Một cách xuyên tạc lịch sử trắng trợn của đám cẩu nô tài!

Phú Khang

Từ lâu tôi không coi phim Việt Nam, không phải vì tùm lum lỗi mà mấy bạn biết tại sao không? Vì hầu như phim người miền Nam đóng toàn bê nguyên xi câu thoại, từ ngữ của miền Bắc. Không chỉ cách ăn nói mà hành xử, thái độ, sao chép văn hóa, diễn biến nhân vật y như miền Bắc.

Tôi ví dụ như mấy bộ phim truyền hình trên HTV, một kênh truyền hình Sài Gòn hay chiếu mấy phim miền Nam thời xưa, có nhiều chi tiết không đúng thực tế:

  • Những người giàu ở miền Nam có nhiều ruộng đất, nuôi nhiều người ở đợ thì kêu là phú hộ. Ông hội đồng phải học vấn cao mới được ngồi vô hội đồng quản hạt, mà phim có ông hội đồng thì lại mặc định ông phải có nhiều vợ, ức hiếp gái nhà lành, đi thả dê? Chuyện mấy ông hội đồng nhiều vợ rất khó xảy ra, vì khi ngồi vô chức hội đồng thì luật của người Pháp cũng không cho phép nhiều vợ.

  • Miền Nam chỉ có điền chủ, không bao giờ gọi là địa chủ. Họ không hề ác như cường hào ác bá.

  • Con cái chửa hoang không có nạn đối xử như đuổi ra khỏi nhà, chỉ là đưa nó xuống nhà sau, hoặc một căn tách biệt sau hè cho nó ở.

  • “Rau củ trái cây”, “cúng trái cây”, ... thì lại nói thành “hoa quả”, “hột gà” thì nói “quả trứng”.

  • Những cách trừng phạt như cạo đầu bôi vôi, thả bè chuối trôi sông, thả rọ heo xuống sông, quăng người xuống giếng... một cách man rợ không hề có ở Nam Kỳ.

  • Không có kiểu vợ lớn vợ nhỏ sống chung, rồi vợ lớn bày mưa tính kế hãm hại vợ nhỏ, cảnh đó hết sức nghịch lý vì dân Nam Kỳ không bao giờ có cảnh vợ lớn sống chung nhà vợ nhỏ. Vợ lớn thì kêu là bà lớn, chứ ai kêu “bà cả” bao giờ, “cả - bé” cũng từ miền Bắc mà ra.

  • Nam Kỳ không có cảnh thổi sáo.

  • “Giữ/coi con, lo ông bà già (nội/ngoại)” chứ không phải “chăm con, chăm ông bà, ông cụ bà cụ”.

  • Các chức sắc như Tổng đốc, Tuần phủ, Bố Chánh, Án Sát, Lãnh binh, Tham Biện, Hội đồng Quản Hạt... gì gì đó không phân biệt nổi, loạn xà ngầu.

  • Dân Nam Kỳ không đề cao dòng họ, không lập gia phả, cúng kiếng chỉ coi trọng Cửu huyền thất tổ (7 đời tổ tiên trên chín tầng trời), làm giỗ đến đời thứ 3 là hết, chôn bài vị rồi nhập vô bài Cửu huyền cho gọn.

  • Không có cảnh hương ước, lệ làng, tôn trọng luật triều đình.

  • Gọi “chòm xóm” chứ không phải “hàng xóm”, không có khái niệm “thôn”, chỉ có “khóm” - “ấp” - “liên gia”.

  • Chuyện thừa tự, lo hương hỏa thì dành cho con út, chỉ có ngoài Bắc dành cho con cả, trong Nam người con lớn theo ngôi thứ 2 (anh hai, chị hai), không phải ngôi “cả” (anh cả, chị cả). Từ đường dân Nam Kỳ cũng chính là căn nhà ông bà để lại, còn miền Bắc thì phải có nhà thờ họ riêng.

Kịch bản truyền hình rất hời hợt, thà không làm chứ làm thì ẩu, nửa nạc nửa mỡ như ba rọi. Nhân vật thì sượng, ánh mắt thì giả tạo, lời thoại thì như đọc văn, thà không coi, dẹp, coi còn thêm tức.