Nàng Thơm chợ Đào
Hôm nay tôi tìm Ðồn Rạch Cát (Cốc), một đồn lính Tây có từ trăm năm, đây cũng là một di tích lịch sử. Ðồn thuộc địa phận huyện Cần Ðước nhưng chính xác nơi nào thì không ai biết. Từ Long An theo quốc lộ 1 đi Tân Trụ, qua phà Nhật Tảo, về Cần Ðước, một người bà con nói với tôi như thế. Lộ trình nghe đơn giản mà đường đi thật cam go. Phà Nhật Tảo chỉ dành riêng cho xe máy và người đi bộ, rẽ trái ngay chợ Tân Trụ, con đường đất rải đá, lỗ chỗ ổ trâu, bụi tung mịt mù. Phải bịt mặt suốt 30km, cho đến lúc ra lộ nhựa lớn của thị trấn Cần Ðước.
Cách trung tâm Cần Ðước không xa, có ngôi chợ tên Chợ Ðào. Tôi hỏi người qua đường: “Có phải Chợ Ðào nổi tiếng gạo thơm?”. Ðúng là quê quán “Nàng Thơm Chợ Ðào”. Chợ nằm bên con kênh đào ăn thông với kênh Xóm Bồ chảy qua xã Mỹ Lệ, huyện Cần Ðước.
Hầu hết các chợ VN tại Cali đều quảng cáo gạo Nàng Thơm Chợ Ðào, loại gạo ngon mà người Việt quốc nội cũng như hải ngoại đều ưa thích. Nói về gạo, Việt Nam xưa nay vẫn nổi tiếng gạo ngon và nhiều chủng loại, sản lượng kể như nhất nhì về xuất cảng so với các nước trong khu vực.
Một gia đình bán gạo ở phố Ðoàn Thị Ðiểm (Hà Nội) cho tôi biết, gạo ngon hiện nay rất đắt (April 2008), giá gạo lên hàng ngày do biến động thị trường. Vừa bán ra, chưa kịp mua vào, giá đã tăng, nhà buôn chạy muốn hụt hơi. “Mạnh vì gạo bạo vì tiền”, đúng không sai. Ngày trước, miền Bắc ưa chuộng Gạo Tám Xoan Hải Hậu (Nam Ðịnh): thơm dẻo, ngọt gạo, bây giờ giống đã lai, ít ai ăn, người ta chuyển sang ăn gạo Thái, gạo Bắc Hương Hải Phòng. Gạo Thái Sài Gòn giá vừa phải, hiện cũng có gạo ngon là Dự Lùn mỗi năm chỉ một vụ, gạo mới thơm dẻo nhưng để lâu thì dở, gạo Nàng Thơm Chợ Ðào ngon hàng đầu nhưng hiếm. Một lần đến chơi tôi thấy chị chủ nhà cân gạo cho khách theo lối pha trộn nhiều thứ với nhau, hỏi tại sao, chị cho biết: “Gạo ngon giá cao quá, gạo rẻ khó ăn, khách yêu cầu trộn gạo nhiều giá khác nhau để có thứ ăn được mà vừa túi tiền”.
Ngày nay trên thị trường có quá nhiều loại gạo, đếm không xuể: Gạo Tám Thái, Lài Sữa, Huyết Rồng, Thơm Lài, Thơm Mỹ, Thơm Ðài Loan, gạo Sơ Ri, Lúa Miên, Chim Rơi...vv. Khó mà nói cho hết hương vị khác nhau của các loại gạo. Nhưng gạo Nàng Thơm Chợ Ðào vẫn là gạo nổi tiếng nhất đối với người Việt quốc nội cũng như hải ngoại.
Theo sử liệu, Cần Ðước được khẩn hoang từ hơn 300 năm trước. Thời ấy, xã Mỹ Lệ chỉ mấy gia đình, rồi phát triển lên dần, ngày nay Mỹ Lệ của Chợ Ðào gồm có 3 đình làng: Vạn Phước, Long Mỹ, Mỹ Lệ. Mỹ Lệ là nơi sinh ra Nàng Thơm Chợ Ðào.
Do mức độ phát triển vẫn không thoát khỏi tình trạng nông nghiệp sơ khai, việc cày cấy chỉ mới qua gia đoạn máy móc phần nào thôi, nên Nàng Thơm Chợ Ðào, chỉ nghe tiếng mà ít ai biết mặt.
Tôi rẽ vào Chợ Ðào, tìm chỗ dựng xe rồi dạo quanh một vòng. Chợ không lớn, có một đình chợ, có khoảng đất rộng chung quanh, người mua kẻ bán thoải mái bày hàng, không phải trật tự thứ lớp. Nhiều mặt hàng trái ngược nhau được dọn sát bên nhau. Cá thịt rau dưa, vải vóc quần áo, chè cháo bánh trái...Có loại cá nhỏ bằng ngón tay, đen như than, chị bán cá cho biết đấy là cá bống dừa, kho khô ăn rất ngon. Tôi lấy máy ra chụp trong lúc chị bán cá nài nỉ: “Mua giùm đi chú, kho ngon lắm, cá bống dừa hiếm lắm. Mua giùm mở hàng cháu”. Tôi không biết nói sao, phải chi chị thông cảm tình cảnh tôi như các bạn đọc thì đỡ biết mấy. Cá, dù cá bống dừa mà mang theo với máy móc thì ra cái gì. Tôi lí nhí cho qua chuyện để rút lui. Cá nhỏ tí lại đen như than, tôi liên tưởng đến gà ác, loại gà đen từ lông đến thịt, nhiều chất bổ dưỡng thường được hầm với thuốc Bắc. Trong khu phố cổ ở Hà Nội món “gà tần”, “bồ câu tần” bán nhiều và rẻ, 18 nghìn một con (chỉ 1$ mấy cent). Bồ câu hay gà ác nhét vào lon nước ngọt với các vị thuốc Bắc rồi hấp như hấp bánh bao. Khách vào, chị bán hàng mở vung khói thơm bốc lên, con gà được lôi ra bát cho khách. Mọi việc trước mắt rất hấp dẫn, nhưng bên trong thực sự có những gì chẳng ai biết. Có hỏi thì cũng chỉ biết toàn thứ bổ dưỡng. Một đôi lần tôi hay tẩm bổ món này, sau nghiệm ra không thứ gì ở VN mà không chứa chất độc hại nên thôi. Cứ dùng những món thông thường mình kiểm soát được để giảm phần rủi ro.
“Gạo Cần Ðước nước Ðồng Nai” là câu cửa miệng xưa nay để ca ngợi đặc sản vùng này. Nhưng ở đời có gì là tuyệt đối, có gì giữ mãi được giá trị chính thống! Văn minh khoa học làm thay đổi đời sống con người, tất nhiên suy nghĩ và tâm tính cũng biến theo, xấu đi hoặc tốt hơn tùy thuộc vào nền văn hóa giáo dục của từng xứ sở. Lịch sử nhân loại thế kỷ qua đã biến đổi như thế nào ai cũng biết. Có những điều một thời được tung hô, ca ngợi hết mình, nay không còn ai nhắc nhở đến nữa. “Ði tìm cái tôi đã mất”(1) là tâm trạng của một người cuối đời mới biết mình nhầm. Dù biết thực giả nhưng không phải ai cũng dễ dàng đổi cách suy nghĩ của mình, cho nên thị trường vẫn còn chuyện mua gian bán lận. Nàng Thơm Chợ Ðào giả đã làm nhiều người thất vọng, dù mua ngay tại Chợ Ðào. Một bài báo trong nước kể chuyện một bà cán bộ về tận Chợ Ðào mua gạo Nàng Thơm, khi nấu lên, cơm nhạt hơn gạo “nàng thường”.
Thấy tôi tra hỏi về gạo, có người tưởng tôi tìm gạo thơm, họ bảo muốn mua qua bên kia cầu có nhà máy gạo, nơi sản xuất Nàng Thơm Chợ Ðào. Một bà tỏ ra sành sỏi nói nhỏ với tôi: “Chú không phân biệt được gạo Nàng Thơm, rất dễ bị nhầm”. Hỏi phân biệt thế nào, bà bảo khó lắm phải chuyên môn mới biết. “Hạt gạo Nàng thơm Chợ Ðào có điểm trắng đục pha hồng nằm ở giữa, người địa phương gọi là “hột lựu”, và chỉ gạo vùng Mỹ Lệ mới có, Nàng Thơm nơi khác thì không”. Sao có chuyện lạ đó, đến nay vẫn chưa ai trả lời được. Theo địa phương cho biết, toàn xã Mỹ Lệ có chừng 1.000 ha trồng lúa Nàng Thơm, nhưng diện tích để trồng đúng loại lúa khó tính này, cũng chỉ 400 ha. Nàng Thơm trở nên quí hiếm là điều dễ hiểu. Nhưng tại sao “nhà nước ta” không mở rộng diện tích trồng để tăng sản lượng? Có thể đầu tư “cày cấy” không lời bằng đầu tư “xây dựng” chăng!
Dưới thời phong kiến, hễ nơi nào có hoa quả thơm ngon thì thường được dành để “tiến Vua”. Hưng Yên ngày nay vẫn còn “cây nhãn tiến Vua”, cây nhãn nổi tiếng quả lớn ngon ngọt đặc biệt. Lần đi tìm Phố Hiến, tôi đến dưới gốc nhãn này, tiếc không gặp mùa nên không biết nhãn ngon cỡ nào. Cây nhãn mấy trăm năm nay phải có trụ chống đỡ. Gạo Nàng Thơm Chợ Ðào dưới thời Vua Minh Mạng cũng được xếp vào loại “gạo tiến Vua”. Người ta còn kể ở HongKong có tiệm cơm của người Tàu Chợ Lớn, đắt khách nhờ treo biển “Cơm Gạo Nàng Thơm Chợ Ðào”. Nàng Thơm Chợ Ðào có giá như thế nên ngay cả nơi không làm ra gạo Chợ Ðào cũng đăng ký xin độc quyền thương hiệu gạo này. Theo báo Lao Ðộng (trong nước) vừa rồi Cục Sở Hữu Trí Tuệ VN cấp giấy chứng nhận cho Hợp Tác Xã Dịch Vụ Nông Nghiệp xã Mỹ Lệ được độc quyền nhãn hiệu “Gạo Nàng Thơm Chợ Ðào” thì phát hiện thương hiệu này đã được chính phủ Mỹ cấp cho công ty Cong Nguyen Inc. ở Oklahoma từ năm 2002. Sở Công nghệ tỉnh Long An định nhờ một văn phòng luật sư Mỹ kiện lấy lại thương hiệu. Nhưng phía luật sư cho biết lệ phí 50 nghìn đô mà không chắc thắng. Dư luận lại cho rằng gạo Chợ Ðào sản lượng mỗi năm chỉ 200 nghìn tấn chưa đủ dùng trong nước, vậy có thắng cũng chẳng làm gì. Ðã nghèo, trình độ kém nên thủ phận cho yên, mấy vụ rồi bày đặt ra tòa án quốc tế để thua lỗ dài dài. Luật VN khác với thế giới, họ làm sao hiểu. Nếu mọi vụ kiện mà xử tại VN thì “chiến thắng ắt về ta”.
Tôi tạm rời Chợ Ðào đi tìm Ðồn Rạch Cốc (Rạch Cát). Ngay chỗ đường lộ vào “Nhà Trăm Cột”(2), rẽ trái về Rạch Cát, con đường nửa đất nửa đá, tuy không khó đi như đoạn từ phà Nhật Tảo đi Cần Ðước, nhưng mỗi khi có xe ngược chiều là phải hít bụi đỏ bay mù. Thôn quê thỉnh thoảng có chút màu sắc thị thành cũng làm cho bà con chòm xóm vui lây, một đám cưới đang diễn ra trên đường làng. Họ nhà trai đơn giản mấy mâm quả, các cô các cậu áo quần mới mẻ màu sắc sáng rực, tươi cười bê mâm quả như đi dự hội làng, không có vẻ gì bệ vệ lễ nghi như các cụ ngày xưa. Khách đi đường dừng chân trầm trồ chỉ chỏ... Tôi cũng bấm một tấm hình trong khi chờ đám cưới đi qua.
Con đường về đồn Rạch Cát xuyên qua một cánh đồng, nhà cửa hai bên không nhiều nhưng cũng có một vài quán “Cà phê vườn”, nhìn vào biết là loại cà phê có “thư giãn”, quán có nhiều chòi tranh nho nhỏ riêng để khách dễ tâm tình.
Cuối con đường là đồn Tây ngày trước. Càng gần đồn, cảnh càng hiu quạnh, không thấy một ai qua lại, tôi hơi ớn, nhất là đã đến gần cửa đồn mà cảnh vẫn lạnh tanh. Chợt có anh bộ đội lùa một đàn dê đi qua, tôi chận hỏi ngay:
- Anh ơi, tôi muốn vào thăm đồn Rạch Cát, làm sao anh?
- Không vào được chú ơi, doanh trại quân đội không cho vào đâu.
- Tôi thấy trong sách bảo đồn là di tích lịch sử nên mới lặn lội tìm.
- Năm ngoái có cho năm nay cấm rồi.
- Vậy thì tiếc quá.
Anh chăn dê nhìn tôi nói nhỏ: “Ðồn lính có gì mà đi coi”. Tôi tần ngần giây phút, từ xa chụp cảnh đồn thấp thoáng sau bóng cây, gọi là cho có chứ chẳng thấy gì là di tích, tôi lui nhanh kẻo nhỡ họ cho mình là “thằng địch” dọ thám thì rầy rà lắm, lúc ấy có bao nhiêu “di tích” cũng chẳng tích sự gì. Chuyện thật giả, phải trái đôi khi không có giá trị trong nhiều hoàn cảnh ở xứ mình. Mọi chuyện đều tùy thuộc sở thích và ý muốn của người đang có quyền mà thôi. Ngay cả những chuyện tày đình đưa ra tòa mà kết cục như trò đùa(3).
Lúc quay ra gặp một bà già, tôi hỏi thêm cho chắc, bà xác nhận: “Năm rồi nó cho khách vô coi, năm nay nó cấm”. Trên đường về ngang qua cánh đồng trên chợ Ðào, gặp cảnh cấy lúa khá hay, hàng hàng lớp lớp màu sắc hồn nhiên đan xen, tôi dừng lại ghé vào nhà bên đường mượn chiếc ghế để có tầm nhìn cao hơn. Chủ nhà cho biết lúa đang cấy chính là Nàng Thơm Chợ Ðào. Hỏi khác thế nào với lúa thường, anh nói, mạ Nàng Thơm mập cây và lớn cao hơn. Chụp ảnh xong thì trời kéo mây và bắt đầu mưa. Tôi chuẩn bị các thứ rồi chạy thẳng về Sài Gòn, mặc cho mưa càng lúc càng to. Một ngày biết được nhiều thứ, những thứ tuy thông thường nhưng có tìm hiểu mới thấy nhiều điều thú vị đậm nét quê hương. Hôm nay còn được tấm ảnh “mùa cấy”, một tác phẩm ưng ý mới có lần đầu. Rong chơi đây đó mà như vậy cũng là vui rồi.
Cách trung tâm Cần Ðước không xa, có ngôi chợ tên Chợ Ðào. Tôi hỏi người qua đường: “Có phải Chợ Ðào nổi tiếng gạo thơm?”. Ðúng là quê quán “Nàng Thơm Chợ Ðào”. Chợ nằm bên con kênh đào ăn thông với kênh Xóm Bồ chảy qua xã Mỹ Lệ, huyện Cần Ðước.
Hầu hết các chợ VN tại Cali đều quảng cáo gạo Nàng Thơm Chợ Ðào, loại gạo ngon mà người Việt quốc nội cũng như hải ngoại đều ưa thích. Nói về gạo, Việt Nam xưa nay vẫn nổi tiếng gạo ngon và nhiều chủng loại, sản lượng kể như nhất nhì về xuất cảng so với các nước trong khu vực.
Một gia đình bán gạo ở phố Ðoàn Thị Ðiểm (Hà Nội) cho tôi biết, gạo ngon hiện nay rất đắt (April 2008), giá gạo lên hàng ngày do biến động thị trường. Vừa bán ra, chưa kịp mua vào, giá đã tăng, nhà buôn chạy muốn hụt hơi. “Mạnh vì gạo bạo vì tiền”, đúng không sai. Ngày trước, miền Bắc ưa chuộng Gạo Tám Xoan Hải Hậu (Nam Ðịnh): thơm dẻo, ngọt gạo, bây giờ giống đã lai, ít ai ăn, người ta chuyển sang ăn gạo Thái, gạo Bắc Hương Hải Phòng. Gạo Thái Sài Gòn giá vừa phải, hiện cũng có gạo ngon là Dự Lùn mỗi năm chỉ một vụ, gạo mới thơm dẻo nhưng để lâu thì dở, gạo Nàng Thơm Chợ Ðào ngon hàng đầu nhưng hiếm. Một lần đến chơi tôi thấy chị chủ nhà cân gạo cho khách theo lối pha trộn nhiều thứ với nhau, hỏi tại sao, chị cho biết: “Gạo ngon giá cao quá, gạo rẻ khó ăn, khách yêu cầu trộn gạo nhiều giá khác nhau để có thứ ăn được mà vừa túi tiền”.
Ngày nay trên thị trường có quá nhiều loại gạo, đếm không xuể: Gạo Tám Thái, Lài Sữa, Huyết Rồng, Thơm Lài, Thơm Mỹ, Thơm Ðài Loan, gạo Sơ Ri, Lúa Miên, Chim Rơi...vv. Khó mà nói cho hết hương vị khác nhau của các loại gạo. Nhưng gạo Nàng Thơm Chợ Ðào vẫn là gạo nổi tiếng nhất đối với người Việt quốc nội cũng như hải ngoại.
Theo sử liệu, Cần Ðước được khẩn hoang từ hơn 300 năm trước. Thời ấy, xã Mỹ Lệ chỉ mấy gia đình, rồi phát triển lên dần, ngày nay Mỹ Lệ của Chợ Ðào gồm có 3 đình làng: Vạn Phước, Long Mỹ, Mỹ Lệ. Mỹ Lệ là nơi sinh ra Nàng Thơm Chợ Ðào.
Do mức độ phát triển vẫn không thoát khỏi tình trạng nông nghiệp sơ khai, việc cày cấy chỉ mới qua gia đoạn máy móc phần nào thôi, nên Nàng Thơm Chợ Ðào, chỉ nghe tiếng mà ít ai biết mặt.
Tôi rẽ vào Chợ Ðào, tìm chỗ dựng xe rồi dạo quanh một vòng. Chợ không lớn, có một đình chợ, có khoảng đất rộng chung quanh, người mua kẻ bán thoải mái bày hàng, không phải trật tự thứ lớp. Nhiều mặt hàng trái ngược nhau được dọn sát bên nhau. Cá thịt rau dưa, vải vóc quần áo, chè cháo bánh trái...Có loại cá nhỏ bằng ngón tay, đen như than, chị bán cá cho biết đấy là cá bống dừa, kho khô ăn rất ngon. Tôi lấy máy ra chụp trong lúc chị bán cá nài nỉ: “Mua giùm đi chú, kho ngon lắm, cá bống dừa hiếm lắm. Mua giùm mở hàng cháu”. Tôi không biết nói sao, phải chi chị thông cảm tình cảnh tôi như các bạn đọc thì đỡ biết mấy. Cá, dù cá bống dừa mà mang theo với máy móc thì ra cái gì. Tôi lí nhí cho qua chuyện để rút lui. Cá nhỏ tí lại đen như than, tôi liên tưởng đến gà ác, loại gà đen từ lông đến thịt, nhiều chất bổ dưỡng thường được hầm với thuốc Bắc. Trong khu phố cổ ở Hà Nội món “gà tần”, “bồ câu tần” bán nhiều và rẻ, 18 nghìn một con (chỉ 1$ mấy cent). Bồ câu hay gà ác nhét vào lon nước ngọt với các vị thuốc Bắc rồi hấp như hấp bánh bao. Khách vào, chị bán hàng mở vung khói thơm bốc lên, con gà được lôi ra bát cho khách. Mọi việc trước mắt rất hấp dẫn, nhưng bên trong thực sự có những gì chẳng ai biết. Có hỏi thì cũng chỉ biết toàn thứ bổ dưỡng. Một đôi lần tôi hay tẩm bổ món này, sau nghiệm ra không thứ gì ở VN mà không chứa chất độc hại nên thôi. Cứ dùng những món thông thường mình kiểm soát được để giảm phần rủi ro.
“Gạo Cần Ðước nước Ðồng Nai” là câu cửa miệng xưa nay để ca ngợi đặc sản vùng này. Nhưng ở đời có gì là tuyệt đối, có gì giữ mãi được giá trị chính thống! Văn minh khoa học làm thay đổi đời sống con người, tất nhiên suy nghĩ và tâm tính cũng biến theo, xấu đi hoặc tốt hơn tùy thuộc vào nền văn hóa giáo dục của từng xứ sở. Lịch sử nhân loại thế kỷ qua đã biến đổi như thế nào ai cũng biết. Có những điều một thời được tung hô, ca ngợi hết mình, nay không còn ai nhắc nhở đến nữa. “Ði tìm cái tôi đã mất”(1) là tâm trạng của một người cuối đời mới biết mình nhầm. Dù biết thực giả nhưng không phải ai cũng dễ dàng đổi cách suy nghĩ của mình, cho nên thị trường vẫn còn chuyện mua gian bán lận. Nàng Thơm Chợ Ðào giả đã làm nhiều người thất vọng, dù mua ngay tại Chợ Ðào. Một bài báo trong nước kể chuyện một bà cán bộ về tận Chợ Ðào mua gạo Nàng Thơm, khi nấu lên, cơm nhạt hơn gạo “nàng thường”.
Thấy tôi tra hỏi về gạo, có người tưởng tôi tìm gạo thơm, họ bảo muốn mua qua bên kia cầu có nhà máy gạo, nơi sản xuất Nàng Thơm Chợ Ðào. Một bà tỏ ra sành sỏi nói nhỏ với tôi: “Chú không phân biệt được gạo Nàng Thơm, rất dễ bị nhầm”. Hỏi phân biệt thế nào, bà bảo khó lắm phải chuyên môn mới biết. “Hạt gạo Nàng thơm Chợ Ðào có điểm trắng đục pha hồng nằm ở giữa, người địa phương gọi là “hột lựu”, và chỉ gạo vùng Mỹ Lệ mới có, Nàng Thơm nơi khác thì không”. Sao có chuyện lạ đó, đến nay vẫn chưa ai trả lời được. Theo địa phương cho biết, toàn xã Mỹ Lệ có chừng 1.000 ha trồng lúa Nàng Thơm, nhưng diện tích để trồng đúng loại lúa khó tính này, cũng chỉ 400 ha. Nàng Thơm trở nên quí hiếm là điều dễ hiểu. Nhưng tại sao “nhà nước ta” không mở rộng diện tích trồng để tăng sản lượng? Có thể đầu tư “cày cấy” không lời bằng đầu tư “xây dựng” chăng!
Dưới thời phong kiến, hễ nơi nào có hoa quả thơm ngon thì thường được dành để “tiến Vua”. Hưng Yên ngày nay vẫn còn “cây nhãn tiến Vua”, cây nhãn nổi tiếng quả lớn ngon ngọt đặc biệt. Lần đi tìm Phố Hiến, tôi đến dưới gốc nhãn này, tiếc không gặp mùa nên không biết nhãn ngon cỡ nào. Cây nhãn mấy trăm năm nay phải có trụ chống đỡ. Gạo Nàng Thơm Chợ Ðào dưới thời Vua Minh Mạng cũng được xếp vào loại “gạo tiến Vua”. Người ta còn kể ở HongKong có tiệm cơm của người Tàu Chợ Lớn, đắt khách nhờ treo biển “Cơm Gạo Nàng Thơm Chợ Ðào”. Nàng Thơm Chợ Ðào có giá như thế nên ngay cả nơi không làm ra gạo Chợ Ðào cũng đăng ký xin độc quyền thương hiệu gạo này. Theo báo Lao Ðộng (trong nước) vừa rồi Cục Sở Hữu Trí Tuệ VN cấp giấy chứng nhận cho Hợp Tác Xã Dịch Vụ Nông Nghiệp xã Mỹ Lệ được độc quyền nhãn hiệu “Gạo Nàng Thơm Chợ Ðào” thì phát hiện thương hiệu này đã được chính phủ Mỹ cấp cho công ty Cong Nguyen Inc. ở Oklahoma từ năm 2002. Sở Công nghệ tỉnh Long An định nhờ một văn phòng luật sư Mỹ kiện lấy lại thương hiệu. Nhưng phía luật sư cho biết lệ phí 50 nghìn đô mà không chắc thắng. Dư luận lại cho rằng gạo Chợ Ðào sản lượng mỗi năm chỉ 200 nghìn tấn chưa đủ dùng trong nước, vậy có thắng cũng chẳng làm gì. Ðã nghèo, trình độ kém nên thủ phận cho yên, mấy vụ rồi bày đặt ra tòa án quốc tế để thua lỗ dài dài. Luật VN khác với thế giới, họ làm sao hiểu. Nếu mọi vụ kiện mà xử tại VN thì “chiến thắng ắt về ta”.
Tôi tạm rời Chợ Ðào đi tìm Ðồn Rạch Cốc (Rạch Cát). Ngay chỗ đường lộ vào “Nhà Trăm Cột”(2), rẽ trái về Rạch Cát, con đường nửa đất nửa đá, tuy không khó đi như đoạn từ phà Nhật Tảo đi Cần Ðước, nhưng mỗi khi có xe ngược chiều là phải hít bụi đỏ bay mù. Thôn quê thỉnh thoảng có chút màu sắc thị thành cũng làm cho bà con chòm xóm vui lây, một đám cưới đang diễn ra trên đường làng. Họ nhà trai đơn giản mấy mâm quả, các cô các cậu áo quần mới mẻ màu sắc sáng rực, tươi cười bê mâm quả như đi dự hội làng, không có vẻ gì bệ vệ lễ nghi như các cụ ngày xưa. Khách đi đường dừng chân trầm trồ chỉ chỏ... Tôi cũng bấm một tấm hình trong khi chờ đám cưới đi qua.
Con đường về đồn Rạch Cát xuyên qua một cánh đồng, nhà cửa hai bên không nhiều nhưng cũng có một vài quán “Cà phê vườn”, nhìn vào biết là loại cà phê có “thư giãn”, quán có nhiều chòi tranh nho nhỏ riêng để khách dễ tâm tình.
Cuối con đường là đồn Tây ngày trước. Càng gần đồn, cảnh càng hiu quạnh, không thấy một ai qua lại, tôi hơi ớn, nhất là đã đến gần cửa đồn mà cảnh vẫn lạnh tanh. Chợt có anh bộ đội lùa một đàn dê đi qua, tôi chận hỏi ngay:
- Anh ơi, tôi muốn vào thăm đồn Rạch Cát, làm sao anh?
- Không vào được chú ơi, doanh trại quân đội không cho vào đâu.
- Tôi thấy trong sách bảo đồn là di tích lịch sử nên mới lặn lội tìm.
- Năm ngoái có cho năm nay cấm rồi.
- Vậy thì tiếc quá.
Anh chăn dê nhìn tôi nói nhỏ: “Ðồn lính có gì mà đi coi”. Tôi tần ngần giây phút, từ xa chụp cảnh đồn thấp thoáng sau bóng cây, gọi là cho có chứ chẳng thấy gì là di tích, tôi lui nhanh kẻo nhỡ họ cho mình là “thằng địch” dọ thám thì rầy rà lắm, lúc ấy có bao nhiêu “di tích” cũng chẳng tích sự gì. Chuyện thật giả, phải trái đôi khi không có giá trị trong nhiều hoàn cảnh ở xứ mình. Mọi chuyện đều tùy thuộc sở thích và ý muốn của người đang có quyền mà thôi. Ngay cả những chuyện tày đình đưa ra tòa mà kết cục như trò đùa(3).
Lúc quay ra gặp một bà già, tôi hỏi thêm cho chắc, bà xác nhận: “Năm rồi nó cho khách vô coi, năm nay nó cấm”. Trên đường về ngang qua cánh đồng trên chợ Ðào, gặp cảnh cấy lúa khá hay, hàng hàng lớp lớp màu sắc hồn nhiên đan xen, tôi dừng lại ghé vào nhà bên đường mượn chiếc ghế để có tầm nhìn cao hơn. Chủ nhà cho biết lúa đang cấy chính là Nàng Thơm Chợ Ðào. Hỏi khác thế nào với lúa thường, anh nói, mạ Nàng Thơm mập cây và lớn cao hơn. Chụp ảnh xong thì trời kéo mây và bắt đầu mưa. Tôi chuẩn bị các thứ rồi chạy thẳng về Sài Gòn, mặc cho mưa càng lúc càng to. Một ngày biết được nhiều thứ, những thứ tuy thông thường nhưng có tìm hiểu mới thấy nhiều điều thú vị đậm nét quê hương. Hôm nay còn được tấm ảnh “mùa cấy”, một tác phẩm ưng ý mới có lần đầu. Rong chơi đây đó mà như vậy cũng là vui rồi.
________________
(1) Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khải.
(2) Bài đã đăng.
(3) Vụ đất đai Ðồ Sơn, chiếm đất giá bạc tỉ, ra tòa bị phạt 60 nghìn. Bút Bi của báo Tuổi Trẻ có bài: “Cho em ăn đất với”.