Bài Vọng Cổ nhịp 8

Nguyễn Tuấn Khanh

NKLT: Tháng 3/1999 tác giả Trần Phước Thuận viết bài “Bản vọng cổ nhịp 8 đầu tiên ở Nam bộ” trên tạp chí Xưa & Nay, cho rằng bài vọng cổ “Văng vẳng tiếng chuông chùa” do nghệ sĩ Năm Nghĩa ca là bài vọng cổ nhịp 8 đầu tiên ở Nam bộ do chính ông Năm Nghĩa sáng tác vào năm 1938. Sau đó, vào năm 2003 nhà báo Đinh Công Thanh (Thiện Mộc Lan) có viết một bài phản biện cũng đăng trên tạp chí Xưa & Nay cho rằng Năm Nghĩa không phải là người đầu tiên sáng tác bài vọng cổ nhịp 8. Tuy nhiên, sau này nhiều người vẫn phổ biến theo bài báo của ông Trần Phước Thuận đưa ra dù tin tức này không có chứng cứ.

Để bổ túc cho bài viết của nhà báo Thiện Mộc Lan, xin chia sẻ thêm một tài liệu chúng tôi có.

Thập niên 1930 có những cuốn bài ca vọng cổ nhỏ in bán, mỗi cuốn có khoảng 5, 6 bài. Cuốn bài ca “Vọng cổ - Ban tài tử” được bán với giá 10 xu (1 cắc), nhưng ai mua dĩa hát của các hãng dĩa Asia và Béka sẽ được tặng cuốn bài ca có bài trong dĩa hát đó. Ngoài bìa cuốn bài ca có ghi: “Vị nào mua dĩa hát tại bổn hiệu sẽ tặng một cuốn bài ca” để quảng cáo cho các dĩa vọng cổ.

Trong cuốn “Vọng cổ - Ban tài tử” được phép lưu hành vào ngày 11-4-1938 có bài vọng cổ số 1 là “Vì tiền lỗi đạo” với câu 1: “Văng vẳng tiếng chuông chùa…” nhịp 8, bài số 2 “Gió bấc lạnh lùng”, bài số 3 “Thân tôi có chồng”, bài số 4 “Điên đảo vì tình” và bài số 5 là “Nặng gánh nợ đời”.

Tất cả 5 bài này đều là vọng cổ nhịp 8, tức nhiên là trước đó đã có vọng cổ nhịp 8 như nhà báo Thiện Mộc Lan giải thích rồi, nhưng chỉ khi bài “Vì tiền lỗi đạo” do nghệ sĩ Năm Nghĩa ca gây ấn tượng nên nhiều người biết đến chứ không phải ông Năm Nghĩa là người sáng tác đầu tiên. Tình trạng này cũng giống như trường hợp bài vọng cổ nhịp 16 “Tôn Tẫn giả điên” do nghệ sĩ Út Trà Ôn ca được nhiều người biết đến.

Về dĩa vọng cổ “Vì tiền lỗi đạo” của nhà báo Thiện Mộc Lan sưu tầm được, sau này ông đã tặng cho nhà báo Ngành Mai (California, Mỹ) khi Ngành Mai ghé thăm ông ở Sa Đéc, với hy vọng là Ngành Mai sẽ tiếp tục làm sáng tỏ vấn đề ai là cha đẻ của bài vọng cổ nhịp 8. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, Ngành Mai vẫn tiếp tục phổ biến thông tin nghệ sĩ Năm Nghĩa là người sáng tác ra bài vọng cổ nhịp 8 khi đăng bài Bài vọng cổ “Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa” vào ngày 7 tháng 8 năm 2014.

Xin chia sẻ bài báo của ông Thiện Mộc Lan và bài “Vì tiền lỗi đạo” dưới đây:



Ông Cao Văn Lầu (1892-1976) mặc quốc phục ngồi giữa là “cha đẻ” của bản “Dạ cồ hoài lang”, đang hòa nhạc với các nhạc sĩ Sài Gòn (1963) - Ảnh: Đinh Công Thanh.

Trên tạp chí Xưa & Nay số 61B tháng 3/1999 có bài “Bản vọng cổ nhịp 8 đầu tiên ở Nam bộ” của tác giả TPT.

Tóm lược nội dung bài báo, chúng tôi thấy nổi bật các ý chính sau đây:

  1. Với tựa bải báo ghi trên, tác giả đã khẳng định bản vọng cổ “Văng vẳng tiếng chuông chùa” do nghệ sĩ Năm nghĩa ca hồi những năm 30 của thế kỷ vừa qua là bản vọng cổ nhịp 8 đầu tiên ở Nam bộ.

  2. Bản vọng cổ này do chính Năm Nghĩa sáng tác và cũng theo ông TPT viết: “Ông (Năm Nghĩa) đã đặt tên cho bài ca lả Văng vẳng tiếng chuông chùa”.

  3. Vẫn theo ông TPT xác nhận: “... sau đó được thu vào đĩa Béka của ông Jiie Keller người Đức ở đường Mac Mahon (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa -TP.HCM) vảo khoảng năm 1935”.

    (...) “Cũng trong năm này (1936) soạn giả Trịnh Thiên Tư đề nghị gọi bản Dạ cổ hoải lang nhịp 8 là vọng cổ và dân mộ điệu khắp nơi nhân đó gọi là vọng cổ Bạc Liêư”.

Theo tôi, bài viết của tác giả TPT mang tính chủ quan, không nêu được chứng cứ nảo cụ thể và toàn bộ bài báo có chủ đích để cao thành tích địa phương.

Sau khi sưu tầm đầy đủ tư liệu về bài vọng cổ “Văng vẳng tiếng chuông chùa”, tôi xin được trao đổi với tác giả về bản vọng cổ nhịp 8 đầu tiên ở Nam bộ như sau:

  1. Tôi đã tìm được bộ dĩa ASIA với tựa “Vì tiền lỗi đạo”. Bộ này gồm 2 dĩa, tròng “đỏ tím” mang số 1238/1 - 1239/2 và 1241/4 đo ASIA phát hành hồi đầu năm 1938.

    “Vì tiền lỗi đạơ” là tên thật của 20 câu vọng cổ mà khi ca câu 1, Năm Nghĩa mở đầu bằng 5 chữ: “Văng vẳng tiếng chuông chùa”. Bởi từ năm 1938 đến nay, 65 năm trôi qua, hầu như tất cả bài viết về danh ca Năm Nghĩa, hễ có dịp nhắc đến bản vọng cổ nhịp 8, lần đầu tiên ông đóng góp với hãng dĩa ASIA, người ta chỉ ghi “Văng vãng tiếng chuông chùa” mà quên mất tên thật của nó là “Vị tiền lỗi đạo” (ghi rõ ràng trên nhãn hiệu của bộ đĩa).

    Tôi xin chép 6 câu đầu của “Vì tiền lỗi đạo”, ghi đúng theo nguyên văn của dĩa hát:

    1. Văng vẳng tiếng chuông chủa... Giọng công phu nó xa đưa của đoàn sư vải.
    2. Ba tiếng chuông ngân... giọng chuông thức tỉnh dường như khêu gợi nỗi bi tình trên cõi trần ai.
    3. Chớ có để đa mang làm chi khối tương tư, oằn vai mệt xác rồi phải nặng nợ với đau lòng?
    4. Tôi tưởng ai mà năm canh mơ màng trằn trọc, chỉ nghe giọng thê lương buổn thảm của đàn dế kêu gọi nơi cánh đồng.
    5. Trằn trọc mối tơ duyên, tôi biết cùng với ai đâu hầu có giải tỏa mối duyên phần.
    6. Mây hồng một dãy xa xa, kia đàn chim xao xác, nghe tiếng chít chiu, nhìn bóng cây cỏ dường như khêu gợi mối hận tình mà bày ra lắm cảnh thê lương.

    (Bộ dĩa “Vì tiền lỗi đạo” (tức “Văng vẳng tiêng chuông chùa”) phái hành năm 1938, do Năm Nghĩa ca (vọng cổ nhịp 8).

  2. Đợt ra mắt thính giả đầu tiên vào tháng 1 dương lịch - 1938, ASIA tung ra thị trường mấy chục bộ đĩa vọng cổ (nhịp 8) với các giọng ca đương thời ăn khách như: cô Ba Được, cô Năm Xẩm, cô Hai Tân Châu, cô Ngọc Lan, cô Sáu Bạc Liêu, Năm Nghĩa, Hồng Châu v.v... (Báo “Mai” số 20 ngày 22-1-1938 - Chủ biên Đào Trinh Nhất).

    Riêng danh ca Năm Nghia, đợt ra mắt đầu tiên ông trình làng 7 bộ dĩa vọng cổ, trong đó có bộ “Vì tiền lỗi đạo”.

  3. Hãng ASIA là hãng đĩa đầu tiên do người Việt Nam thành lập đầu năm 1937. Hai ông Nguyễn Văn Đính và Ngô Văn Mạnh, đống chủ nhân, từng đi học ở nước ngoài về kỹ thuật sản xuất dĩa hát 78 “tua” (tours).

    Ông Ngô Văn Mạnh là ai? Tôi xin thưa: ông Ngô là ngòi bút thuộc hàng tiến bối, có nhiều đóng góp với ca nhạc tài tử và sân khấu cải lương buổi khai nguyên. Ông Ngô Văn Mạnh viết bài ca vọng cổ, biên soạn tuồng cải lương cùng thời với các bậc tiền bối như các cụ: Trương Duy Toản, Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền, Đào Châu, Đặng Công Danh (Mười Giản), Lâm Hoài Nghĩa, Nguyễn Quốc Biểu v.v...

    Là chủ nhân ASIA, dĩ nhiên ông Ngô Văn Mạnh hoàn toàn chủ đạo về tuồng tích của hãng dĩa này. Người ta còn biết rõ: ông Ngô Văn Mạnh có mời thêm vài người nữa để tiếp tay cùng ông chăm sóc soạn phẩm, trong đó có ông Sáu Hải (tộc danh Nguyễn Kim Hải).

    Như vậy vấn đề đặt ra: những bài, bản vọng cổ, những vở cải lương của hãng ASIA, không phải của ông Ngô Văn Mạnh hoặc công sự viên của ông sáng tác thì là của ai?

    Riêng danh ca Năm Nghĩa, đợt ra mắt đầu tiên (1938) ông công hiến cho thính giả 7 bộ vọng cổ, lẽ nào chỉ duy nhất bộ “Vì tiền lỗi đạo” (tức “Văng vẳng tiếng chuông chùa”) theo lập luận của ông TPT là do Năm Nghĩa sáng tác, còn 6 bộ dĩa còn lại cùng phát hành một lượt là:

    • Nặng gánh nợ đời
    • Tình duyên trắc trở
    • Điên đảo vì tình
    • Dạn mặt phong trần
    • Muốn lấy tiếng đờn
    • Lạc bước giang hồ.

    do nghệ sĩ Năm Nghĩa là tác giả hay đây đều là công trình biên soạn của soạn giả tiền bối Ngô Văn Mạnh??

  4. Đặt ra tiền đề: Văng vẳng tiếng chuông chủa (tên thật “Vị tiền lỗi đạo”) là bản vọng cổ nhịp 8 đầu tiên ở Nam bộ, quả ông TPT đã phủ định công lao của các soạn giả bậc thầy như Nguyễn Thành Châu, Trần Hữu Trang củng nhiều vị tiển bối khác. Chữ “bậc thầy” ở đây tôi muốn nhấn mạnh: Nguyễn Thành Châu, Trần Hữu Trang, Mộng Vân (Trần Tấn Trung) đều là thầy của danh ca Năm Nghĩa.

    Lịch sử cải lương còn để lại rành rành những vở tuồng như “Huyền Châu Nữ”, “Giá trị và Danh dự” (Nguyễn Thành Châu), “Đời Có Lựu” (Trần Hữu Trang) đã ra mắt khán giả tự bao giờ?

    Lớp khán giả lão thành dĩ nhiên cỏn nhớ rõ, các nhà nghiên cứu chắc cũng không quên.

    • Vở tuồng “Huyền Châu Nữ” ra đời năm 1934, soạn giả Năm Châu đã viết những bài bản vọng cổ nhịp 8 cho tuồng này, (Hồi ký của Ba Văn - báo Sân khẩu số 200 ngày 26-9- 1994, được ký giả Bùi Trung Tin nhắc lại trong báo Văn hóa nguyệt san số 6, tháng 6/1994, trang 72 và 73)

    • Đến vở “Giá trị vả Danh dự”, tác giả Năm Châu cũng áp dụng bài vọng có nhịp 8 (Báo Tin Văn số 13 ngày 15-12-1966, số đặc biệt kỷ niệm nửa thế kỷ cải lương, trang 72.

    • “Đời Cô Lựu” của soạn giả Trần Hữu Trang trình diễn trên sân khấu Phụng Hảo khoảng 1935, 1936 cũng đầy đủ bản vọng cổ nhịp 8.

Tôi ghi tóm lược một số những vấn đề cốt lõi về sự ra đời của bản vọng cổ nhịp 8 không đơn giản như những suy diễn của ông TPT đã viết trên báo Xưa & Nay số 61B tháng 3/1999 vả báo Bông Sen số 29 tháng 9 -10/2002.

Mở đầu bải viết trên báo Bông Sen, ông TT ghi: “... Đây lả bài vọng cổ 20 câu nhịp 8 đầu tiên ở Việt Nam mang tên “Văng vẳng tiếng chuông chùa”, một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của Lư Hòa Nghĩa (Năm Nghĩa), người nghệ sĩ tài hoa của xứ Bạc Liêu. Với bài ca độc đáo nảy, ông đã mở đầu cho kỷ nguyên vọng cổ - mở đầu cho một cuộc chuyển mình thắng lợi để bản vọng cổ có một vị trí như ngày nay”.

Thẩm định đoạn viết nêu trên, tôi xin nhường cho bạn đọc kính mến và các nhà nghiên cứu.

Và cũng còn một điều nữa tôi muốn thưa cùng bạn đọc: tất cả các dĩa nhựa loại 78 tua của các hãng: Pathé, Béka, Odéon (Pháp) và Asia (Việt Nam) trên nhãn hiệu chỉ ghi tựa bài ca, hoặc tựa tuồng, tên nghệ sĩ cùng nhạc sĩ mà không bao giờ ghi tên tác giả (soạn giả) cùng năm sản xuất, tính từ buổi sơ khai cho đến thập niên 50. Đó là một khuyết điểm lớn dễ dàng sinh ngộ nhận.

Bắt đầu từ thập niên 50, người ta mới thấy một số dĩa có ghi tên soạn giả nhưng không ghi năm sản xuất.


Bộ dĩa “Vì tiền lỗi đạo” (tức “Văng vẳng tiếng chuông chùa”) phát hành năm 1938, do Năm Nghĩa ca (vọng cổ nhịp 8).









Trích trong cuốn “Vọng cổ - Ban tài tử 1” ngày 11-4-1938