Đốt sách hay không đốt sách
Và người ta đi tìm giấy. Già trẻ lớn bé đi tìm giấy lượm. Người ta vui vì lượm được giấy nhiều, ít ra cũng có chút ít tiền mua gạo, mua nước mắm cho gia đình. Có khi giữa những đống giấy kia, có kẻ đã vất nguyên cả bộ Lê Nin toàn tập, bìa xé ra để phi tang. Chứa chúng trong nhà làm gì, để mà hận, mà tức. Giấy của chúng bán giá cao vì thuộc lọai giấy trắng so với giấy thường vàng ố. Và cũng có khi, giấy lại được nâng niu như một báu vật, khi người thơ tìm lại được bài thơ cũ trong một nhà vệ sinh công cộng.
Chúng ta được đọc nhiều bài viết về chiến dịch truy diệt văn hóa miền Nam của CS sau tháng 4-75 mà Cộng Sản kết tội là “văn hóa nô dịch,đồi trụy phản động”. Một tấm hình tiêu biểu để minh chứng cho chiến dịch này là cảnh một đoàn học sinh sinh viên nam nữ thuộc Thành đoàn thanh niên Cọng sản T.P HCM với biểu ngữ : “chiến dịch bài trừ văn hóa đồi trụy phản động”, “Thế hệ trẻ VN nguyện Sống Chiến đấu Lao động Học tập theo gương Bác Hồ Vĩ Đại”.
Trên báo Saigon Giải phóng phát hành ngày 25-5-1975 có đăng buổi ra quân mở màn cho chiến dịch này, như sau:
“Ngày 23-5-1975, trên nhiều đường phố Sài Gòn, “khí thế ra quân” của chiến dịch vô cùng sôi nổi: “Đoàn thanh niên nam nữ đi qua các đường phố và hô tonhiều khẩu hiệu đả đảo văn hoá ngoại lai đồi truỵ mất gốc phản động. Đi đầu là xe phóng thanh với một biểu ngữ dài có ghi: ‘Đội thanh niên sinh viên học sinh xung kích bài trừ văn hoá dâm ô phản động’. Theo sau là sinh viên, học sinh sắp hàng bảy, hàng tám xuất phát từ trụ sở của lực lượng thanh niên tự vệ Thành phố, số 4 Duy Tân. Đoàn diễn hành kéo dài có đến hàng cây số đường, tất cả mọi người đều có một tấm biểu ngữ trên tay…”.
…
…Ngay sau cuộc tuần hành trên đường phố của hàng chục ngàn thanh niên vệ binh, “đồng bào và các tiệm sách đã đem nộp cho đội Quận 7 một số lượng sách báo đồi trụy phản động, tất cả là mười ba xe ba gác. Ngoài ra các hàng sách bày bán trên hai lề đường Lê Lợi, Công Lý cũng tự nguyện dọn sạch và đem nộp. Trên đường Hai Bà Trưng cũng có ba nhà sách tự động đem nộp trên hai mươi cuốn. Đặc biệt, cùng ngày này, 22-5-1975, nhà sách Phúc Bài, 186 Nguyễn Thiện Thuật, Sài Gòn 3 đã tự nguyện đem nộp cho Hội Bài trừ Văn hoá đồi truỵ phản động bốn ngàn cuốn sách các loại”.
Sau đó, đám thanh niên chia nhau từng tốp, xông vào những nhà mà chúng nghi ngờ, lục lạo rồi tịch thu sách vở. Hành động này được nhà văn Nguyễn Hiến Lê kể như sau:
Một trong những công việc đầu tiên của chính quyền là hủy tất cả các ấn phẩm (sách, báo) của bộ Văn hóa ngụy, kể cả các bản dịch tác phẩm của Lê Quí Đôn, thơ Cao Bá Quát, Nguyển Du; tự điển Pháp, Hoa, Anh cũng bị đốt. Năm 1976 một ông thứ trưởng Văn hóa ở Bắc vào thấy vậy, tỏ ý tiếc
Nhưng ông thứ trưởng đó có biết rõ đường lối của chính quyền không, vì năm 1978, chính quyền Bắc chẳng những tán thành công việc hủy sách đó mà còn cho là nó chưa được triệt để, ra lệnh hủy hết các sách ở trong Nam, trừ những sách về khoa học tự nhiên, về kĩ thuật, các tự điển thôi; như vậy chẳng những tiểu thuyết, sử, địa lí, luật, kinh tế, mà cả những thơ văn của cha ông mình viết bằng chữ Hán, sau dịch ra tiếng Việt, cả những bộ Kiều, Chinh phụ ngâm… in ở trong Nam đều phải hủy hết ráo.
Năm 1975, Sở Thông tin Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đã bắt các nhà xuất bản hễ sách nào còn giữ trong kho thì phải nạp hai hay ba bản để kiểm duyệt: sau mấy tháng làm việc, họ lập xong một danh sách mấy chục tác giả phản động hay đồi trụy và mấy trăm tác phẩm bị cấm, còn những cuốn khác được phép lưu hành.
Nhưng đó chỉ là những sách còn ở nhà xuất bản, những sách tuyệt bản còn ở nhà tư nhân thì nhiều lắm, làm sao kiểm duyệt được? Cho nên Sở Thông tin Văn hóa ra chỉ thị cho mỗi quận phái thanh niên đi xét sách phản động, đồi trụy trong mỗi nhà để đem về đốt. Bọn thanh niên đó đa số không biết ngoại ngữ, sách Việt cũng ít đọc, mà bảo họ kiểm duyệt như vậy thì tất nhiên phải làm bậy. Họ vào mỗi nhà, thấy sách Pháp, Anh là lượm, bất kỳ loại gì; sách Việt thì cứ tiểu thuyết là thu hết, chẳng kể nội dung ra sao. (…)
(….) Lần đó sách ở Sài gòn bị đốt kha khá. Nghe nói các loại đồi trụy và kiếm hiệp chất đầy phòng một ông chủ thông tin quận, và mấy năm sau ông ấy kêu người lại bán với giá cao.
Lần thứ nhì năm 1978 mới làm xôn xao dư luận. Cứ theo đúng chỉ thị “ba hủy”, chỉ được giữ những sách khoa học tự nhiên, còn bao nhiêu phải hủy hết, vì nếu không phải là loại phản động (một hủy), thì cũng là đồi trụy (hai hủy), không phải phản động, đồi trụy thì cũng là lạc hậu (ba hủy), và mỗi nhà chỉ còn giữ được vài cuốn, nhiều lắm là vài mươi cuốn tự điển, toán, vật lý… Mọi người hoang mang, gặp nhau ai cũng hỏi phải làm sao. Có ngày tôi phải tiếp năm sáu bạn lại vấn kế.
Mấy bạn tôi luôn nửa tháng trời, ngày nào cũng xem lại sách báo, thứ nào muốn giữ lại thì gói riêng, lập danh sách, chở lại gởi nhà một cán bộ cao cấp (sau đòi lại thì mất già nửa); còn lại đem bán kí lô cho “ve chai” một mớ, giữ lại một mớ cầu may, nhờ trời.
Một luật sư tủ sách có độ 2.000 cuốn, đem đốt ở trước cửa nhà, chủ ý cho công an phường biết. Rồi kêu ve chai lại cân sách cũng ngay dưới mắt công an.
Ông bạn Vương Hồng Sển có nhiều sách cổ, quí, lo lắng lắm mà cũng uất ức lắm, viết thư cho Sở Thông tin Văn hóa, giọng chua xót xin được giữ tủ sách, nếu không thì ông sẽ chết theo sách.
Một độc giả lập một danh sách các tác phẩm của tôi mà ông ta có trong nhà, đem lại sở Thông tin hỏi thứ nào được phép giữ lại, nhân viên Thông tin chẳng cần ngó tên sách, khoát tay bảo: Hủy hết, hủy hết.
Bà Đông Hồ quen ông Giám đốc thư viện thành phố, bán được một số sách cho thư viện, tặng thư viện một số khác với điều kiện được mượn đem về nhà mỗi khi cần dùng tới.
Chuyện đốt sách cũng được ghi trong “Nhật Ký Saigòn 1975” của Walter Skrobanek [1]:
Sáng nay (ngày 23-5-1975, THT ghi chú), người nước ngoài thêm một lần nữa không được phép đi vào trung tâm thành phố. Những người da trắng muốn làm điều đó bằng ô tô hay đi bộ đều bị đuổi trở ra mà không có một lời giải thích. Vào buổi chiều, Siriporn đi vào nội thành và hỏi mua phim Agfa. Ông chủ tiệm, một người tỵ nạn chống cộng sản từ miền Bắc, cay đắng trả lời rằng trữ bán những loại phim này không còn có ý nghĩa gì nữa. Sau giải phóng, không một ai còn có quyền tự do gởi những phim này ra nước ngoài để xử lý nữa. Siriporn cũng hỏi lý do ngăn cấm nội thành, đặc biệt là đường Tự Do, đối với người nước ngoài. Nhún vai. Vào buổi tối, có hai phiên bản được lan truyền đi trong trung tâm, tại sao lại ngăn cấm: đốt sách phản động hay là một cuộc gặp gỡ nhiều căng thẳng giữa đại diện của hai phái Công giáo.
… Hôm nay (ngày 27-5-1975, THT chú thích) , các sinh viên cách mạng đả phá tín ngưỡng cũng đã gõ cửa nhà Ariel, để thu thập văn học phản động và khiêu dâm. Chị của Ariel không cho họ vào nhà, mà chỉ giải thích rằng bà không biết đọc. Theo tường thuật của nhân viên chúng tôi thì các tác phẩm văn học Việt Trung như “Tam Quốc Chí” cũng thuộc vào hàng văn hóa đồi trụy như tạp chí tin tức Mỹ “Time”. Giá như các sinh viên đó biết rằng ví dụ như Kim Vân Kiều đang phục sinh lại ở Bắc Việt Nam và được diễn giải như là một phê bình văn học của phong trào chống phong kiến. Người ta nói rằng vào ngày 31 tháng Năm sẽ có một cuộc đốt sách lớn. [2]
(Chúng tôi không hiểu nghĩa của “phiên bản” là gì, Có lẽ là “tin đồn” chăng?)
Qua các bài vừa trích dẫn, chúng ta thấy việc đốt sách xãy ra vào tuần cuối của tháng 5 năm 1975. Lửa phần thư đã cháy khắp cả Saigon và Gia Định cùng với những nhóm thanh niên thành đòan, mạnh ai nấy vào tất cả nhà nào chúng thich, không cần biết sách lọai gì, cứ chất trên xe, mang về trụ sở quận, hay phường, hay tụm năm tụm ba, châm lửa… Và lửa do sự sợ hãi lo âu của chính người giữ sách. Sách bây giờ được xem là tai vạ, là quốc cấm. Tại trung tâm giáo dục Alelexandre de Rhodes, sư huynh Andre Gelinas kể rằng chính ông đã đốt một số lượnglớn sách trong số 80 ngàn cuốn tại thư viện Đắc Lộ [3] Một luật sư tủ sách có độ 2.000 cuốn, đem đốt ở trước cửa nhà, chủ ý cho công an phường biết [4] Cảnh này người Saigon đã chứng kiến. Nhưng để nuốt lệ, để ngậm căm hờn, phẩn uất. Phóng viên ở đâu ?. Nhiếp ảnh viên ở đâu ? Nick Ut ở đâu. Họ đã bỏ Continental Hotel mà thoát thân Để nhường lại ghế ngồi cho các phóng viên nhà báo Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Nga Sô, Cu Ba, Trung Cọng… Chỉ có vài phóng viên của tờ Mirror hay Le Monde là quyết định ở lại, nhưng phim không có, máy đánh tin, chuyển hình ra ngọai quốc cũng bị cấm ngặt… Ống kính không có vậy thì làm sao có một tấm hình để nói lên bằng chứng cho một lịch sử tội ác ở miền Nam xãy ra sau thời Nazi ?.
Hành động của đám thành đòan như hành động của đám vệ binh đỏ thời Trăm Hoa Đua Nở của Trung Cọng không hơn không kém. Thay vì vê binh dỏ, đám thanh niên thành đòan này được mang cái tên mới : “những chiến sĩ xung kích trong mặt trận văn hóa” !
Ngày 28-5-1975, Ủy ban Quân quản, bộ trưởng Bộ Văn Hóa và cả thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng lên tiếng khẳng định chính quyền không chủ trương đốt sách. Riêng thủ tướng Kiệt thì nhìn nhận sư sai lầm trong việc đánh giá một tác phẩm để kết án : “Cả tôi và chính quyền đã phải mất khá lâu mới nhận ra những sai lầm ấy (theo Bên Thắng Cuộc của Huy Đức)
Trong khi đó, trên các tờ báo lớn như Time, Newsweek, Life, New York Times. Chẳng thấy một tin tức nào về VN, hay hình ảnh về VN, nói gì đến hình ảnh đốt sách.
Nói vậy mà không phải vậy.
Dù chánh phủ luôn luôn khẳng định không chủ trương đốt sách, nhưng chiến dịch truy diệt vẫn tiếp diễn, ác liệt hơn là đàng khác. Lửa không còn cháy từ những đống sách nhưng người dân SG phải sống trong hỏa ngục lớn. Không cần đốt sách, vì “ dân tộc chúng ta là dân tộc văn minh” (“We are civilized people, and we do not burn books…”) (2 bis) , nhưng cả một hệ thống truyền thanh và báo chí tiếp tục lên án văn hóa miền Nam không dứt. Mục đích là răn đe để dân SG khiếp sợ. Giữ một cuốn sách trong nhà là giữ một tai vạ. Một nhãn hiệu sách là một nhãn hiệu của bất trắc. Chữ nghĩa đó, tất cả đều mang mấm mống đồi trụy, phản động hay thiếu lập trường. Trên nhật báo Saigon Giải phóng từ ngày 20-8-1975 đến ngày 25-8-1975, đăng 5 ký bài viết của Văn Khuyến : “Tố cáo tội ác diệt chủng về mặt văn hóa của Mỹ ngụy đối với nhân dân Sài Gòn – Gia Định” tố khổ tận tình tất cả những nhà văn miền Nam, không cần biết, tác phẩm có mang tính chất đồi trụy hay phản động hay không. Dù viết cho tuổi thơ, hay thiếu nhi hay tuổi hoa tuổi ngọc hay là những nhà văn quan niệm “bàn tay sạch” đi nữa cũng bị lôi ra mà kết tội. Lý do duy nhất là họ không có lập trường đứng về phía nhân dân:
… “Đối với một số trong tầng lớp trí thức thiếu quan điểm lập trường vững chắc, còn mơ hồ, quan niệm triết lý “Bàn tay sạch”, … Họ đã đẽ ra những tác phẩm văn học nghệ thuật mềm mại yếu đuối khóc gió than mây “hư hư ảo ảo” …đẻ ra từ những “tháp ngà” không mang một chút hơi thở nào của cuộc sống. Đó là thái độ bàng quan, lạnh lùng trước mọi biến động chung quanh. Tuy nhiên dù biểu hiện nào, dù mức độ tác hại có khác nhau, thì mọi nếp sống cầu an đều nằm gọn trong quỹ đạo tha hóa của chính sách xâm lược Mỹ…”
Tháng 10-75, trên nhật báo SGGP có đăng nhiều kỳ Bảng Kê Tên Cac Lọai sach phản động, dâm ô đầu độc của 56 tác giả bị cấm lưu hành:
56 tác giả ấy là: Kim Nhật, Xuân Vũ, Phan Nhật Nam, Nguyễn Mạnh Côn, Hùng Nguyễn Nguyễn Ngọc Huy, Vũ Tiến Phúc, Vũ Tài Lục, Ngiêm Xuân Hồng, Hoang Ngọc Liên, Hà Huyền Chi, Phan Nghị, Nguyên Vũ, Lê Xuyên, Võ Phiến, Nhã Ca, Văn Quang, Chu Tử, Mặc Đổ, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Trần Đức Lai, Dương Nghiễm Mậu , Hồ Hữu Tường, Lữ Quỳnh, Trần Châu Hồ, Nguyễn Vỹ, Túy Hồng, Dương Hùng Cường, Nguyễn Đình Toàn, Dương Kiền, Hoàng Hải Thủy, Tạ Tỵ, Nguyễn Đình Thiều, Nguyễn thị Hoàng, Minh Đức Hoài Trinh, Lệ Hằng, Người Khăn Trắng, Người thứ Tám, Nghiêm Lê Quân, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Thế Viên, Song Hồ, Minh Viên, Nhất Tuấn, Hoàng Hương Trang, Lệ Khánh, Cao Tiêu, Lam Giang Vũ Tiến Đức, Phạm Minh Hồng, Hồng Liên Lê Xuân Giáo
Ngoài ra một danh sach dài kê các lọai sach tiểu thuyết dịch phẩm, kịch bản phản động dâm ô đầu độc bị cấm lưu hành. Có rất nhiều tác giả khôg thấy trong 56 tác giả bị cấm ghi trên..
Sau năm tháng, nhà nước mới công bố bảng danh sách đợt I !
Người dân Saigon mới biết sách nào bị cấm, sách nào không bị cấm,. Nhưng đã quá trê. Chỉ một tuần cũng đủ bắt Saigon mang cái áo tang liệm bằng giấy khổng lồ, sách vở đâu còn ở kệ ngăn để mà cấm hay không cấm. Nhưng nhờ bảng thông tư này, sách các tác giả bị cấm này mới được người dân, nhất là dân bắc tìm tòi và mua với giá rất mắc.
đốt sách hay nghiền sách?
Vậy thì những núi sách bị tịch thu hay được giao nạp , chất đống trong các trụ sở của cơ quan thông tin văn hóa hay Hội bài trừ văn hóa Mỹ ngụy, phải chịu số phận ra sao nếu chúng không bị lên giàn hỏa ?
Có hai cách để hũy thay vì đốt. Cả hai cách đều có lợi vì đều có lợi nhuận:
Thứ nhất là bán ký cho các nhà máy sản xuất giấy
Thư hai là bán lại cho những người bán sách vĩa hẻ.
Trong một truyện ngắn nhan đề: “Trận đánh cuối cùng của một kẻ sĩ”, nhà văn Nhật Tiến đã kể về hai cách này.
Ông không đề cập gì đến vụ đốt sách như nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã đề cập.
“Ba Sinh nhấc lên tay một tác phẩm quen thuộc. Chàng chợt sững sờ khi nhìn thấy những dấu vết cũ. Chàng đổi nhanh qua những cuốn khác. Không còn nghi ngờ gì nữa, cả một tủ sách của chàng, tưởng đã tiêu tan ra thành bột giấy, nào ngờ vẫn còn nguyên vẹn ở đây. Ba Sinh mừng rỡ tưởng đến ngất xỉu đi, cái cảm giác choáng ngợp y hệt như một người vừa tìm lại được người thân sau bao tháng ngày được tin kẻ đó đã mất.”
Trong truyện ngắn trên, nhà văn Nhật Tiến tả nỗi đau đớn của nhân vật chính khi nghĩ đến cảnh chúng phải tan nghiền thành bột giấy.
Vâng, chính nghiền đã thay vào chữ đốt.
Không phải riêng một mình nhà văn Nhật Tiến viết, mà trên báo Sài Gòn Giải phóng ngày 15-7-75 chạy cái tin to tướng ỏ trang đầu là nhà máy làm giấy Kissme đã sản xuầt 50 tấn giấy vệ sinh và thấm nước trong tháng 6-75.Nguyên liệu làm giấy gồm 60% giấy vụn lượm lặt trong thành phố và 40% là gòn lồ ô…
50 tấn giấy được sản xuất mà 60% nguyên liệu là giấy lượm, thì cả Saigon, Gia định, Biên Hòa với nhiều xưởng làm giấy, thì có biết bao nhiêu tấn giấy lượm ?
Cả một Saigon tràn ngập giấy. Nếu người ta dùng giấy mã vàng bạc để rãi trong những đám ma hay cúng cô hồn, thì Saigon cũng được rãi tràn ngập những tờ giấy-mã-chữ-nghĩa-miền-Nam, như để phủ trên một quan tài văn hóa miền Nam..
Và người ta đi tìm giấy. Già trẻ lớn bé đi tìm giấy lượm. Người ta vui vì lượm được giấy nhiều, ít ra cũng có chút ít tiền mua gạo, mua nước mắm cho gia đình. Có khi giữa những đống giấy kia, có kẻ đã vất nguyên cả bộ Lê Nin toàn tập, bìa xé ra để phi tang. Chứa chúng trong nhà làm gì, để mà hận, mà tức. Giấy của chúng bán giá cao vì thuộc lọai giấy trắng so với giấy thường vàng ố. Và cũng có khi, giấy lại được nâng niu như một báu vật, khi người thơ tìm lại được bài thơ cũ trong một nhà vệ sinh công cộng:
Sau năm 1975, mình vào Sàigòn đi kiếm tiền ở khu nhà ga xe lửa cũ trên đường Lê Lai, mình vào nhà vệ sinh công cộng ở bên hông nhà ga và thật mũi lòng thấy một nửa trang báo Khởi Hành rách bẩn có thơ của mình… [5]
Những thách đố đầu tiên
Người Saigon bắt đầu thách thức. Thay vì mang sách báo đi giao nạp, người Saigon mang chúng cúng cùng trời cùng đất, cùng cõi không cùng. Giữ ở nhà sợ bị kết tội tích trử sách báo phản động đồi trụy dâm ô tiếp tay với đế quốc thực dân mới, thôi thì mang bỏ chúng ra ngoài bờ ngoài bụi, dưới gốc cây để thiên hạ lượm bán lấy tiền làm phước. Mặt khác mấy tay làm văn hóa thông tin ở phường hay quận, cũng âm thầm bán ra ngoài thị trường bán buôn sách cũ.. Không còn cảnh chở sách trên xe ba gác đến giao tại đại học Vạn Hạnh như trong câu truyện của nhà văn Nhật Tiến nữa.…
Những ngày đầu của tháng 6-1975, người dân Saigon bắt đầu thấy xuất hiện trên những vĩa hè phố Saigon những “vĩa sách lộ thiên” bán sách báo miền Nam. Người bán, người mua không còn sợ sệt hay lo lắng như những ngày trước nữa. Sách bán rất rẽ. Và độc giả phần lớn là đám người từ miền Bắc vào hay học sinh. Theo báo SGGP phát hành trong thời gian này, phần lớn sách được lén tẩu tán từ các tiệm sách, trước đây giá từ 500 đồng đến 1000 đồng cho một cuốn, nay 100 đồng hai cuốn. Cũng vì giá quá rẻ, nên báo đảng ta lại thêm một lần báo động:
Hành động này gây nhiều tác hại nhứt là cho các em nhỏ học sinh, con em của nhân dân.
Trước đây, lọai sách nói trên bán với giá đắt từ 500 đồng đến 1000 đồng một quyển, nay thay vì tiêu hũy, bọn con buôn nói trên đang cho bán đổ bán tháo 100 đồng 2 quyển, vô hình trung phổ cập lọai sách nguy hiểm này gấp mấy lần vì trước đây các em nhỏ học sinh không có tiền mua sách này vì giá dắt nay các em tương đối để có 100 đồng để mua…
Càng lúc nhu cầu tìm sách miền Nam càng mạnh, “ vĩa sách lộ thiên” càng mọc lên nhiều. Giá sách càng tăng cao. Những đường lớn như Tự Do, Lê Lợi, thấy nhiều vĩa hè bị chóan ngợp bởi rừng sách cũ.
Tấm hình dưới đây được đăng trên báo SGGP, chúng tỏ về sự thách đố này, (Xin tha lỗi vì hình và chữ chú thích quá mờ. Đây là sản phẩm của đỉnh cao tri tuệ làm báo của CS, chứ không phải vì microfilm)
Dù vậy, chúng tôi cũng cố để viết lại những giòng phụ chú bên cạnh tấm hình:
Bán sách báo đồi trụy trong lúc này là sai quấy rồi, lại còn bày hết vĩa hè tới mặt đường (đại lộ Lê Lợi khúc Mini-Rex) là chuyện nên để hay bỏ gấp ? (SGGP ngày 19-8-1975)
Báo SGGP quên không nhắc đến những sạp báo ở gần khách sạn Continental vẫn còn hiện diện và vẫn còn bày bán các tạp chí mà nhà nước ta kết án là nọc độc văn hóa, đồi trụy, dâm ô.
Dưới đây là bản dịch từ một bản tin của hãng thông tán AP vào ngày 21 tháng 5-75:
Sài Gòn không thay đổi mấy.
Theo GHEO ESPER
SàiGòn AP – Những điều mắt thấy tai nghe thật lạ lùng ở Sàigòn ngày hôm nay cho những ai đă biết Thủ Đô Của Miền Nam Việt Nam trước khi bị Cộng Sản xâm chiếm.
Những Chiến Đấu Cơ MIG của Nga đă từng không chiến với Chiến đấu cơ của Mỹ trên vòm trời Bắc Việt giờ đây bay theo đội ngũ để ăn mừng chiến thắng.Một chiếc máy bay Trực Thăng mầu xám xanh của Air America, hãng hàng không được tài trợ bởi cơ quan tình báo Mỹ CIA vẫn bay lượn trên không trung. Những chiếc máy bay đã bi bỏ lại bởi những người Mỹ di tản một cách vội vàng, giờ đây được sơn ngôi sao vàng và trở thành những máy bay của đội ngũ Không Quân Bắc Việt.
Tại Tân Sơn Nhất, căn cứ Không Quân được coi như Ngũ Giác Đài Miền Đông Á, Bộ Tổng Tham Mưu của US MACV ( Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ cho Việt Nam MACV), và sau đó trở thành Cơ Quan Phụ Thuôc Quốc Phòng nay thành những đống tàn rụi. Người Mỹ đà phá hủy cơ quan này bằng Lựu Đạn, chất nổ TNT và dầu xăng khi họ vội vàng di tản để các tài liệu và máy móc không lọt vào tay Cộng Sản.
Hình Hồ Chí Minh đã được treo tại dinh Độc Lập, thay thế hình Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu người đã bỏ trốn tháng trước.
Maxim Night Club, Vũ Trường lớn nhất của Thành phố Sàigòn giờ đây là trụ sở cơ quan hành chính.
Nhưng có một vài điều vẫn không thay đổi.
Người Ấn (Chà Và) đổi tiền vẫn làm ăn thương mại trá hình dưới hình thức là tiệm sách.
Tiệm Tắm Hơi Fuji vẫn hoạt động 100% như thường.
Khách Sạn Continental với hành lang nơi gái mãi dâm và ma cô mời mọc khách ngoại quốc trở lại hoạt động bình thường như xưa dù tệ đoan này đã bị chính phủ trước dẹp sạch.
Việt Cộng Và người Bắc Việt như muốn lờ đi tệ đoan về đêm này.
Báo Playboy, OUI và những Tạp Chí với hình ảnh những cô gái khiêu gợi khác vẫn được bày bán trên những sạp báo.
Thỉnh thoảng đôi khi người ta có thể bắt gặp những anh Bộ Đội Bắc Việt hay Việt Cộng lén coi những tạp chí khiêu dâm dấu trong những tờ báo của Đảng Nhà Nước.
Như vậy, đồi trụy sa đoạ dâm ô trụy lạc dưới con mắt của phe chiến thắng chỉ nhắm vào văn hóa, chứ không phải nhắm vào những tệ đoan xã hội như gái mãi dâm, nhà tắm hơi trá hình hay ma cô ma cạo như thời VNCH.
Đó là lý do tại sao, trên báo Saigon Giải Phóng của năm 1975 (tháng 5-75 đến 12-1975), chúng tôi không thấy một tin nào về chuyện diệt trừ, bài trừ tệ đoan xã hội như làm sạch hộp đêm, nhà nhảy, nhà tắm hơi, gái mãi dâm, mà chỉ là “vạch mặt” bọn phản động, ác ôn, côn đồ, nhân dân tố cáo bọn ác ôn ngụy tay sai lẩn tránh không chịu trình diện, quân đội ta anh hùng, hay “còn cái lai quần cũng đánh” ! :
hay thỉnh thoảng đi một vài bài viết cổ xúy cho chiến dịch bài trừ văn hóa phản động, đồi trụy như bài thơ dưới đây:
[1] Walter Skrobanek là giám đốc một tổ chức cứu trợ trẻ em ở Sài Gòn. Nhật ký này bắt đầu từ ngày 28 tháng Tư năm 1975, dừng lại ngày 9 tháng Mười Hai năm 1975. Cuối năm 1975, Skrobanek rời khỏi Việt Nam. Cuốn nhật ký được ông giữ cẩn thận, nhưng gần như bị bỏ quên, cho đến năm 2006, khi đã về hưu, ông mới có dịp lật lại. Cơn bạo bệnh và cái chết bất ngờ vào cuối hè 2006 đã khiến Skrobanek không thể hoàn thành việc biên soạn lại cuốn nhật ký của mình. Ông đã không thực hiện được dự định đối chiếu những quan điểm của ông sau này với những quan sát và cảm nhận của ông năm 1975 ở Sài Gòn. Trong sự dở dang của nó, nhật ký Skrobanek được ủy thác lại cho những người có trách nhiệm xuất bản, trong đó có Viện Goethe Việt Nam, như một tài liệu lịch sử, ghi chép lại một giai đoạn có tính bản lề của lịch sử Việt Nam.
[2] nguồn: Phan Ba ‘s Blog, Nhật ký sau giải phóng)
(2bis)
Trích từ bài viết của tác giả Claudia Krich trong tập san WIN volume 13 năm 1977, xuất bản tại New York. Bà Krich có mặt ở Quảng Ngãi từ năm 1973 đến năm 1975 để điều hành một trung tâm xã hội. Sau 30-4-75, bà là một trong số ít người được phép ở lại VN (hai tháng). Về Mỹ bà viết và phổ biến hồi ký “Last days in Vietnam”:
In the early weeks of the new government, some overzealus students started a compaign to “clean up” bad literature. They did a public burning. The government immediately responded by asking the students to stop, stating:”We are civilized people, and we do not burn books…”
[3] Andre Gelinas: “Life in the New VietNam” The New York Review of Books số phát hành ngày 17-3-1977 :
Frère Gelimas đến VN vào tháng 12 năm 1948, và ông ở đấy 28 năm, kể cả 15 tháng sau khi quân đội Bắc Việt chiếm Saigon.
Sau đây là đọan liên quan đến vịệc đốt sách do chính tay ông tự châm lửa:
… What struck me during the fifteen months I lived in Saigon after the takeover was the continual hardening of the regime. When the Bo Doi [the Liberation Army soldiers] entered Saigon on April 30, 1975 the first reaction among the people was one of fear. And then slowly they began to go out again. There were few acts of violence and, it seemed, few executions. The great “campaign” for “purification of morals and culture” took the form of vast autos-da-fé. All the adornments of “bourgeois” culture were to be destroyed. In our Center we had some 80,000 volumes, a large number of which we had to burn. Lists were compiled of all those who had collaborated with the old regime and of all “intellectuals,” i.e., those who had passed their first bachot or had gone beyond it.
[4] Nguyễn Hiến Lê: Hồi ký III
[5] nguồn: Thư quán bản thảo số 63 – trích thư của nhà thơ Viêm Tịnh gởi tòa sọan
Chúng ta được đọc nhiều bài viết về chiến dịch truy diệt văn hóa miền Nam của CS sau tháng 4-75 mà Cộng Sản kết tội là “văn hóa nô dịch,đồi trụy phản động”. Một tấm hình tiêu biểu để minh chứng cho chiến dịch này là cảnh một đoàn học sinh sinh viên nam nữ thuộc Thành đoàn thanh niên Cọng sản T.P HCM với biểu ngữ : “chiến dịch bài trừ văn hóa đồi trụy phản động”, “Thế hệ trẻ VN nguyện Sống Chiến đấu Lao động Học tập theo gương Bác Hồ Vĩ Đại”.
Trên báo Saigon Giải phóng phát hành ngày 25-5-1975 có đăng buổi ra quân mở màn cho chiến dịch này, như sau:
“Ngày 23-5-1975, trên nhiều đường phố Sài Gòn, “khí thế ra quân” của chiến dịch vô cùng sôi nổi: “Đoàn thanh niên nam nữ đi qua các đường phố và hô tonhiều khẩu hiệu đả đảo văn hoá ngoại lai đồi truỵ mất gốc phản động. Đi đầu là xe phóng thanh với một biểu ngữ dài có ghi: ‘Đội thanh niên sinh viên học sinh xung kích bài trừ văn hoá dâm ô phản động’. Theo sau là sinh viên, học sinh sắp hàng bảy, hàng tám xuất phát từ trụ sở của lực lượng thanh niên tự vệ Thành phố, số 4 Duy Tân. Đoàn diễn hành kéo dài có đến hàng cây số đường, tất cả mọi người đều có một tấm biểu ngữ trên tay…”.
…
…Ngay sau cuộc tuần hành trên đường phố của hàng chục ngàn thanh niên vệ binh, “đồng bào và các tiệm sách đã đem nộp cho đội Quận 7 một số lượng sách báo đồi trụy phản động, tất cả là mười ba xe ba gác. Ngoài ra các hàng sách bày bán trên hai lề đường Lê Lợi, Công Lý cũng tự nguyện dọn sạch và đem nộp. Trên đường Hai Bà Trưng cũng có ba nhà sách tự động đem nộp trên hai mươi cuốn. Đặc biệt, cùng ngày này, 22-5-1975, nhà sách Phúc Bài, 186 Nguyễn Thiện Thuật, Sài Gòn 3 đã tự nguyện đem nộp cho Hội Bài trừ Văn hoá đồi truỵ phản động bốn ngàn cuốn sách các loại”.
(nhật báo Saigon Giải phóng ngày 25-5-1975)
Sau đó, đám thanh niên chia nhau từng tốp, xông vào những nhà mà chúng nghi ngờ, lục lạo rồi tịch thu sách vở. Hành động này được nhà văn Nguyễn Hiến Lê kể như sau:
Một trong những công việc đầu tiên của chính quyền là hủy tất cả các ấn phẩm (sách, báo) của bộ Văn hóa ngụy, kể cả các bản dịch tác phẩm của Lê Quí Đôn, thơ Cao Bá Quát, Nguyển Du; tự điển Pháp, Hoa, Anh cũng bị đốt. Năm 1976 một ông thứ trưởng Văn hóa ở Bắc vào thấy vậy, tỏ ý tiếc
Nhưng ông thứ trưởng đó có biết rõ đường lối của chính quyền không, vì năm 1978, chính quyền Bắc chẳng những tán thành công việc hủy sách đó mà còn cho là nó chưa được triệt để, ra lệnh hủy hết các sách ở trong Nam, trừ những sách về khoa học tự nhiên, về kĩ thuật, các tự điển thôi; như vậy chẳng những tiểu thuyết, sử, địa lí, luật, kinh tế, mà cả những thơ văn của cha ông mình viết bằng chữ Hán, sau dịch ra tiếng Việt, cả những bộ Kiều, Chinh phụ ngâm… in ở trong Nam đều phải hủy hết ráo.
Năm 1975, Sở Thông tin Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh đã bắt các nhà xuất bản hễ sách nào còn giữ trong kho thì phải nạp hai hay ba bản để kiểm duyệt: sau mấy tháng làm việc, họ lập xong một danh sách mấy chục tác giả phản động hay đồi trụy và mấy trăm tác phẩm bị cấm, còn những cuốn khác được phép lưu hành.
Nhưng đó chỉ là những sách còn ở nhà xuất bản, những sách tuyệt bản còn ở nhà tư nhân thì nhiều lắm, làm sao kiểm duyệt được? Cho nên Sở Thông tin Văn hóa ra chỉ thị cho mỗi quận phái thanh niên đi xét sách phản động, đồi trụy trong mỗi nhà để đem về đốt. Bọn thanh niên đó đa số không biết ngoại ngữ, sách Việt cũng ít đọc, mà bảo họ kiểm duyệt như vậy thì tất nhiên phải làm bậy. Họ vào mỗi nhà, thấy sách Pháp, Anh là lượm, bất kỳ loại gì; sách Việt thì cứ tiểu thuyết là thu hết, chẳng kể nội dung ra sao. (…)
(….) Lần đó sách ở Sài gòn bị đốt kha khá. Nghe nói các loại đồi trụy và kiếm hiệp chất đầy phòng một ông chủ thông tin quận, và mấy năm sau ông ấy kêu người lại bán với giá cao.
Lần thứ nhì năm 1978 mới làm xôn xao dư luận. Cứ theo đúng chỉ thị “ba hủy”, chỉ được giữ những sách khoa học tự nhiên, còn bao nhiêu phải hủy hết, vì nếu không phải là loại phản động (một hủy), thì cũng là đồi trụy (hai hủy), không phải phản động, đồi trụy thì cũng là lạc hậu (ba hủy), và mỗi nhà chỉ còn giữ được vài cuốn, nhiều lắm là vài mươi cuốn tự điển, toán, vật lý… Mọi người hoang mang, gặp nhau ai cũng hỏi phải làm sao. Có ngày tôi phải tiếp năm sáu bạn lại vấn kế.
Mấy bạn tôi luôn nửa tháng trời, ngày nào cũng xem lại sách báo, thứ nào muốn giữ lại thì gói riêng, lập danh sách, chở lại gởi nhà một cán bộ cao cấp (sau đòi lại thì mất già nửa); còn lại đem bán kí lô cho “ve chai” một mớ, giữ lại một mớ cầu may, nhờ trời.
Một luật sư tủ sách có độ 2.000 cuốn, đem đốt ở trước cửa nhà, chủ ý cho công an phường biết. Rồi kêu ve chai lại cân sách cũng ngay dưới mắt công an.
Ông bạn Vương Hồng Sển có nhiều sách cổ, quí, lo lắng lắm mà cũng uất ức lắm, viết thư cho Sở Thông tin Văn hóa, giọng chua xót xin được giữ tủ sách, nếu không thì ông sẽ chết theo sách.
Một độc giả lập một danh sách các tác phẩm của tôi mà ông ta có trong nhà, đem lại sở Thông tin hỏi thứ nào được phép giữ lại, nhân viên Thông tin chẳng cần ngó tên sách, khoát tay bảo: Hủy hết, hủy hết.
Bà Đông Hồ quen ông Giám đốc thư viện thành phố, bán được một số sách cho thư viện, tặng thư viện một số khác với điều kiện được mượn đem về nhà mỗi khi cần dùng tới.
(Trích Hồi Ký Nguyễn Hiến Lê – tập III)
Chuyện đốt sách cũng được ghi trong “Nhật Ký Saigòn 1975” của Walter Skrobanek [1]:
Sáng nay (ngày 23-5-1975, THT ghi chú), người nước ngoài thêm một lần nữa không được phép đi vào trung tâm thành phố. Những người da trắng muốn làm điều đó bằng ô tô hay đi bộ đều bị đuổi trở ra mà không có một lời giải thích. Vào buổi chiều, Siriporn đi vào nội thành và hỏi mua phim Agfa. Ông chủ tiệm, một người tỵ nạn chống cộng sản từ miền Bắc, cay đắng trả lời rằng trữ bán những loại phim này không còn có ý nghĩa gì nữa. Sau giải phóng, không một ai còn có quyền tự do gởi những phim này ra nước ngoài để xử lý nữa. Siriporn cũng hỏi lý do ngăn cấm nội thành, đặc biệt là đường Tự Do, đối với người nước ngoài. Nhún vai. Vào buổi tối, có hai phiên bản được lan truyền đi trong trung tâm, tại sao lại ngăn cấm: đốt sách phản động hay là một cuộc gặp gỡ nhiều căng thẳng giữa đại diện của hai phái Công giáo.
… Hôm nay (ngày 27-5-1975, THT chú thích) , các sinh viên cách mạng đả phá tín ngưỡng cũng đã gõ cửa nhà Ariel, để thu thập văn học phản động và khiêu dâm. Chị của Ariel không cho họ vào nhà, mà chỉ giải thích rằng bà không biết đọc. Theo tường thuật của nhân viên chúng tôi thì các tác phẩm văn học Việt Trung như “Tam Quốc Chí” cũng thuộc vào hàng văn hóa đồi trụy như tạp chí tin tức Mỹ “Time”. Giá như các sinh viên đó biết rằng ví dụ như Kim Vân Kiều đang phục sinh lại ở Bắc Việt Nam và được diễn giải như là một phê bình văn học của phong trào chống phong kiến. Người ta nói rằng vào ngày 31 tháng Năm sẽ có một cuộc đốt sách lớn. [2]
(Chúng tôi không hiểu nghĩa của “phiên bản” là gì, Có lẽ là “tin đồn” chăng?)
Qua các bài vừa trích dẫn, chúng ta thấy việc đốt sách xãy ra vào tuần cuối của tháng 5 năm 1975. Lửa phần thư đã cháy khắp cả Saigon và Gia Định cùng với những nhóm thanh niên thành đòan, mạnh ai nấy vào tất cả nhà nào chúng thich, không cần biết sách lọai gì, cứ chất trên xe, mang về trụ sở quận, hay phường, hay tụm năm tụm ba, châm lửa… Và lửa do sự sợ hãi lo âu của chính người giữ sách. Sách bây giờ được xem là tai vạ, là quốc cấm. Tại trung tâm giáo dục Alelexandre de Rhodes, sư huynh Andre Gelinas kể rằng chính ông đã đốt một số lượnglớn sách trong số 80 ngàn cuốn tại thư viện Đắc Lộ [3] Một luật sư tủ sách có độ 2.000 cuốn, đem đốt ở trước cửa nhà, chủ ý cho công an phường biết [4] Cảnh này người Saigon đã chứng kiến. Nhưng để nuốt lệ, để ngậm căm hờn, phẩn uất. Phóng viên ở đâu ?. Nhiếp ảnh viên ở đâu ? Nick Ut ở đâu. Họ đã bỏ Continental Hotel mà thoát thân Để nhường lại ghế ngồi cho các phóng viên nhà báo Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Nga Sô, Cu Ba, Trung Cọng… Chỉ có vài phóng viên của tờ Mirror hay Le Monde là quyết định ở lại, nhưng phim không có, máy đánh tin, chuyển hình ra ngọai quốc cũng bị cấm ngặt… Ống kính không có vậy thì làm sao có một tấm hình để nói lên bằng chứng cho một lịch sử tội ác ở miền Nam xãy ra sau thời Nazi ?.
Hành động của đám thành đòan như hành động của đám vệ binh đỏ thời Trăm Hoa Đua Nở của Trung Cọng không hơn không kém. Thay vì vê binh dỏ, đám thanh niên thành đòan này được mang cái tên mới : “những chiến sĩ xung kích trong mặt trận văn hóa” !
Ngày 28-5-1975, Ủy ban Quân quản, bộ trưởng Bộ Văn Hóa và cả thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng lên tiếng khẳng định chính quyền không chủ trương đốt sách. Riêng thủ tướng Kiệt thì nhìn nhận sư sai lầm trong việc đánh giá một tác phẩm để kết án : “Cả tôi và chính quyền đã phải mất khá lâu mới nhận ra những sai lầm ấy (theo Bên Thắng Cuộc của Huy Đức)
Trong khi đó, trên các tờ báo lớn như Time, Newsweek, Life, New York Times. Chẳng thấy một tin tức nào về VN, hay hình ảnh về VN, nói gì đến hình ảnh đốt sách.
Nói vậy mà không phải vậy.
Dù chánh phủ luôn luôn khẳng định không chủ trương đốt sách, nhưng chiến dịch truy diệt vẫn tiếp diễn, ác liệt hơn là đàng khác. Lửa không còn cháy từ những đống sách nhưng người dân SG phải sống trong hỏa ngục lớn. Không cần đốt sách, vì “ dân tộc chúng ta là dân tộc văn minh” (“We are civilized people, and we do not burn books…”) (2 bis) , nhưng cả một hệ thống truyền thanh và báo chí tiếp tục lên án văn hóa miền Nam không dứt. Mục đích là răn đe để dân SG khiếp sợ. Giữ một cuốn sách trong nhà là giữ một tai vạ. Một nhãn hiệu sách là một nhãn hiệu của bất trắc. Chữ nghĩa đó, tất cả đều mang mấm mống đồi trụy, phản động hay thiếu lập trường. Trên nhật báo Saigon Giải phóng từ ngày 20-8-1975 đến ngày 25-8-1975, đăng 5 ký bài viết của Văn Khuyến : “Tố cáo tội ác diệt chủng về mặt văn hóa của Mỹ ngụy đối với nhân dân Sài Gòn – Gia Định” tố khổ tận tình tất cả những nhà văn miền Nam, không cần biết, tác phẩm có mang tính chất đồi trụy hay phản động hay không. Dù viết cho tuổi thơ, hay thiếu nhi hay tuổi hoa tuổi ngọc hay là những nhà văn quan niệm “bàn tay sạch” đi nữa cũng bị lôi ra mà kết tội. Lý do duy nhất là họ không có lập trường đứng về phía nhân dân:
… “Đối với một số trong tầng lớp trí thức thiếu quan điểm lập trường vững chắc, còn mơ hồ, quan niệm triết lý “Bàn tay sạch”, … Họ đã đẽ ra những tác phẩm văn học nghệ thuật mềm mại yếu đuối khóc gió than mây “hư hư ảo ảo” …đẻ ra từ những “tháp ngà” không mang một chút hơi thở nào của cuộc sống. Đó là thái độ bàng quan, lạnh lùng trước mọi biến động chung quanh. Tuy nhiên dù biểu hiện nào, dù mức độ tác hại có khác nhau, thì mọi nếp sống cầu an đều nằm gọn trong quỹ đạo tha hóa của chính sách xâm lược Mỹ…”
(SGGP ngày 22-8-1975)
Tháng 10-75, trên nhật báo SGGP có đăng nhiều kỳ Bảng Kê Tên Cac Lọai sach phản động, dâm ô đầu độc của 56 tác giả bị cấm lưu hành:
56 tác giả ấy là: Kim Nhật, Xuân Vũ, Phan Nhật Nam, Nguyễn Mạnh Côn, Hùng Nguyễn Nguyễn Ngọc Huy, Vũ Tiến Phúc, Vũ Tài Lục, Ngiêm Xuân Hồng, Hoang Ngọc Liên, Hà Huyền Chi, Phan Nghị, Nguyên Vũ, Lê Xuyên, Võ Phiến, Nhã Ca, Văn Quang, Chu Tử, Mặc Đổ, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Trần Đức Lai, Dương Nghiễm Mậu , Hồ Hữu Tường, Lữ Quỳnh, Trần Châu Hồ, Nguyễn Vỹ, Túy Hồng, Dương Hùng Cường, Nguyễn Đình Toàn, Dương Kiền, Hoàng Hải Thủy, Tạ Tỵ, Nguyễn Đình Thiều, Nguyễn thị Hoàng, Minh Đức Hoài Trinh, Lệ Hằng, Người Khăn Trắng, Người thứ Tám, Nghiêm Lê Quân, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Thế Viên, Song Hồ, Minh Viên, Nhất Tuấn, Hoàng Hương Trang, Lệ Khánh, Cao Tiêu, Lam Giang Vũ Tiến Đức, Phạm Minh Hồng, Hồng Liên Lê Xuân Giáo
Ngoài ra một danh sach dài kê các lọai sach tiểu thuyết dịch phẩm, kịch bản phản động dâm ô đầu độc bị cấm lưu hành. Có rất nhiều tác giả khôg thấy trong 56 tác giả bị cấm ghi trên..
Sau năm tháng, nhà nước mới công bố bảng danh sách đợt I !
Người dân Saigon mới biết sách nào bị cấm, sách nào không bị cấm,. Nhưng đã quá trê. Chỉ một tuần cũng đủ bắt Saigon mang cái áo tang liệm bằng giấy khổng lồ, sách vở đâu còn ở kệ ngăn để mà cấm hay không cấm. Nhưng nhờ bảng thông tư này, sách các tác giả bị cấm này mới được người dân, nhất là dân bắc tìm tòi và mua với giá rất mắc.
đốt sách hay nghiền sách?
Vậy thì những núi sách bị tịch thu hay được giao nạp , chất đống trong các trụ sở của cơ quan thông tin văn hóa hay Hội bài trừ văn hóa Mỹ ngụy, phải chịu số phận ra sao nếu chúng không bị lên giàn hỏa ?
Có hai cách để hũy thay vì đốt. Cả hai cách đều có lợi vì đều có lợi nhuận:
Thứ nhất là bán ký cho các nhà máy sản xuất giấy
Thư hai là bán lại cho những người bán sách vĩa hẻ.
Trong một truyện ngắn nhan đề: “Trận đánh cuối cùng của một kẻ sĩ”, nhà văn Nhật Tiến đã kể về hai cách này.
Ông không đề cập gì đến vụ đốt sách như nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã đề cập.
“Ba Sinh nhấc lên tay một tác phẩm quen thuộc. Chàng chợt sững sờ khi nhìn thấy những dấu vết cũ. Chàng đổi nhanh qua những cuốn khác. Không còn nghi ngờ gì nữa, cả một tủ sách của chàng, tưởng đã tiêu tan ra thành bột giấy, nào ngờ vẫn còn nguyên vẹn ở đây. Ba Sinh mừng rỡ tưởng đến ngất xỉu đi, cái cảm giác choáng ngợp y hệt như một người vừa tìm lại được người thân sau bao tháng ngày được tin kẻ đó đã mất.”
(Nhật Tiến: Trận đánh cuối cùng của một kẻ sĩ, nguồn Internet)
Trong truyện ngắn trên, nhà văn Nhật Tiến tả nỗi đau đớn của nhân vật chính khi nghĩ đến cảnh chúng phải tan nghiền thành bột giấy.
Vâng, chính nghiền đã thay vào chữ đốt.
Không phải riêng một mình nhà văn Nhật Tiến viết, mà trên báo Sài Gòn Giải phóng ngày 15-7-75 chạy cái tin to tướng ỏ trang đầu là nhà máy làm giấy Kissme đã sản xuầt 50 tấn giấy vệ sinh và thấm nước trong tháng 6-75.Nguyên liệu làm giấy gồm 60% giấy vụn lượm lặt trong thành phố và 40% là gòn lồ ô…
50 tấn giấy được sản xuất mà 60% nguyên liệu là giấy lượm, thì cả Saigon, Gia định, Biên Hòa với nhiều xưởng làm giấy, thì có biết bao nhiêu tấn giấy lượm ?
Cả một Saigon tràn ngập giấy. Nếu người ta dùng giấy mã vàng bạc để rãi trong những đám ma hay cúng cô hồn, thì Saigon cũng được rãi tràn ngập những tờ giấy-mã-chữ-nghĩa-miền-Nam, như để phủ trên một quan tài văn hóa miền Nam..
Và người ta đi tìm giấy. Già trẻ lớn bé đi tìm giấy lượm. Người ta vui vì lượm được giấy nhiều, ít ra cũng có chút ít tiền mua gạo, mua nước mắm cho gia đình. Có khi giữa những đống giấy kia, có kẻ đã vất nguyên cả bộ Lê Nin toàn tập, bìa xé ra để phi tang. Chứa chúng trong nhà làm gì, để mà hận, mà tức. Giấy của chúng bán giá cao vì thuộc lọai giấy trắng so với giấy thường vàng ố. Và cũng có khi, giấy lại được nâng niu như một báu vật, khi người thơ tìm lại được bài thơ cũ trong một nhà vệ sinh công cộng:
Sau năm 1975, mình vào Sàigòn đi kiếm tiền ở khu nhà ga xe lửa cũ trên đường Lê Lai, mình vào nhà vệ sinh công cộng ở bên hông nhà ga và thật mũi lòng thấy một nửa trang báo Khởi Hành rách bẩn có thơ của mình… [5]
Những thách đố đầu tiên
Người Saigon bắt đầu thách thức. Thay vì mang sách báo đi giao nạp, người Saigon mang chúng cúng cùng trời cùng đất, cùng cõi không cùng. Giữ ở nhà sợ bị kết tội tích trử sách báo phản động đồi trụy dâm ô tiếp tay với đế quốc thực dân mới, thôi thì mang bỏ chúng ra ngoài bờ ngoài bụi, dưới gốc cây để thiên hạ lượm bán lấy tiền làm phước. Mặt khác mấy tay làm văn hóa thông tin ở phường hay quận, cũng âm thầm bán ra ngoài thị trường bán buôn sách cũ.. Không còn cảnh chở sách trên xe ba gác đến giao tại đại học Vạn Hạnh như trong câu truyện của nhà văn Nhật Tiến nữa.…
Những ngày đầu của tháng 6-1975, người dân Saigon bắt đầu thấy xuất hiện trên những vĩa hè phố Saigon những “vĩa sách lộ thiên” bán sách báo miền Nam. Người bán, người mua không còn sợ sệt hay lo lắng như những ngày trước nữa. Sách bán rất rẽ. Và độc giả phần lớn là đám người từ miền Bắc vào hay học sinh. Theo báo SGGP phát hành trong thời gian này, phần lớn sách được lén tẩu tán từ các tiệm sách, trước đây giá từ 500 đồng đến 1000 đồng cho một cuốn, nay 100 đồng hai cuốn. Cũng vì giá quá rẻ, nên báo đảng ta lại thêm một lần báo động:
Hành động này gây nhiều tác hại nhứt là cho các em nhỏ học sinh, con em của nhân dân.
Trước đây, lọai sách nói trên bán với giá đắt từ 500 đồng đến 1000 đồng một quyển, nay thay vì tiêu hũy, bọn con buôn nói trên đang cho bán đổ bán tháo 100 đồng 2 quyển, vô hình trung phổ cập lọai sách nguy hiểm này gấp mấy lần vì trước đây các em nhỏ học sinh không có tiền mua sách này vì giá dắt nay các em tương đối để có 100 đồng để mua…
Càng lúc nhu cầu tìm sách miền Nam càng mạnh, “ vĩa sách lộ thiên” càng mọc lên nhiều. Giá sách càng tăng cao. Những đường lớn như Tự Do, Lê Lợi, thấy nhiều vĩa hè bị chóan ngợp bởi rừng sách cũ.
Tấm hình dưới đây được đăng trên báo SGGP, chúng tỏ về sự thách đố này, (Xin tha lỗi vì hình và chữ chú thích quá mờ. Đây là sản phẩm của đỉnh cao tri tuệ làm báo của CS, chứ không phải vì microfilm)
Dù vậy, chúng tôi cũng cố để viết lại những giòng phụ chú bên cạnh tấm hình:
Bán sách báo đồi trụy trong lúc này là sai quấy rồi, lại còn bày hết vĩa hè tới mặt đường (đại lộ Lê Lợi khúc Mini-Rex) là chuyện nên để hay bỏ gấp ? (SGGP ngày 19-8-1975)
Báo SGGP quên không nhắc đến những sạp báo ở gần khách sạn Continental vẫn còn hiện diện và vẫn còn bày bán các tạp chí mà nhà nước ta kết án là nọc độc văn hóa, đồi trụy, dâm ô.
Dưới đây là bản dịch từ một bản tin của hãng thông tán AP vào ngày 21 tháng 5-75:
Sài Gòn không thay đổi mấy.
Theo GHEO ESPER
SàiGòn AP – Những điều mắt thấy tai nghe thật lạ lùng ở Sàigòn ngày hôm nay cho những ai đă biết Thủ Đô Của Miền Nam Việt Nam trước khi bị Cộng Sản xâm chiếm.
Những Chiến Đấu Cơ MIG của Nga đă từng không chiến với Chiến đấu cơ của Mỹ trên vòm trời Bắc Việt giờ đây bay theo đội ngũ để ăn mừng chiến thắng.Một chiếc máy bay Trực Thăng mầu xám xanh của Air America, hãng hàng không được tài trợ bởi cơ quan tình báo Mỹ CIA vẫn bay lượn trên không trung. Những chiếc máy bay đã bi bỏ lại bởi những người Mỹ di tản một cách vội vàng, giờ đây được sơn ngôi sao vàng và trở thành những máy bay của đội ngũ Không Quân Bắc Việt.
Tại Tân Sơn Nhất, căn cứ Không Quân được coi như Ngũ Giác Đài Miền Đông Á, Bộ Tổng Tham Mưu của US MACV ( Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ cho Việt Nam MACV), và sau đó trở thành Cơ Quan Phụ Thuôc Quốc Phòng nay thành những đống tàn rụi. Người Mỹ đà phá hủy cơ quan này bằng Lựu Đạn, chất nổ TNT và dầu xăng khi họ vội vàng di tản để các tài liệu và máy móc không lọt vào tay Cộng Sản.
Hình Hồ Chí Minh đã được treo tại dinh Độc Lập, thay thế hình Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu người đã bỏ trốn tháng trước.
Maxim Night Club, Vũ Trường lớn nhất của Thành phố Sàigòn giờ đây là trụ sở cơ quan hành chính.
Nhưng có một vài điều vẫn không thay đổi.
Người Ấn (Chà Và) đổi tiền vẫn làm ăn thương mại trá hình dưới hình thức là tiệm sách.
Tiệm Tắm Hơi Fuji vẫn hoạt động 100% như thường.
Khách Sạn Continental với hành lang nơi gái mãi dâm và ma cô mời mọc khách ngoại quốc trở lại hoạt động bình thường như xưa dù tệ đoan này đã bị chính phủ trước dẹp sạch.
Việt Cộng Và người Bắc Việt như muốn lờ đi tệ đoan về đêm này.
Báo Playboy, OUI và những Tạp Chí với hình ảnh những cô gái khiêu gợi khác vẫn được bày bán trên những sạp báo.
Thỉnh thoảng đôi khi người ta có thể bắt gặp những anh Bộ Đội Bắc Việt hay Việt Cộng lén coi những tạp chí khiêu dâm dấu trong những tờ báo của Đảng Nhà Nước.
(Trích từ microfilm nhật báo Courrier News ngày 21 tháng 5 – 1975)
Như vậy, đồi trụy sa đoạ dâm ô trụy lạc dưới con mắt của phe chiến thắng chỉ nhắm vào văn hóa, chứ không phải nhắm vào những tệ đoan xã hội như gái mãi dâm, nhà tắm hơi trá hình hay ma cô ma cạo như thời VNCH.
Đó là lý do tại sao, trên báo Saigon Giải Phóng của năm 1975 (tháng 5-75 đến 12-1975), chúng tôi không thấy một tin nào về chuyện diệt trừ, bài trừ tệ đoan xã hội như làm sạch hộp đêm, nhà nhảy, nhà tắm hơi, gái mãi dâm, mà chỉ là “vạch mặt” bọn phản động, ác ôn, côn đồ, nhân dân tố cáo bọn ác ôn ngụy tay sai lẩn tránh không chịu trình diện, quân đội ta anh hùng, hay “còn cái lai quần cũng đánh” ! :
hay thỉnh thoảng đi một vài bài viết cổ xúy cho chiến dịch bài trừ văn hóa phản động, đồi trụy như bài thơ dưới đây:
Sách báo nọ, đừng mong ngóc dậy
Vì nhân dân, sẵn gậy cầm tay
Trừ căn, tuyệt nọc bọn nầy
Đánh cho tận gốc, đánh quay mòng mòng
(Cung Văn 24-10-76, Bài trừ tận gốc )
[1] Walter Skrobanek là giám đốc một tổ chức cứu trợ trẻ em ở Sài Gòn. Nhật ký này bắt đầu từ ngày 28 tháng Tư năm 1975, dừng lại ngày 9 tháng Mười Hai năm 1975. Cuối năm 1975, Skrobanek rời khỏi Việt Nam. Cuốn nhật ký được ông giữ cẩn thận, nhưng gần như bị bỏ quên, cho đến năm 2006, khi đã về hưu, ông mới có dịp lật lại. Cơn bạo bệnh và cái chết bất ngờ vào cuối hè 2006 đã khiến Skrobanek không thể hoàn thành việc biên soạn lại cuốn nhật ký của mình. Ông đã không thực hiện được dự định đối chiếu những quan điểm của ông sau này với những quan sát và cảm nhận của ông năm 1975 ở Sài Gòn. Trong sự dở dang của nó, nhật ký Skrobanek được ủy thác lại cho những người có trách nhiệm xuất bản, trong đó có Viện Goethe Việt Nam, như một tài liệu lịch sử, ghi chép lại một giai đoạn có tính bản lề của lịch sử Việt Nam.
(nguồn: Talawas)
[2] nguồn: Phan Ba ‘s Blog, Nhật ký sau giải phóng)
(2bis)
Trích từ bài viết của tác giả Claudia Krich trong tập san WIN volume 13 năm 1977, xuất bản tại New York. Bà Krich có mặt ở Quảng Ngãi từ năm 1973 đến năm 1975 để điều hành một trung tâm xã hội. Sau 30-4-75, bà là một trong số ít người được phép ở lại VN (hai tháng). Về Mỹ bà viết và phổ biến hồi ký “Last days in Vietnam”:
In the early weeks of the new government, some overzealus students started a compaign to “clean up” bad literature. They did a public burning. The government immediately responded by asking the students to stop, stating:”We are civilized people, and we do not burn books…”
[3] Andre Gelinas: “Life in the New VietNam” The New York Review of Books số phát hành ngày 17-3-1977 :
Frère Gelimas đến VN vào tháng 12 năm 1948, và ông ở đấy 28 năm, kể cả 15 tháng sau khi quân đội Bắc Việt chiếm Saigon.
Sau đây là đọan liên quan đến vịệc đốt sách do chính tay ông tự châm lửa:
… What struck me during the fifteen months I lived in Saigon after the takeover was the continual hardening of the regime. When the Bo Doi [the Liberation Army soldiers] entered Saigon on April 30, 1975 the first reaction among the people was one of fear. And then slowly they began to go out again. There were few acts of violence and, it seemed, few executions. The great “campaign” for “purification of morals and culture” took the form of vast autos-da-fé. All the adornments of “bourgeois” culture were to be destroyed. In our Center we had some 80,000 volumes, a large number of which we had to burn. Lists were compiled of all those who had collaborated with the old regime and of all “intellectuals,” i.e., those who had passed their first bachot or had gone beyond it.
[4] Nguyễn Hiến Lê: Hồi ký III
[5] nguồn: Thư quán bản thảo số 63 – trích thư của nhà thơ Viêm Tịnh gởi tòa sọan