Petrus Ký: người con của đất Vĩnh Long, nhà văn hóa giáo dục lớn của người dân Việt

Hai tiếng Petrus Ký ngắn gọn đã đi sâu vàolòng người dân Miền Nam từ hơn thế kỷnay và sẽ còn ở đó mãi mãi cho dù có kẻ đã cốtình xóa đi hay tìm mọi lý do để dìm xuống. Haitiếng thân yêu đó là tên rút ngắn của nhà bác họcTrương Vĩnh Ký, một người con củađất Vĩnh Long, một nhà văn hóa nổi tiếngcủa Nam Kỳ Lục Tỉnh, một người đãcó nhiều công lớn trong việc hình thành nền họcthuật mới vùng Đồng Nai Cửu Long cũngnhư trên toàn cõi nước Việt vào hạ bán thếkỷ XIX. Nói đến Petrus Ký là phải nói đến vaitrò “khai đường mở lối” của ông trên các địahạt:

1) Dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nômvà chữ Hán trong việc biên khảo, trước tác,

2) Viết câu văn xuôi thay lối văn biềnngẫu của các nhà nho,

3) Xây dựng nền học thuật mớitổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tâyphương thay thế nền học thuật cũcủa nho gia,

4) Làm báo theo đúng ý nghĩa một tờ báocủa Tây phương.

Petrus Ký đã hoàn tất mỹ mãn vai trò khaiđường mở lối đó nhờ ở sựgặp gỡ của những yếu tố đặcbiệt này: (1) bản chất hết sức thông minh cùngvới khả năng bẩm sinh đặc biệt vềngôn ngữ và tính tò mò, hiếu học hiếm có của ông,(2) môi trường học hỏi và nội dungchương trình học mà ông đã được đàoluyện, và (3) hoàn cảnh xã hội Việt Nam vàhướng tiến chung của thế giới hồihạ bán thế kỷ XIX. Tính hiếu học, bảnchất thông minh, khả năng bẩm sinh và môitrường học hỏi đã giúp ông có một quá trìnhhọc vấn và một vốn liếng kiến thứckhác hẳn các nhà nho đương thời nhưNguyễn Khuyến, hay Trần Tế Xương chẳnghạn. Khi cái vốn liếng hiểu biết đóđược dùng để khảo cứu, biên soạn,phổ biến, thì hoàn cảnh xã hội bên ngoài đãtrở nên vô cùng thuận tiện để ông có thểthành công tốt đẹp. Đây là lúc người Phápbắt đầu cuộc đô hộ ở Miền Nam vàđang bành trướng thế lực ra Miền Trung vàMiền Bắc. Cùng lúc với sự thất trận vàmất chủ quyền của triều đình Huế,nền học thuật cũ chịu ảnh hưởngnặng nề của Trung Quốc cùng với sự sựngự trị của nhà nho trong xã hội xưa cũngsụp đổ theo, trước hết là ở MiềnNam bắt đầu từ 1870 và những thập niên sauđó rồi đến miền Bắc và miền Trung vàođầu thế kỷ XX. Điều kiện đãtrở nên thuận tiện để xây dựng và pháttriển nền học thuật mới, tân tiến, thíchhợp với đà tiến triển chung của nhân loại.Cuộc đời và sự nghiệp của Petrus Kýlược thuật sau đây sẽ chứng minh chonhững điều vừa mới nói trên.

 Petrus Trương Vĩnh Ký sinh ngày 6 tháng 12 năm1837 tại Cái Mơn, làng Vĩnh Thạnh, tổng MinhLệ, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (bây giờthuộc tỉnh Bến Tre). Ông nhỏ hơn Tam Nguyên YênĐỗ Nguyễn Khuyến hai tuổi. Gia đình theođạo Thiên Chúa cho nên ông có tên rửa tội là JeanBaptiste, và tên đầy đủ của ông là Petrus JeanBaptiste Trương Vĩnh Ký.  Cha là ông Trương ChánhThi, làm lãnh binh thời vua Minh Mạng, và mẹ là bàNguyễn Thị Châu. Petrus Ký có một người chịruột đã mất lúc còn nhỏ và một ngườianh trai tên là Trương Vĩnh Sử.

Lúc ông được ba tuổi (có nơi nói là lúcnăm tuổi) thì cha ông bị bệnh chết trong khiđồn trú ở Nam Vang, bên Cao Miên. Gia đình gặp lúckhó khăn, bà mẹ ông phải tần tảo nuôi con ănhọc. Thuở nhỏ Petrus Ký cũng bắt đầuhọc chữ nho như bao nhiêu nhà nho khác cùng thời. Ôngtheo học chữ Nho với một ông thầy đồtên Học, người ở cùng xóm với gia đình.Petrus Ký rất thông minh, có trí nhớ siêu phàm,được thầy và bạn xem như thầnđồng lúc bấy giờ. Mới ba tuổi ông đãthuộc làu Tam Tự Kinh, và sau đó ít lâu, thông suốt MinhTâm Bửu Giám, rồi lại đọc đượccả Tứ Thư Ngũ Kinh và thuộc khá nhiều bàithơ Đường. Bởi thông minh, sáng dạ, lạisớm mê say đọc sách từ lúc nhỏ, ông có khuynhhươÙng tự mình tìm tòi học hỏi nhiều hơnlà học với ông thầy. Ngoài giờ học ởtrường, ông thích đọc những sách của cha ôngmang từ Miền Trung về và gởi ở nhà thầydồ Học như Nhất Thiên Tự, Tam Thiên Tự,Ngũ Thiên Tự, Minh Đạo Gia Huấn,Đường Thi . . . Một người bạn thân kháccủa gia đình là cụ Tám, một vị linh mụctừng được ông Trương Chánh Thi che chởcho trong khi có lệnh cấm đạo Thiên Chúa củatriều đình Huế. Cụ Tám thương tình cảnhbà Nguyễn Thị Châu mới xin bà cho Petrus Ký theo ônghọc chữ Quốc Ngữ. Không bao lâu sau thì cụ Támmất và Petrus Ký được một linh mụcngười Pháp, có tên Việt Nam là cố Long, đemvề nuôi dưỡng cho tiếp tục học chữQuốc Ngữ và tiếng La Tinh. Nhưng lúc này chính sáchcấm đạo của triều đình Huế càngtrở nên vô cùng khắc nghiệt. Chỉ dụ Sát Tảngày 14 tháng 8 năm 1848 dẫn đến những chiếndịch sát hại hết sức tàn bạo những ngườigiảng đạo cũng như những con chiên theođạo Thiên Chúa. Lúc này câu bé Petrus Ký đãđược 11 tuổi. Hai họ đạo ở CáiMơn và Cái Nhum đã từng hai lần bị đốtcháy tan hoang bây giờ lại bị sát hại thêm lầnnữa. Vào một buổi sáng quân triều đình bao vây CáiNhum, nhóm lữa đốt cháy cả vùng, dân chúng kêu gàothảm thiết, Cố Long và Petrus Ký phải trải quarất nhiều cam go, nguy hiểm mới thoát khỏinạn tai. Sau cùng cố Long phải tìm cách gởi Petrus Kýlên Cao Miên vào chủng viện Pinhhalu học thần họcvà triết học.

Chủng viện Pinhalu, dành cho cả vùng Đông Nam Á,được xây cất ở cách Nam Vang 6 km, trong mộtkhu rừng ở cạnh bờ sông Mekong. Chủng việncó khoảng 25 chủng sinh tuổi từ 13 đến 15,ngoại trừ Petrus Ký chỉ mới 11, đượctuyển chọn trong số những người giỏinhất từ các chủng viện trong vùng. Đây là cơhội tốt để Petrus Ký tiếp xúc, học hỏicác thứ tiếng khác ở các chủng sinh nhưtiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Miên, tiếng Tàu,tiếng Nhật, tiếng Ấn Đô. v v . . .Hầuhết các chủng sinh này đều chưa thông thạotiếng La Tinh, thành ra Petrus Ký lại có thêm cái cơ hộiđược thông dịch từ tiếng La Tinh ra cáctiếng khác cho các bạn đồng song làm cho năngkhiếu về ngôn ngữ ở ông càng phát triểnmạnh. Với năng khiếu tự nhiên rấtđặc biệt này, Petrus Ký đã đắc thủđược nhiều ngoại ngữ lúc còn trẻ, ngaytrong những năm học ở chủng viện Pinhalu.Năm 15 tuổi ông tốt nghiệp ở đây vớivị thứ cao nhất, xuất sắc nhất. Ông cùnghai người nữa được chọn lựađể vào học chủng viện Giáo Hoàng (CollègeConstantinien) ở đảo Penang, Mả Lai, do ngườiAnh cai trị. Đến Penang, Petrus Ký có dịpđược thấy cảnh phồn thịnh, tântiến của Âu Tây mà ông chưa từng thấy ởViệt Nam và Cao Miên. Cũng ở đây Petrus Ký có cơhội gặp thừa sai Lefèbvre, một vị giáo sĩđã bị án tử hình ở Việt Nam hồi năm1845 nhưng được vua Thiệu Trị thả vì cósự can thiệp của Đô Đốc Cécile. Sau đógiáo sĩ Lefèbvre về Pháp, rồi sang La Mả và sau cùngđến Pénang ở lại đây một thời gian.Petrus Ký rất được Lefèbvre thương mến vìsự thông minh hiếm có của ông và vì ông là ngườiViệt Nam nơi mà Lefèbvre từng đến giảngđạo và có nhiều gần gũi, gắn bó. Trongthời gian học ở Penang sự hiểu biếtcủa Petrus Ký càng được mở mang rộng rãi.Nhờ thông minh lại có trí nhớ dai, ông học mộtbiết mười. Ông thường đến thưviện ngoài giờ học, đọc đủ thứsách Hán, Anh, La Tinh, Hy Lạp, Ý, Pháp, v v . . .thu nhậnrất nhiều những kiến thức Đông, Tây, kimcổ. Một trường hợp đặc biệtvề cơ hội học tiếng Pháp của Petrus Kýở đây được ông Bouchot kể lại nhưsau. Môt hôm, trong khi đi dạo trong sân trường, PetrusKý lượm được một tờ giấyviết bằng một thứ tiếng mà ông chưahọc qua. Óc tò mò khiến ông xem xét kỷ thứ chữđó. Thấy nó hao hao giống tiếng La Tinh, ông bènđem cái vốn hiểu biết về tiếng La Tinhcủa ông ra áp dụng tìm hiểu thứ chữ đó. Vàsau khi biết rằng mảnh giấy đóđược gởi tới cho một vị giáo sưtrong trường ông bèn tìm đến vị giáo sư kiađể đưa mảnh giấy và cả bài dịch ratiếng La Tinh của ông. Ông thầy vô cùng ngạc nhiên khiđọc bản dịch của Petrus Ký. Nhân thấyđây là một thiên tài ông giáo sư cố giúp Petrus Ký họcthứ chữ kia. Ông tìm cho Petrus Ký một quyển tựđiển và một quyển văn phạm vàhướng dẫn để Petrus Ký tự học. PetrusKý học rất nhanh với kết quả thật tốtđẹp. Và thứ chữ đó là chữ Pháp. Nhữngthứ tiếng khác như tiếng Ấn Độ,tiếng Anh, ... Petrus Ký cũng tự họctheo lối đó. Ông lượm lặt những mẫu báocũ, so sánh, suy diễn, tìm ra ý nghĩa, mẹo luật.Kết quả của việc học hỏi siêng năng vàlạ lùng đó là ông có thể đọc và nói rành 15thứ tiếng sinh và tử ngữ của Đôngphương và Tây phương và viết được 11thứ chữ. Vốn thích tìm tòi, nghiên cứu họchỏi, Petrus Ký đã tìm hiểu nhiều nền văn hóakhác nhau gắn liền với các ngôn ngữ mà ông có dịphọc hỏi. Những hiểu biết quý báu đó lànền tảng của tinh thần nhân bản, khai phóng và lýtưởng phụng sự văn hóa của ông sau này.

Năm 1858 ông tốt nghiệp khóa học ở Penang,với vị thứ cao nhất trong số 300 chủng sinhra trường. và được lựa chọnđể đưa đi La Mả học làm linh mục.Nhưng Petrus Ký từ chối, không đi La Mả màlại xin trở về Việt Nam để chịu tangmẹ vừa mất hồi năm trước dù rằnglinh mục Lefebvre đã cố thuyết phục ông nêntiếp tục học và chưa nên trở về ViệtNam trong lúc này vì tình hình chính trị ở đây còn rấtđen tối. Ông hồi hương trên chuyến tàuHồng Mao của người Anh. Năm này cũng lànăm lần đầu tiên quân Pháp đánh phá cửaĐà Nẳng, mở đầu cho cuộc xăm lăngcủa họ trên đất nước Việt Nam. Vềtới quê hương Petrus Ký chứng kiến ngay cảnhkhổ sở của người dân trong hoành cảnhchiến tranh loạn ly, khốn khổ, chết chóc. Hainăm sau, do sự tiến cử của linh mụcLefebvre, ông ra làm thông ngôn cho Pháp. Từ đó ôngđược cử đi thông dịch trong nhữngcuộc tiếp xúc quan trọng giữa Pháp và triềuđình Huế. Quan trọng nhất là lần ông tháp tùngsứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp triều kiến vuaNả Phá Luân Đệ Tam tại diện Tuileries ngày 5 tháng11 năm 1863. Ông đã làm cho nhà vua và triều thầnhết sức ngạc nhiên về sự am tườngtiếng Pháp của một người Việt Nam hồithời bấy giờ. Chuyến đi này cũng là dịpđể ông thăm viếng, học hỏi đểhiểu biết thêm về một số các nước ÂuChâu và nền văn minh của họ như Pháp, Ý, Tây BanNha, và nhất là được tiếp kiến ĐứcGiáo Hoàng và làm quen với một số văn thi sĩhọc giả nổi tiếng của Pháp như Victor Hugo,Littré, Duruy, Renan, và khoa học gia Paul Bert. Kiến vănsẳn có của ông càng được mở rộng thêmtrong chuyến công du này.

Từ năm 1864 đến năm 1868 ông làm giámđốc và đi dạy tiếng Đông Dương chongười Pháp ở trường Thông Ngôn (Collège desInterprètes). Năm 1865 cả miền Nam Việt Nam đãlọt vào tay người Pháp. Tờ công báo đầu tiênbằng chữ Quốc Ngữ được chánhquyền cho xuất bản ở Nam Kỳ trong năm này.Đó là tờ Gia Định Báo. Từ 1868 tờ báo nàyđược giao cho Petrus Ký quản đốc. Ôngchấn chỉnh lại biến thành tờ báo cóđầy đủ tính chất của một tờ báođúng nghĩa của nó. Với công trình xây dựng GiaĐịnh Báo có thể xem như Petrus Ký là ngườiđầu tiên làm báo bằng chữ Quốc Ngữ ởViệt Nam vậy. Vào đầu thập niên 1870 ởmiền Bắc và miền Trung chữ Hán và chữ Nômvẫn còn đang thạnh hành. Năm 1871 NguyễnKhuyến mới đậu đầu kỳ thi Hội vàthi Đình để hoàn tất tam nguyên và bắtđầu cuộc đời làm quan của ông trong khi nhàthơ Nôm cuối cùng là Trân Tế Xương thì chỉmới vừa tròn một tuổi. Năm 1872 Petrus Kýđược bổ làm thơ ký Hội Đồng ThànhPhố Chợ Lớn và năm sau được mờidạy Hán văn và Việt văn ở trường ThamBiện Hậu Bổ (Collège des Stagiaires). Năm 1874 ôngđược đề cử tham dự giảithưởng “Toàn Cầu Bác Học Danh Gia” và đãđoạt được giải thưởng vớihạng thứ 17 trong số 18 văn hào đoạtgiải “Thế Giới Thập Bát Văn Hào.”  Năm1875 ông được cử làm chánh đốc họctrường Hậu Bổ và năm 1878 đượcbiệt phái ra Bắc Kỳ trong ba tháng để nghiêncứu về tình hình chính trị ở đó. Đây làcơ hội để ông thăm viếng các di tíchlịch sử và tìm hiểu về đời sốngcủa người dân Bắc Việt. Tập hồi ký“Chuyến Đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi” làkết quả của chuyến công du này. Sau đó ôngđược cử vào Hội Đồng Thành Phố SàiGòn, Hội Đồng Học Chánh Thuộc Địa, vàđược bổ làm Officier d’Académie (1883).

Năm 1885 cả nước Việt Nam đã ởtrong tay người Pháp. Năm sau, một khoa học gia,hội viên Hàn Lâm Viện kiêm nghị sĩ Pháp là Paul Bertđược cử sang làm Toàn Quyền ĐôngDương. Paul Bert đã được biết Petrus Kýtừ trước khi Petrus Ký tháp tùng phái đoàn Phan ThanhGiản sang Pháp. Do sự trọng dụng của ToànQuyền Paul Bert, năm 1886 Petrus Ký được cửlàm việc trong Cơ Mật Viện bên cạnh triềuđình Huế, dạy tiếng Pháp và chữ QuốcNgữ cho vua Đồng Khánh, được vua phong làm HànLâm Viện Thị Giảng Học Sĩ. Ở Huế ítlâu Paul Bert chết và ông lấy cớ đau yếu xin cáotừ trở về Nam. Ông tiếp tục làm việc choSoái Phủ Sài Gòn và làm giáo sư thổ ngữ Đôngphương, dạy chữ Hán và tiếng Cao Miên tạitrường Hậu Bổ. Liên Hiệp Đông Dươngra đời năm 1887 bao gồm  Nam Kỳ, TrungKỳ, Bắc Kỳ và Cao Miên. Năm sau khoảng thángtư năm 1888 ông được phái đi công cán tạiVọng Các về vấn đề ranh giới giữa TháiLan và các nước Đông Dương ở tảngạn sông Cửu Long.

Trường thông ngôn đóng cửa ông chỉ còn đidạy tại trường Hậu Bổ và dành nhiềuthì giờ cho việc nghiên cứu, viết lách, biên soạnsách vở để xuất bản. Năm 1888 ông tựbỏ tiền ra xuất bản tạp chí Thông Loại KhóaTrình, một tạp chí chú trọng nhiều về vănhóa, giáo dục có tính cách nhân bản, dân tộc, và khai phóng.Vào những ngày gần cuối đời, ông sống trongcảnh nghèo túng, không còn lương hướng gìđể sống, lại thêm tốn tiền in ấn, sáchbáo bán không được, nợ nần chồng chất.Nhưng ông vẫn say mê viết lách, ông làm việc quánhiều, lao tâm, khổ trí, sức khỏe suy giảm nhanhvì bệnh hư khí huyết như ông đã viết trongnhật ký của ông : “Bị hai cái khánh tận, nhà in . ..nối nhà . . .mất hơn năm sáu ngàn đồngbạc. Phần thì sách vở bán không chạy, mắcnợ nhà in Rey et Curiol, phần thì bị . . .phảibảo lãnh nợ cho nó hết hơi. Lại thêm phát đauhư khí huyết. . .” (do Lê Thanh trích dẫn trong PhổThông Chuyên San, số 3 tháng 9, năm 1943). Ngày 1 tháng 9 năm1898 Petrus Ký trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêngở Chợ Quán, hưởng thọ 61 tuổi, đểlại cho đời một công trình văn hóa lớn laobằng chữ Quốc Ngữ, và một nền họcthuật mới dung hòa trí thức với đạođức, tổng hợp khoa học kỷ thuật Tâyphương với luân lý đạo đức Á Đông.

Petrus Ký có cái vốn kiến thức thật sâu xarộng rãi, và rất hiện đại, hơn tấtcả những nhà nho cùng thời với ông, nhất lànhững kiến thức khoa học cùng những phươngpháp nghiên cứu, phân tích, suy luận khoa học của Tâyphương mà hầu hết những nhà trí thứcViệt Nam hồi thời này chưa ai có hay chưa aibiết. Thêm vào đó ta thấy tâm tư ông, sự làmviệc của ông cũng như phần lớn thì giờquý báu của ông được dồn vào công việc họchỏi, nghiên cứu, biên khảo, trước tácđể phụng sự cho dân tộc, cho thế hệmai sau. Nhờ vậy mà sự nghiệp văn hóa củaông có tầm quan trọng hết sức đáng kểđối với xã hội Việt Nam trong buổi giaothời từ cuối thế kỷ XIX sang đầuthế kỷ XX, từ Nam chí Bắc. Từ năm 26tuổi là năm ông bắt đầu xuất bản tácphẩm của ông cho đến năm 61 tuổi là nămông mất, Petrus Ký không ngừng hoạt động nghiêncứu trước tác. Suốt bao nhiêu năm ròng rã làmviệc ông đã để lại cho hậu thếgần 120 tác phẩm gồm đủ loại từtự điển, sách dạy về ngôn ngữ, vănphạm, về sử ký địa lý, những công trình biênkhảo về văn hóa, phong tục, văn chương,đến những sách dịch từ Trung Hoa ra tiếngViệt, những sách chuyển sang chữ Quốc Ngữtừ các tác phẩm chữ Nôm của các nhà nho, và mộtsố các sáng tác của ông. Nhìn chung, một cách tổngquát, ta thấy công trình biên soạn trước tác củaông không nhằm mục đích nghệ thuật, thẩmmỹ, hay giá trị văn chương mà nhằm phổbiến những tư tưởng, những kiếnthức của con người nhiều hơn. Phần lớncông trình đó là những sách để giúp người tahọc hỏi về ngôn ngữ, văn hóa, luân lýđạo đức của nước mình hay củaxứ người. Ông đã soạn gần 50 quyển sáchdạy tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Trung Hoa,tiếng Cao Miên, tiếng Lào, tiếng Mả Lai, tiếngMiến Điện, tiếng Tamoul, tiếng Thái Lan vàtiếng Ấn Độ, năm quyển sách dịchvề văn phạm, và năm quyển tự điển.Ông để công phiên âm ra chữ Quốc Ngữ nhữngchuyện Nôm có giá trị đạo đức luân lý vàphiên dịch các kinh sách của nho gia để phổbiến cho người đời nền đạo lýcổ truyền của Á Đông. Ngoài ra ông còn đểnhiều thì giờ biên soạn những sách sử ký,địa lý, văn hóa . . . theo phương pháp khoa họcđể giúp người đọc thu nhận nhữngkiến thức đứng đắn, vững chắcvề quốc gia dân tộc Việt. Mục đích củaviệc biên khảo và phổ biến các loại sách trên lànhằm đào tạo một lớp người mới cókiến thức khoa học, có hiểu biết vềnền văn minh kỷ thuật Tây phương và vềvăn hóa đạo đức Á Đông, có tinh thần dântộc nhưng cũng có tinh thần khai phóng cởimở. Nói chung, Petrus Ký không phải chỉ là một nhàvăn khai đường mở lối cho câu văn xuôi vànền văn chương chữ Quốc Ngữ, ôngcũng không phải chỉ là một nhà bác học tìm tòinghiên cứu để thỏa mãn tính hiếu họccủa con người mình, mà ông còn là một nhà văn hóagiáo dục có tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóngđã đặt nền móng cho nền học thuậtmới ở Việt Nam vào hạ bán thế kỷ XIX. Tinhthần nhân bản, dân tộc và khai phóng đó sẽ lànhững nguyên tắc căn bản của nền giáodục phổ thông ở Việt Nam sau này.

Đầu thế kỷ XX các nhà thơ Nôm nổitiếng cuối cùng của chúng ta lần lượt rađi, Trần Tế Xương mất năm 1907,Nguyễn Khuyến mất năm 1909. Với các chếtcủa các nhà thơ Nôm cuối cùng, một kỷ nguyênvăn hóa vừa khép lại: kỷ nguyên của nềnvăn chương chữ Nôm và nền học thuậtcũ của nho gia. Petrus Ký mất vào năm 1898, cuốithế kỷ XIX. Ông mất đi để mở rộngcửa cho thế kỷ XX, cho một kỷ nguyên văn hóamới: kỷ nguyên của văn học chữ QuốcNgữ và nền học thuật mới tổng hợpđạo đức Á Đông với khoa học Tâyphương. Ba mươi năm sau ngày ông mật tên ôngđược dùng đặt cho một trường trunghọc lớn nhất và nổi tiếng nhất, cũnglà trường đệ nhị cấp duy nhất củaMiền Nam nước Việt: trường PetrusTrương Vĩnh Ký. Trường trung học nổitiếng này khi mang tên ông nó cũng mang sứ mạng vănhóa giáo dục mà ông đã đề xướng. Mộtgiáo sư của trường, cụ Ưng Thiều,đã thể hiện sứ mạng văn hóa giáo dụcđó của Petrus Ký trong hai câu đối bằng chữHán ghi trước cổng trường (trướcnăm 1975):

“Khổng Mạnh cươngthường tu khắc cốt,

Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”


Ý nghĩa của hai câu này là một mặt chúng ta hãy ghikhắc vào xương tủy những căn bảncủa nền luân lý nho giáo, và mặt khác hãy làm sáng sủatâm trí của mình bằng những kiến thức khoahọc Tây phương. Sang thế kỷ XX nhờ cósự phát triển về khoa học kỷ thuật mà conngười đã tiến bộ vô cùng nhanh chóng so vớibao nhiêu những thế kỷ trước. Từ chốikhoa học hay lẫn tránh kỷ thuật là một cáchtự diệt. Muốn sinh tồn phải tiến bộ,phải hiện đại hóa như người ta, màmuốn tiến bộ, hiện đại thì không thểkhông học hỏi khoa học, kỷ thuật của ÂuMỹ. Tuy nhiên nếu chỉ trau dồi khoa học kỷthuật không mà thôi thì cũng rất nguy hại cho loàingười. Từ hơn bốn thế kỷtrước Rabelais đã bảo là có kiến thức khoahọc mà không có ý thức đạo đức thì đó làsự đổ vở của tâm hồn (“Science sansconscience n’est que ruine de l’âme”). Cho nên bên cạnh sựhọc hỏi về khoa học kỷ thuật,người ta còn cần phải trang bị cho mình mộtý thức đạo đức vững chắc.Đối với người Việt Nam cũng nhưnhiều dân Đông Á khác, ý thức đạo đứcvững chắc đó có thể tìm thấy ở trong nềnluân lý đạo đức của nho gia vốn đãăn sâu vào đời sống dân chúng từ bao nhiêu nămqua và đã trở thành một thứ truyền thốngđạo đức của nước mình. Tổnghợp văn minh Tây phương với luân lý đạođức Á Đông là một việc làm khó khăn nhưngPetrus Ký đã để hết cuộc đời mìnhđể làm việc đó. Tinh thần Petrus Ký là tinhthần dung hòa Đông Tây, tinh thần tổng hợp khoahọc kỷ thuật với luân lý đạo đức.Bên cạnh những kiến thức tối tân về cơgiới, điện tử, còn có tình nghĩa cha con,chồng vợ, bạn bè, đồng loại, lòng hiếuđể, tình thầy trò, bè bạn, lòng thương yêugiúp đở người khác, v v . . . nhiều ý niệmđạo đức cổ truyền đó vẫn rấtcó giá trị và ích lợi cho đời sống củangười Việt Nam hiện giờ. Người cònở lại cần có nó để bảo vệ giađình và giá trị tinh thần của con ngườitrước sự khống chế của chủ nghĩavật chất vô thần. Những người đã rađi và đang sống trong xã hội văn minh Âu Mỹthì cần có nó để đương đầu vớisự đồng hóa khó tránh được khi phảithích nghi vào hoàn cảnh sinh sống mới. Tinh thầnPetrus Ký là tinh thần nhân bản, dân tộc và khai phóng,rất cần có trong mọi công trình xây dựng conngười và cộng đồng ở trong cũng nhưở ngoài nước.