I - KHỔNG TỬ BẬC THẦYCỦA MUÔN ĐỜI
Khổng Tử ra đời năm551 trước Tây lịch. Ngài là người nước Lỗnay thuộc vùng Sơn ĐÔng ở phía Bắc nướcTrung Hoa. Lúc mới lên ba tuổi Khổng Tử đã phảichịu cảnh mồ côi cha. Năm 19 tuổi Khổng Tửđã lập gia đình. Cuộc đời đi làm việccũng bắt đầu từ đó với chức vụrất khiêm nhường là “Ủy lại” là chức coi việcthóc lúa trong kho. Ít lâu sau Khổng Tử được giữchức vụ trong coi nuôi bò để dùng trong vấn đềtế lễ. Khổng Tử rất thích nghiên cứu họchỏi, nhất là về những gì liên quan đến lễnghi, đến văn hóa và sử ký nước Tàu. Khoảng29 tuổi Khổng Tử nhờ con của Lỗ Hầugiúp đỡ phương tiện để đi đếnLạc Ấp (kinh sư của nhà Chu) để học hỏi.Ở đây có nhà Minh đường do triều đình lậpra để chứa các luật lệ, thu tập nhữngbảo vật cùng những di tích của các bậc thánh hiềnđời trước (xem như là văn khố và bảotàng viện của chúng ta bây giờ vậy.) Nhờ đóKhổng có cơ hội để khảo cứu tườngtận các nghi thức tế lễ, các thể chế nơimiếu đường cũng như các nơi giao tế.
Học hỏi ở Lạc Ấpđược một thời gian Khổng Tử mớitrở về nước Lỗ. Cuộc đời đidạy học của Ngài bắt đầu từ đó,tiếng tăm của Ngài bắt đầu đượcđồn xa, số học trò theo học càng ngày càng đông.Nhưng đến năm 517 trước Tây Lịch, lúc nầyKhổng Tử đã được 35 tuổi, nướcLỗ trải qua cơn loạn lạc, Khổng Tử phảisang qua sống ở nước Tề một thời gianhơn năm năm. Mãi đến năm 511 trước Tâylịch Ngài mới trở về nước Lỗ đểsan định sách vở. Lúc này Ngài đã được 42tuổi. Ngài vẫn tiếp tục dạy học. Họctrò của Ngài rất đông. Họ đến từ nhiềunơi trên khắp nước Tàu. Khổng Tử rấtvui với cuộc đời dạy học và bầu bạnvới nhiều người từ phương xa đến,như Ngài đã nói trong quyển Luận Ngữ:
“Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ?
Hữu bằng tựviễn phương lai bất diệc lạc hồ?”
Ý nghĩa của câu nầy là:“Học và thường luyện tập chẳng đẹplắm sao? Có bầu bạn từ phương xa tìm đếnnhư vậy chẳng vui lắm sao?”
Tuy nhiên nhà giáo dù có yêu nghề,yêu thương đệ tử đến đâu cũngkhông thể quên được nợ núi sông. Học không phảichỉ để “tu thân” với “tề gia”, nó còn đòi hỏingười ta phải đem tài đức của mình ra để“trị quốc” và giúp “bình thiên hạ” nữa. Khổng Tửlà bậc thầy đã dạy người ta phải “tu, tề,trị, bình” thì không thể không tự mình áp dụng chủtrương đó. Ngài phải đem “vương đạo”ra thi thố, phải phổ biến chủ trương vàchánh sách chánh trị, đạo đức ở các nơitrên nước Tàu. Do đó mà ngài đã tạm ngưng việcdạy học để ra chấp chánh một thờigian. Theo lời mời của vua nước Lỗ, Ngài ragiữ chức Trung Đồ Tể, tức là Kinh Thành PhủDoãn (như Đô trưởng bây giờ.) Sau đó ít lâu đượcthăng lên chức Đại Tư Khấu, cũng nhưHình Bộ Thượng Thư, tức như Tổng TrưởngTư Pháp ngày nay. Và sau cùng được cử làm NhiếpTướng Sự, quyền nhiếp việc chính trịtrong nước như Thủ tướng của mộtquốc gia vậy.
Tuy nhiên vì Ngài là người hếtmực đạo đức, chỉ muốn đem Vươngđạo ra thi thố trên đời, cho nên chánh sách cai trịcủa Ngài tuy có lợi cho nhân dân vẫn không đượccác vua chúa thời đó trọng dụng. Lý do dễ hiểulà vì thứ chánh trị đạo đức đó chỉcó lợi cho dân mà không thỏa mãn được lòng tham quyềnquý cao sang của vua chúa lúc bấy giờ. Khổng Tử vàmột số ít đệ tử trung thành đã đi chu duthiên hạ suốt mười mấy năm trời khôngtìm được một nơi nào để có thi hành vươngđạo nữa. Sau 14 năm chu du khắp nước Tàumà không được ai dùng đến trong việc trịnước. Ngài lại trở về nước Lỗ, sốngnhững ngày còn lại của cuộc đời nơi quênhà. Lúc này Ngài đã được 68 tuổi.
Năm 474 trước Tây lịch,một hôm Khổng Tử dậy sớm đi tới đilui trước cửa vừa hát:
“Thái Sơn kỵ đồihồ?
Lương mộc kỵhoại hồ?
Triết nhân kỵ ngụyhồ?
(Tạm dịch)
“Núi Thái Sơn có lẽ sẽđổ chăng?
Cây lương mộccó lẽ sẽ nát chăng?
Người hiềntriết có lẽ sẽ nguy rồi chăng?”
Bài hát này nói lên tâm trạng củaKhổng Tử khi ngài nằm mộng thấy rằng mình sắpsửa lìa đời. Ngài thuật giấc mộng đócho người học trò thân tín nhất của mình là TửCống biết. Giấc chiêm bao thật là linh ứng. Mấyhôm sau Khổng Tử trút hơi thở cuối cùng. Ngài thọ73 tuổi.
Khổng Tử mất rồicác đệ tử vô cùng thương tiếc. Ai cũng đểtang ba năm. Có hơn 100 đệ tử làm nhà ở gầnmộ Khổng Tử cho đến khi mãn tang. Riêng Tử Cốngthì đã ở đó đến hơn 6 năm.
Tư Mã Thiên trong phần thuậtlại cuộc đời của Khổng Tử đã viết:“Tôi đọc sách họ Khổng, tưởng tượngnhư trông thấy cách làm người của Thầy. Sangnước Lỗ xem nhà thờ Khổng Tử với nàoxe, nào áo, nào đồ thờ, nào các học trò thời thườngđến đó tập lễ, tôi bồi hồi ở lạikhông về được. Nhiều vua chúa và những ngườitài giỏi khi sống rất vẻ vang nhưng khi chếtrồi là hết, chẳng còn gì để lại cho đờisau. Thầy Khổng Tử thì áo vải đạm bạcvậy mà khi mất đi rồi lời dạy của thầytruyền hơn 10 đời mà học giả vẫn còn tôntrọng. Từ Thiên Tử đến vương thần ởnơi xứ Trung Quốc này, hễ nói đến SấmKinh đều phải lấy thầy làm đích. Thật đánglà bậc chí thánh vậy.”
Cuộc đời của KhổngTử là cuộc đời của một nhà giáo dục chânchính, một bực thầy vĩ đại không phải làchỉ riêng Trung Hoa mà còn cho cả thế giới loài ngườinữa. Với Khổng Tử địa vị của ôngthầy đã được người đời xưanâng lên trên cả địa vị của ông cha trong gia đình. “ Quân, Sư, Phụ” sau ông vua là đến ông thầy rồisau hết mới đến ông cha. Người cha cũngcó bổn phận dạy dỗ, giáo dục con cái củamình, nhưng trong xã hội xưa người dạy dỗcon mình nhiều nhất, ngườitheo dõi san sóc vun xới cái vườn kiến thức và đạođức của con mình biến nó thành một vườnhoa tươi tốt người đó chính là ông thầy nó.Làm cho một người trở thành một người cókiến thức có đạo đức sống xứng đángvới ý nghĩa cao đẹp của con người đólà công của ông thầy, của người biết mangtrong mình cái trọng trách “hối nhân bất quyện” (dạyngười không biết mệt). Khổng Tử đã ý thứcđược sứ mạng cũng như thiên chứccao quý của một lương sư. Sứ mạng cũngnhư thiên chức đó là truyền bá cho người đờiđạo làm người hay lề lối sống thếnào để cho cá nhân, gia đình, quốc gia, xã hội loàingười được tốt đẹp, trật tự,hòa bình. Hậu thế đã tôn sung Ngài như bậc thầycủa muôn đời, bậc “vạn thế sư biểu”,bởi chủ trương, đường lối, mụctiêu, phương pháp giáo dục của Ngài chứa đựngnhiều giá trị mà người đời sau phải côngnhận và học hỏi.
Giáo dục là phải đổimới. Nhưng đổi mới ở đây không phảicắt đứt hẳn với quá khứ để khoáclên mình một bộ mặt hoàn toàn mới lạ không liên hệgì tới dĩ vãng. Giáo dục không phải là cách mạng đểcó thể xóa bỏ hết những gì đã có dù tốt, dùxấu. Sự đổi mới của giáo dục có tính cáchliên tục và chọn lọc. Người làm giáo dục phảinghiên cứu học hỏi cái cũ, chọn lấy cái haycái đẹp của quá khứ để từ đó thêmvào cái tốt đẹp của cái mới. Một phầnquan trọng của cuộc đời Khổng Tử đãđược dâng hiến cho việc sưu tầm, nghiêncứu, chọn lọc, san định kinh sách để lưutruyền di sản tinh thần tốt đẹp đó củacố nhân cho thế hệ sau nầy. Khổng Tử đãtừng khiêm nhượng bảo là Ngài chỉ “thuật nhibất tác” (có nghĩa là chỉ thuật lại những gìngười xưa đã nói chớ chính mình không có sáng tác gìmới mẻ), nhưng ngay trong việc thuật lại đócũng đã có phải sáng tác lớn lao của Ngài rồi.Vì thuật lại ở đây không có nghĩa là ghi chép lạitrọn vẹn y như cũ mà là nghiên cứu, sưu tập,chọn lựa, sắp xếp làm thành hệ thống. Đólà một hình thức sáng tác vậy… Vả lại KhổngTử không phải chỉ đào sâu vào quá khứ thôi mà Ngàicòn bổ sung cho quá khứ đó nữa. Cho nên một ông thầygiỏi, theo Khổng Tử phải là người biếtnhững cái mới bằng cách ôn lại những cái cũ.Biết “Ôn cố nhi tri tân” là có thể dạy đượcngười khác vậy. Trong chủ trương trên ngườita thấy có tinh thần khiêm nhường để họchỏi cái hay xưa cùng với tính cách liên tục từ trướcđến giờ và mãi mãi về sau. Nó không phải là mộtthứ cách mạng cắt đứt hoàn toàn với quá khứđể tạo ra cái gì mới mẻ lạ lùng. Nó bao hàm ýnghĩa của sự tiến bộ, đổi mới, thựchiện một cách chắc chắn vững chãi, tựa trênsự tiếp nối liên tục với quá khứ.
Những suy tư về giáo dụccũng như phương pháp học tập của KhổngTử tuy rãi rác ở nhiều chỗ trong Tứ Thư nhưngphần chính yếu được cô đọng trong quyểnĐại học. Ngày nay chúng ta dùng danh từ đại họcđể chỉ bậc học cao nhất trong ba bậc họcquen thuộc là tiểu học, trung học và đại học.Bậc đại học là bậc tiếp theo và cao hơnbậc trung học. Ngày xưa ở thời đại củađức Khổng Tử, giáo dục chưa đượctổ chức có hệ thống và qui củ như ngày naythành ra chưa có sự phân định rõ ràng về ba bậctiểu – trung – đại học như bây giờ. Tuy nhiêndanh từ “Đại Học” mà Khổng Tử dùng làm nhan đềcho quyển sách của Ngài cũng mang ý nghĩa của cái họcở bậc cao. Thật sự thì cũng chẳng có tiêuchuẩn nào ấn định rõ rệt thế nào là bậccao vì vậy nên nhiều học giả cho rằng đạihọc ở đây chỉ cái học của bậc cao nhânquân tử (hay đại nhân) tức là cái học của nhữngngười có tài có đức để kẽ sĩ ra sứcgánh vác việc quốc gia, xã hội. Nhưng dù hiểu thếnào đi nữa thì việc giáo dục của đức KhổngTử cũng có tính cách mở rộng cho mọi ngườichớ không phải giới hạn cho một loại ngườinào lúc bắt đầu. Không phải là bậc đạinhân rồi mới được lựa chọn đểtheo học. Không có vấn đề thi tuyển hay khảosát gì cả, và cũng không có một chính sách kỵ thịnào trong vấn đề thu nhận người vào học.Đối với Khổng Tử mọi người khisanh ra đời đều mang trong mình bản tánh tốttự nhiên ai cũng như ai. Nhưng khi lớn lên vì ảnhhưởng của xã hội, của hoàn cảnh xung quanh vàmôi trường sinh sống mà người ta thay đổikhác nhau. Người ta khi sanh ra đời ai cũng có bộóc, có đời sống trí thức, hay cái “minh đức”như Khổng Tử gọi, cho nên ai cũng có thể đượcgiáo dục để trở nên tốt đẹp hơn.
Vì ai cũng như ai, lúc bắtđầu, ai cũng mang trong mình bản chất và giá trịcủa con người, nên cần phải có cơ hội đồngđều cho mọi người trong vấn đề họcvấn, giáo dục. Tính cách nhân bản của một nềngiáo dục bắt đầu từ chỗ đó. Dịchvụ giáo dục phải được đem đếncho mọi người một cách đồng đều khôngcó vấn đề sàng sãi, lựa chọn, thứ nhấtlà bằng lý lịch của gia đình hay tổ tông, bằngmàu da, bằng nơi sanh đẻ bằng tình trạng kinhtế xã hội (social economic status) hay bằng bất cứnhững yếu tố gì khác. Nền giáo dục đượccoi là nhân bản phải bắt đầu từ chỗ mởrộng cửa ngay từ đầu để đón nhậnmọi người như nhau. Vấn đề chuyên môn hóaở trên đại học ngày nay có thể đưa đếnsự giới hạn, chọn lọc sinh viên trong một sốngành chuyên môn nào đó. Nhưng sự hạn chế sốsinh viên trong một ít ngành chuyên môn trên đại học khôngphải là sự đóng kín cửa các đại học khôngcho người ta được đi học vì một lýdo nào đó (như vì cha ông thuộc thành phần chánh trịkhác với nhóm người đang cầm quyền chẳnghạn.) Nền giáo dục nhân bản phải bắt đầutừ chỗ xem mọi người là con người nhưnhau, nghĩa là cùng mang bản chất người và cùng cógiá trị của con người.
Giáo dục của đứcKhổng Tử bắt đầu từ chỗ đó. Đốitượng của nó là con người với tất cảgiá trị của con người. Mở đầu quyểnĐại học Khổng Tử bảo: “Đại họcchi đạo tại minh minh đức, tại tân dân, tạichỉ ư chí thiện.” Câu này có nghĩa là : “Con đườngcủa đại học là ở chỗ làm sáng cái đứcsáng ở nơi con người, ở chỗ làm mới ngườidân, ở chỗ dừng lại ở nơi thật đẹp.”Ý nghĩa thật sự của câu nói này cần đượckhai triển thêm cho rõ. Nó nói lên mục tiêu của sự họchỏi của bậc đại nhân. Mục tiêu đó là họchỏi để làm cho tâm trí của mình được sángtỏ, và khi tâm trí mình được sáng tỏ mở mangthì hãy đem sự hiểu biết của mình mà giúp đỡkhai hóa người dân làm cho dân chúng được tiếnbộ mới mẻ, và tiếp tục giúp đỡ ngườiđời và quốc gia xã hội đưa quốc gia xã hộiđến chỗ thật tốt đẹp. Mọi ngườiai cũng như ai, đều mang sẵn trong ngườimột cái “đức sáng” (minh đức) khi sanh ra đời.Tuy nhiên vì hoàn cảnh xã hội, vì môi trường sinh sốngkhác biệt của mỗi người mà cái đức sángđó không được phát huy hoặc bị lu mờ nhưmột tấm gương bị bám bụi. Công việc củagiáo dục là làm sao phát huy được đức sáng đó,cũng như luôn luôn lau chùi tấm kiếng đừng chobám bụi để làm cho nó trở nên sáng sủa sẵn cótừ trước chớ không làm cho sự sáng sủa củanó gia tăng. Ngược lại cái đức sáng ở nơicon người nếu được trao dồi cẩn thậnsẽ đựơc phát huy và trở nên sáng sủa hơntrước rất nhiều.
Nhưng đức sáng ởcon người là cái gì?
Trong địa hạt tâm lý,nhất là khi liên hệ tới giáo dục, người tathường nói đến trí tuệ (intelligence), là khảnăng thu nhận những tin tức những dữ kiệnnhững kiến thức cũng như khả năng giảiquyết các vấn đề một cách khéo léo nhanh chóng. Nólà đầu não, là bộ óc là tâm trí hiểu theo nghĩa thôngthường. Cái minh đức mà Khổng Tử nói đếntrong quyển Đại học của Ngài là trí tuệ củacon người, là đầu não là bộ óc hay tâm trí củacon người vậy. Tự nó, tuy đã mang cái mầm sángsủa, nhưng chưa đủ sáng, nó cần phải đượcrèn luyện trao dồi thêm. Học vấn, giáo dục là côngtrình giúp tâm trí con người được phát triển mởmang đầy đủ. Mục tiêu kế tiếp là làm mớingười dân. Có người nào cho rằng chữ “tân dân”ở đây phải đọc và hiểu là “thân dân” mớiđúng. Thân dân là gần gũi với dân, thương yêugiúp đỡ người dân. Thân dân mới hàm chứa đượclòng nhân mà Nho giáo luôn luôn nhấn mạnh. Tân dân chỉ là làmmới người dân, mà làm mới người dân vì lợiích của kẻ thống trị, thì chưa chắc đãbao hàm ý nghĩa gần gũi, thương yêu dân chúng. Thậtsự thì đối với dân, nhà Nho thường đặttrọng tâm vào ba việc là “thứ, phú, giáo” tức là làmcho dân đông, làm cho dân giàu và dạy dỗ giáo dục ngườidân. Thương dân, lo cho đời sống của ngườidân được phát triển đầy đủ. Nhà Nholúc nào cũng nghĩ đến dân, ý dân là lòng trời theoquan niệm của Nho giáo. Cho nên theo thiển ý, tân dân hay thândân gì cũng được vì đối với Nho giáo tinhthần nhân bản vẫn được đề cao, vàngười dân là cứu cánh chớ không phải là mộtphương tiện trong hệ thống triết lý này.
Mục tiêu sao hết là dừnglại ở chỗ thật tốt đẹp (chỉ ưchí thiện). Có lẽ đây là mục tiêu không bao giờ đạtđược bởi có bao giờ đi tới chỗ chíthiện đâu. Thành ra có thể đây là mục tiêu đểngười ta luôn luôn hướng tới vậy thôi chớsự chí thiện thì chắc chắn chẳng bao giờ cóđược. Chúng ta có thể hiểu mục tiêu này nhưlà sự luôn luôn hướng đến chỗ toàn thiệntoàn mỹ. Chi tiết hơn và với một hiện biệnchứng chặt chẽ hơn Khổng Tử nói đếnnhững giai đoạn ứng dụng của học vấngiáo dục như sau: Tu thân, tề gia, trị quốc bìnhthiên hạ, tức là sửa mình cho tốt đẹp, sắpđặt việc nhà cho đâu vào đấy, góp phần vàoviệc xây dựng quốc gia, và đóng góp vào việc làmcho thế giới hòa bình yên ổn. Học vấn giáo dụcphải được dùng vào việc làm cho tốt đẹptừ cá nhân đến gia đình đến quốc gia và đếncả thế giới loài người ở trên trầngian.
Tu thân là sửa mình, là biếncon người từ chỗ sai lầm khiếm khuyết đếnchỗ đúng đắn, tốt đẹp. Tu thân đòihỏi phải có học vấn giáo dục để mởmang trí tuệ, phát triển óc suy tư, nhận biết đượccái gì đúng, cái gì sai, giữ lấy cái đúng, cái tốtvà hành động theo những tiêu chuẩn đúng và tốtđó. Học vấn giáo dục ứng dụng vào trườnghợp mỗi cá nhân là như thế. Khi cá nhân đượctu sửa, con người trở nên tốt và đúng, thì ngườita có thể dùng ảnh hưởng tốt của mình cộngthêm những kiến thức mình đã học hỏi đượcđể dùng vào việc sắp đặt lo lắng chogia đình được yên ấm đâu vào đó, trên dướicó ngăn nắp có trật tự. Lo cho gia đình yên ổnđược rồi thì có thể đem tài đức củamình phụng sự cho quốcgia, góp phần dựng nước và trị nước.Trong một quốc gia, nếu từ người lãnh đạoở trên cao như vua, tổng thống, thủ tướng,quốc trưởng cho đến những cấp lãnh đạoở dưới như tổng, bộ trưởng đếnđổng lý, tổng thư ký, tổng giám đốc vàxuống dưới nữa như chánh sự vụ, trưởngty, chủ sự…đều có học vấn giáo dục, đềubiết sửa mình để trở nên đúng và tốt đềubiết làm hết bổn phận và trách nhiệm củamình đối với quốc gia dân tộc thì bộ máychính quyền sẽ vô cùng tốt đẹp và công việctrị nước và dựng nước rất hữu hiệuvà kết quả sẽ thật mỹ mãn. Nhà cửa yên ổn,quốc gia hùng mạnh tốt đẹp thì có thể mởrộng ảnh hưởng đi đến cảnh thanhbình an lạc cho cả thế giới loài người. Lý tưởnghơn nữa là nếu quốc gia nào cũng có đượcnhững người có kiến thức tốt, biết sửamình để hành động đúng thì cảnh thanh bình anlạc cho mọi người trên cõi đời này chắcchắn sẽ thực hiện được như vậy.
Nhưng phải học nhưthế nào để có thể đạt được kếtquả tốt? Trong quyển Đại học thầy KhổngTử bảo phải “thành ý, chánh tâm, trí tri, cách vật”. Thànhý là lòng thành thật, thành thật nhận thấy mình biếthay không biết, hiểu hay không hiểu, và thành thật muốnhọc hỏi. Muốn học hỏi cho đến nơiđến chốn thì trước hết phải nhậnbiết tình trạng của mình và có tấm lòng thành muốnhọc hỏi thật sự. Đó là điều kiệncần phải có cho việc học. Nhưng thành ý chỉmới là điều kiện cần thôi chưa phải là điềukiện đủ. Chánh tâm mới là điều kiện đủ.Chánh tâm là lòng mình phải ngay thẳng. Làm cho lòng mình ngay thẳngở đây có nghĩa là phải dứt bỏ mọi địnhkiến, mọi hiểu biết sai lầm đã có từtrước vì tất cả những cái đó có thể làmcho cái nhìn của mình thiên lệch, thiếu vô tư. Sựthiên lệch (bias), thiếu vô tư, thiếu khách quan sẽrất dễ đến những nhận xét hay những hiểubiết nông nỗi, không chính chắn. Làm cho lòng mình ngay thẳngchính chắn để đừng bị chi phối bởinhững định kiến, những hiểu biết sai lầmtừ trước, để cho mình có được cáinhìn trung thực, chính chắn về mọi sự, mọivật. Đó là điều kiện đủ đểcho sự học hỏi có kết quả thực sự.Khi đã có những điều kiện cần và đủrồi thì người ta có thể đi đến chỗ“trí tri” tức là hiểu biết đến nơi đếnchốn, bằng phương pháp “cách vật” tức là mổxẻ phân tích sự vật. Vật ở đây không chỉgiới hạn ở vật thể mà nên hiểu rộng làmọi sự việc và mọi vật hay một cách tổngquát là tất cả những gì có thể trở thành đốitượng của sự nghiên cứu học hỏi. Mộtvật như máy điện thoại, máy tính, cái dây, cái hoa,con chim, con cá cho đến các sự việc như mộthiện tượng xã hội hay một hiện tượngthiên nhiên…đều có thể là đối tượng củasự nghiên cứu. Hãy phân tích, mổ xẻ đối tượng,tìm hiểu sâu xa các chi tiết liên hệ để đi đếnsự hiểu biết đầy đủ đến nơiđến chốn đó là “trí tri tại cách vật” vậy.
Trên đây là đường lối,phương cách học hỏi, còn phương pháp giảnghuấn thì như thế nào?
Phương pháp giảng huấnmà đức Khổng Tử đã áp dụng trong cuộc đờidạy học của Ngài cho đến ngày nay vẫn còn đượckhoa sư phạm (pedagogy) lưu ý học hỏi đểáp dụng, nhất là ở những nước có tự dodân chủ và nền giáo dục mang nhiều tính chất nhânbản. Phương pháp giảng huấn của Khổng Tửkhông được ghi chép thành văn nhưng người đờisau có thể suy ra từ những gì mà các đệ tử củaNgài ghi lại về cuộc đời dạy học củaNgài. Có thể tóm tắt những nét chính trong phươngpháp giảng huấn của ông thầy vĩ đại nàynhư sau:
1. Thương từng người học trò; hiểurõ từng cá nhân mỗi người; giúp mỗi cá nhân pháttriển tựa trên hoàn cảnh và điều kiện củamỗi người. Đây là một điểm tâm lý sư phạm rấtđáng được lưu ý. Ngày nay nhiều nhà tâm lý sưphạm vẫn đề cao đường lối “cá nhângiáo huấn” (individualized instruction) vì người ta thấyrằng mỗi người có một đời sống tâmlý (nhất là tính tình, nhân cách, trí tuệ…) cũng như mộtmôi trường sinh sống (hoàn cảnh gia đình và xã hội)đặc biệt của mình, không ai hoàn toàn giống ai cả.Do đó khi áp dụng một chương trình học duy nhất,cứng rắn cùng một cách giảng dạy như nhaucho cùng một số đông người thì kết quảcủa công trình giảng dạy, học tập (teaching /learning process) sẽ không được tốt đẹplắm. Đáng lý ra người ta phải có một chươngtrình học và một phương pháp giảng dạy thíchhợp cho mỗi cá nhân học sinh nhưng việc đó khôngthể nào thực hiện được cho nên ngườita phải tạm dùng cách chuyên môn hóa (specializing) phân chia các ban,phân chia học sinh ra từng lớp hay từng nhóm có trình độgần nhau để công việc giảng dạy / họctập có kết quả hơn. Tạo cơ hội đồngđều (equal opportunity) để mọi người đềuđược hưởng quyền giáo dục, tức làkhông kỳ thị, không loại bỏ một ai là điềucần phải có trong một nền giáo dục nhân bản,nhưng điều đó không có nghĩa là phải xem tấtcả các người đi học đều giống hệtnhư nhau và đều bằng nhau về phương diệnkhả năng thu nhận và học tập.
2. Vai trò của người thầy không phải là tạora những bộ óc cho người đi học, cũng khôngphải là để nhồi vào đầu óc người đihọc một mớ kiến thức nào đó một cách máymóc và cũng không nên xem bộ óc con người như mộttờ giấy trắng mà mình muốn vẽ cái gì lên đócũng được.
Vai trò thực sự đúngnghĩa của người thầy là người hướngdẫn, giúp đỡ cho người đi học có cơhội và biết đường hướng để pháttriển con người toàn diện. Ở bên trời Tây, vàcũng xấp xỉ đồng thời với Khổng Tử,nhà hiền triết Socrates cũng có quan niệm tươngtự như Khổng Tử về vai trò của giáo dụchay của người làm giáo dục. Socrates dùng một hìnhảnh cụ thể hơn để nói rõ vai trò của kẻlàm thầy. Người làm thầy cũng làm công việc tươngtự như người hộ sinh (đỡ đẻ).Người đó giúp cho đứa trẻ ra khỏi bụngmẹ để vào đời chớ người đó khôngphải là người sanh ra đứa bé.
3. Phương pháp giảng huấn của đứcKhổng Tử đòi hỏi phải dựa trên thực tếvà có phần thực hành trong việc học chứ không phảichỉ có tính cách lý thuyết suông. Phương pháp đó dùng lốiđối thoại, dùng cách hỏi và trả lời giữatrò và thầy khiến cho sự học vấn giáo dụctrở nên linh động, gần gũi đi liền vớicuộc sống thật sự ở ngoài đời. Vớimỗi đệ tử trong mỗi hoàn cảnh, Khổng Tửcó câu trả lời khác về cùng một vấn đề,vì phải tùy lúc, tùy người, tùy hoàn cảnh mà có cách giảiđáp cho sát với thực tế. Lý thuyết và thực hànhcần phải đi đôi với nhau thì cái học mớihữu dụng.
Giáo dục ngày nay còn bao gồmnhiều vấn đề quan trọng khác như vấn đềquản trị, việc phát triển trường sở,thiết lập chương trình học, đào tạo giáochức, soạn và in sách giáo khoa, tổ chức thi cử vàlượng giá, vấn đề tu nghiệp và hội thảov.v…ngoài những gì liên hệ tới triết lý giáo dụcnhư mục tiêu, đường hướng, phươngpháp.
Lẽ dĩ nhiên là ổ thờiđại của Khổng Tử có những vấn đềchưa được đặt ra vì việc giáo dục ởthời đại đó chưa có lớn lao, phức tạpnhư bây giờ. Tuy nhiên với mục tiêu cao cả, đườnglối tốt đẹp, phương pháp hữu hiệu,giáo dục của Khổng Tử mang nhiều tính cách nhân bảnvà khoa học khiến cho người đời sau phảitôn thờ Ngài như bậc thầy của muôn đời“VẠN THẾ SƯ BIỂU”
Ngày đản sanh của đứcKhổng Tử có một thời đã được chọnlàm ngày biết ơn thầy (teacher’s day) ở Trung Hoa. Giáodục của đức Khổng Tử mới là giáo dụcthật sự có ý nghĩa và làm người thầy trong “nềngiáo dục có ý nghĩa đó mới xứng đáng vớiđịa vị “quân, sư,phụ” vậy.
II - KHỔNG TỬ CHẤP CHÁNH.
Khổng Tử sinh ra đờivà lớn lên trong xã – hội Trung Hoa thời Xuân Thu (722 – 481trước Tây lịch). Đây là thời kỳ có chiếntranh luôn với quân Nhung Địch ở miền Tây BắcTrung Hoa và giữa các chư hầu với nhau. Các chư hầuthôn tính lẫn nhau. Các nước lớn nuốt dần cácnước nhỏ bé. Một số các nước lớndần dần trở thành các chư hầu cường thịnhnên coi thường hay lăm le cạnh tranh với thếlực trung ương của nhà Chu. Cùng với chiếntranh loạn lạc bao nhiêu cảnh đảo ngượctrong kỷ cương luân thường cũng bày ra đầytrong xã hội. Cảnh “tôi giết vua, con giết cha” đãxảy ra rất thường trong khoảng mấy trămnăm của thời Xuân Thu. Tư khi nhà Chu dời đôsang Đông quyền lực trung ương càng ngày càng suy nhược,tình hình chính trị xã hội càng lung lay suy sụp.
Lớn lên trong hoàn cảnh xã hộiđó, Khổng Tử muốn đem đạo đứcluân lý cải thiện con người cũng như xã hội.Khổng Tử có chí muốn cải lương chính trịnên bảo: “Cẩu hữu dụng ngã giả, cơ nguyệtnhư dĩ khả dã, tam niên hữu thành”, ý nói nếu có bậcquân vương nào dùng đến Khổng Tử trong việccai trị thì trong một năm Ngài đã có thể sắp đặtlàm cho tình hình khả quan hơn và trong ba năm thì chính sách củaNgài đã thành tựu vậy. Hoài bảo đem đạothánh hiền ra thi hành để cứu đời, đem vươngđạo ra áp dụng vào chánh sách cai trị để làmcho quốc gia có trật tự và hưng thịnh, và làm chothiên hạ được thái bình, là hoài bảo luôn luôn đượcKhổng Tử ấp ủ trong lòng. Cho nên năm 50 tuổikhi họ Công Tôn Phất Nhiểu làm phản ở ấpPhi, gia thần họ Quý sai người đến triệuKhổng Tử ra giúp. Khổng Tử đã có ý muốn đigiúp. Nhưng rồi Ngài lại không đi vì có lời can ngăncủa học trò là thầy Tử Lộ. Sỡ dĩ KhổngTử muốn ra giúp Công Tôn Phất Nhiểu vì Ngài nghĩ rằng: “Vua Văn, vua Vũ ngày xưa cũng khởi sự từmột tỉnh nhỏ mà làm nên vương nghiệp củanhà Chu. Ngày nay ấp Phi tuy nhỏ, nhưng cũng cứ thửxem.” Ngài muốn thử thi hành vương đạo ởnơi ấp Phi nầy xem như thế nào rồi từ đóphát triển dần ra trong thiên hạ. Nhưng vì có lờican ngăn của học trò nên sau cùng Ngài đã bỏ ý địnhra giúp Công Tôn Thất Nhiểu.
Sau đó ít lâu vua Lỗ mờiKhổng Tử giữ chức Trung Đô Tể, cũng giốngnhư kinh thành Phủ Doãn, tức là như đô trưởngngày nay vậy. Khổng Tử nhận lời, và sau mộtnăm cai trị kinh thành nước Lỗ trở thành nơikiểu mẫu khiến nhiều nước láng giềngganh tị. Sau khi vua Lỗ băng hà, Ngài được thănglên chức Đại Tư Khấu, tức như hình bộthượng thư, hay tổng trưởng tư pháp ngàynay vậy. Ngài ở chức vụ nầy đượcbốn năm thì lại được cử làm NhiếpTướng Sự, quyền nhiếp việc chính trịtrong nước. Làm ở chức vụ nầy được7 ngày Khổng Tử giết Thiếu Chính Mão, vốn là mộtquan đại phu tham lam gian nịnh nổi tiếng thờibấy giờ. Sau ba tháng làm việc thì tình hình chính trị đượchoàn thiện, kỷ cương luật lệ phân minh, cảnhthịnh trị đã bày ra trước mắt. NướcTề ở bên cạnh phải xin cầu thân và phải chịutrả lại ba ấp trước kia Tề đã chiếmcứ của Lỗ. Nhưng vua Tần trong lòng không muốncho nước Lỗ trở nên cường thịnh. Vua Tềdùng 80 người con gái đẹp đẽ và múa giỏicùng với 30 con ngựa tốt dâng cho Lỗ hầu. Từđó Lỗ hầu mê say gái đẹp, ngựa hay, bỏcả công việc triều chính. Tử Lộ nói với KhổngTử : “Thầy trò ra đã đến lúc rút lui rồi.”
Khổng Tử bảo:
“Hãy chờ xem. Sắp đếnngày tế Nam giao rồi. Nếu nhà vua còn nghĩ đếnchính sự thì trong ngày này nhà vua phải đến đểtự tay mình để xẻ thịt, chia phần cho cácquan. Nếu nhà vua không đến ta sẽ ra đi.”
Quả nhiên Lỗ hầu đãmê say gái đẹp và ngựa hay đến đổi quênhết cả việc tế lễ. Thế là hai thầy tròKhổng Tử và Tử Lộ bèn khăn gói ra đi. Từđó Khổng Tử đi chu du thiên hạ suốt mườimấy năm trời không tìm được nơi nào đểthi hành vương đạo. Một hôm đi qua đấtKhuông, Ngài bị người ta bắt giam vì người tatưởng lâm Ngài là Dương Hổ, một kẻ tàn bạovới dân. Học trò Ngài rất lo sợ, nhưng KhổngTử bình thản bảo:
“Từ khi vua Văn Vươngmất đi rồi thì chỉ còn có ta là giữ đượcchế độ cũ của chính thể Vương đạomà thôi. Nếu ta mất đi thì chế độ đó cũngsẽ mất. Nếu trời còn muốn bảo tồn chếđộ của tiên vương thì dân Khuông có tài gì mà làm hạita được.
Sau đó nhờ có ngườican thiệp cho nên Ngài được giải vây đểtrở về nước Vệ và lại tiếp tụccon đường chu du thiên hạ. Khi gian thần PhậtBật nổi loạn ở nước Trịnh, y có mờiKhổng Tử về giúp. Khổng Tử định đinhưng Tử Lộ can ngăn, Tử Lộ thưa:
“Ngày xưa trò nầy có đượcnghe thầy dạy rằng kẻ nào làm điều bấtthiện thì người quân tử không vào bè đảng củanó, nay Phất Bật làm phản, như vậy y là kẻ bấtthiện mà thầy lại muốn ra giúp là ý làm sao?”
Khổng Tử đáp:
“Đúng vậy. Ngày xưa ta cónói như thế. Nhưng ta cũng thường nói rằng:cái giống bên kia nếu tính chất thật bền thì có màicũng không mòn; giống trắng thì dầu có nhuộm cũngkhông đen. Vậy nên dầu gần người bấtthiện đi nữa cũng không lây xấu đến ta đượcđâu. Vả lại ta sinh ra để làm người hữudụng, chớ có phải như trái bầu kia sao cứtreo đó mà chẳng ăn?”
Tuy nói vậy nhưng KhổngTử cũng không đi giúp Phất Bật. Khổng Tửthấy cái đạo của mình không thực hiện đượcvì nó không thể được các nhà thống trị chấpnhận dù Ngài chỉ có thể được thi thố vàtruyền bá rộng rãi khi nào Ngài có được chánh quyềnở trong tay. Đáng lý Ngài phải làm một cuộc cách mạngđể thực hiện chánh sách cai trị đạo đứclý tưởng đó. Nhưng vì chủ trương Vươngđạo của Ngài không cho phép Ngài đứng ra làm cách mạngđược.
Ngày kia khi ở nước VệKhổng Tử ngồi gõ khánhở trong nhà. Một người ẩn sĩ gánh cỏ đingang, nghe tiếng khánh của Khổng Tử bèn nói:
“Người đánh khánh có bụngsốt sắng với đời nhiều lắm vậy.Nhưng người ấy bỉ lậu thay, dụng tâm quánhiều. Đời chẳng có ai biết đến mìnhthì nên thôi đi…phải chăm chước tùy thời mớiđược.”
Nghe vậy Khổng Tử bèntự bảo: “Quyết định quên đời chẳngcó khó gì đâu.” Đối với Ngài, việc xoay lưng lạixã hội, quên cuộc đời để sống yên thân đâuphải là chuyện khó làm. Chính thái độ dấn thân vàođời, đem hết tinh thần để phụng sựcho loài người, làm cho cuộc đời tốt đẹplương thiện hơn mới là điều khó. KhổngTử đã chọn con đường khó khăn đó.
Một hôm khác, khi đi chu dusang nước Sái, Khổng Tử thấy hai người đangcày ruộng. Đó là hai bậc ẩn sĩ là Tràng Thư vàKiệt Nịch, Khổng Tử bảo Tử Lộ đếnhỏi thăm đường. Tràng Thư hỏi Tử Lộ:
-Ngườicầm cương trên xe kia là ai vậy?
Tử Lộ trả lời:
-Đâylà ông Khổng Khâu (tức là Khổng Tử)
-Có phảilà Khổng Khâu nước Lỗ không?
-Thưaphải.
-Ông ấychu du đã lâu để dạy Đạo cho đời, hẳnlà đã biết đường rồi, đâu còn phảihỏi ai nữa.
Tử Lộ lại hỏi KiệtNịch. Kiệt Nịch hỏi lại Tử Lộ:
-Anh làai?
Tử Lộ bảo:
-Tôi làTrọng Do
Kiệt Nịch lại hỏi:
-Anh làhọc trò của Khổng Khâu nước Lỗ phải không?
Tử Lộ đáp:
-Thưaphải.
Kiệt Nịch bèn nói:
- Đời loạn đã lâu,cuộc đời cuồn cuộn như giòng nướcchảy mãi không thôi. Làm sao mà đổi loạn ra trị được?Anh đi theo Khổng Tử là kẻ tị nhân (là kẻ bịngười đời xa lánh) sao bằng đi theo ta là ngườitị thế (tức là người xa lánh cuộc đời)có phải hơn không?
Nghe Tràng Thư và Kiệt Nịchnói vậy Khổng Tử than: “Người không thể cùng đàngvới điểu thú được, Người mà không cùngở với xã hội loài người thì ở với ai?Nếu như thiên hạ đã có đạo rồi thì KhổngKhâu nầy đâu còn phải dấn thân lo đổi loạnra trị làm gì nữa!”
Thương thay cho ngườicó ý muốn dấn thân giúp đời như Khổng Tử!Tội nghiệp thay cho thân phận nhà giáo muốn đem lýngười tưởng đạo đức vào địahạt chính trị để cho vương đạo đượcphổ cập trong thế giới loài người!
Lý tưởng của KhổngTử, hoài bảo và ý hướng của Ngài, thật là tốtđẹp. Nhưng Ngài đã thất bại một cách rấtđáng thương bởi thực tế chính trị ởngoài đời, nhất là ở thời ly loạn kỷ cươngđổ nát, văn hóa suy đồi, không thể nào chấpnhận để cho đạo đức chen vào. Làm chínhtrị là phải nắm cho được và phải giữcho được chính quyền ở trong tay bằng bấtcứ giá nào, bằng bất cứ phương tiện gìdù có phải hy sinh xương máu của bao nhiêu ngườikhác. Đó là cách làm chính trị để thống trị củanhững kẻ gọi là thành công trên chính trường. Loạichính trị thống trị đó dĩ nhiên khó mà hội nhậptinh thần đạo đức vào trong. Có ai dùng lòng nhân,dùng chữ nghĩa, chữ tín để đoạt được,cướp lấy, và giữ vững chính quyền thốngtrị được đâu? Ngược lại chính trịthống trị thường phải bao gồm nhiều áctính từ sự độc ác, mưu mô, gian xảo, thamlam, tráo trở, đến thủ đoạn, xuyên tạc,bóp méo, láo khoét , độc tài, chèn ép, dụ dỗ, ném đádấu tay…
Trong hoàn cảnh chiến tranhloạn lạc thời Xuân Thu, giữa khí thế chính trịthống trị đang hoành hành, Khổng Tử đã khôngthành công trong lý tưởng đem đạo đức vàotrong chính trị. Chủ trương Vương đạocủa Khổng Tử đã không được các nhà thốngtrị đương thời dùng đến. Khổng Tửđã thất bại trong cuộc đời làm chính trịcủa Ngài.
III - KHỔNG TỬ VỚI CHỦTRƯƠNG CHÍNH DANH.
Thầy Tử Lộ hỏi đứcKhổng Tử:
-Nếuvua nước Vệ mời Thầy làm chính trị, thì thầylàm điều gì trước nhất?
Tình trạng của nướcVệ lúc nầy đang suy đồi. Trước câu hỏicủa thầy Tử Lộ, đức Khổng Tử trảlời:
-Trướchết là phải chính danh chăng?
Và Khổng Tử giải thíchthêm:
-Vì nếudanh không chính thì lời nói sẽ không thuận, mà lời nóikhông thuận thì việc làm ắt sẽ không thành.
-Nhưngchính danh là gì?
-Danh làmột cái tên mà người dùng để gọi một vậthay một hạng người nào.
Cái điện thoại, cây bút…lànhững danh xưng chúng ta gán cho vật dụng. Ông vua, ôngthầy, ông cha, ông quan…là những danh xưng chúng ta dùng đểgọi một hạng người nào đó trong xã hội.Danh thường đi liền với phận, tức là bổnphận, nhiệm vụ. Chúng ta dùng danh xưng ông vua đểgọi cái người có bổn phận phải cai trịdân chúng, lo cho dân chúng được no cơm ấm áo, dạydỗ dân chúng để dân chúng tiến bộ, sống xứngđáng với địa vị con người v.v…Chính danhluôn luôn gắn liền với định phận, đểcho mọi người, với cái danh xưng đúng, có mộtvị trí đúng, có những bổn phận rõ gắn liềnvới danh xưng đó.
Khi Tề cảnh Công hỏi đứcKhổng Tử về chánh sách cai trị, đức KhổngTử trả lời:
-Quân nhân,thần thần, phụ phụ, tử tử.
Câu nầy có nghĩa là “vua phảira vua” tức là làm đúng bổn phận hay đúng vai trò củaông vua. Quan phải ra quan tức phải làm đúng bổnphận của ông quan. Cha phải ra cha tức là khi làm chamình phải đóng đúng vai trò của người cha. Vàcon phải cho ra con tức phải làm hết bổn phậncủa một người ở địa vị làm con.
Tề Cảnh Công nghe KhổngTử nói xong vội khen:
-Phảilắm. Nếu vua mà không ra vua, bề tôi không ra bề tôi,cha không ra cha, con không ra con, thì cương thường đỗnát, trật tự xáo trộn, thiên hạ đâu có thanh bình, dù có lúa thóc ngườita cũng không ngồi yên mà ăn được.
Cho nên đối với KhổngTử, muốn cho xã hội có trật tự, mọi việcđâu ra đó, mọi người đều phải giữđúng vai trò của mình, làm tròn bổn phận tươngxứng với danh xưng của mình. Chính danh địnhphận là như vậy.
Về sau có người đặtvấn đề như sau với thầy Mạnh Tử.Người đó nói:
-Châu VănVương vốn là bề tôi của Trụ Vương.Châu Văn Vương đã nổi lên đánh giết TrụVương để lập nên nhà Châu. Bề tôi mà giếtvua thì có đáng tội hay không? Tại sao nhà nho đã không kếttội Châu Văn Vương mà lại còn tôn sùng Châu VănVương xem như bậc thánh nhân?
Áp dụng thuyết chính danh địnhphận của Khổng Tử thầy Mạnh Tử trảlời người đó rằng:
-Ta nghenói Châu Văn Vương có giết một kẻ thấtphu tên là Trụ chớ ta chưa hề nghe nói có giết vuabao giờ.
Theo thầy Mạnh Tử, TrụVương không đáng được gọi là vua, ông tachỉ là một kẻ thất phu. Gọi ông ta là vua là danhkhông chính rồi. Tại sao? Vì Trụ Vương, khi ởngôi vị ông vua, đã không làm trọn đạo một ngườilàm vua. Làm vua, theo nho giáo, là người thay trời đểtrị dân. Trời thương dân như con đẻ, thìngười làm vua, người thay trời để lo chodân, cũng phải thương dân như con đẻ. Thươngdân, lo cho dân, đem bình an trật tự lại cho xã hội,làm cho người dân được thái bình no cơm ấmáo, đó là bổn phận của nhà vua đối vớithần dân. Khi lên ngôi, vua Trụ đã không làm tròn sứ mạngcao quí đó. Ông ta chỉ là một kẻ tàn ác, bạo ngược,ngồi trên ngai vàng để hà hiếp, áp bức, làm khổ,giết hại dân lành mà thôi chớ không hề làm đượcmột việc tốt đẹp nào đáng đượcxem là thay trời để lo cho dân.
Đã không đóng đượcvai trò đúng của một nhà vua, tất nhiên Trụ Vươngchỉ được coi như một kẻ thất phu,tàn bạo. Ông ta sẽ bị truất phế, sẽ bịtrừng trị xứng đáng với những tội lỗimà ông đã gây ra, sẽ bị thay thế bởi một người xứng đáng hơn.Người đó là Châu Văn Vương, một ngườiđã được trời lựa chọn để thayý trời lo cho dân.
Thật sự, đối vớinhà nho, trời không ở đâu xa, trời rất gần dân.Nhà nho bảo lòng trời là lòng dân, cái gì người dân muốnlà trời muốn. Thành ra trời với dân chỉ là một.Dân là trời vậy.
Đối với chúng ta ngàynay, tư tưởng “chính danh định phận” còn có giátrị gì chăng ngoài giá trị lịch sử của nó. Mộtsố người ngày nay, thấm nhuần tư tưởngtự do tiến bộ của Tây Phương, thườngxem luận lý Khổng Mạnh như những sợi dây tróibuộc con người không cho phép cá nhân được pháttriển toàn vẹn, không cho con người đựơctự do mưu cầu hạnh phúc cá nhân mình.
Sống với Tam CươngNgũ Thường, con người chỉ còn là một kẻlúc nào cũng bị chi phối bởi những bổn phậnđối với người khác, mà không còn là một conngười sống cho tình cảm tự nhiên và hạnh phúccá nhân của mình nữa. Lúc nào người ta cũng chỉlà một bề tôi, bắt buộc phải trung thành, phảilàm theo răm rắp mệnh lệnh của nhà vua. Và là mộtngười con bắt buộc phải làm tròn chữ hiếuvới cha mẹ, phải nghe theo cha mẹ, sống theo ý muốncủa cha mẹ mà thôi, chớ không hề được sốngcho cá nhân mình. Luân lý khắt khe của Khổng Mạnh dườngnhư đã không chừa chỗ nào cho cá nhân con người được sống thật sựnữa. Con người lúc nào cũng bị chìm đắmtrong các bổn phận nặng nề của hai chữtrung hiếu mà thôi. Địa vị của người phụnữ lại còn tệ hại hơn khi họ phải giữđúng tam tùng, tức là tại gia tùng phụ, xuất giá tùngphu, và phu tử tòng tử. Lệ thuộc ở ông chồng,phải giữ sự trinh tiết, phải tròn cả hiếutrung, người phụ nữ trong xã hội nhà nho, quảđã chẳng còn gì để sống cho riêng cá nhân mình nữa.
Thật ra, nhà nho, ở thờiKhổng Mạnh, không đến nỗi khắt khe đếnvô lý như vậy. Nhà nho đặt ra bổn phận, nhưngbổn phận cho tất cả mọi người, chớkhông riêng cho những kẻ yếu kém. Có bổn phận củabề tôi nhưng cũng có bổn phận cho ông vua. Có bổnphận cho kẻ làm con thì cũng có bổn phận cho kẻlàm cha vậy. Nhà nho bảo: “Quân xử thần tử, thầnbất tử bất trung” nghĩa là khi nhà vua bảo mình chếtthì mình phải tuân theo lệnh vua mà chết, nếu không thìmình sẽ mang tội bất trung. Nhưng nhà vua phải thếnào thì bề tôi mới phải giữ được lòngtrung thành tuyệt đối như vậy. Cho nên nhà nho bảo“quân chánh” thì thần mới trung. Cũng như “phụ” phải“từ” thì “tử” mới “hiếu”. Phải là nhà vua đạođức, ngay thẳng, công bằng, biết thươngbiết lo cho dân, biết làm hết bổn phận củanhà vua, thì mới mong có bề tôi làm tròn bổn phận củabề tôi đối với vua được. Ngườilàm cha cũng vậy, cũng phải trọn đạo làmcha thì mới mong con mình đóng trọn địa vị làmcon hiếu thảo.
Trong ý nghĩa đó tư tưởngchính danh địa phận vẫn có giá trị đốivới chúng ta ngày nay. Trên phương diện chính trịchẳng hạn, một chánh quyền, bao gồm nhữngngười cầm quyền cai trị trong một nước,cho xứng đáng với danh xưng của nó, phải có bổnphận lo cho người dân, bảo vệ người dân.Phát triển quốc gia, làm cho đời sống của ngườidân được ấm no hạnh phúc. Nếu ngườicầm quyền không làm đựơc việc đó, hay làmngược lại lòng dân, thì chánh quyền đó sẽ bịcoi như không xứng đáng với danh xưng chính quyềntheo thuyết chính danh. Một chánh quyền mà danh không chánh,thì lời nói của chánh quyền đó sẽ không có hiệuquả. Một nhóm người cai trị bạo ngược,có thể dùng sức mạnh để đàn áp, cưỡngbức, hà hiếp, đày ải, giết chóc người dânlàm cho đời sống của người dân phải nghèođói, khốn khổ, nhóm người đó không xứng đángvới danh xưng chính quyền đối với ngườidân. Không thật sự thương dân, không lo cho dân mà còn dùngnhững biện pháp cai trị trái với lòng dân thì chánh quyềnđó không thể được xem là chánh quyền đúngvới danh xưng của nó nữa. Đó chỉ là nhữngkẽ thất phu cướp quyền mà thôi.
Ở các nước dân chủthật sự thì loại người cướp quyềnnhư vậy sẽ dễ dàng bị thay thế bởi nhữngngười xứng đáng hơn qua lá phiếu của ngườidân, qua các cuộc bầu cử bằng, dân chủ, tựdo chọn lựa người lo cho mình đâu. Những kẻcướp quyền cai trị bao giờ cũng đi đếnmột bạo quyền, một chính thể độc tài,tàn bạo, dùng mọi hình thức kềm kẹp, áp bứcđể cai trị trong những trường hợp nhưvậy người dân không còn dùng được lá phiếuđể nói lên nguyện vọng của mình nữa. Ởtrường hợp này chỉ có cách là có người lãnh đạonhân dân nổi lên lật đổ cường quyền giốngnhư Châu Văn Vương nổi dậy lật đổTrụ Vương vậy thôi.
Lẽ dĩ nhiên là đốivới các loại vũ khí tối tân hiện nay, và vớimàn lưới công an, cảnh sát đựơc tổ chứcmột cách qui mô chặt chẽ ngày nay của các bạo quyền,cuộc nổi dậy của người dân không dễ dàngxảy ra như xưa được. Ngày xưa sự chênhlệch về tình trạng trang bị vũ khí giữa bạoquyền với dân chúng không có bao nhiêu, nhưng ngày nay sựchênh lệch đó vô cùng to lớn. Tuy nhiên khó khăn không cónghĩa là không thể xảy ra được. Sự nổidậy của người dân dù khó khăn đến đâuvẫn có thể xảy ra và bạo quyền dù có mạnh đếnthế nào rồi cũng có ngày sụp đổ.
Trước đây, trướcthập niên 1990, có ai nghĩ rằng sẽ có cuộc nổidậy của người dân (hay những người lãnhđạo mới của nhân dân) lật đổ cườngquyền cộng sản ở Liên Bang Sô Viết đâu. Thếmà chuyện đó vẫn xảy ra được. Vã lạisự nổi dậy không có nghĩa là nổi dậy không cónghĩa là nổi dậy với gươm giáo, súng đạnmà thôi, mà còn có trăm ngàn hình thức khác. Những hình thứcnổi dậy khác có thể từ tiêu cực đếntích cực, có thể từ sự bất hợp tác đếnmĩa mai, chưởi rủa, khinh khi, châm biếm, phá hoại,đảo chánh v.v… đến những sự cầu cứu,hợp tác với những sức mạnh bên ngoài đểtấn công mặt kinh tế, gây áp lực về mặtchính trị v.v…Cuộc nổi dậy do đó có thể xảyra bằng hình thức này hay hình thức khác.
Tóm lại, hoặc giả làchính quyền phải sữa chữa, phải thật tâm làmviệc cho dân, phải làm hết bổn phận đốivới người dân để xứng danh chính quyền,hoặc giả tiếp tục chính sách bạo ngược,tàn hại dân chúng, để một ngày nào đó bị dânchúng nổi dậy lật đổ dưới hình thứcnày hay hình thức khác. Trên phương diện chính trị,tư tưởng chính danh định phận vẫn là mộttư tưởng có giá trị đối với chúng ta ngàynay vậy.
Ở các địa vị kháccũng thế. Từ gia đình đến xã hội, mỗihạng người đều có bổn phận tươngxứng với danh xưng của mình. Mọi người ởtrong vị trí nào hãy làm đúng bổn phận mình trong vịtrí đó để được xứng đáng với cáidanh xưng của mình. Làm thầy thì phải biết thươngyêu lo lắng dạy dỗ cho học trò để cho họctrò có cơ hội kính nể thương yêu thầy và làmtròn bổn phận học hành của học trò. Nếu thầychỉ thấy có đồng lương, làm công việc dạydỗ một cách tắc trách, xem học trò như kẻ thù,thì thầy đó không xứng đáng để đượcgọi là thầy nữa. Trong gia đình cha phải hếtbổn phận của cha đối với con cái đểcon cái có thể theo đó mà trọn đạo làm con.
Định phận là nói rõ bổnphận của mỗi người và chính danh nghĩa là gọiđúng danh xưng của mỗi người tương xứngvới bổn phận của họ. Chính danh địnhphận luôn luôn đi đôi gắn liền nhau.
IV - LUÂN THƯỜNG CỦA KHỔNGTỬ.
Khổng giáo thật ra không phảilà một tôn giáo theo đúng nghĩa của chữ. Đốivới các nhà tư tưởng học, Khổng giáo chỉlà một triết lý sống, và trong triết lý đó, phầnđạo đức là phần được chú trọngtới nhiều nhất. Triết lý của Khổng Tửlà triết lý về cuộc sống của con người,cuộc sống thực tế ở trên thế gian nầy.Những vấn đến siêu hình, thượng đế,linh hồn…ít khi được đặt ra. Con ngườitừ đâu đến, hoặc sau khi chết, con ngườisẽ đi về đâu cũng không được bàn đến,chỉ cuộc sống hiện tại, cuộc sốngngay bây giờ của con người ở trên thế giớinày mới được nói đến một cách có hệthống. Đó là đối tượng chính trong triếthọc của Khổng giáo.
Trong cuộc sống hiện tại,không phải tất cả mọi vấn đề quan trọngcủa cuộc sống con người đều đượcKhổng Tử bàn đến. Khổng Tử chỉ chú trọngnhiều vào khía cạnh bổn phận mà thôi, nhất là bổnphận của kẻ dưới đối với ngườitrên như bề tôi đối với vua, con cái đốivới cha mẹ, hay vợ đối với chồng chẳnghạn. Người trên cũng có bổn phận của ngườitrên, nhưng những bổn phận đó xét kỹ không cógì nặng nề như bổn phận khá khắt khe nhữngngười ở dưới. Quyền làm người cũngnhư quyền của cá nhân không thấy nói đượcnói đến. Đối với Khổng Tử, nếu ngườitrên nghĩ đến cái lợi cho mình thì kẻ dướicũng chỉ nghĩ đến cái lợi mà thôi, và nếumọi người đều nghĩ đến cái lợicủa riêng mình thì xã hội sẽ suy đồi, hư hỏnghết. Do vậy, Khổng Tử chỉ nói đến bổnphận mà thôi. Ngài bảo “phóng lợi nhi hành đa oán.” cónghĩa là kẻ nào chỉ làm lợi thì ắt sinh ra oán thù.Quân tử và tiểu nhân khác nhau ở hành vi vị lợihay vị nghĩa. Khổng Tử bảo: “Quân tử dụư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi.” Ngườiquân tử chỉ lo làm việc nghĩa trong khi kẻ tiểunhân chỉ nhắm vào những việc làm có lợi mà thôi.Lợi ở đây là lợi cho cá nhân, cho bản thân mình. Bổnphận của con người, trong hệ thống luân lý củaKhổng giáo, đựơc thu gọn vào hai chữ LUÂN THƯỜNG.
Luân là mối liên hệ giữangười và người. Sống ở đời là sốngcùng người khác chứ không thể sống một mình được. Khi sinhra đời, ta đã có cha mẹ, đã có một gia đình,đã phải sống trong mộtcộng đồng, một xã hội loài người. Chúngta chỉ có thể hiện hữu trong gia đình và trong xãhội đã có sẵn đó. Sống với ngườikhác ở xung quanh tất nhiên phải có mối quan hệ vớinhững người khác đó, từ những ngườitrong gia đình đến những người ngoài xã hội.Trong gia đình ta có mối liên hệ giữa vợ chồng,và mối liên hệ giữa bạn bè với nhau hoặc giữacác đồng nghiệp hay các cộng sự viên… Mỗi mốiliên hệ như vậy là một luân, và trong hệ thốngluân lý Khổng Giáo, có tất cả năm mối liên hệnhư vậy, gọi là ngũ luân, kể ra như sau:
Liên hệ vua tôi (quân thần)
Liên hệ cha con (phụ tử)
Liên hệ vợ chồng (phu phụ)
Liên hệ anh em (côn đệ)
Liên hệ bạn bè (bằng hữu)
Trong mỗi mối liên hệtrên đây nhà nho đặt ra một tiêu chuẩn đạođức để hướng dẫn hành động vàtư tưởng của con người làm thế nào đểcho mối liên hệ đó được tốt đẹp.Chính thật ra, Khổng Tử không nêu ra tiêu chuẩn đó,nhưng các nhà kho khác đã nêu ra cho nên có sự bất đồng.Về mối liên hệ vua tôi chẳng hạn, tiêu chuẩnđạo đức được đặt ra là “quân nghĩa, thần hành” theo sáchTả Truyện, nhưng tiêu chuẩn đạo đứcđó lại là “quân nhân, thần trung” đối với sáchLễ vận, trong khi Mạnh Tử thì lại bảo: “quânthần hữu nghĩa”. Đối với một sốnhà nho khác thì tiêu chuẩn đạo đức trong liên hệquân thần là “quân chánh thần trung”. Hiểu một cách rộngrãi thì trong mối liên hệ giữavua và tôi nhà nho đòi hỏi nhà vua phải dùng nhân nghĩa vàsự ngay thẳng đối xử với bề tôi, và bềtôi phải dùng lòng trung thành và sự tuân hành đối xửvới vua. Tiêu chuẩn đạo đức ở đâylà vua nhân nghĩa chính trực, bề tôi tuân theo mệnh lệnhvà trung thành với vua.
Về mối liên hệ chacon, thì tiêu chuẩn đặt ra trong hai sách Tả Truyệnvà Lễ Vận là “phụ từ tử hiếu”, riêng MạnhTử thì bảo “phụ tử hữu thân”. Đối vớiđa số các nhà nho thì phụ từ từ hiếu là tiêuchuẩn đạo đức tốt nhất cho liên hệcha con. Cha mẹ thương con, lo lắng cho con, nuôi nấngdạy dỗ cho con nên người; con nhớ ơn cha mẹ, hiếu thảovới cha mẹ, đó là tiêu chuẩn đạo đứccho mối liên hệ gia đình.
Về mối liên hệ vợchồng, sách Lễ Văn ghi “phu nghĩa, phụ kính” nhưngsách Mạch Tử thì bảo “phu phụ hữu biệt”. Đốivới đa số các nhà nho thì người phụ nữkhông có đời sống riêng tư mà phải tùy thuộc ởnhững người khác. Lúc chưa có chồng thì sốngvới cha mẹ, cuộc sống lúc này thì phải tùy thuộcở cha mẹ. Khi có chồng thì phải theo chồng, cuộcsống từ đó phải tùy thuộc ở nơi ông chồng.Khi chồng chết rồi thì sống với con, lúc này thìcuộc sống lại tùy thuộc ở nơi con. Ba liên hệtùy thuộc đó được gọi là tam tùng bao gồm“tại gia tùng phụ, xuất giá tùng phu, phu tử tùng tử.”Liên hệ tùy thuộc thứ nhì là xuất giá tùng phu đãphần nào nói lên bổn phận của người đốivới vợ chồng trong hệ thống luân lý nho giáo. Vợphải nghe theo chồng, trinh thuận và trung thành với chồng,lo lắng phụng sự cho chồng, đó là những bổnphận mà nhà nho đã vạch ra cho người phụ nữkhi đã có chồng. Ngược lại, chồng phảicó “nghĩa” đối với vợ. Nghĩa là gì? Là lẽphải, là cái gì đúng và tốt thì gọi là nghĩa nhưnghĩa cử, nghĩa hiệp, nghĩa khí…Người Mỹhay dùng chữ correctness hoặc righteousness để dịchchữ nghĩa trong hệ thống luân lý của nhà nho. Chồngphải lấy sự đúng và tốt mà đối xửvới vợ.
Ba liên hệ vua tôi, cha con và vợchồng là ba liên hệ quan trọng nhất trong ngũ luân.Nhà nho còn gọi đó là ba giềng mối chính tức “tamcương”, trong đạo làm người. Tam cươnglà quân thần cương, phụ tử cương và phuthê cương. Cương là sợi dây chính, sợi dây lớnlàm cái giềng để mắc những sợi dây nhỏvào đó làm thành cái lưới. Ông vua được xem nhưsợi dây chính đó để các bề tôi và thần dân nhưnhững sợi dây nhỏ mắc vào đó mà làm thành cái lưới.Quân vi thần cương là vậy. Cũng cùng ý nghĩa đó,nhà nho bảo phụ vi tử cương và phu vi thê cương.
Hai mối liên hệ còn lạitrong ngũ luân là liên hệ anh em, và liên hệ bạn bè. Vềliên hệ anh em, sách Tả Truyện ghi là “huynh ái, đệkính” trong khi sách Lễ Vận thì bảo “huynh lương, đệđễ”. Hiểu một cách rộng rãi thì bậc anh chịphải thương yêu đối xử tốt với cácem, và các em phải thương yêu kính trọng anh chị.
Con người sống ởtrên đời này không thể tránh được nhữngmối liên hệ mà nho giáo đã nói đến. Đốivới phần đông nếu không nói là hầu hết chúngta ai cũng phải có bạn bè hay người quen biết,và đối với số đông ai cũng phải làm vợlàm chồng, làm cha làm mẹ. Đóng vai nào thì phải có nhữngbổn phận trong vai trò đó như thuyết chính danh củaKhổng Tử đã cho thấy. Những tiêu chuẩn đạođức của nhà nho đề ra cho các bổn phận đóđược thu gọn vào một số chữ thườngthấy sau đây: nhân, nghĩa, từ, ái, kính, trung, hiếu,dễ, tín. Những chữ này diễn tả những đặctính, những phẩm hạnh cần có ở nơi mỗingười. Muốn cho những mối liên hệ trong ngũluân được tốt đẹp, mỗi ngườicần phải làm tròn bổn phận của mình. Muốn làmtròn những bổn phận đó còn người cần phảicó (hay phải trau dồi) một số những đứctính nào đó. Số đức tính đó được thugọn vào những chữ sau đây: nhân, nghĩa, lể,trí, tín. Năm chữ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đó đượcnhà nho gọi là ngũ thường. Thường là cái gì phảicó luôn luôn, cái hằng có như cái áo mình mặc ở trong ngườihằng ngày vậy. Ngũ thường là năm đứctính cần phải có luôn luôn ở mỗi người.
Đứng đầu trong nămđức tính đó là lòng NHÂN. Đây là chữ rất quantrọng trong triết lý của Khổng Tử.
Nhân là đức tính quan trọngvào bậc nhất trong số năm đức tính củangũ thường là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Chữnhân theo phương pháp chiết tự, gồm có chữ nhânlà người và chữ nhị là hai. Ý nghĩa của chữnhân là thú tình cảm mà con người phải có để đốixử với người khác. Tình cảm đó là tình thươnggây ra bởi sự hiểu biết, thông cảm nhau đưađến lòng vị tha. Sống ở đời ngườita phải chấp nhận sự hiện hữu cũng nhưsự khác biệt của tha nhân. Chấp nhận tha nhân, hiểubiết tha nhân, thương và đối xử một cáchtốt đẹp, đó là lòng nhân, là đức tính nềntảng của con người trong sự sống chung vớingười khác ở trên đời này. Tuy nhiên, lòng nhântheo đức Khổng Tử, không giống như tính phiếmái hay từ bi bác ái của các triết thuyết tôn giáo khác.Phiếm ái hay bác ái là yêu thương tất cả mọingười kể cả kẻ thù của mình, cho nên cái hệluận của chủ trương đó là “lấy ân báo oán”như chúng ta thường nghe nói. Đối với KhổngTử nếu mình lấy ân để báo oán thì đối vớingười ân mình lấy gì để báo? Nếu kẻ gâyoán cũng được hưởng ân như như kẻđã làm ân thì còn đâu sự công bằng. Do đó KhổngTử chủ trương: “Dĩ trực báo oán, dĩ đứcbáo đức”, tức là lấy sự ngay thẳng chính trựcmà báo oán, và lấy đức báo oán.
Lòng nhân ở trong triết lýNho giáo, hiểu theo nghĩa biết người khác, thông cảmvà thương người khác, đưa đến mộtluật đạo đức tiêu cực là “Kỷ sở bấtdục vật thi ư nhân” tức là cái gì mình không muốnthì đừng làm điều đó cho người khác. Tiêucực vì nó chỉ khuyên mình “đừng làm” những cái “khôngthích” mà thôi. Nó thiếu khía cạnh tích cực là “hãy làm chongười khác những gì mình thích người khác làm chomình.”
Dù là tiêu cực, chủ trươngtrên đây cũng cho thấy là mình phải đối xửvới người khác giống như mình đối xửvới chính mình vậy. Đó là lòng nhân. Nó là cái gốc, cáicăn bản trong đạo làm người, cho nên KhổngTử mới nói trong sách Trung Dung là “nhân giả, nhân giả”, tức là đạo nhân là đạo làm người vậy.
Sau đức tính “nhân” là đứctính “nghĩa”. Nghĩa là đúng, là phải, là tốt. NgườiMỹ hay dùng chữ correctness hay righteusness để dịchchữ nghĩa. Nó là sự biểu hiện của lòng nhântrong cuộc sống của con người.Chúng ta thườngnói vợ chồng ăn ở với nhau cho có “nghĩa”, hoặcở cho có “nhân nghĩa”, tức là có sự hiểu biếtthương yêu nhau, đối xử với nhau cho đúng,cho phải lẽ, cho tốt đẹp. Ở trườnghợp vợ chồng, hay anh em, bạn, chữ “nghĩa” cònbao hàm ý nghĩa “thủy chung”, tức là trước sau nhưmột, không hề đổi thay lòng dạ. Đối xửvới anh em, bạn bè, vợ hay chồng, lúc nào cũng đúng,cũng phải lẽ, cũng tốt, lúc giàu có cũng vậymà khi nghèo khổ sa cơ thất thế cũng vậy, thìđó là thủy chung, đó là nghĩa vậy.
Sau chữ nghĩa là chữ lễ.Lễ bao gồm những luật lệ, những quy tắchướng dẫn cử chỉ và hành động củacon người trong mọi trường hợp, làm thếnào cho phải cho đúng phép, từ những nghi thức cúngtế, những cung cách xử sự trong triều đình, đếnphép lịch sự xã giao ở ngoài đời. Nói chung là nhữngphép tắc, những qui luật về hành vi và cử chỉvà lời nói của con người trong mọi trườnghợp từ trong nhà đến xã hội. Nó cũng là mộthình thức biểu lộ khác của lòng nhân cho nên KhổngTử bảo “Khắc kỷ phục lễ vi nhân”, tứclà thắng được cá nhân mình để làm theo đúngphép tắc luật lệ, đó là nhân vậy.
Trí hiểu một cách nôm na làbộ óc của con người. Nó là sự hiểu biết,sự ý thức về chân lý.Hiểu rộng ra “trí” có thể được xem như đờisống trí thức (vie intellectuelle) của con ngườibao gồm tất cả các chức năng tâm lý như suyluận, phán đoán, trí tuệ…Trong hệ thống triếtlý của Khổng Tử, chữ trí không những chỉ sựhiểu biết mà còn có ý nghĩa là khôn khéo, thấu đáo,hiểu xa biết rộng. Nhờ có đức tính này màcon người có thể biết được sự thật,nhận đựơc chân lý, phân biệt đựơcphải trái tốt xấu, để hướng hành độngcủa mình đến chỗ tốt đẹp.
Tín là lòng tin. Nói đúng và làm đúng,giữ đúng lời nói của mình để cho ngườiđể cho người khác tin được ở nơimình, đó là chữ tín. Hứa với ai điều gì thìphải giữ đúng lời hứa đó như vậy vềsau người ta mới có thể tin mình được. Nếumình hứa hay nói một điều mà mình lại làm khác hơnthì làm sao người ta còn có thể tin được nơimình. Giữ được chữ tín là điều rấtkhó, nhưng người ta phải cố gắng giữcho được nó bởi nó vô cùng quan trọng trong cuộcsống chung của con người trong xã hội này.
Năm đức tính vừa lượcthuật trên đây là năm đức tính mà Khổng Tửmuốn con người phải có để có thể sốngchung với nhau làm cho đời sống cá nhân, gia đinh vàxã hội được tốt đẹp. Muốn cho gia đìnhvà xã hội được tốt đẹp thì năm mốiliên hệ trong ngũ luân phải được thực hiệntheo đúng tiêu chuẩn đạo đức đề ra,và muốn thực hiện được những tiêu chuẩnđạo đức đó, thì mỗi cá nhân phải trau dồicho có được năm đức tính cần có củangũ thường.
Ý nghĩa của luân thườngtrong Khổng giáo là như vậy. Mục đích của luânthường rất tốt, rất thực tế. Nó nhắmvào việc làm thế nào để mỗi cá nhân con ngườiđược tốt, để có một gia đình tốt,và một xã hội loài người tốt. Nhưng tốtở đây chỉ có nghĩa là không xấu mà thôi. Nhiềutriết gia cho rằng hệ thống luân lý của KhổngTử chỉ chú trọng vào phía tiêu cực mà thôi chứ ítkhi nhìn về phía tích cực.
Nó tiêu cực ở chỗ chỉnhắm vào bổn phận chứ không nhắm vào quyềnvào làm người. Nó còn tiêu cực ở chỗ chỉkhuyên người ta đừng làm những cái xấu nhiềuhơn là khuyên người ta nên làm những cái tốt. Gia đìnhvà xã hội tốt của Khổng Tử có thể là mộtgia đình có lễ nghi, có trật tự, một xã hộikhông có chiến tranh và loạn lạc, không có áp bức, khôngcó tham nhũng, không có xáo trộn nhưng nó mang ý nghĩatích cực của một gia đình hạnh phúc, một xãhội phát triển tiến bộ và hùng mạnh.
Nhưng dù có tiêu cực đinữa, đạo lý luân thường của Khổng Tửvẫn có nhiều giá trị thực tế đối vớicuộc sống hiện tại của con người. Nămmối liên hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạnbè tuy không bao quát được tất cả mọi liên hệgiữa người và người trên thế gian này nhưngnó cũng bao gồm được những mối dây liênhệ chính rất quan trọngtrong gia đình cũng như ngoài xã hội. Liên hệ vua tôicó thể hiểu rộng ra để bao gồm cả ngườilãnh đạo và người được lãnh đạo,người chỉ huy và người được chỉhuy, người ra lệnh và người tuân hành, chủ nhânvà công nhân…Liên hệ cha con thì hiểu là liên hệ giữacha mẹ và con cái kể cả dâu rể. Liên hệ bạn bè thì có thể mởrộng đến những cộng sự viên, những ngườilân cận, những người láng giềng, những đồngnghiệp…Hiểu rộng như vậy thì ngũ luân có thểbao gồm hầu hết các mối liên hệ giữa ngườivà người trên cõi đời này. Tiêu chuẩn đạođức cho mỗi mối dây liên hệ có thể đượcthay đổi cho thích hợp với đời sống củacon người ở ngưỡng cửa thế kỷ XXIhơn.
Đến như ngũ thườngthì quả thật đáng được chúng ta làm sốnglại để cho con người có những đứctính cần thiết cho cuộc sống tốt đẹp vàlành mạnh. Chữ nhân, chữ nghĩa, chữ tín là nhữngchữ cần phải trau dồi và áp dụng ở trên đời,nhất là cho những người có ít nhiều quyền lựcở trong tay.
Không có lòng nhân, những kẻcầm quyền có thể chỉ là những kẻ bạotàn, dùng mọi biện pháp phi nhân để kềm kẹpngười dân, bắt buộc người dân phải sốngkhổ sở mà phục vụ cho bạo quyền. Không cónghĩa, kẻ cầm quyền chỉ nhìn thấy có cái lợicho cá nhân mà thôi. Kẻ đó chỉ có thể nhũng lạmquyền thế, chiếm công vi tư, tham lam hối lộvơ vét của dân, làm giàu trên xương máu của đồngbào. Không có chữ tín, chánh quyền chỉ là một bọnláo khoét, hứa một đường làm một nẻo,khiến cho dân chán ghét, mất hết lòng tin. Nói là đi họctập mười ngày để rồi đem giam ngườita bao nhiêu năm tháng, chánh quyền như vậy thì còn aitin được?
Người cầm quyền màkhông có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì thật là một tai họacho những người bị trị vậy.