Truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam

Dân Việt Nam có tính hiếuhọc và rất biết ơn người có công dạydỗ mình. Dù chỉ học một chữ hay nữachữ cũng mang ơn người dạy. “Nhứttự vi sư, bán tự vi sư” người xưathường nói. Mang ơn thầy là bổn phậncủa người học bởi “không thầy đốmầy làm nên”. Nhưng bổn phận này không phảichỉ là sản phẩm của lý trí thuần túy mà cònxuất phát từ một tấm lòng, một tình cảmthật sâu xa bền bĩ: sự thương mến kínhtrọng thầy. Bởi người làm thầy phải làngười biết thương mến, lo lắng chohọc trò mình, biết cách dạy dỗ, hướngdẫn cho học trò mình phát triển, tiến bộ,trỡ nên người tốt ở trên đời.Thầy có sứ mạng cao cả của thầy, phảiý thức được sứ mạng cao cả đó,để làm hết phận sự của thầy, làm chothế hệ trẻ nên người. Có vậy học tròvà người đời mới thương mến kínhtrọng thầy. Tinh thần tôn sư nói lên lòngtôn kính người thầy. Tinh thần đó luôn luôn cótrong xã hội Việt Nam. Nó bao gồm sự kính trọng,lòng biết ơn và lòng thương mến củangười học trò đối với thầy. Tinhthần đó bây giờ vẫn tồn tại ởnhiều người, nhưng không sâu đậm bằngở các người xưa. Càng đi ngược vềxưa chừng nào thì tinh thần đó càng sâu xa đậmđà chừng nấy. Trọng đạo là đánh giáthật cao đạo lý của thánh hiền xem nhưmẫu mực để người đời noi theo.Đạo lý đây là luân lý đạo đức và thánhhiền không ai khác hơn là Không Tử mà người ÁĐông thường tôn sùng như bậc thánh nhân. KhổngTử cũng là người đầu tiên làm nghềdạy học. Ngài cũng là vị thầy cao cảnhất trong xã hội Á Đông. Người đi dạycũng như người đi học từ xưa luônluôn xem Ngài là bậc “vạn thế sư biểu” tứclà ông thầy tiêu biểu của muôn đời.

Khổng Tử ra đờinăm 551 trước Tây lịch. Ngài là ngườinước Lỗ nay thuộc vùng Sơn Đông ở phíaBắc nước Trung Hoa. Lúc mới lên ba tuổi, KhổngTử phải chịu cảnh mồ côi cha. Đến 19tuổi, Không Tử lập gia đình và bắt đầuđi làm việc với chức vụ khiêm nhường là“ủy lại”, là chức coi việc thóc lúa trong kho. Sauđó được đổi sang việc coi nuôi bò trongviệc tế lễ. Thiên tư dạy học của Ngàibắt đầu xuất hiện khi Ngài nhận dạyriêng cho con trai của Lỗ Hầu. Lúc này Ngài mới 22tuổi. Khổng Tử rất thích nghiên cứu họchỏi về những gì liên quan đến lễ nghi,văn hóa, lịch sử nước Tàu. Khoảng 29tuổi Khổng Tử nhờ con của Lỗ Hầu giúpcho phương tiện để đi đến LạcẤp (kinh sư nhà Chu) để học hỏi. Ởđây có nhà Minh đường do triều đình thiếtlập để chứa các luật lệ, thu tậpnhững bảo vật cùng những di tích của cácbậc thánh hiền đời trước (xem nhưvăn khố và viện bảo tàng hồi đó). Ởđây Khổng Tử có cơ hội khảo cứutường tận các nghi thức tế lễ, các thểchế nơi miếu đường và các nơi giaotế.

Sau đó Khổng Tửtrỡ về nước Lỗ chánh thức đi vàocuộc đời dạy học. Chỉ trong thời gianngắn tiếng tăm của Ngài được đồnđãi khắp nơi. Học trò theo học càng ngày càngđông. Năm 517 trước Tây Lịch, lúc này Ngài đãđược 35 tuổi, nước Lỗ trãi qua mộtcuộc loạn ly, Không Tử phải tản cư quanước Tề, sống ở đây một thời gianhơn năm năm. Mãi đến năm 511 trướcTây Lịch Ngài mới trỡ về nước Lỗ sanđịnh sách vở, và tiếp tục dạy học. Họctrò của Ngài đến từ nhiều nơi trên khắpcả nước Tàu. Một hôm, theo lời mời củavua nước Lỗ, Ngài xuất chính, giử chức TrungĐô Tể, tức kinh thành Phủ Doản (như Đôtrưởng). Ít lâu sau thăng lên chức Đại TưKhấu (như tổng trưởng tư pháp) và sau cùngNhiếp Chính Sự (như Thủ Tướng chínhphủ). Ngài không mấy thành công trên chính trường vìchính sách cai trị của Ngài quá thiên về đạođức (vương đạo). Lối cai trịđạo đức của Ngài chỉ có lợi cho dân màkhông có lợi (vật chất) cho kẻ cầm quyền,nó không thỏa mãn được lòng tham lam, ham muốn báquyền của các vua chúa. Ngài chỉ làm quan thời gianngắn, rồi cùng các đệ tử đi chu du thiênhạ suốt mười mấy năm trời nhưngkhông tìm được nơi để thi hành vươngđạo của Ngài nữa. Ngài trỡ vềnước Lỗ lúc 68 tuổi, sống những ngày cònlại nơi quê nhà. Ngài mất năm 474 trước TâyLịch, thọ 73 tuổi.

Ngài mất đi khiếnhọc trò vô cùng thương tiếc. Ai cũng đểtang 3 năm. Hơn 100 đệ tử làm nhà ở gầnmộ Khổng Tử để ở đó cho đếnngày mãn tang. Riêng Tử Cống thì đã ở đây hơn6 năm. Thuật lại cuộc đời KhổngTử, Tư Mã Thiên viết: “Tôi đọc sách họ Không,tưởng tượng như trông thấy cách làmngười của Thầy. Sang nước Lỗ xem nhàthờ Không Tử với nào xe, nào áo, nào đồ thờ, nào các học trò thời thường đến đótập lễ, tôi bồi hồi ở lại không về được.Nhiều vua chúa và những người tài giỏi khisống rất vẻ vang nhưng khi chết rồi làhết , chẳng còn gì để lại cho đời sau.Thầy Không Tử thì áo vải đạm bạc vậymà khi mất đi rồi lời dạy của thầytruyền hơn 10 đời mà học giả vẫn còntôn trọng. Từ thiên tử đến vươngthần ở nơi xứ Trung Quốc này, hể nóiđến Sấm kinh đều phải lấy thầylàm đích. Thật đáng là bậc chí thánh vậy.”

Khổng Tử là một nhàgiáo dục chân chính, một bậc thầy vĩđại không phải chỉ riêng của Trung Hoa mà còncủa cả thế giới loài người. NhờKhổng Tử địa vị của ông thầyđược người đời xưa nâng cao,hơn cả địa vị của ông cha, chỉđứng sau địa vị của ông vua. Câu “Quân,Sư, Phụ” cho biết sau ông vua là đến ông thầyrồi sau ông thấy mới đến ông cha.  Người làm cha cũng có côngdưỡng dục, dạy dỗ con cái, nhưng trong xãhội người dạy con mình nhiều nhất,người có công vun xới vườn kiến thúc vàđạo đức của con mình, chính là ông thầycủa nó. Làm cho một người non dại trỡ thànhmột người trưởng thành có kiến thức, cóđạo đức, có khả năng, có đờisống xứng đáng với ý nghĩa cao đẹpcủa con người, đó là công lao to lớn của ôngthầy, của người biết mang trong ngườicái trọng trách “hối nhân bất quyện” (dạyngười không biết mệt). Khổng Tử làngười ý thức rõ cái sứ mạng, cái thiên chứccao quý đó của một lương sư. Hậuthế tôn sùng Ngài như bậc thầy của muônđời, bậc “Vạn Thế Sư Biểu” bởichủ trương, đường lối, mục tiêu,phương pháp giáo dục của Ngài chứa đựngnhiều giá trị mà người đời sau phảicông nhận, đề cao và học hỏi.

Quan trọng nhất là“đạo” (tức con đường hay hướng đi)của Ngài. Ở đây ta cứ hiểu là đạo Nhohay đạo Khổng, bao gồm những tưtưởng hay triết lý căn bản mà ĐứcKhổng Tử đã tổng hợp và phát huy đểdẫn dắt con người đi đến nơi toànthiện (bằng cách tu thân, tề gia, trị quốc vàbình thiên ha). Đạo của Ngài là đạo củangười quân tử, đạo của bậcđại nhân (đại học chi đạo), lấychữ nhân làm đầu, xem con người và xã hội làcứu cánh. Từ mấy trăm năm trước TâyLịch cho đến những ngày gần đâyđạo của Ngài vẫn được mạnh mẽlưu truyền trong các xã hội Á Đông. Ở đâu còncó sự giáo dục chân chính, còn có những ngườitận tâm dạy dỗ (những lương sư), còn cónhững người muốn học thật sựđể nên người thì ở đó lòng tôn sưtrọng đạo vẫn còn được duy trì.

Ngày nay trước sự bànhtrướng của duy vật vô thần chủ nghĩa,tính “linh ư vạn vật” của con người bịphủ nhận, giáo dục trỡ thành chợ buôn bán,phẩm chất tụt hậu, thầy không còn đủđiều kiện để làm thầy, học trò khôngcòn cơ hội để học làm người,đạo đức suy đồi, xã hội trụylạc đổ vỡ, lòng người hoang mang, tinhthần tôn sư trọng đạo hơn bao giờhết, cần phải được phục hồi,truyền thống tốt đẹp đã có cầnđược chấn hưng để những thếhệ sau này còn có cơ xây dựng lại tinh thần nhânbản, dân tộc, khai phóng rất cần cho việchiện đại hóa và phát triển quốc gia trongnhững thập niên tới.      

 

(*) Hội Tả Quân Lê VănDuyệt Foundation chủ trương phục hồitruyền thống văn hóa tốt đẹp củangười Việt Nam. Hằng năm hội tổ chứcbốn ngày lễ nói lên lòng nhớ ơn củangười Việt Nam đối với cha mẹ (NgàyNhớ Ơn Cha Mẹ), đối với quốc gia vàthành hoàng bổn cảnh (Ngày Cúng Kỳ Yên), đốivới các anh hùng vị quốc vong thân (Ngày Vía ĐứcTả Quân và các anh hùng liệt sĩ), và đối vớithầy (Ngày Tôn Sư Trọng Đạo).