Sau 69 năm, Người Phật Giáo Hòa Hảo vẫn chờ Thầy trở lại?
Tài liệu xác nhận rõ cái chết của Giáo chủ

Mỗi năm cứ tới ngày Đức Thầy thọ nạn, người Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) tổ chức lễ tưởng nìệm tuy trong điều kiện vô cùng khó khăn vì nhắc tới Đức Thầy thọ nạn bị nhà cầm quyền cộng sản ngăn cấm. Khi làm lễ tượng niệm, tổ chức trong tư gia, họ vẫn bị cộng sản khủng bố, đàn áp thô bạo vì tội hội họp đông người không có phép. Nhưng vì lòng thương Thầy, mến Đạo, họ vẫn thách thức với cộng sản, vẫn tổ chức lễ trong vòng gia đình, với bà con lối xóm.

Đức Thầy thọ nạn năm Đinh Hợi, năm Bính Thân sẽ là năm thứ 69. Ngày nay, người Phật Giáo Hòa Hảo vẫn tin Thầy sẽ trở lại, ngồi chờ? Hay sẽ cùng đứng lên hành động, đòi công lý nếu biết chắc Đức Thầy đã bị cộng sản Hồ Chí Minh ám hại?

Công cuộc tranh đấu chống thực dân giành độc lập gồm có nhiều thành phần dân tộc đâu chỉ có riêng cộng sản. Vã lại, lúc bấy giờ, cộng sản hảy còn yếu hơn các lực lượng khác. Muốn giành quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh phải giết những người yêu nước thật sự mà không cộng sản, có uy tín trong xã hội, có tài giỏi hơn những người công sản. Giỏi hơn cả Hồ Chí Minh vạn lần.

Những xung đột đẩm máu giửa lực lượng Quốc gia và cộng sản
Xin nhắc sơ lược một vài biến cố của thời cuộc Việt nam từ năm 1945 để hiểu tại sao cộng sản câm thù PGHH và ra tay ám hại Giáo chủ.

Sau khi Nhựt bổn lật đổ chánh quyền Pháp tại Đông Dương, ngày 10-03-1945, nhà trí thức ái quốc Hồ văn Ngà thành lập Đảng Việt nam Quốc gia từ sự phối hợp với Đảng Nhân dân Cách mạng gồm có các nhà cách mạng ái quốc Phan Khắc Sửu, Võ Oanh, Trấn Quốc Bửu, Trần văn Ân, Ngô Đình Đẩu, Nguyễn văn Sâm,…

Ngày 12-03-1945, Hoàng Đế Bảo Đại ra tuyên cáo hủy bỏ tất cả Hiệp ước bất bình đẳng đã ký với Pháp ngày 6-6-1862 và ngày 15-08-1884. Hành động của Hoàng Đế Bảo Đại có hiệu lực pháp lý khôi phục nền độc lập dân tộc và sự thống nhứt đất nước.

Ngày 14-08-1945, hưởng ứng lời kêu gọi kết hợp lực lượng tranh đấu của nhà trí thức ái quốc Hồ văn Ngà, Giáo chủ PGHH, các nhân sĩ Trần văn Ân, Nguyễn văn Sâm, Trần văn Thạch,… liên kết các đảng phái để thành lập một tập hợp lớn «Mặt Trận Quốc Gia Thống nhứt».

Sau khi Nhựt bổn đầu hàng Đồng Minh, Triều tiên, Nam dương tuyên bố Độc lập. Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt vừa ra đời đã triệu tập một cuộc biểu tình tuần hành trên khắp các đường phố Sài gòn qui tụ cả 200 000 người tham dự, biểu dương một lực lượng quần chúng hùng hậu chào mừng Việt nam độc lập trước dư luận quốc tế và quốc nội.

Tháng 8 năm 1945, Nhựt bổn chọn trao trả Chánh quyền Nam kỳ cho Hội đồng Nam kỳ do nhơn sĩ Trần văn Ân làm Chủ tịch. Nhưng sau đó, ngày 22-08-1945, Việt Minh tổ chức biểu tình trước Nhà Hát lớn Hà nội và cướp Chánh quyền ở chánh phủ Trần Trọng Kim một cách an toàn vì Nhựt đã đầu hàng và Đồng Minh chưa tới. Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị để làm «Công dân một nước độc lập hơn làm vua một nước bị nô lệ».

Trong Nam, ngày 25-08-1945, Việt Minh cướp Chánh quyền bằng cách thành lập một thứ chánh quyền cách mạng theo kiểu cộng sản, Lâm Ủy Hành chánh Nam bộ, với 9 Ủy viên và Trần văn Giàu, cộng sản Đệ tam, tự phong Chủ tịch. Ngày 02-09-1945, Hà nội và Sài gòn đều biểu tình, tuyên bố Việt nam độc lập lần nữa. Hồ Chí Minh bổng nhiên xuất hiện trước đồng bào ở Hà nội và đọc Tuyên ngôn độc lập, tự cho mình Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày 07-09-1945, các đảng phái Quốc gia và Nhóm Đệ Tứ phản đối quyết liệt, đả đảo Lâm Ủy Hành chánh độc đoán và thiếu lương thiện. Trần văn Giàu đã phải nhượng bộ, mở rộng sự tham dự tổ chức. Phạm văn Bạch thay Trần văn Giàu làm Chủ tịch, do 2 ông Dương văn Giáo và Trần văn Ân giới thiệu.

Ngày 08-09-1945, tại Cần thơ, tín đồ PGHH biểu tình hô hào chống «độc tài», ủng hộ Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt. Khẩu hiệu chống «độc tài» lúc bấy giờ của PGHH đưa ra thật hoàn toàn mời mẻ và xa lạ với ngôn ngữ tranh đấu của quần chúng việt nam, nhứt là nông dân Miền Đồng bằng sông Cữu long, làm cho cộng sản bị dị ứng mạnh.

Ngày 09-09-1945, Trần văn Giàu cho công an bao vây Trụ sở Việt nam Độc lập Vận động Hội của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ ở đường Miche, Sài gòn, để bắt Đức Thầy, nhưng không bắt được. Ngày 13-09-1945, công an của Trần văn Giàu do Lý Huê Vinh cầm đầu, bắt đầu khủng bố tiêu diệt những người tranh đấu chống Pháp không theo cộng sản như các Ông Vũ Tam Anh (Nguyễn Ngọc Nhẫn – " Tam Anh " là 3 chữ N), Hồ văn Ngà, Trần Quang Vinh, Lương Trọng Tường và Lãnh tụ Đảng Lập Hiến Bùi Quang Chiêu. Rìêng Hồ văn Ngà bị cộng sản giết ở Bạc liêu. Để giết ông, cộng sản lên án ông là «việt gian». Hồ văn Ngà bình tỉnh bảo với mấy người sẽ giết ông, một cách thật thà của người Nam kỳ «Mấy em có giết qua thì giết nhưng đừng nói qua là việt gian. Qua không bao giờ là việt gian hết».

Tù binh Pháp ở Sài gòn được Tướng Douglas Gracey của Anh thả ra và phát võ khí nói là để tự vệ, họ tấn công các vị trí quân sự và cơ sở Hành chánh của Nam bộ. Ngày 24-09-1945, bốn Sư đoàn Dân quân Cách mạng đồng loạt đứng lên với đồng bào các giới chống lại Pháp với đủ thứ vỏ khí cả võ khí thô sơ. Nam Bộ Kháng Chiến thật sự bắt đầu.
Ngày 25-09-1945, Lâm Ủy Hành chánh bị Tướng Gracey đuổi ra khỏi Dinh Gia Long, sau đó rút êm về Chợ Đệm, vùng quê hương của Nguyễn văn Trấn và Trần văn Giàu (Gò Đen). Ở lại Sài gòn, lực lượng Quốc gia gồm có các Ông Trần văn Ân, Nguyễn văn Sâm, Kha vạng Cân, Hồ văn Ngà tổ chức chống Pháp, phong tỏa Sài gòn, làm cho thành phố không điện, không nước, thiếu lương thực, …Dân chúng lớn tuổi, trẻ nít, được lịnh tảng cư.

Sài gòn-Chợ lớn gần như một thành phố chết, nhiều nơi chìm trong khói lửa. Pháp kêu gọi hưu chiến để hoản binh, chờ tiếp vận, nhứt là về lương thực. Lực lượng võ trang Bình Xuyên, Thanh niên Đoàn, lui về bố trí các yếu điểm chờ lịnh mới.

Lợi dụng tình hình hưu chiến, Việt Minh chui ra lùng bắt các nhà ái quốc, các đảng phái quốc gia, tiêu diệt để kháng chiến chỉ có lãnh đạo là cộng sản. Năm 1946, Trần văn Giàu bị điều động về Hà nội. Trên đường đi, Giàu ghé qua Thái lan để có thể nghe ngóng tình hình để đề phòng số phận. Tại đây, gặp lại Ông Trịnh Hưng Ngẫu, Giàu đưa cho ông xem một danh sách 2500 trí thức ở Miền nam không theo cộng sản mà Giàu phải giết mà chưa kịp giết hết (Lời tiết lộ của chính Trần văn Giàu với Ông Trịnh Hưng Ngẩu tại Bangkok, ngày 13-03-1946, trên đường về Hà nội, được Ông Trịnh Hưng Ngẩu thuật lại trong hồi ký của Ông tự xuất bản ở Sài gòn ngày 19-09-1973).

Cộng sản xung đột trực tiếp với PGHH
Xung đột giửa cộng sản và lực lượng Quốc gia ngày càng nghiêm trọng, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ thật lòng muốn tìm cách giải tỏa để giử sức mạnh chống Pháp. Trong phiên hợp với Lâm Ủy Hành chánh kéo dài, bổng Lý Huê Vinh tới đưa cho Trần văn Giàu bức điện tín báo tin «Hòa Hảo nổi dậy, đảo chánh chiếm chánh quyền Cần thơ». Giáo chủ PGHH phủ nhận, giải thích PGHH biểu tình, không võ trang, được phép của Chánh quyền Cần thơ, nhằm bày tỏ nguyện vọng «Võ trang quần chúng chống thực dân Pháp, tẩy uế các phần tử thối nát trong Ủy Ban Hành chánh Nam bộ». Cuộc biểu tình đông gần hai mươi ngàn tín đồ PGHH, biểu dương thanh thế cũng nhằm ủng hộ Mặt Trận Quốc gia Thống nhứt. Trần văn Giàu không thể để cho một thế lực nào khác ngoài công sản lớn mạnh nên đã chủ trương đàn áp triệt để cuộc biểu tình và đã dìm tín đồ PGHH trong biển máu. Sau này, ở nhiêu nơi Miền tây, vào ngày 08-09, có nhiều nơi gần như cả làng cùng làm đám giổ thân nhân bị cộng sản sát hại trong cuộc biểu tình.

Vào đầu tháng 4-1947, các tổ chức chống Pháp phe Quốc gia cho di chuyển các đơn vị võ trang của Cao Đài, PGHH, Đại Việt, Bình Xuyên về chiếm đống Đồng Tháp Mười. Bị lực lượng của Nguyễn Bình phục kích ám hại trên đường đi nên chỉ có lực lượng PGHH và Đại Việt tới được vì thông thuộc đường đi. Kế hoặch chiếm đống Đồng Tháp Mười do đó không thực hiện được.

Biến cố ngày 16-04-1947
Ngày 16-04-1947 là thời điểm vô cùng trọng đại đối với toàn bộ khối tín đồ PGHH, ngày nay phải lên gần 7 triệu (phát triển theo dân số vì PGHH bao gồm cả gia đình) vì ngày đó, Giáo Chủ PGHH «vắng mặt».

Dư luận bên ngoài khối tín đồ cho rằng cộng sản đã ám hại Ngài. Nhưng người PGHH thì tin tưởng Thầy của họ chỉ tạm thời vắng mặt thôi. Hằng ngày, họ lo trao dồi «đời đạo song tu» để chờ ngày Thầy trở lại. Sự vắng mặt Giáo chủ đã dẩn đến tình trạng thiếu lãnh đạo của PGHH về cả mặt tôn giáo và tranh đấu giành độc lập cho Việt nam.

Từ đây người PGHH phải đối phó sanh tử cùng lúc với hai kẻ thù : Pháp và Việt Minh. Trước kia, họ chỉ chiến đấu với thực dân Pháp, và cảnh giác với người cùng chiến tuyến là Việt Minh. Nay thì họ phải chiến đấu với Việt Minh lẩn núp sát cánh, đang rình rập tiêu diệt họ bằng đủ mọi thủ đoạn gian ác, tàn độc học được từ Lê-nin và Staline.

Nhắc lại đêm 16-04-47, Giáo chủ PGHH, với tư cách Ủy viên Đặc biệt của Ủy Ban Hành chánh Kháng chiến Nam bộ, cương quyết đi tới sào huyệt của Việt minh tại làng Tân Phú, Tỉnh Long Xuyên, theo thư mời của Trần văn Nguyên, Đặc phái viên, kiêm Thanh tra Chánh trị Miền Tây Nam bộ, và Bữu Vinh, dự phiên họp với Ủy viên Quân sự và Thanh tra Chánh trị Miền tây của Việt Minh để tìm cách hóa giải những xung đột giửa các phe để có một sức mạnh đoàn kết cùng đánh thực dân. Buổi họp lúc bấy giờ thường diển ra ban đêm vì lý do an ninh, tránh bi Tây ruồng bố và oanh tạc. Trong buổi họp hôm đó, Việt Minh đã bố trí sẳn một toán Vệ Quốc đoàn võ trang phục kích bao quanh phòng họp, chờ lúc thuận lợi xả súng bắn thẳng vào Giáo chủ.

Theo tín đồ PGHH thì sau vụ ám hại có chủ mưu đó, Giáo chủ không chết vì còn viết thư trước mặt một tín đồ và sai người này mang thư về trao cho 2 ông chỉ huy Quân sự Nguyễn Giác Ngộ và Trần văn Soái. Bức thư viết tay của Đức Thầy được ông Mai văn Dậu kiểm tra nét chữ viết và chữ ký tên, xác nhận đúng là do Đức Thầy viết *.

Nhưng từ biến cố đó cho tới nay, Giáo chủ vẫn chưa trở lại dìu dắt tín đồ của Ngài. Vậy đúng là Ngài đã chết trong tay Việt Minh sát hại?

Những tài liệu nói về cái chết của Giáo chủ
Tết Bính Thân sẽ là năm thứ 69 Giáo chủ mất tích. Từ đó tới nay hoàn toàn không có một dấu hiệu nào về sự hiện diện của Ngài ở đâu đó. Trong lúc đó, về cái chết của Ngài, chánh quyền Pháp và cả cộng sản hà nội đã phổ biến những thông tin rất khả tín.

1 - Tài liệu của Pháp
Chánh quyền pháp có nhiều báo cáo của các cơ quan an ninh được Đại Tá Phòng Nhì Pháp, Ông Savani, năm 1951, tập họp và đúc kết thành một tập sách 162 trang cả phụ bản tài liệu dưới nhan đề «Những ghi chú về Giáo phái PGHH» (Notes sur la Secte PGHH, mã số 300 893 của thư viện CHEAM, Paris VI). Theo tài liệu này, Ban Thường vụ của Ủy Ban Hành chánh Nam Nộ, ngày 28/04/1947, lên án Giáo chủ PGHH phản động, Quyết định do Ông Phạm Ngọc Thuần, Phó Chủ tịch Ủy Ban Hành chánh Nam Bộ, ký tên (mà không phải Chủ tịch là Phạm văn Bạch ký) :

1 – Ông Huỳnh Phú Sổ bị cách chức Ủy viên Đặc biệt của Nam bộ kể từ ngày ra Quyết định này,
2 - Giám đốc Tư Pháp có nhiệm vụ truy tố Ông Huỳnh Phú Sổ về tội phản động,
3 - Quyết định này sẽ gởi khẩn về Chánh phủ Trung ương,
4 - Ủy viên Nội vụ và Giám đốc Tư pháp, tùy theo nhiệm vụ của mình, nhận lãnh thi hành Quyết định này.

Gần một tháng sau, ngày 20 tháng 5 năm 1947, Ủy Ban Nam Bộ ra Thông Cáo về Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ và bản án của Ngài :
Ban Chấp Hành nam Bộ thông báo với đồng bào những điều sau đây :
Trong buổi hợp bất thường ngày 25 tháng 4 năm 1947,Ban Chấp Hành Nam Bộ đã đề cử Một Tòa Án Đặc biệt cách chức Ủy viên Đặc biệt của Ông Huỳnh Phú Sổ và tuyên án tử hình Ông vì tôi phản động và âm mưu tạo bất ổn tại Miền Tây trong lúc mọi lực lượng nhân dân phải được bảo vệ để theo đuổi Kháng chiến.
“Ông ấy tổ chức cho riêng Ông những Toán võ trang, Cơ quan An ninh và Tòa Án đặc biệt giống như một Quốc gia trong một Quốc gia.
“Ông ra lịnh võ trang Dân Xã Đảng và tín đồ PGHH.
“Ông ra lịnh cho Dân Xã Đảng và tín đồ PGHH nổi dậy, bắt giết cán bộ Chánh phủ và dân chúng.
“Ông bí mật gởi lực lượng võ trang của Ông tới Miền Tây để bảo vệ và khuyến khích những người cướp bốc và gây bất ổn.
“Đảng viên Dân Xã Đảng và tín đồ PGHH đã hợp tác với Quân đội Pháp để đánh lại Quân đội Chánh phủ và khủng bố đồng bào dân sự.
- Ông Huỳnh Phú Sổ đã bị hành quyết.

Bản văn do Ban Chấp Hành Nam Bộ ký chớ không phải do Chủ tịch hay Phó Chủ tịch ký.

Giáo chủ vắng mặt từ ngày 16/04/1947, tới ngày 20/05/1947 mới có tin chánh thức Ngài bị Tòa án của Nam Bộ Kháng chiến tuyên án và bản án được thi hành. Theo Đại tá Savani, trong «Notes sur la Secte PGHH», sau khi bị giết, thân xác của Ngài bị chặc ra làm 3 khúc, chôn ở 3 nơi khác nhau cách xa. Qua mấy ngày sau, công an cộng sản đào lên kiểm soát coi cả 3 khúc còn ở đó không vì họ sợ 3 phần của thân xác Ngài sẽ ráp lại và Ngài sống lại trở về tiếp tục hoạt động (trg 35-39).

Ngày 21 tháng 4, tức sau khi Giáo chủ bị cộng sản bắt, Giám đốc Công An Kiều Tân Lập, Thanh Tra Chánh trị Miền Tây Trần văn Nguyên, thay mặt Ban Chấp Hành và Ban Thường Vụ Nam Bộ ra lịnh cho các Cơ quan Hành chánh, Quân đội và Công An truy lùng và thanh toán Dân Xã Đảng ở khắp nơi bắt gặp, sử lý tùy theo sáng kiến của cán bộ.

Vậy phải chăng họ đã giết Ngài rồi mà chưa công bố?

2– Tài liệu của cộng sản Hà nội
Mười Trí, tức Huỳnh văn Trí, đảng viên cộng sản, hoạt động trong Quân đội Binh Xuyên, năm 1949, được Trung Uơng đưa về Miền Tây xâm nhập vào lực lượng Phật Giáo Hòa Hảo làm Sư Thúc Hòa Hảo để vừa chia rẻ và lôi kéo tín đồ PGHH về theo cộng sản vì Giáo chủ đã bị họ sát hại, không còn người lãnh đạo nữa. Trí đóng quân tại Đình Quỳnh, Rạch giá. Một hôm Trí tiếp Bữu Vinh tại văn phòng. Tình cờ, Hồng Anh vào văn phòng Mười Trí, nhìn thấy chiếc đồng hồ vàng Bữu Vinh đang đeo trên tay. Đó là chiếc đồng hồ của Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ từng đeo trước đây (Hồng Anh và Tư Đốc là cán binh võ trang PGHH đi theo Mười Trí).

Lập tức, Hồng Anh chạy ra ngoài tìm Tư Đốc để hỏi có nhớ chiếc đồng hồ của Thầy không? Tư Đốc trả lời không nhớ, chỉ nhớ đó là chiếc đồng hồ vàng mà thôi.

Hồng Anh quả quyết là đống hồ của Thầy. Vậy chính Bữu Vinh đã giết Thầy và sau đó đoạt đồng hồ của Thầy. Hồng Anh phải giết Bữu Vinh trả thù Thầy.

Tư Đốc cản Hồng Anh đừng làm ngay để chờ anh ta coi lại. Tư Đốc vào văn phòng Mười Trí phụ dọn cơm đải khách để có cơ hội quan sát kỷ.

Tư Đốc nhìn thấy khẫu súng lục nhỏ xíu mà trước đây Gìáo chủ thường dấu trong người. Đúng là khẫu sủng của Giáo chủ.

Đồng hồ, cay súng là hai tang vật không còn chối cải được nữa. Nhưng khi biết chuỳện, Mười Trí liền can thiệp. Trí xác nhận Bữu Vinh là người bắt Huỳnh Phú Sổ nhưng giết thì không phải 1 người mà là nhiều người đã bìểu quyết lấy quyết định giết (Ngưyên Hùng, Sư Thúc Hòa Hảo, nxb Tổng Hợp Hậu Giang, 1990, trg 325,326, 327).

Vậy Việt Minh cộng sản đã giết Huỳnh Giáo chủ.

Điện tín về cái chết của Giáo chủ PGHH
Chúng tôi có được những thông tin quan trọng này do một người Mỹ làm nghiên cứu ở Đại học Madison về Hà nội (Trung Tâm Lưu Trử Quốc gia IV – Hà nội, Phông (Fond) : Ủy Ban Kháng chiến Nam Bộ), tìm tài liệu lịch sử việt nam trong giai đoạn 45-75 gởi cho. Dưới đây, chúng tôi chép lại 3 bức điện liên quan tới PGHH và Giáo chủ :

«Dan xa Cantho da phan dong bat nhon vien chanh phu nap cho dich lay muoi thuoc vai o Traon nap hai xe VM stop Chem VQQ khi dan xep ho da dao HCM stop TU lap hanh cahnh cong an hoi te stop VQQ da dung vo luc de doi pho voi bon qua khich giet nguoi do ket qua do mau stop Yeu cau UBHC NB cho biet thai do doi voi UV Dac biet cua Nam bo stop
17 / 04 - Uy Ban Hanh Chanh Longxuyen goi Uy Vien Noi Vu

Chung toi da bat Huynh Phu So stop Dang giam tai van phong quan su stop Noi vu cho biet phai dua ve Nam bo hay cho tinh quyen xu tai cho stop Bang chung phan quoc da ro ret STOP Xin tra loi cap toc stop

20 / 04 - UY BAN HANH CHANH LGX goi UBHC NAM BO

Duoc cong dien 117/CD chung toi pahi tuan theo nhung toan luc da dem di tieu quan phien loan Phat giao dang muu doat Thay chung va lun bat chung toi phai tron tranh ngay dem nen chi co the lam theo cau chot cua cong dien stop”.

Điều 3 của Quyết định bắt Giáo chủ PGHH và 2 bức công điện ngày 17 và 20/04 nói rỏ cộng sản Việt Minh trong Nam bắt và giết Giáo chủ PGHH, chớ không phải việc làm tự chuyên của cán bộ địa phương trong tình hình bất ổn, như cộng sản hà nội thường giải thích. Trái lại, việc sát hại Huỳnh Giáo chủ có liên lạc đều đặng với Trung Ương Nam Bộ và báo cáo đầy đủ ra Hà nội. Hồ Chí Minh phải biết. Vả lại, không ngoài chủ trương của Hồ Chí Minh phải tiêu diệt những người tranh đấu ái quốc không cộng sản để giành độc quyền lãnh đạo kháng chiến. Không chỉ lúc kháng chiến chống Pháp, Việt Minh tìm cách thanh toán các tổ chức khác không cộng sản, mà sau 75, cộng sản cũng tập trung tiêu dìệt hàng ngũ lãnh đạo PGHH từ cấp địa phương tới Trung ương vì họ sợ PGHH nổi dậy trả thù Thầy.

Trong Luận văn tốt nghiệp ngành nghiệp vụ Trinh sát của Trường đại học An ninh, Bộ Nội vụ, Thiếu tướng Huỳnh Hữu Chiến nhận xét về hiễm họa thực tế của khối PGHH :

“Huỳnh Phú Sổ cho lập Đảng Dân Xã, một tổ chức phản động làm rường cột chủ yếu để nắm PGHH. Cho xây dựng lực lượng quân sự Hòa Hảo để xử dụng chống cách mạng. Lập hệ thống Ban TRị sự để cai trị tín đồ PGHH, ý đồ của Huỳnh Phú Sổ là lợi dụng PGHH, dựa vào đế quóc đánh đổ cộng sản, xây dựng Nam Bộ thành Vương quốc Hòa Hảo do Sổ làm thủ lĩnh.” (Thiếu tướng Huỳnh Hữu Chiến, Hoạt động lợi dụng PGHH của địch nhằm chống lại chính quyền nhân dân trên địa bàn tỉnh An Giang và công tác đấu tranh của công an tỉnh An Giang từ năm 1975 – 1990, trg 3/40).

Việt Minh giết Giáo chủ vì lo sợ Dân Xã Đảng sẽ cùng với các Tổ chức khác nắm quyền lãnh đạo kháng chiến ở Nam bộ trong lúc Việt Minh còn yếu. Dân Xã Đảng sẽ là một đảng mạnh vì PGHH lúc bấy giờ có trên 2 triệu tín đồ mà mỗi tín đồ là một đảng viên thực thụ hay tìm lực. Về chủ trương, Dân Xã Đảng đưa ra lý thuyết «Dân chủ Xã hội» là một lý thuyết hoàn toàn mới mẻ lúc bấy giờ, nhưng lại phù hợp với giáo lý Tứ Ân của PGHH mà «Ân Đồng bào và Nhân loại» vốn là nền tảng của tư tưởng dân chủ xã hội mà ngày nay nhiều quốc gia tiên tiến như ở Bắc Âu đang áp dụng.

Ngoài ra, về chủ trương tiêu diệt PGHH của cộng sản hà nội, một ký giả người Nga có trao cho ông Như Phong Lê văn Tiến, ký giả báo Mỹ (Times, Newsweek, nay đã mất ở Mỹ), một bản tin nói rỏ «Chánh quyền Hà nội ban hành chỉ thị phải tiêu diệt triệt để PGHH trong vòng 10 năm, từ 1978-1988». Sau khi lùng bắt, thủ tiêu một số Cán bộ Ban Trị Sự, cộng sản nhận thấy số tín đồ, nhứt là thành phần trẻ đã không giảm, mà còn gia tăng. Chưa mản 10 năm, công sản đã phải hủy bỏ kế hoặch này.

Từ sau 30/04/75, cộng sản vẫn kiểm soát, khủng bố tín đồ PGHH, ngăn cấm triệt để mọi sanh hoạt tôn giáo, lưu hành kinh sách, tịch thu các cơ sở văn hóa xã hội của PGHH và biến mục tiêu sử dụng có tính cách sỉ nhục.

Năm 2000, tín đồ cương quyết tổ chức kỷ niệm 60 năm lập Đạo, không phụ thuộc vào chánh quyền. Thấy không thể ngăn cản được – theo cách “giết không được, tha làm phước” - chánh quyền cho thành lập Ban Trị Sự Lâm thời với ông Mười Tôn, người địa phương, đảng viên cộng sản tập kết về, làm Chủ tịch, để chánh thức tham dự lễ. Hà nội đã không ngờ đã có hơn triệu rưởi lược người đi về dự lễ (Reuter, BBC việt ngữ, RFA việt ngữ, cùng loan báo).

Giờ đây, chánh quyền cộng sản hà nội vẫn chưa cho PGHH lập lại những Độc Giảng Đường để phổ biến giáo lý, chưa hoàn trả những cơ sở vật chất tịch thâu trái phép.

Trước đây, khi vận động giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đi ra ngoại quốc và ôm về kinh sách của Nga Tàu để đảng cộng sản học tập và làm theo, rước về xứ những cố vấn Nga, cố vấn Tàu chỉ đạo chánh trị để Việt nam sẽ từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, lột xác không còn Việt nam nữa. Trong lúc đó, Giáo chủ PGHH đi vào lòng nông dân Miền Tây, vận động sức mạnh của nông dân để đánh đuổi thực dân cho Việt nam độc lập.

Ngày nay, người tín đồ PGHH có đầy đủ chánh nghĩa để đòi công lý cho Giáo chủ và PGHH. Giáo chủ mất tích là tội phạm hoàn toàn ở đảng cộng sản vì tính cách liên tục pháp lý. Các cơ sở vật chất phải trả lại cho PGHH. Quyền hành đạo của 7 triệu tín đồ phải được phục hồi trọn vẹn.

Trường hợp chủ trương tiêu diệt PGHH là tội chống nhân loại điển hình của cộng sản hà nội. Mà tội chống nhơn loại là tội bất khả thời tiêu.

Thầy đã chết vì bị cộng sản sát hại. Ngày nay, người PGHH vẫn kiên trì bất động chờ Thầy hay phải đứng lên hành động, hỏi tội đảng cộng sản «Tại sao giết Thầy chúng tôi?».

Phụ bản





Ghi chú :
* Theo Thành Nam trích dẩn của Vương Kim, PGHH trong dòng lịch sử Dân tộc, Đuốc Từ Bi xuất bản, Cal, huê kỳ, 1991, trg 433.
* Tôi hỏi Ông Phạm Ngọc Thuần (người ký tên Quyết định ngày 28/04/4, nay đã mất) trong một buổi gặp nhau ăn cơm trưa tại nhà Ông Đinh văn Hoàng, nguyên Giáo sư, Phó Khoa trưởng Đại Học Khoa Học Sài gòn (vừa mất hôm tháng 03/2011 tại Antony, ngoại ô Tây-Nam Paris),ở Le BlancMesnil, ngoại ô Đông-Bắc Paris, về bản văn trên, Ông Thuần trả lời là ông hoàn toàn không biết bản văn ấy trước khi được phổ biến. Nó được họ làm sẳn và ký tên Ông rồi cho phổ biến. Tôi hỏi theo Ông, Hồ Chí Minh có ra lệnh không?
Phạm Ngọc Thuần : Hồ Chí Minh không ra lệnh đi nữa thì cũng phải biết chuyện này.
** Tôi có được các tài liệu trên đây từ năm 1985. Có gởi cho Ông Thành Nam sử dụng khi Ông biên khảo “PGHH trong dòng lịch sử Dân tộc”.
Nay tôi mới phổ biến vì trưóc giờ tôi giử lòng kính trọng sự tin tưởng của đồng bào tín đồ PGHH về “Đức Thầy tạm vắng mặt, sẽ trở về”.