và Jean-Yves Claeys (người Pháp) phát hiện vàonăm 1932, khi ông tìm thấy ở khu vựcTháp-Mười có một cái tháp đứng hàng thứmười trên bia có ghi bằng tiếng Phạn (Sanskrit) làngôi tháp thứ mười.Tuy nhiên, một giả thuyết khác cho đó là cái tháp canh có 10 tầng, hoặc tháp canh thứ mười(bắt đầu từ khu vực Ba-Sao đến Gò-Tháp)của nghĩa quân Thiên-Hộ-Dương cất lênđể canh chừng giặc Pháp thì có lẽ là hợp lýnhất.
Ởđất miền Tây, ai cũng biết đếnThiên-Hộ-Dương là một vị lãnh tụ lừngdanh của phong trào khởi nghĩa chống giặc xâmlăng Pháp. Ông tên thật là Võ-Duy-Dương (1827-1866), sinhquán tại Bình-Định. Lớn lên vào Nam lậpnghiệp, và sau đó gia nhập vào phong trào kháng chiếndân tộc giải phóng nô lệ ngoại bang, và ôngđược vua Tự-Đức phong cho chứcThiên-Hộ. Phó tướng của ông là Đốc-Binh-Kiều,tên thật là Nguyễn-Tấn-Kiều sinh ở miềnTrung và khi lớn lên thì cũng vào Nam lập nghiệp.Cả hai ông đều là những người lãnhđạo đoàn nghĩa quân kháng chiến chốnggiặc Pháp ở tại địa bàn vùngĐồng-Tháp-Mười, sau khi đồn Kỳ-Hòaở Gia-Định bị thất thủ. Vào lúc bấygiờ thì địa thế, địa hìnhĐồng-Tháp-Mười có đầy muỗi mòng,đỉa, rắn…được coi như là một vùng đầmlầy vô cùng hiểm trở vào bậc nhất ởmiền Nam. Vì thế cho nên, các ông đã tận dụngưu thế cứ địa dể áp dụng chiếnthuật du kích làm cho tiêu hao lần mòn sức mạnhcủa quân thù. Trong bối cảnh lịch sử thànhlập chiến khu đó, cho nên mọi công sự nhưdùng tháp canh dùng để canh chừng bóng dáng quân giặc làkhông thể không có.
Và suốttrong thời kỳ gian khổ chống giặc, nghĩaquân dưới sự chỉ huy của hai ông đã kiên trìquyết tâm cố thủ cứ địaĐồng-Tháp-Mười, biến nơi đây trởthành một chiến khuhuyền thoại, vì đây là ở chốn bưngbiền, chớ không phải là vùng địa hình cóđịa thế núi cao, rừng sâu bí hiểm. Vậy màlực lượng võ trang quân sự thô sơ của du kíchquân vào lúc bấy giờ cũng đã làm cho giặcnhiều phen phải khiếp sợ, và bị tổnthất khá nặng nề.
Đốivới người dân Đồng-Tháp, thì ngày nay hìnhảnh của hai ông chính là những vị anh hùng liêt sĩtiêu biểu đã làm nên trang lịch sử vẻ vang, ngànđời lưu lại tiếng thơm phảng phất,lan lẫn vào quê hương hoasen mà hầu hết mọi người đềurất mực một lòng kính trọng, và tôn thờkhông dứt khói hương. Và sau đây, là một bàithơ cảm động được lưu truyềncủa người dân đất phương Nam luôn luôntưởng nhớ đến công đức củanhị vị tiền hiền. .
Vì nước quên mình bởichữ trung,
Thương dân chi sá chốnsình bùn,
Mấy năm Đồng-Tháp danh vangdội,
Cọp rống ngoài truông, cáohãi hùng,
Hai thước im lìm nơithạch động,
Đồng bào tưởngnhớ đứng thờ chung,
Nỗi lòng nghĩ đếnnhiều năm trước,
Hương lửa đều khôngcảnh lạnh lùng.
TượngThiên-Hộ-Dương Tượng Đốc-Binh-Kiều
trong Bảo-Tàng Đồng-Tháp (Cao-Lãnh)
Đền thờThiên-Hộ-Dương
vàĐốc-Binh-Kiều tại huyện Tháp-Mười
Giờđây, lại nói về quêhương hoa sen thì từ lâu người dânđịa phương cũng đã từng có sáng kiếnphát triển kinh kế du lịch, cùng với mụcđích phát huy tình yêu hoa sentrong văn hóa cộng đồng. Và họ đã tạo ramột khu du lịch sinh thái đầu tiên mang tên làĐồng-Sen ở tại tỉnh nhà, để nhằmđáp ứng nhu cầu cho khách tham quan có dịp tìmhiểu về nét độc đáo của vùng đầmlầy sông nước. Tuy nhiên, ngày nay thì lại có phong tràokinh doanh chạy theo lợi nhuận đã bắtđầu có chiều hướng bột phát đangnở rộ lên ở Đồng-Tháp, và cạnh tranh nhauráo riết. Cho nên, khu du lịch Đồng-Sen trong thờiđiểm nầy đã phải tạm ngưng hoạtđộng để tổ chức lạiđược hoàn hảo hơn. Dẫu sao, bất cứlúc nào khách viễn phương vừa mới lạcbước đến nơi đây thì cũng đềucó cảm tưởng chung như là mình vừa trút bỏđược một cái thế giới thị thành ônhiễm, náo nhiệt. Giữa những đầmnước sen hồng, gió thổi quyện mùi hươngsen thơm ngát, xa xa thấp thoáng có bóng dáng chim trời baylượn dưới chân mây làm cho du khách thườngkhông bỏ lỡ cơ hội để lưu lạinhững kỷ niệm hình ảnh phút giây ấntượng, lãng mạn và đầy chất thơ.
Khu du lịchĐồng-Sen
Và thật cũng không phải chẳng cónguyên do mà hình ảnh hoa sen thường được dângian nói nhiều về sự công dụng hữu hiệucủa nó. Trong văn hóa vàcốt cách tâm linh, thì hình ảnh sinh tồn của hoa Sen là thể hiệncho tinh thần vô nhiễm (cư trần bất nhiễmtrần) của Phật-giáo. Vẻ đẹp thuầnkhiết và ý nghĩa thanh cao của nó từ ngàn xưađã bám rễ, ăn sâu vào cá tính nhân văn của ngườidân Việt. Và nó cũng đã từng gợi nguồncảm hứng cho biết bao nhiêu là đề tài vềvăn thơ, hội họa, điêu khắc, kiến trúcv.v cho hầu hết thế nhân không phân biệt biêncương chủng tộc, màu da. Nói cách khác, hình ảnhsinh tồn của hoa Senchính là điển hình cho một tấm gương trongsáng, để cho người đời nhìn vào cảmnhận được thế nào là biểu tượngcho một cuộc sống phong thái, tao nhã, tự tin vớimột bản năng tinh thần tinh túy mạnh mẽlạ kỳ, không hề vẩn đục. Hơn thếnữa, ngoài nét đẹp thanh cao là Vua củaloài hoa thuần khiết gầnbùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, thì công dụng của toàncả cây sen cũng đã có công đem lại rất nhiềuvề mọi sự ích lợi vào trong đời sốngthực vật của con người.
Theo khoa Đông-y từ xưa, thì Sen là mộtloài cây thuốc phổ thông gồm có bát dược tính được phân tích ra nhưsau: Ngó sen là vị liên ngẫu.Thân sen là vị liên chi. Lá sen là vị liên diệc. Hoa sen làvị liên hoa. Tua sen là vị liên tu. Đài sen là vị liênphòng. Hạt sen là vị liên nhục. Giữa hạt sen làvị liên tâm. Tất cả vị thuốc tên đâyđều được bào chế ra từ cây sendưới mọi hình thức, dùng để trịnhững chứng bệnh như nào là mất ngủ,dưỡng da, chống lão hóa, giảm cholestérol, giảinhiệt v.v. Còn trong đời sống văn hóa truyềnthống dân gian với nếp sinh hoạt cố hữu,thì họ thường dùng hoa sen để chưng bày trangtrí cúng lễ, lá sen thì để gói bánh mang lại mùithơm. Riêng về ẩm thực, thì hột sen, củ sen,ngó sen, tim sen lại là những món ăn bổ dưỡngquen thuộc sau khi được biến chế thànhmức, thành chè, thành gỏi hay ướp hương thànhtrà sen, ăn uống rất thơm ngon.
Tràướp sen
Hiệnnay trên thế giới có rất nhiều chủng loạihoa sen mang màu sắc khác nhau, tuy nhiên, chỉ có vài màu sắchoa sen thường được người ta nóiđến nhiều nhất là sen hồng, đỏ(hồng liên), sen trắng (bạch liên), sen vàng (kim liên), vàsen xanh (thanh liên).
Sen hồng (Nelumbonucifera) xuất hiện nhiều nhất ở châu Á. Sentrắng (Nelumbolutea) xuất hiện nhiều nhất ở tiểu bangIllinois (Hoa-Kỳ). Sen vàng Mỹ (American Lotus) xuất hiện từ tiểu bangTexas và Florida (Hoa-Kỳ). Sen đỏ (Nymphaea rubra) xuất hiện ở các nướcnhư Afghanistan,Bangladesh, Inde, Indonesie, Myanmar, Népal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka,Thái-Lan và Nouvelle-Guinée). Và Sen xanh (Nymphaea Caerulea) xuất hiện ở Ai-Cập.Mỗi một loại sắc màu hoa sen đều có mangmột ý nghĩa đặc trưng cá biệt, cũngnhư từng đã tạo ra bao nguồn cảm hứngđể cho người đời ghi chép đi vàothế giới hồn thơ nhạc. Và cho dù là loại sennào đi nữa, thì nó cũng được gắnliền vào hình ảnh trang hoàng sắc hương vàocuộc sống hoàn mỹ của con người.
Sen hồng ởĐồng-Tháp-Mười
Sen trắng Sen vàng
Sen xanh Sen đỏ
Đặc biệt nóivề lá sen, thì ở tại chùa Phước-Kiển,Nha-Mân, Đồng-Tháp ngày nay lại cũng có trồngmột loại cây sen đặc biệt là có màu sắc thayđổi tới bốn màu trong một ngày. Thườngthì từ sáng sớm tinh sương hoa màu trắngtuyết, và kéo dài cho tới khi sang quá giờ ngọ thìlại đổi thành màu hồng, về càng xếchiều hoa chuyển thành màu tím, rồi đỏ khitrời vừa tắt nắng. Chu kỳ sinh tồncủa hoa rất ngắn, chỉ nở trong đôi ba ngàythì tàn tạ, tuy nhiên, khi cánh hoa nầy tàn thì hoa khác lạibắt đầu mọc lên và hé nở. Loại hoa sennầy có tên là Victoria Regia (gốc ở quanh vùng sông AmazoneNam-Mỹ). Hình dáng vô cùng đặc biệt của nó là cónhô lên những lá sen khổng lồ, mặt lá tròn, vành conglên từa tựa như những cái nia đãi lúa hay nón quaithao, bên dưới đầy gai nhọn cứng,đường kính của nó lên tới gần 3m khi vào mùanước nổi sen hút nước nhiều Và nó cóthể chịu đựng, với sức nặng củamột người khoảng 60kg đứng lên trên mà khôngbị gãy. Người địa phương gọiđó là sen Vua, còn cái ao sen đó thì là dấu tích xưacủa các hố bom sau thời kỳ chiến tranh cònđể lại. Riêng chùa Phước-Kiển ngày nay thìcũng còn được nhiều người quen gọinhiều hơn, với cái tên là chùa Lá Sen.
Lásen khỏng lồ
trong khuônviên chùa Phước-Kiển
Đồng-Tháp cáchHồ-Chí-Minh 143km theo quốc lộ chính, vào đếntrung tâm tỉnh lị thành phố Cao-Lãnh thì 154km. Tạibến xe miền Tây hiện nay có rất nhiều hãng xe chạythẳng về Đồng-Tháp theo lộ trình ngang qua vòngxoáy Trung-Lương ở Mỹ-Tho, tiếp tục theoquốc lộ về Vĩnh-Long, rồi mộtđoạn sau đó rẽ mặt chạy vềđịa phận Đồng-Tháp. Tình trạng dân sốtỉnh Đồng-Tháp theo số liệu thống kêtừ năm 2013 thì tổng cộng có được1.680.300 người, trong đó có khoảng gần 300.000người sống ở thành thị và số còn lạisống rải rác ở nông thôn. Các sắc dân thì gồm cócư dân Việt, Khmer, Hoa, Chăm, Thái, Mường, Tày vàNgái (một trong 54 sắc tộc có ít người nhấthiện nay ở trong nước) cùng một số ít làngười nước ngoài. Là một tỉnh rất nghèovề tài nguyên khoáng sản, Đồng-Tháp chỉ trôngcậy vào với tài nguyên nước dồi dào củanguồn sông Cửu-Long, cùng với hệ thống kênhrạch chằng chịt, để phát triểnđịa phương về nhiều lãnh vực phụcvụ đáp ứng nhu cầu nông nghiệp, hoa màu. Ngànhkinh tế du lịch địa phương thì đang trênđà khai thác mở mang, nhưng cũng có thểđược coi như là hiện còn trong tình trạng phôithai nếu đem so với nhiều địaphương khác đã đi trước hơn từ lâu.Lý do chính vì các cơ sở hạ tầng ở đây còn yếukém, chưa phát triển đồng bộ, nhất làvề mặt giao thông.
Tuy nhiên, không phải vìthế mà Đồng-Tháp không phải là nơi lựachọn không thích hợp, để cho những thànhphần du khách sành điệu tìm đến tận nơinầy tận hưởng những thú vị và có cảmgiác riêng về sắc thái ở địa phương.Thực vậy, ngoài cảnh quan khác lạ quê hương có 1 không 2 Tháp-Mười, thì cácđặc sản ẩm thực hấp dẫn miệtđầm lầy ở đây, chắc chắn cũng cóthể đem lại cho thực khách những hươngvị đậm đà, khoái khẩu. Như nào là cá lócnướng trui cuốn lá sen non, rượu sen, hủtiếu Sa-Đéc, bành xèo, vịt nướng Cao-Lãnh, nemLai-Vung, gà đập đất, ốc nướng tiêu,lẫu mắm, bánh phồng tôm v.v..Đặc biệt, là món ăn chuột đồng quay lu,chuột nướng mùi rất thơm ngon nhưng cónhiều du khách thấy sợ không bao giờ dám ăn, vìkhông quen.
Cá lóc cuốn lá sen non
Chuột quay lu và khô chuộtđồng phơi nắng
Trong thành phố Cao-Lãnh cóngôi chợ khang trang, có Bảo-Tàng trưng bày các di tíchlịch sử, và còn có khu di tích Nguyễn-Sinh-Sắcđược khánh thành từ năm 2010. Phó bảngNguyễn-Sinh-Sắc (1862-1929) nguyên là một nho sĩ yêunước sinh quán ở miền Trung và có đi làm quanlại vào lúc bấy giờ. Sau khi bị cách chức, ông vào Nam(tại Cao-Lãnh) hành nghề thầy thuốc và sốngcuộc đời thanh bạch tại làng Hòa-An chođến khi qua đời. Đây là một địađiểm hiện nay được các tour du lịchtổ chức đưa du khách đến viếngthăm, thư dãn do nhờ có cảnh quan đượctrùng tu khang trang, thoáng rộng hơn xưa.
Chợ Cao-Lãnh
Bảo tàng Đồng-Tháp
Khu di tích Nguyễn-Sinh-Sắc
Thành phố thứ nhì củatỉnh Đồng-Tháp là Sa-Đéc. Sa-Đéc nguyên là vùngđất của Thủy-Chân-Lạp, và có tên là Phsar-Dek.Ngày xưa Sa-Đéc từng là tỉnh lị củatỉnh Sa-Đéc, nay tuy không còn giữ vai trò trọngyếu tỉnh lị của tỉnh Đồng-Thápnữa nhưng bề dày của lịch sử quá khứhãy còn lưu giữ lại nhiều di tích, và ảnhhưởng xã hội rất nhiều ở tạiđịa phương. Ở đất phương Namngày trước, nếu như người ta thườngđược nghe nói đến cục đấtMỹ-Tho là nơi “phong hồithủy tụ” (gió nước hợp hòa) thì Sa-Đécvào lúc bấy giờ, cũng từng đượcngười ta gọi là vùng “lưuthông quán khái”(sông sâu nước chảy), đấtđai phì nhiêu, cỏ hoa tươi tốt, sinh hoạt dângian diễn ra náo nhiệt hằng ngày. Chợ búa, phốphường in hình trên sóng nước ven sông, hàng hóa bán buônbày la liệt trên khắp các vỉa hè, đườngphố.
CầuSa-Đéc ngày xưa
Là một thành phố được thành hìnhlâu đời do nhờ có địa lý thuận tiệnvề mặt giao thông, vì thế cho nên nơi đâyhiện còn có nhiều chứng tích văn hóa tâm linh chùachiền cổ, nhất là chùa ông Quách, và các nhà cửakiểu xưa thời Pháp để lại. Và bây giờ,trên con đường mở mang hiện đại hóa, thìSa-Đéc cũng có thêm những khu công nghiệp, nhữngtrung tâm thương mại lớn, những trung tâm vuichơi giải trí như rạp chiếu phim 3D, quán bar, tròchơi điện tử, công viên thoáng rộng hữutình.
Chợ Sa-Đéc
Kiến-An-Cung hay chùa ông Quách
là một ngôi chùa cổ nổitiếng của người Hoa (Phúc-Kiến)
Vàthông thường, mỗi khi du khách vừa đặtbước chân vào trung tâm thành phố Sa-Đéc, thìhướng dẫn viên du lịch cũng không bao giờquên giới thiệu về các đặc sảnđịa phương như bánh phồng tôm Sa-Giang, nem,quýt Lai-Vung, xoài Cao -Lãnh v.v. Đặc biệt, là về món ẩm thựcnổi tiếng ở địa phương từ lâu làhủ tiếu Sa-Đéc từ lâu được rấtnhiều người từng có dịp thưởngthức.
Tôhủ tiếu Sa-Đéc khổng lồ Giỏ hoatươi lớn nhất VN
Tỉnh Đồng-Thápxưa nay còn có một nơi nổi tiếng khác lạnữa, đó là về hình ảnh của làng nghềtrồng hoa ở Tân-Quy-Đông. Làng hoa Tân-Quy-Đônglà một làng hoa lớn nhất ở trong nước, vàtừ lâu được coi như là trung tâm hoa giốngcủa tỉnh Sa-Đéc. Tại đây, có tới gần2.000 gia đình sinh sống chủ yếu vào nghềtrồng hoa trong một diện tích canh tác trồng trọtkhoảng 250ha. Từ lâu, làng hoa Tân-Quy-Đông cũng là mộtđịa phương nổi tiếng là có trồngtrọt rất nhiều loại hoa xinh đẹp, khôngnhững cung cấp cho thị trường tiêu thụở trong nước, mà còn xuất khẩu sang Cam-Bốt,và Lào. Tại đây, không khí hương thơm ngào ngạttỏa ra từ các loại hoa mai chiếu thủy,thược dược, lan, cúc, hoa tử-dương (túcấu), cau bình rượu, hoa dâm bụt, hoa nướcngoài như vạn thọ Pháp, tùng Nhật-Bản, hoahồng v.v. Đặc biệt, vào những mùa Xuân về,Tết đến khách du Xuân tìm đến làng hoa Sa-Đéc rấtđông để xem muôn loài hoa nở ngập trànhương sắc, và cũng để mua về trang trí,chưng bày ở trong nhà.
Làng hoa Tân-Quy-Đông
Hoa nở rộ vàng ngập cánhđồng
Tại VN, sau ngày thốngnhất nước nhà thì ở trên toàn cõi dảiđất phương Nam, nói riêng, chỗ nào cũng khôngkhỏi có ít nhiều di tích của chiến tranh cònđể lại. Và nếu ở miền Đông Nam-bộcó khu di tích là địađạo Củ-Chi, thì ở miền Tây Nam-bộcũng có khu di tích mươnghào Xẻo-Quít. Mương hào Xẻo-Quít là một côngtrình đào đắp tạo nên một hệ thốngđường thủy nhỏ hẹp, nằm lõm trong vùngkênh rạch chằng chịt có địa thế,địa hình trắc trở. Và có tác dụng hữu hiệudùng để chuyển quân cũng như vũ khí trongrừng tràm Đồng-Tháp-Mười ngày xưa, và nayđược đưa vào khai thác du lịch. Tạiđây, không khí trong lành, phong cảnh thiên nhiên thanh tịnh,sâu lắng, từng gây nhiều ấn tượng trong tâmhồn du khách khi có dịp viếng thăm, vàđược ngồi trên những chiếc xuồng lònlách trôi qua những mương đào dưới rừngtràm xanh thẩm ngút ngàn.
Khu di tích lịch sử Xẻo-Quít
Đồng-Tháp hãy cònnhiều địa điểm du lịch vô cùng lý thú, vànếu khách viễn phương có thì giờ, thì hãy nênlợi dụng cơ hội để tham quan đầyđủ cho thỏa mãn tình yêu quêhương hoa sen hằng mong đợi bấy lâu. Và một trong những di tíchxa xưa nhất ở miền Nam, thì đó chính là khu di tíchGò-Tháp.
Nềntháp di tích văn hóa Óc-Eo
Các tượng đá biểu trưngcho nền văn hóa Óc-Eo
Khu di tích Gò-Tháp là một khu vựcgồm có nhiều gò nhỏ, thấp nằm trên một vùngđất pha cát ở trong huyện Tháp-Mười, cáchthành phố Cao-Lãnh 43km, và là một trong những dấuvết văn minh, văn hóa Óc-Eo của vươngquốc Phù Nam còn sót lại ở trên dải đấtmiền Nam VN. Vào mùa nước nổi, toàn khu di tíchngập tràn đồng nước mênh mông, trên gò cao cónhiều cây cổ thụ hàng trăm tuổi sừngsững vươn mình trên cánh đồng bao la đan xenmàu lục loài cây cỏ tạo thành một bức tranh thiênnhiên thơ mộng, hữu tình, khiến cho lòng du kháchtự dưng cảm khái yên bình, thư thái.
Gò-Tháp có chiều cao so với mặtđất ruộng chung quanh là 3m80, có một diện tíchchừng 4.500m2. Và tuy không có vị trí quan trọng tầmcỡ cho bằng khu di tích Óc-Eo ở Ba-Thê, An-Giang (nơitừng được các nhà nghiên cứu khảo cổcho rằng có thể đấy từng là một hảicảng sầm uất của vương quốc Phù-Namtừ thế kỷ I cho tới thế kỷ VII), nhưngdi tích Gò-Tháp ở đây cũng hãy còn chứa đựngnhiều điều bí ẩn về lịch sử.
Năm 1944, một nhà khảo cổ họcPháp tên là Louis Malleret là người tiếp tục đãkhám phá thêm ra khu di tích Gò-Tháp có những nền gạchđược xây cất lên, cùng với hàng chụckhối đá lớn có hình thể như cột, yoni…ghépnối kiến trúc giềng quanh. Và cùng với nhiềuhiện vật gồm các mảnh vỡ gốm, đá,khuôn đúc, 2 tượng Vishnu…Tuy nhiên, trước đóvào những năm 1869-1878, thì nhà khảo cổ Silvestrecũng đã từng phát hiện ra được mộtbánh xe bằng đá và những dấu tích phần móngcủa một ngôi tháp trong khu vực Gò-Tháp. Tiếp theođó, là nhà khảo cổ Lunet de Lajonquière cũng đã gópphần nghiên cứu giải mã thêm về các bản vănkhắc trên bia đá. Hầu hết các di tích kiến trúcở Gò-Tháp đều được các nhà khảo cổnghiên cứu cho biết nghệ nhân có tay nghề trìnhđộ cao, xây dựng công phu và khéo léo, biết làmtường thành bao bọc xung quanh vị trí đểđề phòng mọi sự xâm thực bào mòn của giónước. Nhờ vậy mà các hiện vật tìm thấyđược sau hằng thế kỷ tuy bị vùi sâudưới lòng đất như các tượng Siva, Vishnubằng đá sa thạch, các phiến đá, cột đácó chạm khắc họa tiết hoa văn còn giữđược ít nhiều dấu vết cổ xưa.
Hiện nay, phế tích lịch sử Gò-Thápgồm có cả hàng ngàn di vật còn sót lại thuộc 3loại hình di tích quan trọng là di tích cư trú với cácdi vật như cọc nhà sàn, bếp lửa, mảnhgốm nồi niêu. Di tích mộ táng, với đồ tùytáng chôn theo như đồ gốm, đá quý, mảnh vàng,nhẫn vàng có khắc hoa văn được tìm thấytrong 13 ngôi mộ được khai quật. Và di tíchkiến trúc trên các gò cao như Gò Tháp-Mười, GòMinh-Sư, Chùa Tháp-Linh, và Miếu Bà Chúa Xứ. Tuy nhiên, theocác nhà nghiên cứu khảo cổ đánh giá, thì hiện naytrong khu di tích Gò-Tháp có hai cổ vật được xemnhư là quan trọng nhất. Đó là pho tượngPhật bằng gỗ thể hiện ra đượcnhững đường nét điêu khắc đơnsơ, tính chất giản dị trong tinh thần sángtạo phong phú về nghệ thuật của nghệ nhânvào hồi thế kỷ thứ V-VII. Và các bia vănbằng đá mang đậm nét tôn giáo Hindu, hệ phái Vishnu,chính các chứng tích nầy đã giúp cho người tahiểu được tính cách chủ nhân bảnđịa của nó từng đã có một thời kỳvăn minh vàng son rực rỡ.
Giếngnước cổ Cáchiện vật
Bia đá cổ Phù-Nam TượngPhật gỗ
Sau năm 1975, các nhà khảo cổ trongnước tiếp tục công trình khai quật và cũngđề ra dự án khoanh vùng bảo vệ 4 khu chứcnăng chính là khu di tích bảo tồn, bảo tàng, khurừng sinh thái, khu dịch vụ và khu nuôi thú hoang dã. Dovậy, trong tương lai khu di tích Gò-Tháp sẽđược mở mang phát triển nhiều hơn vàsẽ được coi như là trung tâm du lịch củatỉnh Đồng-Tháp. Và mới đây nhất là vàođầu năm 2016, thì Ban Quản-Lý di tích Gò-Tháp cũngđã có cho công bố kết quả thăm dò ở 4 khuvực, với sự phát hiện thêm về kiến trúc Aothần, Đèn thần Vishnu và nhiều hiện vậtcổ khác.
Trở lại với hình ảnh thiên nhiên, dukhách trước khi đến với khu Ramsa Tràm Chimthứ 2000 nổi tiếng của VN, thì nên đừng quênghé tham quan khu du lịch sinh thái Gáo-Giồng (cách thành phốCao Lãnh17km) một lần cho biết. Nơi đây, ngườidân địa phương quanh vùng hằng ngàythường được tín hiệu thiên nhiên báothức đến hai lần. Lần đầu tiên, làtiếng gà canh khuya gáy sáng. Và lần thứ nhì, là dành chonhững người dậy trễ do sự sinh hoạtnhộn nhịp kêu ríu rít của các loài chim, nhất làcủa đàn cò trắng khi chúng vừa thấy ánh bình minhvừa hé dạng ở chân trời. Tại đây, cónhiều nhất là hàng chục ngàn con cò trắng sinhsống suốt tháng quanh năm như là hình ảnh quenthuộc của xóm làng, và mỗi lần chúng bay lên thì chebóng mặt trời trong giây lát. Khu du lịch Gáo-Giồngđã được thành lập từ năm 2003, và donhờ bảo quản tốt (có cả đài quan sát cao18m) cho nên có rất nhiều loài chim nước chọn làmquê hương trú ẩn thường xuyên nhưđiên-điển, le le, trích mồng đỏ, diệcv.v. Nhiều con tỏ ra rất dạn dĩ, không nhữngchúng dám đến săn mồi gần bên du khách, mà cònnhảy múa hoặc cất lên những tiếng gáy nghebuồn man mát nhưng thơ mộng làm sao!
Đàn cò trắng trong khu du lịch sinhthái Gáo-Giồng
Du hành trên xuồng ba lá
Còn vườn còTháp-Mười thì nằm cách thành phố Cao-Lãnh 35km, tuynhỏ nhưng cũng có nhiều loại cò chọn nơiđây làm tổ. Nhiều nhất ở đây, là loạicò ruồi lông trắng, giò đen, mỏ vàng. Còn lại, làcác loại cò sen, cò ma, cò quắm, cò đúm, cò cá, cò xanh, còngà và nhỏ nhất là loại cò lép. Và cũng như ởtại Gáo-Giồng, vườn cò Tháp-Mười lúc nàocũng có sự sống của các loại chim khác nhưbìm bịp, cuốc, bạc má, điên điển,vạc…Thường thì mỗi hừng sáng chúng tung cánh bayđi khắp nơi để kiếm ăn, chođến lúc chiều chạng vạng tối mớitiếp tục trở về. Và những nơi đi tìmkiếm mồi hằng ngày của chúng, là bất cứchỗ đồng ruộng ao bèo nào có cá, cua, sò, ếchnhái, ốc, tép, lươn, rắn…thậm chí con diệc nócòn ăn thịt ngay cả các con chim loại nhỏhơn.
Vườn cò Đồng-Tháp
Con diệc đang ăn thịt con chimnhỏ
Và tiếp theo đây, làđiểm hẹn của bạn đã đến. Hiện nay VN có tất là 6 khu Ramsar của thế giới,trong đó gồm có vườn quốc gia Xuân-Thủy(Nam-Định), vườn quốc gia Cát-Tiên(Đồng-Nai), hồ Ba-Bể (Bắc-Kạn),vườn quốc gia Mũi Cà-Mau (Cà-Mau), vườnquốc gia Côn-Đảo (Bà-Rịa&Vũng-Tàu), vàđặc biệt nhất là vườn quốc giaTràm-Chim ở trong tỉnh Đồng-Tháp.
Vườn quốc giaTràm-Chim có tổng diện tích là 7.313 ha nằm ởhạ lưu sông Cửu-Long, thuộc huyện Tam-Nông. cáchth ành phố Cao-Lãnh 37km vềhướng Bắc Nơiđây, có tất cả khoảng hơn 130 loài thựcvật bậc cao, hơn 231 loài chim nước, hơn 100loài động vật, và hơn 150 loài cá đãđược tìm thấy có sự sinh sống củachúng. Chẳng hạn như nào là lúa trời, cỏ ma, sen,súng, rong tảo, lau sậy, loài chim vịt trời, còtrắng, bồ nông, diệc, cồng cộc, giang sen, loài bòsát rắn, trăn, rùa…Đặc biệt, nhất là loàichim hạc còn được gọi là sếu đầuđỏ (Grus antigone), thuộc loài chim di cư, di trú theo mùa bên cạnhkhu bảo tồn động vật hoang dã Anlung-Pring(Campuchia), và hiện nay nó làmột loài chim hiếm hoi còn sót lại trên thế giới.Do vậy, cho nên từ lâu Tràm-Chim Đồng-Tháp từngđã được tổ chức “BirdLife Inernational”*** bình chọn xếp vào vùng chim quan trọng (Important BirdArea) ở VN.
Ramsar thếgiới Tràm-Chim Đồng-Tháp
Và người ta cũngcòn có thể nói thêm rằng, hệ sinh thái đấtngập nước (Ramsar) của khu vực Tràm-Chim(cạnh Láng-Sen ở địa phận Long-An) là một trongnhững chứng tích cuối cùng của vùngĐồng-Tháp-Mười từ bao thế kỷtrước, mà giờ đây đã bị thu hẹp dosức tiến của con người. Chính vì lẽ đó,mà từ lâu khách du ngoạn đến đây đã códịp tìm thấy được những nét đẹpđộc đáo không trùng lặp giống như vớinhững cảnh quan nào khác của các vùng miền lâncận. Ngoài ý nghĩa đa dạng về mặt sinh thái,sinh học, nghiên cứu khoa học, văn hóa, và pháttriển du lịch, Tràm-Chim còn chính là nơi còn phảng phấtvề hình ảnh nguyên thủy của vùng đất thiênnhiên, sơ khai của tiền nhân ta khổ công khai khẩntrải qua từ bao thế hệ. Vào mùa nướcnổi, thì nước dâng cao lên tràn ngập mênh mông cảcánh đồng Tràm-Chim, hàng ngàn cánh cò xuất hiện chaoliệng trên không tạo thành một bức tranh linhhoạt, ngoạn mục vô cùng. Từ trên chòi canh, du kháchsẽ có dịp trải nghiệm qua đượcnhững phút giây cảm khái tâm hồn đầy kỳ thútrong một chuyến tham quan. Tuy nhiên, còn các loài chim quý thì chúngthường hay bay di chuyển qua lại tự nhiên từquốc gia nầy sang qua địa phận của cácquốc gia khác.
Khu Ramsar Tràm-Chim
Thắng cảnh thiên nhiên tuyệtvời
Cách đây khoảngthập niên, nếu ở Tây-Ninh có một ông Hai Lúanổi tiếng như cồn vì đã bỏ ra bao nămtrời để sáng chế ra được mộtchiếc trực thăng không đạt mức độan toàn, thì ngày hôm nay, tại Đồng-Tháp cũng cóbốn ông Hai Lúa khác sáng chế ra đượcchiếc thuyền chạy bằng năng lượngmặt trời.không gây ra tiếng động. Và rấtthích hợp, để được dùng vào làmphương tiện đón đưa khách du lịch có nhucầu muốn được dịp tiếp cậnmục kích thỏa mãn về cách sinh hoạt của các loàichim hoang dã ở Tràm-Chim.
Hình ảnh vô cùng ấn tượngvề sếu đầu đỏ ở Tràm-Chim
Trên chiếc tắc ráng nhẹ nhàng rẽ sóngtrên con kinh Mười-Nhẹ sẽ đưa du kháchlướt ngang qua những cánh rừng tràm từng dãytiếp dãy ngút ngàn một màu xanh thẩm để tham quancánh đồng Tràm-Chim. Và mỗi khi nghe có tiếngđộng, thì trong cánh rừng có hàng loạt cánh chimvụt bay lên cao theo từng đàn, loại nào theo loạinấy nhưng nhiều nhất là loại cò trắng.Gặp nhằm lúc đúng mùa Xuân, thì du khách sẽ có dịpđược ngắm nhìn lý thú hơn trước hìnhảnh của những con sếu đầu đỏ(loài chim quý phái đang có nguy cơ tuyệt chủng) có chândài lông xám chao liệng, nhảy múa tuyệt diệuchẳng khác gì loài chim công, trĩ. Người tađược biết, kể từ khi Tràm Chim (Tam-Nông,Đồng-Tháp) được công nhận là khu Ramsarthứ 2000 trên thế giới, thì dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học và pháttriển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng” cũngđã được Quỹ Quốc-Tế Bảo-VệThiên-Nhiên (WWF)**** và công ty Coca-Colaphối hợp bảo trợ giữ gìn hữu hiệumột di sản bảo tồn đa dạng sinh họccủa con người. Chính nhờ vậy mà ngày nay khuRamsar Tràm-Chim hãy còn giữ được tính hoang sơvới màu sắc thiên nhiên. Cho dù, trong những nămgần đây thì tình hình biến đổi khí hậu trênđịa cầu diễn ra hết sức là phứctạp, có ảnh hưởng trực tiếp vào các môitrường tự nhiên của không khí, đất đaivà ngay cả các hệ sinh thái cây rừng.
Cảnhthiên nhiên Tràm Chim
Đàivọng cảnh ở Ramsar Tràm Chim
Chim Giang-Sen Chim Cồng-Cộc Chim Bồ-Nông
Ngày xưa,Đồng-Tháp-Mười chỉ là một địa danhở vùng sâu của đất phương Nam. Lúc bấygiờ, đường giao thông không thuận tiệnnhưng nhờ vậy mà tính chất hoang dã thiên nhiên sởtại hãy còn giữ lại được rấtnhiều từ hình thức cảnh quan đầm lầy,cá nước, chim trời cho đến màu lục nguyênsinh của muôn loài cây cỏ. Còn ngày nay, thì dân đi dulịch phượt bằng xe máy cũng có thể tìmđến đây một cách dễ dàng bằng nhiềulộ trình từ các hướng khác nhau, và sau khi tham quantìm hiểu, thì ai cũng có thể hình dung ra đượcmột sự biến đổi hình dáng địaphương theo cái mốc của thời gian quá khứ.
Tuy nhiên, nếu nóiđến những hình ảnh sinh hoạt kỷ niệmcảnh cũ người xưa ở quê làng thì ởbất cứ nơi nào cũng đều có cả, vàđó cũng chính là trường hợp về hình ảnhđặc biệt của chợ chiếu Âm-Phủ ởĐịnh-Yên, huyện Lấp-Vò, tỉnh Đồng-Tháp.Hồi trước, cư dân ngụ tại xã Định-Yêncó truyền thống làm nghề dệt chiếu lâuđời và nổi tiếng đồn xa. Nghệ nhândệt chiếu ở đây tay nghề khéo léo, có thểthêu lẫy được những hình rồngphượng làm tăng thêm giá trị của chiếcchiếu, và họ đã tạo được cho giađình một đời sống tương đốikhá sung túc, cất xây nhà tường cao ráo. Vì thế, ởmiền Tây dạo ấy đã có lưu truyền câu thơđi vào ca dao:
Định-Yên có vựa chiếu to
Cóchồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm
Thực vậy,thời cực thịnh của nghề dệt chiếu bánbuôn ở Định-Yên là số cung không chạy kịptheo số cầu. Vì vậy, các mối lái ghe thuyền muabán chiếu ở các tỉnh miền Tây phải tranh nhauđến tận nơi để neo đậu nghẹtdưới sông bất kể giờ giấc ngày đêm,để chờ mua chiếu đem về bán lại, vàđã có những ngày đêm giao dịch bán buôn diễn ra vôcùng tấp nập với con số lên gần tớicả ngàn người. Về sau, chợ chiếu quytụ dời về ở sân chùa An-Phước vàđược xoay vòng từ ngày cho tới đêm. Chợphiên mỗi đêm, thường diễn ra từ 4 khuyađến 8 giờ sáng. Đặc biệt, vào khungcảnh ban đêm, dưới những ánh đèn dầu hiuhắt, lặng lẽ, với cả một rừngngười, mỗi người đứng ôm một bóchiếu đứng bán bên cạnh ánh sáng dật dờ,mờ ảo tỏa khói, cho nên người dân mới gọiđó là chợ Âm-Phủ. Còn thực tế bây giờ thì chợÂm-Phủ về đêm cũng đã bị đi vào maimột, do nguyên nhân ngày nay người dân sử dụng máydệt chiếu quá nhiều, và người muathường đặt hàng trước khi tớinhận.
Chợchiếu Định-Yên
Những ai chưa từng tham quanĐồng-Tháp-Mười thì hãy thử đếnviếng thăm một lần cho biết, và đi vào lúcnào cũng được vì mùa nàoĐồng-Tháp-Mười cũng có nét đẹp riêng, thúvị vô cùng. Chẳng hạn như trong mùa nướcnổi dâng lên cao bao nhiêu, thì loài lúama ở đây cũng mọc dài thêm bấy nhiêu,để lúc nào nó cũng vươn mình cao lên khỏimặt nước. Còn cánh đồng lúa bao la bìnhthường hằng ngày thì bị đắm chìm vào trongbiển nước, và được thay vào bằng cánhđồng sen súng, rong tảo, năn, lác v.v, trong lúc trêntrời có hàng ngàn con cò bay lượn theo từng đàn sàxuống săn mồi, lướt nhảy tung tăng trênnhững lá sen bềnh bồng theo sóng nước...
Đồnglúa ma Đàn cò săn mồi
Và một khi du khách đã cảm nhận rarằng, quả thật quêhương hoa sen là tuyệt diệu, thì không lý do nàohọ lại không muốn tìm hiểu thêm ít nhiều vềmột vài hình ảnh của con ngườiĐồng-Tháp. Và cũng nếu câu hỏi đóđược đặt ra cho hướng dẫn viênđịa phương, thì ý kiến của họ sẽtrưng ra là hình ảnh của Năm Sa-Đéc, mộtngười nghệ sĩ tài năng từ lâu từngđể lại nhiều dấu ấn cảm tình cho rấtnhiều thành phần khán giả ở trong nước.
Nghệ sĩ Năm Sa-Đéc tên thật làNguyễn-kim-Chung (1907-1988), tác giả ghi đúng trên biamộ, vì có nhiều tài liệu ghi khác là (1908-1988).Trước khi trở thành kịch sĩ và diễn viênđiện ảnh, thì bà là một nghệ sĩ cảilương tuồng cổ. Năm Sa-Đéc là con của ôngbầu Tam (Nguyễn-văn-Tam), người thành lập ragánh hát bội “Thiện-Tiền-Ban”đầu tiên ở tại tỉnh Sa-Đéc. Suốt trongcuộc đời dấn thân vì nghệ thuật, bà đãlần lượt có dịp cộng tác và lưu diễnkhắp nơi cùng với các đoàn hát cải lươngnhỏ lớn như Phước-Tường, Vân-Hảo,Phụng -Hảo, Thanh-Minh&Thanh-Nga. Từ là nghệsĩ hát bội chuyển sang nghệ sĩ cảilương, không dừng lại đó bà còn đi sâu vào sânkhấu kịch nghệ trước khi trở thànhdiễn viên điện ảnh, và được rấtnhiều người ái mộ. Do vậy, ngày nay mỗi khinói đến bà Năm Sa-Đéc thì người dânĐồng-Tháp-Mười rất lấy làm vinh dự vàhãnh diện về tài năng tỏa sáng của bà đã gópphần làm rạng danh cho mảnh đất quê hương hoa sen. Trongcuộc sống riêng tư, bà đã hạnh phúc làm lại cuộcđời bên cạnh học giảVương-Hồng-Sển vào lúc bấy gìờ. Và sauđó mấy tháng, thì ông nhận chức Quyền quảnthủ Viện Bảo-Tàng Quốc-Gia Việt-Nam tạiSài-Gòn. Sau năm 1975, tuy bà đã già nhưng vẫn còn phongđộ nghệ sĩ, đóng tròn vai kịch nghệcũng như về điện ảnh. Bà qua đờiđột ngột, để lại tình cảm cho rấtnhiều người sau khi hay biết được hungtin.
Xót thương người bạnđường đã mất, cụVương-Hồng-Sển lúc bấy giờ đã có làmmột bài thơ tiễn biệt vợ hiền, nghệ sĩNăm Sa-Đéc thật là cảm động.
Em sao vội phủitay đứng dậy?
Tắt đènđời, tìm giấc ngủ thiên thu.
Anh chỉ còn trơ mắt nhìn theo
Qua giòng lệ viết trangtình nửa đoạn…
Bà Năm Sa Đéctrong phim “Lệ Đá”
Tuy nhiên, ngày trướcđất Sa-Đéc cũng đã từng có một nhân vậttrí thức được rất nhiều ngườibiết đến. Đó là hình ảnh của nhà Bác-vậtLưu Văn Lang, một kỷ sư đầu tiêncủa nước VN và của cả Đông Dương.Là một trong những sĩ phu tiêu biểu hàng đầu ởNam-bộ, ông từng tích cực dấn thân vào các phong tràoquảng bá chữ quốc ngữ cũng như tham gia vào cácphong trào yêu nước v.v. Trong ngày lễ tang học sinhTrần-Văn-Ơn tại Sài-Gòn, ông đứng ởtrong hàng dẫn đầu đoàn người biểu tình lôicuốn sự tham dự đông đảo của mọitừng lớp nhân dân.
Ngoài ra, ông cũngcòn là người đầu tiên sáng chế ra chiếcđống hồ đá duy nhất của VN, coi giờbằng ánh sáng mặt trời. Và mặc dù nó không thểnào có thể so sánh được với giá trị củachiếc đồng hồ Thái-Dương khổng lồlớn nhất trên thế giới ở trong khu Đài-Thiên-Văn Jaipur,Ấn-Độ. (Có nguyên tắc tính thời gian trong ngày,dựa vào sự di chuyển của mặt trời,từng được xây cất lên từ thế kỷ XVIÌI).Nhưng người dân địa phương Sa-Đéc lúcnào cũng biết tự hào rằng quê hương mình từngcó nhân tài tạo đã ra báu vật, rất có ý nghĩa theo sựkiện của dòng thời gian lịch sử. Tuy rằng,giờ đây thì di tích còn tồn tại nầy hiện đangnằm trong địa bàn của trung tâm thành phốBạc-Liêu.
Đồng hồ Thái-DươngVN
Tác giả lưu niệm tạiđồng hồ Thái-Dương
khổng lồ ở trong khu Đài-Thiên-VănJaipur, Ấn-Độ
Còn ngày nay, thìSa-Đéc lại cũng có thêm hình ảnh nhân vật khảkính khác nữa. Đó chính là hình ảnh của một nhàMạnh-Thường-Quân thời đại ở đấtphương Nam đã có tấm lòng hào hiệp phithường, hiếm hoi tìmthấy trong hoàn cảnh xã hội đương thời.Ông đã tự nguyện từ thiện, ban tặng 37tỉ bạc để xây cất một ký túc xá miễnphí cho sinh viên Trường Đại-Học Nông-Lâm ở tạithành phố Hồ-Chí-Minh. Sau đây là lời tâm nguyệncủa ông:
“Tôi quyết định bỏ tiềnđầu tư xây dựng ký túc xá miễn phí cho sinh viênnghèo với tâm nguyện muốn góp phần đào tạohọ trở thành người giỏi trên nhiềumặt, đóng góp tích cực cho xã hội. Vun đắp,chăm lo cho những sinh viên nghèo có điều kiệnhọc tập thành tài là việc làm thiện nguyện cóhiệu quả lâu dài nhất, giống như mình cho họcái cần câu để họ tự câu cá, nuôi sốngbản thân”.
Dự án kýtúc xá sinh viên
do doanh nghiệpthương hiệu “Cỏ May” tài trợ
Trường Đại-HọcNông-Lâm trao tặng lại
cho Ông Phạm-Văn-Bên bứctranh thêu có chữ “Tâm”
Đây là tấm gương báucủa một doanh nhân bản lĩnh, đạođức có tâm, và có tầm nhìn thấy phúc lợi củasự đầu tư trí tuệ vào trong phươngtiện lãnh vực văn hóa, để làm độnglực phát triển khả năng tinh thần sáng tạocủa con người trong xã hội. Öng tên làPhạm-Văn-Bên, người địa phương thânthương quen gọi ông là Út Bên (vừa mới quađời), một vị đại gia có nhân cách lớnsở tại thành đạt sự nghiệp vẻ vang do nhờcó nhiều kinh nghiệm ở chốn thươngtrường. Và với di sản cơ ngơi đồ sộ thươnghiệu “Cỏ May” dướisự quản lý kinh doanh của ông đang trên đà pháttriển mạnh mẽ tại Sa-Đéc. Cùng với, nghĩacử cao đẹp của một con người có tráitim đức hạnh muốn tìm dịp trả ơn xãhội, biết đạo làm doanh nhân, cho nên giờ đâyhình ảnh kỷ niệm thương tiếc về ông cònđể lại, thì đã được nhiềungười đánh giá, vinh danh xem ông như là hình ảnhcủa một người thầy không bục giảng.
Ngoài ra, vì vùngđất Đồng-Tháp-Mười ngày xưa vốn từnglà một chốn bưng biền, địa hình lầylội có quá nhiều khó khăn trở ngại vớiđầy huyền thoại gian nan trong quá trình khẩnhoang tìm đất sinh tồn. Vì thế cho nên, ngườidân ở địa phương bao giờ cũng luôn luôn biếtý thức tự hào về tinh thần tương thân,tương trợ, để cùng nhau trân quý di sảntruyền thống đoàn kết yêu thương đùmbọc lẫn nhau. Do vậy, mà ngày nay người ta còn thấythêm có rất nhiều về những hình ảnh caođẹp khác tự nguyện đem lá lành đùm lá rách, vàchia cơm sẻ áo cho nhau cần phải xứng đángđược vinh danh. Đó chính là hình ảnh củanhững mái nhà tình nghĩa đơn sơ đượcngười dân quyên góp xây cất cấp cho ngườinghèo, hay được từng cá nhân hảo tâm có trái tim nhânái bảo trợ hiến tặng. Và điển hình nhưlà về trường hợp đặc biệt khảkính của bà Năm Thiền chăn nuôi vịt kiếmtiền, để dùng vào làm việc phúc thiện như tubổ đường làng, xây cầu thôn xóm, cất lênnhững mái nhà tình nghĩa, để giúp đỡ nhữngkẻ khốn cùng ở tại địa phương có đượcnơi yên ổn, nương náu qua ngày.
Bà Võ-Thị-Thiền chăn nuôi bầyvịt từ thiện
ở tại huyện Cao-Lãnh(Đồng-Tháp)
ỞĐồng-Tháp, vì những ngày tổ chức về lễhội không có được nhiều và đa dạngnhư ở các tỉnh khác. Vì thế cho nên, du kháchđến thăm Đồng-Tháp-Mười chủyếu là vì tình yêu hoa sen. Tuynhiên, nếu du khách đến thăm nhằm lúc có xảyra những ngày lễ hội lớn như lễ hộiGò-Tháp, lễ hội miếu Bà Chúa Xứ v.v, thì vẫn cóthể thấy được những bầu không khítưng bừng, náo nức không kém phần nghiêm trang và vuivẻ ở tại địa phương.
Các đầm sentư nhân Lễ hội Gò-Tháp
Đặcbiệt vào mùa Xuân năm nay, nhằm kỷ niệm 40 thànhlập tỉnh Đồng-Tháp, địa phương quê hương hoa Sen đã có tổchức long trọng một ngày lễ hội vớichủ đề “Tự hàoĐồng-Tháp Sen hồng” có nội dung bao gồm lịchsử Sen, sắc Sen và Sen Đồng-Tháp. Trong dịpnầy, tổ chức hành trình Sen địa phươngđã có tạo ra một không gian văn hóa nghệthuật đa dạng nhằm tạo ra một sân chơigiải trí lành mạnh vui tươi, để phụcvụ đồng bào vui Xuân qua những tiết mục như Trốnghội lân sư rồng, Tỏa ngát hương Xuânđất Sen hồng, bắn pháo hoa ở nhiềuđịa điểm trong địa bàn. Đồngthời, triển lãm giới thiệu trên 500 tấm ảnhbao gồm các nội dung như Chân dung người laođộng, Lịch sử và cuộc sống, các thànhtựu về lãnh vực kinh tế, xã hội địaphương trong chặng đường phát triểntừ 40 năm qua.
Tựhào Đồng-Tháp Sen hồng
Ngoài ra, ngay tại trungtâm thành phố Sa-Đéc cũng còn có di tích của mộtngôi nhà cổ Huỳnh-Thủy-Lê nổi tiếng, do nhờđược xây cất hài hòa theo mẫu kiến trúcĐông-Tây vào năm 1895. Sau nhiều lần đượcgia chủ trùng tu, thì ngôi nhà gỗ ba gian kiểu miền TâyNam-bộ đã phải tự biến thành một biệtthự kiểu phương Tây trộn pha với kiếntrúc Việt, và Hoa, nếu nhìn từ bên ngoài. Tuy nhiên,phần kiến trúc bên trong thì hoàn toàn mang đậmđường nét, và màu sắc cố hữu củangười Hoa. Ngày nay, du khách đến tham quan di tích nhàcổ sẽ còn có dịp được nghe qua vềmột câu chuyện tình đầy lý thú, và lãng mạnxảy ra trong ngôi nhà huyền thoại nầy từhằng thập niên về trước.
Vàngười ta cũng có thể còn nói thêm rằng, nếukhông nhờ có một quyển tiểu thuyết nổitiếng đoạt giải “Goncourt”và cuốn phim táo bạo “L’Amant”(Người tình) được ghép quay cảnh tạiđây, thì ngôi nhà cổ Huỳnh-Thủy-Lê cũng chỉlà một ngôi nhà bình thường. Cho dù, nó cóđược khoác lên bộ mặt kiến trúc trộnpha khác lạ, cũng không thể tạo thành rađược một sức hút tính hiếu kỳ củanhiều thành phần du khách như lúc bây giờ. Và, hơnthế nữa, là hình ảnh của thành phố Sa-Đéccũng đã bị lãng quên về một huyền thoạiái tình tâm lý đầy lâm ly, gay cấn, mà hiện nay đãđược cả thếgiới bên ngoài đều có dịp nghe biếtđến.
Nhà cổ Huỳnh-Thủy-Lê
Bên trong ngôi nhàhuyền thoại
Khácvới cuộc tình giữa Bạch-Công-Tử và quậnchúa Olga xảy ra tại thành phố Paris được nhàbáo Vương-Liêu viết ra từ hơn sáu thập niênvề trước, và cho dù đó chỉ là một giaithoại có bài bản được lồng vào vớisự trùng hợp của yếu tố thời gian nếuđã có xảy ra. Câu chuyện tình giữa cậu thiếu giaHuỳnh-Thủy-Lê 27 tuổi ở Sa-Đéc, và cô nữ sinh tóc vàng phươngTây Marguerite Duras 15 tuổi rưỡi (con gái của mộtbà Hiệu-Trưởng trường nữ sinh Sa-Đéc,nay là trường Trưng-Vương) xảy ra ởtại đất phương Nam khoảng thời gianbắt đầu vào một buổi trưa hè ngày 3 tháng 6năm 1929 là hoàn toàn có thật 100/100, và chứa đầykịch tính. Hơn thế nữa, nhân chứng sốngcũng còn là người trong cuộc, và đó chính hìnhảnh của nữ văn sĩ Pháp Marguerite Duras (1914-1996)về sau nầy. Bà là tác giả của quyển tiểuthuyết nổi tiếng “L’Amant”*****,mà trước khi chính thức được chuyểnthể sang lĩnh vực điện ảnh, thì nó đã làmột kiệt tác về văn học.
Còncuốn phim “L’Amant” thìdựa vào nội dung cốt truyện của quyểntiểu thuyết nói trên được quay tạiViệt-Nam, và đã được hoàn thành trình chiếuchính thức vào ngày 22-01-1992 tại Pháp. Nhà đạodiễn Jean-Jacques-Annaud đã thực hiện thành côngmột cuốn phim nổi tiếng (độ dài 115 phút) nầykhôngnhững có giá trị về mặt nghệ thuật, mà cònvề yếu tố tâm lý thu hút được rấtnhiều thành phần khán giả ái mộ thưởngthức các thể loại phim tình cảm sống thực, kích thích rực nồng. Và từngđã đượccác nhà phê bình quốc tế coi như là vô cùng táo bạo trong lịch sử điệnảnh, về những cảnh nóng…thiệt.
Tạp chí điện ảnh quảngcáo về phim “L’Amant” tại Pháp
Bích chương quảng cáo về phim “L’Amant”ở Hoa-Kỳ
Trong hình ảnh toàn bộ phimtrường, có rất nhiều cảnh quayđược dàn dựng ngay tại bến phà Cát-Lái(phục tạo lại như trên dòng sông Cửu-Longđoạn giữa Sa-Đéc và Vĩnh-Long) như là chủđề chính của một khúc nhạc dạođầu, để tạo ra cơ hội cho cú sét ái tìnhkhác màu da giữa cậu thiếugia Thủy-Lê (gốc Hoa) và cô nữsinh Marguerite.
Chung cuộc, cho dùnếu không có đủ yếu tố thời gianđể nhận ra mọi sự khác biệt về màu da,phong tục ngay từ phút đầu, thì cặp tình nhânđắm say cuồng nhiệt cũng phải đànhđau khổ chấp nhận chào thua trước áplực và định kiến của gia đình. Đểrồi sau đó khi có dịp trùng phùng, hồi tưởnglại từng điệp khúc đam mê không muốnrời bên nhau, thì họ cũng đã thực tếnhận ra rằng ý nghĩa còn lại trong mảnh phầnhồn của tình yêu chân thành là bất diệt…
MargueriteDuras Jane March
(ngày xưa) (quốctịch Anh)
Ngôi sao điệnảnh Jane March
đóngvai Marguerite trong phim “L’Amant”
Và cũng phải thành thật nói rằng là nhờ có tácphẩm sách báo, điện ảnh của cuốn phim thànhcông nổi tiếng “L’Amant”mà đã có nhiều người nước ngoài (nhất làngười Pháp) mới có thêm dịp, để đượcnghe biết đến nhiều hơn về địadanh Sa-Đéc ở miền Tây.
Miền Nam từ lâu có tiếng là vùng đất lànhchim đậu. Nơi đây, cây trái bốn mùa, đồnglúa mênh mông, cỏ hoa tươi tốt, và riêng góc trờithì lại có một vùng đầm lầy sông nướcmênh mông mang đậm nét đặc thù với tính nhânvăn, phong cảnh địa hình không giống ởbất cứ nơi nào trong nước. Đồng-Thápở đây tuy có cảnh quan sôngnước đầm lầy nhưng không cóđược những hình ảnh linh hoạt như chợ nổi như ởTiền-Giang, Cần-Thơ…Đồng-Tháp ở đây tuycó di tích lịch sử Óc-Eo, nhưng không có đượcmột hòn núi non huyền bíxinh đẹp nào như ở An-Giang. Và Đồng-Thápở đây tuy có những cánh rừngtràm, các đặc sản nổi tiếng địaphương, nhưng không có cảnh quan biển cả để nhìn thấyđược mặt trời nhô lên từ đáy bểnhư ở Cà-Mau, Kiên-Giang…Đồng-Tháp còn lại ởđây, chỉ có hình ảnh của loài hoa sen là biểutượng cho duyên dáng của địa phương mình.Nói cách khác, thì toàn bộ cảnh quan hoang dã của vùngĐồng-Tháp-Mười khi xưa, nay đã bịbiến dạng rất nhiều để nhườngchỗ lại cho hình ảnh của một địaphương duyên dáng, màu lục xinh tươi. Và chứađầy sức sống linh hoạt, năng nổcủa người dân lúc nào cũng có ý chí kiên trì mầnviệc ruộng dâu không quản công khó nhọc, vớinhững ước vọng cải thiện cuộcđời và vững tin nhìn về phía trước.
Nhưng tình ngườiở trên quê hương hoa sen,thì lúc nào cũng luôn luôn tỏ ra thân thiện, hân hoan đónchào từng lớp khách viễn phương.
Hơn thế nữa, nếu du khách đến thamquan Đồng-Tháp-Mười tìm dịp trải nghiệmtâm hồn vào cái thú ngắm sen nở nhằm lúc mãn khaidưới cảnh quan thiên nhiên bao la, in hình hoađồng, cỏ nội, mây ngàn. Lúc ấy, trong phút giây đầyấn tượng tuyệt vời thưởng thứcmùi thơm ngát hương sen, thì biết đâu cóngười sẽ ngộra được đôi điều lý thú về giá trịchân tướng đích thực của cuộc đời;để mà có dịp suy tư sâu lắng về ý nghĩahình ảnh vạn vật trong kiếpphù sinh của dân gian trong xã hội.
Trong thể xácđịnh, thì hoa Senlúc nào cũng vẫn hãy còn được ngườiđời mãi mãi vinh danh, ca tụng coi như là biểutượng cho sự thuần khiết và sinh hóa hồnnhiên.
Tính chất nguyên thủy trong cuộc sống tâm linhcủa thế nhân cũng vậy, nó vốn là phầnhồn vô nhiễm, trong sạch. Hãy có dũng chí gạnđục, lắng trong “tâmbất biến giữa dòng đời vạn biến”,và noi gương Sen để cố gắng tìm bằngmọi cách giữ cho tâm hồn còn được mãisự thuần khiết, không dính tới mùi bùn...
Đầm sen trướcĐại-Tháp Hòa-Bình
Lâm-Tỳ-Ni (Lumbini, Népal)
Ngày nay,đường vào tham quan quêhương hoa sen đã được rút ngắnthời gian do nhờ có đường giao thông thuậntiện hơn xưa, cho nên du khách nước ngoài ngày càngđến với Đồng-Tháp-Mười nhiềuhơn. Và chỉ trong một ngày, họ có thể thỏamãn được tính hiếu kỳ để tìm hiểuthêm về một địa danh nổi tiếng cónhiều hoa sen. Cũng như, về huyền thoại ly kỳcủa một câu chuyện tình éo le, cảm động,lãng mạn không biên giới của đôi uyên ươngÂu-Á, mà chứng tích còn sót lại bây giờ chính là hìnhảnh của ngôi nhà cổ Huỳnh-Thủy-Lê ở trongtỉnh Đồng-Tháp.
Cònđối với khách du lịch nội địa, thìĐồng-Tháp-Mười bây giờ không chỉ là mộtđịa danh của vùngvăn hóa đặc trưng của miền đầmlầy sông nước phương Nam, mà nó còn là mộtdải đất quê hương mến yêu từng có côngđóng góp phần quan trọng vào trong công cuộc xâydựng và bảo vệ xóm làng, phát triển xã hội saungày quốc gia thống nhất, tái lập hòa bình.
Riêng vềhình ảnh của hoa Sen,thì nó chính là một biểu tượng độc đáocho vùng đồng lầy Đồng-Tháp-Mười, màtừ lâu từng đã được hầu hếtmọi người đương nhiên thừa nhận coinhư là một vẻ đẹp thanh cao, mang đậm ýnghĩa tâm linh. Hơn thếnữa, vào năm 2011 thì hình ảnh của hoa sen hồng cũngvinh dự được người dân Việt-Nam trongtoàn quốc nhất trí chính thức bình chọn là “quốc hoa”, do nhờ có vẻđẹp cao sang, trang trọng, gần gũi dân gian, vàmang tính dân tộc được đa số ngườiyêu thích.
Tuy nhiên, ngày nay nếu ngườita muốn quảng bá về sự thể hiện tínhthuần khiết cao đẹp của nó để ápdụng vào hình thức kinh doanh du lịch, thì cầnphải có cái tâm cùng vớicái tầm nhìn thông thoángvề tâm lý và nghệ thuật. Đây là một côngviệc không phải dễ dàng, vì nó luôn luôn đòi hỏi ýthức tinh thần trân trọng thừa hưởngcủa người dân lúc nào cũng phải biếtcảnh giác trách nhiệm bằng mọi giá, đềgiữ gìn mãi mãi nét đẹp phần hồn duyên dángcủa quê hương…
An-Tiêm MAI-LÝ-CANG
(Paris)
* - Thơ An-Tiêm MAI-LÝ-CANG.
** - ĐBSCL gồm có thành phốCần-Thơ và 12 tỉnh là: An-Giang, Bến-Tre,Bạc-Liêu, Cà-Mau, Hậu-Giang, Kiên-Giang, Long-An,Sóc-Trăng, Tiền-Giang, Trà-Vinh, Vĩnh-Long vàĐồng-Tháp.
*** - Tổ chức quốc tế phi chínhphủ hoạt động bảo tồn đa dạngsinh học, và môi trường sống của loài chim.
**** - World Wide Fund For Nature
***** - Tiểu thuyết “L’Amant” (Ngườitình) xuất bản năm 1984, và đoạt giảithưởng văn học Goncourt.tại Pháp. Sau đóđược dịch ra 43 thứ tiếng vớikhoảng 2,4 triệu bản in, và khi chuyển quađiện ảnh thì giành được giảithưởng “ Giải Césarcho nhạc phim hay nhất” vào năm 1993.
Trong đầm gìđẹp bằng Sen