Sự thực về ngày 2 tháng 9, 1945
73 năm nhìn lại: HAI BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP THAY VÌ MỘT
Lịch sử không thể chỉ được biết có một nửa


Tronglịch sử tranh đấugiành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã đượccác nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai vào ngày 2 tháng 9 năm1945 bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉbiết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết hay chỉ được học bản tuyênngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết hay không được học bản tuyênngôn của Vua Bảo Đại ngày 11 tháng 3, 1945, ngót sáu tháng trước đó.Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn. Bài này nhằm bổ khuyếtcho tình trạng thiếu sót đó, đồng thời phân tích nội dung và ý nghĩa của từng bản.

Bài này được trích đăng một phần từ tác phẩm Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới: Bảo Đại-Trần Trọng Kim và Đế QuốcViệt Nam, 9/3/1945-30/8/1945 của tác giả, do Nhà xuất bản Amazon in và phát hành, với một vài bổ sung và sắp xếp lại, thể theo lờiyêu cầu của một số quý vị độc giả, vì lý do này hay lý do khác,không có cuốn sách này trong tay, muốn biết rõ hơn và đầy đủ hơn vềhai bản tuyên ngôn quan trọng này, liênhệ tới định mạng và lịch sử đầy đau thương, máu xương và nước mắtcủa dân tộc Việt Nam.

TUYÊNNGÔN CỦA HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI

Hoàncảnh được công bố

BảnTuyên Ngôn Độc Lập của Hoàng Đế Bảo Đạiđược công bố ngày 11 tháng 3 năm 1945, hai ngày sau khi Nhật đảo chính Pháp ởĐông Dương và sau một thời gian dài hơn bốn năm, từ cuối tháng 9 năm 1940, saukhi quân Nhật vào phần đất này của Đông Nam Á, gần năm tháng trước khi Nhật Bảnđầu hàng và Thế Chiến Thứ Hai kết thúc. Trong thời gian này Việt Nam bị sống dướisự cai trị của cả người Pháp, từ sau khi Hòa Ước 1884 được ký kết, lẫn người Nhật,từ ngày 22 tháng 9 năm 1940, với một hậu quả khủng khiếp là Trận Đói Tháng BaNăm Ất Dậu. Hoàn cảnh này đã làm cho không chỉ riêng những người Cộng Sản, vốnchủ trương đánh đổ chế độ quân chủ để cướp chính quyền” (chữcủa chính người Cộng Sản) để từ đó thực thi cách mạng vô sản mà luôn cả nhữngngười không những không có cảm tình với chế độ quân chủ đương thời mà còn chủtrương lật đổ chế độ này để thay thế bằng một chế độ dân chủ, không nhìn nhậngiá trị đích thực của bản tuyên ngôn này. Lý do là vì Bảo Đại luôn luôn bị coinhư một ông vua bù nhìn, trước kia trong tay người Pháp và lúc đó trong tay ngườiNhật. Theo họ trước kia người Pháp bảo sao, ông làm vậy và sau đảo chính 9tháng 3 năm 1945, người Nhật bảo ông tuyên bố độc lập thì ông tuyên bố độc lập,thế thôi. Người ta chỉ hiểu hay được học đơn giản như vậy. Nềnđộc lập mà Bảo Đại tuyên bố theo họ chỉ là do người Nhật ban cho và bản tuyênngôn của ông chẳng có một giá trị gì trong lịch sử đấu tranh giành độc lập củangười Việt. Thực chất của nó chỉ là “sựtuyên bố công khai việc thay thầy đổichủ của triều đình Bảo Đại” [i]không hơn không kém. Sự thực không đơn giản như vậy. Người Nhật có lý do làm đảochính lật đổ người Pháp và Bảo Đại có lý do phải chấp nhận yêu cầu của người Nhậttuyên bố Việt Nam độc lập. Lý do của Bảo Đại đã được ông giải thích khi tiếp kiếnTrần Trọng Kim và cố gắng thuyết phục ông này chấp nhận làm thủ tướng đầu tiêncủa chính phủ Nam Triều độc lập. Nguyên văn câu nói của Bảo Đại được Trần TrọngKim kể lại như sau:

-        Trướckia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, đểquân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa,nên Bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứngvai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó mọi việc. [ii]

Ngườita cần phải nhớ là hơn mười năm trước đó, sau khi du học từ Pháp về tới Huế đượchai ngày, ngày tháng 10 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại đã ra Dụ số 1 tuyên bố chấpchính và khẳng định chế độ quân chủ của Nam Triều hủy bỏ Quy Ước 6 tháng 11 năm1925 do Hội Đồng Phụ Chính, đứng đầu là Tôn Thất Hân, ký với Toàn Quyền ĐôngDương thời ông còn nhỏ tuổi và đang du học bên Pháp, tước bỏ hầu hết các quyềnhành còn lại của nhà vua trừ các quyền có tính cách nghi lễ, ân xá, sắc phong,tế lễ...kèm theo nhiều dụ khác nhằm thực hiện những cải cách qui mô trong nềnhành chánh của chính phủ Nam Triều, nhưng đã bị người Pháp ngăn cản và bị thấtbại. Đảo chính 9 tháng 3 năm 1945 và lời yêu cầu tuyên bố độc lập của người Nhậtdù gì đi chăng nữa cũng là điều vị hoàng đế còn trẻ tuổi này từ lâu mong đợi. Ngoàira theo nhận định và giải thích nhằm thúc đẩy Trần Trọng Kim “chịu khó” lập chính phủ mới. Ôngnói:

-Trướckia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưngmình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì ngườiNhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại chonước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước. [iii]

Haitiếng “cơ hội” Bảo Đại dùng ở đây cho ta thấy ông từ lâu mong có dịp này. Đồngthời ông cũng hiểu rằng nền độc lập mà ông tuyên cáo chưa phải độc lập hẳn. Chưahết, tuyên bố rồi ông còn có nhu cầu phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập và nhấtlà để tránh không cho người Nhật “lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hạicho nước ta.” Một sự e ngại chỉ có những người có kiến thức về lịch sử và chínhtrị học mói biết được. Ngoài ra những tiếng “rất có hại cho nước ta” cũng chongười ta thấy đối tượng của hành động tuyên cáo độc lập của ông không phải làngôi vua mà là đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam, đất nước của ông và thầndân của ông. Cái nhìn và quan điểm này cũng như sự hiểu biết của ông về tìnhhình thế giới và thế tất bại của người Nhật về sau đã được ông nói rõ trong hồiký của ông. Riêng đối với người Nhật, ông đã không tin tưởng ở họ cũng nhưchiêu bài Đại Đông Á của họ. Nói cách khác Bảo Đại ở vị thế phải chấp nhận nhậpcuộc dù ông hiểu rõ sự phức tạp của vấn đề. Phần khác như ông cũng nói tớitrong hồi ký của ông: “Độc lập là ước mơ của tất cả mọi người Việt Nam thời đó”.

Nội dung bản Tuyên ngôn

Đâylà một bản văn tương đối ngắn so với những bản văn cùng loại, nhằm ba mục tiêuchính yếu là hủy bỏ một hòa ước Triều Đình Huế trước kia đã ký với nước Pháp,tuyên bố Việt Nam độc lập, đứng vào khối Đại Đông Á trong chương trình phát triểnchung, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng vào “lòng thành” của nước Nhật với nguyên văn nhưsau:

Cứtình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Namtuyên bố từ ngày này điều ước bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phụcquyền độc lập.

NướcViệt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theonhư lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung.

VậyChính Phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợptác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích nhưtrên. [iv]

Bản Tuyên Bố được đề ngày 11 tháng Ba năm 1945tức ngày 27 tháng Giêng năm Bảo Đại thứ 20 được Bảo Đại ký tên với sáu thượngthư phó thự. Sáu vị thượng thư gồm có: Phạm Quỳnh, bộ Lại, Hồ ĐắcKhải, bộ Hộ, Ưng Úy, bộ Lễ, Bùi Bằng Đoàn, bộ Hình, Trần Thanh Đạt, bộ Học, vàTrương Như Định, bộ Công. Theo Bảo Đại đây là lần đầu tiên trong lịch sử mộtvăn kiện được ký bởi nhà vua và tất cả các nhân vật quan trọng nhất trong triềuđình. [v]

Đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập này của Bảo Đại,người ta cần chú ý tới những chi tiết sau đây:

Thứ nhất:Gọi là tuyên ngôn nhưng thực sự đây chỉ là một văn kiện hủy bỏ một điều ước đãđược ký kết trước đó vì do tình hình biến chuyển, một trong hai phía đã không tôntrọng được những gì mình đã ký kết hay không thực thi được những gì mình đã kýkết trong một sinh hoạt quốc tế. Điều ước bị hủy bỏ ở đây là Hòa Ước Giáp Thânđược ký kết giữa Triều Đình Huế và người Pháp ngày 6 tháng 6 năm 1884, đặc biệthai điều khoản của hòa ước này là điều khoản thứ nhất, theo đó Việt Nam công nhậnvà chấp nhận Quyền Bảo Hộ của nước Pháp và điều khoản thứ mười lăm, theo đó nướcPháp cam kết bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của các xứ do vua Việt Nam cai trị vàbảo vệ nhà vua chống lại những sự xâm nhập từ bên ngoài và những cuộc nổi loạntừ bên trong. [vi] Sựhủy bỏ này phải được hiểu là do người Pháp bất lực không bảo vệ được Việt Namtrước sự bành trướng của quân đội Nhật và cuối cùng là chính người Pháp đã bịngười Nhật lật đổ trong cuộc Đảo Chính ngày 9 tháng 3 năm 1945. Sự hủy bỏ nàycũng có tính cách đơn phương từ phía Bảo Đại với tư cách là người kế vị chínhthống của Triều Đình Nhà Nguyễn căn cứ vào những gì đã xảy ra vào thời điểmnày. Điểm cần được lưu ý ở đây là từ ngữ hòa ước trong văn kiện này được dùngtheo số ít, trong tiếng Việt, không có chữ “các” hay “những” đi kèm và trong tiếngPháp không có chữ “s” theo sau để biểu lộ số nhiều. Điều này có nghĩa là bảntuyên cáo này chỉ hủy bỏ hòa ước bảo hộ tức Hòa Ước Giáp Thân 1884 mà thôi thayvì hủy bỏ tất cả các hòa ước đã được ký kết trước đó. Đó là các Hòa Ước Nhâm Tuất1862 và Hòa Ước Giáp Tuất 1874 liên hệ tới xứ Nam Kỳ theo đó xứ này đã bị nhườngdứt cho người Pháp và trở thành thuộc địa của họ, không còn thuộc quyền cai trịcủa Vua và Triều Đình Huế nữa. Vấn đề thâu hồi xứ Nam Kỳ do đó chưa được giảiquyết ngay nhưng đã trở thành mối bận tâm và một phần hành quan trọng của chínhBảo Đại ngay từ buổi nhà vua tiếp kiến Đại Sứ Nhật Yokoyama và của Chính Phủ TrầnTrọng Kim trong gần suốt thời gian chính phủ này tồn tại. Xứ Nam Kỳ chỉ đượcngười Nhật trao trả trong những ngày cuối của chính phủ này và chỉ chính thứctrở về với lãnh thổ quốc gia Việt Nam ngót năm năm sau, vào giữa tháng 6 năm1949, và do Bảo Đại với tư cách Quốc Trưởng tiếp nhận từ tay người Pháp. Đâycũng là một sự kiện ít người biết đến.

Thứhai: “Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiếntriển cho xứng đáng một quốc gia độc lập...giúp cho cuộc thịnh vượng chung.” Câunày xác định phương thức hoạt động nhằm thực hiện tư cách độc lập (tự phát triểnnhư một quốc gia độc lập không phụ thuộc vào nước ngoài, mà ta phải hiểu ngầm là trong đó có cả Nhật Bản, cho xứngđáng một quốc gia độc lập) và thế đứng của Việt Nam trên trường quốc tế (tự coimình là một phần tử của Khối Đại Đông Á, đemtài lực giúp cho cuộc thịnh vượngchung). Nên để tới khẩu hiệu Châu Á của Người Á do người Nhật đưa ra trongthời gian này, một khẩu hiệu hàm chứa sự độc lập của các nước Á Châu lúc đó cònlà thuộc địa của các đế quốc Âu Châu. Đây cũng là một cách nói trước một cáchkhéo léo để ngăn chặn trước sự can thiệp vào nội tình Việt Nam của người Nhật.

Thứ ba:“Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòngthành ở Nhật Bản đế quốc...”. Câunày nhằm buộc chặt lời hứa của người Nhật bằng cách nhấn mạnh vào sự trungthành với những gì họ đã nói, với quan niệm trung thành như một truyền thốngchung của các dân tộc Á Đông.

Thứ tư:quyết chí hợp tác với nước Nhật đem hếttài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên”. Mục đích như trên làmục đích gì? Phải hiểu mục đích này bao gồm hai phần là “tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập”“giúp cho cuộc thịnh vượngchung” như là một phần tử của khối Đại Đông Á chứ không phảicho Đế Quốc Nhật Bản.

Thứnăm: Vì bản tuyên ngôn của Hoàng Đế Bảo Đại được ban hành vào lúc Việt Nam “chưa phải độc lập hẳn” theo Vua Bảo Đại,nên có tác giả cho rằng nó “không thể coilà có giá trị pháp lý quốc tế gì”. [vii]Nhận định này cần phải được xét lại nếu ngưòi ta nghĩ tới trường hợp của Bản tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ. Bảntuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ được công bố ngày 4 tháng 7 năm 1776. Lúc đó HoaKỳ chưa độc lập chút nào, chứ chưa nói là chưa độc lập hẳn. Chính quyền thuộc địacủa người Anh và quân đội Anh vẫn còn đó. Dân chúng 13 thuộc địa của xứ này cònphải chiến đấu thêm hơn bảy năm nữa, mãi đến năm 1783 Thỏa Ước Paris mới được kýkết, bảy năm, xin nhắc lại (từ ngày 4 tháng 7 năm 1776 đến ngày 3 tháng 9 năm1783, sau Chiến Thắng Yorktown) và Hoa Kỳ mới được người Anh công nhận là mộtquốc gia độc lập thực sự. Còn nếu so sánh tình trạng độc lập của Việt Nam vào lúcHoàng Đế Bảo Đại công bố bản tuyên ngôn của ông, với tình trạng độc lập của ViệtNam vào ngày 2 tháng 9, 1945, lúc Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn của nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, mọi chuyện vẫn y nguyên, người Pháp vẫn chưa công nhậnmà phải đợi đến ngày 8 tháng 3 năm 1949 với Hiệp Định Élysée, hay muộn hơn nữa,với Hiệp Định 4 tháng 6 năm 1954. Có điều một bản tuyên ngôn hay một lời tuyênbố chỉ là một bản tuyên ngôn, một lời tuyên bố mà thôi.Nó chỉ là để người viết hay người nói ra nó bày tỏ quan điểm, chủ trương và ýchí của mình. Nó hoàn toàn chủ quan. Còn giá trị của nó tới đâu là tùy ở nộidung của nó và luận cứ của các đương sự dưới nhãn quan của người đọc. Luận cứ củaVua Bảo Đại là vì người Pháp bất lực không bảo vệ được Việt Nam trước sức bànhtrướng của người Nhật hồi đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, theo đúng như Hòa ƯớcBảo Hộ, 6 tháng6 năm 1884, quy định, nên hòa ước này bị kể như đã không được người Pháp thi hành,do đó không còn hiệu lực nữa và đương nhiên bị hủy bỏ. Luận cứ này đã được các nhàngoại giao, luật học hay sử gia dùng, để cho rằng chế độ bảo hộ của người Pháp ởBắc Kỳ và ở Trung Kỳ đã chấm dứt ngay từ ngày 22 tháng 9 năm 1940 chứ không phảiđợi đến mãi ngày 9 tháng 3 năm 1945 hay sau này. Xứ Nam Kỳ là một ngoại lệ, khôngbị chi phối bởi những sự kiện này.

Thứ sáu: Nội dung của bảntuyên ngôn của Vua Bảo Đại không hề chứa đựng lời lẽ lên án, mạt sát hay thù hậnngười Pháp hay tuyệt giao với nước Pháp, từ đó mộtcánh cửa được để mở cho các cuộc gặp gỡ ngoại giao để điều đình về sau này, từ đóhai dân tộc ó thể trở thành bạn và hợp tác với nhau về lâu, về dài.

Nói cách khác và tóm tắt lại, đây là một bảnvăn tuy ngắn ngủi, cô đọng nhưng rất quan trọng vì nó vừa mang tính cách pháplý, có liên hệ tới nhiều văn kiện ngoại giao khác đã được hình thành trước đó,vừa biểu lộ chủ trương của một quốc gia được trao trả độc lập trong một hoàn cảnhkhông nhận không được, vô cùng tế nhị và phức tạp, vào lúc tình hình thế giớibiến chuyển quá nhanh và hoàn toàn bất lợi cho quân đội và quốc gia đảm nhận sựtrao trả nền độc lập này. Mỗi điều nói ra, mỗi chữ được viết đều đòi hỏi ngườisoạn thảo phải vô cùng thận trọngvà ước tính kỹ càng.

Ai là tác giả của bản tuyên ngôn này?

Người được nói đến nhiều nhất là Phạm Quỳnh,lúc đó đang giữ chức thượng thư bộ lại. Điều này có nhiều phần đúng nếu ngườita để ý tới khả năng nghị luận và viết văn, viết báo kèm theo sự hiểu biết vàkinh nghiệm của một học giả, một người làm báo, và sau đó là một ngự tiền vănphòng tổng lý của nhà vua cũng như thượng thư bộ lại lúc đó. Nó cũng được PhạmKhắc Hòe, đương thời là ngự tiền văn phòng tổng lý của Vua Bảo Đại, trong hồiký của ông này xác nhận. [viii]Tuy nhiên theo Nguyễn Kỳ Nam, trong hồi ký của nhà báo này, thì trong một cuộctình cờ gặp Phạm Quỳnh trên Cầu Trường Tiền Huế và được hỏi về bản tuyên này,Phạm Quỳnh đã bác bỏ và cho biết bản văn này là do Đại Sứ Yokoyama đưa cho ôngngày 11 tháng 3 yêu cầu các vị thượng thư ký tên. [ix]Chuyện này có thể đúng và có thể sai, nhưng sai thì hợp lý hơn vì vào lúc đượcNguyễn Kỳ Nam hỏi, Phạm Quỳnh không còn giữ chức vụ gì nữa nên phủ nhận những gìthuộc quá khứ liên hệ tới mình; ngoài ra nếu sự thực là như vậy, Phạm Khắc Hoècó thể cũng biết và nói ra, trong khi những gì viên Tổng Lý Văn Phòng này kể lạicó vẻ đủ chi tiết hợp lý hơn, kể cả chuyện hai thượng thư Hồ Đắc Khải và TrươngNhư Đính khen “Cụ Lại giỏi thật!”. Phạm Khắc Hoè ghi là sau khi Phạm Quỳnh trìnhbày lý do của buổi họp của Cơ Mật Viện

“BảoĐại hỏi ai có ý kiếngì không? Thìmọi người đều hoan nghênh việctuyên bố  độc lập và Bùi Bằng Đoàn nói thêmlà trong bản tuyên bố cần nói rõ việc xóa bỏ các hìệp  ước đã ký kết với Pháp. Phạm Quỳnh mỉm cười vànói ông ta đãkhông quên việc đó, rồi  với vẻ mặt hớn hởtự đắc, ông ta thò tay vào túi áo rút ra hai tờ giấy và nói tiếp: “Tâu  Hoàng đế! để  cho gọn việc, chúng tôi đã trộm phép dự thảo mộtbản tuyên bố, xin  Hoàng đế cho phép tuyênđọc”. Phạm Quỳnh trịnh trọng đọc bản quốc văn rồi bản dịch  Hán văn. Bản dự thảo có ba ý kiến chính: Một làtuyên bố Việt Nam độc lập; hai là xóa  bỏcác hiệp ước đã ký với Pháp; ba là Chính phủ Việt Nam độc lập sẽ hợp tác thânthiện  với Chính phủ Đại Nhật Bản để cùngnhau xây dựng khối thịnh vượng chung Đại Đông  Á.

PhạmQuỳnh đọc xong, Hồ Đắc Khải và Trương Như Đính tấm tắc khen “Cụ Lại  giỏi thật!”. Còn không ai có ý kiến gì thêm bớtcả. Bảo Đại bảo Phạm Quỳnh đưa bản  thảocho tôi làm mọi việc cần thiết để trong mười lăm phút có văn bản đưa vào ký. [x]

Điềuđáng tiếc là cho tới nay người ta không rõ những bản văn chính này nằmở đâu, còn hay đã mất?

BẢN TUYÊN NGÔN CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦLÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA HỒ CHÍ MINH

Hoàn cảnh được công bố

Bảntuyên ngôn này đã được Hồ Chí Minh một mình soạn thảo, một mình đứng tên và đọctại Quảng Trường Ba Đình ở Hà Nội vào buổi chiều ngày 2 tháng Chín năm 1945, ngót sáu tháng sau bản tuyên ngôn của Bảo Đại,hơn hai tuần lễ sau khi Nhật Bản đầu hàng, mười ba ngày sau khi Việt Minh cướpđược chính quyền ở Hà Nội và hai ngày sau khi Bảo Đại chính thức thoái vị. Saunày nó đã được Chính Quyền Cộng Sản chính thức phổ biến như tác phẩm mà ông làtác giả. Điển hình là cuốn Tuyên Ngôn ĐộcLập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, do Nhà Xuất bản Sự Thật ấn hành năm1976, với lời giới thiệu của Phạm Văn Đồng và lời chú dẫn của nhà xuất Bản, cóghi rõ là “do Hồ Chủ tịch thảo ra và đọc trước cuộc mít-tinh của hơn 50 vạn đồngbào tại Quảng trường Ba-đình (Hà Nội)”. Trong TổngTập Văn Học Việt Nam, tập 36 [xi],dày 923 trang, dành riêng cho Hồ Chí Minh, và Hồ Chí Minh Écrits (1920-1969) [xii]cũng đều in bản tuyên ngôn này như tác phẩm riêng của Hồ Chí Minh. Vì được công bố sau bản tuyên ngôn củaBảo Đại, sau khi người Nhật đã đầu hàng cũng như chế độ bảo hộ của người Phápđã bị người Nhật lật đổ trước đó, bản tuyên ngôn này đã bị nhiều người cho làthừa, không cần thiết, chưa kể tới sự kiện là chính phủ mới do Hồ Chí Minhthành lập là kế vị chính phủ Nam Triều do Bảo Đại thoái vị nhường cho, dựa theochiếu thoái vị của Bảo Đại. Chiếu này đã được chính Hồ Chí Minh và chính phủ mớicủa ông chấp nhận với những điều kiện đã được Hoàng Đế Bảo Đại liệt kê rõ ràng.Chính Phủ Lâm Thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong những điều kiện nàyđương nhiên kế tục những gì Hoàng Đế Bảo Đại và Chính Phủ Trần Trọng Kim đã làmtrước đó, trong đó có Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 11 tháng 3 năm 1945. Lập luậnnhư vậy là hoàn toàn hợp lý đứng trên phương diện công pháp quốc tế. Một lập luậnđơn giản và hoàn toàn dễ hiểu. Câu hỏi được đặt ra là Hồ Chí Minh, và những cộngsự viên của ông, khi đưa ra bản tuyên ngôn của ông tạiQuảng trường Ba Đình có biết là trước đó Bảo Đại đã làm công việc này rồi haykhông? và biết như vậy tại sao ông lại còn làm lại việc đó một lần nữa? Cho câuhỏi thứ nhất, câu trả lời là chắc chắn có; Hồ Chí Minh chắc chắn phải biết là Bảo Đại trước đó đãtuyên cáo hủy bỏ hòa ước bảo hộ 1884 rồi. Nhưng ông vẫn làm lại công việc nàyvì ông có nhu cầu phải làm. Những nhu cầu đó là những nhu cầu gì? Thứ nhất làvì từ lâu toàn dân ai nấy đều khao khát được thấy nước nhà độc lập, đúng như BảoĐại đã viết trong hồi ký của ông, độc lập là ước mơ của mọi người dân Việt [xiii],cũng như nó được phản ảnh ở khắp nước ngay trước và sau ngày 2 tháng 9 năm1945. Nói tới độc lập vào lúc đó là gõ đúng tần số của bất cứ một người dân ViệtNam nào, từ đó quicông lao và đem lạithanh thế cho người chính thức công bố ra điều đó. Thứ hai là cho tới ngày 2tháng 9 năm 1945, cái tên Hồ Chí Minh hoàn toàn xa lạ ở trong nước cũng như ởngoài nước. Võ Nguyên Giáp, một trong những cộng sự viên thân cận nhất và có uythế nhất của Hồ Chí Minh trong thời gian này, đã viết trong hồi ký của mình rằng:“Ba tiếng HỒ CHÍ MINH không bao lâu đãvang đi khắp thế giới với những truyền thuyết mà người ta thường dành cho các bậcvĩ nhân. Nhưng vào ngày hôm ấy, cái tênmới của Bác vẫn còn mới lạ với nhiều đồng bào. Số người biết Bác chính là đồngchí Nguyễn Ái Quốc khi đó không nhiều.” [xiv]Ngay vua Bảo Đại ngày 23 tháng 8 năm 1945, khi nhận được điện tín của của cácông Nguyễn Xiển, NguyễnVăn Huyên, Ngụy Như Kon-Tum và Hồ Hữu Tường nhân danh Ủy Ban Nhân Dân Cách Mạng, yêu cầu nhà vua thoái vị nhường quyềnlãnh đạo quốc gia cho Chính Phủ Nhân Dân Cách Mạng với chủ tịch là “Cụ Hồ Chí Minh” đã không biết Hồ Chí Minh là ai. Còn Phạm Khắc Hòe,người được Việt Minh gài vào cạnh nhà vua cũng không biết nốt, phải chạy đi hỏiTôn Quang Phiệt, một đảng viên Cộng Sản, rồi Đào Duy Anh, nhưng Tôn Quang Phiệtđi vắng và Đào Duy Anh lục lọi, truy tìm các tài liệu, sách vở ông có nhưngcũng không ra tên này. Cuối cùng Vũ Văn Hiền, ở Bắc về mới xác nhận Hồ Chí Minhlà Nguyễn Ái Quốc.[xv]Tuyên bố Việt Nam độc lập đối với Hồ Chi Minh vào thời điểm này, do đó là cáchtự giới thiệu mình tốt nhất và hữu hiệu nhất với toàn thể đồng bào và để được nhìn và đượcchấp nhận như là lãnh tụ đầu tiên đã mang lại được độc lập cho tổ quốc và chotoàn dân Việt Nam, một nhu cầu tối cần thiết, dầu rằng nền độc lập này hoàntoàn không phải do ông hay do Mặt Trận Việt Minh tạo ra mà là do những biến cốkhác của lịch sử, trong đó quan trọng nhất là Đảo Chính 9 tháng 3 năm 1945,trong đó người Nhật đã loại bỏ người Pháp, kèm theo là bản Tuyên Ngôn Độc Lập củaHoàng Đế Bảo Đại nói trên, và cuối cùng là sự bại trận sau đó của người Nhật. Chúngta cũng cần để ý là đối với đa số người Việt Nam thời đó, ngày 2 tháng 9 làNgày Độc Lập, đúng như Nguyễn Hữu Đang, người được Hồ Chí Minh chỉ định tổ chứcngày này, gọi, qua các văn thư chính thức ông đã gửi cho các cơ quan liên hệ,trong đó có thư gửi cho Thị Trưởng Hà Nội [xvi]và theo bìa in bản tuyên ngôn, bản đầu tiên năm 1945, do Chủ Tịch Chính Phủ Lâm ThờiViệt Nam Hồ Chí Minh đọc trong Ngày Độc Lập” [xvii].Nhưng đối với Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 còn có một ý nghĩa quan trọng hơn nữa.Đó là “ngày khép lại cuộc Cách mạng tháng Tám, và khai sinh nướcViệt Nam Dân Chủ Cộng hòa”, theo lời ông nói với Nguyễn Hữu Đang, “Chú phải nhớ...[xviii]Tại sao vậy? Tại vì Hồ Chí Minh phải làm chuyện này trước khi quân Đồng Minhkéo vô Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, nhằm đặt họ trước một sự đã rồi,không thể đảo ngược đươc. Sự kiện vua Bảo Đại thoái vị được nhắc tới và câu “Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiênquyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp” là nhằm vào mục tiêu này. Mộtlý do khác cũng được người ta nhắc tới là cho mãi đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 nềnđộc lập của Việt Nam vẫn chưa có gì gọi là hoàn toàn, chưa được quốc tế chínhthức công nhận hay nếu cộng nhận là qua Vua Bảo Đại, người lãnh đạo hợp pháp chứkhông phải với Hồ Chí Minh, một nhân vật vô danh, hoàn toàn xa lạ, nhất là đốivới người Pháp. Vấn đề tuy nhiên còn cần phải được xét lại. Cuối cùng thì nhữnglý do liênhệ tới nhu cầu của cá nhân Hồ Chí Minh và Việt Minh Cộng Sản vẫn là chính.

Nguyênvăn bản Tuyên Ngôn


Hỡi đồng bào cả nước,

Tất cả mọi người đềusinh ra có quyền bình đẳng, Tạo hóa cho họ những quyền  không ai có thể xâm phạm được; trong nhữngquyền ấy, có quyền được sống, quyền tự  dovà quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trongbản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy  rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là tất cả các dântộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng dân  tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướngvà quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn nhânquyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791  cũng nói:

“Người ta sinh ra tự dovà bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự  do và bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phảikhông ai chối cãi được.

Thế mà hơn tám mươi nămnay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình  đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bứcđồng bào ta. Hành động của chúng trái  hẳnvới nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúngtuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ  nào.

Chúng thi hành nhữngluật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau  Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhấtnước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc  tađoàn kết.

Chúnglập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những  người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắmcác cuộc khởi nghĩa của ta trong bể  máu.

Chúngràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúngdùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Vềkinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn,  thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

Chúngcướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúnggiữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúngđặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cầy và dân   buôn, trở nên bần cùng.

Chúngkhông cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta  một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùathu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông-dương để mở thêm căn  cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳgối đầu hàng, mở cửa nước ta rước  Nhật.Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực  khổ nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sangđầu năm nay, từ Quảng-Trị đến Bắc- Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khi giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân  Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế mà chẳngnhững chúng không “bảo hộ” được  ta, tráilại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trướcngày 9 tháng 3 biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh  để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đápứng, lại thẳng tay khủng bố Việt  minhnữa.

Thậmchí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số tù chính trị ở  Yên-bái và Cao-bằng.

Tuyvậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và  nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3,Việt minhđã giúp cho nhiều người  Pháp chạy quabên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp chạy ra khỏi nhà giam Nhật,  và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sựthật là từ đầu mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật,  chứ không phải là thuộc địa của Pháp nữa. KhiNhật hàng Đồng minh thì nhân dân  cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nênnước Việt-nam dân chủ cộng hòa.

Sựthật thì dân ta đã lấy lại nước Việt-nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay  Pháp.

Phápchạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích  thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nênnước Việt-nam độc lập. Dân ta lại  đánhđổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Bởithế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt-nam mới, đại  biểu cho toàn dân Việt-nam, tuyên bố thoát lyhẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa  bỏhết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt-nam, xóa bỏ hết mọi đặc quyền  của Pháp trên đất nước Việt-nam.

Toàndân Việt-nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn  thực dân Pháp.

Chúngtôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân  tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng vàCựu-kim-sơn, quyết không thể không  côngnhận quyền độc lập của dân Việt-nam.

Mộtdân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một  dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chốngphát-xít mấy năm nay, dân tộc đó  phảiđược tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vìnhững lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt-nam dân chủ  cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giớirằng:

NướcViệt-nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước  tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt-namquyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,  tính mạng vàcủa cải để giữ vững tự do, độc lập ấy.

(Nhà Xuất Bản Sự Thật, Hà Ni, 1976)

Phân tích Nộidung

BảnTuyên Ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, vì được phổ biến rộng rãi và hầu như đượccoi là duy nhất gắn liền với ngày 2 tháng 9, ngày Quốc Khánh của Việt Nam DânChủ Cộng Hòa, rồi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nên đã được nhiều người đọc,phân tích và tìm hiểu. Trong phần này người viết chỉ nêu lên những gì ít được mọingười nhắc đến hay để ý đến mà thôi.

Trongkhi Tuyên Cáo của Hoàng Đế Bảo Đại đơn giản chỉ là một bản văn thuần túy pháplý nhằm hủy bỏ hòa ước bảo hộ mà triều đình Huế đã ký trước đó, căn cứ vào sự bấtlực của người Pháp, vì người Pháp đã không giữ được cam kết ghi trong điều khoảnthứ nhất và điều khoản thứ mười lăm của hòa ước này, mà không nhằm vào một đốitượng quần chúng hay quốc tế nào, thì bản Tuyên Ngôn của Hồ Chí Minh nhằm vàotoàn thể người Việt qua lời mở đầu “Hỡi đồngbào cả nước…”. Tuy nhiên ở những đoạn cuối Hồ Chí Minh lạinhắm vào các nước Đồng Minh. Điều này phải tinh ý người ta mới nhận ra được. Vềtư cách, Bảo Đại nhân danh Hoàng Đế Việt Nam, người đứng đầu của một quốc gia độclập đã tồn tại từ trước khi người Pháp xâm lăng và là người kế thừa chính thốngcủa các vua chúa Nhà Nguyễn, thì Hồ Chí Minh đã nhân danh “Lâm Thời Chính Phủ của nước Việt Nam mới. Mới là vì đếnngày đó chính phủ này mới chính thức được ra mắt trước quốc dân. Lời văn do đó phảnảnh hai tư cách của bản chất của hai con người khác nhau. Một người là hoàng đếkế thừa chính thống của một triều đại đã trị vì một quốc gia từ hơn non bốntrăm năm trước, dù cho là chỉ còn hư vị; người kia là lãnh tụ của một phongtrào cách mạng vừa chủ trương chống Pháp, vừa chủ trương chống Nhật và lật đổchế độ quân chủ để giành chính quyền. Văn phong trong bản tuyên ngôn của Bảo Đạilà văn phong bình thường của người cầm quyền; còn văn phong của Hồ Chí Minhmang tính cách kêu gọi và ở một mức độ nào đó có tính cách bình dân, kể lể dàidòng và nhất là xách động.

Mởđầu cho bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã trích dẫn một số câu trong phần đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ và mộtcâu trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách MạngPháp. Sự trích dẫn này, vào lúc mà sự hiểu biết của quần chúng Việt Nam còn thấpkém, đặc biệt là về lịch sử Hoa Kỳ và thế giới, chắc chắn không nhằm vào quầnchúng người Việt mà nhằm vào người Mỹ và người Pháp. Lý do là Hồ Chí Minh nhưlà một đảng viên Cộng Sản Quốc Tế chắc chắn đ hiểu hơn ai hết là người Mỹ vào thời điểmnày đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chính tình ở Á Châu, trong đócó Việt Nam. Được nguời Mỹ công nhận là coi như làm chủ được chính quyền. Hiểuđược như vậy, ngay từ khi còn ở chiến khu Hồ Chí Minh đã tìm cách tiếp xúc và cộngtác với người Mỹ của cơ quan OSS từ hồi còn ở chiến khu, và đã yêu cầu họ cungcấp cho ông một bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ, đồng thời nói về lịch sử nướcMỹ như là một cách để chinh phục cảm tình của họ. Đó chính là lý do tại sao ngày29 tháng 8 năm 1945, hai ngày trước khi Hồ Chí Minh tuyên đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của ông, lúc 10 giờ 30 sáng, ông đãcho xe tới chở Archemedes L. A. Patti, trưởng nhóm tình báo OSS mới tới Hà Nộikhông lâu tới gặp ông. Mục đích của cuộc gặp mặt theo Hồ Chí Minh không phải làđể bàn về chuyện người Tàu mà là để nói về những gì ông đã làm vài ngày trướcđó (buổi họp ngày 27/8về Chính Phủ Lâm Thời) và ít ngày sau đó (ngày 2 tháng 9 đã được chọn là Ngày ĐộcLập, Hồ Chí Minh sẽ tuyên bố Việt Nam độc lập và giới thiệu thành phần chính phủlâm thời) với Patti như là người đầu tiên được biết. Quan trọng hơn hết ở đây làHồ Chí Minh đã cho Patti coi bản nháp của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của ông bằngtiếng Việt mà Pattti không đọc được và chỉ hiểu sơ sơ qua lời một thông ngôn…[xix]Vì chỉ nhằm mục tiêu lôi cuốn sự chú ý và cảm tình của người Mỹ, Hồ Chí Minh đãkhông đi xa hơn nữa và rất có thể ông cũng không hiểu rõ hơn hay cố tình khônghiểu sự khác biệt trong quá trình giành độc lập của mười ba thuộc địa của ngườiMỹ vào cuối thế kỷ XVIII và của nước Việt Nam thời năm 1945. Vì vậy ông đã áp dụngquan điểm của người Mỹ về quyền bình đẳng,quyền được sống tự do và mưu cầu hạnh phúc của mọi - người - như-là-những-cá-nhânriêng lẻ theo đúng như tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ vàotrường hợp chung của cả nước Việt Nam-như-một-quốc-gia đòiquyền độc lập một cách gượng ép hay ít ra là suy luận theo quan điểm chủ quan củaông với dụng ý riêng của ông. Cũng vậy với những gì ông trích dẫn từ bảnTuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền củaCách Mạng Pháp.

Phầnkế tiếp, Hồ Chí Minh lên án người Pháp và người Nhật, đồng thời ông kể công choViệt Minh: “Trước ngày mồng 9 tháng 3, đãbao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật...”, sau đó“đã giúp cho nhiều người Pháp chạy quabiên thùy, lại cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạngvà tài sản cho họ” và kết luận rằng “Sựthật là dân ta đã lấy lại nước Việt-nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”. Điều này như người viết đã nói ở trênlà không đúng sự thật. Sự thật là ChínhPhủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim đã lấy lại được toàn thể nước Việt Nam từ Bắc chíNam, bao gồm luôn cả xứ Nam Ký từ trong tay người Nhật, trước khi người Nhật đầuhàng và Việt Minh đã cướp chính quyềntừ trong tay của chính phủ Bảo Đại -Trần Trọng Kim trong những ngày 17 và19 tháng 8 năm 1945 sau đó, sau khi Nhật đã đầu hàng, nói cách khác sau ngày 15tháng 8 năm 1945. Lý do là vì Việt Minh “đãcó đường riêng của họ rồi”, nói theo Phan Anh, Bộ Trưởng Thanh Niên trongChính Phủ Trần Trọng Kim và sau này là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng trong Chính PhủLiên Hiệp của Hồ Chí Minh. [xx]Trong những đoạn này Hồ Chí Minh đã dùng các từ ngữ ta hay “dân ta” hay “đất nước ta”, nhưng mục đích không nhằm vào người Việt Nam mà vàongười Pháp. Ông đã kể công vớingười Pháp, giữ một cánh cửa mở, phòng ngừa họ trở lại.

Phầncuối cùng của bản văn, từ “Bởi thế chonên...” cho đến hết, lời văn cho người ta thấy Hồ Chí Minh không hướng vềngười Việt mà về cả thế giới. Trong phần này ông xưng là “chúng tôi, Lâm thời Chính phủ, đại biểu cho toàn dân Việt -nam “ đểtuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, kêu gọi các nước Đồng Minh công nhậnquyền độc lập của dân Việt-nam...Phần này Hồ Chí Minh thay vì nói về quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúccủa mọi-người-như-những-cá-nhân do Tạo Hóa ban cho, những quyền phải hiểu là tựnhiên ai cũng có, đã nói về quyền hưởngtự do và độc lập. Đây là một lập luận có tính cách cưỡngép, hoàn toàn không đúng với tinh thần của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Người Mỹ và nhất là của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền củaCách mạng Pháp mà danh xưng của nó đã nói lên một cách rõ ràng: Nhân Quyền và Dân Quyền, không thể hiểusai được. Độc lập của một dân tộc không phải luôn luôn đồng nghĩa với tự do,dân quyền và nhân quyền của mỗi một cá nhân người dân như một thành phần củadân tộc ấy. Không những thế, thay vì coi những quyền này là do Tạo Hóa ban cho,Hồ Chí Minh lại lý luận là vì dân tộc Việt Nam là “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồngminh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc ấy phải đượcđộc lập!”. Lý luận như vậy người ta phải hiểu, theo Hồ Chí Minh, rằng nhữngdân tộc không gan góc chống lại những thế lực đè nén, áp bức mình và không gangóc đứng về phe Đồng Minh, chống phát-xít là không đáng được tự do, độc lập. Cũngvậy, với các quyền độc lập, tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người như là nhữngcá nhân trong xã hội. Chính vì vậy Luật Sư TrầnThanh Hiệp, khiđược Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ngày 2 tháng 9 năm 2007, đã có lý khi ông gọi bảntuyên ngôn của Hồ Chí Minh này là “một bảntuyên ngôn phi nhân quyền” [xxi]dù cho là nó đã được chính tác giả của nó trích và soạn thảo theo tinh thần củabản Tuyên Ngôn Độc Lập của người Mỹ và bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền củangười Pháp. Nhưng dù nói thế này hay thế khác sự kiện này đã phản ảnh chủtrương giai đoạn của những người Cộng Sản Việt Nam mà Hồ Chí Minh ở đây là mộttrường hợp điển hình.

Vềthời gian soạn thảo, nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh chỉ có ít ngày sau khiông từ chiến khu của Việt Minh về Hà Nội, trong khi ông còn phải bận rộn vớinhiều vấn đề cấp bách khác. Điều này không đúng vì trước đó từ lâu, như đã nói ởtrên, khi tiếp xúc với một sĩ quan người Mỹ, ông nhờ người này kiếm cho ông mộtbản tuyên ngôn độc lậpcủa người Mỹ rồi. [xxii]Nói cách khác, Hồ Chí Minh đã nghĩ tới và đã thai nghén bản tuyên ngôn của ôngtừ lâu chứ không phải chỉ ít ngày trước ngày 2 tháng 9 năm 1945. Do đó những gìông nói tới, những từ ngữ ông dùng đều được cân nhắc kỹ càng và đều có dụng ýriêng với những mục tiêu riêng mà chỉ sau này phải phân tích kỹ, đối chiếu kỹvà có thể sau này khi mọi việc liên hệ đã xảy ra rồi, người ta mới có thể hiểuđược. Điều đáng tiếc là khi thực thi những gì ông đã trích dẫn và đề cao trongbản tuyên ngôn của ông, Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông và sau này nhữngngười nối nghiệp ông trong Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ thực thi những gì ông đã suyrộng ra theo lối suy luận loại suy (độc lập của dân tộc) mà làm ngược lại nhữnggì đích thực về nhân quyền và quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của từng cá nhâncon người, theo đúng nguyên bản của bản TuyênNgôn Độc Lập của người Mỹ cũng như bản TuyênNgôn Nhân Quyền và Dân Quyền của ngưòi Pháp. Nói cách khác, Hồ Chí Minh vàcác đồng chí của ông trong đó có Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng,cũng như hậu duệ của các ông, thay vì đi theo con đường tự do, dân chủ của cácnhà lãnh đạo của cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ, trong đó có Washington, Jefferson, dựatheo đúng tinh thần của bản Tuyên Ngôn ĐộcLập của họ mà các ông đã trích dẫn phần mở đầu, đã theo con đường của LêNin, Xít Ta Lin và Mao Trạch Đông. Hậu quả là 67 năm sau, Bà Hillary Clinton,Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, đã phải công khai nhắc người đồng nhiệm của Bà ở Việt Namvà luôn cả các ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chính Phủ và Nguyễn Phú Trọng, TổngBí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Ngườita không hiểu là khi làm công việc nhắc nhở này, Bà Clinton có biết rằng 67 nămtrước Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên Ngôn ĐộcLập của ông với phần trích dẫn về nhân quyền từ bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ hay không? Người viết tin là có. Cũngvậy với Đại Sứ David Shear khi ông này tới thăm Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và ĐạiLão Hòa Thượng Thích Quảng Độ ở Saigon. Nhưng dù có hay không, khi trích dẫn nhữngtài liệu này, Hồ Chí Minh và từ đó Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã mắc một món nợtinh thần với cả hai dân tộc Mỹ và Pháp và nhân ngày 2 tháng 9 năm 2018 này, nhữngai quan tâm đến vấn đề nhân quyền và dân quyền ở Việt Nam hiện tại, nhất là ngườiMỹ và người Pháp, nên nhắc nhở những người đang nắm vai trò lãnh đạo ở quốc gianày phải tôn trọng và thực thi những gì Hồ Chí Minh, người đã khai sáng nên chếđộ của họ cần phải “thật thà” như ông thường khuyên mọi người, đặc biệt là các “cháu ngoan” của ông, coi như một giá trị đạo đức,coi trọng những lý tưởng mà người sáng lập ra Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đãviện dẫn từ hai bàn Tuyên Ngôn Độc lậpcủa Hoa Kỳ và Tuyên Ngôn Nhân Quyền vàDân Quyền của Pháp, coi như một hình thức trả nợ mà bình thường mọi người đềuphải làm, nếu không muốn mang tiếng là lừa đảo. Về điểm này, tuy nhiên, ngườita cũng cầnphải dè dặt vì bản Tuyên Ngôn Độc LậpNgày 2 tháng9 Năm 1945 sau đó đã bị sửa lại nhiều lần cũnggiống như bức thư gửi Hồ Chí Minh gửi cho các học sinh nhân lễ khai trường đầutiên khi nước Việt Nam mớiđược độc lập cùng năm mà người viết bài này đã phải học thuộc lòng, cho đến giờnày hãy còn nhớ từng chữ. Người ta không biết những chi tiết nào đã bị sửa nhưngtheo nhà nghiên cứu Nguyễn Thành từ Hà Nội, trong bài viết nhan đề “Trong LịchSử Nước Ta Đã Có Hai Hay Ba Bản Tuyên Ngôn Độc Lập” đăng trong Nghiên Cứu Lịch Sử, Số 1 (278), (I- II),1995, “lại có nhiều dị bản, sai nhau đến 22 từ, được sửa đi sửa lại nhiều lần từsau ngày 2-9-1945 đến năm 1973 thì thật không thể hiểu nổi.” [xxiii]

1945 – 2018, bảymươi ba năm đã trôi qua. Đãđến lúc người ta phải trả lại lịch sử những gì gọi là sự thựccủa nó khi tìm hiểuhai bản tuyên ngôn này, đồng thời trả tất cả những món nợ mà vì bấtcứ lý do gì những người đi trước đã mắc phải, nhất là nợ chínhđồng bào mình.

Một điều khác vô cùng quan trọng độc giả cũng nênđể ý khi tìm hiểu hai bản tuyên ngôn này là mục tiêu tối hậu của những người Cộng Sản không phải là độc lập cho quốc gia, đất nước và dân tộc ViệtNam mà là cách mạng quốc tế vô sản và xã hội chủ nghĩa theo quanniệm riêng củahọ,như người ta đã thấy ngay từnhững năm đầu của thập niên 1950 với sự thúc đẩy của Nga Xô và Trung Cộng. Tranh đấu cho nền độc lập của quốcgia chỉ là một chiêu bài, một phương tiện họ dùng để đạt mục tiêutối hậu này. Những gì Hồ Chí Minh nói trong bản tuyên ngôn của ông do đó chỉ nhằmmục tiêu xách động quần chúng nhất thời, sau đó không còn được chínhông và hậu duệ của ông tôn trọng, chưa nói là làm ngược lại, trongđó có những gì ông nặng nề lên án người Pháp.

__________________________


[i]Dương Trung Quốc. Việt Nam: Những Sự Kiện Lịch Sử (1919-1945).Hà Nội: Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2002, tr. 288.

[ii] Lệ Thần Trần Trọng Kim. Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn Lục). Saigon:Nhà Xuất Bản Vinh Sơn, 1969, tr. 49.

[iii] -nt-, tr. 51.

[iv] Dương Trung Quốc. Việt Nam, đã dẫn, tr.388; Nguyễn Vỹ. Tuấn, Chàng Trai Nước Việt (Chứng Tích ThòiĐại Từ 1900 đến 1970), Quyển II. Saigon,1970. Fort Smith, AR tái bản tạiHoa Kỳ, tr. 512. S. M. Bao Dai. Le Dragond’Annam. Paris: Plon, 1990. tr. 104; Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam, Hồi Ký Chánh Trị 1913-1997. Los Alamitos, CA:Nguyễn Phước Tộc Xuất Bản, 1990, tr. 162; Cameron, Alan W. Vietnam Crisis.A Documentary History, Vol. I, 1940-1956. Ithaca,NY: Cornell University Press, 1971. tr. 31-32; Hai bản tiếng Việt in trong tácphẩm của Dương Trung Quốc và tác phẩm của Nguyễn Vỹ hơi khác nhau về ngôn từnhưng hoàn toàn giống nhau về nội dung. David G. Marr trong Vietnam 1945, The Quest for Power (Berkeley:University of California Press, 1995), trang 71 có nói tới bản tiếng Việt và tiếngPháp ở văn khố Pháp và bản đăng trên tờ DânBáo, ngày 12 tháng 3. Vũ Ngự Chiêu cũng nói tới tờ Tin Mới, nhưng nhất thờinguời viết bài này chưa đến được các nơi cần đến để tìm kiếm.

[v] S.M. Bao Dai, Le dragon d’Annam, đã dẫn, tr. 104.

[vi] Taboulet, Georges. La teste Francaise en Indochine, histoirepar les extes de la France en Indochine des origins à 1914, tome II. Paris,Adrien-Maisonneuve, 1956. Tr. 809-812; Phan Khoang, Việt Nam Pháp Thuộc Sử, 1884-1945. Saigon, 1961, Tái Bản ở Hoa Kỳ, tr.322-328.

[vii] Phạm Hồng Tung, “Trao Đổi về Một SốÝ Kiến Liên Quan Đến Lịch Sử Nội Các TrầnTrọng Kim và Cách Mạng Tháng Tám” trong NghiênCứu Lịch Sử, Số 8 (424), 2011, tr. 55.

[viii] Phạm Khắc Hoè. Từ Triều Đình Huế Đến Chiến Khu Việt Bắc.Huế: Thuận Hóa, 1987, tr. 16.

[ix] Nguyễn Kỳ Nam, Hồi Ký “1925-1964”. Saigon, 1964, tr. 168-169.

[x] Phạm Khắc Hoè, TừTriều Đình Huế…, đã dẫn, tr. 16-17.

[xi] Giáo Sư Viện Sĩ Nguyễn Khánh Toànchủ biên, Lữ Huy Nguyên sưu tầm biên soạn. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội,1980, tr. 812 – 823.

[xii] Hà Nội: Éditions en Langues Étrangères,1971, tr. 51.

[xiii] S.M. Bao Dai. Le Dragon…, tr. 103.

[xiv] Võ Nguyên Giáp. “Những Năm ThángKhông Thể Nào Quên”, trong Tổng Tập HồiKý. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 2006. Tr. 255.

[xv] Phạm Khắc Hoè. Từ Triều Đình Huế…., tr. 76.

[xvi] Phùng Quán. Ba Phút Sự Thật.Thành Phố Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, 2006, tr. 114-115.

[xvii] Hồ Chí Minh.Tuyên Ngôn Độc Lập Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Hà Nội: Nhà Xuất BảnSự Thật, 1976, tr. 13. Nguyễn Khánh Toàn và Lữ Huy Nguyên, Tổng Tập Văn Học Việt Nam, Tập 36. Hà Nội,198o, tr. 812-823.

[xviii] -nt-, tr. 134.

[xix] Patti, Archimedes L.A. Why Vietnam? Prelude to America’s Albatoss. Berkeley;University of California Press, 1980, tr. 223.

[xx] Thụy Khuê, NiChuyện Với Hoàng Xuân Hãn Và Tạ TrọngHiệp. California:Văn Nghệ, 2002, tr. 180-181.

[xxi] Trần Thanh Hiệp và Trương Giang.“Một Bản Tuyên Ngôn Phi Nhân Quyền”, trên NhậtBáo Người Việt, số 7940, ngày Thứ Hai, 3 tháng 9 năm 2007.

[xxii] Sĩ quan này là Trung Úy DanPhelan, người đã nhảydù xuống gặp Hồ Chí Minh trong chiến khu của ông này. Xin xem: Fenn, Charles, Ho Chi Minh, A Bibliographical Introduction,New York: Scribner’s Sons, 1973, tr. 81-82; Duiker, William J. Ho Chi Minh. New York: Hyperion, 2000, tr. 301; AgainstJapan. Lawrence, Kansas: University of Kansas, 2006, tr. 243-244; bản dịch tiếngViệt của Lương Lê Giang nhan đề OSS và HồChí Minh, Đồng Minh Bất Ngờ Trong Cuộc Chiến Chống Phát Xít Nhật. Hà Nội:Nhà Xuất Bản Thế Giới, 2007, tr. 367-368. Xin để ý: trong nhan đề tiếng Việtngười dịch đã thêm hai chữ Phát Xít vào danh xưng Nhật.

[xxiii]Số 1 (278), (I- II), 1995,tr. 186.