Tiểu sử Cụ Trần Văn Ân
Ngày hômnay xin cáo với Đất Trời: Trần Văn Ân, PhápDanh Quang Huy, đã từ biệt cõi đời, hòa trongHỒN NƯỚC, tìm về CHÂN NHƯ, trong GIẤCNGỦ MUÔN ĐỜI …

Cụ TrầnVăn Ân sanh vào giờ Tý ngày ông Táo về trời, cuốinăm Nhâm Dần, tức ngày 28 tháng 1 năm 1903, tạilàng Định Yên, quận Thốt Nốt, tỉnh LongXuyên, sau thuộc quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc, ởtả ngạn sông Hậu Giang.

Cụ xuất thânnhà nghèo, ông thân sinh làm Thày Thuốc Bắc, thêm nghề làmruộng. Vì lúc sơ sinh bị nước lụt cuốntrôi may nhờ bà ngoại tình cờ bắt gặp vớtlên được cứu sống, nên để nhớơn bà, ông thân sinh mới đặt tên cụ là Ân . Thuởnhỏ, cụ theo bà nội và người bác tu hành theo pháiMinh Sư, có pháp danh là Quang Huy, ăn trường trai,tụng kinh thầm, và không được đếntrường học. Đến năm 1911, sau khi bà nộiqua đời, ông thân sinh mới cho cụ vào học ởtrường làng Thốt Nốt. Năm 1914, nhờ mộtsự tình cờ hy hữu, cụ được nhậntheo học trường Chasseloup Laubat tại Sài Gòn. Vào lúcđó, không ai có thể ngờ một chú bé nhà quê nghèo nàn,không biết đi giày, ăn chay, xách hũ tươngmỗi sáng đến trường, lại có thể theohọc chung trường với các cậu công tử con nhàquyền thế kiêu sang. Chỉ vài năm sau, cụ trởthành một học sinh xuất sắc, thườngđứng đầu trong mọi môn học. Các giáo sưcủa cụ đều đặn can thiệp cho cụluôn có đủ học bổng để tiếp tụchọc trình. Sau này, vào năm 1979, một trong các vị giáosư ấy, ông Tullié, ít lâu trước khi qua đờiở Pamiers, gần Toulouse, cho biết : ông luôn hãnh diệnvì hai người học trò xuất sắc là TrầnVăn Ân và Lévy (sau dạy đại học Sorbonne). Ôngtừng vận động cho cụ thi Tú Tài Pháp, nhưngchính quyền thực dân chỉ chấp nhận cho cụthi « Tú Tài bản xứ ». Bất mãn, cụ bỏ học.

Năm 1923, nhờThái Ngươn Xáng, một bạn học khá giảngười Việt gốc Hoa giúp đỡ, cụ điTrung Quốc, ở tại Sán Đầu ba năm, họcHán và Anh Văn cũng như các tiếng địaphương như tiếng Hẹ, Triều Châu, QuảngĐông.

Năm 1926, cụđi Pháp du học, nhờ một người nhà giàutặng tiền hải phí, để mượn cụdắt theo và lo cho hai người con của ông ta. TạiParis, do sự giới thiệu từ Việt Nam của bácsĩ Trần Văn Đôn (sau làm Đô Trưởng, thânphụ của tướng André Đôn), cụ gặp luậtsư Dương Văn Giáo, lúc đó đã là một nhânvật nổi tiếng đấu tranh cho sựđộc lập của nước nhà. Từ cuộcgặp gỡ đó, cụ bắt đầu dấn thânvào chính trị.

Tại Aix en Provence,cụ cho ra đời một tờ báo sinh viên tên là Việt Nam Học Báo, docụ làm chủ bút. Cuối năm 1927, cụ và Liêu SanhTrân (sau là thành viên trung ương của ĐảngCộng Sản Pháp) đứng ra triệu tậpĐại Hội Sinh Viên Đông Dương lầnthứ nhứt, với sự tham dự của nhiềutên tuổi sẽ đóng những vai trò quan trọng trongcác giai đoạn lịch sử sau đó, như: NguyễnAn Ninh, Nguyễn Thế Truyền, Trịnh Đình Thảo,Dương Văn Giáo, Trần Văn Thạch, v.v… Cụcũng gia nhập Đảng Việt Nam Độc Lậpdo Nguyễn Thế Truyền lãnh đạo, và là hộiviên của Hội Nhân Quyền, cũng như của LiênMinh Chống Áp Bức Thực Dân (Ligue contre l’opressioncoloniale).

Về nước,cụ và LS Dương Văn Giáo lập ra tờ báo Đuốc Nhà Nam. Năm 1929,cụ được mời đi dự ĐạiHội Toàn Quốc lần thứ ba của Trung Hoa QuốcDân Đảng tại Nam Kinh. Nhờ bạn Quốc DânĐảng Trung Hoa chu cấp hoàn toàn phương tiện,bác nán lại Trung Quốc một thời gian dài, thămviếng nhiều nơi cũng như kết giao rộngrãi.

Trở lạiquốc nội tiếp tục hoạt độngđược ít lâu, cụ buộc phải lánh về quê,và được một người bạn giớithiệu làm giám đốc một công ty rượu đangphá sản tên là Phước Hiệp, còn gọi là Distilleriede Thốt Nốt. Cụ quyết định « làm cáchmạng » trong lề lối quản trị công ty, vàchỉ ít lâu sau, khiến cho công ty phát đạt trởlại. Tuy vậy, cụ vẫn không quên sứ mạngcủa mình, và luôn sử dụng cơ sở của công tyđể tiếp tục hội họp các bạn áiquốc như quý ông Phan Khắc Sửu (sau làm Quốctrưởng), Tạ Thu Thâu (lãnh tụ Đệ Tứ,bị CS đệ tam giết năm 1945), Nguyễn An Ninh(lúc đó bán dầu cù là, chủ trương báo La Lutte, sauchết tại Côn Đảo), Võ Oanh (sau theo MặtTrận Giải Phóng Miền Nam), Ngô Ứng Tài (thuộcTrung Hoa Quốc Dân Đảng, sau có làm chủ tịchĐảng Dân Chủ thời Đệ Nhị CộngHòa), Trần Văn Thạch (lãnh tụ Đệ Tứ,sau chết về tay CS đệ tam), Nguyễn VănTạo (sau làm tổng trưởng Lao Động trong chínhphủ Hà Nội), Lê văn Thử, Nguyễn Văn Khanh, vàcả bạn Trung Hoa Quốc Dân Đảng từ TrungQuốc qua thăm như Châu Lực (luật gia, sauchết trong biến loạn).

Kết quảcủa các cuộc hội họp đó là : vào năm 1940,cụ bỏ hết sự nghiệp lên Sài Gòn tổchức Đảng Nhân Dân CáchMạng. Năm sau, cụ bị bắt, ra tòa vì tộimưu toan lật đổ chính quyền Pháp tạiĐông Dương, cùng với các ông Phan Khắc Sửu(lúc đó là công chức), Dương Văn Giáo, HuỳnhNgô, Ngô Đình Đẩu, Huỳnh Hoài Lạc, Võ Oanh,Trần Quốc Bửu (sau làm chủ tịch Tổng LiênĐoàn Lao Công), BS Nguyễn Văn Nhã, v.v…

Vì thiếu bằngcớ và nhờ lời khai gỡ tội củangười bạn thân là Võ Oanh, cụ chỉ bị giamtại Bà Rá, cho tới khi một người thuộcĐảng Xã Hội Pháp làm tỉnh trưởng Biên Hòa kýgiấy phóng thích. Các ông Đẩu, Nhã, Lạc … cảthảy bảy người được trắng án,trong khi bảy vị khác gồm các ông Sửu, Oanh, Bửu,v.v… bị đày đi Côn Đảo. Riêng LS Giáo vì mangquốc tịch Pháp nên ngồi tù tại Sài Gòn, sauđược cụ Trần Văn Ân tổ chứccứu thoát.

Ra tù, cụ lãnhchức Tổng Thư Ký ViệtNam Phục Quốc Đồng Minh Hội do KỳNgoại Hầu Cường Để lãnh đạo,tại Miền Nam. Vì nghĩ tổ chức này liên hệnhiều với người Nhật, lúc đó đangđóng quân tại Việt Nam, có thể có những trởngại về sau này, nên cụ cùng các ông Ngô ĐìnhĐẩu, Nguyễn Văn Sâm và Hồ Văn Ngà thànhlập Việt Nam ChínhĐảng, sau đổi tên là Đảng Quốc GiaĐộc Lập. Cụ luôn nghĩ ngườiNhật sẽ bại trận.

Năm 1943, tạiSứ Bộ Nhật, trước mặt lãnh sự Iida vàđại diện 13 tờ báo Nhật cùng một sốbạn Việt Nam (trong số có Nguyễn Văn Sâm lúcđó được Nhật che chở dưới têngiả là Dương Sĩ Kỳ, và Phạm NgọcThạch, một người CS « nằm vùng »), cụ tuyênbố : « Đây là một cuộc chiến tranh sảnxuất, Nhật không sản xuất lại ĐồngMinh nên sẽ bại trận. Nhật Bản nên giúpngười Việt Nam chúng tôi dành lại độclập. Đó là cách thức để lưu lạimột ưu thế trong hòa bình dù cho có thua chiến tranh. »Cụ đề nghị võ trang một lực lượngái quốc, giao cho lãnh tụ Cao Đài Trần Quang Vinhchỉ huy. Cụ cũng tiên liệu việc Nhậtđảo chánh Pháp sẽ không thể tránh được,và nghĩ cần có một lực lượng Việt Namtiếp tay với Nhật lật đổ chính quyềnthực dân. Cùng trong giai đoạn này, với sự giúpđỡ của người Nhật, cụ tổchức cho LS Dương Văn Giáo trốn thoát tù Pháp, vàsắp xếp để Đức Thày Huỳnh Phú Sổliên kết với các lãnh tụ Đệ Tứ QuốcTế như tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần VănThạch (sau đều bị CS đệ tam giết,cũng như LS Dương Văn Giáo).

Hoạt độngcủa cụ làm thực dân lo ngại và tìm mọi cáchmưu hại. Người Nhật nhắm không bảođảm nổi an ninh cho cụ nên đề nghịđưa cụ đi lánh nạn ở Singapore. Cụ canthiệp để mang theo một người bạnđang bị truy tố tên Đặng Văn Ký (sau theoMặt Trận Giải Phóng Miền Nam), với tính cách làcộng sự viên (người dự liệu đi cùng lúcban đầu là ông Diệp Ba). Sau có thêm quý ông TrầnTrọng Kim và Dương Bá Trạc, sang tới Singapore,cùng ở chung một chỗ.

Trước khi lênđường đi Singapore, cụ dặn ông TrầnQuang Vinh khi theo Nhật tham gia đảo chánh thực dânnhớ đừng giết hại người Pháp. Cụnói : « Mình chống thực dân chứ không thù ghétngười Pháp. Dân tộc Pháp sẽ là bạn của dântộc Việt. Nên nhân lúc người Pháp thất thếmà làm ơn với họ ». Cụ cũng dặn các bạnthuộc Đảng Quốc Gia Độc Lập nênnhượng bộ cho anh em Đệ Tứ đóng vai tròlãnh đạo để tạo thanh thế cho tổchức này chặn đường phe Cộng SảnĐệ Tam. Ngoài ra cụ xin Đức Thày Huỳnh PhúSổ gia nhập Việt Minh để tránh tình trạngphe Cộng Sản Đệ Tam độc quyền thaotúng, nắm thế thượng phong.

Tại Singapore,cụ kín đáo học và nói thông thạo tiếng Nhật,trong khi vẫn không ngừng hoạt động. Khi ôngDương Bá Trạc lâm bệnh, cụ chăm sóc tậntình như đối với một người cha, và lúcông qua đời, cụ đọc điếu vănbằng tiếng Nhật, trước sự ngạc nhiêncủa quan khách Nhật hiện diện. NgườiNhật giao cho cụ điều khiển một chươngtrình phát thanh bằng Anh Ngữ. Cùng cộng tác dướiquyền cụ có hai học giả giáo sư đạihọc bị Nhật bắt, một ông người Anh vàmột ông người Hòa Lan. Vào năm 1945, ngườiNhật đưa cụ đi Djakarta. Ở đây, cụnghe tin nước nhà độc lập. Tức thời,cụ đòi trở về Việt Nam. Nhưngngười Nhật chỉ chịu đưa cụtrở lại Singapore, và mãi tới khi được tinphu nhân qua đời để lại sáu con thơ, họmới đành phải đưa cụ về nước,trong điều kiện rất khó khăn, bằng máy bayhai chỗ, vừa phải tránh oanh tạc, vừa lẩntrốn máy bay săn giặc của Đồng Minh. Sởdĩ có sự chần chờ của Nhật trong việcđưa cụ về nước là vì lậptrường thống nhất đất nướclập tức của cụ lúc bấy giờ có thể gâykhó khăn cho họ.

Về tớiViệt Nam, cụ được bầu làm ChủTịch Hội Đồng NamKỳ. Những nhân vật có tiếng tăm củaHội Đồng Nam Kỳ hết lòng ủng hộcụ vào lúc đó, nay còn nhớ được là: NhaSĩ Nguyễn Xuân Bái (thân phụ ông Nguyễn Xuân Oánh), BácSĩ Trần Như Lân, Kỹ Sư Lưu Văn Lang(nhạc phụ của BS Trần văn Đỗ) , các ôngHồ Văn Ngà, Đinh Khắc Thiệt (thân Nhật, chúcủa ông Đinh Thạch Bích), Trương Văn Bền,Kha Vạng Cân (Phó Chủ Tịch Hội Đồng NamKỳ). Trong thời gian tại nhiệm, cụ cáchchức 12 ông Đốc Phủ tham nhũng, trong sốđó có cả những người thân Nhật.

Tháng 7 năm 1945,Thủ Tướng Trần Trọng Kim mời cụ cùngvới các ông Ngô Đình Diệm (được Nhật chechở ở Sài Gòn, giao cho sĩ quan Cao Đài NguyễnThành Phương giữ an ninh), và Vũ Đình Dy (mớiở Nhật về), ra Huế tham gia một chính phủđoàn kết quốc gia. Lúc lên đường, có thêm BSLê Toàn, và bí thư của cụ là ông Nguyễn VănTệ. Đi được tới Nha Trang thì phái đoànbị Cộng Sản kéo người bao vây. Khi bọn nàysắp sửa hành hung, thì quân đội Nhật tớikịp giải cứu, nhưng phái đoàn phải quaytrở về Sài Gòn. Cùng lúc đó, Tạ Thu Thâu bịCộng Sản Đệ Tam hạ sát tại Quảng Ngãi,đánh dấu giai đoạn Cộng Sản Đệ Tamcông khai ra mặt giết hại người của các phenhóm khác.

Cũng vào khoảngthời gian này, Nguyễn Văn Sâm ra Huế lãnh chứcKhâm Sai Nam Việt. Ông cũng bị người củaCộng Sản giữ lại ở Nha Trang. Trướcsự cấp bách của tình thế, cụ Trần VănÂn và ông Hồ Văn Ngà tức tốc đến gặpThống Đốc Nhật Minoda, đòi trao trả chínhquyền cho người Việt. Sau khi hội ý với cáctướng lãnh và viên chức Nhật, ông Minoda longtrọng chuyển giao quyền hành cho cụ tại Dinh GiaLong. Lập tức cụ bổ nhiệm Hồ Văn Ngàlàm Phó Khâm Sai Nam Việt, Kha Vạng Cân làm ĐôTrưởng Sài Gòn Chợ Lớn (với chức vụnày, ông Cân đã ra lệnh hạ hết các tượngđồng của người Pháp). Ba ngày sau, NguyễnVăn Sâm mới thoát nạn về tới.

Sau đó, phong tràoquần chúng do Cộng Sản thao túng nổi lên, khiếncụ và các ông Sâm, Ngà, Cân, buộc phải rút lui, cho tớikhi thực dân Pháp theo chân quân đội Anh trở lạiMiền Nam mới lập ra Ủy Ban Phong Tỏa Sài Gòn ChợLớn. Chỉ ít lâu sau, Hồ Văn Ngà bị CộngSản đệ tam bắt đem về giam tạiRạch Giá. Cụ và Nguyễn Văn Sâm phải đitrốn. Cùng một bà vợ Trung Hoa, cụ giả dạnglàm người Tàu, tới ẩn náu trong Chợ Lớn.Đầu năm 1946, cụ nhờ bạn Trung Hoađưa đi trốn tại Nam Vang, rồi theongười buôn lậu vượt biên qua Thái Lan với têngiả là Trần Huệ Dân (cần nhắc lại làcụ nói thông thạo các loại tiếng Tàu thông dụngở Miền Nam). Cả thực dân lẫn Cộng SảnĐệ Tam đều ráo riết truy lùng cụ trongsuốt thời gian này.

Đối vớiCộng Sản Đệ Tam lúc đó, cụ chủtrương « đánh chung đi riêng », tức là cùng chungsức đánh thực dân, nhưng các phe nhóm không CộngSản vẫn duy trì tổ chức và cơ sở riêngbiệt, chứ không sát nhập vào lực lượng doCộng Sản Đệ Tam điều động. Tuynhiên, chủ trương này bị đa số cácđồng chí của cụ trong Đảng Quốc GiaĐộc Lập chống đối, vì họ cho rằnglàm như thế sẽ phân tán lực lượng chốngthực dân. Họ chủ trương đánh đổthực dân trước đã, rồi sau đó ai cai trịcũng được, cai trị thế nào cũngđược, miễn là lấy lại đượcchủ quyền cho người Việt. Cụ TrầnVăn Ân là một trong số ít người vào lúc ấyđã ý thức được rằng hiểm họa chonước nhà sẽ không phải là chế độthực dân đang trên đà sụp đổ khắpnơi , mà chính là : Cộng Sản.

Trong điềukiện đó, Đảng Quốc Gia Độc Lập tanrã. Đa số ủy viên trung ương lầnlượt theo Cộng Sản Đệ Tam. Trần QuangVinh, Trưởng Ban Tổ Chức của Đảng và làTư Lệnh Bộ Đội Cao Đài (do Nhật võ trangvà huấn luyện) bị Cộng Sản tuyên truyềnkết án là tội phạm chiến tranh, nên bỏ trốn(ông bị Cộng Sản Đệ Tam bắtđược, đem nhốt tại Kim Quy Rạch Giáchung với Hồ Văn Ngà cho tới khi Nguyễn ThànhPhương và Vũ Tam Anh đem quân tới phá khám cứura, rủi cho Hồ Văn Ngà tối hôm đó cóngười giữ ngục là học trò cũ mờivề nhà dùng cơm nên không được giải cứu,để hôm sau bị đập chết bằng củiđòn – Trần Quang Vinh sau có làm Bộ TrưởngQuốc Phòng, và cũng chết trong tù Cộng Sản saunăm 1975). Sau Tướng Vinh, bộ đội Cao Đàiđược giao cho một tướng trẻ làNguyễn Văn Thành chỉ huy. Rủi thay, tướngThành cũng lại kéo quân theo Cộng Sản Đệ Tamnốt, khiến Đảng Quốc Gia Độc Lậpkhông còn lực lượng quân sự để tiếp thukhí giới do người Nhật sẵn sàng chuyển giao.(Tướng Thành sau bị án tử hình và bị giamtại Côn Đảo cùng với cụ Trần Văn Ân –khi ra tù ông làm cố vấn cho cụ ở Bộ ChiêuHồi – sau ông bị Cộng Sản liệng lựuđạn sập nhà chết ở Tây Ninh, lúc ông lãnh tráchnhiệm giữ an ninh cho Tòa Thánh). Về phía Hòa Hảo thìĐức Thày Huỳnh Phú Sổ bị Cộng SảnĐệ tam vu khống là việt gian, và bịngười của Cộng Sản khủng bố, nêncũng phải rút khỏi Sài Gòn.

Một thời giansau, tình thế lắng đọng, cụ từ Thái Lantrở về phụ giúp Đức Thày thành lập Đảng Dân Xã, do cụlãnh viết tuyên ngôn vào tháng tám năm 1946, trong mộtcuộc họp tại nhà ông Hội Đồng NguyễnVăn Nhiều, đường Palikao, Chợ Lớn (ítlâu sau Cộng Sản Đệ Tam biết chuyện này,đang đêm bắt Hội Đồng Nhiều chặtra ba khúc, liệng xuống đường mương).Ngoài Đức Thày ra, có mặt hôm đó còn có các ôngNguyễn Văn Sâm và Nguyễn Bảo Toàn. Ít lâu sau, cụcho ra đời báo QuầnChúng, và được Đảng Dân Xã chỉ thịtham gia chính phủ của Tướng Nguyễn Văn Xuân.Trước khi tham chánh, cụ đặt cho TướngXuân ba điều kiện :

* Thứ nhất : cải danh xưng chính phủNam Kỳ Tự Trị thành Chính Phủ Lâm Thời NamPhần Việt Nam, để phá kế hoạch phân lyba miền theo cách thức « chia để trị » củathực dân. Thật vậy, chính phủ lâm thời NamPhần Việt Nam được định nghĩanhư một chính phủ TẠM THỜI của MiềnNam, trong khi chờ đợi một giải pháp thốngnhất. Đó chính là phủ nhận một cách quảquyết chiêu bài « Nam Kỳ tự trị », đặtnguyên tắc thống nhất đất nướchầu dọn đường cho một giải pháp khôngCộng Sản trên toàn lãnh thổ Việt Nam, sau này mớiđược gọi là « giải pháp Quốc Gia ».

* Thứ nhì là khôngchấp nhận cho quân đội giáo phái làm lính « partisan »cho Pháp, không đặt họ dưới sự chỉ huycủa Pháp, để có thể đương đầuvới Cộng Sản mà vẫn giữ đượcchính nghĩa, hầu sau này đi đến sự tổchức một « Quân Đội Quốc Gia », gắnliền với « giải pháp Quốc Gia » vừa nói ởtrên.

* Điềukiện cuối cùng là trong một ngày, ông Xuân phảigặp cụ đầu tiên lúc sáng, và sau cùng lúc tối,để phối hợp làm việc cho hữu hiệu.

Các sự toan tínhgiữa cụ và Tướng Xuân được giữ bímật cho đến ngày chính phủ trình diện HộiĐồng Nam Kỳ. Bài diễn văn ra mắt nộicác của Tướng Xuân do cụ và Nguyễn Văn Sâmsoạn thảo. Các thành viên chính phủ được chobiết nhưng bị cụ hăm dọa, không ông nào dámhé răng. Đến ngày ra mắt, Hội Đồng Nam Kỳbỏ phiếu tín nhiệm nội các mới, khiếnthực dân bị đặt trước một sựđã rồi, không làm sao khác hơn là chỉ thị báo chíém nhẹm chuyện này đi. Hai ngày sau, có hai ngườiCộng Sản đang bị Pháp giam, tự nhiênđược thả, và ra tay bắn chết NguyễnVăn Sâm trên xe buýt ở đường Cây Mai, ChợLớn. Sáng hôm đó, ngày 10 tháng 10 1947, ông Sâm đi cùngvới cụ đến dự lễ kỷ niệm ngàySong Thập ở Tòa lãnh Sự Trung Hoa, rồi cùng vềlàm việc ở báo quán Quần Chúng. Tới chiều, ôngSâm mới đi xe buýt về nhà bạn trong Chợ Lớn.Lúc bị bắt lại, hai hung thủ Cộng Sản khaiđược lệnh giết cả Trần Văn Ân lẫnNguyễn Văn Sâm.

Năm 1948, cụ đề nghị lá cờ vàngba sọc đỏ, lấy ý nghĩa quẻ Càn(biểu tượng Thái Dương như cờ Nhật,mà cũng là phương Nam trong Phục Hy Đồ), màuđỏ (Hỏa cũng thuộc phương Nam,tượng trưng phấn đấu, vui vẻ), màu vàng(đất, quẻ khôn, đối với càn), và kíchthước « tam thiên lưỡng địa », đồngthời cũng có ý nghĩa ba gạch đỏtượng trưng cho ba kỳ hợp trong nền vàngtượng trưng đất nước Việt Nam …

Trong cùng thờigian, cụ đưa ông Phan Khắc Sửu xuống LongXuyên thuyết phục Tướng Nguyễn Giác Ngộkhông theo ông Trần Văn Soái mà cứ tiếp tụcở lại chiến khu chống thực dân. Cụcũng đích thân tới Tây Ninh vận độngchống lại việc ông Lê Văn Hoạch (cựuThủ Tướng) kêu gọi Tòa Thánh lập bộđội thân Pháp. Lập trường của cụ là:bộ đội Cao Đài phải là nghĩa quân cáchmạng chứ không thể tùy thuộc thực dân. Tuy nhiênđiều làm cho thực dân tức giận nhứt làviệc cụ hết sức ngăn cản không đểcho quân đội Bình Xuyên về Đô Thành với thựcdân và lập một vùng biệt lập để quy tụnhững nhóm kháng chiến không Cộng Sản về đó,hầu sau này có được một lực lượngái quốc có chính nghĩa đánh lại Cộng Sản. Saukhi Trung Tá Savani, chỉ huy Phòng Nhì, thất bại trongviệc thương thuyết với cụ đểbộ đội Bình Xuyên ra hàng Pháp, Tướng de la Tourhai lần viết thư đến Thủ TướngXuân hăm dọa : « quá 24 giờ mà ông Ân không ra đi thì tôisẽ không chịu trách hiệm về an ninh của ôngấy ». Tướng Xuân không trả lời. Cụ lầnlựa tới hơn một tháng sau mới quyếtđịnh lấy danh nghĩa Bộ Trưởng Thông Tinđể lên đường công du … Pháp Quốc !

Trước khikhởi hành, cụ yêu cầu các đồng chí nên tiếptục cộng tác với Thủ Tướng Xuân,để trong giai đoạn khó khăn, có thể vừané Pháp, vừa né Cộng Sản. Đa số phảnđối, muốn bỏ vào bưng đánh hai mặt, Phápvà Cộng Sản. Thương tâm nhứt là trườnghợp ông Lâm Ngọc Đường, do cụ đưavào lập Sở Công An cho chính phủ Nguyễn Văn Xuân,trong lúc thực dân nhứt định không chịu giao ngànhCông An Mật Vụ cho chính quyền Việt Nam. Sau khicụ đi khỏi, ông Đường bỏ vào bưngvới Bình Xuyên. Đến khi Tướng Lê VănViễn đem lực lượng Bình Xuyên về vớiThủ Hiến Trần Văn Hữu, ông cô thế, bịCộng Sản vây bắt, đóng nọc vào mắt, tai,mũi, miệng, hậu môn, rồi hành hạ ôngđến hơi thở cuối cùng.

Qua tới Pháp,cụ mở một mặt trận ngoại giao vớinhiều cuộc diễn thuyết, đặc biệt làtại Palais de la Mutualité, Paris, tháng 10 năm 1948, với sựchủ tọa danh dự của ông Chủ Tịch Liên MinhNhân Quyền (Ligue des Droits de l’Homme). Suốt nhiều thángsau đó, cụ không ngừng tiếp xúc với các dânbiểu, nghị sĩ, các nhận vật trong báo giới,văn đàn v.v… để gây cảm tình đốivới nguyện vọng dành độc lập củangười dân Việt.

Năm 1949, nhờsự can thiệp của Đảng Xã Hội (SFIO) vàđảng MRP, chính phủ Pháp buộc phải chấpnhận cho cụ trở về nước. Vừa vềtới là cụ thành lập ViệtNam Dân Chúng Liên Đoàn, gọi là Việt Đoàn,để hậu thuẫn cho giải pháp BảoĐại, được cụ coi như một giaiđoạn quan trọng của sự hình thành giải phápquốc gia. Cụ cũng sáng lập báo Đời Mới,với nhiều cây bút về sau trở thành nổitiếng dưới bầu trời Nam Việt.

Cũng năm 1949,cụ tổ chức « Tiệc Bình Dân » để QuốcTrưởng Bảo Đại vừa về nướccó dịp tiếp xúc với các tầng lớp dân chúng,đặc biệt là những người đang hoạtđộng tại chiến khu. Cũng chính vào dịpđó mà Quốc Trưởng Bảo Đại vàTướng Lê Văn Viễn gặp nhau lần đầutiên.

Năm 1950, cụđược mời đi dự Hội Nghị Hòa BìnhSan Francisco, nhưng giờ chót bị Tướng de Lattre deTassigny tước thông hành không cho đi. Liền hôm sau,Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Dean Rusk can thiệp mờicụ sang Mỹ, nhưng với chủ trương khônglàm bẽ mặt đối phương, cụ khéo léochối từ. Cũng năm đó, cụ làm cốvấn cho chính phủ Nguyễn Phan Long, và, sang năm 1951,vận động thành công cho Việt Nam lầnđầu tiên tham dự một Hội Nghị QuốcTế như một Quốc Gia độc lập, domột cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc tổchức. Đó là Hội Nghị Kinh Tế Viễn Đông(ECAFE).

Năm 1953 cụđề nghị và đứng ra tổ chức Hội Nghị Toàn Quốcquy tụ 212 đai biểu đại diện cho mọithành phần dân chúng. Giờ chót, cụ kêu gọiĐại Hội biểu quyết chống lại mô hình «Liên Hiệp Pháp » vì theo cụ mô hình này che dấu mộtsự lệ thuộc trá hình, làm mất đi chính nghĩacủa chính quyền quốc gia. Cụ đưa rakhẩu hiệu : « Độc Lập mà không liên lập làcô lập – Liên lập mà không Độc Lập là lệthuộc ». Hội Nghị Toàn Quốc bầu chốnglại Liên Hiệp Pháp. Thực dân lại thêm mộtlần nữa bị đặt trước một sựđã rồi. 

\Suốt nhữngnăm từ 1949 tới 1954 cụ đi lại PhápQuốc nhiều lần để vận động chínhgiới Pháp ủng hộ một giải pháp quốc gia chomột Việt Nam độc lập.

Năm 1954, QuốcTrưởng Bảo Đại bổ nhiệm ông NgôĐình Diệm làm Thủ Tướng Toàn Quyền NamViệt. Ông Diệm với cụ là chỗ quen biết vàgiao thiệp tốt đẹp từ hơn mườinăm trước. Sau khi ông Diệm cầm quyền,cụ có gặp lại ông vài lần, lần nào cũng cócảm tưởng đạt đến một sựtương đồng quan điểm. Lúc ấy, cáclực lượng quần chúng Miền Nam đã từngtranh đấu chống thực dân và Cộng Sảntụ tập lại trong một tổ chức tên là Mặt Trận Thống NhứtToàn Lực Quốc Gia, do Đức Hộ Pháp PhạmCông Tắc lãnh đạo. Cụ được mời làmcố vấn cho Mặt Trận này. Cụ cũngđược mời tham gia phái đoàn của MặtTrận tới hội kiến với Thủ TướngDiệm tại Dinh Độc Lập. Phái đoàn còn có cácông Sĩ Thanh, Lai Hữu Tài, Nguyễn Long Thành Nam, NgàiBảo Đạo Lê Thiện Phước v.v… Cụđược mời ngồi cạnh Thủ TướngDiệm và phát biểu đại ý như sau:

 «Thưa Thủ Tướng,dư luận đến từ những người thâncận với Thủ Tướng thường đềra những phê phán khắt khe về Giáo Phái, cho làngười Giáo Phái dơ dáy, dốt nát, không đứngđắn. Tuy nhiên, xin Thủ Tướng nhận chorằng : dân có dốt, có hư, mới cần đếnThủ Tướng, mới phải mời ThủTướng lại cai trị họ. Họ thiếu ănhọc, chân lấm tay bùn, nhưng họ là ngườicủa đất nước này. Đời sốngcủa họ gắn liền với đồng quê lầylội kia, và khi cần, họ sẽ không ngần ngạiliều chết để bảo vệ vùng đấtấy. Đám trí thức và trưởng giảđược những người thân cận ThủTướng quý trọng, đến khi hữu sựsẽ lo vắt giò lên cổ mà chạy trước.Những người ấy khôn ngoan và có nhiềuphương tiện, họ đi đâu mà chẳngsống được ? Ngược lại, chính vìngười Giáo Phái nghèo nàn thất học, mà họchỉ có một đường sống duy nhứt, đólà sống với quê hương, và chết một cách duynhứt, đó là chết trong lòng ruộng đồngcủa tổ tiên họ để lại.

ThưaThủ Tướng, mục tiêu của chúng ta ngày nay làngăn cản không cho Cộng Sản tràn xuống NamViệt. Người dân quê Giáo Phái, với tín ngưỡngchân thật và tình ràng buộc với quê cha đấttổ, chính là lực lượng chống Cộng Sảnhăng say nhứt của Miền Nam này. Dựa vào họlà dựa vào quần chúng, là lấy sức mạnh từngười dân. Xa rời họ là ly khai với quầnchúng, là lấy thế lực bên ngoài để cai trịdân. Xin Thủ Tướng xét rõ ».

Thủ TướngDiệm tỏ vẻ đồng ý, nhưng chỉ hứasẽ « xem lại » vấn đề …

Ít lâu sau sảy racuộc xung đột giữa chính phủ Ngô ĐìnhDiệm với các lực lượng thành viên củaMặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia. Cácbộ đội Hòa Hảo và Cao Đài dần dầnthất thế. Tướng Trình Minh Thế ngả theochính phủ. Lực lượng Bình Xuyên rút ra chiến khuRừng Sát. Cụ và phần lớn trí thức thành viêncủa Mặt Trận cũng buộc phải rút theovới họ. Một thời gian sau, cụ và ông NguyễnHữu Thuần vượt vòng vây ra gặp Tỉnh TrưởngBiên Hòa là ông Nguyễn Linh Chiêu (anh của Dược SĩNguyễn Quốc Nam hiện ở Paris), tuyên bố :muốn thương thuyết. Ông Chiêu tiếp đãicụ niềm nở, mời ăn sáng, rồi đưađi gặp ông Mai Hữu Xuân. Sau đó cụ thươngthuyết với các ông Dương Văn Minh và NguyễnKhánh trên một chiếc tàu suốt ba hay bốn ngàyliền. Đang lúc ấy thì có ông Hồ HữuTường từ chiến khu ra tới. Ông Tường nhậnđem bản thỏa hiệp về bưng choTướng Lê Văn Viễn quyết định. Cụvà ông Thuần ký giấy ở lại không trở vềchiến khu. Tiếp đó, cụ bị kết án tửhình và bị giam tại Côn Đảo suốt chín nămdài.

Trong tù, cụ chuyêncần thiền định, nối lại với lốisống tu hành lúc nhỏ dưới ảnh hưởngcủa bà nội và ông bác Minh Sư… Cụ cũng cốcông tìm tòi hiện đại hóa Triết Học ĐôngPhương, và để giải trí, cụ làm thơcũng như dịch được hơn sáu trăm bàithơ Trung Quốc đủ mọi thời đại.Ngoài ra, cụ dạy Hán và Anh Văn cho bạn cùng khám, vàkhuyên nhủ cải thiện được haingười thường phạm tử hình vì can tộisát nhân.

Tháng 11 năm 1963,anh em ông Diệm bị sát hại. Cụ vẫn tiếptục ngồi tù. Mãi tới ngày 7 tháng 2 năm 1964, sau khiTướng Khánh «chỉnh lý» Tướng DươngVăn Minh, cụ mới được thả(tướng Khánh là cháu họ xa, kêu cụ bằngcậu). Nhìn lại chín năm tù tử tội, vớinhững lúc bị nhốt dưới hầm tàu vớiheo, với «kỷ niệm» hai năm trường bịcòng chân, sáu tháng nhốt hầm tối «cachot», cụ khônghề tỏ lời oán hận. Cụ nói: «mong ông Diệmthành công, và chỉ lo mất nước trong tay CộngSản».

Khi ra tù, cụđã lớn tuổi. Với quá trình đấu tranh khôngngừng nghỉ từ năm 1926, và sau chín năm tù tửtội cam khổ, người ta có thể nghĩ rằngcụ sẽ dành những năm tháng còn lại củacuộc đời để nghỉ ngơi hưởngnhàn. Tuy nhiên, cụ đã cương quyết chốitừ cái quyền được an dưỡng tuổigià hoàn toàn chính đáng đó, để lại lậptức tiếp tục dấn thân vào con đườngphục vụ đất nước. Cụ bất kểđịa vị to lớn của mình trong các giaiđoạn lịch sử đã qua, để không ngầnngại hòa mình vào chính trường lúc đó, thậm chínhận lãnh những chức vụ mà nhiều ngườicho là không xứng đáng với tầm vóc của cụ,như : Tổng Trưởng Thông Tin, Tổng TrưởngChiêu Hồi, Chủ Tịch Ủy ban Soạn ThảoSắc Luật Bầu Cử Quốc Hội LậpHiến, Ủy Viên Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia,Phụ Tá Đặc Biệt Văn Hóa Chính Trị PhủTổng Thống, Cố vấn Phái Đoàn Việt NamCộng Hòa tại Hội Nghị La Celle St Cloud v.v… Cũngtrong thời gian này, cụ nhiều lần đượcmời đi nói chuyện tại quốc ngoại, vớinhững thành quả hiện còn được nhiềungười trong cũng như ngoài nước thánphục.

Sống đờilưu vong tại Pháp Quốc, cụ và phu nhân nốikết những chuỗi ngày an bần lạc Đạo,ăn tiền trợ cấp xã hội, ở trong một cănphố dành cho người nghèo (HLM – Habitation à loyer modéré).Suốt cuộc đời trải dài một thếkỷ, với bao nỗ lực đấu tranh, cụđã không mưu cầu được gì cho bản thân vàgia đình mình. Trong cuộc sống nghèo nàn nơiđất khách, cụ dành thời giờ gây dựngkiến thức cho bạn trẻ, những mong cóngười tiếp nối chí nguyện của mình, vàchuyên tâm ghi lại những kỷ niệm lịch sửcủa cuộc đời cụ, để cho hậuthế khỏi rơi vào những nhận định sailạc, lấy từ những tài liệu của thựcdân hay của đám trí thức thiên tả chuyên chạy theothị hiếu thời thượng mà bóp méo sựthật . Nhắc lại những kỷ niệm xưacũng là dịp để cụ tưởng nhớ cácbạn « đồng tâm đồng đức », đãđem sanh mạng máu xương lót trải trên conđường lịch sử nước nhà. Hàng năm cụkhông quên cúng giỗ từng người, Đức Thày,Sâm, Ngà, Thâu, Thạch, Hùm, Chánh, La Anh, Châu Lực, v.v… 

Khi sức khỏedần dần suy sút, hình ảnh của cụ như lumờ đi trước những tử đệ vẫnthường quen với vóc dáng và phong độ củamột Trần Văn Ân hùng hồn mạnh dạn, củanhà hùng biện dấy động lòng người, củangười đấu sĩ luôn hăng hái dấn thân,của bậc triết gia thông thái, kiến thức mênh mông,của nhà chính trị tinh tế, với óc nhậnđịnh sâu sắc và trí thông minh làm kinh ngạcngười đối diện, của nhà vănđầy hứng cảm, hồn thơ dào dạt,của một Trần Văn Ân hào hoa, với giọng nóitiếng cười luôn đem lại hứng khởitươi vui … Khi ấy, khi ngôi sao Trần Văn Ân khôngcòn chiếu sáng như xưa, thì những anh em còn quâyquần bên cụ lại được chiêm ngưỡngmột gương sống khác : đó là gươngtận tụy hy sinh gần như toàn diện, vớinụ cười đạo đức, bình thảntrước nghịch cảnh, của phu nhân củacụ. Quả thực, cụ và phu nhân đã nốitiếp nhau thể hiện qua cuộc sống hằng ngày,cái tinh thần VÔ CẦU BẤT CHẤP mà cụthường nhắc nhở.

Ngày hôm nay xin cáovới Đất Trời: Trần Văn Ân, Pháp Danh QuangHuy, đã từ biệt cõi đời, hòa trong HỒNNƯỚC, tìm về CHÂN NHƯ, trong GIẤC NGỦ MUÔNĐỜI …

Trong giấc ngủmuôn đời

Xindang tay đón người

Đặt người trong ánh sáng

Nguồn sáng của Bầu Trời

(phỏng theo Esdras)