NSND Đinh Bằng Phi - nhà Hát bội học đất phương Nam
Một tài hoa hy hữu, một trong những nghệ sĩ tài danh quý hiếm của đất Nam Bộ -đó là những mỹ từ xứng đáng dành cho NSND Đinh Bằng Phi, với những cống hiến không mệt mỏi của ông trong ngành nghệ thuật Hát bội.Năm nay NSND Đinh Bằng Phi tròn 75 tuổi, nhưng đã có hơn 55 năm tuổi nghề với nhiều thăng trầm, sóng gió. Là người “ngoại đạo” đến với nghề, ông phải liên tục chấp nhận nhiều sức ép, thử thách lòng yêu nghề, sức chịu đựng đối với sự lựa chọn “bất thường”, thậm chí là điều cấm kỵ đối với gia đình…
Thành danh từ hoàn cảnh éo le
Ở ông, hội tụ những điều tưởng chừng nghịch lý: từ nhỏ ông rất mê truyện Tàu, mê xem Hát bội, tập sáng tác truyện ngắn, kịch bản tuồng Hát bội từ những năm còn học trung học và có nhiều tác phẩm được đăng báo, được dàn dựng và phát trên sóng phát thanh… Ông tốt nghiệp Trường Sư phạm Quốc gia Sài Gòn (năm 1959), làm thầy giáo dạy các môn văn, sử, địa, nhưng thích tìm hiểu về nghệ thuật Hát bội, dựng một số trích đoạn Hát bội tuồng lịch sử, dã sử cho học sinh và giáo sinh sư phạm, dịch một số tác phẩm truyện ngắn tiếng Pháp… Gia đình cấm kỵ, chối bỏ, thiếu cảm thông, nhưng trong giới làm nghề, ông lại được nhiều người nể trọng, bởi vốn kiến thức và niềm ham mê học hỏi không giới hạn.
Đinh Bằng Phi
Điều đặc biệt nữa ở ông là hiếm có tác giả sân khấu nào sau khi đã thành danh ở lĩnh vực sáng tác lại chuyển qua làm diễn viên biểu diễn. Nói vui là ông đến với nghề theo một quy trình ngược: từ làm thầy (thầy tuồng, tác giả) chuyển qua làm trò (diễn viên)…
Thời đó ít người trẻ nào am tường Hán học, cổ văn và biết nhiều điển tích như ông, nên từ năm 1969, ông được mời giảng dạy và làm chủ nhiệm lớp Hát bội - Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, sau đó được bầu làm thư ký Hội khuyến lệ cổ ca Sài Gòn (1969-1975), được mời làm giảng viên trường Đại học văn khoa -Cần Thơ về nghệ thuật sân khấu cổ Việt Nam (niên khóa 1974-1975)...
Năm 1971, ông lập Ban Hát bội Đinh Bằng Phi, quy tụ nhiều nghệ sĩ trẻ có tiềm năng: Kim Thanh, Ngọc Khanh, Ngọc Dung, Xuân Quan... Bây giờ họ đều là những tên tuổi của ngành Hát bội TP và đều được phong danh hiệu NSƯT. Ban hát tuy nhỏ nhưng đi diễn hầu hết các tỉnh thành, gây chú ý trong giới vì cống hiến cho khán giả hàng loạt vở tuồng dài, đặc sắc như: “Giang Tả cầu hôn”, “Sự tích Trần Huyền Trang”, “Cánh tay Vương Tá”, “Trưng Nữ Vương”...
Hơn 26 năm (từ 1977-2003), ông cộng tác với Đoàn Hát bội TP.HCM (nay là Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM), từ năm 1980 đến khi về hưu, ông giữ chức Phó đoàn, phụ trách chuyên môn.
Với vóc dáng nho nhã, gương mặt đẹp, ông đã đảm nhận trên 30 nhân vật vai kép văn, lão văn có tính cách hiền, trung quân, quan văn, các vai vua nhu nhược, mềm yếu... Thành công và ấn tượng nhất là các vai: Tử Trình (vở “Sơn Hậu”), Tư Đồ (“Phụng Nghi Đình”), Triệu Khuôn Dẫn (trong hai vở “Trảm Trịnh Ân” và “Lưu Kim Đính”), Trần Nhân Tôn (“Sát Thát”)...
Tận tụy, kiên trì đưa Hát bội đến công chúng trẻ
Sau Năm Đồ và Thành Tôn, Đinh Bằng Phi là cái tên thứ ba trong làng Hát bội TPHCM được vinh dự nhận danh hiệu NSND do Nhà nước phong tặng, tính đến thời điểm cuối tháng 11/2011. Nếu như hai nghệ sĩ tiền bối Năm Đồ và Thành Tôn, nghề Hát bội đã ăn sâu vào máu từ thuở chưa lọt lòng và vốn nghề có được do lưu truyền qua nhiều đời thì với NSND Đinh Bằng Phi, có được vốn nghề là cả một cuộc đời phấn đấu học hỏi, nặng lòng với bộ môn nghệ thuật truyền thống này.
NSND Đinh Băng Phi đã vuợt qua rất nhiều khó khăn, thử thách; ông tự tin, từ tốn và lặng lẽ khẳng định mình; cũng như tìm mọi cách để lưu giữ vốn quý của nghệ thuật Hát bội. Ở cương vị nào, tác giả, đạo diễn, diễn viên, nghiên cứu, cố vấn nghệ thuật, thuyết trình viên…, ông luôn làm việc tận tụy với một lòng say nghề không thay đổi.
Là người “ngoại đạo”, không phải “con nhà nòi”, song tất cả những khó khăn có thể làm nản lòng bất cứ ai muốn theo nghề Hát bội, lại không thể cản bước Đinh Bằng Phi. Nhận thức rõ khoảng cách của một “tay ngang” đến với nghề hát, nên ông đã tận tâm tận lực học hỏi, tiếp xúc với nhiều nghệ nhân, nhà nghiên cứu nổi tiếng như Huỳnh Khắc Dung, Mai Thọ Truyền, Trần Văn Hương, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Quý, và các nghệ sĩ tài danh: Ba Út, Năm Đồ, Hai Nhỏ, Năm Sa Đéc, kép Hữu Thoại, Minh Tơ, Thành Tôn...; trao đổi, nghiên cứu để xóa dần khoảng cách. NSND Đinh Bằng Phi đã trở thành người góp công lớn trong việc đúc kết một cách có hệ thống niêm luật, kỹ năng, trình thức biểu diễn của Hát bội.
Có thể nói, ông là người đã góp phần lớn tạo nên cái gạch nối giữa sân khấu và lý luận, bởi trong ông có cả tư chất của người diễn viên lẫn nhà nghiên cứu. Bằng các tác phẩm của mình, ông góp phần dung hòa giữa nghệ thuật có tính ước lệ cao, những động tác cách điệu, cách nói lối, ca ngâm đầy âm sắc với ngôn ngữ Hán văn và những cách thể hiện được biến giải nhẹ nhàng hơn (có thể gọi là “cách tân”) để Hát bội dễ xem hơn, dễ hiểu hơn.
Bên cạnh đó, ông còn góp phần đưa Hát bội đến gần công chúng trẻ. Từ năm 1970-1975, ông đã làm một cuộc “cách mạng nho nhỏ” khi đưa nghệ thuật Hát bội đến trường học, cổ xúy Hát bội bằng việc thuyết minh, phân tích, giảng dạy về cái đẹp của nghệ thuật Hát bội. Tuy nhiên, công việc này bị gián đoạn cho đến giữa thập niên 90, khi thấy khán giả Hát bội sa sút nghiêm trọng, một lần nữa, ông đã tìm mọi cách đưa Hát bội đến công chúng trẻ. Bằng các buổi biểu diễn trích đoạn, thuyết trình miễn phí về nghệ thuật hóa trang, nghệ thuật diễn xuất,… qua những minh họa cụ thể ở từng bộ diễn, khiến cho Hát bội từ chỗ xa lạ trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, khơi gợi sự yêu thích trong khán giả trẻ. Từng có nhận xét “đó là cách hay nhất để bộ môn nghệ thuật dân tộc cổ truyền đến với khán giả trẻ”.
Người phát hiện và đánh giá chính xác tài năng của Đinh Bằng Phi, mở ra hướng đi mới cho ông chính là nhà nghiên cứu - Giáo sư Hoàng Châu Ký, một bậc thầy của nghệ thuật Hát bội. Khoảng năm 1986, giáo sư Hoàng Châu Ký vào TP.HCM tìm hiểu về Hát bội Nam Bộ, nhưng hầu hết nghệ sĩ mà ông từng tiếp xúc chỉ có nghề mà không có lý luận. Họ diễn xưa sao - nay vậy, nghề dạy nghề; chưa kể trình độ học vấn của đa số nghệ sĩ thời ấy thường rất thấp, thậm chí có người còn mù chữ... Vì vậy, khi giáo sư gặp Đinh Bằng Phi, ông đã rất sửng sốt, khâm phục. Trong các cuộc họp, hội thảo, giáo sư đánh giá Đinh Bằng Phi rất cao. Sau đó, giáo sư Trần Văn Khê, NSND Phạm Thị Thành, NSND Trọng Khôi, nhà nghiên cứu Mịch Quang, Bửu Tiến,… cũng gặp gỡ và đều rất trân trọng Đinh Bằng Phi. Ông được mời đi diễn, đi dạy, đi nói chuyện, tham gia hội thảo, được mời dàn dựng, làm cố vấn nghệ thuật... Báo chí viết về “người ngoại đạo” Đinh Bằng Phi rất nhiều, trân trọng ông như một nhà “Hát bội học” hiếm hoi của đất phương Nam.
Thành danh từ hoàn cảnh éo le
Ở ông, hội tụ những điều tưởng chừng nghịch lý: từ nhỏ ông rất mê truyện Tàu, mê xem Hát bội, tập sáng tác truyện ngắn, kịch bản tuồng Hát bội từ những năm còn học trung học và có nhiều tác phẩm được đăng báo, được dàn dựng và phát trên sóng phát thanh… Ông tốt nghiệp Trường Sư phạm Quốc gia Sài Gòn (năm 1959), làm thầy giáo dạy các môn văn, sử, địa, nhưng thích tìm hiểu về nghệ thuật Hát bội, dựng một số trích đoạn Hát bội tuồng lịch sử, dã sử cho học sinh và giáo sinh sư phạm, dịch một số tác phẩm truyện ngắn tiếng Pháp… Gia đình cấm kỵ, chối bỏ, thiếu cảm thông, nhưng trong giới làm nghề, ông lại được nhiều người nể trọng, bởi vốn kiến thức và niềm ham mê học hỏi không giới hạn.
Đinh Bằng Phi
Điều đặc biệt nữa ở ông là hiếm có tác giả sân khấu nào sau khi đã thành danh ở lĩnh vực sáng tác lại chuyển qua làm diễn viên biểu diễn. Nói vui là ông đến với nghề theo một quy trình ngược: từ làm thầy (thầy tuồng, tác giả) chuyển qua làm trò (diễn viên)…
Thời đó ít người trẻ nào am tường Hán học, cổ văn và biết nhiều điển tích như ông, nên từ năm 1969, ông được mời giảng dạy và làm chủ nhiệm lớp Hát bội - Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, sau đó được bầu làm thư ký Hội khuyến lệ cổ ca Sài Gòn (1969-1975), được mời làm giảng viên trường Đại học văn khoa -Cần Thơ về nghệ thuật sân khấu cổ Việt Nam (niên khóa 1974-1975)...
Năm 1971, ông lập Ban Hát bội Đinh Bằng Phi, quy tụ nhiều nghệ sĩ trẻ có tiềm năng: Kim Thanh, Ngọc Khanh, Ngọc Dung, Xuân Quan... Bây giờ họ đều là những tên tuổi của ngành Hát bội TP và đều được phong danh hiệu NSƯT. Ban hát tuy nhỏ nhưng đi diễn hầu hết các tỉnh thành, gây chú ý trong giới vì cống hiến cho khán giả hàng loạt vở tuồng dài, đặc sắc như: “Giang Tả cầu hôn”, “Sự tích Trần Huyền Trang”, “Cánh tay Vương Tá”, “Trưng Nữ Vương”...
Hơn 26 năm (từ 1977-2003), ông cộng tác với Đoàn Hát bội TP.HCM (nay là Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM), từ năm 1980 đến khi về hưu, ông giữ chức Phó đoàn, phụ trách chuyên môn.
Với vóc dáng nho nhã, gương mặt đẹp, ông đã đảm nhận trên 30 nhân vật vai kép văn, lão văn có tính cách hiền, trung quân, quan văn, các vai vua nhu nhược, mềm yếu... Thành công và ấn tượng nhất là các vai: Tử Trình (vở “Sơn Hậu”), Tư Đồ (“Phụng Nghi Đình”), Triệu Khuôn Dẫn (trong hai vở “Trảm Trịnh Ân” và “Lưu Kim Đính”), Trần Nhân Tôn (“Sát Thát”)...
Tận tụy, kiên trì đưa Hát bội đến công chúng trẻ
Sau Năm Đồ và Thành Tôn, Đinh Bằng Phi là cái tên thứ ba trong làng Hát bội TPHCM được vinh dự nhận danh hiệu NSND do Nhà nước phong tặng, tính đến thời điểm cuối tháng 11/2011. Nếu như hai nghệ sĩ tiền bối Năm Đồ và Thành Tôn, nghề Hát bội đã ăn sâu vào máu từ thuở chưa lọt lòng và vốn nghề có được do lưu truyền qua nhiều đời thì với NSND Đinh Bằng Phi, có được vốn nghề là cả một cuộc đời phấn đấu học hỏi, nặng lòng với bộ môn nghệ thuật truyền thống này.
NSND Đinh Băng Phi đã vuợt qua rất nhiều khó khăn, thử thách; ông tự tin, từ tốn và lặng lẽ khẳng định mình; cũng như tìm mọi cách để lưu giữ vốn quý của nghệ thuật Hát bội. Ở cương vị nào, tác giả, đạo diễn, diễn viên, nghiên cứu, cố vấn nghệ thuật, thuyết trình viên…, ông luôn làm việc tận tụy với một lòng say nghề không thay đổi.
Là người “ngoại đạo”, không phải “con nhà nòi”, song tất cả những khó khăn có thể làm nản lòng bất cứ ai muốn theo nghề Hát bội, lại không thể cản bước Đinh Bằng Phi. Nhận thức rõ khoảng cách của một “tay ngang” đến với nghề hát, nên ông đã tận tâm tận lực học hỏi, tiếp xúc với nhiều nghệ nhân, nhà nghiên cứu nổi tiếng như Huỳnh Khắc Dung, Mai Thọ Truyền, Trần Văn Hương, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Quý, và các nghệ sĩ tài danh: Ba Út, Năm Đồ, Hai Nhỏ, Năm Sa Đéc, kép Hữu Thoại, Minh Tơ, Thành Tôn...; trao đổi, nghiên cứu để xóa dần khoảng cách. NSND Đinh Bằng Phi đã trở thành người góp công lớn trong việc đúc kết một cách có hệ thống niêm luật, kỹ năng, trình thức biểu diễn của Hát bội.
Có thể nói, ông là người đã góp phần lớn tạo nên cái gạch nối giữa sân khấu và lý luận, bởi trong ông có cả tư chất của người diễn viên lẫn nhà nghiên cứu. Bằng các tác phẩm của mình, ông góp phần dung hòa giữa nghệ thuật có tính ước lệ cao, những động tác cách điệu, cách nói lối, ca ngâm đầy âm sắc với ngôn ngữ Hán văn và những cách thể hiện được biến giải nhẹ nhàng hơn (có thể gọi là “cách tân”) để Hát bội dễ xem hơn, dễ hiểu hơn.
Bên cạnh đó, ông còn góp phần đưa Hát bội đến gần công chúng trẻ. Từ năm 1970-1975, ông đã làm một cuộc “cách mạng nho nhỏ” khi đưa nghệ thuật Hát bội đến trường học, cổ xúy Hát bội bằng việc thuyết minh, phân tích, giảng dạy về cái đẹp của nghệ thuật Hát bội. Tuy nhiên, công việc này bị gián đoạn cho đến giữa thập niên 90, khi thấy khán giả Hát bội sa sút nghiêm trọng, một lần nữa, ông đã tìm mọi cách đưa Hát bội đến công chúng trẻ. Bằng các buổi biểu diễn trích đoạn, thuyết trình miễn phí về nghệ thuật hóa trang, nghệ thuật diễn xuất,… qua những minh họa cụ thể ở từng bộ diễn, khiến cho Hát bội từ chỗ xa lạ trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn, khơi gợi sự yêu thích trong khán giả trẻ. Từng có nhận xét “đó là cách hay nhất để bộ môn nghệ thuật dân tộc cổ truyền đến với khán giả trẻ”.
Người phát hiện và đánh giá chính xác tài năng của Đinh Bằng Phi, mở ra hướng đi mới cho ông chính là nhà nghiên cứu - Giáo sư Hoàng Châu Ký, một bậc thầy của nghệ thuật Hát bội. Khoảng năm 1986, giáo sư Hoàng Châu Ký vào TP.HCM tìm hiểu về Hát bội Nam Bộ, nhưng hầu hết nghệ sĩ mà ông từng tiếp xúc chỉ có nghề mà không có lý luận. Họ diễn xưa sao - nay vậy, nghề dạy nghề; chưa kể trình độ học vấn của đa số nghệ sĩ thời ấy thường rất thấp, thậm chí có người còn mù chữ... Vì vậy, khi giáo sư gặp Đinh Bằng Phi, ông đã rất sửng sốt, khâm phục. Trong các cuộc họp, hội thảo, giáo sư đánh giá Đinh Bằng Phi rất cao. Sau đó, giáo sư Trần Văn Khê, NSND Phạm Thị Thành, NSND Trọng Khôi, nhà nghiên cứu Mịch Quang, Bửu Tiến,… cũng gặp gỡ và đều rất trân trọng Đinh Bằng Phi. Ông được mời đi diễn, đi dạy, đi nói chuyện, tham gia hội thảo, được mời dàn dựng, làm cố vấn nghệ thuật... Báo chí viết về “người ngoại đạo” Đinh Bằng Phi rất nhiều, trân trọng ông như một nhà “Hát bội học” hiếm hoi của đất phương Nam.
NSND Đinh Bằng Phi đã sáng tác, chuyển thể gần 40 kịch bản, ông đã dựng một số tác phẩm và đã có gần chục giải thưởng sân khấu, có thể kể: “Trần Bình Trọng tuẫn tiết”, “Cánh tay Vương Tá”, “Ngọc Kỳ Lân xuất thế”, “Thần nữ dâng ngũ linh kỳ”, “Xử án Bàng Quý Phi”, “Nguyễn Trãi nhập Đông Quan”, “Chất ngọc không tan” (viết chung với tác giả Trương Huyền), “Chuyện tình bảy núi” (viết chung với tác giả Nguyên Hùng), “Bông hồng núi Nưa” (viết chung với tác giả Hoài Linh tức Tư Trương), “Đào Mai tương ngộ” (viết chung với tác giả Trương Huyền), “Bạch Viên - Tôn Các” (viết chung với tác giả Nhất Phương), “Án chứng vết son môi” (chung với TG Lê Thanh Hoài), “Cọp biển”, “Dũng khí Đặc Đại Độ” (chung với Nhà văn Ngọc Linh), “Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà” (chung với tác giả Đức Hiền), “Người cáo” (chung với tác giả Lê Duy Hạnh)... Ngoài ra, ông còn viết sách nghiên cứu: ''Nhìn về sân khấu Hát bội Nam Bộ'' (năm 1995), được xem là một trong số ít viên gạch xây nền móng nghiên cứu lịch sử Hát bội Nam Bộ. |