Tâm hồn tài tử

"Đờnca tài tử là một hoạt động nghệthuật rất đặc biệt của người dânvùng đồng bằng sông Cửu Long, hay vùng Tiền Giang- Hậu Giang, tức là vùng địa lý trải dài từGó Công - Mỹ Tho - Bến Tre đến Sóc Trăng -Bạc Liêu - Rạch Giá, vv... Đây là vùng đấtmới của người dân Việt trong tiến trình Namtiến từ miền Trung vào Nam trong các thếkỷ XVII - XVIII. Đờn ca tài tử với những bàicổ nhạc đầy rung cảm, nhất là vớinhững câu vọng cổ buồn não nuột, lâm ly ai oán,trong thế kỷ qua đã gắn liền với xãhội miền Nam, nhất là với nền   "Văn Minh MiệtVườn“ như nhiều người thườnggọi.

Vàocuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XXvùng Hậu Giang còn nhiều rừng hoang chưa khai khẩnhết, dân cư vẫn còn thưa thớt. Khoảng 1875 -1880 dân số ở Nam Kỳ chỉ có 1.620.000 ngườivới diện tích trồng trọt khoảng 520.000mẫu. Sau khi người Pháp đặt xong nền đôhộ ở Nam Kỳ, họ cho đào kinh, mởđường, để dân chúng khai khẩn thêm nhiềuruộng đất. Sang đầu thế kỷ XX dânsố Nam Kỳ cùng diện tích trồng trọt tăngnhanh. Vào những năm 1911 - 1915 dân số đã lênđến 3.200.000, tăng gắp đôi so với thờithập niên 1870. Diện tích trồng trọt lúc nầy là1.650.000 mẫu, gần gắp ba lần diện tíchtrồng trọt hồi bốn thập niên trước.Khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giớinăm 1930 dân số ở miền Nam đã lên tới4.500.000 người với diện tích trồng trọthơn 2.000.0000 mẫu.  Trongvùng Tiền Giang - Hậu Giang có một khu vựcđịa lý gọi là „Miệt Vườn.“ Đây là vùngđất tương đối cao, hoặc là đấtruộng mà người dân đào mương, đắpbờ làm thành những bờ đất cao để cóthể trồng nhiều thứ cây trái, từ cây kỹnghệ như dừa khô, đến cau, chuối và cácloại cây ăn trái khác như cam, quýt, bưởi, xoài,ổi, điều, mận, dâu, mít, măn cụt, lơmchơm, sầu riêng, bòn bon, vv... Vùng miệt vườn nàycũng có ruộng lúa nhưng diện tích trồng lúa íthơn diện tích làm vườn rất nhiều. Phầnlớn các ông điền chủ miệt vườn chútrọng vào việc khai thác huê lợi vườn hơn huêlợi ruộng. Làm vườn chỉ cực lúcđầu khi mới lên bờ cần phải trồngchuối, trồng khoai mì, để cho cỏ đừnglên được nhiều, chờ cho đất bớtphèn mới bắt đầu trồng dừa.Thường là phải từ năm năm sau trở lên mớibắt đầu có huê lợi. Nhưng khi có huê lợirồi thì điền chủ miệt vườn sẽrất thoải mái. Thường thì chỉ cầnmướn người giựt dừa, thả xuốngmương đem dừa về sân nhà, bán ra hằng thánglấy tiền xài. Sáu tháng dừa treo thì huê lợi ítmột chút, nhưng qua sáu tháng dừa mùa thì lợi tứcvô nhiều hơn bù lại những tháng kia. Kinh tếmiệt vườn cũng như đời sốngcủa người dân miệt vườn rất thoảimái, nhất là các ông điền chủ miệtvườn. Trên toàn cõi Đông Dương vào năm 1930 cótất cả 6.690 đại điền chủ (có từ50 mẫu đất trở lên). Trong số này riêng NamKỳ đã có tới 6.300 người. Thành ra đa sốđại điền chủ đều ở trong vùngđất mới khai khẩn này, nhất là vùng miệtvườn.

Ngoạitrừ những năm bị ảnh hưởng nặngnề của cuộc khủng hoảng kinh tế thếgiới (các năm 1930, 1931, 1932, và tệ nhất là 1933),khiến nhiều điền chủ phải phá sản,nhất là các điền chủ chủ ruộng có vaytiền của Chà Chetty hoặc các cơ quan địaốc (bởi giá tiền một giạ lúa còn có mộtcắc mà thôi, thay vì một đồng tám trước kia,tiền lúa không đủ trả tiền lời, nợbị chồng chất, đất bị tịch thu) cònthì trọn thời gian từ đầu thế kỷ XXđến năm 1939, khi Đại Chiến ThếGiới Thứ Hai bắt đầu, có thể xem như làthời kỳ rất bình yên, rất thịnh trịcủa xã hội miền Nam. Đời sống củangười dân miệt vườn lúc này có thể coinhư một cõi thiên đàng hạ giới, nhất làđời sống của các ông điền chủmiệt vườn. Trong cảnh thanh bình, sung túc đó,với cuộc đời thong thả, các ông điềnchủ thường tổ chức hội họp ănnhậu đờn ca xướng hát tìm thú giải trí thanhtao trong những chuỗi ngày buồn trong cảnh vắng vẻở nhà vườn. Phong trào đờn ca tài tử rađời trong hoàn cảnh xã hội đó. Bộ mônđược dân miệt vườn hâm mộ nhất làcổ nhạc, và những người trong các nhómđờn ca tài tử là những người chuyên vềcổ nhạc. Phong trào này xuất hiện vào khoảngđầu thế kỷ XX ở miền Nam Việt Nam, vàphát triển mạnh mẽ ở miệt vườn.Tập sách nhạc đầu tiên mang tựa đề„Bản đờn tranh và bài ca“ được tái bảnlần thứ tư vào năm 1910. Trong sách có nhữngbản Lưu Thủy Trường, Tứ Đại, NamXuân, Nam Ai, và một ít bài khác. Tiếp theo đó từ 1915trở đi nhiều tập bài ca như trênđược xuất bản với nhan đề cóchữ tài tử trong đó, như Tứ Tài Tử, Bát TàiTử, Lục Tài Tử, Thập Tài Tử. Nhữngtập bài ca này chứa đựng từ 19 đến 21bài ca cổ nhạc trong đó. Đề tài phầnlớn lấy trong truyện Tàu như Chiêu Quân CốngHồ, Đào Viên Kết Nghĩa, Bá Nha Tử  Kỳ, Thoại Khanh Châu Tuấn,vv... Truyện Thúy Kiều cũng là một đề tàiđược các tài tử khai thác. Hình bìa của cáctập bài ca này thường mang hình vẽ các nhạccụ mà người tài tử thích sử dụng nhưđờn cò, đờn kìm, đờn tranh, ống tiêu,nhịp sanh, đờn độc huyền.

Hãytưởng tượng cuộc sống của nhữngngười điền chủ miệt vườn.Thường thường họ là những ông chủ,mướn người làm và trông chừng cho ngườita làm cho mình tất cả từ móc mương, bồimương, phát cỏ, giựt dừa, lượmdừa, gánh dừa, lùa dừa, lột dừa, vv và mình chỉcó việc bán dừa lấy huê lợi hằng tháng sốngthoải mái thảnh thơi. Họ có nhiều thì giờrảnh rỗi, có nhiều phương tiện giảitrí. Một ít anh em bạn bè thường tụ họplại với nhau,  ít thìđôi lần một tháng, nhiều thì có thể bốnnăm lần. Họ ăn uống, đờn ca có khicả đêm. Những đêm có trăng họ hay thảthuyền trên sông, mang đồ ăn theo, ăn nhậu,vừa đờn ca xướng hát vừa thưởngngoạn cảnh vật thiên nhiên. Đó là lối giảitrí thanh tao mà người xưa đã từng tậnhưởng. Người xưa đã dùng chữ tài tửđể chỉ những nhà nho có tâm hồn nghệ sĩbiết tận hưởng những thú vui thanh tao đó.Đó là những người có tâm hồn tuy cũng là nhànho nhưng phóng khoáng thanh tao, không bị trói buộcchật hẹp bởi lợi danh, bởi những luân lýkhắt khe của thánh hiền. Họ biếtthưởng thức cái đẹp của thiên nhiên, họbiết dùng cung đàn điệu hát để nâng cao tâmhồn, họ biết để tình cảm của mình hòanhịp với điệu nhạc lời thơ.  Lý Bạch, Tô Đông Pha cũngnhư Bá Nha Tử Kỳ đều là những tâm hồntài tử đó. Nhà Nho Việt Nam cũng vậy. Với ítnhiều ảnh hưởng Lão Trang, nhà nho thấy tâmhồn mình khoáng đạt hơn, tài tử hơn lànhững kẻ chỉ biết vất vả làm lụng, nôlệ cho đồng tiền, ép mình trong khuôn khổ chậtchội của những luân lý khắt khe bóp nghẹt tìnhcảm tự nhiên của con người. Họ lànhững tâm hồn thanh cao biết tìm những thú vui vănchương, ca nhạc bên cạnh các ả đào có tài cósắc. Với những bài hát nói và ca trù nổi tiếngnhà nho tài tử đã tạo một truyền thốnggiải trí thanh cao tao nhã cho người dân Việt sau này.Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh,Dương Khuê, kể cả con người rấtmực đạo đức của Nguyễn Khuyếncũng đều thuộc nòi tình, có tâm hồn tài tửnói trên.

Tài tử với giainhân là sẵn nợ.“

hoặclà:

Giang tay người tài tử kháchthuyền quyên,

Chénrượu thánh câu thơ thần thích chí.“

 (Cao Bá Quát)

Tài tửnhư ta thấy trên đây là người có tâm hồnrộng rải, phóng khoáng, thanh cao, có khuynh hướngthẩm mỹ, có nhiều tình cảm đẹp đẽthể hiện trong lời ca tiếng nhạc. Họbiết tìm những thú vui thanh cao, tao nhả. Tiếngđàn, giọng hát, lời thơ là những phươngtiện giúp giải sầu, giúp quên đi những nỗibuồn khổ, băn khoăn của kiếpngười. Nói như Cao Bá Quát :

Ba vạn sáu ngàn ngày làmấy,

Cảnhphù du trông thấy cũng nực cười.“

Nhà Nho tài tử xưakia là như thế, và người đờn ca tài tửsau này trong xã hội miệt vườn cũng vậy.Họ đều cùng là những người trong mộtnòi tình với nhau. Phong trào đờn ca tài tử vớinhững bản cổ nhạc nhiều rung cảm pháttriển mạnh trong không khí thanh bình của nền „vănminh miệt vườn“. Phong trào được phổbiến rộng rãi một phần cũng nhờ chữQuốc Ngữ đã chánh thức ra đời và bànhtrướng khắp nơi. Việc in ấn và xuấtbản được thực hiện dễ dàng hơntrước.

Từ việc họcđờn, học ca, đến kinh nghiệm trìnhdiễn, đến sửa đổi, biến chế, sángtác, không mấy xa xôi, khó khăn, nhất là đối vớinhững người có óc sáng tạo bẩm sinh. Nhữngngười đờn ca tài tử, khi lăn lộn trongnghề, không khỏi không đẻ ra những cái mớilạ. Họ phải là những người đã chếbiến thêm thắt vào những bài cổ nhạc cũđể mỗi ngày làm cho nền cổ nhạcđược phong phú hơn. Từ những đề tàixưa cũ người ta thêm dần những đềtài mới mẻ hơn, và từ những bản đànxưa người ta đẻ ra những bản nhạcmới hơn. Trong tiến trình tự nhiên đó,đờn ca tài tử là cha đẻ của Sân khấucải lương và những câu ca vọng cổ sau nàyvậy.