Nghệ sĩ cải lương Thanh Tòng qua đời
Gương mặt gạo cội của sân khấu qua đời sáng 22/9/2016 tại nhà riêng ở TP HCM, hưởng thọ 68 tuổi.
Nghệ sĩ Thanh Tòng qua đời do tuổi cao sức yếu và mang bệnh thời gian qua. Lễ viếng nghệ sĩ diễn ra từ 21h ngày 22/9 tại nhà riêng ở huyện Bình Chánh, TP HCM. Lễ động quan lúc 6h15 ngày 24/9/2016. Sau đó, linh cữu được đưa đi an táng tại Nghĩa trang Gò Đen (huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
NSƯT Quế Trân - con gái Thanh Tòng - xác nhận tin cha mất tại nhà riêng vì bệnh tuổi già.
Nghệ sĩ Thanh Tòng sinh năm 1948 tại Sài Gòn. Ông là hậu duệ đời thứ tư trong gia tộc đến nay có sáu đời theo nghề hát cải lương tuồng cổ nổi tiếng ở miền Nam. Ông nội của Thanh Tòng là bầu Thắng, còn cha ông là nghệ sĩ Minh Tơ. Các tên tuổi như: Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long, Thành Lộc, đạo diễn Phượng Hoàng... là em cô cậu ruột của ông. Còn lớp diễn viên trẻ như: Tú Sương, Trinh Trinh, Thanh Thảo... là các cháu ông.
Từ nhỏ, Thanh Tòng được cha cho học tập cách hóa thân nhiều loại vai văn, võ trung, nịnh, lão, độc, mùi, giả nữ... để rèn luyện thành nghệ sĩ đa năng sau này. Năm 10 tuổi, ông đã diễn vai Lữ Bố trong đoàn Đồng ấu Minh Tơ cùng với các nghệ sĩ: Xuân Yến, Thành Phượng, Kim Hoàng (nghệ sĩ Bo Bo Hoàng ngày nay). Các ký giả Sài Gòn thời đó phong cho Thanh Tòng danh hiệu “thần đồng sân khấu”.
Năm 14 tuổi, Thanh Tòng học đàn cổ và những trích đoạn kinh điển. Năm 20 tuổi, ông gia nhập đoàn Minh Tơ và trở thành tác giả kịch bản nhiều vở tuồng như: Dưới cờ Tây Sơn, Thanh gươm và nữ tướng, Gió lộng bến Bình Than và con đường nghệ thuật của ông bắt đầu từ đây. Ông đã dàn dựng vở Bao Công vô lò gạch tra án Quách Hòe trên sân khấu Khánh Hồng - Minh Tơ như khởi nghiệp cho nghề đạo diễn về sau.
Ông để lại ấn tượng sâu sắc trong khán giả với nhiều vai diễn đa tính cách. Năm 1968, báo chí thời đó phong ông là “Vua cải lương Hồ Quảng”. Những vở Phạm Lãi - Tây Thi, Võ Tòng sát tẩu của ông được khán giả yêu thích...
Năm 2007, Thanh Tòng được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
NSND Thanh Tòng còn là thầy của nhiều nghệ sĩ cải lương như: Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Tú Sương...
Nghệ sĩ Thanh Tòng qua đời do tuổi cao sức yếu và mang bệnh thời gian qua. Lễ viếng nghệ sĩ diễn ra từ 21h ngày 22/9 tại nhà riêng ở huyện Bình Chánh, TP HCM. Lễ động quan lúc 6h15 ngày 24/9/2016. Sau đó, linh cữu được đưa đi an táng tại Nghĩa trang Gò Đen (huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
NSƯT Quế Trân - con gái Thanh Tòng - xác nhận tin cha mất tại nhà riêng vì bệnh tuổi già.
Nghệ sĩ Thanh Tòng sinh năm 1948 tại Sài Gòn. Ông là hậu duệ đời thứ tư trong gia tộc đến nay có sáu đời theo nghề hát cải lương tuồng cổ nổi tiếng ở miền Nam. Ông nội của Thanh Tòng là bầu Thắng, còn cha ông là nghệ sĩ Minh Tơ. Các tên tuổi như: Bạch Lê, Bạch Lựu, Bạch Lý, Bạch Long, Thành Lộc, đạo diễn Phượng Hoàng... là em cô cậu ruột của ông. Còn lớp diễn viên trẻ như: Tú Sương, Trinh Trinh, Thanh Thảo... là các cháu ông.
Từ nhỏ, Thanh Tòng được cha cho học tập cách hóa thân nhiều loại vai văn, võ trung, nịnh, lão, độc, mùi, giả nữ... để rèn luyện thành nghệ sĩ đa năng sau này. Năm 10 tuổi, ông đã diễn vai Lữ Bố trong đoàn Đồng ấu Minh Tơ cùng với các nghệ sĩ: Xuân Yến, Thành Phượng, Kim Hoàng (nghệ sĩ Bo Bo Hoàng ngày nay). Các ký giả Sài Gòn thời đó phong cho Thanh Tòng danh hiệu “thần đồng sân khấu”.
Năm 14 tuổi, Thanh Tòng học đàn cổ và những trích đoạn kinh điển. Năm 20 tuổi, ông gia nhập đoàn Minh Tơ và trở thành tác giả kịch bản nhiều vở tuồng như: Dưới cờ Tây Sơn, Thanh gươm và nữ tướng, Gió lộng bến Bình Than và con đường nghệ thuật của ông bắt đầu từ đây. Ông đã dàn dựng vở Bao Công vô lò gạch tra án Quách Hòe trên sân khấu Khánh Hồng - Minh Tơ như khởi nghiệp cho nghề đạo diễn về sau.
Ông để lại ấn tượng sâu sắc trong khán giả với nhiều vai diễn đa tính cách. Năm 1968, báo chí thời đó phong ông là “Vua cải lương Hồ Quảng”. Những vở Phạm Lãi - Tây Thi, Võ Tòng sát tẩu của ông được khán giả yêu thích...
Năm 2007, Thanh Tòng được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.
NSND Thanh Tòng còn là thầy của nhiều nghệ sĩ cải lương như: Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Tú Sương...