Bước Đường Của Cải Lương: Dò Tìm Một Thời Âm Nhạc

Tôi biết gì về cải lương? Thiệt sự, không bao nhiêu hết. Đó là lời rấtmực chân thật.

Nhưng tôi còn biết một điều nữa: những người như tôi, những người sinh ravà lớn lên ở Sài Gòn trong hai thập niên trước 1975, đều có cơ duyên tắm người trong dòng sông cải lương, không dám nói là tinh tuyền nhất nhưng hẳn là cả mọi tầng bậc của âm thanh này. Do vậy, khi cầm lên cuốn sách “Bước Đường của Cải Lương” của tác giả Nguyễn Tuấn Khanh, với tấm hình bìa của một dàn nhạc kiểu như đờn ca tài tử chụp ở Sài Gòn năm 1916, tôi cảm thấy rất mực thân thiết như có hình ảnh mình đang ngồi khề khà uống rượu và nghe những tiếng đờn kìm một thời, dù bản thân mình chỉ là một kẻ ngoại đạo với làng âm nhạc.

Đó là hình ảnh ở một tiệm hớt tóc phía sau ga Hòa Hưng, nơi lối vào xómChuồng Bò với hai bên là các ao rau muống, mỗi chiều đều có tiếng đờn, tiếng ca vọng cổ vọng ra từ chiếc la-dô (radio)... trong khi mâý bác lớn tuổi ngồi đánh cờ tướng với nhau. Tiếng radio này thường vẫn có nhạc buồn như thế, và chỉ sôi nổi khi Huyền Vũ tường thuật những trận túc cầu...

Thế đó, tôi đã đọc cuốn “Bước Đường của Cải Lương” trong tâm thức của mộtcậu bé bước lại xóm cũ, nơi có tiệm hớt tóc và các bác đánh cờ tướng giữa tiếng nhạc cải lương...

Khi cầm lên sách này, tôi lập tức nhớ ngay ký ức thời thơ ấu, có mộtgiọng ca nữ thổn thức trong hồn:

Ngày mai đámcưới người ta
Vì sao sơn nữ Phà Ca lại buồn...

Không, tôi không thấy 2 dòng lục bát trong ký ức thời thơ ấu đó trongsách của Nguyễn Tuấn Khanh. Hiển nhiên là tác phẩm do Viện Việt-Học xuất bảnnày không có ý kể lại những tác phẩm cải lương – đúng ra chỉ một phần những tácphẩm liên hệ tới mục tiêu dò lại bước đường hình thành cải lương.

Và tôi khám phá ra một điều, một mạng lưới chằng chịt do tác giả Nguyễn TuấnKhanh đưa ra về cải lương: cuốn sách viết y hệt như một cuốn phim trinh thám.Đó là những gì rất mực dị thường đối với một tôi, một người hít thở với dòngnhạc cải lương nhưng không hề hiểu gì về âm nhạc.

Những khám phá trong sách này cực kỳ là mới đối với tôi.

Giáo sư Nguyễn Văn Sâm trong Lời Giới Thiệu cho sách này, đã viết rằngtác giả Nguyễn Tuấn Khanh đưa ra hai điều Giáo sư thấy là quan trọng:

“1. Cải lương hình thành từ Ca Ra Bộ, mà Ca Ra Bộ là biến thể của Ca ThayPhiên, mà Ca Thay Phiên là từ Đờn Ca Tài Tử...”

Và điều thứ nhì là: bộ môn cải lương xuất phát từ 1919, 1920... dựa vào cácchứng cớ cụ thể do Nguyễn Tuấn Khanh tìm ra, chớ không phảỉ là nghe kể.

Thực ra, những năm 1919 hay 1920 không đánh thức gì trong bộ nhớ của mộtcậu bé Sài Gòn như tôi. Nhưng chính chặng đường tác giả đưa tới các kết luậntrên mới là dị thường: cuốn “Bước Đường của Cải Lương” là một cuốn phim trinhthám kiểu Mỹ (rất là kiểu phim trinh thám Hoa Kỳ), trong đó nhân vật chính làNguyễn Tuấn Khanh trở ngược vào quá khứ, dò tìm nơi này, nơi kia, xem những âmthanh cải lương xuất phát từ đâu, từ tiếng đờn của ai, từ dòng thơ ban đầu phổnhạc nơi nào... tất cả được ráp trở lại để thành cuốn sách 332 trang.

Và vì viết như một cuốn phim trinh thám Hoa Kỳ, những bước đi dò tìm quákhứ trở thành sinh động, không chỉ là chữ viết, mà là các hành động và diễntiến cụ thể hiện ra trước mắt người đọc. Và trong sách là những thông tin rất mựclà mới đối với tôi. Nghĩa là, một kho tàng quá khứ của cải lương được mở ratừng lớp màn sân khấu... Sách đọc thích thú là như vậy.

Ngược đường vào quá khứ... Độc giả sẽ nhận ra một không khí nghệ thuậtkịch nói được gọi là Ca Ra Bộ của năm 1917, tại nhà của Tống Hữu Định ở VũngLiêm, bài ca Tứ Đại “Bùi Kiệm - Nguyệt Nga” được ba người trình diễn bằng hình thức vừa ca, vừa ra bộ: Cô Ba Định thủ vai Nguyệt Nga,ông giáo Du vai Bùi Ông, ông giáo Diệp Minh Ký vai Bùi Kiệm.

Bìa sách “Bước Đường của Cải Lương”

Trích ở trang 106 (dĩ nhiên, chỉ ghi lời, trên giấy không ghi được nhạc):

Bùi Kiệm:

Đêm khuya lúccanh ba
Kiệm trong phòng đương ca
Bỗng trên lầu than thở,
Kiệm muốn tường duyên cớ
Bước lên xảy thấy,
Một cô má đào
Biếng lược dắt, trâm cài,
Song le nhan sắc ai tày?
Kiệm làm màu giả ho.”(hết trích)

Ngôn ngữ tất nhiên rất mực Nam kỳ Lục tỉnh. Độc giả như bị kéo vào một không gian khác của Miền Nam, một thờirất xa xưa, trong vở tuồng có một nhan sắc ai tày và một thanh niên “làm màugiả ho”. Không, không phải chuyện tình tác giả Nguyễn Tuấn Khanh muốn kể, nhưng chỉ làmột góc đường tác giả dẫn chúng ta tới, để chỉ rằng Ca Ra Bộ khai sinh nơi đây,ở Vũng Liêm năm 1917.

Hay là như dò tìm bước đường của bài Dạ Cổ Hoài Lang.

Nguyễn Tuấn Khanh dò ngược các ca từ và thanh nhạc qua từng thời kỳ, đểghi các chặng đường biến đổi, dòng chú thích ở trang 198:

“- Dạ Cổ Hoài Lang: tên dùng từ lúc ban đầu (nhịp đôi năm 1919).

- Vọng Cổ Hoài Lang: tên dùng từ năm 1923 lúc vẫn còn nhịp đôi cho tớihết thời kỳ nhịp tư (khoảng năm 1930).

- Vọng Cổ: tên dùng từ thời kỳ nhịp tám đến bây giờ (khoảng năm 1930).”

Ghi nhận rằng, năm 1919, bài Dạ Cổ Hoài Lan do Cao Văn Lầu sáng tác, vàbài này khi phổ biến đã thay địa vị của bài Tứ Đại.

Và rồi, Ca từ và Thanh nhạc của bài Dạ Cổ Hoàì Lang biến đổi với rấtnhiều dị bản qua cả một thế kỷ, thế là việc phục hồi nguyên bản gần như là bấtkhả. Ngay cả khi ông Cao Văn Lầu vẫn còn sống, và ông không thể nhớ chính xácnhững gì ông đã viết.

Nguyễn Tuấn Khanh ghi laị lời bình của soạn giả Trần Ngọc Thạch sau 18 năm nghiên cứu về nhạcTài Tử, rằng “... hầu hết các Bài Bản đều có điểm dị biệt và chỉ giống nhau ở chỗ:Không có Bản nào hoàn toàn đúng với nguyên bản.”

Và đó là hiện tượng Tam sao Thất bổn của cải lương.

Tam sao Thất bổn, thế là chúng ta chạy rượt theo một dấu vết, và rồi tớingã sáu, ngã bảy... không biết nên rượt theo lối nào. Nơi đây, tài năng nhàbiên khảo Nguyễn Tuấn Khanh lộ ra.

Những phức tạp chằng chịt của quá khứ được Nguyễn Tuấn Khanh dò tìm
một cách gian nan và lý thú.

Thí dụ, lý do Cao Văn Lầu (1892-1976) rời lục tỉnh để lên Sài Gòn cũngđầy bí ẩn.

Tác giả Đắc Nhẫn trong một cuốn xuất bản năm 1987, được Nguyễn Tuấn Khanh dẫn ra là cậu Cao Văn Lầu từgia đình bần nông ở Long An bị bóc lột nên tha phương cầu thực, và bài Dạ CổHoài Lan sáng tác năm 26 tuổi có “nỗi đau vì thế sự đảo điên”.

Nhưng nghệ sĩ Ba Du kể lại (và do Đắc Nhẫn ghi) rằng Sáu Lầu được nhómnghệ sĩ lục tỉnh phân công làm 1 bản nhạc để đáp lễ nghệ sĩ Miền Trung tớithăm. Bài Dạ Cổ Hoài Lang ra đời như thế, và là ghi lại hình ảnh “người thiếuphụ có chồng đi lính phương xa”, lúc đó Sáu Lầu làm chạy giấy cho Tòa Sứ BạcLiêu, trong một đêm gác Tòa Sứ, kế bên nhà tù, dòng nhạc miên man chạy ra từtâm thức.

Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong trong một tác phẩm xuất bản năm 1989 ở California cũng nóitương tự, nhưng không dẫn nguồn.

Tác giả Trung Tín trong một bài viết kể rằng Sáu Lầu lên Sài Gòn, ngụ ởnhà Hai Ngưu năm 1978, có kể cho Hai Ngưu nguyên nhân ông làm bài Dạ Cổ HoàiLang là buồn chuyện gia đình mà sáng tác Dạ Cổ Hoài Lang. Và Bách Khoa Tự ĐiểnMở trích dẫn lời Trung Tín như nguồn chính xác.

Cuốn “Bước Đường của Cải Lương” chứng minh rằng lời Trung Tín không đúng(và Wikipedia cũng trật) vì cụ Cao Văn Lầu từ trần năm 1976.

Tác giả Nguyễn Q. Thắng trong “Tự Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam” đã viếtvề Cao Văn Lầu là “suốt cuộc đời, ông thà chịu nghèo không phuc vụ quân cướpnước và các thế lực vọng ngoại”, nhưng cuốn “Bước Đường của Cải Lương” củaNguyễn Tuấn Khanh chứng minh ngược lại rằng Cao Văn Lầu từng làm việc ở Tòa Sứ(theo Đắc Nhẫn), từng làm việc ở Tòa Bố (theo Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong) làmở Nhà Đèn (theo Trung Tín)... Nghĩa là, làm cho Tây.

Tương tự, Nguyễn Tuấn Khanh dò tìm để trả lời những câu hỏi về năm sángtác, về nguyên nhân sáng tác Dạ Cổ Hoaì Lang, về Ca Từ (nghi vấn là thơ của nhàsư trụ trì Chùa Vĩnh Phước An hay dựa trên bài Nam Ai Tô Huệ Chức Cẩm HồiVăn...).

Trong sách có nhiều tài liệu, hình ảnh khó tìm. Sách này là một cuốn phimtrinh thám rất khoa học.

Khi tôi gấp sách lại, cảm giác bay bổng y hệt như vừa mới xem phim truyềnhình trinh thám với nhân vật chính là Adrian Monk hay Ben Matlock
rất nhiềunhững gì mình tưởng là đã biết đều bị lật ngược hay lại dẫn tới ngõ đường khácvới các chứng cớ mới.

Sách đề giá 20 đôla. Độc giả muốn tìm mua sách này, xin liên lạc:

Nguyễn Tuấn Khanh

ntkhanh@viethoc.com

Phan Tấn Hải

28/06/2014