Bài tham luận “Trần Văn Thạch (1905-1945): Cây bút chống bạo quyền áp bức”
Tôi ngần ngại phân vân khi chị Trần Mỹ Châu đề nghị và thuyết phục tôi làm đồng tác giả quyển sách, bởi vì lúc ban đầu, tôi nghĩ mình góp phần cho gia đình con cháu chị ở VN hiểu được việc làm của cha ông, như chị đã nói lúc ban đầu và nhất là góp phần chứng minh cho họ thấy rõ ông không hề là Việt gian, bán nước, chó săn theo phát xít như người ta đã vu khống.
Nhưng khi tôi đọc lại toàn bộ bản thảo, nối ráp các phần rời rạc mà chúng tôi đã bắt đầu từ vài năm trước đây, nhất là khi đọc xong bài viết của chị và người anh của chị, là phần mở đầu sách nhưng được viết sau cùng, tôi nhận lời đề nghị vì hiểu rằng chị đã tìm ra cha mẹ và tôi đã đi cùng chị vài bước trên con đường dài vừa qua.
Và nhất là chúng tôi đã ghi lại trung thực một phần lịch sử quan trọng của miền Nam. Tuy đã vô tình đặt mình rất tự nhiên vào địa vị chị, đã xúc động và vui buồn theo dõi ngòi bút của người cha vắng mặt và vắn số, tôi cũng hiểu rằng ngoài giá trị tinh thần đó, tôi thấy quyển sách còn một giá trị vượt ra ngoài vòng cá nhân và gia đình.
Cho nên tôi xin cám ơn chị cho tôi cơ hội đóng góp và được hưởng vinh dự này.
Như chị Trần Mỹ Châu có nhắc nhở, tên Trần Văn Thạch vốn đã gieo hiếu kỳ vào trái tim non nớt của tôi từ thuở nhỏ, để rồi hơn 50 năm sau khi “ lớn lên”, mới bừng vỡ câu trả lời như một thứ công án thiền tí hon tuyệt đẹp.
Thật vậy, trong những năm thời trung học, vì nhà tôi ở Cầu Bông gần Đa Kao, các trục lộ chính tôi thường lui tới là vùng ngã tư Đinh Tiên Hoàng, Lê Văn Duyệt (bây giờ là Đinh tiên Hoàng). Lê Văn Duyệt và Lê Quang Định, Nguyễn Văn Học.
Quanh xóm nhà tôi ở Cầu Bông, vào thập niên 60, có nhiều rạp xi nê: Cao Đồng Hưng, Huỳnh Long, Moderne, Kinh Thành, Asam, Casino và Văn Hoa.
Rẻ nhất là Casino Đa Kao, giờ chiếu thường trực, vô lúc nào cũng được, năm đồng một vé hai phim. Bị nóng nực, ồn ào, muỗi cắn, nhưng coi mỗi phim hơn hai lần cũng chẳng ai rầy rà. Sang nhất và mới nhất (xóm) thuở đó là rạp Văn Hoa, có máy lạnh.
Đa số nếu không nói là hầu hết phim (Pháp và Mỹ, Ý) đều nói tiếng Pháp phụ đề Việt ngữ. Có rạp còn thêm chương trình phụ diễn tân nhạc, cả xóm (?) mê ghiền xi nê là chuyện đương nhiên.
Năm học đệ tứ, đệ tam và đệ nhị (thi tú tài một), trưa nào tôi cũng đi qua đường Trần Quang Khải vì học thêm toán ở trường Văn Hiến của thầy Phan Ngô, ở cuối đường Trần Quang Khải.
Đường này cắt ngang đường Trần Văn Thạch, nơi có rạp xi nê Moderne và Yiễm Yiễm thư quán, (của thi sĩ Đông Hồ) chuyên bán dụng cụ văn phòng, sách báo. Đi xi nê hay mua sách vở, bút mực tôi luôn chực chờ hy vọng coi mặt - mà không bao giờ thấy - thi sĩ Đông Hồ (với Mộng Tuyết Thất tiểu muội)!
Tên đường quẩn quanh đều là tên những nhân vật quen thuộc vì chúng tôi học lịch sử việc làm, học văn, học thơ, học ròng rã các tác giả và lịch sử từ thời tiểu học. Về ai chúng tôi cũng biết gốc tích, nên hiểu rằng tổ quốc ghi ơn, lịch sử ghi công và chúng tôi...phải học thuộc, để biết nguồn cội.
Nhưng chỉ có mỗi con đường Trần Văn Thạch, thì tôi không biết là ông là ai. Và ông đã làm gì khiến tổ quốc, lịch sử lưu danh? Thắc mắc nhỏ nhưng dai dẳng.. cho đến mấy mươi năm sau.
Đường đã đổi tên từ sau tháng tư 1975. Rạp xi nê và nhà sách trên đường ấy, cũng không còn, bây giờ là...quán ăn.
Khi đọc những bài báo Trần Văn Thạch xin quý vị thử thay thế những chữ bộ máy chính quyền/quan toàn quyền thuộc địa/ tư bản/ thực dân/ thống đốc/toàn quyền bằng chữ đảng và nhà nước, quan chức cộng sản/chủ tịch UBND; nông dân mất đất, bị giựt nợ bằng dân oan, bị cưỡng chế... Mật thám, côn đồ...bằng công an, dân phòng đầu gấu... Kể cả những bài báo về kinh tế suy kiệt, về thâm thủng ngân sách, đồng lương chết đói của tiểu công chức, công dân, công nhân bị bóc lột, thuế má khắc nghiệt...bên cạnh đời sống nhàn nhã xa hoa của quan chức mẫu quốc, cầm quyền thuộc địa. Khi chúng ta đọc những bài báo ông đòi quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do báo chí cho dân nghèo, dân thuộc địa vân vân chúng ta ngỡ rằng ông đang viết về thời buổi bây giờ.
Đó là tôi muốn nói về:
Những bài học khám phá ra cho mình nhưng tôi chắc chắn quý vị cũng sẽ nghiệm ra thêm cũng như có những khám phá khác sau khi đọc quyển sách này. Thứ nhất là:
1- Bài học về lịch sử cận đại
Tình hình chính trị thuộc địa Đông Dương vào đầu thế kỷ 20 tuy bớt sôi động sau Phong Trào Cần Vương rồi Đông Kinh Nghĩa Thục nhưng cuộc chuẩn bị dài hơi kể từ lời kêu gọi của Phan Bội Châu và nhất là của Phan Châu Trinh vẫn tiếp tục mang lại kết quả.
Về mặt tư tưởng, văn hoá, thì sách vở, báo chí Pháp được tương đối tự do lưu hành, ít ra là cho đến đầu thế chiến 2, và sách cấm vẫn qua được bằng các ngả đường không chính thức, và ảnh hưởng tư tưởng tả phái và chủ nghĩa cộng sản bắt đầu lớn mạnh, nhất là sau cuộc cách mạng tháng 10 -1917 của Nga.
Nguyễn An Ninh thổi cao ngọn gió Cao Vọng Thanh Niên từ thập niên 1920. Thanh niên học sinh đua nhau du học Pháp, Nhật. Nhất là Pháp, ngoài Nguyễn An Ninh, có Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Tạo...những tên tuổi sẽ làm (cách mạng- theo nghĩa thuần tuý nhất- và làm) nên lịch sử miền Nam những thập niên sau đó.
Khi trở về nước, trong thuở ban đầu, họ đều chọn hay buộc lòng phải chọn, con đường đấu tranh bất bạo động, phải dùng những phương tiện rất hạn hẹp mà luật lệ nhà cầm quyền thuộc địa cho phép. Đó là cuộc đấu trí và đấu lý trong hoàn cảnh không thuận lợi nếu không nói là quá chênh lệch về quyền lực giữa người trí thức khoa bảng Việt và bộ máy cầm quyền thuộc địa Pháp..
Như sinh viên Trần Văn Thạch đã viết, họ có ba cách để tham gia việc quản lý đất nước xã hội. (Xem bài đầu tiên Trần Văn Thạch viết vào thời sinh viên ở Toulouse). Tham gia vào Nghị trường, ngành báo chí, và dạy học, ông và các bạn đồng chí thực hành những điều đã viết hay nói. […]
2. Bài học thứ hai về báo chí, thông tin
Và về chánh sách kiểm duyệt, về trình độ báo chí của thế kỷ vùa qua để so sánh với thể chế hiện tại. (Xem Báo giới, chính quyền).
Biết khung cảnh xã hội, văn hoá miền Nam: từ vui chơi hội chợ, hút xách, rượu chè, đến việc mật thám sử dụng các tay giang hồ; về sai biệt lương bổng và cách đối xử của quan chức mẫu quốc vơí quan chức và dân bản xứ. Đặc quyền đặc lợi dành cho bộ máy cường quyền và đồng loã cũng như tù đày nghèo khổ cho đồng bào nghèo và người yêu nước, và đặc quyền, đặc lợi của giới thống trị (mẫu quốc /đảng) lúc nào cũng giống nhau và sự cùng cực, thống khổ của dân bản xứ/ dân nghèo bị cai trị cũng chẳng khác.
Đây là bài học đắng cay, nhưng cần thiết cho những người mong muốn làm chư hầu đại quốc. Người xưa khẳng khái thà làm quỷ nước nam hơn làm vương đất bắc. Ngày nay một số con cháu lai căng nào đó, dám muối mặt xin làm thân phận chư hầu thì còn đau lòng và nhục nhả nào hơn? Tóm lại Bài học đó là không thể có công bằng bình đẳng cho dân bản xứ, dân bị trị, dân nô lệ công dân hạng hai. Không thể có đề huề (như vàng thật/giả) mà chỉ có chết (tốt) cho kẻ yếu kém.
3. Bài học thứ ba về Tình bạn và Lòng yêu nước của người xưa
Là bạn thời trung học trong nước và sinh viên tại Pháp với nhau, một số vẫn giữ tình thân cho dù đường hướng chính trị khác biệt, một số khác phần lớn phe Đệ Tam, không ngần ngại tuân lệnh lãnh đạo, bắt giết bạn bè. Dù lòng yêu nước của tất cả đều lên đến cực độ.
Và lòng yêu nước cực độ ấy có khi đưa đến những hậu quả cực đoan bất ngờ khi cảm tính và bản năng lấn lướt trí tuệ, lòng nhân.
Có những người không ngần ngại hy sinh chính mạng sống của mình và một bên khác không ngần ngại hy sinh mạng sống của người khác hoặc hèn nhát phủ phục trước ngoại xâm.
Khi một nhà cầm quyền duy trì tình trạng phân hoá lạc hậu cho xã hội thì rõ ràng đó là hành trang của kẻ xâm lấn hay âm mưu xâm lấn.
Hậu quả tức thì của mù quáng vô minh là những đớn đau oán hận dai dẳng và hậu quả khủng khiếp dài lâu: không còn người dám nói lên tiếng nói khác với quyền lực chính thống, không còn người tài giỏi hiệp sức khi đất nước trên bờ vực thẳm, tình thế nguy nan nghìn cân treo sợi tóc (Xem Hậu quả của chính sách độc quyền lãnh đạo.)
Trần Văn Thạch và các nhân vật đồng thời đã đặt tình đoàn kết lên trên khác biệt ý hướng chính trị để thoả thuận chung lòng đấu tranh với kẻ thù duy nhất là mẫu quốc và chánh quyền thuộc địa Pháp, các ông bỏ qua nghi vấn Trần Văn Giàu được Pháp sắp đặt cho vượt ngục để giữ lực lượng và đoàn kết trước quân Đồng Minh sắp sửa mở nhà tù và giao khí giới cho quân Pháp (Xem Trần Văn Giàu gặp chống đối tứ bề).
Các ông đã chống cự đến người cuối cùng khi đánh nhau với quân Pháp, (xem Những ngày cuối cùng của nhóm Tranh Đấu) nhưng những người thủ lãnh đã xuôi tay buông súng cho đồng bào (đồng chí cũ) của mình là Việt Minh đến bắt (và giết).
Những lời nhắn nhủ của Trần Văn Thạch cho gia đình trước giờ bị giết cũng là lời nhắn nhủ chung cho chúng ta: luôn luôn thương yêu đoàn kết, để đủ sức đối phó với bọn ngoại bang xâm lấn.
Bài học ông cho tôi là không bao giờ mẫu quốc, một khi đã chinh phục ta bằng sức mạnh quân sự hay kinh tế, văn hoá...hay bằng bất cứ mưu mẹo bẩn thỉu và gian ác nào, chúng sẽ không bao giờ cho ta quyền tự do hay độc lập, đừng hòng nói đến bình đẳng, kính trọng.
Một nhận xét khác là sự dối trá và bạo lực không bao giờ chinh phục được lòng người
4. Kết luận
Rõ ràng cha ông chúng ta đã hành động vì lòng yêu nước. Rõ ràng họ đã hy sinh vì độc lập và tự do cho đất nước; là con cháu, nếu không đủ sức noi theo gương ấy, ít ra cũng không nên làm tủi hổ vong linh người xưa và làm thất vọng con cháu của chính chúng ta sau này bằng sự im lặng đồng loã với tội ác và dối trá.
Dĩ nhiên những người đã gây tội ác sẽ không còn dễ dàng tiếp tục ngăn cản sự thật, che giấu tội lỗi nếu không tiếp tục dùng bạo lực. Nhưng muốn dùng bạo lực họ cũng sẽ không dễ tìm ra thời cơ tái diễn chuyện xưa và không thể dễ dàng tiếp tục dối trá người dân, tiếp tục xoá nhoà hay bóp méo lịch sử. Họ không thể bịt miệng ngay cả những đồ tể trực tiếp hay gián tiếp thi hành lệnh (miệng?) nhưng nay bừng chợt thức tỉnh; bởi vì trong số những kẻ chủ mưu, những tòng phạm xa gần lớn nhỏ, sẽ có những lương tâm sống dậy, khiến họ có nhu cầu sám hối, nhu cầu kể chuyện lại và xin được tha thứ.
Hơn thế nữa những kẻ đã gây tội ác không thể mãi mãi tiếp tục ngăn cấm những người muốn phục hồi danh dự cho thân nhân, trả lại sự thật quá khứ để mạnh mẽ, trong sáng hướng về tương lai.
Tôi đã đọc được những trang blog do hậu duệ Phạm Quỳnh, hậu duệ và học trò Phan Chu Trinh, Phan Khôi. Và nghe bừng dậy hy vọng.
Xin cám ơn quý vị.
Nhưng khi tôi đọc lại toàn bộ bản thảo, nối ráp các phần rời rạc mà chúng tôi đã bắt đầu từ vài năm trước đây, nhất là khi đọc xong bài viết của chị và người anh của chị, là phần mở đầu sách nhưng được viết sau cùng, tôi nhận lời đề nghị vì hiểu rằng chị đã tìm ra cha mẹ và tôi đã đi cùng chị vài bước trên con đường dài vừa qua.
Và nhất là chúng tôi đã ghi lại trung thực một phần lịch sử quan trọng của miền Nam. Tuy đã vô tình đặt mình rất tự nhiên vào địa vị chị, đã xúc động và vui buồn theo dõi ngòi bút của người cha vắng mặt và vắn số, tôi cũng hiểu rằng ngoài giá trị tinh thần đó, tôi thấy quyển sách còn một giá trị vượt ra ngoài vòng cá nhân và gia đình.
Cho nên tôi xin cám ơn chị cho tôi cơ hội đóng góp và được hưởng vinh dự này.
Như chị Trần Mỹ Châu có nhắc nhở, tên Trần Văn Thạch vốn đã gieo hiếu kỳ vào trái tim non nớt của tôi từ thuở nhỏ, để rồi hơn 50 năm sau khi “ lớn lên”, mới bừng vỡ câu trả lời như một thứ công án thiền tí hon tuyệt đẹp.
Thật vậy, trong những năm thời trung học, vì nhà tôi ở Cầu Bông gần Đa Kao, các trục lộ chính tôi thường lui tới là vùng ngã tư Đinh Tiên Hoàng, Lê Văn Duyệt (bây giờ là Đinh tiên Hoàng). Lê Văn Duyệt và Lê Quang Định, Nguyễn Văn Học.
Quanh xóm nhà tôi ở Cầu Bông, vào thập niên 60, có nhiều rạp xi nê: Cao Đồng Hưng, Huỳnh Long, Moderne, Kinh Thành, Asam, Casino và Văn Hoa.
Rẻ nhất là Casino Đa Kao, giờ chiếu thường trực, vô lúc nào cũng được, năm đồng một vé hai phim. Bị nóng nực, ồn ào, muỗi cắn, nhưng coi mỗi phim hơn hai lần cũng chẳng ai rầy rà. Sang nhất và mới nhất (xóm) thuở đó là rạp Văn Hoa, có máy lạnh.
Đa số nếu không nói là hầu hết phim (Pháp và Mỹ, Ý) đều nói tiếng Pháp phụ đề Việt ngữ. Có rạp còn thêm chương trình phụ diễn tân nhạc, cả xóm (?) mê ghiền xi nê là chuyện đương nhiên.
Năm học đệ tứ, đệ tam và đệ nhị (thi tú tài một), trưa nào tôi cũng đi qua đường Trần Quang Khải vì học thêm toán ở trường Văn Hiến của thầy Phan Ngô, ở cuối đường Trần Quang Khải.
Đường này cắt ngang đường Trần Văn Thạch, nơi có rạp xi nê Moderne và Yiễm Yiễm thư quán, (của thi sĩ Đông Hồ) chuyên bán dụng cụ văn phòng, sách báo. Đi xi nê hay mua sách vở, bút mực tôi luôn chực chờ hy vọng coi mặt - mà không bao giờ thấy - thi sĩ Đông Hồ (với Mộng Tuyết Thất tiểu muội)!
Tên đường quẩn quanh đều là tên những nhân vật quen thuộc vì chúng tôi học lịch sử việc làm, học văn, học thơ, học ròng rã các tác giả và lịch sử từ thời tiểu học. Về ai chúng tôi cũng biết gốc tích, nên hiểu rằng tổ quốc ghi ơn, lịch sử ghi công và chúng tôi...phải học thuộc, để biết nguồn cội.
Nhưng chỉ có mỗi con đường Trần Văn Thạch, thì tôi không biết là ông là ai. Và ông đã làm gì khiến tổ quốc, lịch sử lưu danh? Thắc mắc nhỏ nhưng dai dẳng.. cho đến mấy mươi năm sau.
Đường đã đổi tên từ sau tháng tư 1975. Rạp xi nê và nhà sách trên đường ấy, cũng không còn, bây giờ là...quán ăn.
Khi đọc những bài báo Trần Văn Thạch xin quý vị thử thay thế những chữ bộ máy chính quyền/quan toàn quyền thuộc địa/ tư bản/ thực dân/ thống đốc/toàn quyền bằng chữ đảng và nhà nước, quan chức cộng sản/chủ tịch UBND; nông dân mất đất, bị giựt nợ bằng dân oan, bị cưỡng chế... Mật thám, côn đồ...bằng công an, dân phòng đầu gấu... Kể cả những bài báo về kinh tế suy kiệt, về thâm thủng ngân sách, đồng lương chết đói của tiểu công chức, công dân, công nhân bị bóc lột, thuế má khắc nghiệt...bên cạnh đời sống nhàn nhã xa hoa của quan chức mẫu quốc, cầm quyền thuộc địa. Khi chúng ta đọc những bài báo ông đòi quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do báo chí cho dân nghèo, dân thuộc địa vân vân chúng ta ngỡ rằng ông đang viết về thời buổi bây giờ.
Đó là tôi muốn nói về:
Những bài học khám phá ra cho mình nhưng tôi chắc chắn quý vị cũng sẽ nghiệm ra thêm cũng như có những khám phá khác sau khi đọc quyển sách này. Thứ nhất là:
1- Bài học về lịch sử cận đại
Tình hình chính trị thuộc địa Đông Dương vào đầu thế kỷ 20 tuy bớt sôi động sau Phong Trào Cần Vương rồi Đông Kinh Nghĩa Thục nhưng cuộc chuẩn bị dài hơi kể từ lời kêu gọi của Phan Bội Châu và nhất là của Phan Châu Trinh vẫn tiếp tục mang lại kết quả.
Về mặt tư tưởng, văn hoá, thì sách vở, báo chí Pháp được tương đối tự do lưu hành, ít ra là cho đến đầu thế chiến 2, và sách cấm vẫn qua được bằng các ngả đường không chính thức, và ảnh hưởng tư tưởng tả phái và chủ nghĩa cộng sản bắt đầu lớn mạnh, nhất là sau cuộc cách mạng tháng 10 -1917 của Nga.
Nguyễn An Ninh thổi cao ngọn gió Cao Vọng Thanh Niên từ thập niên 1920. Thanh niên học sinh đua nhau du học Pháp, Nhật. Nhất là Pháp, ngoài Nguyễn An Ninh, có Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Tạo...những tên tuổi sẽ làm (cách mạng- theo nghĩa thuần tuý nhất- và làm) nên lịch sử miền Nam những thập niên sau đó.
Khi trở về nước, trong thuở ban đầu, họ đều chọn hay buộc lòng phải chọn, con đường đấu tranh bất bạo động, phải dùng những phương tiện rất hạn hẹp mà luật lệ nhà cầm quyền thuộc địa cho phép. Đó là cuộc đấu trí và đấu lý trong hoàn cảnh không thuận lợi nếu không nói là quá chênh lệch về quyền lực giữa người trí thức khoa bảng Việt và bộ máy cầm quyền thuộc địa Pháp..
Như sinh viên Trần Văn Thạch đã viết, họ có ba cách để tham gia việc quản lý đất nước xã hội. (Xem bài đầu tiên Trần Văn Thạch viết vào thời sinh viên ở Toulouse). Tham gia vào Nghị trường, ngành báo chí, và dạy học, ông và các bạn đồng chí thực hành những điều đã viết hay nói. […]
2. Bài học thứ hai về báo chí, thông tin
Và về chánh sách kiểm duyệt, về trình độ báo chí của thế kỷ vùa qua để so sánh với thể chế hiện tại. (Xem Báo giới, chính quyền).
Biết khung cảnh xã hội, văn hoá miền Nam: từ vui chơi hội chợ, hút xách, rượu chè, đến việc mật thám sử dụng các tay giang hồ; về sai biệt lương bổng và cách đối xử của quan chức mẫu quốc vơí quan chức và dân bản xứ. Đặc quyền đặc lợi dành cho bộ máy cường quyền và đồng loã cũng như tù đày nghèo khổ cho đồng bào nghèo và người yêu nước, và đặc quyền, đặc lợi của giới thống trị (mẫu quốc /đảng) lúc nào cũng giống nhau và sự cùng cực, thống khổ của dân bản xứ/ dân nghèo bị cai trị cũng chẳng khác.
Đây là bài học đắng cay, nhưng cần thiết cho những người mong muốn làm chư hầu đại quốc. Người xưa khẳng khái thà làm quỷ nước nam hơn làm vương đất bắc. Ngày nay một số con cháu lai căng nào đó, dám muối mặt xin làm thân phận chư hầu thì còn đau lòng và nhục nhả nào hơn? Tóm lại Bài học đó là không thể có công bằng bình đẳng cho dân bản xứ, dân bị trị, dân nô lệ công dân hạng hai. Không thể có đề huề (như vàng thật/giả) mà chỉ có chết (tốt) cho kẻ yếu kém.
3. Bài học thứ ba về Tình bạn và Lòng yêu nước của người xưa
Là bạn thời trung học trong nước và sinh viên tại Pháp với nhau, một số vẫn giữ tình thân cho dù đường hướng chính trị khác biệt, một số khác phần lớn phe Đệ Tam, không ngần ngại tuân lệnh lãnh đạo, bắt giết bạn bè. Dù lòng yêu nước của tất cả đều lên đến cực độ.
Và lòng yêu nước cực độ ấy có khi đưa đến những hậu quả cực đoan bất ngờ khi cảm tính và bản năng lấn lướt trí tuệ, lòng nhân.
Có những người không ngần ngại hy sinh chính mạng sống của mình và một bên khác không ngần ngại hy sinh mạng sống của người khác hoặc hèn nhát phủ phục trước ngoại xâm.
Khi một nhà cầm quyền duy trì tình trạng phân hoá lạc hậu cho xã hội thì rõ ràng đó là hành trang của kẻ xâm lấn hay âm mưu xâm lấn.
Hậu quả tức thì của mù quáng vô minh là những đớn đau oán hận dai dẳng và hậu quả khủng khiếp dài lâu: không còn người dám nói lên tiếng nói khác với quyền lực chính thống, không còn người tài giỏi hiệp sức khi đất nước trên bờ vực thẳm, tình thế nguy nan nghìn cân treo sợi tóc (Xem Hậu quả của chính sách độc quyền lãnh đạo.)
Trần Văn Thạch và các nhân vật đồng thời đã đặt tình đoàn kết lên trên khác biệt ý hướng chính trị để thoả thuận chung lòng đấu tranh với kẻ thù duy nhất là mẫu quốc và chánh quyền thuộc địa Pháp, các ông bỏ qua nghi vấn Trần Văn Giàu được Pháp sắp đặt cho vượt ngục để giữ lực lượng và đoàn kết trước quân Đồng Minh sắp sửa mở nhà tù và giao khí giới cho quân Pháp (Xem Trần Văn Giàu gặp chống đối tứ bề).
Các ông đã chống cự đến người cuối cùng khi đánh nhau với quân Pháp, (xem Những ngày cuối cùng của nhóm Tranh Đấu) nhưng những người thủ lãnh đã xuôi tay buông súng cho đồng bào (đồng chí cũ) của mình là Việt Minh đến bắt (và giết).
Những lời nhắn nhủ của Trần Văn Thạch cho gia đình trước giờ bị giết cũng là lời nhắn nhủ chung cho chúng ta: luôn luôn thương yêu đoàn kết, để đủ sức đối phó với bọn ngoại bang xâm lấn.
Bài học ông cho tôi là không bao giờ mẫu quốc, một khi đã chinh phục ta bằng sức mạnh quân sự hay kinh tế, văn hoá...hay bằng bất cứ mưu mẹo bẩn thỉu và gian ác nào, chúng sẽ không bao giờ cho ta quyền tự do hay độc lập, đừng hòng nói đến bình đẳng, kính trọng.
Một nhận xét khác là sự dối trá và bạo lực không bao giờ chinh phục được lòng người
4. Kết luận
Rõ ràng cha ông chúng ta đã hành động vì lòng yêu nước. Rõ ràng họ đã hy sinh vì độc lập và tự do cho đất nước; là con cháu, nếu không đủ sức noi theo gương ấy, ít ra cũng không nên làm tủi hổ vong linh người xưa và làm thất vọng con cháu của chính chúng ta sau này bằng sự im lặng đồng loã với tội ác và dối trá.
Dĩ nhiên những người đã gây tội ác sẽ không còn dễ dàng tiếp tục ngăn cản sự thật, che giấu tội lỗi nếu không tiếp tục dùng bạo lực. Nhưng muốn dùng bạo lực họ cũng sẽ không dễ tìm ra thời cơ tái diễn chuyện xưa và không thể dễ dàng tiếp tục dối trá người dân, tiếp tục xoá nhoà hay bóp méo lịch sử. Họ không thể bịt miệng ngay cả những đồ tể trực tiếp hay gián tiếp thi hành lệnh (miệng?) nhưng nay bừng chợt thức tỉnh; bởi vì trong số những kẻ chủ mưu, những tòng phạm xa gần lớn nhỏ, sẽ có những lương tâm sống dậy, khiến họ có nhu cầu sám hối, nhu cầu kể chuyện lại và xin được tha thứ.
Hơn thế nữa những kẻ đã gây tội ác không thể mãi mãi tiếp tục ngăn cấm những người muốn phục hồi danh dự cho thân nhân, trả lại sự thật quá khứ để mạnh mẽ, trong sáng hướng về tương lai.
Tôi đã đọc được những trang blog do hậu duệ Phạm Quỳnh, hậu duệ và học trò Phan Chu Trinh, Phan Khôi. Và nghe bừng dậy hy vọng.
Xin cám ơn quý vị.