Trẻ em Việt Nam trong tiến trình xã hội hóa vào xã hội và văn hóa Mỹ

Mấy mươi nămtrước, lúc tôi còn đi học ở ĐạiHọc Văn Khoa Sài Gòn, tôi có đọc một quyểnsách của một nhà tâm lý xã hội học Pháp nói vềảnh hưởng của xã hội /văn hoá đốivới đời sống tâm lý của con người.Tựa sách là gì và tác giả là ai bây giờ tôi không cònnhớ, tuy nhiên có một câu chuyện đượckể lại trong sách làm cho tôi nhớ mãi không bao giờquên. Đó là câu chuyện của hai cô bé Ấn Độđược người ta tìm thấy ở trongrừng vào lúc hai cô chỉ độ vào khoảng 8-10tuổi gì đó. Hai cô không nói được tiếngngười, cũng không đi trên hai chân nhưngười ta. Hai cô đi trên bốn chân, có cử chỉvà ngôn ngữ y hệt như loài thú. Các nhà khoa học chorằng hai cô đã bị bỏ rơi trong rừng từlúc mới sanh và đã được thú rừng nuôidưỡng. Khi được đem về với xãhội loài người, các cô được ngườita dạy cho cách sống của loài người.Người ta phải mất rất nhiều thì giờđể dạy dỗ cho các cô nhưng kết quảchưa tới đâu thì hai cô đã chết. Xã hội loàingười là cái gì rất xa lạ mà các cô không thích nghiđược, mặc dù các cô có mang trong người cáimầm sinh vật của giống người.

Sự kiện trên đâycho thấy khi ta sanh ra và lớn lên trong xã hội/văn hóanào thì ta sẽ được giáo dục uốn nắnđể trở thành một phần tử của xãhội/văn hóa đó. Dù gốc là người ta, vớicái gene của người ta đi nữa ta cũng không trởthành người ta được nếu ta khôngđược nuôi dưỡng, giáo dục, uốn nắntrong xã hội loài người. Yếu tố xãhội/văn hóa là yếu tố quyết định trongquá trình làm cho con người trở thành người. Nóinhư thế không có nghĩa là yếu tố sinh vậtkhông quan trọng. Thật ra yếu tố sinh vậtcũng rất là quan trọng không thua gì yếu tố xãhội/văn hóa vì nếu không có cái gene củangười ta thì dù có sanh ra và lớn lên trong xã hội loàingười đi nữa con vật cũng không trởthành người ta được. Trở lại câuchuyện của hai cô bé Ấn Độ trên đây tathấy đây là trường hợp hết sức hihữu, và ngày nay các nhà khoa học không làm sao kiểmnghiệm được. 

Trường hợp tathấy thường hơn là việc những đứatrẻ được cha mẹ nuôi đem về nuôidưỡng ở một xã hội/văn hóa khác hơn lànơi chôn nhau cắt rốn của chúng như nhữngtrẻ Việt Nam, Trung Hoa, Đại Hàn đượccha mẹ nuôi là người Mỹ đem về nuôi trênnước Mỹ từ lúc mới sơ sinh chẳnghạn. Những trẻ em này lớn lên có đờisống hoàn toàn Mỹ chớ không có dấu vết gìcủa xã hội/văn hóa gốc (ngoại trừ màu da vànhững nét đặc thù của cấu trúc thể xáccủa chủng tộc gốc). Nói chung khi đượcnuôi nấng, lớn lên trong xã hội/văn hóa nào, ngườita sẽ trở thành con người trong xã hội/vănhóa đó, bất kể nguồn gốc củangười đó được sanh ra ở đâu vàbởi giống người gì.

Tiến trình nuôidưỡng, giáo dục, uốn nắn, cùng lúc vớitiến trình hấp thụ, tiêu hóa những điềuhọc hỏi để trở thành một phần tửcủa xã hội/văn hóa được các nhà văn hóaxã hội học gọi chung là tiến trình xã hội hóa(socialization). Đây là một tiến trình vô cùng quantrọng trong việc làm cho con người đượctrở nên người trong một nền văn hóa haymột xã hội nào đó. Đó là tiến trình giúp cho conngười học hỏi và áp dụng các sinh hoạt tâmsinh lý chung cho những người sống cùng trong mộtcộng đồng, một xã hội, một nềnvăn hóa với nhau. Nhờ có tiến trình xã hội hóađó mà người ta có thể sinh hoạtđược dễ dàng, hữu hiệu trong đờisống xã hội. Khi ta sanh ra và lớn lên trong xãhội/văn hóa Việt Nam, ta sẽ được xãhội hóa vào xã hội/văn hóa Việt Nam, và nhờtiến trình xã hội hóa này mà chúng ta sinh hoạtđược dễ dàng hữu hiệu trong xãhội/văn hóa quen thuộc của mình. Nếu bỗngnhiên chúng ta bị bức rời khỏi xã hội/vănhóa Việt Nam và đem đặt một cách độtngột vào một xã hội/văn hóa khác, chúng ta sẽthấy vô cùng bở ngỡ, vụng về, kém hẳnhiệu năng, không biết hành sự như thế nào chocó kết quả dễ dàng như chúng ta đã làm trong khôngkhí quen thuộc của xã hội/văn hóa mình.

Chúng ta phải mấtrất nhiều thì giờ để học hỏi, làm quendần với nếp sống trong xã hội/văn hóamới. Lâu dần chúng ta mới thích nghi vào môi trườngsinh sống mới. Các hiện tượng đồng hóa(assimilation) và đồng hóa văn hóa (cultural assimilation, hayacculturation) thường được các nhà xã hộihọc nói đến. Đúng ra đó là sự biếnđổi trong tiến trình xã hội hóa của con người.Xã hội hóa là một tiến trình liên tục trong suốtđời người. Tuy có thể có lúc nhanh (khi conngười còn nhỏ tuổi hay khi có đổi mớihay cách mạng xã hội xảy ra), có lúc chậm (khilớn tuổi hay khi xã hội không thay đổi),nhưng bao giờ cũng diễn ra liên tục. Trong trườnghợp của người di dân, định cư trongmột xã hội/văn hóa mới, tiến trình xã hộihóa bị xáo trộn và thay đổi. Sự xáo trộn,thay đổi nầy bao gồm hai sự việc: một(1) là xóa dần (hay xóa phần nào đó) công trình xã hộihóa đã có từ trước vào trong xã hội/văn hóacũ và hai (2) là bắt đầu xã hội hóa vào trong xãhội/văn hóa mới. Các nhà văn hóa xã hội họcgọi hai sự việc nầy là desocialization vàresocialization mà tôi tạm dịch là triệt xã hội hóa vàtái xã hội hóa. Khi ta được ra đời vàlớn lên một thời gian trên đất nướcViệt Nam thì ta đã học được tiếng nóicũng như nhiều hình thức sinh hoạt mang tínhchất văn hóa Việt, tức cũng như ta đã xâycho ta một ngôi nhà văn hóa rất Việt Nam trên nềntảng của quê cha đất tổ. Đó là quá trìnhsocialization vào xã hội/văn hóa Việt Nam. Bây giờnếu chúng ta phải xa lìa quê cha đất tổ,phải rời bỏ xã hội/văn hóa củ, rời bỏnếp sống củ để bắt đầu mộtlối sống mới trong xã hội/văn hóa mới là xãhội/văn hóaMỹ, chúng ta phải trải qua mộtthời gian xáo trộn, thay đổi để có thểthích nghi vào cuộc đời mới, chẳng khác nàonhư thể ta mang ngôi nhà văn hóa đã có của mình sangxây dựng lại trên đất Mỹ. Muốn cho nó chenđược vào khu nhà văn hóa Mỹ, ta phảiđập phá phần nào ngôi nhà cũ của mình đểsửa nó lại thành ngôi nhà mới, thích hợp vớikhung cảnh văn hóa Mỹ hơn. Tiến trìnhđập phá ngôi nhà cũ là desocialization, và việc sửachữa cho thành nhà văn hóa mới là resocialization vậy.Những trường hợp xã hội hóa, triệt xãhội hóa và tái xã hội hóa cũng có thể tìm thấyở ngay trong một xã hội, một quốc gia vớicác khu văn hóa (subculture) khác biệt. Thí dụ nhưsự di cư của người Bắc và ngườiTrung vào miền Nam nước Việt. Nhữngngười này cũng trải qua những biếnđổi tâm lý từ sự triệt xã hội hóa vào khuvăn hóa cũ để tái xã hội hóa vào khu văn hóamới như những người di dân tỵ nạntừ quốc gia xã hội này đến quốc gia xãhội khác. 

Lẽ dĩ nhiên là tiếntrình tái xã hội hóa này diễn ra nhanh hay chậm là tùyở nhiều yếu tố mà quan trọng hơn hếtlà những yếu tố sau đây:

"Tuổi tác và quá trình xãhội hóa trong xã hội cũ. Càng lớn tuổi khi di dân,người ta càng có nhiều thời gian đểđược xã hội hóa vào xã hội củ, và do đónếp sồng quen thuộc của xã hội/văn hóacũ càng hằn sâu trong tâm thức con người.Điều nầy làm cho sự triệt tiêu quá trình xãhội hóa vào xã hội cũ sẽ phải diễn rarất chậm, làm trở ngại rất nhiều chotiến trình tái xã hội hóa vào xã hội mới. Nói mộtcách nôm na là khó quên văn hóa cũ và khó nhận văn hóamới, hoặc là sự quên cái cũ và nhận cái mớixảy ra rất chậm. Thế hệ lớn củangười tỵ nạn Việt Nam ít thay đổinhất về phương diện thích nghi văn hóa.Phần đông các cụ vẫn duy trì các giá trị củaxã hội xưa và những nét đặc thù của nềnvăn hóa cũ. Ngược lại lớp ngườithuộc thế hệ trẻ học hỏi ngôn ngữmới, thu nhận giá trị của nền văn hóamới một cách nhanh chóng. Qua Mỹ chẳng bao lâu họquên tiếng mẹ đẻ, họ sống nhưngười Mỹ. Họ được Mỹ hóa rấtnhanh, và đối với thế hệ lớn, họđã trở thành "những người Mỹ con."Các cụ di cư vào Nam hồi năm 1954 vẫn giữ đượcnhiều nét đặc thù của văn hóa Hà Hội trongkhi những người trẻ thì lại đượcNam Kỳ hóa nhiều hơn. 

"Mức độ khácbiệt giữa hai nền văn hóa cũ và mới.Người Âu Châu sẽ được tái xã hội hóatrên đất Mỹ nhanh hơn người Á Đôngbởi văn hóa Mỹ với văn hóa Âu Châu không khác nhaubao nhiêu trong khi đó văn hóa Á Đông và văn hóa Mỹkhác biệt nhau rất nhiều. Những ngườiViệt Nam đã có cơ hội làm quen với văn hóa ÂuTây sẽ được xã hội hóa vào xã hội Mỹdễ dàng hơn là những người Việt Nam không cócơ hội làm quen nhiều với nền văn hóa ÂuMỹ. Người miền Trung nói tiếng Nam dễhơn người miền Bắc, và họ cũng dễđược Nam Kỳ hóa hơn người đếntừ miền Bắc.   

"Thái độđối xử với người di dân của cộngđồng xã hội mới. Nếu xã hội mới vuivẻ chấp nhận người di dân, hết lòng giúp đỡngười di dân trong bước đầu khi mớiđến định cư, người di dân sẽ thíchgần gũi với cộng động mới và sẽdễ được tái xã hội hóa nhanh hơn. Kếtquả của nhiều công cuộc nghiên cứu của nhàtâm lý xã hội học Alan Richardson cho thấy diễntiến tâm lý của người di dân đối với xãhội/văn hóa mới như sau: Khi người di dânđịnh cư ở một xã hội khác, sựbiến đổi tâm lý sẽ xảy ra. Nếu việcđịnh cư ở buổi đầu có kếtquả tốt đẹp người di dân sẽ cảmthấy thỏa mãn với cuộc sống mới. Tâmtrạng thỏa mãn này sẽ đưa đếnnhững tình cảm gắn bó với cộng đồngmới, nhận mình như một phần tử củacộng đồng mới, và từ đó sẽ dầndần chấp nhận hệ thống giá trị và nềnvăn hóa của xã hội mới. Sự tái xã hội hóavào xã hội mới sẽ diễn tiến nhanh hơnkhởi sự từ tình cảm gắn bó đó của ngườidi dân. Ngược lại nếu người di dân bịdân bản xứ kỳ thị, đối xử tệ,hoặc không được sự giúp đỡ nào củaxã hội mới, phải chịu nhiều khổ sởtrong cuộc sống mới thì tâm trạng bất mãnsẽ xảy ra. Từ tâm trạng bất mãn đóngười di dân sẽ không nhận xã hội mới, khôngmuốn gần gũi, và trong trường hợp nàysự tái xã hội hóa vào xã hội mới sẽ rất khókhăn chậm chạp.   

"Mức độtập trung, và sự gần gũi của cộngđồng người di dân. Nếu số lượngngười di dân đông và sống tập trung với nhauthì sự tái xã hội hóa sẽ rất chậm và cónhiều trở ngại. Nhất là khi đã có mộtcộng đồng người di dân ở đó thìnếp sống cũ có thể sẽ kéo dài và ngườimới tới không có nhu cầu phải vứt bỏ cáicũ để học hỏi cái mới. Sựđồng hóa văn hóa không nhất thiết phảixảy ra. Trường hợp của người tỵnạn Việt Nam định cư ở vùng San Jose hayOrange County chẳng hạn. Không cần biết tiếngAnh, không cần được Mỹ hóa chút nào vẫn cóthể sống dễ dàng ở những nơi này vì ởđây đã có một xã hội (một cộngđồng) Việt Nam nho nhỏ với nhữngđặc tính văn hóa Việt Nam. Ngược lại,những người Việt tỵ nạn địnhcư rải rác ở những nơi thưa thớtngười Việt như ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ thìnhất định phải được Mỹ hóanhiều hơn mới có thể sống còn đượcở những nơi đó. Trường hợp củađồng bào Bắc Việt di cư vào Nam hồi năm1954 cũng vậy. Những người định cưrải rác ở các tĩnh lỵ, thành phố ởmiền Nam sẽ thay đổi và thích nghi vào văn hóa (khuvực) của miền Nam nhiều hơn là nhữngngười sống tập trung ở các khu tỵ nannhư Hố Nai, Biên Hòa chẳng hạn.   

"Tâm lý củangười di dân. Nếu người di dân không muốn vàkhông có một cố gắng nào trong vấn đề thíchnghi văn hóa thì sự tái xã hội hóa vào xã hội mới sẽphải xảy ra rất chậm. 

"Có thể thêm vàonhững yếu tố quan trọng trên đây mộtyếu tố quyết định nữa là giới tính(nam hay nữ). Một số các nhà xã hội học chorằng phái nữ dễ thích nghi vào xã hội/văn hóamới hơn phái nam. Phụ nữ học tiếng Anh nhanhhơn nam giới, họ cũng chấp nhận hệthống giá trị của xã hội/văn hóa mới nhanhhơn đàn ông.

Tóm lại kết quảcủa tiến trình tái xã hội hóa ở dăy là mứcđộ thích nghi văn hóa vào xã hội mới hayđồng hóa văn hóa, và cũng có thể là mức độđồng hóa hiểu theo nghĩa chữ đồng hóatrong thuyết đồng hóa của Robert Park. [Ngày naynhiều người cho rằng thuyết đồng hóacủa Park sai, và người ta đưa ra nhiều dẫnchứng cho thấy nhiều nhóm di dân thiểu số tuyđã định cư lâu đời trên xứ Mỹvẫn giữ được những nét đặc thùcủa nền văn hóa gốc chớ không bịđồng hóa theo tiến trình đồng hóa mà Robert Parkđã nêu ra trong thuyết đồng hóa của ông. Từđó nhiều thuyết khác ra đời đểgiải thích cho mối liên hệ giữa các giống dânở đây (trên đất Mỹ) chẳng hạnthuyết hỗn hợp của Zangwill, thuyết văn hóađa nguyên của Horace Kallen, của Moynihan hay Milton Gordon.Tôi nghĩ là thuyết của Park không sai. Người ta cóthể đi đến tình trạng bị đồng hóanếu một số điều kiện vật chất vàtinh thần, xã hội và tâm lý nào đó đượcthỏa mãn. Bằng chứng có thể nêu ra ở đây làsự bị đồng hóa vào văn minh Mỹ củangười Mỹ gốc Phi (Mỹ Đen) ở HoaKỳ, hay sự bị đồng hóa của ngườiMông Cổ vào văn minh Trung Hoa hồi thời Nguyên bên TrungQuốc. Hơn nửa nếu ta hiểu chữđồng hóa theo nghĩa của các nhà tâm xã hộihọc (như Eisenstadt, Ronald Taft hay Alen Richardson) thì tathấy có nhiều người thuộc nhóm thiểusố đã được đồng hóa vào xãhội/văn hóa Mỹ mặc dầu cả nhóm nói chungchưa bị đồng hóa (tức là nhìn sự việcở bình diện cá nhân chớ đừng nhìn sựviệc ở trên bình diện rộng lớn toàn diện) .Nhìn từ bình diện cá nhân ta thấy một sốngười Trung Hoa, Nhật, kể cả Việt Namnữa đã được Mỹ hóa hầu như 100%;những người đó về phương diện tâmlý xã hội có thể xem như đã bị đồng hóavào xã hội/văn hóa Mỹ mặc dù nguyên cả nhóm khônghay chưa bị dồng hóa].

Với nhữngngười được sinh ra và lớn lên ở đâythì không có vấn đề tái xã hội hóa, mà chỉ cómột tiến trình duy nhất là xã hội hóa vào xã hội/vănhóa Mỹ mà thôi. Trẻ con Việt Nam sinh trưởng trênđất Mỹ phải trải qua tiến trìnhđồng hóa vào xã hội Mỹ. Tuy nhiên tiến trìnhđó có trọn vẹn không, có nhanh chóng, suông sẽ không còntùy ở gia đình và cộng đồng nó lớn lên trongđó. 

Trong tiến trình xã hộihóa cũng như tái xã hội hóa giáo dục đóng vai tròthen chốt. Giáo dục ở đây bao gồm mọi hìnhthức, mọi khía cạnh của sự dạy vàhọc, hay sự trao cho của một ngườivàsự nhận lãnh của người khác nhữngkiến thức/kỹ năng cần thiết đểsinh sống trong một xã hội/văn hóa nào đó.Học và dạy là những sinh hoạt bắt buộcphải có của con người trong tiến trình xãhội hóa. Ở đâu và bất cứ lúc nào có conngười, có sự sống là có sự kiện học vàdạy, dù tích cực hay tiêu cực, dù có ý thức hay khôngcó ý thức, có tổ chức có quy củ hay không có tổchức không có quy củ. Có ba nguồn chính hay ba nơi chínhcung ứng giáo dục cho con người. Đó là giađình, trường đời (xã hội), và họcđường. Cả ba đều góp phần quantrọng vào công trình xã hội hóa, hay xây dựng ngôi nhàvăn hóa cho con người để con người cóthể hoạt động hữu hiệu trong xãhội/văn hóa liên hệ. Ngôn ngữ, lời nói và cáchnói, cử chỉ, thái độ, kiến thức, kỹnăng, suy luận, phán đoán, tất cả đềuđược học ở những người khác, vàđều được xuất phát từ ba nguồnchính nói trên. Nếu cả ba đều từ mộtnền văn hóa và đều hướng về mộtnền văn hóa thì tiến trình xã hội hóa sẽđược suông sẽ dễ dàng. Ngược lạinếu ba nguồn giáo dục trên đây không xuất pháttừ một nền văn hóa và cũng không hướngvề cùng một nền văn hóa thì tiến trình xãhội hóa sẽ khó khăn, chậm chạp hơn. Thídụ một đứa trẻ sinh ra ở Mỹ, lớnlên trong gia đình Mỹ, đi học trong họcđường Mỹ, làm việc và sinh sống trong xãhội Mỹ, thì tiến trình xã hội hóa vào nềnvăn hóa Mỹ của đứa trẻ này sẽ rấtsuông sẻ, dễ dàng. Một đứa trẻ sinh raở Việt Nam, lớn lên một thời gian trong giađình Việt Nam, bây giờ vào học trong họcđường Mỹ để sẽ sống trong xãhội Mỹ, tiến trình tái xã hội hóa vào xã hộiMỹ sẽ có phần khó khăn hơn trường hợptrước. Ở trường hợp này nếu giađình đã được Mỹ hóa thì việc Mỹ hóacủa đứa trẻ sẽ xảy ra dễ dàng và nhanhchóng hơn. Ngược lại nếu gia đình vẫnduy trì nếp sống Việt Nam thì tiến trình tái xãhội hóa của đứa trẻ vào xã hội Mỹsẽ bị ít nhiều trở ngại. Trườnghợp khó khăn rắc rối nhất là trườnghợp những trẻ Việt Nam sinh ra trong gia đìnhViệt Nam, lớn lên trên đất Mỹ, học tronghọc đường Mỷ, sống trong xã hộiMỹ nhưng muốn duy trì văn hóa Việt Nam. Việchọc tiếng Việt và nếp sống Việt Namcủa các em sẽ rất khó khăn, chậm chạpbởi cả ba nguồn cung ứng giáo dục đềuhướng vào việc xã hội hóa vào nền văn hóaMỹ chớ không phải xã hội hóa vào văn hóa/xãhội Việt Nam. Học một ít tiếng Việt màkhông có cơ hội dùng lại ở trong gia đình hayở ngoài đời thì sự ghi nhớ (memorization), giữ lại (retention), và nội tâm hóa (internalization) các tiếngđó sẽ rất khó thực hiện. Cho nên hiệuquả của việc dạy tiếng Việt và văn hóaViệt Nam cho các em Việt Nam sinh trưởng trênnước Mỹ có thể rất ít nếu không có sựtiếp tay mạnh mẻ, đắc lực của giađình và cộng đồng người Việt. Cónhững cái thiếu hay là sự vắng mặt củanhững yếu tố cần thiết trong việc làm chosự dạy và học có hiệu quả. Những yếutố quan trọng và thiếu vắng đó là: (1)động cơ thúc đẩy (motivation), (2) phầnthưởng (reward), (3) cũng cố/tăng cường(reinforcement), (4) cơ hội giữ lâu (retention), và (5)cơ hội chuyển dụng (transference). Đó là chưanói đến những phần vụ chuyên môn trong vấnđề truyền thụ như hàng ngũ giảng viên,tài liệu giáo khoa, khung cảnh/môi trường dạy dỗ,vv…

Lẽ dĩ nhiên là cũngcó một số người Việt Nam chủtrương là nên để cho con mình trở thànhngười Mỹ về văn hóa, nghĩa là đểcho chúng được xã hội hóa vào văn hóa Mỹnhư các trẻ con Mỹ.  Nhưng ngượclại cũng có những người muốn cho con mình còngiữ lại một số những nét đặc thù nàođó của nền văn hóa Việt. Người tacố tìm cơ hội để cho con em học tiếngViệt. Những ý định cũng như nhữngcố gắng đó rất đáng đượckhuyến khích, cổ võ và giúp đỡ. Tuy nhiên chúng ta khôngthể không nhìn thấy những khó khăn trở ngạikhi nhìn vào tiến trình xã hội hóa đã nói trên đây. Chúngta thấy rất nhiều trẻ em Việt Nam khi gặpnhau, nói chuyện với nhau, dùng toàn tiếng Mỹ. Họcó lối sống gần y hệt như Mỹ. Khi có cơhội phải nói tiếng Việt thì họ phải tìmchữ một cách khó khăn, phát âm lơ lớ y nhưngười ngoại quốc bắt đầu họctiếng Việt. Một số ít khác tuy đã có nhiềucố gắng học hỏi tiếng Việt nhưngvẫn gặp nhiều khó khăn khi diễn tả/phátbiểu, phải chen rất nhiều tiếng Mỹ vàotrong câu nói của họ. Trường hợp này rất thườngxảy ra ở trên đài phát thanh hay trên đài truyềnhình Việt Nam khi có những chương trình liên hệtới những người trẻ hay do nhữngngười trẻ đảm trách. Chúng ta cũng cónhiều cơ hội tham dự những cái đámcưới nữa Việt nữa Mỹ, gia đìnhcủa chúng ta đã có khá nhiều rể Mỹ hay dâuMỹ và một số cháu nội, cháu ngoại nữaMỹ nữa Việt.

Nhìn chung có thể cảcộng đồng người Việt ở vùng LittleSaigon chắc sẽ còn tồn tại lâu dài, nhưngcũng sẽ biến đổi dần về dài vềlâu. Nhưng nhìn ở phương diện cá nhân chúng ta khôngthể không lo ngại rằng tiến trình xã hội hóaở đây sẽ làm cho nhiều cá nhân Việt Nam trongtương lai sẽ được xã hội hóa vàonền văn hóa Mỹ nếu gia đình không cốgắng giữ nề nếp, lối sống Việt vàtrường học không dành cho tiếng Việt và vănhóa Việt một chỗ đứng quan trọng hơnhiện nay.