Chúng ta thấy gì, qua những lần Việt Nam Sử Lược được tái bản trong nước?
Sau lần xuất bản đầu tiên năm 1920, Việt Nam Sử Lược được tái bản nhiều lần cho chúng ta thấy ảnh hưởng mạnh mẽ và xuyên suốt của một sử phẩm trong thế kỷ XX và XXI qua tất cả những chế độ khác nhau kể cả đối kháng nhau.
Thời Pháp thuộc, sáchđược xuất bản năm 1920và tái bản một lần trong nhữngnăm 1926 (QuyểnThượng) và 1928 (Quyển Hạ).Thời quốc gia Việt Nam với BảoĐại làm quốc trưởng, sáchđược tái bản 3 lần trongnhững năm 1949, 1951, và 1954.
VNSL tái bản lần thứ nhất, Quyển Hạ, 1928 (Kho sách TAT).
Ngoàira, sau năm 1975, mộtsố nhà xuất bản tư nhân tại hảingoại đã lợi dụng sự sụpđổ của Việt Nam Cộng Hoà màtự do in lại bộ sách nên chúng tôi khôngthể kiểm chứng hết số lần táibản.
Đặcbiệt, thời Đảng Cộng Sản nắmchính quyền thì số phận của ViệtNam Sử Lược đượcđối xử rất mâu thuẫn, tỏ lộtính không nhất quán thường thấy trongngành sử học mác-xít, vốn có xuhướng thay đổi quan điểm theotừng giai đoạn khác nhau.
Trước hết là giaiđoạn kết án
Tronggần nửa thế kỷ, từ thập niên 1950đến thập niên 1990, giới cán bộSử Học miền Bắc liên tục kếtán tác phẩm vàphỉ báng tác giả.
TrầnHuy Liệu, viên viện trưởng đầu tiên củaViện Sử Học đồng thời làBộ Trưởng Bộ Tuyên Truyền trong chínhphủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, ngay năm 1955khi từ chiến khuvề thủ đô Hà Nội đãkết án nặng nề tác phẩm vàtác giả qua bài viết tựa đề “Bóctrần quan điểm thực dân và phong kiếntrong quyển Việt-nam sử lượccủa Trần-trọng-Kim.” (Nghiên Cứu VănSử Địa, số 6, tháng 3-4.1955).
VNSL tái bản lần thứ ba 1951 (Kho sách TAT).
Sauđó năm 1964, NghiênCứu Lịch Sử xét “Vài nét về tìnhhình sử học miền Nam hiện nay” trongsố 61 (4.1964, tt. 6-12) để “tácchiến chống những sử gia phảnđộng ở miền Nam.” Tác giả bàiviết, mộtngười tên Đinh Việt Nam nào đó,mệnh danh “giới sử học thờiViệt Nam Cộng Hoà là bè lũ tay saiđế quốc Mỹ, bè lũ Mỹ-Diệm”(trang 6). Về cá nhân thì Nguyễn Phươngcó “một thứ luận điệu vô sỉ,giọng lưỡi bịp bợm lập lạinhận định của Trần Trọng Kim trong ViệtNam Sử Lược” (trang 7), và ƯngTrình đã “tô son trát phấn cho mụTừ Dụ” (trang 9), còn Phan Xuân Hoàthì “có luận điệu vu cáo xảo trá,uốn lưỡi cú diều biện chính choviệc đế quốc Mỹ xâm nhập miền Nam” (trang 10).
Đến thập niên 1980thì Văn Tạo, một viện trưởngkhác của Viện Sử Học lên gân năm 1981: “...nhữngngười làm công tác sử họcViệt Nam đã bóc trần các quanđiểm sử học thực dân phong kiếntrong một số sách lịch sử do bọnbồi bút thực dân biên soạn, mà tiêu biểulà cuốn Việt Nam sử lược củaTrần Trọng Kim.” Xin xem Văn Tạo, “Khoa HọcLịch Sử Việt Nam Trong Mấy Chục Năm Qua”trong Sử Học Việt Nam Trên ĐườngPhát Triển, Hà Nội, nxb Khoa Học XãHội, 1981, tr. 22-23.
Cuốithập niên 1980 thì một lần nữa, VănTạo nhắc lại “quan điểm sửhọc phản động của Trần Trọng Kim”trong bài “30 năm tạp chí Nghiên CứuLịch Sử và sự cống hiếncủa nhà sử học Trần Huy Liệu” trên NCLSsố 3+4 (246-247), 1989, tr. 3.
Vậyđó, cả một quá trình thông tin tuyêntruyền để phỉ báng sử gia TrầnTrọng Kim nói riêng và giới sửhọc Việt Nam Cộng Hoà nói chung kéodài suốt nửathế kỷ.
Giaiđoạn thoát khỏi chính sách thông tin tuyêntruyền
Bắtđầu từ thập niên 1990, độc giảkhông còn thấy ai trong giới sử họcHà Nội công kích hay kết án Việt Nam SửLược nữa. Đến năm1994 thì Hội KhoaHọc Lịch Sử cho xuất bản một chuyênsan. Đó là Xưa&Nay.
Là hai cơ quan ngôn luận của haithực thể khác nhau, Xưa&Naykhácvới Nghiên Cứu Lịch Sử vềnội dung lẫn đối tượng.
Nộidung của nguyệt san Nghiên Cứu LịchSử (Viện Sử Học) là tiếngnói chuyên nghiệp với những bàiviết có tính cách hàn lâm, đủ cảcước chú thư mục và dài hàng5-7 trang hay hơnnữa. Tính cách khô khan của nội dung NghiênCứu Lịch Sử chính lànhững lý thuyết, nhận định, vàhướng dẫn cho giới nghiên cứuvà giảng dạy sử học Hà Nộiphục vụ chính trị, ở đây phảinói rõ là sử học mác-xíttức thông tin tuyên truyền.
Xưa&Nay(HộiKhoa Học Lịch Sử) trái lại, là bánnguyệt san mà đối tượng làđại chúng có nhu cầu học sửvà ham thích đọc sử. Bài trong Xưa&Nayrất ngắn, khoảng 2-3 trang màthường là ngắn hơn nữa. Bêncạnh một số bài có tính cách nghiêncứu là những mẩu hồi ký, nhữngphát hiện mới kể cả nhữnglượm lặt một hai chi tiết vềbiến cố hay nhân vật mà có ngườitình cờ chứng kiến hay tham dự ghilại. Nội dung trong Xưa&Nayvìthế nhẹ nhàng, ngắn gọn, và dễđọc, nhất là vì bài thường cóhình ảnh lịch sử kèm theo.
Vềphương diện chính trị, Nghiên CứuLịch Sử chuyên chở bài vởcủa các tác giả thuộc Viện SửHọc. Tác giả ngoại quốc đa số không aikhác hơn là người Liên Xô vớinhững bài chủ yếu dạy cách viếtsử mác-xít, thường ký tên éplép hay cốp rốp, như Bi-ri-u-cô-vích,Cốt-xơ-min-ski. Giu-cốp, Gu-Lư-Ga, Kôvachenkô, Lê-vi-ski, Phêđôxêép,Ô-de-rốp, Pi-gu-lép-scai-a, Pô-chê-khin, Taratuta,Tikhvinski,Xin-kô-li-kin, Y-a-xun-sky...
CònXưa&Naylàsân chơi của Hội Khoa Học Lịch Sử khira biển lớn thời Đổi Mới,là nơi không còn phải kiêng cử vìchủ trương và những định kiếnta-địch suốt từ thập niên 1950 đến cuối thập niên 1980,và là nơi mở ra cho tiếng nói củangười trong và ngoài nướcđược hội tụ. Do đó, nội dung của Xưa&Naygồm nhiều bài của nhiều tác giảphương Tây và người gốc Việttại hải ngoại.
Pháp, như Raymond Aubrac, ClaudeBlanchemaison, Georges Boudarel, Pierre Brocheux, Michel Cartier, MichelCassagnes, Francoise Chandernagor, Philippe Chaplain, Jean Chesneaux, GeorgeCodominas, Jean Cusso, Jacques Dalloz, René de Clère, J.C. Demariaux, Georges Duby,Philippe le Failler, Charles Fourniau, Philippe Franchini, Jean-MichetGaillard, Gilles de Gantès, Paulette Girard, Christopher E. Goscha,Mathieu Guérin, Andrew Hardy, Daniel Hémery, Génin Hugo,Alfred Kroeber, Philippe Langlet, Charles Macdonal, France Mangin, AndréMenras, Xavier Monthéard, Patrice Morlat, Jean Lacouture, Philippe Papin,Jacques Paviot, Pascal Picq, Lean-Claude Pomonti, IgnacioRamonet, Alain Ruscio, GérardSasges, Oliver Tessier, Vincent Thierry, Pierre Thomas, LéonVandermeersch... Mỹ, nhưLady Borton, Peter DeCaro, William J. Duiker, Jason Gibbs, David Halberstam,Stanley Karnow, JeanKean, David Marr, O'Harrow, A. Patti, J.R. Starobin, Keith Taylor, BradleyThomson (sic!)... Đức, như Heinz Schutte. Hà Lan, như John Kleinen. Ý, như Blamcamaria Fontana. LiênXô, như I.B. Bukharkin, D.V. Deopik, Vadim Kozinop, B.N. Saplin, A.A.Sokolov... Iran, như Yousef Madjizadeh. Úc, như John Caldwell,Andrew Higgins, Alex Leonard, Carthlyle Thayer. Tân Tây Lan, như AllisonI. Diem. Nhật, như Kawaguchi Kenichi, Nishimura Masanari, TakamasaSaito, Eto Shinkichi, Izumi Takahashi, Yoshiharu Tsuboi. Mông Cổ,như Li Tana. Đại Hàn, như Jae Hyun, Lee Keum Yeop,Choi Ki Young... Indonesia, như Asvi Warman Adam. Singapore, nhưPhilip Taylor.
Vàđặc biệt nhất là các tácgiả gốc Việt. Ở Pháp, có NguyễnThế Anh, Nguyễn Bá Lăng, Nguyễn Thị ChânQuỳnh, Đinh Trọng Hiếu, Phan Thị Minh Lễ,Trịnh Văn Thảo... Ở Hoa Kỳ, cóKiều Quang Chẩn, Nguyễn Duy Chính, NguyễnTà Cúc, Bùi Minh Đức (?), Lê Xuân Khoa,Đàm Trung Pháp, Hồ Huệ Tâm, Hồ BạchThảo, Tạ Chí Đại Trường,Đỗ Đình Tuân (?), Trần Anh Tuấn... Ở Canada,có Vĩnh Sính. Ở Úc, có NguyễnHưng Quốc.
Từnăm 2004,Xưa&Nayđã có bài catụng lương tâm và phẩm cách củamột kẻ sĩ-học giả tức TrầnTrọng Kim trong bài “Trần Trọng Kim trong góckhuất của lịch sử” của Hà Vinh (XNsố 212, tháng 5.2004, tr. 11-13).
Tácgiả đã công phu tìm hiểu cặn kẽthân thế Trần Trọng Kim và ca tụng côngcuộc chấn hưng nền quốc học củasử gia họ Trần qua những bộ QuốcVăn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư,tác phẩm Nho Giáo, Phật Giáo, LãoGiáo... cũng như công trình vun đắpvăn hoá dân tộc của Cụ qua các tácphẩm Đường Thi, Việt Thi, TruyệnThúy Kiều...
VềViệt Nam Sử Lược, tác giảHà Vinh trang trọng giới thiệu như mộtsử phẩm có giá trị được nhiềuthế hệ ưa thích vì nó vừa côđọng vừa cụ thể, hấp dẫn vàcó tính phê phán. Điều rấtđặc biệt là trong bài viết này, HàVinh đã tiết lộ rằng lãnh tụHồ Chí Minh của họ đã đọc ViệtNam Sử Lược để họcsử.
“BácHồ” đã thế, thử hỏi giớicán bộ chuyên về sử lớp đầutiên như Nguyễn Văn Huyên, Trần ĐứcThảo, Trần Văn Giáp, Nguyễn Khánh Toàn,Đào Duy Anh... đọc gì để học thôngsử của dân Việt? Rồi lớp sau nhưĐinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, TrầnQuốc Vượng nữa?
Thựctế trong những thập niên 1940-1950 thì sách ViệtNam Sử Lược dễ đọc, dễhiểu, và nhất là dễ tìm. Ngoài ViệtNam Sử Lược ra thì chỉ cònnhững bộ sách chữ Hán, chữPháp khó đọc, khó hiểu, và nhấtlà khó tìm trong hoàn cảnh làng quê haynúi rừng là những chiến khu củaĐảng Cộng Sản Việt Nam!
TrongXưa&Nay số346(12.2009), một tác giả là Mai KhắcỨng đã nhận định Trần TrọngKim là “một người viết sửrạch ròi, phân minh... một học giả có nhâncách...” Mai Khắc Ứng còn cho biếtchính thầy học của ông, Trần QuốcVượng, đã rỉ tai khuyên ông tìmđọc Việt Nam Sử Lược.
TrầnQuốc Vượng là một trong “TứTrụ TriềuĐình,” gồm các giáo sưĐinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, vàTrần Quốc Vượng. Hai ngườiĐinh Xuân Lâm (1925-2017) và Trần Quốc Vượng(1934-2005) đã mất, giáo sư Hà VănTấn hiện yếu mệt, tay run viết rấtkhó khăn. Chỉ còn lại giáo sư Phan HuyLê, người can đảm viết rõ chuyện viênviện trưởng Viện Sử Học TrầnHuy Liệu bịa đặt ra nhân vật lịchsử Lê Văn Tám để thông tin tuyên truyền.Xin xem: “Về câuchuyện Lê Văn Tám” trong Xưa&Naysố 340 (9.2009), tr. 8-11. Bài viết đó củagiáo sư Phan Huy Lê cho thấy, bên cạnh vai trò cán bộ đảng viênnặng nề trong bài viết, độc giảvẫn nhận ra thấp thoáng hình ảnh củamột sử gia!
Liệugiáo sư Lê cótiếp tục can đảm -theo truyền thốngcủa gia tộc Phan Huy- nói rõ “số phận”của sử phẩm Việt Nam SửLược dưới chế độCộng Sản, sau khi đã tuyên bố, nguyên văntrong bài Lê Văn Tám vừa dẫn, trang 11: “Đốivới sử học, tôn trọng sựthật, tìm ra sự thật, xác minh sựthật là một nguyên tắc cao cả thuộcvề phẩm chất và chức năng củanhà sử học”?
TrướcPhan Huy Lê hai năm, năm 2007, Tạ Ngọc Liễn trong Viện Sử Họcđã có bài
“Sử học Việt Nam nửađầu thế kỷ XX và nhữngđặc điểm của nó” trong NghiênCứu Lịch Sử số 8(2007, tr. 11-20). Trong bài này, tác giả xác định PhanBội Châu làngười mở đầu cho nền sửhọc mới ở Việt Nam, vì cụviết Việt Nam Vong Quốc Sử in năm1905, và Việt Nam Quốc Sử Khảo in năm1909.
Nhậnđịnh này theo cùng nếp suy nghĩ củamột tác giả người Pháp là GeorgesBoudarel trước đó 40 năm, năm 1969 trongtạp chí France-Asie (Bài “Phan Boi Chau et lasociété Vietnamienne de son temps,” France-Asie số 4).
Nhưngbản chất của hai quyển sách này khôngphải là nghiên cứu sử học, màlà tài liệu thông tin có mục đíchchống Pháp, khích động niềm tựhào dân tộc đồng thời phơi ra ánhsáng nỗi nhục của người dân mấtnước để thúc đẩy đồngbào, nhất là thanh niên, đứng lênđánh đuổi bọn thực dâncướp nước. Huống chi hai tập ViệtNam Vong Quốc Sử và Việt Nam QuốcSử Khảo đều là sách viếtbằng chữ Tàu và xuất bản bênTàu (quyển trước) bên Nhật (quyển sau).Chưa kể Việt Nam Vong Quốc Sửcòn có sự tham dự nặng nềcủa ngòi bút Lương Khải Siêu.
Điều đáng ngạc nhiên,là càng về sau cho đến tận kếtluận của bài viết, Tạ Ngọc Liễncàng ca tụng Việt Nam Sử Lược.
Nào là “uyên bác vàvững chắc trong học thuật... khiếnchúng ta không thể không kính phục.” Nào là“Nếu thống kê các tác phẩm thuộc vềsử học được viết trongnửa đầu thế kỷ XX... sách thôngsử chỉ có một bộ là Việt NamSử Lược.” Nào là “Trong nhiềunăm qua, những người yêu thíchsử vẫn tìm đọc Việt NamSử Lược, khen ngợi tácphẩm này, với lý do đơn giản,đây là một bộ sử có nhiềusử liệu, nhiều sự kiện lịchsử, ít những lời bình tánmang tính chủ quan...” Nào là “Việt NamSử Lược không chỉ là bộ thôngsử đầu tiên mà còn là bộ thôngsử viết bằng chữ QuốcNgữ đầu tiên ở nước ta.”Nào là “... ngoài thái độ cẩnmật, nghiêm túc ra, tác giả (tứcTrần Trọng Kim) cònnêu cao tinh thần khách quan, tôn trọng sựthật lịch sử được ghi chépở sử cũ.”
Kết luận của Tạ NgọcLiễn là ngòi bút viết sử TrầnTrọng Kim đã hoàn tất “việc tìmkiếm tư liệu, giám định, hiệuchỉnh sử liệu, khôi phục sự kiện,tạo dựng lại bức tranh lịchsử một cách khách quan, không tô vẽlịch sử theo chủ quan của mình.”
Thật là những nhậnđịnh -đúng ra là những sự catụng- rất cụ thể và hết sức chitiết.
Cái khéo của ngòi búthọ Tạ ở Hà Nội là ông không dànhnhững phẩm chất cao quí củangười viết sử cho riêng Trần TrọngKim, vì bên cạnh sử gia họ Trần ôngkèm tên tuổi của nhiều người theoĐảng Cộng Sản Việt Nam, là TrầnVăn Giáp, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn VănTố, Đào Duy Anh, và Hoàng Xuân Hãn. Vàbên cạnh Việt Nam Sử Lượclà Le Bouddhisme en Annam des Origines au XIIIè Siècle(TrầnVăn Giáp, 1932), Les Chants Alternés des Garcons et desFilles en Annam (Nguyễn Văn Huyên, 1933), Sử Ta SoVới Sử Tầu (Nguyễn Văn Tố,trong tạp chí Tri Tân,1941-44), Việt Nam Văn Hoá Sử Cương(Đào Duy Anh, 1938), Lý Thường Kiệt(Hoàng Xuân Hãn, 1949), vân vân.
Năm2012, trên tạp chí Nghiên Cứu LịchSử, Phan Trọng Báu viết bài “Vàinét về bộ sách giáo khoa bậc sơhọc của Trần Trọng Kim” nhằm đónggóp ý kiến cho giới soạn sáchgiáo khoa hiện thời (NCLS, số 7, 2012, tr. 60-67).
Nhưngđó chính là dịp cho tác giả PhanTrọng Báu trong Viện Sử Học ca tụnghọ Trần là “... người sâu sắccựu học vững vàng tân học... vănphong thống nhất, trong sáng và dễ hiểu...Sách giáo khoa do Trần Trọng Kim chủ biênđã có tính dân tộc rất cao...nhằm nêu gương sáng về đạođức cần kiệm liêm chính tu thân tề giatrị quốc... Nhóm biên soạn đứngđầu là Trần Trọng Kim xứngđáng được đánh giá caolà những nhà sư phạm sáng giá,những nhà biên soạn sách giáo khoa mẫumực...”
Thậtkhác với thái độ hung hăng bóctrần bồi bút thực dân phong kiến TrầnTrọng Kim của Trần Huy Liệu, việntrưởng Viện Sử Học trong thập niên1950, và Văn Tạo, viện trưởng ViệnSử Học trong thập niên 1980.
Năm 2014, Xưa&Nay đănglại bài “Lịch sử sự thật vàsử học” của Hà Văn Tấn. Đâythực ra là bài viết đãđược phổ biến từ năm 1988và Xưa&Nay đã đăng lạinăm 1994, đến nay đăng lại lầnthứ ba (XN số445,tháng 3.2014, trang 5-7) như một bản tự phêvề cách viết sử một chiều củachế độ mà xã hội nay đãđến giai đoạn phải “nhìn thẳngvào sự thật và viết đúngsự thật.”
Đâychính là phản ứng của một tríthức về -ngôn từ của chính tácgiả- “nỗi đau nội tâm, bị tê tái bịdằn vặt lâu năm” trong một xã hộimà “mọi sự thật bị che đậy haybị xuyên tạc.” Và toà soạn tạp chí Xưa&Nayđăng lại thêm một lần nữa như tuyênngôn, hơn thế nữa, như tôn chỉ củagiới sử học Việt Nam bây giờ,cũng có nghĩa là chứng tỏ tínhchuyên nghiệp của họ khi ra biển lớnđể gặp giới sử học quốctế.
Tiếptheo tiếng nói của giáo sư Hà VănTấn, giáo sư Vũ Dương Ninh lên tiếngtrong bài “Vị trí của môn Lịch Sửtrong nền giáo dục phổ thông. Hiện trạngvà giải pháp” phổ biến trong Xưa&Naysố 465, tháng 11.2015, trang 8-10. Nhà giáo VũDương Ninh than trách chuyện trong và̉ichục năm qua, Bộ Giáo Dục và ĐàoTạo Hà Nội đã đối xử, nguyênvăn, “không đúng đắn, thiểu côngbằng, có phần tùy tiện...” Ba tínhcách này được tác giả liệtkê chi tiết, gồm sự việc môn sử khônglà môn thi chính thức trong chương trìnhthi tốt nghiệp phổ thông, môn sử vàđịa bị quy định luân phiên, năm nay thi mônsử thì năm sau thi môn địa, rồi mônsử là môn thay thế và tự chọn,nghĩa là học sinh có thể chọn thi mônngoại ngữ hay môn sử, hoàn toàn khôngbắt buộc phải học. Cuối cùng, theochương trình mới của Bộ GiáoDục và Đào Tạo Hà Nội thìngày nay môn sử mất cả chính cái tênriêng vì nó phải nằm trong một cái tênlạ lùng đậm chất tuyên truyền ápđặt, là “Công dân với tổ quốc.”
Vàsau khi Vũ Dương Ninh ghi lại những saitrái của nước Tầu gồm tưtưởng bá quyền, ngụy tạođường lưỡi bò trên BiểnĐông, dạy cho Việt Nam một bài học năm1979... thì tác giả kết luận, nguyên văn: “NhưngViệt Nam đã giữ một thái độim lặng đến khó hiểu vềnhững sự kiện trên.”
Đâylà tiếng nói trái chiều đốivới đảng cầm quyền và nhànước Việt Nam hiện nay. Nhưng ởmột phương diện khác, đó làtiếng nói đồng cảm với giới tríthức gốc Việt trong Thế GiớiTự Do, vốn biết tính chất củachủ nghĩa Cộng Sản và chính thểCộng Sản từ lâu, trừ vàingười xuất thân từ đại họcPháp như Nguyễn Mạnh Tường, TrầnĐức Thảo, và Hoàng Xuân Hãn!
Đến số Xuân Bính Thìn 2016thì Xưa&Nay đi rất xatrong công cuộc tôn trọng những giá trị tinhthần không những của Trần Trọng Kim màcòn của cả những sinh hoạt văn hoáthời Việt Nam Cộng Hoà, cụ thểlà của Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc TráchVăn Hoá. Đó là bài của tácgiả Nguyễn Duy Long ca tụng việc tìm kiếmvà gìn giữ các thư tịch cổ quaviệc Phủ này cuối năm 1971đã thươnglượng để thu hồi bộ ĐạiNam Thực Lục Chính Biên Đệ ThấtKỷ viết về thời KhảiĐịnh (1916-1925) lưu lạc sang Singapore. Bài có tựađề “Dấu vết một bộ sử ký,”trang 72-73.Một chi tiết trong bài cầnnói lại cho chính xác, là tên vị GiámĐốc Viện Khảo Cổ VNCH lúc ấy làkiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, chứkhông phải Bá Lang.
Còn bộ Việt NamSử Lược đượcgiới thiệu trang trọng trong bài “ViệtNam Sử Lược bộ tín sửđầu tiên soạn bằng tiếng Việt”của Trần Văn Chánh nơi trang 80-82.
Chỉđọc tựa đề của bài viếtcũng đã thấy nội dung bài viết tônkính Trần Trọng Kim đến mức nào.Chi tiết “đầu tiên” và chi tiết “soạnbằng tiếng Việt” là những chitiết về sự kiện. Và chi tiết “bộtín sử” là sự khẳngđịnh chân giá trị của tác phẩmvà tác giả.
Kếtluận của Trần Văn Chánh về Việt NamSử Lược là “... một bộtín sử có phong cách trình bàyngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu dễnhớ, sinh động và hấp dẫn nhất từtrước đến nay” (trang 80). Còn TrầnTrọng Kim là “tiếng nói của lương trinhà sử học” (trang 81).
Hainhận định này hẳn đã đủphủ định mấy chục năm chính quyềnHà Nội kết án “sách phản động,cấm lưu hành”với ngôn từ trấn áp của bạoquyền.
Bài viết của Trần VănChánh ngắn gọn nhưng đầy đủvới thái độ điềm tĩnh vàchững chạc của một tác giả luốngtuổi miền Nam. Tuy Trần Văn Chánh mớixuất hiện trên Xưa&Nay, nhưngđã có bài trên tạp chí NghiênCứu và Phát Triển từ năm 2013cũng về TrầnTrọng Kim.
* *
Đáng chú ý lànhững lần tái bản bộ sách củanhà xuất bản Kim Đồng. Đầu tiênlà lần tái bản tháng 7.2016, khổ nhỏ14cm x 22.5cm và in thành hai tập, bìa mỏng.
Cơ sở này đã quítrọng sách Việt Nam Sử Lượcđến độ cho nhân viên sang Pháp gặp giađình Trần Trọng Kim để xin phéptái bản. Dĩ nhiên cung cách hành xửnày chỉ tỏ bầy sự tôn kính tácgiả họ Trần vì bản quyền sáchđã không còn hiệu lực, và thân nhân duynhất còn lại của cụ Trần là bàTrần Thị Diệu Chương suốt đờisống bên Pháp nên không hiểu rõ việc làmcủa thân phụ cũng như chỉ có kiếnthức giới hạn về lịch sử dânViệt. Bằng chứng là bộ sửcùa thân phụ bà chỉ tái bản cóbốn (4) lần, bị bà viết sai thành năm(5) lần. Cái sai của bà Trần Thị DiệuChương dẫn xuất từ cái bìasách in năm 1954 ghi “In lần thứ năm,” mà bà không biết rằng,hoặc chính thân phụ bà hoặc nhàxuất bản, đã tính tổng cộng một(1) lần in đầu tiên và bốn (4) lần táibản. Thêm một bằng chứng nữa,là trong “Mấy Lời Nói Đầu chocuốn Việt Nam Sử Lược doTrần Thị Diệu Chương viết, bàđã nhầm Quốc Sử Quán triềuNguyễn thành “Quốc Sử Giám!” Lỗi này đãđược sửa lại trong ấn bảncủa nhà xuất bản Kim Đồng sau đónửa năm.
Thật vậy, tháng 2.2017,Kim Đồng lại tái bảnbộ sách một cách rất trang trọng, khổlớn 16cm x 24cm, bìa cứng, mệnh danh là“Bản Đặc Biệt.” Bản đặcbiệt này có thêm bài “Trần Trọng Kim,nhà giáo dục tâm huyết, chính trị giabất đắc dĩ” của ba tác giảNguyễn Quốc Tín, Nguyễn Như Mai, Nguyễn HuyThắng và một “Bảng Chỉ Mục.” Danhxưng mới này không gì khác hơn làSách Dẫn, được chế tác thay chotừ ngữ “Sách Dẫn” của “MỹNgụy” chăng?
VNSL bản đặc biệt, nxb Kim Đồng, 2017 (Kho sách TAT).
Trong “Lời Nhà Xuất Bản”của Kim Đồng trong hai năm 2016 và 2017, họ khẳng định họ intheo nguyên tác bản in năm 1954 là bảnin đầy đủ, chính xác nhất,đã được tác giả chỉnhsửa trước khi mất. Nhưng ngay sauđó, họ tuyên bố, nguyên văn: “...những cách viết, cách trình bầy theokiểu cũ đều được chữacho phù hợp với cách viết củatiếng Việt hiện tại... Những chỉnhsửa này đã được giađình tác giả cho phép.”
Thứnhất, văn thể của nguyên tác trong thếkỷ XX đã bị “chỉnh sửa” thànhvăn thể đầu thế kỷ XXI có thểnói là một “tội ác” với tácgiả và với độc giả.
Vớitác giả, Trần Trọng Kim đâu có lốiviết và sử dụng ngôn ngữ củangười Hà Nội hôm nay như trong sáchtái bản?!
NhàLý trong nguyên tác của ngòi bút TrầnTrọng Kim đã bị “chỉnh sửa” thànhnhà Lí. Rồi Hồ Quí Ly thành HồQuý Li, nghĩa là Y trong nguyên tác bị “chỉnhsửa” thành I, mà ngược lại, Itrong nguyên tác bị “chỉnh sửa” thànhY!
Văncổ trong nguyên tác là “nước bể khônrửa sạch mùi” trong Bình Ngô Đại Cáođã bị “chỉnh sửa” thành “nướcbể không rửa sạch mùi” khiến hơivăn trở thành non nớt quê mùa!
Vớiđộc giả, sự hào hứng, bấtngờ, và mới mẻ khi đọc mộtbản văn trước thời đạicả 100 năm đâu còn nữa?!
Thứđến, chuyện “được sự chophép của gia đình về chuyện sửađổi” chỉ là... chuyện vui, làm chođẹp mọi bề, mà không có giá trịchuyên nghiệp!
Mộtbản in lại khác, cũng chính là bản công phu nhất là bản incủa nhà xuất bản Văn Học liên kếtxuất bản và phát hành với công tyNhã Nam đầu năm2017 (Hưng Yên, 2017, 530 tr.).
VNSL bản in của Văn Học&Nhã Nam, 2017 (Kho sách TAT).
Thứđến, bản in này có cả “Thể lệbiên tập,” là động tác chuyên nghiệpcủa một cơ sở xuất bản. Đángtiếc là phần này lại vướngvào mâu thuẫn nội tại khi đặt raLệ số 2: “quy cách viết hoa đượcđiều chỉnh... xóa bỏ các dấunối...” mà tiếp ngay sau lại ghi, nguyên văn, “khôngcó bất kỳ một sự can thiệp nàolàm thay đổi nội dung cũng như câuchữ của tác giả!”
Thứba, bản in này có hình bìa của lần inđầu tiên năm 1920, bìa bản in TậpThứ Nhất lần thứ hai năm 1926, vàbìa bản in lần thứ ba năm 1949.
Thứtư, bản in này được nhóm biêntập bốn người Nguyễn Anh Vũ, La KimLiên, Nguyễn Thu Hà, và Trần Văn Chánhlập thêm Bảng Từ Vựng đểgiúp các thế hệ trẻ bây gìờ thôngsuốt những từ ngữ Hán Việtkhó hiểu trong Việt Nam SửLược.
Vàcuối cùng, nhóm biêntập thêm phần Sách Dẫn rất công phu dàitới 38 trang. Chỉ một chi tiết nhỏ, làtại sao danh xưng ngắn, chính xác, lạiquen thuộc là “Sách Dẫn” được ghinơi đầu sách lại bị thay bằngcái định nghĩa của Sách Dẫn, là “Bảngtra tên người-tên đất-tên sách” nơicuối sách?
* *
Còn trong nước, ViệnSử Học phát hành bộ thông sử 15quyển năm ngoái. VàHội Khoa Học Lịch Sử đang hợpsoạn một bộ thôngsử khác 30 quyển.
Bộtrước do 30 người soạn, bộ saucó hơn 250 người!
Phải chăngnghiên cứu sử cũng nằm trong tràolưu “lập kỷ lục” trong xã hội Việt Namngày nay, khởi đầu với nhữngtổng tập, như Hoàng Xuân Hãn (1998, 1,415 trang),Nguyễn Khánh Toàn (1999, 1,483 trang), Phạm VănĐồng (2002-2006, 1,708 trang), Trần Văn Giàu (2006,1,881 trang), Nguyễn Phan Quang (2006, 1407 trang)...?
Nhưng dùcó lập được kỷ lục về lượngvới số người soạn và số trang in, thìgiá trị về chất của sản phẩmmà Hội Khoa Học Lịch Sử Hà Nộiđang hợp soạn sẽ ra sao, vì ai cóthể bảo đảm rằng tập thể hơn250 soạn giảđều là những người cóthực học thực tài?!