Huyền thoại trận Mù U
Thập niên 1960, Nhật Bản có một cuốn phim đen trắng rất nổi tiếng, phim Rashomon, Lã Sinh Môn. Phim nổi tiếng không vì tài tử xuất sắc, tiếng tăm gạo cội, cũng không vì hình ảnh đẹp, dàn dựng công phu tốn kém, mà vì cốt chuyện thâm thúy. Dưới cổng Rashomon một chiều mưa tầm tã, mấy người trú mưa cùng kể về một vụ án mạng nhưng không ai giống ai, vậy thì sự thật ở chỗ nào? Thế mới biết bắt đúng sự thật không phải dễ, huống hồ là sự thật lịch sử, những việc khi chúng ta nói tới đã cách chúng ta biền biệt cà hàng chục, hàng trăm hay hàng ngàn năm. Tam sao thất bản, nếu có, cũng là chuyện thường, nhất là khi người kể, người viết không nắm bắt được dữ kiện, lại phóng chiếu câu chuyện bay bổng theo trí tưởng tượng của văn chương. Tôi nhớ đến những hòn bi mù-u thời thơ ấu và trận giặc mù-u lãng đãng mây khói trong không khí cổ tích.
Lần đầu tiên được thoát khỏi sự canh chừng của mệ ngoại để theo lũ bạn hàng xóm mặc quần xà-lỏn, quẹt mũi ngang, chạy rông từ xóm Tả Tam trong Thành Nội (Huế) lên Cầu Đất, ra đường Ngọ Môn (23 tháng 8), đường Cột Cờ (Ông Ích Khiêm), lượm trái mù u về làm bi để đánh bi mo, đánh đáo, quả là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Con nít, đứa nào lại không thích đánh bi, nhưng tiền đâu để mua bi thủy tinh như tụi con nhà giàu? Những trái mù u chín vàng, rụng xuống cỏ, lâu ngày mưa nắng làm cho lớp vỏ ngoài tróc đi, còn lại cái hột tròn có vỏ cứng, con nhà nghèo lượm về làm bi, tuy không đẹp như bi thủy tinh nhưng chơi cũng hết ý như ai. Khi tôi vỗ vào hai cái túi áo cổ kiềng đầy mù-u để khoe thành tích phiêu lưu với mệ ngoại, bà bình luận ngay:
– Hồi xưa, mấy ông tướng của mình dùng mù-u ni để đánh trận với Tây đó. Giết Tây chết như rạ.
Nghe chuyện lạ, tôi hỏi ngay:
– Bộ mấy ông dùng mù u làm đạn để bắn Tây hả mệ?
– Không, nghe kể là mấy quan tướng của mình thấy Tây không có đầu gối (?!), khi đi, hai chưn cứ thẳng băng như cột tre, nếu ngã té chắc chắn không đứng dậy được. Bởi rứa, mấy quan tướng sức dân nạp mù u, rồi sai quân rải ra đầy đường. Tây đi giày, đạp nhằm mù u, trượt té, nằm thẳng cẳng. Quân mình phục sẵn, tha hồ đổ ra đánh giết, Tây thua.
Lớn lên, cũng có lúc nghe một đôi người cao giọng kể về thành tích trận mù u đánh Tây, nhưng khi hỏi đó là trận nào, xảy ra ở đâu, thì không người nào nói cho ra vạch. Đọc trong sử, cũng không thấy có chỗ nào nhắc đến vụ mù u, lòng cứ vẩn vơ thắc mắc, chuyện đánh giặc giữ nước mà nghe như đùa. May mắn, về sau chuyện này lại được học giả Thái Văn Kiểm nhắc đến trong cuốn Cố Đô Huế rất nổi tiếng của ông.
“Ngày nay trong văn chương bình dân còn truyền lại câu ca dao:
“Câu này nhắc lại lại một chiến công dưới thời vua Tự Đức. Khi quân Pháp đổ bộ lên cửa Thuận An, kéo binh vào thành Huế, quân ta mai phục hai bên đường vào đàn Xã tắc, bèn lấy trái mù u đổ ra đầy đường. Quân Pháp đi giày da, đạp lên mù u, nhào té đảo điên. Quân ta thừa thế nhảy ra đánh xáp lá cà làm cho quân Pháp phải chạy tán loạn. Vì vậy mới gọi là trận giặc mù u. Ngày nay, hai bên đường xã tắc, còn hai hàng mù u (callophylum) cao ngất nghểu thỉnh thoảng rụng trái trên vai người đi đường, như để nhắc nhở một trang sử oanh liệt.”(Thái Văn Kiểm, tr.3).
Đã gọi là “trang sử oanh liệt” thì người dân nào lại không lấy làm hãnh diện về sự nghiệp giữ nước của tổ tiên mình, huống chi đối với tôi, là người địa phương, nơi diễn ra chiến tích đó. Phải tìm hiểu thì hãnh diện mới có căn chứ. Nhưng… vậy mà không phải vậy.
Thời Tự Đức, Pháp đánh Huế mấy lần?
Nước Pháp liên minh với Tây Ban Nha, mở đầu cuộc xâm lăng Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 1/9/1858 tại Đà Nẵng, dưới thời vua Tự Đức (trị vì :1847–1883). Năm 1862, sau khi mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường), triều đình Huế phải ký Hòa ước Nhâm Tuất, nhường ba tỉnh đã mất cho Pháp. Từ đó cho đến khi băng hà vào năm 1883, vua Tự Đức còn ký thêm một hòa ước nữa, đánh dấu thêm một bước thụt lùi của nền độc lập. Đó là Hòa ước Giáp Tuất, ký năm 1874, sau khi thất thủ thành Hà Nội lần thứ nhất vào năm 1873, tướng thủ thành là Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt nhưng đã can trường nhịn đói chịu đau mà chết; thêm vào đó lại mất thêm mấy tỉnh miền trung du.
Lịch sử cho thấy trong suốt thời gian vua Tự Đức trị vì, quân Pháp chưa bao giờ tấn công Huế – ngay cả tấn công cửa Thuận An, cổng ngỏ vào Huế, cũng chưa, nói chi tới việc quân Pháp vô trong kinh thành, rồi tiến lên đàn Xã Tắc giữa hai hàng mù u để rồi bị phục binh của ta đánh giết!
Nhà Nguyễn lập ra đàn Nam Giao để tế Trời, (Hiệu Thiên Thượng Đế) lập ra đàn Xã Tắc để tế thần Đất. (Hai chữ xã-tắc cũng chỉ về đất nước, sơn hà xã tắc). Vì vậy, thuở xa xưa bên Tàu, hễ chiếm được đàn xã tắc của nước nào có nghĩa là làm chủ được nước đó, nhưng đến thời Tây qua xâm lăng Việt Nam thì đâu có cần làm vậy. Tây không cần chiếm đàn Xã Tắc hay đàn Nam Giao, lại còn ủng hộ việc tế đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, mà Việt Nam vẫn bị mất nước non cả trăm năm! Đàn Xã tắc chưa bao giờ là một mục tiêu quân sự trong suốt quá trình xâm lăng của Pháp ở Việt Nam.
Có hay không trận mù u? Một chút lịch sử
Vậy thì không có trận mù u?
Có chứ. Nhưng không phải như Hương Giang Thái Văn Kiểm đã dẫn. Nó thuộc về một biến cố khác, không ở dưới thời vua Tự Đức, mà cũng không dính líu gì đến đàn Xã Tắc. Nó là một phần nhỏ trong biến cố thất thủ kinh đô năm Ất Dậu, 1885, thời vua Hàm Nghi (1884–1885). Tôi xin trích của Trần Trọng Kim môt đoạn sử sau đây để bạn đọc có chút ý niệm về biến cố:
“[1884] Nhưng ở các nơi, những quan cũ ta còn chống nhau với quân Pháp, mà ở Huế thì Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chuyên chế đủ mọi đường. Tháng 9 năm Giáp Thân (1885), hai ông ấy đem ông Dục Đức [thân phụ vua Thành Thái] giam vào nhà tối, không cho ăn uống để chết đói, đổ tội cho là thông mưu với giặc. Hai ông ấy lại mộ quân tập lính và lập đồn Tân Sở ở gần Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị, đem đồ báu ngọc vàng bạc ra đấy, phòng khi có việc gì thì đem quân ra đó để chống nhau với quân Pháp. Cũng vì các ông ấy có ý muốn kháng cự, cho nên quân Pháp đã chiếm giữ Mang Cá ở thành Huế và lại bắt bỏ súng đại bác ở trên thành đi.
Ngày 18 tháng 4 năm Ất Dậu (1885), thống tướng De Courcy sang tới Bắc kỳ. Bấy giờ sự hòa ước với Tàu đã xong, bởi vậy thống tướng mới định vào Huế bắt Triều đình ta phải chịu quyền bảo hộ. Thống tướng đến Hà Nội đã nói chuyện với các người Pháp và những người Nam ra làm quan với Pháp, đã biết tình hình ở trong Huế là thế nào. Đến ngày 19 tháng 5 thì thống tướng đem non 500 quân đi tàu vào Huế. Triều đình cử hai quan đại thần theo viên Khâm sứ Pháp là ông De Champeaux ra đón thống tướng ở cửa Thuận An. Sáng hôm sau, thống tướng cho đòi hai quan phụ chính sang bên Khâm sứ để định việc vào yết kiến vua Hàm Nghi.
Hai ông ấy lúc bấy giờ còn đang lừng lẫy, việc Triều chính ở trong tay mình cả, mà thấy thống tướng làm sự đường đột như thế, cũng đã tức giận lắm… Ông Tường thì là một tay giao thiệp giỏi, lại có nhiều mưu cơ và tài nghề ứng biến, cho nên lúc ấy chỉ có một mình ông Tường sang ra mắt quan thống tướng De Courcy mà thôi, còn ông Thuyết thì cáo bệnh không sang. Thống tướng thấy vậy, bảo đau cũng phải khiêng sang. Tôn Thất Thuyết thấy quan Pháp ra oai như thế, phần thì tức giận, phần thì sợ, lại nhân lúc bấy giờ mới có điềm động đất, mới nghĩ bụng rằng đấy là điềm trời xui khiến bèn quyết ý sửa soạn để đánh nhau.
Thống tướng De Courcy định đến hôm vào điện yết kiến vua Hàm Nghi, thì phải mở cửa chính, không những chỉ để quan nước Pháp đi mà thôi, nhưng lại phải để cả quân lính cùng đi vào cửa ấy.
Triều đình thấy điều ấy trái với quốc lễ, xin để thống tướng đi cửa giữa, theo như sứ Tàu ngày trước, còn quân lính thì xin đi cửa hai bên, thống tướng nhất định không chịu.…Trưa hôm 22 các quan ở Cơ Mật Viện sang Khâm sứ xin vào bàn định cho xong việc đi cửa chính, cửa bên, nhưng thống tướng De Courcy không tiếp. Bà Từ Dụ Thái Hậu sai quan đem đồ lễ vật sang tặng thống tướng, thống tướng cũng khước đi không nhận. Các quan thấy thống tướng làm dữ dội như vậy, đều ngơ ngác không hiểu ra ý tứ gì mà khinh mạn Triều đình đến như thế. Tôn Thất Thuyết càng thấy thế càng lấy làm tức giận, thôi thì sống chết cũng liều một trận, họa may trời có giúp kẻ yếu hèn gì chăng? Ấy là lúc tướng sĩ lúc bấy giờ ai cũng tưởng như thế, cho nên mới định đến nửa đêm khởi sự phát súng bắn sang Khâm sứ và đánh trại lính của Pháp ở Mang Cá (VHA nhấn mạnh).
Chiều hôm ấy thống tướng làm tiệc đãi các quan Pháp. Tiệc vừa tan xong, thì súng ở trong thành nổ ra đùng đùng, rồi những nhà ở chung quanh dinh Khâm sứ cháy, lửa đỏ rực trời. Quân Pháp thấy bất thình lình nửa đêm quân ta đánh phá như vậy, chưa biết ra thế nào, chỉ yên lặng mà chống giữ. Đến sáng ngày 23 (4/7/1885) mới tiến lên đánh, thì quân ta thua chạy.”
Quân Pháp phản công bằng hai mũi: mũi thứ nhất, phát xuất từ Mang Cá; mũi thứ hai từ Tòa Khâm, băng qua sông Hương. Cả hai mũi đều nhắm Đại Nội làm mục tiêu. Khoảng 7 giở rưỡi sáng, vua Hàm Nghi và tam cung lục viện thoát ra Đại Nội bằng cửa Chương Đức ở phía tây, rồi sau đó ra khỏi kinh thành bằng Cửa Hữu, bắt đầu một cuộc hành trình đầy gian nan. Tám giờ sáng, quân Pháp treo cờ trên Kỳ đài trước Ngọ Môn, họ hoàn toàn làm chủ kinh đô và họ không đụng gì đến đàn Xã Tắc.
Nhân chứng hiếm hoi của trận mù u
Sử ghi vắn tắt về biến cố Ất Dậu, thì làm sao biết được mù u đã được sử dụng ở đâu và khi nào? Ngày nay, khó ai trả lời được câu hỏi này nếu tác giả Lô Giang Tiểu Sử đã không chịu khó ghi lại đôi dòng cho con cháu trong nhà. Lô Giang Tiểu Sử là hồi ký của cụ Thượng thư hưu trí Nguyễn Văn Mại, hiệu Tiểu Cao, viết bằng chữ Nho, đã được con trai là ông Nguyễn Hy Xước dịch ra Việt ngữ năm 1947, in ronéo, lưu hành nội bộ gia đình. Một vài thân hữu của gia đình may mắn được đọc hồi ký này, đã nhận ra rằng ngoài chuyện cũ của cá nhân và gia đình được ghi lại, Lô Giang Tiểu Sử còn là một nguồn sử liệu hữu ích vì chứa đựng nhiều chi tiết liên quan tới lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX; vì vậy, bản phóng ảnh Lô Giang Tiểu Sử cũng được lưu hành giữa một số người nghiên cứu sử xuất thân từ Huế. Cụ Tiểu Cao đỗ Phó bảng khoa thi Hội năm Ất Dậu (1885). Ngày 15 tháng Năm (âm lịch) vào thi Đình, đang chờ kết quả thì xảy ra biến cố thất thủ kinh đô vào sáng ngày 23 tháng Năm, Ất Dậu (4/7/1885).
Ngay từ ngày 22 tháng 5, cống sĩ Nguyễn Văn Mại, người dự thi Hội và thi Đình, đã ghi nhận rằng :
“Lúc đó, ta vào thi Đình xong, cùng với anh Trần Đào Tiềm đến Bộ Lễ để chờ kết quả kỳ thi, thì thấy trong thành (kinh thành), từ Trấn Bình Đài [Mang Cá] cho đến Lục Bộ, hai bên đường đều đào hào, lính các trại đều mang gươm súng sẵn sàng, trước các trại lính đều chất đầy những thùng chứa cột chuối để phòng bị. Hai bên đường từ Trấn Bình Đài mà ra chất đầy những đống trái bàng và mù u” (VHA nhấn mạnh) (tr. 35)
…“7 giờ đêm hôm ấy, trước khi giao chiến thì Tôn Thất Thuyết mật phái một toán quân đến vây Tòa Sứ, còn quân lính trong thành đều chủ lực về mặt bắc Trấn Bình Đài, và để lại trại không. Đến giờ bắt đầu giao chiến, quân ta bắn trước mà quân Pháp chỉ bắn trả mà thôi… Trong thành, quân ta bắn tiếp vào Trấn Bình Đài từ 8 giờ đêm cho tới 1 giờ sáng, nghe trong đài ít bắn ra, quân ta áp vào và la to: đã áp vào Trấn Bình Đài rồi. Tiếng la như sấm. Không ngờ khi quân ta bắn thì quân Pháp đều núp xuống hầm để đợi, chỉ thỉnh thoảng bắn trả ít thôi. Đến 3 giờ sáng quân Pháp nghe chừng quân ta bắn sưa ra và sắp áp vào Trấn Bình Đài thì họ vùng dậy bắn cả một loạt, quân ta thuốc đạn ít, không địch nổi, đua nhau mà chạy, quân Pháp đuổi theo và bắn chỉ thiên.”
“Quân ta nghe tiếng súng không biết ngã nào, đạp nhau mà chết trong hào hoặc giữa đường, người trước bước trên mù u té ngã, người sau đạp lên mà chết hàng ngàn. Trước kia đào hào, rải mù u lên đường, chủ ý là để hại quân Pháp, mà hóa ra làm hại quân ta. Tại các cửa thành, trai gái già trẻ, người mang của, kẻ bế con, tranh nhau mà ra, người trước ngã, người sau đạp lên, thây liệt đầy đường…” (tr. 35–36)
Những dòng vắn tắt của Tiểu Cao đã làm sáng tỏ những điểm sau:
– Quả thật có trận mù u xảy ra vào đêm 22 rạng ngày 23/5 Ất Dậu, 1885.
– Nơi chiến trận xảy ra là quãng đường từ Mang Cá đến Đại Nội (đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay) đoạn gần Mang Cá. Không dính gì đến Xã Tắc.
– Trong trận này, quân Việt không những dùng mù u mà còn dùng cả trái bàng như một phương tiện hỗ trợ hành quân chiến đấu để hại quân Pháp.
Mù u và trái bàng không hại được quân Pháp mà chỉ làm hại quân Việt vì lính Pháp đi giày đinh, đạp nát mu u và trái bàng dễ dàng, còn quân dân Việt thì đi chân đất, đạp nhằm mù u và trái bàng, té ngã, bị dẫm đạp mà chết, chưa nói chi tới tên bay đạn lạc. Tất cả ngoài dự liệu của các quan tướng. Rõ ràng là không có một chiến thắng vinh quang nào như đã được kể lại theo truyền thuyết.
Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u nghĩa là sao?
Khi đã biết sự thật như đã trình bày thì có thể thấy được rằng giải thich về ý nghĩa của câu hát dân gian Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u như Hương Giang Thái Văn Kiểm đã viết là nặng phần tưởng tượng hơn thực tế đã diễn ra.
Vậy thì toàn bộ câu hát chỉ là những câu tả cảnh thôi sao? Rất có thể.
Văn Thánh tức Văn Miếu, xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 (1808), thờ Khổng Tử và các danh Nho. Khuôn viên trồng đầy thông.
Võ Thánh tức Võ Miếu, xây dựng năm Minh Mạng thứ 16 (1835), thờ Khương Tử Nha và các danh tướng Trung Hoa và Việt Nam. Trong khuôn viên miếu này người ta trồng cây bàng. Cả hai miếu đều nằm về tả ngạn sông Hương, cách chùa Thiên Mụ về phía tây không bao xa.
Trong khi đó, đàn Xã Tắc lại đặt trong Kinh thành, bên phía tay phải của Đại Nội, trên đường Trần Nguyên Hãn ngày nay, xưa gọi là đường Xã Tắc. Đàn này lập ra năm Gia Long thứ 5 (1806) để thờ các thần chủ về đất đai (Thái Xã Thần) và mùa màng (Thái Tắc Thần). Trong một nước lấy nông nghiệp làm gốc thì đất đai và mùa màng là sự sống còn của quốc gia. Trong khuôn viên Xã Tắc người ta trồng ba thứ cây, là thông, xoài và mù u. Con đường đi vào Xã Tắc cũng trồng mù u nên mới có câu hát trên.
Ta hãy xem người xưa đánh giá ba loại cây này như thế nào. Đại Nam Nhất Thống Chí chép:
–Tùng (thông): Bản Thảo nói rằng tùng là đàn anh trong các loài mộc, cho nên viết theo chữ công, lại nói tùng già thì dư khí kết thành phục linh một nghìn năm thì nhựa nó kết thành hổ phách. Nay ở đàn Nam Giao, các sơn lăng, núi Ngự Bình các nơi thông mọc thành rừng…(tr.352)
– Cây mù u: Nam mai, hoa như hoa mai trắng, quả tròn như ngón chân cái, ép dầu, trị vết đao thương, thắp đèn kiến gián không ăn. Cây cong queo bền chắc, nhà nước hay trồng để dùng làm tay cong và bánh lái ở thuyền (tr.360).
– Cây bàng: Sơn phong, thân cây cao lớn, cành lá mọc thành tầng, hình vòng tròn như hình tán lọng; sau tiết sương giáng lá biến thành sắc đỏ, như lá cây phong, nên gọi là sơn phong. Nay trồng nhiều ở các cung điện, phủ, thự (tr.365)
Khi nghe câu hát:
Tôi có hỏi Thầy tôi, tức bố tôi, tại sao lại trồng mấy thứ cây đó mà không trồng thứ khác? Ông cụ đủng đỉnh trả lởi:
– Đền miếu, cung điện hay chùa chiền phải trồng cây và phải lựa thứ thích hợp để trồng thì cảnh quang mới đẹp đẽ trang nghiêm. Ở đây, các cụ xưa lại muốn chơi chữ. Văn Miếu là nơi văn học thì phải tinh thông nghĩa lý văn chương sách vở, nên trồng thông để ngụ ý nhắc nhở người đi học. Còn võ miếu là nơi tượng trưng cho việc dụng binh thì phải luận bàn kế hoạch cho chu đáo nên trồng bàng. Riêng Xã Tắc là nơi giao tiếp với đất trời, mà thiên địa mịt mù nên mượn mù u để tượng trưng.
Tôi phải cảm ơn Thầy tôi, đã giải thích điều này, ít nhiều cũng có lý, và không làm méo mó lịch sử. Đúng hay sai, tùy bạn đọc thẩm định, và nếu được nghe một kiến giải khác hợp lý hơn, ý nghĩa hơn, thì thật là quí báu vô cùng. Riêng tôi, thấy trong hướng giải thích này nổi rõ cái phong vị Huế trong việc chơi chữ. Người Huế phát âm không chuẩn như người Bắc. Không phân biệt các âm hỏi, ngã (ví dụ: nghĩ ngợi và nghỉ ngơi); không phân biệt các âm cuối có g hay không g, vì vậy mới dám “cả gan” cho “luận bàn” nghe không khác “cây bàng”!
Còn tại sao người ta trồng xoài cùng với thông và mù u trong khu Xã tắc? Khi theo bạn bè “thám hiểm”, tôi không thấy cây xoài, có lẽ đã chết tiêu đâu mất, vì là cây ăn quả nên dễ bị hại. Bởi vậy tôi không biết để đem ra hỏi Thầy tôi. Khi lớn lên, đọc Đại Nam Nhất Thống Chí, mới biết đàn Xã Tắc có trồng xoài như một lại cây chính thức, thì không biết hỏi ai nữa. Lúc rảnh, rỉ rả đọc lại ĐNNTC, mục Thổ sản, mới thấy lý do tại sao các cụ xưa lại chọn cây xoài để trồng nơi này. Sách này xếp quả xoài là một “phẩm quí ở phương Nam”. Và ghi nhận: “Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quí Đôn chép rằng: Tục truyền năm nào xoài sai quả thì ngũ cốc mất mùa, xoái ít quả thì ngũ cốc được mùa. Ứng với thời tiết cũng có nghiệm.” (tr.301). Hèn gì! Xã Tắc là nơi thờ thần chủ về đất đai mùa màng. Muốn biết về mùa màng trong năm được hay mất mà đem ra hỏi thần cũng khó, chi bằng trồng cây xoài, cứ trông quả nhiều quả ít thì biết. Cây xoài trở thành khí cụ dự báo mùa màng của triều đình!
_________
Tài liệu tham khảo
– Thái Văn Kiểm, Cố đô Huế, Nha Văn Hoá Bộ QGGD, Saigon, 1960, bản in lại ở Mỹ không đề năm
– Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại, Lô Giang Tiểu sử, bản dịch của Nguyễn Hy Xước, bản in ronéo, lưu hành gia đình.
– Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí, bản dịch Viện Sử Học, Tập I, NXB Thuận Hóa, 1997
Lần đầu tiên được thoát khỏi sự canh chừng của mệ ngoại để theo lũ bạn hàng xóm mặc quần xà-lỏn, quẹt mũi ngang, chạy rông từ xóm Tả Tam trong Thành Nội (Huế) lên Cầu Đất, ra đường Ngọ Môn (23 tháng 8), đường Cột Cờ (Ông Ích Khiêm), lượm trái mù u về làm bi để đánh bi mo, đánh đáo, quả là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Con nít, đứa nào lại không thích đánh bi, nhưng tiền đâu để mua bi thủy tinh như tụi con nhà giàu? Những trái mù u chín vàng, rụng xuống cỏ, lâu ngày mưa nắng làm cho lớp vỏ ngoài tróc đi, còn lại cái hột tròn có vỏ cứng, con nhà nghèo lượm về làm bi, tuy không đẹp như bi thủy tinh nhưng chơi cũng hết ý như ai. Khi tôi vỗ vào hai cái túi áo cổ kiềng đầy mù-u để khoe thành tích phiêu lưu với mệ ngoại, bà bình luận ngay:
– Hồi xưa, mấy ông tướng của mình dùng mù-u ni để đánh trận với Tây đó. Giết Tây chết như rạ.
Nghe chuyện lạ, tôi hỏi ngay:
– Bộ mấy ông dùng mù u làm đạn để bắn Tây hả mệ?
– Không, nghe kể là mấy quan tướng của mình thấy Tây không có đầu gối (?!), khi đi, hai chưn cứ thẳng băng như cột tre, nếu ngã té chắc chắn không đứng dậy được. Bởi rứa, mấy quan tướng sức dân nạp mù u, rồi sai quân rải ra đầy đường. Tây đi giày, đạp nhằm mù u, trượt té, nằm thẳng cẳng. Quân mình phục sẵn, tha hồ đổ ra đánh giết, Tây thua.
Lớn lên, cũng có lúc nghe một đôi người cao giọng kể về thành tích trận mù u đánh Tây, nhưng khi hỏi đó là trận nào, xảy ra ở đâu, thì không người nào nói cho ra vạch. Đọc trong sử, cũng không thấy có chỗ nào nhắc đến vụ mù u, lòng cứ vẩn vơ thắc mắc, chuyện đánh giặc giữ nước mà nghe như đùa. May mắn, về sau chuyện này lại được học giả Thái Văn Kiểm nhắc đến trong cuốn Cố Đô Huế rất nổi tiếng của ông.
“Ngày nay trong văn chương bình dân còn truyền lại câu ca dao:
Văn Thánh trồng thông
Võ Thánh trồng bàng
Ngó vô Xã Tắc: hai hàng mù u
Võ Thánh trồng bàng
Ngó vô Xã Tắc: hai hàng mù u
“Câu này nhắc lại lại một chiến công dưới thời vua Tự Đức. Khi quân Pháp đổ bộ lên cửa Thuận An, kéo binh vào thành Huế, quân ta mai phục hai bên đường vào đàn Xã tắc, bèn lấy trái mù u đổ ra đầy đường. Quân Pháp đi giày da, đạp lên mù u, nhào té đảo điên. Quân ta thừa thế nhảy ra đánh xáp lá cà làm cho quân Pháp phải chạy tán loạn. Vì vậy mới gọi là trận giặc mù u. Ngày nay, hai bên đường xã tắc, còn hai hàng mù u (callophylum) cao ngất nghểu thỉnh thoảng rụng trái trên vai người đi đường, như để nhắc nhở một trang sử oanh liệt.”(Thái Văn Kiểm, tr.3).
Đã gọi là “trang sử oanh liệt” thì người dân nào lại không lấy làm hãnh diện về sự nghiệp giữ nước của tổ tiên mình, huống chi đối với tôi, là người địa phương, nơi diễn ra chiến tích đó. Phải tìm hiểu thì hãnh diện mới có căn chứ. Nhưng… vậy mà không phải vậy.
Thời Tự Đức, Pháp đánh Huế mấy lần?
Nước Pháp liên minh với Tây Ban Nha, mở đầu cuộc xâm lăng Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 1/9/1858 tại Đà Nẵng, dưới thời vua Tự Đức (trị vì :1847–1883). Năm 1862, sau khi mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường), triều đình Huế phải ký Hòa ước Nhâm Tuất, nhường ba tỉnh đã mất cho Pháp. Từ đó cho đến khi băng hà vào năm 1883, vua Tự Đức còn ký thêm một hòa ước nữa, đánh dấu thêm một bước thụt lùi của nền độc lập. Đó là Hòa ước Giáp Tuất, ký năm 1874, sau khi thất thủ thành Hà Nội lần thứ nhất vào năm 1873, tướng thủ thành là Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt nhưng đã can trường nhịn đói chịu đau mà chết; thêm vào đó lại mất thêm mấy tỉnh miền trung du.
Lịch sử cho thấy trong suốt thời gian vua Tự Đức trị vì, quân Pháp chưa bao giờ tấn công Huế – ngay cả tấn công cửa Thuận An, cổng ngỏ vào Huế, cũng chưa, nói chi tới việc quân Pháp vô trong kinh thành, rồi tiến lên đàn Xã Tắc giữa hai hàng mù u để rồi bị phục binh của ta đánh giết!
Nhà Nguyễn lập ra đàn Nam Giao để tế Trời, (Hiệu Thiên Thượng Đế) lập ra đàn Xã Tắc để tế thần Đất. (Hai chữ xã-tắc cũng chỉ về đất nước, sơn hà xã tắc). Vì vậy, thuở xa xưa bên Tàu, hễ chiếm được đàn xã tắc của nước nào có nghĩa là làm chủ được nước đó, nhưng đến thời Tây qua xâm lăng Việt Nam thì đâu có cần làm vậy. Tây không cần chiếm đàn Xã Tắc hay đàn Nam Giao, lại còn ủng hộ việc tế đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, mà Việt Nam vẫn bị mất nước non cả trăm năm! Đàn Xã tắc chưa bao giờ là một mục tiêu quân sự trong suốt quá trình xâm lăng của Pháp ở Việt Nam.
Có hay không trận mù u? Một chút lịch sử
Vậy thì không có trận mù u?
Có chứ. Nhưng không phải như Hương Giang Thái Văn Kiểm đã dẫn. Nó thuộc về một biến cố khác, không ở dưới thời vua Tự Đức, mà cũng không dính líu gì đến đàn Xã Tắc. Nó là một phần nhỏ trong biến cố thất thủ kinh đô năm Ất Dậu, 1885, thời vua Hàm Nghi (1884–1885). Tôi xin trích của Trần Trọng Kim môt đoạn sử sau đây để bạn đọc có chút ý niệm về biến cố:
“[1884] Nhưng ở các nơi, những quan cũ ta còn chống nhau với quân Pháp, mà ở Huế thì Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chuyên chế đủ mọi đường. Tháng 9 năm Giáp Thân (1885), hai ông ấy đem ông Dục Đức [thân phụ vua Thành Thái] giam vào nhà tối, không cho ăn uống để chết đói, đổ tội cho là thông mưu với giặc. Hai ông ấy lại mộ quân tập lính và lập đồn Tân Sở ở gần Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị, đem đồ báu ngọc vàng bạc ra đấy, phòng khi có việc gì thì đem quân ra đó để chống nhau với quân Pháp. Cũng vì các ông ấy có ý muốn kháng cự, cho nên quân Pháp đã chiếm giữ Mang Cá ở thành Huế và lại bắt bỏ súng đại bác ở trên thành đi.
Ngày 18 tháng 4 năm Ất Dậu (1885), thống tướng De Courcy sang tới Bắc kỳ. Bấy giờ sự hòa ước với Tàu đã xong, bởi vậy thống tướng mới định vào Huế bắt Triều đình ta phải chịu quyền bảo hộ. Thống tướng đến Hà Nội đã nói chuyện với các người Pháp và những người Nam ra làm quan với Pháp, đã biết tình hình ở trong Huế là thế nào. Đến ngày 19 tháng 5 thì thống tướng đem non 500 quân đi tàu vào Huế. Triều đình cử hai quan đại thần theo viên Khâm sứ Pháp là ông De Champeaux ra đón thống tướng ở cửa Thuận An. Sáng hôm sau, thống tướng cho đòi hai quan phụ chính sang bên Khâm sứ để định việc vào yết kiến vua Hàm Nghi.
Hai ông ấy lúc bấy giờ còn đang lừng lẫy, việc Triều chính ở trong tay mình cả, mà thấy thống tướng làm sự đường đột như thế, cũng đã tức giận lắm… Ông Tường thì là một tay giao thiệp giỏi, lại có nhiều mưu cơ và tài nghề ứng biến, cho nên lúc ấy chỉ có một mình ông Tường sang ra mắt quan thống tướng De Courcy mà thôi, còn ông Thuyết thì cáo bệnh không sang. Thống tướng thấy vậy, bảo đau cũng phải khiêng sang. Tôn Thất Thuyết thấy quan Pháp ra oai như thế, phần thì tức giận, phần thì sợ, lại nhân lúc bấy giờ mới có điềm động đất, mới nghĩ bụng rằng đấy là điềm trời xui khiến bèn quyết ý sửa soạn để đánh nhau.
Thống tướng De Courcy định đến hôm vào điện yết kiến vua Hàm Nghi, thì phải mở cửa chính, không những chỉ để quan nước Pháp đi mà thôi, nhưng lại phải để cả quân lính cùng đi vào cửa ấy.
Triều đình thấy điều ấy trái với quốc lễ, xin để thống tướng đi cửa giữa, theo như sứ Tàu ngày trước, còn quân lính thì xin đi cửa hai bên, thống tướng nhất định không chịu.…Trưa hôm 22 các quan ở Cơ Mật Viện sang Khâm sứ xin vào bàn định cho xong việc đi cửa chính, cửa bên, nhưng thống tướng De Courcy không tiếp. Bà Từ Dụ Thái Hậu sai quan đem đồ lễ vật sang tặng thống tướng, thống tướng cũng khước đi không nhận. Các quan thấy thống tướng làm dữ dội như vậy, đều ngơ ngác không hiểu ra ý tứ gì mà khinh mạn Triều đình đến như thế. Tôn Thất Thuyết càng thấy thế càng lấy làm tức giận, thôi thì sống chết cũng liều một trận, họa may trời có giúp kẻ yếu hèn gì chăng? Ấy là lúc tướng sĩ lúc bấy giờ ai cũng tưởng như thế, cho nên mới định đến nửa đêm khởi sự phát súng bắn sang Khâm sứ và đánh trại lính của Pháp ở Mang Cá (VHA nhấn mạnh).
Chiều hôm ấy thống tướng làm tiệc đãi các quan Pháp. Tiệc vừa tan xong, thì súng ở trong thành nổ ra đùng đùng, rồi những nhà ở chung quanh dinh Khâm sứ cháy, lửa đỏ rực trời. Quân Pháp thấy bất thình lình nửa đêm quân ta đánh phá như vậy, chưa biết ra thế nào, chỉ yên lặng mà chống giữ. Đến sáng ngày 23 (4/7/1885) mới tiến lên đánh, thì quân ta thua chạy.”
Quân Pháp phản công bằng hai mũi: mũi thứ nhất, phát xuất từ Mang Cá; mũi thứ hai từ Tòa Khâm, băng qua sông Hương. Cả hai mũi đều nhắm Đại Nội làm mục tiêu. Khoảng 7 giở rưỡi sáng, vua Hàm Nghi và tam cung lục viện thoát ra Đại Nội bằng cửa Chương Đức ở phía tây, rồi sau đó ra khỏi kinh thành bằng Cửa Hữu, bắt đầu một cuộc hành trình đầy gian nan. Tám giờ sáng, quân Pháp treo cờ trên Kỳ đài trước Ngọ Môn, họ hoàn toàn làm chủ kinh đô và họ không đụng gì đến đàn Xã Tắc.
Nhân chứng hiếm hoi của trận mù u
Sử ghi vắn tắt về biến cố Ất Dậu, thì làm sao biết được mù u đã được sử dụng ở đâu và khi nào? Ngày nay, khó ai trả lời được câu hỏi này nếu tác giả Lô Giang Tiểu Sử đã không chịu khó ghi lại đôi dòng cho con cháu trong nhà. Lô Giang Tiểu Sử là hồi ký của cụ Thượng thư hưu trí Nguyễn Văn Mại, hiệu Tiểu Cao, viết bằng chữ Nho, đã được con trai là ông Nguyễn Hy Xước dịch ra Việt ngữ năm 1947, in ronéo, lưu hành nội bộ gia đình. Một vài thân hữu của gia đình may mắn được đọc hồi ký này, đã nhận ra rằng ngoài chuyện cũ của cá nhân và gia đình được ghi lại, Lô Giang Tiểu Sử còn là một nguồn sử liệu hữu ích vì chứa đựng nhiều chi tiết liên quan tới lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX; vì vậy, bản phóng ảnh Lô Giang Tiểu Sử cũng được lưu hành giữa một số người nghiên cứu sử xuất thân từ Huế. Cụ Tiểu Cao đỗ Phó bảng khoa thi Hội năm Ất Dậu (1885). Ngày 15 tháng Năm (âm lịch) vào thi Đình, đang chờ kết quả thì xảy ra biến cố thất thủ kinh đô vào sáng ngày 23 tháng Năm, Ất Dậu (4/7/1885).
Ngay từ ngày 22 tháng 5, cống sĩ Nguyễn Văn Mại, người dự thi Hội và thi Đình, đã ghi nhận rằng :
“Lúc đó, ta vào thi Đình xong, cùng với anh Trần Đào Tiềm đến Bộ Lễ để chờ kết quả kỳ thi, thì thấy trong thành (kinh thành), từ Trấn Bình Đài [Mang Cá] cho đến Lục Bộ, hai bên đường đều đào hào, lính các trại đều mang gươm súng sẵn sàng, trước các trại lính đều chất đầy những thùng chứa cột chuối để phòng bị. Hai bên đường từ Trấn Bình Đài mà ra chất đầy những đống trái bàng và mù u” (VHA nhấn mạnh) (tr. 35)
…“7 giờ đêm hôm ấy, trước khi giao chiến thì Tôn Thất Thuyết mật phái một toán quân đến vây Tòa Sứ, còn quân lính trong thành đều chủ lực về mặt bắc Trấn Bình Đài, và để lại trại không. Đến giờ bắt đầu giao chiến, quân ta bắn trước mà quân Pháp chỉ bắn trả mà thôi… Trong thành, quân ta bắn tiếp vào Trấn Bình Đài từ 8 giờ đêm cho tới 1 giờ sáng, nghe trong đài ít bắn ra, quân ta áp vào và la to: đã áp vào Trấn Bình Đài rồi. Tiếng la như sấm. Không ngờ khi quân ta bắn thì quân Pháp đều núp xuống hầm để đợi, chỉ thỉnh thoảng bắn trả ít thôi. Đến 3 giờ sáng quân Pháp nghe chừng quân ta bắn sưa ra và sắp áp vào Trấn Bình Đài thì họ vùng dậy bắn cả một loạt, quân ta thuốc đạn ít, không địch nổi, đua nhau mà chạy, quân Pháp đuổi theo và bắn chỉ thiên.”
“Quân ta nghe tiếng súng không biết ngã nào, đạp nhau mà chết trong hào hoặc giữa đường, người trước bước trên mù u té ngã, người sau đạp lên mà chết hàng ngàn. Trước kia đào hào, rải mù u lên đường, chủ ý là để hại quân Pháp, mà hóa ra làm hại quân ta. Tại các cửa thành, trai gái già trẻ, người mang của, kẻ bế con, tranh nhau mà ra, người trước ngã, người sau đạp lên, thây liệt đầy đường…” (tr. 35–36)
Những dòng vắn tắt của Tiểu Cao đã làm sáng tỏ những điểm sau:
– Quả thật có trận mù u xảy ra vào đêm 22 rạng ngày 23/5 Ất Dậu, 1885.
– Nơi chiến trận xảy ra là quãng đường từ Mang Cá đến Đại Nội (đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay) đoạn gần Mang Cá. Không dính gì đến Xã Tắc.
– Trong trận này, quân Việt không những dùng mù u mà còn dùng cả trái bàng như một phương tiện hỗ trợ hành quân chiến đấu để hại quân Pháp.
Mù u và trái bàng không hại được quân Pháp mà chỉ làm hại quân Việt vì lính Pháp đi giày đinh, đạp nát mu u và trái bàng dễ dàng, còn quân dân Việt thì đi chân đất, đạp nhằm mù u và trái bàng, té ngã, bị dẫm đạp mà chết, chưa nói chi tới tên bay đạn lạc. Tất cả ngoài dự liệu của các quan tướng. Rõ ràng là không có một chiến thắng vinh quang nào như đã được kể lại theo truyền thuyết.
Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u nghĩa là sao?
Khi đã biết sự thật như đã trình bày thì có thể thấy được rằng giải thich về ý nghĩa của câu hát dân gian Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u như Hương Giang Thái Văn Kiểm đã viết là nặng phần tưởng tượng hơn thực tế đã diễn ra.
Vậy thì toàn bộ câu hát chỉ là những câu tả cảnh thôi sao? Rất có thể.
Văn Thánh tức Văn Miếu, xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 (1808), thờ Khổng Tử và các danh Nho. Khuôn viên trồng đầy thông.
Võ Thánh tức Võ Miếu, xây dựng năm Minh Mạng thứ 16 (1835), thờ Khương Tử Nha và các danh tướng Trung Hoa và Việt Nam. Trong khuôn viên miếu này người ta trồng cây bàng. Cả hai miếu đều nằm về tả ngạn sông Hương, cách chùa Thiên Mụ về phía tây không bao xa.
Trong khi đó, đàn Xã Tắc lại đặt trong Kinh thành, bên phía tay phải của Đại Nội, trên đường Trần Nguyên Hãn ngày nay, xưa gọi là đường Xã Tắc. Đàn này lập ra năm Gia Long thứ 5 (1806) để thờ các thần chủ về đất đai (Thái Xã Thần) và mùa màng (Thái Tắc Thần). Trong một nước lấy nông nghiệp làm gốc thì đất đai và mùa màng là sự sống còn của quốc gia. Trong khuôn viên Xã Tắc người ta trồng ba thứ cây, là thông, xoài và mù u. Con đường đi vào Xã Tắc cũng trồng mù u nên mới có câu hát trên.
Ta hãy xem người xưa đánh giá ba loại cây này như thế nào. Đại Nam Nhất Thống Chí chép:
–Tùng (thông): Bản Thảo nói rằng tùng là đàn anh trong các loài mộc, cho nên viết theo chữ công, lại nói tùng già thì dư khí kết thành phục linh một nghìn năm thì nhựa nó kết thành hổ phách. Nay ở đàn Nam Giao, các sơn lăng, núi Ngự Bình các nơi thông mọc thành rừng…(tr.352)
– Cây mù u: Nam mai, hoa như hoa mai trắng, quả tròn như ngón chân cái, ép dầu, trị vết đao thương, thắp đèn kiến gián không ăn. Cây cong queo bền chắc, nhà nước hay trồng để dùng làm tay cong và bánh lái ở thuyền (tr.360).
– Cây bàng: Sơn phong, thân cây cao lớn, cành lá mọc thành tầng, hình vòng tròn như hình tán lọng; sau tiết sương giáng lá biến thành sắc đỏ, như lá cây phong, nên gọi là sơn phong. Nay trồng nhiều ở các cung điện, phủ, thự (tr.365)
Khi nghe câu hát:
Văn Thánh trồng thông,
Võ Thánh trồng bàng,
Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u
Võ Thánh trồng bàng,
Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u
Tôi có hỏi Thầy tôi, tức bố tôi, tại sao lại trồng mấy thứ cây đó mà không trồng thứ khác? Ông cụ đủng đỉnh trả lởi:
– Đền miếu, cung điện hay chùa chiền phải trồng cây và phải lựa thứ thích hợp để trồng thì cảnh quang mới đẹp đẽ trang nghiêm. Ở đây, các cụ xưa lại muốn chơi chữ. Văn Miếu là nơi văn học thì phải tinh thông nghĩa lý văn chương sách vở, nên trồng thông để ngụ ý nhắc nhở người đi học. Còn võ miếu là nơi tượng trưng cho việc dụng binh thì phải luận bàn kế hoạch cho chu đáo nên trồng bàng. Riêng Xã Tắc là nơi giao tiếp với đất trời, mà thiên địa mịt mù nên mượn mù u để tượng trưng.
Tôi phải cảm ơn Thầy tôi, đã giải thích điều này, ít nhiều cũng có lý, và không làm méo mó lịch sử. Đúng hay sai, tùy bạn đọc thẩm định, và nếu được nghe một kiến giải khác hợp lý hơn, ý nghĩa hơn, thì thật là quí báu vô cùng. Riêng tôi, thấy trong hướng giải thích này nổi rõ cái phong vị Huế trong việc chơi chữ. Người Huế phát âm không chuẩn như người Bắc. Không phân biệt các âm hỏi, ngã (ví dụ: nghĩ ngợi và nghỉ ngơi); không phân biệt các âm cuối có g hay không g, vì vậy mới dám “cả gan” cho “luận bàn” nghe không khác “cây bàng”!
Còn tại sao người ta trồng xoài cùng với thông và mù u trong khu Xã tắc? Khi theo bạn bè “thám hiểm”, tôi không thấy cây xoài, có lẽ đã chết tiêu đâu mất, vì là cây ăn quả nên dễ bị hại. Bởi vậy tôi không biết để đem ra hỏi Thầy tôi. Khi lớn lên, đọc Đại Nam Nhất Thống Chí, mới biết đàn Xã Tắc có trồng xoài như một lại cây chính thức, thì không biết hỏi ai nữa. Lúc rảnh, rỉ rả đọc lại ĐNNTC, mục Thổ sản, mới thấy lý do tại sao các cụ xưa lại chọn cây xoài để trồng nơi này. Sách này xếp quả xoài là một “phẩm quí ở phương Nam”. Và ghi nhận: “Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quí Đôn chép rằng: Tục truyền năm nào xoài sai quả thì ngũ cốc mất mùa, xoái ít quả thì ngũ cốc được mùa. Ứng với thời tiết cũng có nghiệm.” (tr.301). Hèn gì! Xã Tắc là nơi thờ thần chủ về đất đai mùa màng. Muốn biết về mùa màng trong năm được hay mất mà đem ra hỏi thần cũng khó, chi bằng trồng cây xoài, cứ trông quả nhiều quả ít thì biết. Cây xoài trở thành khí cụ dự báo mùa màng của triều đình!
_________
Tài liệu tham khảo
– Thái Văn Kiểm, Cố đô Huế, Nha Văn Hoá Bộ QGGD, Saigon, 1960, bản in lại ở Mỹ không đề năm
– Tiểu Cao Nguyễn Văn Mại, Lô Giang Tiểu sử, bản dịch của Nguyễn Hy Xước, bản in ronéo, lưu hành gia đình.
– Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí, bản dịch Viện Sử Học, Tập I, NXB Thuận Hóa, 1997