Phạm Văn Hạnh - Trong phút giây ta đã sống cả đời mình
Phiếm du: Phạm Văn Hạnh
Có điều gì đã không tới trong đời Phạm Văn Hạnh? Chàng trai trẻ chân thành và say mê ấy đã nhớ điều gì, đã mong điều gì trên thanh xuân của mình? Thế nên mở đầu Giọt sương hoa thi nhân đã tha thiết “Gởi bạn cùng nhớ những gì không tới”!
Phạm Văn Hạnh hiện lên trong Tự Tự là một thi sĩ, nhiệt thành, mê say và chung thủy. Những tư liệu hiếm hoi về con người, cuộc đời Phạm Văn Hạnh trước 1945 khiến cho việc dựng nên chân dung một con người xã hội, con người tiểu sử gặp phải những khó khăn. Tuy thế, đọc Giọt sương hoa, đôi bài thơ đăng báo chí đương thời, những quan điểm nghệ thuật trong Xuân Thu nhã tập… “những gì không tới” lại hiện hữu trong trí tưởng của ta - một Phạm Văn Hạnh của thơ, đạo, nhạc và những niềm rung cảm cao siêu hướng tới “trong, đẹp, thật”, ngưng đọng trong tinh thần một cuộc đời đã “sống đủ đầy, trọn vẹn, mãnh liệt, cao kỳ” (Giọt sương hoa, Nguyễn Du xb, 1943, tr 22)
Nguyễn Xuân Sanh nhớ rằng Phạm Văn Hạnh chừng bằng tuổi Đoàn Phú Tứ, sinh quãng năm 1911. Quê gốc của ông ở tỉnh Bắc Ninh nhưng thường xuyên đi lại vùng Cần Thơ, Hậu Giang vì có người nhà làm việc ở vùng này (Thơ mới, Tác giả và tác phẩm, NXB Hội Nhà văn, 2004, tr760). Trước 1945, Phạm Văn Hạnh sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Ông tham gia nhóm Xuân Thu nhã tập, viết bài cho báo Thanh Nghị. Phạm Văn Hạnh đã xuất bản Giọt sương hoa (“Xuân”) - một tập tản văn, “phiếm du” xen thơ, bày tỏ quan niệm về nghệ thuật, thơ ca, cuộc sống và chân mệnh thi sĩ. Giọt sương hoa do Nguyễn Du xuất bản năm 1943 có thể nói là một trong những công trình bảo chứng cho quan điểm nghệ thuật của Xuân Thu nhã tập.
Phạm Văn Hạnh là một người cả tin. Dường như thi sĩ là phải như thế. Định mệnh của thi sĩ là: “tin một chút gì/Trong bể cả hư không và bao cánh rừng khắc khoải… thương một chút gì/Trong bụi cỏ đáng xem khinh”. Và từ đó, “xây một chút gì trên bãi cát” (Giọt sương hoa, tr 14).
Phạm Văn Hạnh là một người say sưa sự sống và tình yêu. Ngao du trong nỗi buồn không bến, đi trong nhân gian “nhạt nhẽo, chán nản”, thi sĩ thấy rằng cần phải “say sưa vì thơ, vì học, vì yêu. Miễn là say sưa” (Giọt sương hoa, tr 21), phải “nâng cao tâm hồn mình lên” (Giọt sương hoa, tr 22),…
Phạm Văn Hạnh là một cuộc đời luôn kiếm tìm mải miết. Chàng đi tìm những “cái gì không tới” như là một “lương duyên”, một “nhịp điệu”, một “thèm khát không tên” và cứ thế, chàng bị bủa vây bởi những tơ vương do chính mình đan dệt. Những gì mong mỏi không tới, thay vào đó là “chán nản, bơ vơ, không ham mê, không sôi nổi, không bao giờ biết được tia ấm của ngày xanh” (Giọt sương hoa, tr 23). Dường như luôn sẵn có trong mình thi sĩ một định mệnh giằng xé giữa yêu thương, say mê, mãnh liệt, cao kỳ với chán nản, bơ vơ, lạnh lẽo. Mà số kiếp chỉ là “cái nháy mắt với không cùng” (Giọt sương hoa, tr 15).
Phạm Văn Hạnh trước 1945 đã cùng với Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ là nòng cốt của nhóm Xuân Thu nhã tập và Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Lương Ngọc là cộng tác. Tư tưởng Xuân Thu chính là tư tưởng mà Phạm Văn Hạnh đã riết róng tuyên ngôn và thực hành sáng tạo.
Sự kiện 1945 đã đưa Phạm Văn Hạnh sang một hoàn cảnh sống và sinh hoạt văn nghệ khác. Năm 1946, Phạm Văn Hạnh vào Sài Gòn, lấy bút hiệu Thê Húc như một hành trang về Hà Nội, cùng với Tam Ích, Thiên Giang là trụ cột của tờ Chân trời mới. Sự nghiệp thơ ca của ông cũng dừng hẳn từ đây. Nhóm trí thức trụ cột của báo này sau đó cũng phân hóa. Trước hoặc sau 1975, Phạm Văn Hạnh sang Ấn Độ (quê vợ) sống cùng với vợ.
Thi sĩ - tín đồ giũ áo lên đền
Đứng trên phương diện là một thi sĩ có ý thức sáng tạo quyết liệt, muốn đưa thơ đến những giới hạn “cao kỳ” hơn, Phạm Văn Hạnh là một nhân vật quan trọng không chỉ của Xuân Thu nhã tập mà của toàn bộ nền Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1942 - 1945. Với Giọt sương hoa (“Xuân”), Thơ lưỡng tính - Giọt sương hoa (“Thu” - Thanh Nghị, số 51, 52, 53, 54, Tết Giáp Thân, Janvier, 1944, tr 24) và những biểu hiện chung về mặt tư tưởng, quan điểm nghệ thuật trong Xuân Thu nhã tập, Phạm Văn Hạnh xứng đáng đứng ở vị trí người tiên phong cho hành trình đưa thơ nhập “Đạo”, bắt hiện hình trên “đền thiêng” vẻ “trong, đẹp, thật” của nghệ thuật.
Nghiên cứu trở lại tư tưởng Xuân Thu và sự đóng góp mang tính cá nhân của từng thành viên, có thể khẳng định rằng Phạm Văn Hạnh thực sự là một nhân vật chủ chốt, một đại diện ưu tú cho tư tưởng nghệ thuật của nhóm Xuân Thu. Sự giới thiệu Phạm Văn Hạnh trong văn học sử nước nhà theo quan sát của chúng tôi, rất tiếc là khá hiếm hoi, bởi thế, khám phá quan niệm nghệ thuật, tư tưởng thẩm mĩ của Phạm Văn Hạnh giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể, sáng rõ hơn về một “yếu nhân”, một trụ cột của nhóm Xuân Thu trong tiến trình vận động của thơ mới Việt Nam giai đoạn 1942 - 1945, chí ít là trên bình diện quan niệm và tư tưởng thúc đẩy thi ca phát triển.
Thơ mới trên phương diện loại hình, về cơ bản là thơ lãng mạn. Sự dấn bước mạnh mẽ của thơ vượt lên trường thẩm mĩ lãng mạn chính là những nỗ lực của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Đinh Hùng, và hai nhóm phái Xuân Thu, Dạ Đài. Thơ lãng mạn sau năm 1940 đã biểu hiện rõ sự “cũ kỹ” của nó. Trường mỹ cảm lãng mạn đã tự trói buộc mình trong một thứ “niêm luật”, “sáo rỗng” của mấy dây tình cảm, của sự dễ dãi, hời hợt. Sự nhiều lời, ủ ê trong tâm trạng buồn chán, bơ vơ, sầu tủi, chia ly không nói hết chiều sâu của đời sống nhân sinh, của vũ trụ bí ẩn và sâu xa. Thơ cần phải là tín thư từ nội cảm, ngôn điệu của giọt sương đọng lại từ tháng năm của sự trải nghiệm - Trong phút giây ta đã sống cả đời mình.
Trong cái nhìn tương quan giữa tư tưởng Xuân Thu và quan điểm nghệ thuật của Phạm Văn Hạnh, có thể thấy rằng, Xuân Thu được xây cất trên khá nhiều vật liệu của Giọt sương hoa của Phạm Văn Hạnh (viết năm 1940, in trên Thanh Nghị, số 10, tháng Mars, 1942); Giọt sương hoa (“Xuân”) - Nguyễn Du xuất bản, 1943; Thơ lưỡng tính (Giọt sương hoa (“Thu”) - Viết năm 1941, đăng trên Thanh Nghị số 51, 52, 53, 54, Tết Giáp Thân/Janvier, 1944, tr 24[1]). Có thể nói, toàn bộ quan điểm nghệ thuật, đường lối văn nghệ của Phạm Văn Hạnh trước 1945 gói gọn trong những tác phẩm này cùng với một số bài thơ (chưa tương xứng với quan niệm nghệ thuật) trong Giọt sương hoa (“Xuân”). Giọt sương hoa là một biểu tượng: “Nắng mới, lòng mới, hình ảnh mới, rung động mới. Đừng níu áo ta: ta không bao giờ ngoảnh lại. Đừng khuyên dỗ, hồ lệ đã tan rồi” (Giọt sương hoa (“Xuân”), tr 75)
Thi sĩ, kẻ đã sống “đủ đầy, trọn vẹn, mãnh liệt, cao kỳ”. Đó mới là sự sống - “thật là sống”, để có thể thu về những ấn tượng sâu xa, khởi nguyên của ý tình trong thơ. Say sưa, nhiệt thành và chung thủy là điều kiện của sự sống trọn vẹn và cao kỳ. Một thế giới mới, một hình thái thi ca mới chỉ có thể được dựng nên từ trong chính những trải nghiệm như thế của thi sĩ: “Say sưa… vì thơ, vì học, vì yêu. Miễn là say sưa. Đã đành đấy là sự say sưa về tâm hồn… tự tạo ra một thế giới lý tưởng bên cạnh cái thế giới thực tại nhạt nhẽo, chán nản” (Giọt sương hoa, tr 21). Thi nhân, trong sự “sống đời” của mình, đã đặt niềm tin và sự đoái thương vào tất cả. Chất thơ của đời sống, của lòng người như là “một cái gì thổn thức, một cái gì tươi trong, bao nhiêu ôm ấp, hết cả nguyện cầu” trong phút giây trọn vẹn của sứ mệnh thi sĩ.
Thi sĩ là kẻ luôn kiếm tìm mải miết. Trong “bể cả hư không”, trong “cánh rừng khắc khoải”, nơi “bụi cỏ đáng xem khinh” đều lưu dấu những sợi tơ lòng của thi nhân. Thi sĩ đi tìm điều gì?
Sự thèm khát không tên, nỗi buồn không bến, chán nản, bơ vơ, không ham mê, không sôi nổi, không biết đến ngày xanh và sự ấm áp… là định mệnh của thi nhân. Kẻ đã giăng nên cả một biển sầu rồi lại ngao du trong đó dẫu biết mình chẳng bao giờ có thể thoát ra khỏi vòng định phận ấy. Chính ở đây, thi nhân nhận ra một thứ “niềm tin trên bờ cát”. Đâu là thực, đâu là hư không hay “chỉ là mộng cả?”. Tâm thế ấy như là một sự an ủi cho niềm hoang mang trên bờ cát. Và, như một lẽ tất nhiên của sự sống, trong niềm hoang mang với khát vọng cao kỳ, thi nhân phải sống nhiệt thành, say mê và chung thủy từng phút từng giây. Nơi chót đỉnh của sự sống, trong khoảnh khắc dồn đọng cả tháng năm, thi nhân là một tín đồ đã “giũ áo lên đền”.
Tư tưởng Xuân Thu đề cao “Thiên chức” của thi sĩ. Thiên chức ấy được hữu hình hóa bằng hình tượng “giũ áo lên đền” trong tác phẩm của Phạm Văn Hạnh. Mang định mệnh ngôn sứ, thi nhân bằng đôi cánh của THƠ và NHẠC là người kết nối sự sống với “Đạo” hướng tới “trong”, “đẹp”, “thật”.
Thơ - Giọt sương hoa
Thơ trong quan niệm của Phạm Văn Hạnh là “Giọt sương hoa”. Nghĩa là một thứ tinh chất ngưng kết từ quá trình chuyển hóa trong đất, trong rễ thân, cành lá, trong hương hoa,… trong chính đời sống đủ đầy, say mê, sâu sắc của thi sĩ. Thơ ấy là “Đạo”, là “lời kinh huyền ảo”, là “bậc thang mây tới cái gì không thể tới” (Thanh Nghị, tr 24), là “một thế giới lửng trong cung đàn. Cái tưởng vọng đương thành trên dãy tiếng” (Thanh Nghị, tr 24), là “nụ lập thành nở trong cái chưa thành”, “thơ là tin tưởng hiện hình”. “Thơ lưỡng tính” là thơ hướng về cả hai đối cực có và không, đầu cuối vô cùng.
Thơ bao hàm trong đó ý nghĩa của sự say mê, đủ đầy và cao kỳ. Bởi thế, Thơ, nghệ thuật: “không cần phải khi vì, vướng bận, nó tự nhiên như dạ hương, như hồn hoa vương trên má người mơ (Thanh Nghị, tr 24). Thi sĩ “không phải giảng mình, bởi không bao giờ và không ai hiểu mình. Với thiên chức “nhóm ngọn trầm tư trên diệu cảm” (Thanh Nghị, tr 24), thơ là “hương sắc, âm thanh, nguyện cầu, nức nở, bông trái, nước mây, lời giọng, lễ nghi, “nụ lập thành nở trong cái chưa thành”, “thơ là tin tưởng hiện hình” (Thanh Nghị, tr 24). Lời thơ cất lên, là sự hòa điệu của ý tình, của chủ quan và khách quan, của thế giới nội cảm đã đủ đầy mê say và ngoại giới chứa đựng bao điều bí ẩn. Thơ chỉ để thấm nhập, thơ “không phải phân tích bởi có chính là không (Thanh Nghị, tr 24), “không cần đón đưa bởi bến không thuyền và “đền thơ kín nẻo” (Thanh Nghị, tr 24). Bởi thế, trong tâm thức của một “TRÍ THỨC”, viết tức là tìm đến sự quên để nhập vào một cõi giới cao kỳ của lương duyên, nhịp điệu, vô cùng. Hình thái của thơ là chân tướng của một xúc cảm, “Hạt lệ là bài thơ đẹp nhất/Hơi thở nàng là bài thơ thật nhất/Thích ca nhập thiền là bài thơ trong nhất” (Thanh Nghị, tr 24). Quan niệm về Thơ là Đạo, Trong, Đẹp, Thật, hướng tới sự tận mỹ của nhóm Xuân Thu có căn cốt từ Phạm Văn Hạnh, hay chính là sự gặp gỡ của những tâm hồn, những nguồn thi cảm thấy được hiện hữu trong thơ. Hạt lệ, hơi thở, lời nói, thân hình giai nhân cũng tận mĩ như “Thích Ca nhập thiền” bởi thơ đã đi từ cuộc đời, trong chính vui buồn, sướng khổ của nhân gian. Đạo, xét đến cùng không phải là một thứ siêu hình ngoài lẽ sống. Nếu như thế, đạo còn có giá trị, nghĩa lý gì cho chúng ta. Thơ: Đạo - Điều đó “chiêu tuyết” cho tư tưởng Xuân Thu (đúng hơn là phản biện) trước cáo buộc Xuân Thu rời xa thế sự, tăm tối với nhân tâm.
Sự biện chứng của tâm hồn hàm dưỡng trong nó mọi trạng thái. Quan niệm thơ ca, nghệ thuật của Phạm Văn Hạnh cùng với tư tưởng Xuân Thu mang tham vọng xác lập một hình thái thơ mới, tận mỹ hơn. Phần lớn những xác quyết của Phạm Văn Hạnh được hình dung hóa bằng hình ảnh, biểu tượng trong một diễn ngôn đậm phong cách Xuân Thu. Người đọc cảm nhận rõ ý hướng của thi nhân, đồng điệu trong từng nhịp bậc, nhưng không phải không có lúc nhận ra những dấu vết của sự sáo rỗng, những cách diễn đạt “cải lương” vốn là một đối tượng mà Xuân Thu dốc lòng vượt qua. Đáng tiếc, điều này lại biểu hiện trong chính những thực hành nghệ thuật của Phạm Văn Hạnh:
Từ quan niệm đến thực hành nghệ thuật là một chặng đường rất xa lắm lúc làm kẻ hành nhân cảm thấy bất lực. Trên khía cạnh quan niệm, tư tưởng nghệ thuật, Phạm Văn Hạnh đã cho thấy một niềm mong mỏi, một khát vọng vươn tới hình thái “cao kỳ” của nghệ thuật. Quan niệm và tuyên ngôn bản thân nó chưa phải là nghệ thuật, nhưng sự vận động của nghệ thuật lại không thể không bắt đầu từ những quan niệm khác nhau, kế thừa hay phủ định. Phạm Văn Hạnh cùng các thi hữu Xuân Thu đã ý thức đó một cách tha thiết trên sinh lộ nghệ thuật của mình để thúc đẩy thi ca dấn về phía trước trên con đường gặp gỡ với tư duy, mỹ cảm của thơ ca nhân loại.
[1]. Sau đây, những cứ liệu dẫn từ bài Thơ lưỡng tính đăng trên Thanh Nghị số 51, 52, 53, 54, Tết Giáp Thân/Janvier, 1944, tr 24 chúng tôi sẽ ghi tắt là Thanh Nghị kèm theo số trang.
Có điều gì đã không tới trong đời Phạm Văn Hạnh? Chàng trai trẻ chân thành và say mê ấy đã nhớ điều gì, đã mong điều gì trên thanh xuân của mình? Thế nên mở đầu Giọt sương hoa thi nhân đã tha thiết “Gởi bạn cùng nhớ những gì không tới”!
Phạm Văn Hạnh hiện lên trong Tự Tự là một thi sĩ, nhiệt thành, mê say và chung thủy. Những tư liệu hiếm hoi về con người, cuộc đời Phạm Văn Hạnh trước 1945 khiến cho việc dựng nên chân dung một con người xã hội, con người tiểu sử gặp phải những khó khăn. Tuy thế, đọc Giọt sương hoa, đôi bài thơ đăng báo chí đương thời, những quan điểm nghệ thuật trong Xuân Thu nhã tập… “những gì không tới” lại hiện hữu trong trí tưởng của ta - một Phạm Văn Hạnh của thơ, đạo, nhạc và những niềm rung cảm cao siêu hướng tới “trong, đẹp, thật”, ngưng đọng trong tinh thần một cuộc đời đã “sống đủ đầy, trọn vẹn, mãnh liệt, cao kỳ” (Giọt sương hoa, Nguyễn Du xb, 1943, tr 22)
Nguyễn Xuân Sanh nhớ rằng Phạm Văn Hạnh chừng bằng tuổi Đoàn Phú Tứ, sinh quãng năm 1911. Quê gốc của ông ở tỉnh Bắc Ninh nhưng thường xuyên đi lại vùng Cần Thơ, Hậu Giang vì có người nhà làm việc ở vùng này (Thơ mới, Tác giả và tác phẩm, NXB Hội Nhà văn, 2004, tr760). Trước 1945, Phạm Văn Hạnh sống và hoạt động văn nghệ ở Hà Nội. Ông tham gia nhóm Xuân Thu nhã tập, viết bài cho báo Thanh Nghị. Phạm Văn Hạnh đã xuất bản Giọt sương hoa (“Xuân”) - một tập tản văn, “phiếm du” xen thơ, bày tỏ quan niệm về nghệ thuật, thơ ca, cuộc sống và chân mệnh thi sĩ. Giọt sương hoa do Nguyễn Du xuất bản năm 1943 có thể nói là một trong những công trình bảo chứng cho quan điểm nghệ thuật của Xuân Thu nhã tập.
Phạm Văn Hạnh là một người cả tin. Dường như thi sĩ là phải như thế. Định mệnh của thi sĩ là: “tin một chút gì/Trong bể cả hư không và bao cánh rừng khắc khoải… thương một chút gì/Trong bụi cỏ đáng xem khinh”. Và từ đó, “xây một chút gì trên bãi cát” (Giọt sương hoa, tr 14).
Phạm Văn Hạnh là một người say sưa sự sống và tình yêu. Ngao du trong nỗi buồn không bến, đi trong nhân gian “nhạt nhẽo, chán nản”, thi sĩ thấy rằng cần phải “say sưa vì thơ, vì học, vì yêu. Miễn là say sưa” (Giọt sương hoa, tr 21), phải “nâng cao tâm hồn mình lên” (Giọt sương hoa, tr 22),…
Phạm Văn Hạnh là một cuộc đời luôn kiếm tìm mải miết. Chàng đi tìm những “cái gì không tới” như là một “lương duyên”, một “nhịp điệu”, một “thèm khát không tên” và cứ thế, chàng bị bủa vây bởi những tơ vương do chính mình đan dệt. Những gì mong mỏi không tới, thay vào đó là “chán nản, bơ vơ, không ham mê, không sôi nổi, không bao giờ biết được tia ấm của ngày xanh” (Giọt sương hoa, tr 23). Dường như luôn sẵn có trong mình thi sĩ một định mệnh giằng xé giữa yêu thương, say mê, mãnh liệt, cao kỳ với chán nản, bơ vơ, lạnh lẽo. Mà số kiếp chỉ là “cái nháy mắt với không cùng” (Giọt sương hoa, tr 15).
Phạm Văn Hạnh trước 1945 đã cùng với Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ là nòng cốt của nhóm Xuân Thu nhã tập và Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Lương Ngọc là cộng tác. Tư tưởng Xuân Thu chính là tư tưởng mà Phạm Văn Hạnh đã riết róng tuyên ngôn và thực hành sáng tạo.
Sự kiện 1945 đã đưa Phạm Văn Hạnh sang một hoàn cảnh sống và sinh hoạt văn nghệ khác. Năm 1946, Phạm Văn Hạnh vào Sài Gòn, lấy bút hiệu Thê Húc như một hành trang về Hà Nội, cùng với Tam Ích, Thiên Giang là trụ cột của tờ Chân trời mới. Sự nghiệp thơ ca của ông cũng dừng hẳn từ đây. Nhóm trí thức trụ cột của báo này sau đó cũng phân hóa. Trước hoặc sau 1975, Phạm Văn Hạnh sang Ấn Độ (quê vợ) sống cùng với vợ.
Thi sĩ - tín đồ giũ áo lên đền
Đứng trên phương diện là một thi sĩ có ý thức sáng tạo quyết liệt, muốn đưa thơ đến những giới hạn “cao kỳ” hơn, Phạm Văn Hạnh là một nhân vật quan trọng không chỉ của Xuân Thu nhã tập mà của toàn bộ nền Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1942 - 1945. Với Giọt sương hoa (“Xuân”), Thơ lưỡng tính - Giọt sương hoa (“Thu” - Thanh Nghị, số 51, 52, 53, 54, Tết Giáp Thân, Janvier, 1944, tr 24) và những biểu hiện chung về mặt tư tưởng, quan điểm nghệ thuật trong Xuân Thu nhã tập, Phạm Văn Hạnh xứng đáng đứng ở vị trí người tiên phong cho hành trình đưa thơ nhập “Đạo”, bắt hiện hình trên “đền thiêng” vẻ “trong, đẹp, thật” của nghệ thuật.
Nghiên cứu trở lại tư tưởng Xuân Thu và sự đóng góp mang tính cá nhân của từng thành viên, có thể khẳng định rằng Phạm Văn Hạnh thực sự là một nhân vật chủ chốt, một đại diện ưu tú cho tư tưởng nghệ thuật của nhóm Xuân Thu. Sự giới thiệu Phạm Văn Hạnh trong văn học sử nước nhà theo quan sát của chúng tôi, rất tiếc là khá hiếm hoi, bởi thế, khám phá quan niệm nghệ thuật, tư tưởng thẩm mĩ của Phạm Văn Hạnh giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể, sáng rõ hơn về một “yếu nhân”, một trụ cột của nhóm Xuân Thu trong tiến trình vận động của thơ mới Việt Nam giai đoạn 1942 - 1945, chí ít là trên bình diện quan niệm và tư tưởng thúc đẩy thi ca phát triển.
Thơ mới trên phương diện loại hình, về cơ bản là thơ lãng mạn. Sự dấn bước mạnh mẽ của thơ vượt lên trường thẩm mĩ lãng mạn chính là những nỗ lực của Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Đinh Hùng, và hai nhóm phái Xuân Thu, Dạ Đài. Thơ lãng mạn sau năm 1940 đã biểu hiện rõ sự “cũ kỹ” của nó. Trường mỹ cảm lãng mạn đã tự trói buộc mình trong một thứ “niêm luật”, “sáo rỗng” của mấy dây tình cảm, của sự dễ dãi, hời hợt. Sự nhiều lời, ủ ê trong tâm trạng buồn chán, bơ vơ, sầu tủi, chia ly không nói hết chiều sâu của đời sống nhân sinh, của vũ trụ bí ẩn và sâu xa. Thơ cần phải là tín thư từ nội cảm, ngôn điệu của giọt sương đọng lại từ tháng năm của sự trải nghiệm - Trong phút giây ta đã sống cả đời mình.
Trong cái nhìn tương quan giữa tư tưởng Xuân Thu và quan điểm nghệ thuật của Phạm Văn Hạnh, có thể thấy rằng, Xuân Thu được xây cất trên khá nhiều vật liệu của Giọt sương hoa của Phạm Văn Hạnh (viết năm 1940, in trên Thanh Nghị, số 10, tháng Mars, 1942); Giọt sương hoa (“Xuân”) - Nguyễn Du xuất bản, 1943; Thơ lưỡng tính (Giọt sương hoa (“Thu”) - Viết năm 1941, đăng trên Thanh Nghị số 51, 52, 53, 54, Tết Giáp Thân/Janvier, 1944, tr 24[1]). Có thể nói, toàn bộ quan điểm nghệ thuật, đường lối văn nghệ của Phạm Văn Hạnh trước 1945 gói gọn trong những tác phẩm này cùng với một số bài thơ (chưa tương xứng với quan niệm nghệ thuật) trong Giọt sương hoa (“Xuân”). Giọt sương hoa là một biểu tượng: “Nắng mới, lòng mới, hình ảnh mới, rung động mới. Đừng níu áo ta: ta không bao giờ ngoảnh lại. Đừng khuyên dỗ, hồ lệ đã tan rồi” (Giọt sương hoa (“Xuân”), tr 75)
Thi sĩ, kẻ đã sống “đủ đầy, trọn vẹn, mãnh liệt, cao kỳ”. Đó mới là sự sống - “thật là sống”, để có thể thu về những ấn tượng sâu xa, khởi nguyên của ý tình trong thơ. Say sưa, nhiệt thành và chung thủy là điều kiện của sự sống trọn vẹn và cao kỳ. Một thế giới mới, một hình thái thi ca mới chỉ có thể được dựng nên từ trong chính những trải nghiệm như thế của thi sĩ: “Say sưa… vì thơ, vì học, vì yêu. Miễn là say sưa. Đã đành đấy là sự say sưa về tâm hồn… tự tạo ra một thế giới lý tưởng bên cạnh cái thế giới thực tại nhạt nhẽo, chán nản” (Giọt sương hoa, tr 21). Thi nhân, trong sự “sống đời” của mình, đã đặt niềm tin và sự đoái thương vào tất cả. Chất thơ của đời sống, của lòng người như là “một cái gì thổn thức, một cái gì tươi trong, bao nhiêu ôm ấp, hết cả nguyện cầu” trong phút giây trọn vẹn của sứ mệnh thi sĩ.
Thi sĩ là kẻ luôn kiếm tìm mải miết. Trong “bể cả hư không”, trong “cánh rừng khắc khoải”, nơi “bụi cỏ đáng xem khinh” đều lưu dấu những sợi tơ lòng của thi nhân. Thi sĩ đi tìm điều gì?
Đời tôi là sự gắng sức của một lương duyên
Sự tìm tòi của một nhịp điệu
Sự thèm khát không tên
(Giọt sương hoa)
Sự tìm tòi của một nhịp điệu
Sự thèm khát không tên
(Giọt sương hoa)
Sự thèm khát không tên, nỗi buồn không bến, chán nản, bơ vơ, không ham mê, không sôi nổi, không biết đến ngày xanh và sự ấm áp… là định mệnh của thi nhân. Kẻ đã giăng nên cả một biển sầu rồi lại ngao du trong đó dẫu biết mình chẳng bao giờ có thể thoát ra khỏi vòng định phận ấy. Chính ở đây, thi nhân nhận ra một thứ “niềm tin trên bờ cát”. Đâu là thực, đâu là hư không hay “chỉ là mộng cả?”. Tâm thế ấy như là một sự an ủi cho niềm hoang mang trên bờ cát. Và, như một lẽ tất nhiên của sự sống, trong niềm hoang mang với khát vọng cao kỳ, thi nhân phải sống nhiệt thành, say mê và chung thủy từng phút từng giây. Nơi chót đỉnh của sự sống, trong khoảnh khắc dồn đọng cả tháng năm, thi nhân là một tín đồ đã “giũ áo lên đền”.
Tư tưởng Xuân Thu đề cao “Thiên chức” của thi sĩ. Thiên chức ấy được hữu hình hóa bằng hình tượng “giũ áo lên đền” trong tác phẩm của Phạm Văn Hạnh. Mang định mệnh ngôn sứ, thi nhân bằng đôi cánh của THƠ và NHẠC là người kết nối sự sống với “Đạo” hướng tới “trong”, “đẹp”, “thật”.
Thơ - Giọt sương hoa
Thơ trong quan niệm của Phạm Văn Hạnh là “Giọt sương hoa”. Nghĩa là một thứ tinh chất ngưng kết từ quá trình chuyển hóa trong đất, trong rễ thân, cành lá, trong hương hoa,… trong chính đời sống đủ đầy, say mê, sâu sắc của thi sĩ. Thơ ấy là “Đạo”, là “lời kinh huyền ảo”, là “bậc thang mây tới cái gì không thể tới” (Thanh Nghị, tr 24), là “một thế giới lửng trong cung đàn. Cái tưởng vọng đương thành trên dãy tiếng” (Thanh Nghị, tr 24), là “nụ lập thành nở trong cái chưa thành”, “thơ là tin tưởng hiện hình”. “Thơ lưỡng tính” là thơ hướng về cả hai đối cực có và không, đầu cuối vô cùng.
Thơ bao hàm trong đó ý nghĩa của sự say mê, đủ đầy và cao kỳ. Bởi thế, Thơ, nghệ thuật: “không cần phải khi vì, vướng bận, nó tự nhiên như dạ hương, như hồn hoa vương trên má người mơ (Thanh Nghị, tr 24). Thi sĩ “không phải giảng mình, bởi không bao giờ và không ai hiểu mình. Với thiên chức “nhóm ngọn trầm tư trên diệu cảm” (Thanh Nghị, tr 24), thơ là “hương sắc, âm thanh, nguyện cầu, nức nở, bông trái, nước mây, lời giọng, lễ nghi, “nụ lập thành nở trong cái chưa thành”, “thơ là tin tưởng hiện hình” (Thanh Nghị, tr 24). Lời thơ cất lên, là sự hòa điệu của ý tình, của chủ quan và khách quan, của thế giới nội cảm đã đủ đầy mê say và ngoại giới chứa đựng bao điều bí ẩn. Thơ chỉ để thấm nhập, thơ “không phải phân tích bởi có chính là không (Thanh Nghị, tr 24), “không cần đón đưa bởi bến không thuyền và “đền thơ kín nẻo” (Thanh Nghị, tr 24). Bởi thế, trong tâm thức của một “TRÍ THỨC”, viết tức là tìm đến sự quên để nhập vào một cõi giới cao kỳ của lương duyên, nhịp điệu, vô cùng. Hình thái của thơ là chân tướng của một xúc cảm, “Hạt lệ là bài thơ đẹp nhất/Hơi thở nàng là bài thơ thật nhất/Thích ca nhập thiền là bài thơ trong nhất” (Thanh Nghị, tr 24). Quan niệm về Thơ là Đạo, Trong, Đẹp, Thật, hướng tới sự tận mỹ của nhóm Xuân Thu có căn cốt từ Phạm Văn Hạnh, hay chính là sự gặp gỡ của những tâm hồn, những nguồn thi cảm thấy được hiện hữu trong thơ. Hạt lệ, hơi thở, lời nói, thân hình giai nhân cũng tận mĩ như “Thích Ca nhập thiền” bởi thơ đã đi từ cuộc đời, trong chính vui buồn, sướng khổ của nhân gian. Đạo, xét đến cùng không phải là một thứ siêu hình ngoài lẽ sống. Nếu như thế, đạo còn có giá trị, nghĩa lý gì cho chúng ta. Thơ: Đạo - Điều đó “chiêu tuyết” cho tư tưởng Xuân Thu (đúng hơn là phản biện) trước cáo buộc Xuân Thu rời xa thế sự, tăm tối với nhân tâm.
Sự biện chứng của tâm hồn hàm dưỡng trong nó mọi trạng thái. Quan niệm thơ ca, nghệ thuật của Phạm Văn Hạnh cùng với tư tưởng Xuân Thu mang tham vọng xác lập một hình thái thơ mới, tận mỹ hơn. Phần lớn những xác quyết của Phạm Văn Hạnh được hình dung hóa bằng hình ảnh, biểu tượng trong một diễn ngôn đậm phong cách Xuân Thu. Người đọc cảm nhận rõ ý hướng của thi nhân, đồng điệu trong từng nhịp bậc, nhưng không phải không có lúc nhận ra những dấu vết của sự sáo rỗng, những cách diễn đạt “cải lương” vốn là một đối tượng mà Xuân Thu dốc lòng vượt qua. Đáng tiếc, điều này lại biểu hiện trong chính những thực hành nghệ thuật của Phạm Văn Hạnh:
Một buổi mùa thu chiều chủ nhật
Bâng khuâng đi hái mộng trăm năm
(Mộng - Giọt sương hoa - Nguyễn Du xb, tr 83)
Bâng khuâng đi hái mộng trăm năm
(Mộng - Giọt sương hoa - Nguyễn Du xb, tr 83)
Từ quan niệm đến thực hành nghệ thuật là một chặng đường rất xa lắm lúc làm kẻ hành nhân cảm thấy bất lực. Trên khía cạnh quan niệm, tư tưởng nghệ thuật, Phạm Văn Hạnh đã cho thấy một niềm mong mỏi, một khát vọng vươn tới hình thái “cao kỳ” của nghệ thuật. Quan niệm và tuyên ngôn bản thân nó chưa phải là nghệ thuật, nhưng sự vận động của nghệ thuật lại không thể không bắt đầu từ những quan niệm khác nhau, kế thừa hay phủ định. Phạm Văn Hạnh cùng các thi hữu Xuân Thu đã ý thức đó một cách tha thiết trên sinh lộ nghệ thuật của mình để thúc đẩy thi ca dấn về phía trước trên con đường gặp gỡ với tư duy, mỹ cảm của thơ ca nhân loại.
[1]. Sau đây, những cứ liệu dẫn từ bài Thơ lưỡng tính đăng trên Thanh Nghị số 51, 52, 53, 54, Tết Giáp Thân/Janvier, 1944, tr 24 chúng tôi sẽ ghi tắt là Thanh Nghị kèm theo số trang.