Thời hoàng kim của nghệ thuật Cải lương, người ái mộkhó quên giải Thanh Tâm, một giải thưởng không tổ chức thi thố mà do các thành viêntrong Ban tuyển chọn theo dõi quá trình hoạt động của các nghệ sĩ trẻ thời bấy giờ trong suốt một năm để trao Huy chương Vàng(HCV) với 3 tiêu chí: thanh (làn hơi),sắc(sắc vóc)và đạo đức.
Từ khóa: Cải lương;Soạn giả; Thanh Tâm; Giải thưởng; Nghệ sĩ; Sân khấu; Đạo diễn.
Lần theonhững tài liệu nghiên cứu về sân khấu Cải lương, năm 1957, ký giả kịchtrường uy tín nhất làng báo Sài Gòn - ông Trần Tấn Quốc (bút danh Thanh Tâm), chủ tờ báoTiếngDội có ý tưởng thành lập giải thưởng đầu tiên dành cho sân khấu Cải lương. Ban tuyển chọn chấm giải gồm các đạo diễn sân khấu, thầy tuồng(tức soạn giả) nổi tiếng lúc bấy giờ như: Nghệsĩ nhân dân (NSND) Phùng Hà, Nghệ sĩ (NS) Bảy Nhiêu, NS. Duy Lân,Soạngiả (SG) Điêu Huyền, SG Kiên Giang, SG Hà Triều, SG Viễn Châu;cùng các ký giả kịch trường có uy tíntrên diễn đàn báo giới như: Trần Tấn Quốc, Ngọc Linh, Nguyễn Ang Ca, Lê Hiền, Phong Vân, Hoài Ngọc,Bạch Tùng Hương, Việt Định Phương, Sĩ Trung... Tất cả thành viên Ban tuyểnchọn đến từng đoàn hát theo dõi các diễn viên trẻ ca, diễn thông qua các vở tuồng do đoàndàn dựng nhằm chọn lựa người xứng đáng để trao giải.
Về phầncác nghệ sĩ trẻ đều không biết Ban giám khảo là ai? Họ đi xem lúc nào? Chínhvìvậy mà xuyên suốt một năm, những gương mặt triển vọng của sân khấu Cải lương thời điểm đó phải luôn ca - diễn tử tế, sống hết mình với vai diễn trên sân khấu. Không chỉ nỗ lựcvềnghề nghiệp, bản thân các diễn viên trẻ còn phải ra sức trui rèn về mặt đạo đức, ứng xửvới thế hệ đi trước và công chúng thật lễ độ, chuẩn mực. Nếu bị mang tai tiếng về tình ái, hoặc“dính” vào bấtkỳvụ “xì căng đan” nào thì sẽbị loại ngay tức khắc.
Thời đó, mỗi gánh hát đều có một vài ngôi sao trẻ, sở hữu giọng ca tuyệt hảo và phong cáchdiễn chững chạc, có tinhthầnyêu nghề kính nghiệp cao. Những “tài năng triểnvọng” này được các bầu gánh đầu tư khá căn cơ, bài bản. Mỗi gánh hát chomờinhững thầy tuồng,đạo diễn, thầy đờn giỏi chuyên môn về hướng dẫn tận tình, giao cho các diễn viên có tiềm lực đảm nhận những vai diễn theo kiểu “đo ni đóng giày” nhằm khai thác tối đa sở trường của các nghệ sĩ trẻ, để tạo dựng “thương hiệu” cho gánh hát của mình.Nhờvậy mà hầu hết các nghệ sĩ đoạt Huy chương Vàng (HCV) giải Thanh Tâm khi tuổi đời còn rất trẻ (khoảng từ 16 đến 20 tuổi).
Người đầu tiên đoạt giải Thanh Tâm là cô đào Thanh Nga (ái nữ bà bầuThơ, chủ gánhhát Thanh Minh - Thanh Nga) vào năm 1958, khi cô 17 tuổi. Lần lượt tiếp theo đó là nhữngcô đào, chàng kép của sân khấu Cải lương như: Hùng Minh, Lan Chi (1959); Ngọc Giàu, BíchSơn(1960); Thanh Thanh Hoa (1961); Ngọc Hương, Ánh Hồng (1962); Bạch Tuyết, KimLoan(tức Mộng Tuyền), Trương Ánh Loan, Tấn Tài, Diệp Lang, Thanh Tú (1963);Lệ Thủy,Thanh Sang (1964);Thanh Nguyệt, Bo Bo Hoàng (1965); Phượng Liên, Phương Quang, (1966); Mỹ Châu, Ngọc Bích, BảoQuốc, Phương Bình(1967).
Song song với việctrao Huy chương Vàng cho các diễn viêntrẻtriển vọng, năm 1965, giải Thanh Tâm còn mở rộng cấp thêm bằng danh dự cho hạng mục “Diễn viên xuất sắctrong năm” và “Vở tuồng haynhấttrong năm”. Những nghệ sĩ vinh dự nhận được Huy chương Vàng Xuất sắc của giải thưởng danh giá này gồm có:Hữu Phước, Bạch Tuyết (1965);Thành Được, Thanh Nga (1966); Thanh Hải, Ngọc Giàu (1967). Riêng “Vở tuồng hay nhấttrong năm thì có “Nỗi buồn con gái” (còn có tên gọi khác là “Tần Nương Thất”) của bộ đôisoạn giả Hà Triều và Hoa Phượng (1965); “Nước biển mưa nguồn” của Nguyễn Thành Châu(tức NSND - SG Năm Châu) và “Tiếng hạc trong trăng” của soạn giả Yên Ba và soạn giả Loan Thảo (1966).
Tất cả các Huychương Vàng giải Thanh Tâm đều “vụt sáng” têntuổi,trở thành đào - kép ăn khách của sân khấu Cải lương. Thậm chí, họ còn được báo giới và người ái mộ tấn phong cho các mỹ danh dễ thương như: “Nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga, “Hoàng đế đĩanhựa” Tấn Tài, “Nữ hoàng kiếm hiệp” Mỹ Châu, “Hoa khôi Cải lương” Mộng Tuyền, “Cải lương chi bảo” Bạch Tuyết, “Vua Tao Đàn” Thanh Hải…Về sau, rất nhiều nghệ sĩ trong số 24Huy chương Vàng giải Thanh Tâm còn được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu caoquý như danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” (gồm có:DiệpLang, Ngọc Giàu, Bạch Tuyết, Lệ Thủy) và “Nghệ sĩ ưu tú” (thì có: Thanh Nga, Thanh Sang, Ngọc Hương, Ánh Hồng, Hùng Minh,Thanh Nguyệt, Phương Quang, Mỹ Châu và Bảo Quốc).
Mặc dù chỉ tồn tại tròn một thập niên (1957 - 1967), nhưng giải Thanh Tâm đã gieo vào lòng người ái mộ dấu ấn khó phai vì tất cả các nghệ sĩ đoạt giải đều có phong cách ca -diễn không trùng khớp với nhau. Mỗi người sở hữu một chất giọng, một bản lĩnh ca - diễnriêng biệt, đại diện cho “thương hiệu” của đoàn hát. Chẳng hạn khi nhắc đến đôi bạn diễnThanh Nga- Thanh Sang là công chúng nghĩ ngay đến sân khấu Thanh Minh - Thanh Nga củabà bầu Thơ; hay Bạch Tuyết - Thành Được là đoàn Dạ Lý Hương; còn Phương Quang và Phượng Liên là của gánh hát Kim Chưởng…
Đến tận bây giờ, các Huy chương Vàng giải Thanh Tâm ngày nào vẫn giữ uy tín, vẫn được giới nghề và côngchúng nể phục tài năng. Đặc biệt, trong số đó có một số nghệ sĩ vẫn bền bỉ với nghề, điển hình như: NSND Bạch Tuyết, NSND Lệ Thủy, NSND Ngọc Giàu chẳng hạn… Họ vẫn âm thầm,lặng lẽ cống hiến chodisản Cải lương Nam Bộ. Họ xứng đáng là tấm gương sáng chothế hệ sau học tập, noi theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tuấn Giang. (1997). Ca nhạc và sân khấu Cải lương, Nxb. Văn hóadântộc.
2. Nhiều tác giả.(1987). Lịch sửsân khấu ViệtNam, Viện sân khấuxuất bản.
3. Nhiều tác giả. (2014). Tiền Giang - cái nôi nghệ thuật Cải lương, Kỷ yếu Tọa đàm, Ủy ban Nhân dântỉnhTiền Giang.
4. Huỳnh Công Tín. (cb). (2016). Văn hóa Cải lươngNamBộ, Nxb. Văn nghệ TP.HCM.
5. Trương Bỉnh Tòng. (1995). Nghệ thuật cải lươngnhững trang sử,Nxb. Sân khấu, Hà Nội.
6. Minh Trị. (2007). 7 gương mặt nghệ sỹ cải lương Nam bộ, Nxb. Văn nghệ.
7. http://vnca.cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Thanh-Tam-Giai-thuong-lung-lay-mot-thoi-495659/