Trở về dĩ vãng

Paris, ngày 15 tháng 9 năm 1980

Thưa Ba,

Con đã tới nhàrồi.  Chuyến bay bình an,nhưng khi đến Pháp thì hơi bị trởngại.  Sương mù quánhiều nên máy bay phải ở lại Marseille hai tiếngđồng hồ đợi trời trong hơn mới dámbay lên Paris, thành thử gia đình đi đón cũngsốt ruột lắm. 

Con còn mệt quá vì chuyếnbay dài và con chưa quen giờ khắc mới.  Con viết ngay về cho Ba Máđừng trông, rồi mai mốt con sẽ viết nhiềuhơn.  Hôm con đi Ba bịcảm, nay Ba đã đỡ chưa?  Con hy vọng Ba không bịnặng thêm.

Con kính chúc Ba Má và gia đìnhmình luôn mạnh khỏe.

Con

Nguyễn thị Yến

 

 

Paris, ngày 1 tháng 10 năm 1980

Thưa Ba,

Con có nhà ở riêngđược một tuần nay. Con đã sắp xếp mọi việc trong nhà xong xuôinên vội viết về kẻo Ba trông. 

Hôm mới sang conđược em Jacques nhường phòng cho ở tạm,còn em thì sang ngủ với anh Richard.  Ở đây họ không ở chungtất cả như kiểu nhà mình là chỉ có vách ngăntrước ngăn sau mà không cần có cửa phòng đóngkín mít.  Mỗi phòng chỉ chomột người thôi.  Vìthế mà coi như nhà nầy không có chỗ cho con ởluôn.  Ông bà Laroche rất tửtế nhưng con bắt buộc phải dời đi nhàkhác.  Con lo lắm vì con khôngbiết tiếng Pháp mà kinh đô Paris thì quá lớn.  Ông bà nói với con thậtchậm, luôn luôn có ra dấu tay chân và bằng nét mặt nêncon cũng rán đoán hiểu đôi chút.

Ông bà mướn cho con mộtcăn phố nhỏ ở quận 11, tận từngthứ tư ở sát nóc nhà. Phố có hai phòng để ở và một ngănbếp nhỏ.  Con chia mộtphòng với một dì người Việt, có nghềnấu ăn trong quán ở Quartier Latin.  Ông bà Laroche nhờ dì hướngdẫn bằng tiếng Việt để con không bỡngỡ lúc ban đầu. Mặt khác, dì lớn tuổi có thể trông chừngcon giúp ông để ông không phải thường xuyên luitới.

Ít hàng thăm Ba Má, chịNhạn, chị Oanh, em Phụng, em Các.

Con

Nguyễn thị Yến

 

 

Paris, ngày 26 tháng 12 năm 1980

Thưa Ba,

Lần đầu tiên conđược ăn lễ Giáng Sinh ở xứngười.  Quang cảnhrộn rịp lắm làm con nhớ những Giáng Sinh ởSàigòn hồi con còn nhỏ.  Tuymình không là người công giáo mà năm nào mấyđứa tụi con cũng được Ba Má dẫn ranhà thờ Ðức Bà xem máng cỏ, hang lừa.  Con nhớ em Phụng mê coi quênđi theo mình, tưởng đã lạc mất emrồi.  Và năm nào Má cũngnấu vịt rút xương dồn thập cẩmđể ăn réveillon như nhà chú Thâu có đạo.  Con thích ăn mấy trái táo tàu vàcủ năng trong nhưn lắm. Những năm sau nầy nhà mình không đủtiền để sống, nói gì tới ăn réveillon.  Nên ở đây tuy ngườiđông đúc, thức ăn ngon mà con không thấy vuinhư hồi nào đó.  Conchỉ đi chơi cho biết vậy thôi.

Mấy tháng nay con đihọc tiếng Pháp, đã nói được chútđỉnh.  Theo như conhiểu ý của ông Laroche thì ông vì lòng nhân đạo màđem con qua, chớ ông không thể lo cho cuộc sốngcủa con giống con ruột của ông được.  Bà vợ ông không chốngđối là một may mắn hiếm có rồi.  Vì vậy, ông bảo, ông sẽgiúp đỡ cho con học nghề bán hàng để sauđó con tự tìm thế nuôi thân. Nhiều hơn nữa ông không làm được.  Con nghe và ghi nhận chớchưa suy nghĩ gì nhiều. Nhưng dù thế nào thì con cũng có tương lai, BaMá khỏi phải lo lắng cho con nữa.

Còn hơn một tháng làđến Tết Nguyên đán. Thỉnh thoảng dì Hai ở chung nhà đem con theo vôquán phụ dì làm lặt vặt trong bếp.  Con hy vọng sẽ kiếmđược chút ít tiền gởi về cho Ba Má ănTết với người ta.

Ba rán giữ sức khỏenghe.  Ba đừng làm việcnhiều lắm.  Con chắckhông bao lâu nữa con cũng làm ra tiền đượcđể đỡ đần Ba Má.

Con

Nguyễn thị Yến

 

 

Paris, ngày 15 tháng 4 năm 1983

Thưa Ba,

Con rất cảm độngnhận được thơ Ba. Ba đã chúc mừng sinh nhựt thứ mười támcủa con bằng tấm ảnh cũ hồi conmười hai tuổi.  Ởnhà mình có bao giờ ăn sinh nhựt đâu, nhưng mà theotục lệ, Ba Má đã làm bữa cúng để từ giãsự che chở của mười hai mụ bà khi conbỏ tuổi con nít để thành thiếu nữ.  Hôm đó lần đầu tiên conđược mặc áo dài, được chải tócthiệt khéo và còn có thêm một cái hoa vải màu vàng đínhtrên sợi giây buộc lên đầu rất đẹp.  Má nói, Má chọn màu vàng vì con chimyến có bộ lông màu vàng.

Bà Laroche gởi cho con mộtbó bông, còn ông Laroche thì tặng con một cái đồngđeo tay và 100 francs.  Ðốivới người Âu, tuổi mười tám là tuổichấm dứt cuộc đời thiếu niên đểbước sang giai đoạn làm người lớn nênhọ thường tổ chức sinh nhựt lớnlắm, nhưng con không có làm tiệc tùng chi cả, màchỉ mời dì Hai ăn bánh ngọt uống trà với consau khi dì đi làm về, để con kể chuyện cúngmười hai mụ bà nhân có tấm ảnh của Bagởi sang.

Một số hình ảnhcủa gia đình mà con đem theo con đã, hoặc rửalớn hoặc rửa thêm nhiều tấm, để treovà gắn đầy hết mấy bức tường.  Nó cho con cảm tưởng là BaMá và hai chị, hai em lúc nào cũng ở chung quanh con.

Hồi mới qua conđược ông bà Laroche dẫn đi xem Paris, thấyđâu đâu cũng quá đẹp, quá hào nháng.  Mấy tiệm buôn lớn huy hoànglàm sao!  Con đi thang lănlần đầu sợ đến nức cuối sẽbị kẹt chân, cứ ngó xuống châm bẩm đểdợm mà nhảy làm ai cũng cười con nhà quê.  Ban đêm cả một vùng chungquanh cung điện Élysée đèn đuốc sáng choang làm conbuồn nhớ bên mình điện không có đủ mỗingày để xài, một tuần hai ba đêm phảithắp đèn dầu.  Quánăn ở khu dì Hai sao mà nhiều không thể tưởngtrong lúc nhà mình, cho đến khi con đi, vẫn còn ăndậm bo bo với cơm.  Conrất mừng nghe nói hoàn cảnh đó bây giờ không cònnữa. 

Thấm thoát mà con xa nhà đãba năm rồi.  Dì Hai ởchung nhà cũng thương con nhưng từ khi con bắtđầu đi học nghề thì dì ít gặp con.  Bây giờ và sau nầy con sẽđi làm ban ngày, còn dì thì làm quán, sống nặng vềđêm.  Dì về nhà lúc conđã ngủ, sáng con thức dậy thì dì đang mê man.  Con có ngày nghỉ là chúa nhật,còn dì là ngày thứ năm.  Vìthế mà muốn nói chuyện với dì cũng khôngdễ.  Theo thời gianchắc con sẽ có nhiều bạn Pháp hơn ViệtNam.  Tuy dần dà con cũng quenđời sống mới nhưng con vẫn thấy khóchịu trong lòng.  Nói chuyệnvới người Pháp và ngay cả với ngườiViệt ở Pháp lâu năm, con có thể hiểu nghĩacủa chữ của lời, nhưng ý thì con chưa thôngđược.  Bên mìnhngười ta bươn chải để kiếmsống vì phương tiện sinh nhai khó khăn, bên nâyngười ta bươn bả sống vì thời gianđể sống quá ngắn ngủi.  Con nghe người ta bảothế nhưng thiệt tình thì con không hiểu lắm.  Con chỉ biết là nhiều lúcmình rất bơ vơ giữa đám đông, banđầu là vì tiếng nói khác, rồi kế đến làlề lối sống khác, rồi sau đó là cách suy nghĩkhác, và bây giờ thấm thía hơn là vì tình cảm khác.

Con nhớ hồi con còn ởnhà, mỗi ngày đi làm về Ba hay nằm võng ngoài lan cantrên gác, tay vắt lên trán và im lìm cho tới bữacơm.  Má không nói gì mà tụicon chẳng đứa nào dám hó hé. Có lần bác Ba tiệm giặt ủi hỏi con: “Saoba mầy buồn quá vậy?” mà con đâu biết saođể trả lời. Rồi lần khác dì Năm “nhiều chuyện” ởđằng sau nhà mình nói: “Tại mầy đó!”, con cũngkhông hiểu vì sao mà tại con. Tới một lúc nào con mới nhận ra rằng concó cái gì khác hơn mấy chị em con.  Tóc con hoe vàng chớ không đenhuyền, da con trắng hồng chớ không ngâm ngâm, mắtcon nâu thẩm và mũi con vừa cao vừa thon dài.  Con có hình dạng không giống aitrong nhà cả.  Nhưng conđâu có sống khác mọi người trong nhà.  Con vẫn thấy con là em củachị Nhạn, chị Oanh, là chị của em Phụng, emCác.  Ba Má và nhứt là Ba, Bathương con đâu khác chị em của con.  Con làm sao quên đượcnăm con tám tuổi được lên sân khấutrường học lần đầu tiên, con sợ run bâybẩy mà thấy Ba đứng ở một bên vách phòngdưới khán giả mỉm cười với con là conlần lần yên dạ.  Saukhi hát xong ba đón con đằng sau hậu trường,rồi hôn lên trán, khen con hát hay làm con có mộng sau nầysẽ đi theo nghề ca hát luôn.

Người ta nói con khôngphải là con của Ba.  Con ngheMá chửi lầm bầm hoài vì những lời xì xàoấy, có khi Má chửi bông lông, có khi Má chửi thẳngngười nào đó.  Con khônghiểu gì cả.  Con đãlớn lên trong sự nuôi nấng thương yêu của Ba,tại sao con phải hiểu cái gì khác?   Nhưng mà rồi, tại tình hìnhxứ mình thay đổi mà cuộc đời con thayđổi.  Má xác nhận conkhông phải là con của Ba, và người đã gầytạo ra hình hài con, ông chủ của gia đình Máđến làm việc nội trợ ba ngày trong tuầnđã lợi dụng lúc vợ vắng nhà dở trò sàmsỡ, mà Má vì sợ mất việc nên không dám hở môi,đã chịu nhận trách nhiệm của hành độngmười lăm năm về trước.

Con không muốn đi nhưngcon phải về quê hương của cha đẻ.  Ðiều nầy đã làm con đaubuồn lắm.  Con thấy hômđưa con đi Ba cũng buồn, cũng im lìm nhưnhững khi Ba nằm võng vậy, làm con chỉ muốn khócmà con không dám nói.  Từ đótới giờ ông Laroche luôn luôn tử tế với con,nhưng chưa bao giờ ông cho con cái cảm tưởngông là cha đẻ của con. Ông cứu giúp con vì lòng nhân đạo hay để cholương tâm đừng cắn rứt?  Con không dám suy nghĩ, phân tích.  Con sợ mình sẽ mang tiếnglà vô ơn bạc nghĩa.

Ba ơi, con nhớ Balắm.  Con nhớ nhữngngày sống với Ba lắm.

Con kính chúc Ba Má sức khỏedồi dào để chờ một ngày nào đó con sẽvề thăm.

Con của Ba

Nguyễn thị Yến

 

 

Paris, ngày 22 tháng 11 năm 1985

Thưa Ba,

Bữa nay Ba đã khỏechưa? Nghe tin Ba bị sưng phổi con lo quá.  Con đã gởi thuốc vềcách đây hai tuần.  Congởi cấp tốc nữa, hy vọng nó đi mau hơnbình thường.  Ba rántịnh dưỡng cho bịnh đừng nặng thêm,nhớ nghe Ba.  Thuốc men trongnước còn hiếm hoi, nếu cần gì thì Ba biểuchị Nhạn viết thơ cho con ngay để con mua chokịp.

Con đã học xong nghềbán hàng, xin việc làm cũng được rồi.  Ðầu tháng sau con hành nghềthiệt đó.  Có thể nói làcon rất may mắn, vì bên nây kiếm đượcviệc làm không phải dễ. Có lẽ nhờ bằng cấp ra trườngnghề của con có điểm cao, lúc đi trình diệnvới hãng con gây được ấn tượng tốtvà cũng chắc là ông Laroche đã nhờ ngườigiới thiệu giúp.  Nhưvậy là chuyện con tính lo cho hai em con học xa hơn chắcthực hiện được. Ba Má cứ yên tâm.  Baphải hứa với con là Ba bớt làm công việcnặng nhọc hơn hồi trước.  Mười năm rồi nhà mìnhsống rất là thiếu thốn, con sợ Ba bịyếu đi nhiều. Chừng có lương con sẽ lo thuốc bổ choBa.

Hôm nọ Ba có hỏi con làm gìsau giờ làm việc? Và con có giao hảo với bạn bènhiều không?  Thường thìcon ở nhà đọc sách báo để học hỏi thêm.  Ðời sống bên nây khác mìnhnhiều lắm, nếu không biết gì hết thì giốngnhư trong “hốc cà tó” ra tỉnh vậy.  Nhờ dáng dấp lai Âu mà con ítbị dòm ngó để ý. Người ta chỉ ngạc nhiên là con nói tiếngPháp dở, tại vậy mà con rán học lắm.  Con cũng không có bạnnhiều.  Con chơi vớihọ trong thời gian ở trường thôi.  Lâu lâu con mới đi xi nê mộtlần.  Có lẽ còn mộttrở ngại trong lòng của con, trong đầu củacon, làm con chưa hội nhập được nếpsống của Paris.  Trong nhànầy con ở từng cao nhứt được gọilà gác thượng, cửa sổ nằm trên nóc nhà, muốnmở phải chống nó lên, chỉ thấy trời, mây vàmái ngói chớ không thấy người.  Con không có dịp làm quen với aitrong nhà, ngoài câu chào hỏi khi gặp nhau ở cầuthang.  Người ta chỉsống riêng trong gia đình và mạnh ai nấy sống,không ai muốn đụng chạm tới ai.  Ở đây không có cảnhngồi lê đôi mách của mấy bà ăn không ngồirồi, chuyện nhà mình không lo mà cứ lo đi xía vôchuyện nhà người khác. Lúc đầu con thấy yên tĩnh mà lần lầnthấy buồn, vì sự yên tĩnh đó làm con nhớ xómđường rầy của mình lắm.  Xóm tối ngày om sòm tiếng connít, tiếng chửi lộn, tiếng diễu cợtchọc quê của người nầy người nọ.  Con nhớ dì Năm, hồi đó conkhông ưa dì nhiều chuyện mà bây giờ nghĩ lại,dì luôn luôn nhúm lửa bếp giùm tụi con khi Má không có nhà,hay mỗi lần nghe em Các khóc là dì lật đậtchạy qua, coi có chuyện gì chẳng lành không.  Giờ nầy con mới biếtlà dì tử tế, tốt bụng. Còn chú bảy Xị nữa, ổng nhậu hoài nênbị mang tên “Xị” đó, phải không Ba?  Chú giận mấy chị concủa bà Phán Thục đã ngạo con “Má mầy lấyTây!” nên hăm: “Tụi bây đi ngang đườngrầy là biết tay tao!” làm họ hết dám nói bậy vàmuốn qua chợ phải đi đường vòng.  Con thấy tức cườiquá.  Và bà Sáu đánh ỏ khótánh nữa, ngoài thời gian ngồi sòng bả cứ đitò mò dòm ngó nhà người khác rồi cằn nhằn chuyệncủa người ta, vậy mà bả cũng hiềnvới con lắm.  Mỗi khicon qua nhổ tóc ngứa cho bả, bả hay khen con cóđôi mắt đẹp và nói hoài: “Mầy có phướcđược ba mầy cưng!” Con thấy ai cũngthương con hết, phải không Ba?

Ở đây, con có cùng màu da,màu tóc, màu mắt như người bản xứ, mũicon cũng cao, mi con cũng dài và con cũng hiểu tiếngnói của họ, nhưng mà con không có tâm hồn củahọ, không có cảm xúc giống như họ.  Con thấy lạc lõng giữanhững người cũng là đồng chủng vớicon làm sao!  Con đã nhận rasự thật rằng, đất nước nầy là quêcha của con, là hiện tại của con nhưng không làquá khứ của con, không là cội nguồn của con.  Con đứng đây,được phép ngó tới mà không thể nhìn lui.  Con cảm thấy như hổngchân khi không tìm được gì để bám víu.  Con nghĩ rằng, conngười thỉnh thoảng vẫn cần có cái gìđể tựa, để bám, phải không Ba?  Hồi còn ở nhà con có Ba, conbiết Ba lo cho con nên lúc nào, làm chi con cũng thấyvững lòng hết.  Vì lòng tinấy mà khi biết mình thật sự đi sang Pháp con khôngmấy hồi hộp lo âu. Trong tâm tưởng con biết là con có Ba.  Qua tới bên nây rồi con mớihiểu điều đó chỉ ở trong tâm tưởngthôi, chớ thực tế thì con rất cô đơn.  Ba ở xa xôi quá.

Người cha máu huyếtcủa con thì theo thời gian ít gặp gỡ đi.  Ông đã làm tròn bổn phậncủa ông: đem con qua, giúp con có nghề nghiệp, cho concuộc sống đàng hoàng. Ông không còn trách nhiệm gì nữa và ông cũng khôngmuốn có một ràng buộc tình cảm nào với con,cũng như hồi xưa quả thật ông cũngchẳng có một chút tình cảm nào với Má.  Ðó chẳng qua là một phút đòihỏi sinh lý không dằn được củangười có quyền thế trong tay.  Con không còn là một đứa congái nhỏ ở tuổi mười lăm như khimới đặt chân lên nước Pháp nên con phảihiểu sự tế nhị của hành vi nầy.  Con cũng không muốn có mộtphán đoán luân lý nào, mặc dù bây giờ con đã hiểuđược vì sao Ba buồn. Con đã tự an ủi rằng, tuy ông Laroche không cótình, nhưng con vẫn phải ghi nhận thiện chíbiết nghe tiếng nói lương tâm của ông và mộtchút lòng nhân của gia đình ông. Con nghĩ, đó cũng là một điểmđẹp của con người rồi, phải khôngBa?  Có lẽ mình nên chấpnhận cái đẹp của hiện tại hơn làcứ nghĩ quanh quẩn về tội lỗi củachuyện đã qua, phải không Ba? Vì thế mà con tôn trọng thái độ của ông vàkhông dám làm phiền ông bà nữa. Mỗi năm con chỉ viết thiệp chúc mừngsinh nhựt ông, nhân dịp lễ Giáng Sinh và Tếtdương lịch để tỏ lòng biết ơn.  Chỉ vậy thôi.  Lối sống hời hợtcủa con người trong mối liên hệ ruộtthịt đó càng ngày càng làm con thấm thía rằng, tình yêuthương và sự gắn bó giữa nhữngngười thân thuộc không hẳn phải bắt nguồntừ cùng một giòng máu. 

Ba ơi, con nhớ Balắm.  Con cầu mong Ba luônmạnh giỏi.

Con của Ba

Nguyễn thị Yến

 

 

Paris, ngày 3 tháng 12 năm 1990

Ba ơi,

Ba biết gì không?  Hai tuần nữa con sẽvề thăm Ba đó.  Conmới nhận được chiếu khán hồi sáng nầy.  Bây giờ con lo sắp xếp, muasắm đồ đạc, nhứt là quà cho hai em con.  Con kiếm vài cái áo đẹp choPhụng.  Con gái lớn rồiphải diện một chút. Con thấy trong hình gởi qua em ăn mặc lamlủ, con thương quá.  Cómột dạo con cũng thế, nhưng giờ conđủ sức làm cho em con khá hơn rồi.  Cho em Các, con đã mua mộtsố sách, đặc biệt là mấy cuốn tự điểnmà con biết là không tìm được trong nướchoặc là quá mắc.

Hổm nay con nôn nóng không yên,mong mau tới ngày lên đường.  Chuyện giấy tờ conbiết nó chỉ là vấn đề thủ tục,người ta về xứ nườm nượp nên concũng tin chắc thế nào con cũng đượcphép. 

Ba biết con đang mơ cáigì không?  Con chắc Ba sẽbiểu con đi mua xí quách của xe hủ tíu vềnhậu với Ba - phải nhớ đòi chođược một con khô mực đã nấu trongnước lèo nữa - Ba uống bia còn con uốngnước lạnh như hồi con mười tuổivậy.  Rồi Ba sẽ làm mónmắm cua, bỏ gừng thiệt nhiều để cómình Ba với con ăn được thôi.  Má cằn nhằn là cay quá màmấy em con thì không có đứa nào ăn nổi.  Con nhớ, mỗi lần nghe aithan cay là Ba nói: “Con Yến là con của tao, có một mình nóbiết ăn cay như tao!” Còn gì nữa, à, con sẽ đòi má nấu canh mẳn cáchim, tại vì con cứ thấy vui là Ba rầy tụi conkhông biết “chíp chíp” mấy cái vi cá đểthưởng thức chất béo của nó mà cứ vẽra rồi quăng đi. Mấy chị em con cứ cười với nhau vìbiết Ba biến chữ “chép” thành chữ “chíp”.  Bữa nào trời đẹp thìsau khi ăn cơm chiều xong Ba sẽ chở tụi conra bến Bạch Ðằng để hóng gió và coi tàu nhưmười năm trước. Bây giờ con muốn hóng gió thôi chớ tàu thì đâu cóđáng để coi nữa. Ba ơi, con nghĩ là Ba không còn ít nói như hồiđó nữa tại con đã lớn rồi, không biếtcó đúng không vậy Ba?

Con tính như thế nầy,con sẽ sửa sang cái nhà mình lại cho nó chắc chắnhơn.  Ở Paris con chia phòngvới dì Hai nên tổn phí rất ít.  Con chẳng tiêu xài gì ngoài nhữngthứ cần thiết trong khi con đã đi làm nămnăm rồi, nên con chắc là con có thể thựchiện được điều mơ ước.  Cho đến bao giờ Ba Má cònkhỏe mạnh thì mỗi năm con sẽ về haituần ăn Giáng Sinh với gia đình.  Hai chị con đã có chồngđi mất rồi.  Conmuốn về nhân dịp Tết ta hơn nhưng mà lúcđó con không xin nghỉ phép được.  Ba Má cứ tưởngtượng như con đi làm xa vậy, phảiđợi lễ lớn mới về nhàđược.  Và con sẽsống với Ba Má như ngày nào….

Con mừng lắm vì conđược trở lại gốc rễ của con,trở về dĩ vãng của con.

Ba ơi, con thương Balắm, vì Ba là Ba của con mà!

Con của Ba

Nguyễn thị Yến