Ngày cuối cùng ở Dakto - 27/4/1972
Xã Tri Đạo những ngày không yên tĩnh.
Đoàn công tác Tâm-Lý-Chiến chúng tôi đang công tác tại xã Tri lễ trên Tỉnh lộ 512 cách phi trường Phụng Hoàng - Dakto 2, chừng 3 cây số thì được lệnh rút về xã Tri Đạo (gần Võ Định) trước Tết Âm lịch 1972, 10 ngày. Xin nói rõ là: Từ Kontum theo QL 14 lên Võ Định - Tri Đạo - Kontranglangloi - Konhnong - Konhring - Diên Bình - Tân Cảnh. Đoạn đường dài khoảng 46 cây số. Từ Tân Cảnh đi tiếp cũng theo QL 14 lên quận Dakto 12 cây số. Từ Tân Cảnh quẹo trái vào Tỉnh lộ 512 lên dốc cao ngang qua Trung đoàn 42 - Phi trường Phụng Hoàng hay còn gọi là Dakto 2. Đi tiếp đến xã Tri Lễ, cầu Dakmót vào tiền đồn Ben Hét hay còn gọi là đồn Bạch Hổ 20 cây số. Nơi đây là ngã ba biên giới, gần đường mòn Hồ Chí Minh. Con đường huyết mạch của Cộng quân.
Khi đoàn chúng tôi về xã Tri Đạo thì đã có lực lượng Pháo binh và Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Dù, lập công sự phòng thủ tại cầu Tri Đạo rất kiên cố. Tri Đạo là một xã Dinh điền thành lập năm 1957, dân số khoảng 3000 người đa phần ở Quảng Tín, Quảng Nam và Bình Định gồm 3 thôn, nhưng thôn 3 Bình Định bỏ đi nơi khác từ năm 1965 do Cộng quân tấn công Dakto, chiếm Tri Đạo cắt đứt QL 14 trong thời gian gần 2 tháng. Chúng tôi cùng với ông Xã trưởng. Đơn vị Nghĩa quân, Nhân dân Tự vệ cùng người dân trong xã canh giữ, đề phòng Cộng quân ban đêm xâm nhập vào xã quấy phá... Hơn hết là dựa vào sự yểm trợ của đơn vị lính Dù. Không khí chiến tranh bao trùm rừng núi, tiếng gầm thét của pháo binh, của máy bay suốt ngày đêm, Tri Đạo không bao giờ yên tĩnh!
Tết Âm lịch cổ truyền đến! Người dân trong xã vẫn đón Tết trong không khí tưng bừng! Bánh, trái, vui chơi như: Múa lân, bài chòi, văn nghệ cây nhà lá vườn trong ba ngày Xuân. Tổ chức “Cây mùa Xuân chiến sĩ” xã mua một con bò, còn người dân ai có gì góp nấy: Bánh tét, bánh ú, mứt, trà, thuốc, rượu... gồm hai bao tạ vắt hai bên hông con bò! Ông Xã trưởng và các vị thân hào, chức sắc mặc áo dài khăn đóng cùng chúng tôi, dẫn con bò chở hai bao quà bánh ra Bộ chỉ huy Lữ đoàn dù “Mừng xuân chúc Tết” thể hiện tình Quân-Dân... Tội nghiệp các anh, đời lính xa nhà. Nhìn món quà Xuân... ngồ ngộ! Sau những cái bắt tay, đôi mắt các anh người nào cũng đỏ hoe!
Tình hình chiến sự ngày càng xấu đi, khi căn cứ Charlie sau một thời gian cầm cự... Ngày 14.4.1972 đã thất thủ! Tin anh Nguyễn Văn Đương và Nguyễn Đình Bảo cùng những người lính Dù tử trận! Mọi người ai cũng buồn, lo lắng và có ý định di chuyển về Kontum. Rồi tin từ Dakto và Tân Cảnh bị Cộng quân pháo kích, nỗi sợ càng tăng thêm vì người ta quá biết - chỉ có một con đường QL 14 độc đạo nếu bị chặn là chịu chết!
Lần về thăm nhà định mệnh.
Chiều ngày 24.4.1972. Lúc 4 giờ chiều, tôi có mặt tại nhà Cha mẹ tôi ở Diên Bình. Cha tôi nói: “Tụi nó pháo kích vào Trung đoàn 42 mấy ngày nay, còn sáng nay cha ra sau vườn thấy một toán lính nó bảo; ‘Cụ vào nhà đi, đêm nay và ngày mai đừng ra ngoài’! Cha không biết lính của ai? Hay mấy chú Nghĩa quân đi gài mìn cũng không biết nữa!” Cha tôi đem ra hai xị rượu thuốc bày ra trên nền sân tráng ciment. Cha tôi nói: “Uống chút với cha, ba bốn tháng nay con với về. Nhớ đêm nay xuống đồn mà ngủ, đừng ở lại nhà, cha linh cảm có chuyện chẳng lành...” Khi uống xong ly rượu cuối cùng, tôi và cha tôi đếm đi đếm lại cây bông hồng trước sân - cây bông nở vừa đúng 24 cái!
7 giờ tối, tôi có mặt tại đồn Nghĩa quân Diên Bình bên dòng sông hiền hòa vì mùa khô cạn nước. Tôi gặp lại những bạn bè đi phép về thăm gia đình, tối đến thường ra đồn ngủ cho an toàn, nếu có chiến sự thì chiến đấu luôn. Diên Bình đến Tân Cảnh 6 cây số. Nên tiếng đạn pháo từ Tân Cảnh dội về nghe rất rõ. Trung đoàn 42 - Tân Cảnh bị Cộng quân tấn công! Ánh lửa sáng rực một góc trời... Tất cả mọi người đều yên lặng để theo dõi tin tức qua máy truyền tin PRC 25. Người âm thoại viên nói: “Em không liên lạc được với Chi khu Dakto” Trung tá Lò Văn Bảo, Quận trưởng quận Dakto.
Người hùng của Chi khu tiền đồn heo hút giờ nầy ra sao? Cũng không biết, tôi thật sự lo lắng! Với tôi Trung tá Bảo - ngoài một số công tác, còn có một chút kỷ niệm. Đó là, một lần trong quán ăn tại Tân Cảnh, các anh BĐQ tại Ben Hét tưởng lầm tôi giống ai đấy... nên đến “mượn” súng của tôi đem về đồn. Tôi trình bày sự việc với Trung tá Bảo. Ông cười chẳng nói gì. Vậy mà hai ngày sau ông gọi tôi lên. Ông nói: “Súng chú em ở trong hộc bàn”. Sau này tôi làm Tổ trưởng phòng phiếu đơn vị Ben Hét 2 lần các anh nhận ra và bắt tay xin lỗi - cười xòa. Đêm nay, trong cái đồn Nghĩa quân nhỏ bé bên dòng sông, hầu như không một ai nói đến chuyện đi ngủ.
Càng về sáng tiếng nổ càng ít dần và các đám cháy vẫn còn nghi ngút khói... Nhưng có một điều chúng tôi không hiểu là tại sao không có chiếc máy bay B52 nào đến bỏ bom? Cũng không có máy bay phản lực nào bay đến oanh kích?... Chín giờ sáng anh em chúng tôi vẫn còn ở trong đồn, chưa dám về nhà, bởi không thấy ai từ Tân Cảnh chạy về báo tin sống chết như thế nào. Thì có một bà mẹ gìa đến báo: “Cộng quân chặn đường ngay đầu thôn 1 - không thể đi xuống làng Konhring được nữa!”
Dồn lực mở đường.
Lực lượng gồm có: 1 Trung đội Nghĩa quân; 10 CB/XDNT; 20 Nhân dân Tự vệ Ấp; lính về phép 10 người. Vũ khí gồm có: Súng cá nhân M 16, Carbine, 2 Trung liên, 2 súng phóng lựu M79 và lựu đạn. Là dân địa phương nên rành địa hình, chúng tôi cho người mò về thám thính và được biết phía sau những vườn chuối gần xóm nhà cha tôi chạy dài ra sông Dakpsi, Cộng quân bố trí nhiều ụ súng phòng không và những cột truyền tin, đào hầm hố có vẻ bám giữ lâu dài. Về quân số có thể là cấp Tiểu đoàn hoặc Trung đoàn. Chúng giữ dân trong nhà bắt xuống hầm trú ẩn nên chúng tôi đành chịu... Tuy nhiên chúng tôi cũng tổ chức tấn công áp sát và khiêu chiến đến 2 giờ chiều nhưng không hiệu quả. Cộng quân vẫn án binh, thỉnh thoảng mới bắn ra nếu chúng tôi đến gần. Đành rút về sân vận động giữa thôn nghỉ ngơi - chúng tôi có ba người bị thương nhẹ.
Di tản bằng đường vòng...
3 giờ chiều ngày 25.4.1972. Anh em chúng tôi thấy lính Trung đoàn 42 đi xuống, đến sân vận động gặp chúng tôi. Người Thiếu tá đi đầu nói: “Trung đoàn thất thủ trong đêm hôm qua, anh em còn lại phải về Kontum gấp, các anh có đi theo không?” Tôi nói: “Cộng quân chặn đường, chúng tôi cố mở từ sáng đến giờ nhưng không được...” Người Thiếu tá nói: “Chúng ta đi bọc. Địa hình thôn 1- lưng dựa dòng sông Dakpsi, trước mặt là đồng ruộng mênh mông chen lẫn những gò mối và đồi cỏ thấp”. Do đó chúng tôi băng ruộng đi bọc xuống Konhring. Tôi ước tính lính Trung đoàn còn lại chừng 200 người. Súng cá nhân còn đủ, 3 xe M 113 chở người bị thương và vũ khí đạn. Trên nét mặt mọi người không hốt hoảng, nhưng đăm chiêu mệt mỏi, không ai nói với ai lời nào, cứ âm thầm mà đi. Từ Diên Bình xuống Làng Konhring khoảng 3 cây số (sau nầy nghe nói toán quân về được Kontum). Tôi đi vào Làng Konhring lúc này đã hơn 4 giờ chiều nhưng bầu trời còn sáng tỏ. Sở dĩ tôi không theo đoàn quân vì tôi nán lại chờ tin tức cha mẹ và các em tôi.
Đêm Konhring - Thức trắng!
5 giờ chiều. Tôi vẫn đứng như trời trồng tại ngã ba Konhring, trong lòng ngổn ngang trăm mối... nếu đêm nay trở lại tìm người thân chắc chắn sẽ bị bắt, còn không thì sáng mai buộc phải về Kontum mà nghe trong lòng tan nát! Bỗng dưng như một phép lạ! Đoàn người dân từ Tân Cảnh, Diên Bình, Dakrao... ào ào kéo xuống... Người khỏe cõng người bị thương; phụ nữ bồng bế con thơ mặt mày thất sắc; người già tựa vào người trẻ lê thê, lết thết đi trong bóng chiều như những hồn ma… (tôi nhìn thấy có Cha Carat Linh mục thừa sai Paris, Chánh xứ họ đạo Diên Bình và một ít lính Trung đoàn 42). Tôi gặp đứa em gái thứ 6 của tôi trong đoàn người. Nó còn quá nhỏ nên tôi chẳng biết gì hơn ngoài những giọt nước mắt tuôn rơi!
Làng Konhring nhỏ xíu, số người di tản quá đông, người ta nằm la liệt trong nhà thờ, trong bệnh viện do các nữ tu quản lý. Họ cứu chữa những người bị thương, lo ăn uống. Tiếng kêu khóc! Cha mẹ, vợ chồng, anh em, con nít lạc nhau trong lúc chạy hoặc còn kẹt lại ở nhà. Nỗi lo lắng là đêm nay cộng quân pháo kích hoặc đến bắt đi vào rừng. Bởi bây giờ lính Trung đoàn 42 tan rã, không còn ai nữa bảo vệ dân...!!!
11 giờ đêm. Hàng loạt tiếng nổ long trời từ hướng Diên Bình và sông Dakpsi, có những tiếng nổ sát làng Konhring đinh tai điếc óc... tiếng dội của bom chấn động dữ dội mọi người bụm hai tai, điếng hồn. Tiếng kêu khóc hoảng loạn chạy ra khỏi nhà thờ, bệnh viện bởi tiếng rung chuyển từ mặt đất. Sau 10 phút trôi qua mọi người ngơ ngẩn sờ nhau như những hồn ma tìm về dương thế... Tôi và những người lính thì không lạ gì tiếng bom của máy bay B 52. Nhưng ngạc nhiên là tại sao đêm hôm trước không thấy B52 thả bom cứu Trung đoàn 42. Sau đó B52 còn bỏ thêm đợt nữa nhưng xa hơn (sau 1975 VC tuyên truyền rằng: Mỹ bỏ bom giết dân tại làng Konhring...). Thật là hồ đồ hết biết! Không có người dân nào chết, chỉ sợ và hoảng loạn thôi. Chính Trung đoàn Cộng quân chốt chặn tại Diên Bình có thể bị tổn thất do trận dội bom B52 đó. Bằng chứng là sáng ngày hôm sau 26.4, những người dân do chúng giữ đều chạy xuống Konhring được hết, không thấy ai ngăn cản.
Đêm nay ở Konhring mọi người đều thức trắng!
Đi vào rừng tìm Tự do.
Konhring - 5 giờ sáng ngày 26.4.1972 dân chúng vội vã chuẩn bị lên đường về Thị xã Kontum. Cha xứ Carat người Pháp - chánh xứ Diên Bình dẫn đầu đoàn con chiên ngang nhiên đi trên QL 14, khi vừa đến khúc quanh làng Konhnong. Thì gặp Cộng quân chốt chặn ở đó đón lỏng (làng Konhring cách làng Komhnong 3 cây số) Cha cố Carat bị bắt! Dân chúng nhất là các chị, các bà xúm nhau khóc lóc, quỳ lạy, năn nỉ... xin đừng có bắt ông Cha - nhưng Cộng quân không chịu và còn giữ luôn họ vì tội chạy theo “Mỹ - Ngụy”, tốp phía sau nghe tin dữ vội vã tháo chạy ngược về lại Konhring thông báo: Cộng quân chặn đường ở làng Konhnong! Như vậy là trước sau đều thọ địch. Không oan gia mà lại gặp ngõ hẹp! Nghe tin như sét đánh ngang tai tôi bàng hoàng... như vậy chỉ còn một cách là băng rừng.
8 giờ sáng đoàn người kéo nhau vào rừng. Tôi nấn ná ở lại chờ xem trên Diên Bình có còn ai xuống để hỏi thăm tin tức gia đình. Thấy không còn hy vọng, tôi dắt đứa em quay đi, thì tôi nghe một người đi ngang qua và nói: “Hình như tôi có thấy người nhà của anh đang đi xuống”. Gặp lại Mẹ các em gái và đứa cháu 4 tháng tuổi. Cha tôi bị Cộng quân bắt vào rừng (sau này có người cho biết ông nhớ vợ con nên trốn về nhà tìm và bị bắn chết trên đám đất của ông. Người con đỡ đầu nhận ra Cha tôi và đã chôn ông. Anh cũng bị bắt làm tù binh, sau năm 1975 đi Cải tạo 6 năm. Hiện định cư tại Hoa Kỳ). Từ làng Konhring xuống Tri Đạo khoảng 20 cây số. Nhưng đi đường rừng thì vô cùng nguy hiểm.
Tôi đi sau nên không biết những người đi trước đi theo ngã nào. Nhóm còn lại sau cùng theo tôi có 2 Sĩ quan Trung đoàn 42, 15 thành viên gia đình người Thượng, một số người kinh và gia đình tôi tổng cộng 31 người. Không có bản đồ và địa bàn, cũng may là tôi sống ở vùng này nhiều năm và am hiểu địa hình. Tôi không dám đi theo đường mòn - đường mòn dễ bị Cộng quân chặn bắt. Tôi nhắm hướng đồi Charlie đi vào nhằm tránh chốt chặn tại làng Konhnong, dặn mọi người im lặng và không cho con nít khóc. Trên đường đi chúng tôi thấy rất nhiều dây điện thoại của Cộng quân giăng ngang và những dấu chỉ dẫn đường khắc trên những thân cây. Sáu giờ chiều chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi trong cánh rừng rậm. Khoảng 12 giờ đêm chúng tôi nghe rất nhiều tiếng nói vọng lại - toàn giọng Bắc. Tôi thì thầm với mọi người bình tĩnh và tuyệt đối im lặng, lấy tay để hờ trên miệng mấy đứa nhỏ, nếu nó khóc thì bụm miệng nó lại. Chừng 1 giờ sáng máy bay B52 đến bỏ bom từng đợt... từng đợt... gần một giờ. Chúng tôi ngồi dựa vào những gốc cây chờ sáng...
Hôm nay là ngày 27.4.1972. Trời vừa hừng sáng, chúng tôi không còn nghe những giọng Bắc vọng lại như hồi khuya, chỉ nghe tiếng chim kêu rời tổ. Tôi đoán trận bỏ bom hôm qua họ chuyển đi chỗ khác chăng? Thôi, mặc kệ họ! Nhiệm vụ của tôi bây giờ là tìm đường ra xã Tri Đạo. Tôi nói với hai người Sĩ quan là chúng ta đi về hướng tay trái - cũng mở đường mà đi. Chúng tôi thay phiên nhau vén cành cây, không gây tiếng động, đạp cỏ - loài cỏ ba khía bén ngọt, nhùng nhằng cắt nát chân tay mặt mày chúng tôi, cộng với mồ hôi túa ra xót ngứa đau đớn vô cùng! Tội nghiệp hai người Sĩ quan ở miền xuôi đổi lên Cao nguyên tăng cường chiến đấu chưa được bao lâu. Nay gặp hoàn cảnh nấy, bản thân đói khát nhưng còn phải giúp đỡ phụ nữ và trẻ thơ qua đèo vượt suối...
Đến khoảng 11 giờ trưa, tôi leo lên cây cao và nhìn thấy QL 14 gần cầu Tri Đạo. Không nghỉ ngơi gì cả chúng tôi bồng bế nhau chạy qua cầu! Trời mùa Hạ buổi trưa nắng nung mặt đường nhựa bốc khói... Vậy mà chúng tôi: Chân không giày dép; đầu không nón; áo quần tả tơi, đói khát ba bốn ngày qua vượt rừng băng suối... cứ cắm đầu, cắm cổ chạy như ma đuổi. Đến xã Tri Đạo chúng tôi hoàn toàn kiệt sức. Dân ở đây di tản hết mấy ngày trước. Chỉ còn Ban tiếp nhận những người từ Dakto chạy xuống. Chúng tôi được đưa lên xe về Thị xã Kontum!
Bỏ Quận Dakto.
Sau đoàn người chúng tôi, không còn một ai chạy thoát được, tất cả đều bị bắt vô rừng. Âm mưu của Công quân là giữ dân để tuyên truyền với thế giới là dân chúng bỏ vùng Quốc gia về với Quân giải phóng. Quận Dakto coi như bỏ ngỏ để cho Cộng quân miền Bắc kiểm soát... Tôi thương nhớ Dakto - thương nhớ Tân Cảnh - thương nhớ Diên Bình - nơi một phần tuổi thơ của tôi ở đó! Em gái tôi chết lúc ba tuổi cũng ở đó! Cha tôi chết cũng ở đó! Những người bạn chiến đấu của tôi cũng ở đó! Tôi có khóc đâu... mà sao nước mắt... cứ rơi!
Đoàn công tác Tâm-Lý-Chiến chúng tôi đang công tác tại xã Tri lễ trên Tỉnh lộ 512 cách phi trường Phụng Hoàng - Dakto 2, chừng 3 cây số thì được lệnh rút về xã Tri Đạo (gần Võ Định) trước Tết Âm lịch 1972, 10 ngày. Xin nói rõ là: Từ Kontum theo QL 14 lên Võ Định - Tri Đạo - Kontranglangloi - Konhnong - Konhring - Diên Bình - Tân Cảnh. Đoạn đường dài khoảng 46 cây số. Từ Tân Cảnh đi tiếp cũng theo QL 14 lên quận Dakto 12 cây số. Từ Tân Cảnh quẹo trái vào Tỉnh lộ 512 lên dốc cao ngang qua Trung đoàn 42 - Phi trường Phụng Hoàng hay còn gọi là Dakto 2. Đi tiếp đến xã Tri Lễ, cầu Dakmót vào tiền đồn Ben Hét hay còn gọi là đồn Bạch Hổ 20 cây số. Nơi đây là ngã ba biên giới, gần đường mòn Hồ Chí Minh. Con đường huyết mạch của Cộng quân.
Khi đoàn chúng tôi về xã Tri Đạo thì đã có lực lượng Pháo binh và Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Dù, lập công sự phòng thủ tại cầu Tri Đạo rất kiên cố. Tri Đạo là một xã Dinh điền thành lập năm 1957, dân số khoảng 3000 người đa phần ở Quảng Tín, Quảng Nam và Bình Định gồm 3 thôn, nhưng thôn 3 Bình Định bỏ đi nơi khác từ năm 1965 do Cộng quân tấn công Dakto, chiếm Tri Đạo cắt đứt QL 14 trong thời gian gần 2 tháng. Chúng tôi cùng với ông Xã trưởng. Đơn vị Nghĩa quân, Nhân dân Tự vệ cùng người dân trong xã canh giữ, đề phòng Cộng quân ban đêm xâm nhập vào xã quấy phá... Hơn hết là dựa vào sự yểm trợ của đơn vị lính Dù. Không khí chiến tranh bao trùm rừng núi, tiếng gầm thét của pháo binh, của máy bay suốt ngày đêm, Tri Đạo không bao giờ yên tĩnh!
Tết Âm lịch cổ truyền đến! Người dân trong xã vẫn đón Tết trong không khí tưng bừng! Bánh, trái, vui chơi như: Múa lân, bài chòi, văn nghệ cây nhà lá vườn trong ba ngày Xuân. Tổ chức “Cây mùa Xuân chiến sĩ” xã mua một con bò, còn người dân ai có gì góp nấy: Bánh tét, bánh ú, mứt, trà, thuốc, rượu... gồm hai bao tạ vắt hai bên hông con bò! Ông Xã trưởng và các vị thân hào, chức sắc mặc áo dài khăn đóng cùng chúng tôi, dẫn con bò chở hai bao quà bánh ra Bộ chỉ huy Lữ đoàn dù “Mừng xuân chúc Tết” thể hiện tình Quân-Dân... Tội nghiệp các anh, đời lính xa nhà. Nhìn món quà Xuân... ngồ ngộ! Sau những cái bắt tay, đôi mắt các anh người nào cũng đỏ hoe!
Tình hình chiến sự ngày càng xấu đi, khi căn cứ Charlie sau một thời gian cầm cự... Ngày 14.4.1972 đã thất thủ! Tin anh Nguyễn Văn Đương và Nguyễn Đình Bảo cùng những người lính Dù tử trận! Mọi người ai cũng buồn, lo lắng và có ý định di chuyển về Kontum. Rồi tin từ Dakto và Tân Cảnh bị Cộng quân pháo kích, nỗi sợ càng tăng thêm vì người ta quá biết - chỉ có một con đường QL 14 độc đạo nếu bị chặn là chịu chết!
Lần về thăm nhà định mệnh.
Chiều ngày 24.4.1972. Lúc 4 giờ chiều, tôi có mặt tại nhà Cha mẹ tôi ở Diên Bình. Cha tôi nói: “Tụi nó pháo kích vào Trung đoàn 42 mấy ngày nay, còn sáng nay cha ra sau vườn thấy một toán lính nó bảo; ‘Cụ vào nhà đi, đêm nay và ngày mai đừng ra ngoài’! Cha không biết lính của ai? Hay mấy chú Nghĩa quân đi gài mìn cũng không biết nữa!” Cha tôi đem ra hai xị rượu thuốc bày ra trên nền sân tráng ciment. Cha tôi nói: “Uống chút với cha, ba bốn tháng nay con với về. Nhớ đêm nay xuống đồn mà ngủ, đừng ở lại nhà, cha linh cảm có chuyện chẳng lành...” Khi uống xong ly rượu cuối cùng, tôi và cha tôi đếm đi đếm lại cây bông hồng trước sân - cây bông nở vừa đúng 24 cái!
7 giờ tối, tôi có mặt tại đồn Nghĩa quân Diên Bình bên dòng sông hiền hòa vì mùa khô cạn nước. Tôi gặp lại những bạn bè đi phép về thăm gia đình, tối đến thường ra đồn ngủ cho an toàn, nếu có chiến sự thì chiến đấu luôn. Diên Bình đến Tân Cảnh 6 cây số. Nên tiếng đạn pháo từ Tân Cảnh dội về nghe rất rõ. Trung đoàn 42 - Tân Cảnh bị Cộng quân tấn công! Ánh lửa sáng rực một góc trời... Tất cả mọi người đều yên lặng để theo dõi tin tức qua máy truyền tin PRC 25. Người âm thoại viên nói: “Em không liên lạc được với Chi khu Dakto” Trung tá Lò Văn Bảo, Quận trưởng quận Dakto.
Người hùng của Chi khu tiền đồn heo hút giờ nầy ra sao? Cũng không biết, tôi thật sự lo lắng! Với tôi Trung tá Bảo - ngoài một số công tác, còn có một chút kỷ niệm. Đó là, một lần trong quán ăn tại Tân Cảnh, các anh BĐQ tại Ben Hét tưởng lầm tôi giống ai đấy... nên đến “mượn” súng của tôi đem về đồn. Tôi trình bày sự việc với Trung tá Bảo. Ông cười chẳng nói gì. Vậy mà hai ngày sau ông gọi tôi lên. Ông nói: “Súng chú em ở trong hộc bàn”. Sau này tôi làm Tổ trưởng phòng phiếu đơn vị Ben Hét 2 lần các anh nhận ra và bắt tay xin lỗi - cười xòa. Đêm nay, trong cái đồn Nghĩa quân nhỏ bé bên dòng sông, hầu như không một ai nói đến chuyện đi ngủ.
Càng về sáng tiếng nổ càng ít dần và các đám cháy vẫn còn nghi ngút khói... Nhưng có một điều chúng tôi không hiểu là tại sao không có chiếc máy bay B52 nào đến bỏ bom? Cũng không có máy bay phản lực nào bay đến oanh kích?... Chín giờ sáng anh em chúng tôi vẫn còn ở trong đồn, chưa dám về nhà, bởi không thấy ai từ Tân Cảnh chạy về báo tin sống chết như thế nào. Thì có một bà mẹ gìa đến báo: “Cộng quân chặn đường ngay đầu thôn 1 - không thể đi xuống làng Konhring được nữa!”
Dồn lực mở đường.
Lực lượng gồm có: 1 Trung đội Nghĩa quân; 10 CB/XDNT; 20 Nhân dân Tự vệ Ấp; lính về phép 10 người. Vũ khí gồm có: Súng cá nhân M 16, Carbine, 2 Trung liên, 2 súng phóng lựu M79 và lựu đạn. Là dân địa phương nên rành địa hình, chúng tôi cho người mò về thám thính và được biết phía sau những vườn chuối gần xóm nhà cha tôi chạy dài ra sông Dakpsi, Cộng quân bố trí nhiều ụ súng phòng không và những cột truyền tin, đào hầm hố có vẻ bám giữ lâu dài. Về quân số có thể là cấp Tiểu đoàn hoặc Trung đoàn. Chúng giữ dân trong nhà bắt xuống hầm trú ẩn nên chúng tôi đành chịu... Tuy nhiên chúng tôi cũng tổ chức tấn công áp sát và khiêu chiến đến 2 giờ chiều nhưng không hiệu quả. Cộng quân vẫn án binh, thỉnh thoảng mới bắn ra nếu chúng tôi đến gần. Đành rút về sân vận động giữa thôn nghỉ ngơi - chúng tôi có ba người bị thương nhẹ.
Di tản bằng đường vòng...
3 giờ chiều ngày 25.4.1972. Anh em chúng tôi thấy lính Trung đoàn 42 đi xuống, đến sân vận động gặp chúng tôi. Người Thiếu tá đi đầu nói: “Trung đoàn thất thủ trong đêm hôm qua, anh em còn lại phải về Kontum gấp, các anh có đi theo không?” Tôi nói: “Cộng quân chặn đường, chúng tôi cố mở từ sáng đến giờ nhưng không được...” Người Thiếu tá nói: “Chúng ta đi bọc. Địa hình thôn 1- lưng dựa dòng sông Dakpsi, trước mặt là đồng ruộng mênh mông chen lẫn những gò mối và đồi cỏ thấp”. Do đó chúng tôi băng ruộng đi bọc xuống Konhring. Tôi ước tính lính Trung đoàn còn lại chừng 200 người. Súng cá nhân còn đủ, 3 xe M 113 chở người bị thương và vũ khí đạn. Trên nét mặt mọi người không hốt hoảng, nhưng đăm chiêu mệt mỏi, không ai nói với ai lời nào, cứ âm thầm mà đi. Từ Diên Bình xuống Làng Konhring khoảng 3 cây số (sau nầy nghe nói toán quân về được Kontum). Tôi đi vào Làng Konhring lúc này đã hơn 4 giờ chiều nhưng bầu trời còn sáng tỏ. Sở dĩ tôi không theo đoàn quân vì tôi nán lại chờ tin tức cha mẹ và các em tôi.
Đêm Konhring - Thức trắng!
5 giờ chiều. Tôi vẫn đứng như trời trồng tại ngã ba Konhring, trong lòng ngổn ngang trăm mối... nếu đêm nay trở lại tìm người thân chắc chắn sẽ bị bắt, còn không thì sáng mai buộc phải về Kontum mà nghe trong lòng tan nát! Bỗng dưng như một phép lạ! Đoàn người dân từ Tân Cảnh, Diên Bình, Dakrao... ào ào kéo xuống... Người khỏe cõng người bị thương; phụ nữ bồng bế con thơ mặt mày thất sắc; người già tựa vào người trẻ lê thê, lết thết đi trong bóng chiều như những hồn ma… (tôi nhìn thấy có Cha Carat Linh mục thừa sai Paris, Chánh xứ họ đạo Diên Bình và một ít lính Trung đoàn 42). Tôi gặp đứa em gái thứ 6 của tôi trong đoàn người. Nó còn quá nhỏ nên tôi chẳng biết gì hơn ngoài những giọt nước mắt tuôn rơi!
Làng Konhring nhỏ xíu, số người di tản quá đông, người ta nằm la liệt trong nhà thờ, trong bệnh viện do các nữ tu quản lý. Họ cứu chữa những người bị thương, lo ăn uống. Tiếng kêu khóc! Cha mẹ, vợ chồng, anh em, con nít lạc nhau trong lúc chạy hoặc còn kẹt lại ở nhà. Nỗi lo lắng là đêm nay cộng quân pháo kích hoặc đến bắt đi vào rừng. Bởi bây giờ lính Trung đoàn 42 tan rã, không còn ai nữa bảo vệ dân...!!!
11 giờ đêm. Hàng loạt tiếng nổ long trời từ hướng Diên Bình và sông Dakpsi, có những tiếng nổ sát làng Konhring đinh tai điếc óc... tiếng dội của bom chấn động dữ dội mọi người bụm hai tai, điếng hồn. Tiếng kêu khóc hoảng loạn chạy ra khỏi nhà thờ, bệnh viện bởi tiếng rung chuyển từ mặt đất. Sau 10 phút trôi qua mọi người ngơ ngẩn sờ nhau như những hồn ma tìm về dương thế... Tôi và những người lính thì không lạ gì tiếng bom của máy bay B 52. Nhưng ngạc nhiên là tại sao đêm hôm trước không thấy B52 thả bom cứu Trung đoàn 42. Sau đó B52 còn bỏ thêm đợt nữa nhưng xa hơn (sau 1975 VC tuyên truyền rằng: Mỹ bỏ bom giết dân tại làng Konhring...). Thật là hồ đồ hết biết! Không có người dân nào chết, chỉ sợ và hoảng loạn thôi. Chính Trung đoàn Cộng quân chốt chặn tại Diên Bình có thể bị tổn thất do trận dội bom B52 đó. Bằng chứng là sáng ngày hôm sau 26.4, những người dân do chúng giữ đều chạy xuống Konhring được hết, không thấy ai ngăn cản.
Đêm nay ở Konhring mọi người đều thức trắng!
Đi vào rừng tìm Tự do.
Konhring - 5 giờ sáng ngày 26.4.1972 dân chúng vội vã chuẩn bị lên đường về Thị xã Kontum. Cha xứ Carat người Pháp - chánh xứ Diên Bình dẫn đầu đoàn con chiên ngang nhiên đi trên QL 14, khi vừa đến khúc quanh làng Konhnong. Thì gặp Cộng quân chốt chặn ở đó đón lỏng (làng Konhring cách làng Komhnong 3 cây số) Cha cố Carat bị bắt! Dân chúng nhất là các chị, các bà xúm nhau khóc lóc, quỳ lạy, năn nỉ... xin đừng có bắt ông Cha - nhưng Cộng quân không chịu và còn giữ luôn họ vì tội chạy theo “Mỹ - Ngụy”, tốp phía sau nghe tin dữ vội vã tháo chạy ngược về lại Konhring thông báo: Cộng quân chặn đường ở làng Konhnong! Như vậy là trước sau đều thọ địch. Không oan gia mà lại gặp ngõ hẹp! Nghe tin như sét đánh ngang tai tôi bàng hoàng... như vậy chỉ còn một cách là băng rừng.
8 giờ sáng đoàn người kéo nhau vào rừng. Tôi nấn ná ở lại chờ xem trên Diên Bình có còn ai xuống để hỏi thăm tin tức gia đình. Thấy không còn hy vọng, tôi dắt đứa em quay đi, thì tôi nghe một người đi ngang qua và nói: “Hình như tôi có thấy người nhà của anh đang đi xuống”. Gặp lại Mẹ các em gái và đứa cháu 4 tháng tuổi. Cha tôi bị Cộng quân bắt vào rừng (sau này có người cho biết ông nhớ vợ con nên trốn về nhà tìm và bị bắn chết trên đám đất của ông. Người con đỡ đầu nhận ra Cha tôi và đã chôn ông. Anh cũng bị bắt làm tù binh, sau năm 1975 đi Cải tạo 6 năm. Hiện định cư tại Hoa Kỳ). Từ làng Konhring xuống Tri Đạo khoảng 20 cây số. Nhưng đi đường rừng thì vô cùng nguy hiểm.
Tôi đi sau nên không biết những người đi trước đi theo ngã nào. Nhóm còn lại sau cùng theo tôi có 2 Sĩ quan Trung đoàn 42, 15 thành viên gia đình người Thượng, một số người kinh và gia đình tôi tổng cộng 31 người. Không có bản đồ và địa bàn, cũng may là tôi sống ở vùng này nhiều năm và am hiểu địa hình. Tôi không dám đi theo đường mòn - đường mòn dễ bị Cộng quân chặn bắt. Tôi nhắm hướng đồi Charlie đi vào nhằm tránh chốt chặn tại làng Konhnong, dặn mọi người im lặng và không cho con nít khóc. Trên đường đi chúng tôi thấy rất nhiều dây điện thoại của Cộng quân giăng ngang và những dấu chỉ dẫn đường khắc trên những thân cây. Sáu giờ chiều chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi trong cánh rừng rậm. Khoảng 12 giờ đêm chúng tôi nghe rất nhiều tiếng nói vọng lại - toàn giọng Bắc. Tôi thì thầm với mọi người bình tĩnh và tuyệt đối im lặng, lấy tay để hờ trên miệng mấy đứa nhỏ, nếu nó khóc thì bụm miệng nó lại. Chừng 1 giờ sáng máy bay B52 đến bỏ bom từng đợt... từng đợt... gần một giờ. Chúng tôi ngồi dựa vào những gốc cây chờ sáng...
Hôm nay là ngày 27.4.1972. Trời vừa hừng sáng, chúng tôi không còn nghe những giọng Bắc vọng lại như hồi khuya, chỉ nghe tiếng chim kêu rời tổ. Tôi đoán trận bỏ bom hôm qua họ chuyển đi chỗ khác chăng? Thôi, mặc kệ họ! Nhiệm vụ của tôi bây giờ là tìm đường ra xã Tri Đạo. Tôi nói với hai người Sĩ quan là chúng ta đi về hướng tay trái - cũng mở đường mà đi. Chúng tôi thay phiên nhau vén cành cây, không gây tiếng động, đạp cỏ - loài cỏ ba khía bén ngọt, nhùng nhằng cắt nát chân tay mặt mày chúng tôi, cộng với mồ hôi túa ra xót ngứa đau đớn vô cùng! Tội nghiệp hai người Sĩ quan ở miền xuôi đổi lên Cao nguyên tăng cường chiến đấu chưa được bao lâu. Nay gặp hoàn cảnh nấy, bản thân đói khát nhưng còn phải giúp đỡ phụ nữ và trẻ thơ qua đèo vượt suối...
Đến khoảng 11 giờ trưa, tôi leo lên cây cao và nhìn thấy QL 14 gần cầu Tri Đạo. Không nghỉ ngơi gì cả chúng tôi bồng bế nhau chạy qua cầu! Trời mùa Hạ buổi trưa nắng nung mặt đường nhựa bốc khói... Vậy mà chúng tôi: Chân không giày dép; đầu không nón; áo quần tả tơi, đói khát ba bốn ngày qua vượt rừng băng suối... cứ cắm đầu, cắm cổ chạy như ma đuổi. Đến xã Tri Đạo chúng tôi hoàn toàn kiệt sức. Dân ở đây di tản hết mấy ngày trước. Chỉ còn Ban tiếp nhận những người từ Dakto chạy xuống. Chúng tôi được đưa lên xe về Thị xã Kontum!
Bỏ Quận Dakto.
Sau đoàn người chúng tôi, không còn một ai chạy thoát được, tất cả đều bị bắt vô rừng. Âm mưu của Công quân là giữ dân để tuyên truyền với thế giới là dân chúng bỏ vùng Quốc gia về với Quân giải phóng. Quận Dakto coi như bỏ ngỏ để cho Cộng quân miền Bắc kiểm soát... Tôi thương nhớ Dakto - thương nhớ Tân Cảnh - thương nhớ Diên Bình - nơi một phần tuổi thơ của tôi ở đó! Em gái tôi chết lúc ba tuổi cũng ở đó! Cha tôi chết cũng ở đó! Những người bạn chiến đấu của tôi cũng ở đó! Tôi có khóc đâu... mà sao nước mắt... cứ rơi!