Nghệ sĩ Diệu Hiền hát sân chùa “kiếm gạo” nuôi thân!
(NLĐO) - Sau nhiều tháng rời xa sân khấu vì bệnh thấp khớp, đau tim, tuần qua, nghệ sĩ Diệu Hiền quay lại nghề diễn để kiếm tiền nuôi thân, nuôi con cháu. Tuy nhiên, nơi bà biểu diễn không còn là sân khấu với ánh đèn lấp lánh mà là sân chùa.
Một thời là nữ nghệ sĩ tài danh, góp mặt trong nhiều tuồng cải lương với các vai nữ tướng, tiểu thư cho đến người mẹ kham khổ, một nắng hai sương, đến nay, Diệu Hiền vẫn là cái tên ấn tượng trong lòng khán giả mộ điệu. Tuy nhiên, cuộc đời của bà nhiều chông gai, lắm đau khổ và đến nay hơn 70 tuổi, vẫn là trụ cột chính của gia đình. “Tôi vẫn bám nghề ca hát, mỗi ngày đi hát ở sân chùa kiếm gạo nuôi thân và nuôi con cháu” – Diệu Hiền tâm sự trong nước mắt.
Nhiều nghệ sĩ trẻ gọi bà là ngoại nhưng bước ra sân chùa cầm micro, nghệ sĩ Diệu Hiền lại mạnh mẽ với phong cách đào võ, chuyên ca dây kép (ca tông cao). Hẳn nhiên, ở tuổi của mình, việc hát tông cao khiến nghệ sĩ này mệt hơn nhưng đấy đã là phong cách từ lâu nay của bà, không thể thay đổi được. Đã trót mang kiếp “tằm”, bà nỗ lực “nhả tơ” phục vụ đời.
“Tôi nhớ đến bốn câu thơ mở đầu trong “Chinh phụ ngâm diễn ca” của Đặng Trần Côn: “Thưở trời đất nổi cơn gió bụi/ Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên/ Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gầy dựng cho nên nỗi này?”. Là nghệ sĩ, ai cũng muốn tạo nét đặc trưng để mỗi khi nhắc đến khán giả nhớ ngay mình. Tôi khoái ca dây kép vì tính ghét sự bi lụy, thích khí chất hào hùng của các nhân vật nam. Vì thế, mỗi khi tôi ca Tần Quỳnh khóc bạn, Trụ Vương thiêu mình, thấy phấn khởi trong lòng” – nghệ sĩ Diệu Hiền tâm sự.
Gắn với nghề hát hơn 55 năm, bà tâm nguyện luôn nhớ lời thầy là nghệ sĩ Hoàng Nô đã dạy: “Một nghệ sĩ chân chính là xem các vai mình diễn đều quan trọng ngang nhau. Không thể vì đó là vai nhỏ, vai phụ mà xao nhãng, không tập luyện chuyên cần để tạo dấu ấn đặc biệt cho vai đó!”. Vì thế, dẫu hiện tại hát ở sân khấu hay chỉ là sân chùa bình dị, bà luôn nỗ lực hết sức mình, cố gắng không phụ lòng khán giả.
Có thể nói thế hệ nghệ sĩ cải lương trước đây có bề dày vốn sống được đúc kết từ chính những bất hạnh đời mình, nên giọng ca, phong cách, nét diễn mang đặc trưng riêng. Với Diệu Hiền, bà cho rằng phong cách ca diễn có được từ đó đến nay đều xuất phát từ vốn sống qua bao năm tháng gắn bó với nghề.
“Một lần, má Bảy Phùng Há có nói với tôi: “Nghệ sĩ cần có tâm hồn sâu sắc, có cái nhìn nhạy cảm trước nỗi đau và niềm vui cũng phải khác với người thường. Bởi sự nhạy cảm đó sẽ giúp người nghệ sĩ thăng hoa trong sáng tạo, cảm xúc trong ca diễn”.
Bà kể: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà giáo nghèo ở Bạc Liêu. Cha tôi là ông Lâm Văn Cư mà bà con trong ấp quen gọi là giáo Cư. Năm tôi 14 tuổi, cha qua đời vì bạo bệnh, má tôi dẫn sáu con lên Sài Gòn tìm đường mưu sinh. Cả gia đình tôi sống trong chiếc ghe nhỏ đậu dưới gầm cầu Bến Bình Đông, quận 8. Có những đêm mưa nước ngập ghe, má ngồi che áo mưa cho anh em tôi ngủ. Có hôm, má ngủ gật suýt té xuống sông. Tôi nhiều lần bắt gặp má khóc trong những cơn mưa như thế. Nhưng bà không than thở, chỉ mong các con được ngủ ngon giấc. Hồi đó mẹ tôi đã làm đủ nghề, từ bán cóc, ổi, me chua đến làm tạp vụ trong chợ để nuôi cả nhà” – nghệ sĩ Diệu Hiền tâm sự.
Không thể đầu hàng số phận, nghệ sĩ Diệu Hiền nỗ lực học chữ bằng cách đứng bên ngoài lớp học lóm. Thầy dạy chữ nào, bà lấy cây que củi viết chữ cái đấy trên cát. Thấy bà siêng năng, thầy cảm động tặng tập, sách cho vào học. Tính tình tinh nghịch, bà yêu thích cải lương từ nhỏ, thường lấy áo dài của dì Tư mặc vào làm công chúa, lấy cái quạt của thím Ba phe phẩy cho giống bà hoàng trên sân khấu, lấy cây gậy của chú Năm làm kiếm, nghêu ngao ca vọng cổ suốt ngày. Có lúc, bà lấy cây chày gõ vào sạp thịt biểu diễn hết sức chuyên nghiệp.
Thường sau khi xong việc má giao, bà chạy đến đình làng xem người ta hát. Hồi đó, bà thường bị má đánh đòn vì cái tật mê đi coi hát nhưng rồi cuối cùng cũng cho theo nghề.
Nghệ sĩ Diệu Hiền may mắn được thầy cô là những bậc tiền bối: Phùng Há, Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nhiêu, Bảy Cao... truyền đạt kiến thức. Bà mang ơn thầy Hoàng Nô vì được ông dạy nghề từ năm 15 tuổi từ lúc về đoàn Hoa Sen.
Chọn chủ đề “Trao gửi nghiệp cầm ca” cho live show cuối cùng cách đây 7 năm, nghệ sĩ Diệu Hiền từng cho biết khi làm nghề, lao vào nghiệp hát, mục đích của bà là để lại điều gì đó cho thế hệ trẻ. Bà có nhiều học trò, trong đó có con gái Diệu Thanh, việc để lại những bài học kinh nghiệm cho con, cho thế hệ mai sau là việc cần làm. Sau live show cuối cùng không đồng nghĩa với việc giã từ sân khấu mà chỉ là sự đánh đấu cho hành trình dài theo đuổi nghề nghiệp của mình.
NS Diệu Hiền hiện nay và các bức ảnh lúc còn trẻ
Một thời là nữ nghệ sĩ tài danh, góp mặt trong nhiều tuồng cải lương với các vai nữ tướng, tiểu thư cho đến người mẹ kham khổ, một nắng hai sương, đến nay, Diệu Hiền vẫn là cái tên ấn tượng trong lòng khán giả mộ điệu. Tuy nhiên, cuộc đời của bà nhiều chông gai, lắm đau khổ và đến nay hơn 70 tuổi, vẫn là trụ cột chính của gia đình. “Tôi vẫn bám nghề ca hát, mỗi ngày đi hát ở sân chùa kiếm gạo nuôi thân và nuôi con cháu” – Diệu Hiền tâm sự trong nước mắt.
Nhiều nghệ sĩ trẻ gọi bà là ngoại nhưng bước ra sân chùa cầm micro, nghệ sĩ Diệu Hiền lại mạnh mẽ với phong cách đào võ, chuyên ca dây kép (ca tông cao). Hẳn nhiên, ở tuổi của mình, việc hát tông cao khiến nghệ sĩ này mệt hơn nhưng đấy đã là phong cách từ lâu nay của bà, không thể thay đổi được. Đã trót mang kiếp “tằm”, bà nỗ lực “nhả tơ” phục vụ đời.
“Tôi nhớ đến bốn câu thơ mở đầu trong “Chinh phụ ngâm diễn ca” của Đặng Trần Côn: “Thưở trời đất nổi cơn gió bụi/ Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên/ Xanh kia thăm thẳm từng trên/ Vì ai gầy dựng cho nên nỗi này?”. Là nghệ sĩ, ai cũng muốn tạo nét đặc trưng để mỗi khi nhắc đến khán giả nhớ ngay mình. Tôi khoái ca dây kép vì tính ghét sự bi lụy, thích khí chất hào hùng của các nhân vật nam. Vì thế, mỗi khi tôi ca Tần Quỳnh khóc bạn, Trụ Vương thiêu mình, thấy phấn khởi trong lòng” – nghệ sĩ Diệu Hiền tâm sự.
Gắn với nghề hát hơn 55 năm, bà tâm nguyện luôn nhớ lời thầy là nghệ sĩ Hoàng Nô đã dạy: “Một nghệ sĩ chân chính là xem các vai mình diễn đều quan trọng ngang nhau. Không thể vì đó là vai nhỏ, vai phụ mà xao nhãng, không tập luyện chuyên cần để tạo dấu ấn đặc biệt cho vai đó!”. Vì thế, dẫu hiện tại hát ở sân khấu hay chỉ là sân chùa bình dị, bà luôn nỗ lực hết sức mình, cố gắng không phụ lòng khán giả.
NS Diệu Hiền và thầy - soạn giả Viễn Châu trong hậu trường
TTVH quận Bình Thạnh - chương trình “60 năm tay đờn, tay viết”
TTVH quận Bình Thạnh - chương trình “60 năm tay đờn, tay viết”
Có thể nói thế hệ nghệ sĩ cải lương trước đây có bề dày vốn sống được đúc kết từ chính những bất hạnh đời mình, nên giọng ca, phong cách, nét diễn mang đặc trưng riêng. Với Diệu Hiền, bà cho rằng phong cách ca diễn có được từ đó đến nay đều xuất phát từ vốn sống qua bao năm tháng gắn bó với nghề.
“Một lần, má Bảy Phùng Há có nói với tôi: “Nghệ sĩ cần có tâm hồn sâu sắc, có cái nhìn nhạy cảm trước nỗi đau và niềm vui cũng phải khác với người thường. Bởi sự nhạy cảm đó sẽ giúp người nghệ sĩ thăng hoa trong sáng tạo, cảm xúc trong ca diễn”.
Bà kể: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà giáo nghèo ở Bạc Liêu. Cha tôi là ông Lâm Văn Cư mà bà con trong ấp quen gọi là giáo Cư. Năm tôi 14 tuổi, cha qua đời vì bạo bệnh, má tôi dẫn sáu con lên Sài Gòn tìm đường mưu sinh. Cả gia đình tôi sống trong chiếc ghe nhỏ đậu dưới gầm cầu Bến Bình Đông, quận 8. Có những đêm mưa nước ngập ghe, má ngồi che áo mưa cho anh em tôi ngủ. Có hôm, má ngủ gật suýt té xuống sông. Tôi nhiều lần bắt gặp má khóc trong những cơn mưa như thế. Nhưng bà không than thở, chỉ mong các con được ngủ ngon giấc. Hồi đó mẹ tôi đã làm đủ nghề, từ bán cóc, ổi, me chua đến làm tạp vụ trong chợ để nuôi cả nhà” – nghệ sĩ Diệu Hiền tâm sự.
NS Diệu Hiền và ca sĩ Lương Chí Cường
Không thể đầu hàng số phận, nghệ sĩ Diệu Hiền nỗ lực học chữ bằng cách đứng bên ngoài lớp học lóm. Thầy dạy chữ nào, bà lấy cây que củi viết chữ cái đấy trên cát. Thấy bà siêng năng, thầy cảm động tặng tập, sách cho vào học. Tính tình tinh nghịch, bà yêu thích cải lương từ nhỏ, thường lấy áo dài của dì Tư mặc vào làm công chúa, lấy cái quạt của thím Ba phe phẩy cho giống bà hoàng trên sân khấu, lấy cây gậy của chú Năm làm kiếm, nghêu ngao ca vọng cổ suốt ngày. Có lúc, bà lấy cây chày gõ vào sạp thịt biểu diễn hết sức chuyên nghiệp.
Thường sau khi xong việc má giao, bà chạy đến đình làng xem người ta hát. Hồi đó, bà thường bị má đánh đòn vì cái tật mê đi coi hát nhưng rồi cuối cùng cũng cho theo nghề.
NS Diệu Hiền và NS Quế Trân tại phim trường HTV
Nghệ sĩ Diệu Hiền may mắn được thầy cô là những bậc tiền bối: Phùng Há, Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nhiêu, Bảy Cao... truyền đạt kiến thức. Bà mang ơn thầy Hoàng Nô vì được ông dạy nghề từ năm 15 tuổi từ lúc về đoàn Hoa Sen.
Chọn chủ đề “Trao gửi nghiệp cầm ca” cho live show cuối cùng cách đây 7 năm, nghệ sĩ Diệu Hiền từng cho biết khi làm nghề, lao vào nghiệp hát, mục đích của bà là để lại điều gì đó cho thế hệ trẻ. Bà có nhiều học trò, trong đó có con gái Diệu Thanh, việc để lại những bài học kinh nghiệm cho con, cho thế hệ mai sau là việc cần làm. Sau live show cuối cùng không đồng nghĩa với việc giã từ sân khấu mà chỉ là sự đánh đấu cho hành trình dài theo đuổi nghề nghiệp của mình.
Lý giải nghệ danh Diệu Hiền Diệu Hiền tên là Lâm Thị Hiền, lúc đi hát do mê Minh Chí, bà lấy tên Minh Hiền. Năm 1960, đoàn Hoa Sen hát tại Đà Lạt vở “Hoa tàn trong âm vắng”, bà chỉ là cô bé đứng trong cánh gà ngâm thơ hậu trường, làm công việc kéo màn. Một hôm, nghệ sĩ Vân Khánh đóng vai chú tiểu trong vở này bị bệnh đột xuất, soạn giả Hoàng Khâm quyết định sửa kịch bản để bà có thể đóng vai ni cô. Đêm đó, bà được khán giả Đà Lạt khen ngợi và họa sĩ Mười Rây vẽ tên bà thật lớn trên băng-rôn quảng cáo sau đó là Diệu Hiền. “Đời nghệ sĩ không phải ai cũng được khán giả đặt tên cho mình” – bà tự hào nhắc lại. |