Năm Thân nói chuyện Khỉ

Một chút về nămcon Khỉ, năm Bính Thân 2016

          Theo cách tínhcủa âm lịch, năm được đặt tên theo mườican - thập can: Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quí; vàmười hai chi - thập nhị chi: Tý, sữu,dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất và hợi.  Con KHỈ chiếm hàng thứ 9 trong “thập nhịchi”. Mỗi chi luôn luôn đi chung với một “can” trong “thập can” bên trên. Năm 2015 là năm Ất Mùi, vậy năm 2016 là năm Bính Thân.

                  

          Cứ tiếp tục theo thứ tự của mười can từ “Giáp” cho tới “Quý”thì “mỗi mười năm có một năm bắt đầu bằngchữ “BÍNH”.   Theo theo thứ tự củamười hai chi thì “mỗi mười hai năm mới cómột năm Thân”.  Mẫu số chung của 10và 12 là 60.  Vậy phải sáu mươi năm sau(2076) mới có một năm “Bính Thân” nữa. Nếu tính ngược lại thì năm 1956 là năm “BínhThân”. 

Bài Thơ về Thập Can và Thập nhị Chi

Bài thơ sau đây, tác giả vôdanh, giúp chúng ta dễ nhớ tên năm đúng theo Thập Can và Thập nhị Chi trong 12năm tới:

          2016:   Bính Thân con khỉ rừng vong

                    Cái đít chai ngắt, đầu không có sừng.

          2017:   ĐinhDậu là con gà rừng

                      Có mỏ có mòng hay gáy ó o.

          2018:         MậuTuất là con chó cò

                    Hay nằm cạnh lò lổ mũi lọ lem.

          2019:   KỷHợi con heo ăn hèm

                    Mấy khi cúng tế chả nem đủ dùng.

2020:         CanhTý con chuột cống lang

                   Haytha trứng vịt xuống hang bỏ rày.

2021:  Tân Sữu con trâu kéo cày

                   Ngoàiđồng hai buổi ăn rày cỏ khô.

          2022:         Nhăm Dần con cọp ngoài rừng

                   Tiếngkêu vang lừng hay chụp bắt heo.

            2023:       Quý Mảo là con mèo ngao

                   Haykêu hay gào hay khóc hay than.

            2024;       Giáp Thìn là conrồng vàng

                   Nhữngkhi cần nước Ngọc Hoàng sai đi.

          2025 Ất  Tỵ conrắng ròng ri

                    Ở dưới mương lạn mấy khi lên bờ.

          2026 Bính Ngọcon ngựa chạy mờ

                    Nó đi một buổi mười giờ không sai.

2027  Đinh Mùi con dê râu dài

Cái đuôi ngúc ngoắt, cái đầu có chong

          2028 Mậu Thân con khỉ rừng vong

                   Cái đít chai ngắt, đầu không có sừng.

 

 

CHỮ KHỈ TRONG TỰ ĐIỂN

TheoTự điển Việt Nam- Ban Tu Thư KhaiTrí (1971), Khỉ: 1- còn gọi viên, hầu. Loại động vật, có vú,lông nhiều, bốn chân giống như bốn tay, hình thù gần như người: khỉđàn, khỉ đột, khỉ sóc (loại khỉ nhỏ); 2-tiếngmắng: Đồ khỉ! Con khỉ! Khỉ già! 3-Khỉ đọc trại từ khởi như: Khỉ sự(khởi sự).

Theo Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức – Lê Ngọc Trụ: Khỉlà động vật có vú; 4 chân có bàn trũng, ngón dài biết nắm, trèo cây giỏi, sóngbằng cay trái và ngũ cốc.  Loài khỉ cóthể bắt chước một số cử động của người, và phá khuấy.  > thành ngữ “hát khỉ”,  “nhăn mặt khỉ”, “liến khỉ”, “khỉ quá”. 

Trong tiếng Việt “không có khỉ khô gì” hay “ không được khỉ cùi gì”  hoặc “không được khỉ đột gì” = chỉ chuyệnkhông có kết quả.  “Khỉ già” chỉ ngườigià yếu.  “Khỉ khọn”, chỉ trẻ em hay lýlắc, trững giởn.  “Khỉ ho cò gáy” = vắngvẻ, xa xôi, ít người cư ngụ, không người lui tới.

 

CON KHỈ TRONG CA DAO, THÀNH NGỮ, BÀI LÝ

Đồng bằngĐồng Nai - Cữu Long, ven bờ sông, rạch có rất vô số những cây bần.  Theo học giả Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, câybần :

          “Cũng gọi là thủy liễu, loại cây to mọc dựa bờ nước, lánhiều, nhành yếu, bông trắng, trái tròn dẹp, có đài dầy,  nhọn ở gần cuống, ăn chua và chát(Sonneratia).”

   Các rừng bần, nơi ẩn náu, và là nguồn thựcphẩm của khỉ, còn là nơi cư trú của vô số con đôm đốm.  Ban đêm, ánh sáng đôm đốm lập lòe ven sông,là một bức tranh đẹp khó tả, thay đổi tùy theo tâm trạng của người ngắmtranh. 

Bần già đốm đậu sáng ngời

                      Lỡ duyên tại bậu trách trời sao nên. 

          Hoặc:  Bần de đôm đốmbu quanh

                        Lập lòe sáng tối, lònganh nhớ nàng.

                       

Hàng dừa soi bóng Hàm Luông,

                   Bần de đốm đậu, qua buồn nhớ em.      

Sau đây là vài ba câu ca daoliên quan đến con khỉ và cây bần do các bạn già ghi lại:

                   Tuổi thân con khỉ ăn bần

                        Chuyền cây hái trái lọtùm xuống sông. 

          Hoặc:   Cây bần de(hay gie) cây bần ngả cây bần quỳ*

                       Cảmthương con khỉ đột lấy gì mà ăn.

 *de:Nghiêng ra ngoài; quỳ: Khuỵu xuống.

 

                   Chiềuchiều cõng Mẹ qua đèo      

                    Chim kêu, vượn hú, khỉ trèo trên cây!

Lên non thiếpcũng lên theo

                                                            Tay vịn, chân trèo, hái tráinuôi nhau.

                              (đúng là sự chung tình của loài khỉ?)

                       -Đi đâu cho thiếp đi cùng

                        Đói no có thiếp, lạnh lùng có nhau.

                                                                         ( và đây là sự chungtình của loài người)

 

Thêm vào, trong văn chương VN còn có rất nhiều thànhngữ liên quan đến khỉ:

          - Cầukhỉ (cầu tre hay cây), rất mong manh, khó đi - Đồ khỉ – Khỉ khọt – Làmtrò khỉ – Khỉ mắc phong– Nuôi ong tay áo, Nuôi khỉ dòm nhà (nuôi ngườikhác và họ trở mặt làm chuyện không tốt cho người nuôi họ) - Khỉ ho cò gáy,chó ăn đá gà ăn muối, chỉ vùng xa ít người lui tới- Rung cây nhát khỉ(khỉ leo cây giỏi, rung cây, nó không sợ té, dọa người khác không có hiệu quảvì dọa không đúng người) – Mượn oai hùm nhát khỉ-

         Tôn Thọ Tường khuyênPhan Văn Trị không nên chống Pháp vì Pháp quá mạnh

                             “Miệng cọp, hàm rồng, chưa dễ chọc

                             Khuyên đàn con trẻchớ thài lai!”

        Phan Văn Trị chống lại lời khuyên của Tôn Thọ Tường, không “ke”(care)

                              “Đừng mượn oaihùm rung nhát khỉ       

                                Lòng ta sắt đá, há lunglay”    

               Ngoài ra còn có những thành ngữ có nghĩa tương tợ: -Đườiươi giữ ống – Dạy khỉ trèo cây, Dạy đĩ vén váy - Vẽ đường cho hưuchạy - Nhăn nhó như khỉ ăn ớt-  Payeren monaie de singe!( trả bằng lờisuông, hứa hẹn láo khoét) – Đoạn trường     

Thơ dùng khỉ châm biếm :

               Về các ông học thức ngày xưa:

                               “Cử nhân, thằng Ấm Kỷ

                                  Tútài, con Đô Mỹ

                                  Học thế, cũng đòi thi                

                                  Ôi, khỉ ôi là Khỉ!”

                                 (Trần Tế Xương)

                                          Vềnhững người có cấp bằng ở các đại học cộng sản ngày nay:

                                                                                       “Đầy đường khoe Tiến sĩ

                                  Rương chất đầy Thạc sĩ

                                 Sài Gòn mưa ngập lụt

                                 Lội bì bỏm như Khỉ!”

                                      (DươngTử  Sept.16,2015 )

                          

      Thơ Ngụ Ngôn

                               Con khỉ với trái chanh

                                Con Khỉ hái một trái Chanh

                              Tưởng rằng trái chín trên cành thì ngon         

                              Cái ruột chua lét, cái vỏ bòn hòn

                              Cắnrồi liền nhả, lăn tròn trái chanh!

                             Ghê răngkhỉ mới dặn mình

                             Phải dò trong ruột, chớ tin bềngoài!”

                               (Quốc Văn Giáo Khoa Thư)

 

                                                                                           Khỉ con, khỉ đột với trái bàng

                         “Khỉ con hái trái bàng xanh

                            Cắn hoài không bể, tức mình mớithan:

                           “Củathấy đó, khó nỗi ăn

                             Quả bàng cứng ngắt, Mẹrằng là ngon!

                            Ai đời già gạttrẻ con

                            Quả bàng tao ném, quỷ ônăn mầy!”

                             Khỉ đột ở dướigốc cây

                            Lượm bàng, lấy đá đậprày bể hai        

                            Tay bóc lủm, miệng ngốn nhai

                            Đáp rằng:” Mẹ bậu có sai đâu nà.

                            Hột bàng béo thể đậu ta

                             Muốn ănthì bỏ vỏ da bên ngoài.

                            Ở đời phải nhớ hoài

    Không ra công khó, mấy ai no lòng                                                                                                                                                                                                                         (Quốc Văn Giáo Khoa Thư)                                 

 

Dân ta dùng con khỉ và cây bần,sáng tạo ra bài Lý Con Khỉ, nói vềchuyện hẹn hò của trai gái miền Cửu Long Giang:

Nam:          Ngó lên cao chót dót; Bân rồi lại cầybân

                   Tôithấy cái con khỉ đột, nó ăn nó ăn trái bần

                   Tang thínhtình tịnh tang (2 lần)

          Nữ:   Hởi người contrai đang hò hát kia ơi!

          Nam:   Hí hí hí: gặprồi, có gì đó cô em?

Nữ:   Nghe tôi nói nè:

                   Cấm không cho cất bước,   Không được phép rời chân

                   Hảy mau mau đứng lại, Nghe  tôi hỏi thăm đôi lời:

                   Sao nỡ đành lòng đi? Sao ngảnh mặt làm ngơ?

Nam: Xin ai kia cứ hỏi, Tôi đây sẵn sàng nghe

                   Nhưng xin hãy nhẹ lời, cho tôi đỡ đau lòng

                   Có cần gì nơi tôi, Xin nói liền em ơi

          Nữ:       Hỏng thẳng cho người ta nói, Lạm gì gắp “dử”vậy.

                    Hảy lắng nghe tôi hỏi:  Sao lại bước vào đây?

          Nam:   Vì tôi thấy emxin đẹp; Nên bâng khuâng trong lòng

                   Muốn được gần em thôi, Muốn đôi mình nên duyên.

          Nữ    Ối trời ơi, . .. chết được.

 

TÔN NGỘ KHÔNG:

CON KHỈ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN TÂY DU

SửTàu ghi rằng vào đời nhà Đường, có vị sư tên Trần Huyền Trang đã vượt núi, băngrừng đi hàng ngàn dặm đến nước Thiên Trúc (Ấn Độ), phía Tây của nước Tàu, thỉnhđược 3 tạng kinh Phật – Tam Tạng Kinh Điển - đem về Trung Quốc (Tàu) và để ranhiều năm để dịch sang chữ Tàu. .  Do đó,ông còn có biệt danh là Đường Tam tạng, hay Tam tạngPháp  - pháp đây làChánh Pháp, - vị sư nhà Đường rành về Tam tạng Kinh Điển.

          Chỉ cóhai người mang biệt danh “Tam tạng” nầy.  NgoàiĐường Tam Tang, vị sư thứ hai là một người Ấn tên Kumarajiva.

Tam tạng Kinh điển: là một bộ kinh sách lớn gồm có 3 phần hay ba tạng - tạng= giỏ đựng sách hay kho sách. Ba bộ sách đó là:

-  Luậttạng (dịch nghĩa củachữ Vinaya Pitaka) gồm 5 quyển nóivề giới luật trong Phật giáo, ngăn cấmnhững hành vi tội lỗi.

-   Kinh tạng (S: Sutra Pitaka). 

Kinh là chữ gọn của Khế kinh dịch nghĩa củachữ Sutra hay Sutta = những bàigiảng về lý thuyết và phép tu tập của Phật.

Kinh tạng hay Khếkinh gồm 5 bộ về kinh kệ.  Kệ= bài thơ tóm lượt ý chánh trong một đoạn kinh hay cả quyển kinh cho dễ nhớ,nhưng “kinh kệ” đi chung chỉ tất cả cáckinh.

- Luận tạng (S: Abhidharma Pitaka): Gồm 7 bộ luận vớinhững bài giải thích thêm cho kinh được rõ nghĩa hơn.  Trung Hoa còn gọi là Vi diệu pháp. 

         

          Nhữngsơ lược bên trên là những sự kiện lịch sữ.

Nhưng sau nầy, một số nhà văn Trung Quốc viết lại câuchuyện trên, biến hai nhơn vật “đệ tử” phò tá của Trần Huyền Trang thành 2 nhơnvật có tính cách huyền thoại. Nhơn vật đầu là “Trư Bát Quái”, có mặt giống conheo.  Chúng tôi miễn bàn về ông họ Trư(heo) vì năm 2016 không phải năm Hợi. Nhơn vật thứ hai là một người có hìnhdáng giống khỉ hơn người, có biệt danh là Tôn Ngộ Không - TNK.  Sau đây là tranh vẽ hình TNK trong tiểuthuyết của Trung Quốc (trích từ Wikipedia).

Theo Tây Du Ký, TNK sinh ra từ đá ở núi Hoa Sơn – dođó cũng được gọi Thạch Hầu - rất thông minh, võ giỏi nhờ có Hầu Quyền (võ theođiệu khỉ), có nhiều tài phép thần thông – thất thập nhị huyền công, hay 72  phép biến hóa. Nhưng đồng thời có khi TNK lạirất bướng bỉnh.  Sư Trần Huyền Trang nhờcó TNK giúp đỡ, vượt biết bao khó khăn, nguy khốn, trên đường dài vạn dậm mớiđến được Tây Trúc và thỉnh được 3 tạng kinh đem về Trung Quốc. Khi TNK làm đệtử của nhà sư Trần Huyền Trang, Phật đã biết tánh khí bất thường của TNK, nênđã tròng trên đầu TNK một chiếc vòng mà TNK không thể nào lấy ra được.  Phật cũng dạy cho Sư Huyền Trang một câu thầnchú dành khi nào TNK nổi loạn, phá phách hay không nghe lời dạy bảo thi SưHuyền Trang niệm chú, vòng kim cô siết lại làm TNK nhức đầu kinh khủng nên phảithần phục làm theo sự chỉ dạy của Sư Huyền Trang mới thoát khỏi đau đầu.

Tôn Ngộ Không – TNK - còn có danh hiệu Tề Thiên Đại Thánh (thánh lớn bằng Trời).  Theo Tây Du Ký, chính Ngọc Hoàng – Ông Vuatrên Trời – phong cho TNK tước hiệu nầy theo lời yêu cầu của TNK. Thêm vào còncó nick name là Mỹ Hầu Vương – “Vua Khỉ Đẹp. TNK còn có tên Tôn Hành Giả - người tu hành họ Tôn.  Nhưng còn Tôn Ngộ Không do đâu mà ra.  Có người giải thích: Tôn là Con Khỉ đã tuhành lâu đời và thấy được (Ngộ) tính Không trong Phật giáo. Do đó có tên TônNgộ Không.

 

CÁC LOẠI KHỈ

Có rất nhiều loại khỉ. Loại khỉ nhỏ bằng nắm taygọi là khỉ sóc.  Loài khỉ to lớn, khỉ đột, như là Đười ươi, Hắc tinh tinh, Apes, Chimpanzé,Orang-outang, có thể cao tới 1m40, nặng 75 kg có thể sống đến 50 năm. Loạikhỉ chó như khỉ đít đỏ., khỉmặt đỏ hung dữ, răng nanh dài đe dọa những ai đến gần,        

Đặc tính:

 -Khỉ là giống động vật ăn trái cây(frugivorous), sống trên cây (arboricole), có vú (mammal), giống người(anthropoid), thuộc loại linh trưởng ( người và khỉ primates)

             -Khôn ngoan gần như người, láo cá, lém,không trung thành ( khác với chó), có thể phản  chủ, cắn chủ.

              -Sốngthành bầy, có tổ chức, có trưởng đàn, chống lại sự xâm nhâp từ bênngoài, biết đề cao cảnh giác, báo động...

               -Giỏitài bắt chước, cho nên nếu có nuôi khỉ trong nhà thì có những việclàm không nên cho khỉ thấy như cắt cổ gà, mở bếp ga chẳng hạn, chúngcó thể bắt chước gây nguy hại.

               -Giỏi bơi lội, leo trèo, chuyền cây, cóloại biết bay từ cây nầy sang cây kia nhờ có màn da chăn từ tay đếnthân mình

                -2bàn tay, 2 bàn chân và cái đuôi (nếu có) có thể xử dụng nắm bắt như5 bàn tay.  Khỉ đột có thể đi bằnghai chân, chỉ chóng tay xuống đất khi cần.

                -Khỉcái rất thương con, cho con bú, bảo vệ con chống lại các mối nguyhiểm, kể cả khỉ đực (hay bắt nạt, đánh, cắn  khỉ con). Cho con đeo trên lưng hay trướcngực, luôn nắm tay chân hoặc đuôi con để giữ con lại khi chúng muốnchạy đi.

                “Tấm lòng của mẹ” nơi khỉ cái  còn thể hiện trong việc gần đây, ở ChâuPhi, một con  khỉ cái đã “ăn cắp”một em bé, ôm em bé chạy đi khi bị bà mẹ phát giác và tri hô lên, bịcả xóm truy lùng gắt gao, nó phải vứt em bé lại, nhưng chẳng may embé bị thương và chết sau đó trong sự thương xót của mọi người.. 

          

 Ảnh hưởng Khỉ trên đời sống dân Việt:

Một số người tin rằng tên của 12 con giáp từ Tý tới Hợi, có  ảnh hưởng đến tánh tình, vận số củacá nhân và xã hội, vận nước, tình hình Thế giới. Thí dụ, nói riêngvề người, nữ phái tuổi THÂN hoặc tuổi DẦN, có cuộc sống gia đình,chồng con trắc trở, chậm trể, không suôn sẻ, có khi phải đôi ba lần.

“Người ta tuổi Thìn tuổi Dần

                        Còn tôi tuổi Ngọ tuổi Thân chán đời!

 Tuổi Thìn – con rồng, sungsướng, thảnh thơi, bay lượn trên không, tuổi Dần con cọp, uy quyền (chúa tể sơn lâm). Vua  Chúa chọn Rồng (Thìn) làm biểu tượngRồng đồng nghĩa với Long.  Do đó bãibiển vua tắm là “Long Beach”,đồng hồ vua đeo là “Longine”,  Thời gian dài Vua nghỉ ngơi là “Long time” (tiếng Pháp: Longtemps), và ông vua thích nhảy đầm cóbiệt danh là Long Mắc (lắc mông).Xin lỗi đùa một tí cho bài viết đở khô khan.

 Tuổi Ngọ, con ngựa cực khổ, vất vã, kéoxe, kéo bừa, người cởi, tuổi THÂN hẩmhiu, ế ẩm, đầy bất trắc, sống trong rừng trong bụi. Nếu thêm CanCanh hoặc Mậu nữa thì rấtxấu: Canh Thân, canh cô mồquả,  Mậu Thân, Mậu tiếng Tàu khựa có nghĩa là không, trớt quớt: mậu hẩu (khôngtốt), mậu lúi (hết tiền)

               Một TẾT MẬU THÂN kinh hoàng(1968). Việt Cộng sát hại nhiều ngàn thường dân vô tội trong cuộctổng khởi nghĩa của chúng, nhất là ở Huế. Cứ mỗi lần khởinghĩa là có giết chóc, tàn sát: vụ Xô Viết Nghệ Tỉnh ởNghệ An, Hà Tỉnh, vụ Quỳnh Lưu,vụ Đồng Khởi, Bến Tre...          

Còn vận nước hay tình hình thế giới cũng thế. SấmTrạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên đoán vận mệnh thế giới như sau:

                                     Mãđề, Dương cước,anh hùng tận

                                     Thân, Dậu, niên lai kiến thái bình”

Cuối năm con Ngựa (Mã) và con Dê (Dương, Mùi) đã  bắn giết nhau, tàn sát nhau nhiều lắm rồi (anhhùng tận).  Hy vọng năm Thân (con Khỉ)và năm Dậu (con Gà) sắp tới,  thếgiới sẽ được hưởng Hòa Bình (kiến thái bình), không còn chiến tranh,giết chóc lẫn nhau nữa! Mong được như thế! Mong thay mong thay.

Nhândịp Tết Bính Thân, chúng tôi xin chúc quý vị một chữ thôi:  Chữ PHÚC, vì chữ PHÚC luôn luôn gồm cả PHÚCĐỨC HẠNH và PHÚC LỘC THỌ.

 

*DươngTử bút hiệu của Gs. Dương Ngọc Sum, cựu Thanh Tra Bộ Giáo Dục VNCH

Huntington Beach 10-15-15