Từ “Vòng đai xanh” đến “Mặt trận ở Sài Gòn”

Lời toàsoạn (tạp chí Bách Khoa): Nhà văn Ngô Thế Vinh, tác giảtruyện dài Vòng đai xanhvừa nhận được giải thưởng bộmôn Văn trong Giải Văn học Nghệ thuật Toànquốc 1971 trước Tết, thì sau Tết lạinhận được trát gọi ra tòa về bài"Mặt trận ở Sài Gòn" trên tạp chí Trình Bày số 34, có"luận điệu phương hại trật tựcông cộng và làm suy giảm kỷ luật, tinh thầnchiến đấu của quân đội." Nếugiải Văn trao cho Vòngđai xanh không gây dư luận sôi nổi nhưgiải Thơ thì trái lại vụ án Ngô Thế Vinh đãlà đề tài cho rất nhiều anh em cầm bút trên cácnhật báo cũng như tuần báo, tạp chí, trên báo dânsự cũng như báo quân đội và dư luậnđã nhất trí bênh vực nhà văn quân đội mà ngàylĩnh giải thưởng văn chương vẫn cònlận đận hành quân ở cao nguyên. Do đó mà cócuộc đàm thoại sau đây để độcgiả Bách Khoa biếtrõ tác phẩm trúng giải Vòngđai xanh đã được thai nghén hình thành ra sao,và tác giả Vòng đai xanhđã quan niệm vụ án của anh thế nào.

Cũng xin ghi lại: Ngô Thế Vinh sinhnăm 1941 ở Thanh Hóa, Anh đã là chủ bút báo Tình Thương, cơ quantranh đấu văn hóa xã hội của sinh viên y khoa63-66. Tốt nghiệp y khoa năm 1968, anh gia nhập quân y,phục vụ tại Lực lượng Đặcbiệt và đã giữ chức vụ y sĩ trưởngLiên đoàn 81 Biệt cách Nhảy dù. Tác phẩm đãxuất bản: các tiểu thuyết Mây bão (1963), Bóng đêm (1964), Gió mùa (1965) và Vòng đai xanh (1970).

 

Bách Khoa: Cuốn"Vòng đai xanh" của anh đã đượcgiải thưởng Văn học Nghệ thuật Toànquốc 71. Xin anh cho biết hoàn cảnh nào đã gợi ýcho anh viết tác phẩm trên?

Ngô ThếVinh:Trong khoảng thời gian 63-66 cùng các bạn hữu ởtrường Đại học Y khoa chủ trươngtờ Tình Thương, chúng tôi có dịp đềcập tới nhiều vấn đề, từ nhữngsinh hoạt giới hạn trong vòng thành đại họctới cả các biến cố sôi bỏng củađất nước. Vấn đề "nổidậy" của người Thượng và cao nguyên làmột trong những biến cố được chú ýở giai đoạn đó. Từ năm 1957, ngườita đã nghe thấy những tin đồn về một"Phong trào Thượng Tự trị". Tiếp theo làcác vụ nổi dậy chính thức bộc phát vàonhững năm sau. Sau mỗi vụ tàn sát củangười Thượng, vấn đề cao nguyênđược đặt ra sôi nổi rồi cũnglại rơi vào quên lãng. Nhưng cho đến biếncố tháng 12-65, cả một âm mưu tổng nổidậy của người Thượng tại khắp cáctỉnh cao nguyên của phong trào đòi tự trị FULRO,cùng với những vụ thảm sát người Kinh,hiểm họa đe dọa cao nguyên đã trở thànhmột sự thực. Lại thêm những lời tuyênbố úp mở của một số nhà lãnh đạoViệt Nam lúc đó về "những hành động vô ýthức của những tay sai ngoại bang", sựđả kích gần xa của báo chí về một thứ"Thực dân Mới", khiến cho mọingười cảm thấy một điều gì thiếuminh bạch đằng sau những biến cố đó.Nói trắng ra, thái độ lúng túng của chính quyềnthời đó về vấn đề này càng làm chongười dân tin rằng đã có bàn tay và áp lực từphía người Mỹ, nhất là khi mà các thành phầnnổi dậy lại thường phát xuất từ cáctrại Lực lượng Đặc biệt và Dân sựChiến đấu Thượng, huấn luyện vàtrợ cấp trực tiếp bởi người Mỹ.Đó là những lý do của các chuyến đi của tôilên cao nguyên với tư cách một nhà báo sinh viên. Và mộtsố báo Tình Thương đặc biệt vềphong trào FULRO và vấn đề chủ quyền ViệtNam được hình thành sau đó. [1]Phải nói là tôi bị xúc động sâu xa bởi nhữngchuyến đi này, khi ý thức được rằngcả người Thượng lẫn người Kinhchỉ là nạn nhân của một âm mưu lớn lao.

Như anh biết, chế độ kiểm duyệtthời đó đã giới hạn tối đa mọiphổ biến trên báo chí và do đó tôi có ý địnhviết một cuốn sách, không phải là tiểuthuyết, sưu khảo về vấn đề cao nguyên.

Bách Khoa: Rồitại sao từ cuốn sưu khảo dự địnhviết lại trở thành cuốn tiểu thuyết màkhung cảnh là cao nguyên?

Ngô ThếVinh:Ra đến số 30, tờ Tình Thương bịNội các Chiến tranh đóng cửa. Không có nhữngbận rộn về báo chí, tôi đã có thì giờđể khởi viết những chương đầutiên của cuốn sách và tiếp tục thu thập thêm tàiliệu, tiếp xúc với các giới chức liên hệkể cả những người Thượng.

Phảighi nhận ở đây là kiểm duyệt là mối ámảnh thường xuyên mỗi khi tôi cầm bút. Và cũngthật khó để mà có thể giữ nguyên hứngkhởi và cả kiên nhẫn nữa để hoàn thànhmột cuốn sách khi không thấy tương lai có thểxuất bản.

Bởivậy sau một thời gian gián đoạn, tôi phảitìm cách vượt qua khó khăn này bằng một lựcchọn hình thức tiểu thuyết cho cuốn sách.

Bách Khoa: Và anhđã viết và cho xuất bản cuốn "Vòng đaixanh" trong những trường hợp nào?

Ngô ThếVinh:Có lẽ do bởi mối duyên với ngườiThượng, nên khi vừa tốt nghiệp y khoa, gianhập quân đội, tôi đã tình nguyện chọn binhchủng Lực lượng Đặc biệt, vớiđịa bàn hoạt động là vùng cao nguyên chungđụng rất nhiều với các sắc dân thiểusố. Tôi đã viết tiếp được mộtsố chương của Vòng đai xanh trong giaiđoạn này.

Nhưng ýđịnh xuất bản Vòng đai xanh chỉthật mãnh liệt khi tôi có trong tay cuốn Green Beretcủa Robin Moore, một cuốn sách Best seller trong nhiềutuần và nổ như một trái bom trên đấtMỹ, với nội dung ca ngợi những chiếnsĩ Mũ xanh LLĐB Hoa kỳ, còn lại là sự xuyêntạc và hạ giá người Việt cùng với sựkỳ thị tệ hại của các sắc dân Kinh -Thượng ở cao nguyên. Đối lại với GreenBeret, Vòng đai xanh sẽ là một "lối nhìnViệt Nam" về vấn đề cao nguyên, cùngvới thực chất và huyền thoại De Oppresso Libercủa những người lính LLĐB Mũ xanh Hoa Kỳlúc nào cũng tự nhận là anh hùng giải phóng các dântộc bị trị. Họ quan niệm đang làm mộtcuộc giải phóng cho những người Thượngbị áp bức ở cao nguyên...

Bách Khoa: Việcxuất bản “Vòng đai xanh” gặp khó khăn gì không vàtại sao anh lại chọn nhà xuất bản TháiĐộ để cho ra đời tác phẩm của anh?

Ngô ThếVinh:Với kinh nghiệm từ ba cuốn sách trướcvề những khó khăn của kiểm duyệt,để Vòng đai xanh có thể đượcchấp thuận ra mắt, tôi đã phải tự cắtxén đi gần một nửa số trang của cuốnsách. Đó gần như một sự phá hỏng tácphẩm với mục đích để đượcxuất bản. Bởi vì như tôi đã trình bày vớianh, tôi thiết tha mong muốn cho Vòng đai xanh rađời được khá sớm để kịpđối lại với Green Beret của Robin Moore.Nhưng Sở Kiểm duyệt vẫn làm khó dễ,vẫn cấm đoán. Thoạt tiên anh Thế Nguyên chủtrương nhà Trình Bày, nhận xuất bản. Sau anhchịu thua kiểm duyệt. Anh Thế Uyên chủtrương nhà Thái Độ lại nhảy vào vòng tranh đấuvà anh kiên nhẫn làm đơn từ lên xuống mãi,rồi sau cùng thì kiểm duyệt nhượng bộ,Thế Uyên thành công và Vòng đai xanh được rađời sau những hậu thuẫn nhiệt thànhcủa các anh em cầm bút trên báo chí.

Bách Khoa:Tại sao anh có ý kiến gửi “Vòng đai xanh” dựgiải Văn học Nghệ thuật 71 và xin anh chobiết cảm tưởng khi trúng giải.

Ngô ThếVinh:Sống với người Thượng và cao nguyên tôi khôngngừng nghĩ tới tương lai Vùng ĐấtHứa này, tương lai đó ra sao là do mức độquan tâm của nhiều người. Từ một cuốnsách bị cấm đoán cho tới khi đượcxuất bản, việc tham dự giải vănchương đối với tôi là một cách thế bàytỏ thái độ. Sự kiện Vòng đai xanhđược chọn, hay chính quan điểm của Vòngđai xanh được công khai chấp nhận,đối với tôi là một dấu hiệu khích lệtrong một hoàn cảnh nhiều thách đố nhưhiện tại.

Bách Khoa: Hôm phátgiải anh cũng không có mặt ở Dinh ĐộcLập?

Ngô ThếVinh:Trước Tết, sau cuộc hành quân vượt biênở Krek, tôi theo đơn vị trở lại Sài Gònđể rồi sau đó lại trở lên cao nguyên vì tìnhhình được coi là khẩn trương lúc đó. Cónhiều dấu hiệu của một cuộc tổngtấn công của cộng sản Bắc Việt trênkhắp lãnh thổ, nhất là ở cao nguyên vào dịpTết, điều mà Hà Nội gọi là “cú đấm thenchốt” để tạo một “dấu ngoặt lịchsử”; trong sự căng thẳng chờ đợiđó, tôi nhận được công điện từhậu cứ báo tin về kết quả của giảithưởng văn chương. Vì nhu cầu hành quân, tôiđã không về Sài Gòn và quyết định ở lạiđơn vị. Cũng như cách đấy gầnmột năm, tôi đã không thể về Sài Gòn đểdự buổi ra mắt cuốn Vòng đai xanh do nhàxuất bản Thái Độ tổ chức.

Bách Khoa: Gầnđây anh vừa bị ra tòa về một bài báo trêntập san Trình Bày?

Ngô ThếVinh:Dứt cuộc hành quân kéo dài gần hai tháng, trở lạiSài Gòn, tôi được anh Thế Nguyên cho biết tinbị truy tố vì một bài viết ở Trình Bàysố 34, mà theo anh, ngoài chủ nhiệm, Bộ Nộivụ còn truy tố đích danh tác giả. Tuy là mộtvụ án truy tố theo quy chế báo chí, điều 28,nhưng tôi quan niệm ngay tính cách văn nghệ củavụ án này, liên quan tới nhà văn và quyền phátbiểu trong sáng tác. Đó là lý do tôi quyết định sẽra tòa chứ không chấp nhận một bản ánkhuyết tịch như ý kiến một số bạnhữu khác.

Bách Khoa: Anh cóthể cho biết qua nội dung bài báo mà anh bị truytố không?

Ngô ThếVinh:Đó là bài "Mặt trận ở Sài Gòn", một bútký ngắn ghi lại cuộc hành trình ý thức củamột người lính chấp nhận cuộc hy sinhchiến đấu gian khổ hiện tại, đồngthời cũng có những mơ ước về mộtxã hội tốt đẹp hơn trong tương lai.Chỉ với nội dung đó mà tôi bị truy tố dùngbáo chí phổ biến luận điệu phươnghại trật tự công cộng và làm suy giảm kỷluật, tinh thần chiến đấu của quânđội, một tập thể mà chính tôi là một thànhphần trong đó!

Bách Khoa: Vụán diễn tiến ra sao?

Ngô ThếVinh:Như anh biết, vụ án đã được đem raxét xử sáng ngày 18-5-72 sau hai lần bị đình hoãn. Cácluật sư Vũ Văn Huyền, Mai Văn Lễ vàĐinh Thạch Bích đã biện hộ theo chiềuhướng một vụ án văn nghệ chứ không phảimột vi phạm báo chí. Về việc tách rời mộtcâu một đoạn ra khỏi một bài hay một tácphẩm để buộc tội, luật sư Huyềncó đem cuốn Vòng đai xanh ra tòa trích ngay mộtđoạn đầu đọc lên và nói rằng nếutách ra riêng đoạn đó thì không phải là phát giảiVăn học Nghệ thuật cho tác giả mà có thểlại truy tố tác giả thật nặng nề là khácnữa. Phải xét sự nhất trí của lậpluận toàn bài hay toàn tác phẩm chứ không thể cắtrời một mảnh mà phê phán được. Tuy nhiên phánquyết của ông chánh án Nguyễn Huân Trình vẫn là xácnhận tội trạng của tác giả bài "Mặttrận ở Sài Gòn" và phạt án treo 100.000 đồngtiền vạ, và cùng bồi thường 1 đồngbạch danh dự cho Bộ Nội vụ.

Đây làvụ án có tính cách tượng trưng và để tránhmột tiền lệ cho nhà văn có thể bị truytố ra tòa bất cứ lúc nào về những phát biểutrong sáng tác của họ, nên tôi quyết định kháng ánlên tòa thượng thẩm.

Bách Khoa: Sau cùngxin anh cho biết dư luận báo chí và các hội đoànvăn nghệ về vụ án của anh.

Ngô ThếVinh:Mặc dù vụ án xảy ra giữa một tình hình sôibỏng của chiến cuộc, như anh thấy, đãcó một hậu thuẫn khá tốt đẹp trên dưluận báo chí, kể cả những tờ báo đạidiện cho khuynh hướng của quân đội. Và tôinghĩ rằng một dư luận báo chí như vậysẽ có tác dụng ngăn chặn những vụ ántương tự xảy ra trong tương lai. Riêngđối với Hội Bút Việt, sự im lặngcủa hội cho đến hôm nay là một sự kiệnđáng phàn nàn. Ngoài những cuộc tiếp xúc riêng tưvới các cấp lãnh đạo của chánh quyền, tôinghĩ một khuyến cáo chính thức của hộivới nhà nước là một sự cần thiết.Phải chăng đó là một thái độ không làm chínhtrị như linh mục Thanh Lãng đã xác nhận, đúngvới Hiến chương của Văn bút Quốctế, chính trị ở đây phải hiểu bao gồmcả những phát biểu của nhà văn trong sáng táctự do của họ. Một lý lẽ thứ haiđể giải thích sự không lên tiếng củaHội Bút Việt là vụ án chưa xử hay bản ánchưa thành hình, trong khi tiếng nói đó có thể ngănchặn lại vụ án. Không lẽ ban chấp hành củamột Hội Nhà văn lại tự giới hạn trongcái quyền đi xin nhà nước gia ân tha cho nhữngvăn nghệ sĩ đã bị án tù tội chứ khôngphải là ngăn chặn những sai lầm của chínhquyền trong quyết tâm bảo vệ nhân quyền,với văn nghệ sĩ là quyền tự do đượcthể hiện trong các sáng tác phẩm của họ[tlw1] [2] .

Dù trong hoàncảnh nào, tôi vẫn không ngừng tin tưởng rằngtrong tương lai miền Nam vẫn có một chỗđứng xứng đáng cho nhân phẩm và trí tuệđể có thể giữ vững cuộc chiếnđấu.

[1]TìnhThương số 25, 1965
[2]Saukhi có bản án của tòa sơ thẩm Sài Gòn, trong phiênhọp ban chấp hành ngày 24-5-72 vừa qua, Hội BútViệt đã quyết định lên tiếng vềvụ án Ngô Thế Vinh và một bản tuyên bố đãđược phổ biến ngày 25-5 phản đối bảnán xử các nhà văn Ngô Thế Vinh và Thế Nguyên "làmột trường hợp xâm phạm đến tự dotư tưởng và ngôn luận" và "tố cáotrước dư luận trong nước và quốctế, cùng kêu gọi các vị có thẩm quyền xétxử tại tòa thượng thẩm hãy sáng suốtduyệt xét nội vụ để tiêu hủy bảnán." (Ghi chú của tòa soạn Bách Khoa.)