“Vuốt mặt”, ca khúc của Anh Việt Thu
Anh Việt Thu là một nhạc sĩ tài danh miền Nam. Ông sinh năm 1939 ở Campuchia, nhưng khai sinh ghi là sinh năm 1940 ở An Hữu, Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho - tức Tiền Giang bây giờ (tôi nhớ chi tiết này rất kỹ vì... má tôi cũng sinh đúng năm 1940 ở An Hữu, Cái Bè, Mỹ Tho!).
Những ca khúc viết về quê hương, tình yêu của ông rất đẹp, êm ái nhẹ nhàng. Ca khúc Dòng An giang (Dòng An Giang sông sâu nước biếc, Dòng An Giang cây xanh lá thắm, lả lướt về qua Thất Sơn, Châu Đốc dòng sông uốn quanh, soi bóng Tiền Giang Cửu Long...) cho đến giờ vẫn là câu hát đầu môi của những người con An Giang yêu quê hương mình. Riêng tôi thì thích nhất 2 bài Đa tạ (Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai - Lời ai ru gió hiu hiu buồn) và Tám điệp khúc (Trời làm cho mưa bay giăng giăng, mây tím dệt thành sầu...).
Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai
Lời ai ru gió hiu hiu buồn
Về cuối đời, nhạc sĩ Anh Việt Thu làm việc cho phòng Văn nghệ, đài Phát thanh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Các nhạc phẩm phục vụ quân đội VNCH của ông như: Trên đầu súng, Đường chúng ta đi, Người vào chiến sử, Vuốt mặt... Dĩ nhiên, những tác phẩm này bây giờ bị cấm lưu hành ở Việt Nam.
Bài hát Vuốt mặt là một trong những ca khúc Anh Việt Thu sáng tác trong thời kỳ này. Theo ý riêng của tôi, đây chưa hẳn là một ca khúc xuất sắc của ông, lời ca hơi thô, không được trau chuốt đẹp như những ca khúc tình tự quê hương khác. Tuy nhiên...
Ca khúc này được ra đời khoảng sau Mùa hè đỏ lửa 1972, được phát thường xuyên trên đài truyền hình lúc đó, và đặc biệt là trong những ngày tháng Tư năm 1975 ca khúc được liên tục phát trong những thời điểm gián cách chương trình truyền hình.
Tựa bài hát, đoạn đầu và đoạn cuối cùng giai điệu uất ức, u uẩn khiến cho bài hát giống như một lời ai điếu.
Đoạn đầu bài hát:
Đoạn cuối bài hát
không khác gì lời của một điếu văn.
Như một định mệnh, Anh Việt Thu qua đời vì bệnh chỉ một thời gian ngắn sau khi sáng tác điếu văn này, ông mất ngày 15/3/75, chỉ hơn 1 tháng trước ngày 30/4/75 (May cho ông!!!)
(có thể nghe bài hát tại đây)
Chính vì thế, mỗi khi đến ngày 30 tháng Tư, tôi lại nhớ đến ca khúc này.
Có một điều mà cho đến giờ tôi vẫn còn ngờ ngợ. Đó là, chỉ vài tháng sau ngày 30/4/75, trên một chương trình văn nghệ của đài truyền hình TPHCM tôi lại... nghe giai điệu của bài hát này! Một dàn hợp xướng đàng hoàng. Nhưng lời hát thì khác. Bốn mươi năm rồi, tôi không còn nhớ rõ, nhưng đại khái lời bài hát thế này (xin so sánh bài hát ấy và bài Vuốt mặt)
Chắc chắn là tôi không lầm, vì vừa nghe là tôi nghĩ ngay đến bài hát Vuốt mặt, hai giai điệu giống nhau đến 90%. Nói theo kiểu bây giờ là đạo nhạc.Không hiểu người sáng tác nhạc vì cần phải sáng tác gấp để phục vụ cách mạng nên đạo nhạc cho nhanh, hay vì muốn chơi xỏ chính quyên nên dùng giai điệu một ca khúc chống Cộng để ca ngợi cách mạng? Cũng không biết ai là tác giả, chuyện này có bị phát hiện ra không và nếu có người ấy bị xử thế nào. Chỉ biết rằng tôi nghe bài hát ấy chỉ một lần duy nhất mà thôi. Trong số các bạn đọc bài này, có ai biết gì hơn thì kể cho tôi với nhé.
Những ca khúc viết về quê hương, tình yêu của ông rất đẹp, êm ái nhẹ nhàng. Ca khúc Dòng An giang (Dòng An Giang sông sâu nước biếc, Dòng An Giang cây xanh lá thắm, lả lướt về qua Thất Sơn, Châu Đốc dòng sông uốn quanh, soi bóng Tiền Giang Cửu Long...) cho đến giờ vẫn là câu hát đầu môi của những người con An Giang yêu quê hương mình. Riêng tôi thì thích nhất 2 bài Đa tạ (Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai - Lời ai ru gió hiu hiu buồn) và Tám điệp khúc (Trời làm cho mưa bay giăng giăng, mây tím dệt thành sầu...).
Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai
Lời ai ru gió hiu hiu buồn
Về cuối đời, nhạc sĩ Anh Việt Thu làm việc cho phòng Văn nghệ, đài Phát thanh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Các nhạc phẩm phục vụ quân đội VNCH của ông như: Trên đầu súng, Đường chúng ta đi, Người vào chiến sử, Vuốt mặt... Dĩ nhiên, những tác phẩm này bây giờ bị cấm lưu hành ở Việt Nam.
Bài hát Vuốt mặt là một trong những ca khúc Anh Việt Thu sáng tác trong thời kỳ này. Theo ý riêng của tôi, đây chưa hẳn là một ca khúc xuất sắc của ông, lời ca hơi thô, không được trau chuốt đẹp như những ca khúc tình tự quê hương khác. Tuy nhiên...
Ca khúc này được ra đời khoảng sau Mùa hè đỏ lửa 1972, được phát thường xuyên trên đài truyền hình lúc đó, và đặc biệt là trong những ngày tháng Tư năm 1975 ca khúc được liên tục phát trong những thời điểm gián cách chương trình truyền hình.
Tựa bài hát, đoạn đầu và đoạn cuối cùng giai điệu uất ức, u uẩn khiến cho bài hát giống như một lời ai điếu.
Tổ quốc vấn khăn tang
mây che phủ đầu
mây che phủ đầu
Đoạn cuối bài hát
Lời nguyện này ta ghi lên xác chết của anh em
Lời nguyện này ta ghi lên bia đá của mẹ già
Xin cúi mặt một phút cho anh
Xin cúi mặt một phút cho em
Lời nguyện này ta ghi lên bia đá của mẹ già
Xin cúi mặt một phút cho anh
Xin cúi mặt một phút cho em
không khác gì lời của một điếu văn.
Như một định mệnh, Anh Việt Thu qua đời vì bệnh chỉ một thời gian ngắn sau khi sáng tác điếu văn này, ông mất ngày 15/3/75, chỉ hơn 1 tháng trước ngày 30/4/75 (May cho ông!!!)
(có thể nghe bài hát tại đây)
Chính vì thế, mỗi khi đến ngày 30 tháng Tư, tôi lại nhớ đến ca khúc này.
Vuốt mặt Tổ quốc vấn khăn tang Mây che phủ đầu Trên thành phố thân yêu Xóm làng thị trấn thân yêu Hàng vạn nhà ra tro ra khói bốc cao trời... | Bài hát không nhớ tựa Đường phố ngã trong sương Đang mong người về Thương Bác Hồ ra đi Không được nhìn thành phố thân yêu Quê hương này ghi ơn Bác mãi trang sử vàng ... |