Đức Thầy đi vắng


Người sáng lập Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ rất lanh lợi và đa tài, ông vừa là lãnh tụ tôn giáo vừa là lãnh tụ chánh trị.

Giai đoạn 1945-1947 ở Nam Kỳ cực kỳ phức tạp, khi đó sự xung đột Pháp, Nhựt Bổn và sự trỗi dậy của Việt Minh cùng sự kiên quyết không thỏa hiệp của người Nam Kỳ.

Việt Minh và Hoà Hảo có nhiều xích mích.

Tại Sài Gòn đêm 9/9/1945 Quốc Gia Tự Vệ Cuộc của Việt Minh đã bao vây trụ sở Phật giáo Hòa Hảo ở số 8 đường Sohier, góc đường Miche (Phùng Khắc Khoan ), để bắt Đức Huỳnh Phú Sổ nhưng không bắt được Đức Thầy.

Và đêm 16 tháng 4, năm 1947 Đức Huỳnh đã mất tích sau khi đi phó hội với Việt Minh.

Chỉ biết ngày 16/4/1947, sau khi tham dự Hội nghị ở Ba Răng tại làng An Phong, khoảng 26 cây số Tây Bắc Long Xuyên, Đức Huỳnh bị bắt giữ.

Một tài liệu nói rằng:
  • Bốn ngày sau, 20/4, người sáng lập đạo Hoà Hảo bị sát hại. (Có tác giả cho là 25/4/1947).
  • Có tin họ đã cắt thi hài thành ba mảnh, chôn tại ba nơi khác nhau để Đức Thầy không thể tái sanh.
Từ đó về sau tin tức mờ mịt,không ai biết rõ.

Có cuốn sách in nội bộ ở Hà Nội ghi là “ta” đã xử tử Đức Huỳnh Phú Sổ 22/12/1947:

“... Do tội ác của chúng, Huỳnh Phú Sổ đã bị ta bắt và xử tử ngày 22 tháng 12 năm 1947 tại Long Xuyên”.

Nhưng tài liệu này đi quá xa ngày mất tích, tới tháng 12 trong khi sử Hoà Hảo ghi là trong tháng 4.

Tín đồ Hoà Hảo chọn ngày 25/2 âm lịch làm lễ.
Ít lâu ta cũng trở về
Khuyên cùng bổn đạo chớ hề lãng xao
Trì lòng chớ có núng nao,
Từ đây nhơn vật mòn hao lần lần
Mấy lời nhắn lại ân cần,
Bổn đạo xa gần nghĩ cạn mới hay.