Nguyễn Tuấn Khanh
Đờn mandolin được dùng trong cổ nhạc miền Nam vào khoảng năm 1930. Ở Rạch Giá có các ông Giáo Tiên, Năm Lắm, Ba Lạc… nổi tiếng dùng đờn mandolin để chơi nhạc tài tử, cải lương. Lúc đầu họ dùng cây mandolin bình thường 8 dây, nhưng khoảng năm 1934-1935 cây mandolin được khoét phím lõm. Cho tới năm 1938, tuy đờn guitar đã bắt đầu được chơi trong cổ nhạc miền Nam nhưng đờn mandolin phím lõm 4 dây vẫn còn được sử dụng.
Hình vẽ một dàn đờn cổ nhạc miền Nam vào năm 1933 sau đây có cây mandolin nhưng mặt sau bầu và có đủ 8 dây:
Nguồn: Bản đờn và bài ca - Huỳnh Hà (1933).
Nguồn: https://images.reverb.com/
Hình nhạc sĩ kiêm soạn giả Huỳnh Hà chụp năm 1938. (Nguồn: Tập bài ca “Vọng-cổ mùi”, Huỳnh Hà-1938).
Đạo diễn Tất My Loan là con của cố nghệ sĩ Ba Xây (cụ Đô trong tuồng cải lương “Tiếng Trống Mê Linh”) có thu một video gồm các nghệ sĩ Ba Xây, Chín Tâm và Bạch Huệ đờn và ca bài vọng cổ nhịp 2, 8, 16 và 32 vào ngày 1 tháng 6 năm 1992. Trong video này nghệ sĩ Ba Xây đờn mandolin 4 dây (phút thứ 8:26).
Theo lời đạo diễn Tất My Loan được nghe lại thì lúc đầu mandolin chỉ khoét lõm ngay chữ Xang mà thôi: “Tôi nhớ ba tôi kể lại là lúc đầu Mandolin chỉ thường để chơi mấy bài Bắc, còn bài Nam thì không nhấn nhá được nên phải đối đế vuốt phím lên xuống cho chữ Xang mềm một chút. Một thời gian sau thì ai đó có sáng kiến khoét lõm một phím ngay chữ Xang mà thôi, sau đó thấy ổn nên mới khoét hết các phím”. (Cám ơn nhạc sĩ Đức Trí và đạo diễn Tất My Loan đã giới thiệu video này).
Xin xem video ở đây: