Trong khi Sài Gòn GiaĐịnh và các tỉnh Miền Đông Nam Phần đãthuộc về Việt Nam từ giữa thế kỷ XVIIthì Vĩnh Long vẫn còn là vùng đất hoang vu củamột ít người Khmer sinh sống rải rác, thưathớt. Phải vào gần cuối thế kỷ nàymới có một số người Việt và ngườiHoa (Minh Hương) vào đây khai phá, trồng trọt, sinhsống. Làng xã thành hình và phát triển nhanh theo nhịpđộ bành trướng về Phương Nam củangười Đàng Trong và chính quyền của triềuđình Nhà Nguyễn hồi đầu thế kỷ XVIII.Năm 1732 lưu dân người Việt bị quân Miêntấn công. Chúa Nguyễn là Ninh Vương Nguyễn Phúc Chucử Trương Phúc Vĩnh đem quân vào dẹp yên. VuaChân Lạp là Nặc Tha nhường Me Sa (Mỹ Tho) và LongHồ cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn lấy đất LongHồ lập thành châu Định Viễn (Vĩnh Long) vàđặt dinh Long Hồ. Lỵ sở lúc này đặttại Cái Bè, Mỹ Tho. Đất Long Hồ (Vĩnh Long)chánh thức có mặt trong lãnh thổ Việt Nam kểtừ đó.
Năm 1753 lại có binhbiến do người Chân Lạp hậu thuẫn bởiquân Xiêm sang đánh phá, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai NguyễnCư Trinh làm tham mưu đem quân năm dinh (3 dinh trong Namlà Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ, và 2 dinh ngoài Trung làBình Khương và Bình Thuận) sang đánh Chân Lạp. VuaChân Lạp là Nặc Nguyên thua trận bèn dâng hai phủTầm Bôn và Lôi Lạp (Gò Công và Tân An) để cầu hòa.Sau khi bình định xong, Nguyễn Cư Trinh dời dinhLong Hồ qua xứ Tầm Bào tức là tỉnh lỵVĩnh Long bây giờ. Vào thời đó, Long Hồ dinhgiử vai trò vô cùng quan trọng đối với việcbảo vệ và phát triển Miền Tây Nam Phần. Vềquân sự, Long Hồ dinh bao gồm ba đạo (xem nhưba khu chiến thuật) được thiết lậpđể bảo vệ Tiền và Hậu Giang. Bađạo này là Tân Châu Đạo (ở Cù Lao Giêng, TiềnGiang), Châu Đốc Đạo, và Đông KhẩuĐạo ở Sa Đéc. Cùng với ba đạo củadinh Long Hồ còn có hai đạo của Hà Tiên Trấn doMạc Thiên Tứ cai quản để phối hợpchống giử cả Miền Tây nước Việt. Haiđạo (khu chiến thuật) của Hà Tiên Trấn làKiên Giang Đạo (vùng Rạch Giá) và Long Xuyên Đạo(vùng Cà Mau, An Xuyên ngày nay). Về hành chánh thì tất cảnăm đạo kể trên đều thuộc Long Hồdinh và Vĩnh Long từ thuở đó được xemnhư là đầu não của cả Miền Tây Nam Phầncũng như Cần Thơ sau này vậy. Tây Đô hồiđó là Vĩnh Long mà những di tích lịch sử, cũngnhư những anh hùng liệt sĩ, những tài năngcủa vùng địa linh nhân kiệt này còn sống mãi tronglòng người dân Nam Việt.
Từ thời Pháp thuộcsang đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa,Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Cần Thơ lầnlượt tách ra làm thành tỉnh mới, Vĩnh Long chỉcòn lại phần đất nằm giữa Tiền Giangvà Hậu Giang, tiếp giáp với các tỉnh Tiền Giang(Định Tường) ở phía Bắc, Đồng Tháp(Kiến Tường) ở phía Tây, Cần Thơ (Phong Dinh)ở phía Nam, và Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở phía Đông,với diện tích 1, 478 cây số vuông và khoảng 1, 023, 400dân số (theo thống kê năm 2002). Vĩnh Long nằmgiữa hai bến đò nổi tiếng hồi xưa quengọi là Bắc Mỹ Thuận và Bắc Cần Thơ.Đây là vùng đất phù sa màu mở rất thích hợpvới lúa nước và các loại cây ăn trái, nhất làloại cây trái vùng nhiệt đới nổi tiếngnhư sầu riêng, măng cụt, chơm chơm, bòn bon,ổi, xoài, mận, dâu, sa bô chê, vú sửa, v v . . .Cái Mơnlà nơi nổi tiếng về ươn cây mà các tỉnhlân cận thường đến đây mua vềtrồng. Đây cũng là đất của nhiều nhânvật lịch sử nổi tiếng của Miền Namtừ Nguyễn Cư Trinh, Tống PhướcHiệp, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, PetrusTrương Vĩnh Ký, Nguyễn Thông đến các chínhtrị gia gần đây như Trần Văn Hương,Nguyễn Văn Lộc, v v . . .Nhiều di tích lịchsử như thành xưa (Thành Long Hồ), đồn xưaĐồn Cổ Chiên), lăng mộ (Lăng Hà Tiên, Mộba vị công thần triều Nguyễn), những nơi cóliên hệ đến Gia Long, những chùa đền, miếucổ như Chùa Di Đà, Miếu Quốc Công, Văn ThánhMiếu, làm cho Vĩnh Long có nhiều nét văn hóa lịchsử đáng kể. Các hoạt động nghệthuật, tôn giáo, giáo dục có nhiều nét độcđáo nói lên địa vị của một tỉnhthủ đô một thời nào.
Một trong những côngthần triều Nguyễn từng làm Lưu Thủ tạiLong Hồ dinh thuở mới thành lập là TốngPhước Hiệp. Ông là cháu Quận Công Tống PhúcTrị, người huyện Tổng Sơn, tỉnh ThanhHóa. Đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, TốngPhước Hiệp được cử làm LưuThủ dinh Long Hồ. Ông vô cùng tận tụy vớichức vụ, hết sức lo lắng mưu cầuhạnh phúc cho dân chúng, làm cho công cuộc trị anđược vạn phần tốt đẹp. Ông đãtừng đem quân cứu viện giúp Mạc Thiên Tứđánh đuổi quân Xiêm trong nhiều trận chiến,gây tổn thất nặng nề cho quân Xiêm, đem lạibình yên cho nhân dân. Ông bị bệnh, và từ trần năm1776, để lại bao nhiêu thương tiếc trong lòngngười dân Long Hồ. Ông được triềuđình truy tặng Hữu Phủ Quốc Công, sắcchỉ lập miếu thờ tại dinh Long Hồ. Ngàiđã qui thần nhưng oai linh hiển hách, dân chúngđất Vĩnh Long rất tin tưởng nơi Ngài.Sống làm tướng, thác làm thần , từtrước tới nay người dân luôn thờ phụngNgài, nơi đền thờ Ngài lúc nào cũng khóihương nghi ngút.. Ngày vía Tổng Quốc Côngđược tổ chức long trọng hằng nămvào mùng 2 và mùng 3 tháng 6 âm lịch, có rước hát bộ xâychầu. Tên Ngài đã được dùng làm têntrường Trung Học tỉnh lỵ Vĩnh Long, mộttrường trung học to lớn, rất nổi tiếngở Miền Tây cũng như trường Phan ThanhGiản ở Cần Thơ hay trường ThoạiNgọc Hầu ở Long Xuyên. Ở Mỹ (Nam Cali fornia)hội Ái Hữu Tống Phước Hiệp đãđược thành lập từ mấy năm nay,dưới sự hướng dẫn của giáo sưĐào Khánh Thọ và giáo sư Võ Thị Ngọc Dung (haivị đều là cựu giáo sư và cựu hiệutrưởng của trường), qui tụđược nhiều người cựu học sinh, cótài đức, có thiện chí, và có sự nghiệp đángkể.
Một danh nhân đángthương, đáng kính nhất của đất VĩnhLong là cụ Phan Thanh Giản. Tên chữ là Tinh Bá vàĐạm, hiệu là Lương Khê, biệt hiệu là MaiXuyên, cụ là vị Tiến Sĩ đầu tiên củaMiền Nam. Tổ tiên cụ là người Trung Hoa,cuối đời nhà Minh mới sang Việt Nam,trước ở Bình Định, sau này thân sinh củacụ vào Định Tường rồi qua làng BảoThạnh, huyện Bảo An, tỉnh Bến Tre sinhsống. Cụ Phan sinh năm 1796. Thân sinh là ngườigiỏi chữ nho, đến Vĩnh Long làm thư lạicho Nam triều, thường tải lương thựcvề Huế. Mẹ mất sớm, cha bị vu cáophải ở tù, Phan Thanh Giản phải sống bầnhàn, nhưng rất chăm chỉ học tập,được hàng xóm sẵn sàng giúp đở. Năm 1825Phan Thanh Giản đậu kỳ thi Hương ở GiaĐịnh và năm sau , 1826, đi thi Hội đậu luônTiến Sĩ ở Huế. Đậu xong cụđược bổ nhiệm Hàn Lâm viện biên tu, làmviệc tại Huế. Sau đó đổi ra Quảng Bình,rồi về Quảng Nam dẹp loạn. Lại vềKinh làm ở Bộ Hình, rồi làm Phó Sứ sang Trung Hoa.Cụ được triều đình ngợi khen vềtài ngoại giao, được cử giử chức KinhLược Sứ ở Trấn Tây (Cao Miên) rồi BốChánh Quảng Nam. Được vua tin cậy bổ ĐôSát Viện Ngự Sử, sung chức Cơ Mật ViệnĐại Thần. Năm 1861 sau khi Gia Định và batỉnh Miền Đông mất vào tay Pháp, triều đìnhsai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam thươngthuyết. Năm 1863 cụ Phan lại đượctriều đình Huế cử hướng dẫn pháiđoàn hơn 50 người, với Petrus Ký làm thông ngôn, lênđường sang Pháp thương thuyết đểchuộc lại ba tỉnh Miền Đông. Sau hơn haitháng lênh đênh trên mặt bể, phái đoàn đãđến Pháp và được vua Napoléon III của Phápđón tiếp trọng thể. Cuộc thươngnghị bất thành nhưng phái đoàn Việt Nam cũngcó cơ hội được chứng kiến cảnhtiến bộ, phồn thịnh của xã hội Tâyphương lúc bấy giờ. Trở về ViệtNam cụ Phan được cử vào trấn nhậmMiền Tây để giữ ba tỉnh còn lại. Nhưngkhông bao lâu các tỉnh này cũng bị người Phápchiếm nốt trước sự bất lực củatriều đình Việt Nam, và nhất là trước cáiđau vô cùng của Kinh Lược Phan Thanh Giản. Khônggiữ thành được cho triều đình vàđất nước quê hương cụ Phan uốngthuốc độc (á phiện với giấm thanh) tựtử. Cụ mất ngày mùng 5 tháng 7, năm 1867. Linh cửuđược đưa về làng Bảo Thạnh,Bến Tre. Các quan Nam và Pháp tới thăm ai cũng ngậmngùi mến tiếc. Tên tuổi của cụ còn sống mãivới non sông nhất là trong lòng người dân Nam Việt. Tên cụ được dùng làm tên trường TrungHọc lớn ở Tây Đô : trường Trung HọcPhan Thanh Giản. Hiện nay hội Ái Hữu CựuHọc Sinh Phan Thanh Giản-Đoàn Thị Điểmđã được thành lập ở các nơi trênkhắp thế giới, qui tụ nhiều cựu họcsinh, nhân tài của đất nước.
Một nhà bác họclừng danh của Việt Nam hồi hạ bán thếkỷ XIX cũng là người con của đấtVĩnh Long. Đó là Petrus Trương Vĩnh Ký mà tên ngườiđã được dùng làm tên cho trường Trung Họclớn vào bậc nhất và cũng nổi tiếng vàobậc nhất ở Miền Nam : trường Petrus TrươngVĩnh Ký. Trường nằm ngay tại Thủ Đô SàiGòn. Nhà bác học Petrus Ký sinh năm 1837 tại Cái Mơn,làng Vĩnh Thạnh, tổng Minh Lệ, huyện Tân Minh, tỉnhVĩnh Long (bây giờ thuộc tỉnh Bến Tre). Lúc ôngđược ba tuổi thì cha ông là Lãnh Binh TrươngChánh Thi bị bệnh chết trong khi đồn trú ởNam Vang. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Châu phải tảotần nuôi con. Ông bắt đầu theo học chữ Nhovới một ông thầy đồ tên Học,người ở cùng xóm với gia đình. Petrus Ký rấtthông minh, có trí nhớ siêu phàm, được thầy vàbạn xem như thần đồng. Một ngườibạn thân của gia đình là cụ Tám, một vị linhmục từng được ông Trương Chánh Thi chechở cho trong khi có lệnh cấm đạo Thiên Chúacủa triều đình Huế, thương tình cảnh bàNguyễn Thị Châu, mới xin bà cho Petrus Ký theo ông họcchữ Quốc Ngữ và tiếng La Tinh. Không bao lâu sau thìcụ Tám mất và Petrus Ký được một linhmục người Pháp, có tên Việt Nam là cố Long,đem về nuôi dưỡng cho tiếp tục học.Nhưng lúc này chính sách cấm đạo của triềuđình Huế càng trở nên vô cùng khắc nghiệt.Chỉ dụ Sát Tả ngày 14 tháng 8 năm 1848 dẫnđến những chiến dịch sát hại hếtsức tàn bạo những người giảng đạocũng như những con chiên theo đạo Thiên Chúa.Cố Long phải tìm cách gởi Petrus Ký lên Cao Miên vàochủng viện Pinhhalu học thần học và triếthọc bên đó. Năm 15 tuổi ông tốt nghiệpở đây với vị thứ cao nhất, xuấtsắc nhất. Ông cùng hai người nữađược chọn lựa để vào học chủngviện Giáo Hoàng (Collège Constantinien) ở đảo Penang.Trong thời gian học ở Penang sự hiểu biếtcủa Petrus Ký càng được mở mang rộng rãi.Nhờ thông minh lại có trí nhớ dai, ông học mộtbiết mười. Ông thường đến thưviện ngoài giờ học, đọc đủ thứsách Hán, Anh, La Tinh, Hy Lạp, Ý, Pháp, v v . . .thu nhậnrất nhiều những kiến thức Đông, Tây, kimcổ. Năm 1858 ông tốt nghiệp khóa học ởPenang, với vị thứ cao nhất trong số 300chủng sinh ra trường. và được lựachọn để đưa đi La Mả học làm linhmục. Nhưng Petrus Ký từ chối, không đi La Mảmà lại xin trở về Việt Nam để chịutang mẹ vừa mất hồi năm trước. Hainăm sau, do sự tiến cử của linh mục Lefebvre,ông ra làm thông ngôn cho Pháp. Từ đó ông đượccử đi thông dịch trong những cuộc tiếp xúcquan trọng giữa Pháp và triều đình Huế. Quantrọng nhất là lần ông tháp tùng sứ bộ Phan ThanhGiản sang Pháp triều kiến vua Nả Phá Luân ĐệTam tại diện Tuileries ngày 5 tháng 11 năm 1863. Ông đãlàm cho nhà vua và triều thần hết sức ngạc nhiênvề sự am tường tiếng Pháp của mộtngười Việt Nam hồi thời bấy giờ.Chuyến đi này cũng là dịp để ông thămviếng, học hỏi để hiểu biết thêmvề một số các nước Âu Châu và nền vănminh của họ như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, và nhất làđược tiếp kiến Đức Giáo Hoàng và làmquen với một số văn thi sĩ học giảnổi tiếng của Pháp như Victor Hugo, Littré, Duruy,Renan, và khoa học gia Paul Bert. Kiến văn sẳn cócủa ông càng được mở rộng thêm trongchuyến công du này.
Từ năm 1864đến năm 1868 ông làm giám đốc và đi dạytiếng Đông Dương cho người Pháp ởtrường Thông Ngôn (Collège des Interprètes). Từ 1868 tờGia Định báo được giao cho Petrus Ký quảnđốc. Với công trình xây dựng Gia Định Báo cóthể xem như Petrus Ký là người đầu tiên làmbáo bằng chữ Quốc Ngữ ở Việt Nam. Năm1872 ông được bổ làm thơ ký HộiĐồng Thành Phố Chợ Lớn và năm sauđược mời dạy Hán văn và Việt vănở trường Tham Biện Hậu Bổ (Collège desStagiaires). Năm 1874 ông được đề cử thamdự giải thưởng “Toàn Cầu Bác Học Danh Gia”và đã đoạt được giải thưởngvới hạng thứ 17 trong số 18 văn hàođoạt giải “Thế Giới Thập Bát VănHào.” Năm 1875 ông được cử làm chánhđốc học trường Hậu Bổ và năm 1878được biệt phái ra Bắc Kỳ trong ba thángđể nghiên cứu về tình hình chính trị ởđó. Đây là cơ hội để ông thăm viếngcác di tích lịch sử và tìm hiểu về đờisống của người dân Bắc Việt. Tậphồi ký “Chuyến Đi Bắc Kỳ năm ẤtHợi” là kết quả của chuyến công du này. Sauđó ông được cử vào Hội Đồng ThànhPhố Sài Gòn, Hội Đồng Học Chánh ThuộcĐịa, và được bổ làm Officier d’Académie(1883). Do sự trọng dụng của Toàn Quyền PaulBert, năm 1886 Petrus Ký được cử làm việctrong Cơ Mật Viện bên cạnh triều đìnhHuế, dạy tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ cho vuaĐồng Khánh, được vua phong làm Hàn Lâm ViệnThị Giảng Học Sĩ. Ở Huế ít lâu Paul Bertchết và ông lấy cớ đau yếu xin cáo từtrở về Nam. Ông tiếp tục làm việc cho SoáiPhủ Sài Gòn và làm giáo sư thổ ngữ Đôngphương, dạy chữ Hán và tiếng Cao Miên tạitrường Hậu Bổ. Liên Hiệp Đông Dươngra đời năm 1887 bao gồm Nam Kỳ, TrungKỳ, Bắc Kỳ và Cao Miên. Năm sau khoảng thángtư năm 1888 ông được phái đi công cán tạiVọng Các về vấn đề ranh giới giữa TháiLan và các nước Đông Dương ở tảngạn sông Cửu Long. Trường thông ngôn đóngcửa ông chỉ còn đi dạy tại trườngHậu Bổ và dành nhiều thì giờ cho việc nghiêncứu, viết lách, biên soạn sách vở đểxuất bản. Năm 1888 ông tự bỏ tiền raxuất bản tạp chí Thông Loại Khóa Trình, mộttạp chí chú trọng nhiều về văn hóa, giáo dụccó tính cách nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Vào những ngàygần cuối đời, ông sống trong cảnh nghèotúng, không còn lương hướng gì để sống,lại thêm tốn tiền in ấn, sách báo bán khôngđược, nợ nần chồng chất. Nhưng ôngvẫn say mê viết lách, ông làm việc quá nhiều, lao tâm,khổ trí, sức khỏe suy giảm nhanh vì bệnh hưkhí huyết. Ngày 1 tháng 9 năm 1898 Petrus Ký trút hơi thởcuối cùng tại nhà riêng ở Chợ Quán, hưởngthọ 61 tuổi, để lại cho đời mộtcông trình văn hóa lớn lao bằng chữ QuốcNgữ, và một nền học thuật mới dung hòa tríthức với đạo đức, tổng hợp khoahọc kỷ thuật Tây phương với luân lýđạo đức Á Đông. Petrus Ký có cái vốnkiến thức thật sâu xa rộng rãi, và rất hiệnđại, hơn tất cả những nhà nho cùng thờivới ông, nhất là những kiến thức khoa họccùng những phương pháp nghiên cứu, phân tích, suyluận khoa học của Tây phương mà hầu hếtnhững nhà trí thức Việt Nam hồi thời nàychưa ai có hay chưa ai biết. Nói đến Petrus Ký làphải nói đến vai trò “khai đường mởlối” của ông trên các địa hạt như (1) dùngchữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hántrong việc biên khảo, trước tác, (2) viết câuvăn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhànho, (3) xây dựng nền học thuật mới tổnghợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây phương thaythế nền học thuật cũ của nho gia, và(4) làmbáo theo đúng ý nghĩa một tờ báo bây giờ.
Trên thế giới hiệngiờ có nhiều hội Ái Hữu Cựu Học Sinh PetrusKý như Hội Petrus Ký Bắc Cali, Hội Petrus Ký Nam Cali,Hội Petrus Ký Âu Châu, Hội Petrus Ký Úc Châu, v v . . .qui tụrất nhiều giáo sư, nhân viên, cựu học sinh và thânhữu. . .
Vĩnh Long còn nhiều danhnhân nữa nhưng khuông khổ của bài này không cho phép ghira hết, xin hẹn vào những dịp khác. Bên cạnh cácdanh nhân, Vĩnh Long có nhiều di tích lịch sử đángnói. Một trong những di tích đó là Văn Thánh Miếu,xem như một trong những di tích lịch sử xưanhất của đất Vĩnh Long. Miếuđược thành hình do công của Đề HọcNguyễn Thông, người đã đứng ra xây cấtđể thờ Đức Khổng Tử và các bậchiền triết. Khởi công từ năm 1864, VănMiếu được hoàn tất vào năm 1866, baogồm: (1) một chánh điện thờ ĐứcKhổng Tử, với hai bên Tả Ban và Hữu Ban thờTứ Phối và Thập Triết, (2) hai miếu nhỏ haibên gọi là Tả Vu và Hữu Vu, thờ thất thậpnhị hiền, và (3) Văn Xương Các trướcVăn Thánh Miếu, trên lầu thờ Văn XươngĐế Quân, dưới lầu thờ Võ TrườngToản và cụ Phan Thanh Giản. Phía ngoài có đôiliễn:
“Hoàng phong xử sĩ thanhcao lão,
Tựhiệu thư sinh tiết liệt thần”
Câu trên nói về VõTrường Toản là một cụ già thanh cao, khôngchịu ra làm quan, ở ẩn dạy học,được vua Gia Long cho là “Sùng Đức XửSĩ.” Câu dưới nói về cụ Phan Thanh Giản,một bề tôi tiết liệt, nhưng khi gầnchết dặn người sau chỉ ghi câu “lão thư sinh”(học trò già) mà thôi. Lús sinh tiền, khi làm Kinh LượcVĩnh Long, cụ Phan thường cùng Đề HọcNguyễn Thông nhóm họp các văn nhân thi sĩ tạiVăn Thánh Miếu, đọc sách, làm văn. ThượngThư Bộ Học Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục)đời vua Duy Tân, có viếng Văn Thánh Miếu, và nhânđó có đề đôi liễn:
“Xuân Thu hà đẳng cànkhôn, đạo tại ngũ kinh song nhật nguyệt,
ThùTứ biệt thành võ trụ, đồ qua lục tỉnhnhất cung tường.”
(Đời Xuân Thutrời đất bậc nào, đạo ở năm kinhđôi nhật nguyệt,
SôngThù, Tứ cõi bờ riêng đó đường qua sáutỉnh một cung tường)
Có những giai thoạigắn liền với những địa danh đặcbiệt nổi tiếng ở Vĩnh Long xưa như sôngCổ Chiên chẳng hạn. Sông Cổ Chiên ở VĩnhLong là nơi từng xãy ra nhiều trận hải chiếnlịch sử giữa quân ta và quân Xiêm, quân ta và quân ChânLạp, và giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Khôngbiết bao nhiêu binh sĩ đã phải bỏ mình nơiđây, vì vậy mà từ xưa thường hiểnhiện nhiều điều quái dị. Có những maquỉ hiện về làm cho ghe thuyền qua lại vùng nàyhết sức kinh dị. Có người bảo đó là oanhồn các chiến sĩ trận vong, uất hận vìbị thảm tử trong các trận ác chiến chưađược siêu sinh. Vậy phải lập đàncầu siêu cho các vong linh để cho vùng nàyđược yên ổn. Dân chúng nghe theo, lập đàncầu siêu cho các oan hồn. Từ đó yên ổn, không cònbóng hình ma quái nữa. Nhưng cũng từ đó lạisinh ra những tiếng động lạ lùng như vang lêntừ dưới đáy sông, nghe kỷ thì như tiếngchuông, tiếng trống vang dội ầm ĩ. Nhiềungười lắng nghe và cùng có cảm giác như tiếngtrống giục, tiếng chiêng khua trong những trậnthủy chiến hải hùng. Từ đó người tagọi sông này là sông Cổ Chiên là vì vậy. Cổ làtrống, Chiên có lẽ là Chiêng, tức là tiếng chiêng,tiếng trống vang dầy. Một giai thoại kháccũng rất đặc biệt, có liên hệ tới danhxưng Long Hồ. Ở Vĩnh Long có một nơi màTiền Giang và Hậu Giang cùng mấy sông khác tiếpnối nhau làm cho nước xoáy vòng và ngườiđịa phương ở đây đặt tên chổđó là Hồi Oa, tức là nơi Nước Xoáy.Người ta kể là hồi năm 1787 dân chúng ởHồi Oa xôn xao về tin Thánh Giá (Nguyễn Ánh) sẽngự đến đây và như vậy chắc chốnnày không tránh được nạn đao binh (giữa TâySơn và Nguyễn Ánh). Ít lâu sau Nguyễn Ánh đếnthật, và nhà vua đã chiêu dụ được nhiềungười trong vùng, gây nhiều cảm tình trong dân chúng,được mọi người hết lòng phò giúp.Nguyễn Ánh cho xây đắp thành đất ở đâyhai bên có lập đồn phòng thủ. Binh Tây Sơnnhiều lần tiến đánh nhưng không thắngnổi đành phải rút quân. Nguyễn Ánh xem đây làđất hưng vượng bèn cho đổi tên HồiOa thành ra Long Hưng. Các vùng gần đó đềuđổi tên có chữ Long đứng đầu nhưLong Ẩn, Long Thắng, Long Hậu, v v . . . Con sông LongHồ trước kia mang tên Chân Lạp là Tầm Vồcũng theo xu hướng chung đó mà đổi là sông LongHồ. Đêm đêm người ta còn nghe các cô gái chèo ghengâm :
“Tầm Vồ rày đãđóng đô,
Xinquan đổi lại Long Hồ cho xinh”.
Vĩnh Long có cù lao (hayCồn) Tân Phong, thuộc quận Chợ Lách, rấtnổi tiếng về sản xuất ốc gạo. Cồn Tân Phong nằm giữa dòng sông, dài khoảng 3 km,ngang chừng 1,5 km. Ở đây ốc gạo sản sinhnhiều và nhanh, chỉ 3 tháng là ăn được. Mùaốc gạo là từ tháng 3 đến tháng 6, đặcbiệt trong tháng 5 là ốc ngon nhất. Đồng bào TânPhong thường bắt ốc gạo ban đêm đểsáng hôm sau bán ở chợ Cái Bè, Mỹ Tho. Muốn bắtốc gạo người ta phải lặn xuốngđáy sông (ở những nơi sông không sâu), cào ốc vàorổ rồi chuyển cho tốp người khác đemlên bờ. Phần đông là phụ nữ làm các côngviệc vận chuyển trên bờ. Ở những nơisâu người ta phải dùng vợt bằng giây gai lặnxuống xúc ốc lên đổ ngay lên ghe đậugần bên. Ngày xưa khi chưa có cầu, mỗi lầnqua Bắc Mỹ Thuận người ta thườngthấy nhiều người bán ốc gạo. Đó làốc gạo sản xuất ở Cù Lao Tân Phong. Cũngở Bắc Mỹ Thuận du khách có thể thưởngthức nhiều món ăn độc đáo cũng nhưnhững thứ trái cây đặc biệt của vùng : cácloại chim nướng thơm ngon, ổi xá lị totướng mát rượi. Ngày nay Bắc Mỹ Thuậnkhông còn. Chổ này bây giờ là một cây cầu rấthiện đại giúp việc lưu thông từ MiềnĐông qua Miền Tây (hay ngược lại) hếtsức dễ dàng tiện lợi. Nhưng nhữngngười của các thế hệ lớn tuổihơn, có những hiểu biết về Bắc MỹThuận, chắc không khỏi ngậm ngùi luyến tiếcmột số kỷ niệm vui buồn nào đó vềbến đò Mỹ Thuận của năm xưa.
Một nhà tu ngườiVĩnh Long có bài thơ về tỉnhVĩnh Long và 7quận của tỉnh này (quận Châu Thành, quận BìnhMinh, quận Tam Bình, quận Chợ Lách, quận Trà Ôn,quận Vũng Liêm, và quận Minh Đức) trong khi nhàsư đi vân du các nơi. Người viết xin phép tríchdẫn những đoạn diễn tả độcđáo về vùng địa lý này để kết luậncho bài viết.
« Vĩnh Long cảnh đẹp ngườixinh,
Quyện lòng du khách gợi tình nước non!
(quận ChâuThành)
Cóai về đến Vĩnh Long
Chotôi nhắn gởi đôi dòng nhớ thương!
NhớLong Hồ, nắng hai sương
Nhớ thuyền đủng đỉnhngược đường Cổ Chiên.
Thương cụ Phan lấy bút nghiên,
Chống quân xăm lược , đoạtmiền Đông Nam.
Thêm vào đấy những danh lam,
Tân kỳ, cổ kính, lòng làm sao quên?
Miếu Tổng Quốc Công hương ngúttỏa,
Tám lăm (85) lá sắc miếu công thần
Ngàn năm “Văn Thánh” trơ sươngtuyết
Di Lặc tươi cười rạng ý dân. . ..
(quận Bình Minh)
Ba Càn phát xuất nhiều tôm cá
Chim chuột, bắp dưa, bưởi, mận,cam
Du khách thương hồ hay ngoại quốc
Về rồi vẫn nhớ món chim ram.
Sông Hậu hai bờ cây trái thanh,
Nối liền chiếc Bắc đượmtình duyên
Phần đông tín ngưởng theo tôn giáo
Hoa Việt thêm vào Việt gốc Miên. . . .
(quận Tam Bình)
Tam Bình giáp với Trà Vinh
Sống về ruộng rẫy, dân tình hiềnlương. . .
(quận Chợ Lách)
Quận Chợ Lách nhiềuvườn cây ăn trái
Giáp Cái Mơn, Kinh Xáng một con đò. . .
Tân Phong ốc gạo nhiềunhư gạo
Tựa thế Ba Càn có ốc cao.
(quận Trà Ôn)
Nước ngọt quanh năm,nhiều Cá Cháy
Sùng Nho, sùng Đạo, sống hiềnlương
Có Lăng Thống Chế tên Điều Bác
Phò hộ dân cư được cáttường. . .
(quận Vũng Liêm)
Đất có phì nhiêu cây trái ngọt
Nửa phần làm ruộng, nửa làmvườn. . .
(quận Minh Đức)
Sinh hoạt đủ ngànhngười tấp nập
Chuyên về ruộng rẫy, sống quân bình
Những cô thôn nữ bên dòng nước
Mơ bóng tình quân, hưởng thái bình.
Vĩnh Long tiền ruộng, bạcsông
Mái chèo khoan nhặt, bóng hồng thướt tha
Nụ cười chào khách gần xa
Hẹn ngày trỗi hát bài ca thanh bình.
Thượng Tọa Giác Huệ