Có những cơn sóng

Sơn ngồi nhè nhẹ lên mặt võng. Chừngnhư cảm thấy an toàn, anh lấy chưn đạpcây cột lều kế bên, đong đưa thử. Haisợi dây ở hai đầu võng được cột vôhai gốc dừa, bị sức nặêng của cả thânngười anh ghì mạnh xuống vang lên tiếng kẽokẹt nho nhỏ. Tư Trần Hưng Đạođứng chống nạnh kế đó, hỏi sang:

-Hai sợi dây đó có chắc không, đưa tớiđưa lui nó đứt thì lãnh đủ.

Sơn cười và trả lời:

-Tôi có thử rồi, chắc lắm. Bây giờ thìchưa đứt...

-Chừng nào nó đứt thì biết liền hả ?

Sơn chỉ qua lều bên cạnh:

-Hơi đâu mà anh lo, có gì thì có ông bác sĩ kế bênnè !

Nói xong Sơn rút hai chưn lên, nằm dọc theochiều võng, đưa qua đưa lại. Ánh nắngbuổi trưa miền hải đảo nhiệtđới thiệt nóng bức chói chang, mồ hôi anhtươm ra đầy người. Cũng nhờ ởđây có rất nhiều tàn dừa xanh trên cao nên che sứcnóng dịu bớt. Cái đảo nầy mọc nhiềudừa. Cây dừa Mã Lai cũng khác hơn cây dừa ở ViệtNam. Nó ốm nhom, cao vút. Sơn nhìn ra xa, tận vào bên trongđảo. Dừa mọc san sát, dầy đặcnhưng lộn xộn không thành hàng lối gì cả. Cảđảo một màu xanh chạy dài mút mắt, tận cùngbằng những rặng núi mờ mờ. Những ngọndừa vút thẳng trên nền trời xanh trong vắt,lơ lửng vài cụm mây trắng như bông gòn. Trênmặt đất là một vùng cỏ tranh mọc tràn lan,cao tới ngực. Trong đó những trái dừa khô rơirụng, vương vải khắp nơi. Khi chiếc ghecủa Sơn vừa tấp vào đảo nầy, nhìnthấy rừng dừa ngút ngàn, thằng Dân thuỷ thủđã buộc miệng la lên:

-Bà con ơi, đảo dừa đảo dừa...

Từ đó, cả bọn gọi mãi thành tên. Cáiđảo Dừa nầy đã chứa nhóm ngườivượt biên đã được mấy ngày nay. Họlà những người tứ xứ, do một cảnhngộ và một ước nguyện chung, nên "cùng đimột xuồng" và đã tới đây cùng chung mộtnơi. Những ngư dân Mã ở đảo bên đã phátgiác ra họ. Cảnh Sát đến làm biên bản và họchỉ cần rán tự túc cho đến ngày HộiLưỡi Liềm Đỏ, tức là Hồng ThậpTự Mã Lai đến tiếàp tế lương thựcvà đưa qua đảo Bidong, nơi đó có trạitỵ nạn chánh thức và phái đoàn Cao Ủy LiênHiệp Quốc phỏng vấn để đượcđi đệ tam quốc gia.

Chiếc võng vẫn đong đưa. Một cảmgiác êm ái, thong dong, thư thả chợt đến. Sơnthấy mình trong giờ phút nầy hoàn toàn tự do, khôngbị một mảy may ràng buộc. Ngoài khơi nhữngđợt sóng nhỏ, bọt trắng xoá,ù xô đẩynhau chạy vào tới mí bãi cát thì tan biến.

Sơn suy nghĩ vẩn vơ. Anh cảm thấy nhữngcơn sóng tuy có quay cuồng nhưng không hỗn loạn, cócơn lớn, có cơn nhỏ khác nhau nhưng không baogiờ chấm dứt. Nó diễn biến như hìnhảnh đời người, từ ông, cha đếncon, đến cháu, lần lượt mỗi ngườiđược sanh ra, lớn lên già cỗi rồi chết,để cho người khác tiếp nối cái dòngsống không bao giờ ngừng nghỉ đó.

Cái âm thanh của sóng biển trưa nay nghe rào rào,đều đặn, êm ái như ru Sơn vào mộtcơn mơ dịu dàng. Mấy ngày nay phải lo chuyệnăn ở, mong mỏi chờ đợi có ngườiđịa phương biết đến đểđược liên lạc với người trongđất liền, khiến Sơn không một phút nào yêntĩnh. Như cơn sóng lớn, gầm thét, quay cuồng,đảo lộn, cuối cùng rồi cũng lặng yên.Cũng vậy tâm thần Sơn dần dần ổnđịnh. Chiều nay Sơn chợt hồi tưởngđến quê nhà, nơi đó có mẹ cha và nhữngngười thân yêu quen thuộc. Vào một buổi, khi bànbạc đến chuyện ra đi, mẹ anh đã cốcầm nước mắt, thút thít, tiếngđược tiếng mất, dặn dò:

-Ba má chỉ có một mình mầy. Phải nhớ luônluôn cầu nguyện Trời, Phật phù hộ cho tai qua,nạn khỏi. Tao với ba mầy từ đó tớigiờ ăn ở hiền lành, chưa từng làm hạimột cọng cây ngọn cỏ... Cái bùa Cậu TrạngMỹ Tho cho, nhớ giữ kỹ, đừng làm mất,không nên. Ở lại thì không được rồi,để mầy đi tao đứt từng khúcruột... Khi nào tới nơi phải nhớ gởithơ về liền. Tao mong... cứ trễ một ngày làtao khổ một ngày...

Ba Sơn ngồi kế bên, hút hết điếunầy sang điếu khác, tâm sự với con:

-Phải chi đừng có ngày ba mươi, gia đìnhmình yên vui biết bao nhiêu. Tao với má mầy già rồi,chết nay sống mai, chỉ mong sao mầy sớm cóvợ, có con, hai đứa bây đùm bọc lấy nhau, lolắng làm ăn. Cái niềm vui của người cha làthấy được con cái nên người. Rồikế đó cái vui của người ông là thấynhững đứa cháu khoẻ mạnh. Có chết cũngyên lòng mà nhắm mắt vì biết rằng cái dòng sốngcủa mình vẫn còn được tiếp nối... Cáigì cũng có số mạng hết. Chắc tao phảilựa lời mà nói lại với anh Tám, chị Tám...

Sơn ngạc nhiên, nhìn cha mẹ như dò hỏi. BaSơn giải thích:

-Mấy tháng trước tao đi Trãng Bàng làđể lo vụ vợ con cho mầy. Tao thấy connhỏ, con anh Tám, tao thương. Nó nhỏ nhưngđảm đang, vén khéo, biết lo công việc từtrong ra ngoài, ăn nói mềm mõng, học hành đàng hoàng. Anhchị Tám cũng là chỗ quen biết cũ của gia đìnhmình. Cái thời tao còn đi dạy học trên đó, hai bênđối đãi nhau thân tình như ruột thịt...Mầy mà được làm rể ở đó thì tao khôngcòn lo gì nữa. Mới định bụng vậy thôi nêntao còn dè dặt, chưa nói hết ý. Nhưng bên đó cólẽ cũng đoán được lòng tao, nên cũngthường ân cần hỏi thăm mầy. Cho tới khimầy quyết định ra đi, tao không còn liên lạcnữa... Bây giờ xe cộ khó khăn. Chuyện chưabắt đầu, làm sao có kết thúc. Tội nghiệp,con nhỏ thiệt dễ thương, mai mốt nghemầy bỏ ra đi, chắc nó buồn lắm !

Sơn chưng hửûng:

-Con có biết gì đâu. Cứ tưởng ba điTrãng Bàng tìm đất lập nghiệp. Mà chắc gì côđó thương con. Hai đứa chưa biết nhau, làmsao mà đi tới hôn nhơn cho được.

Má Sơn chen vô:

-Duyên số hết con ơí! Nếu tụi bây cósố làm vợ chồng thì gặp một lần cũngthương liền. Còn không phải duyên nợ thì dầucó thương nhau" chín xe mười vàng" cũnghư bột, hư đường hết trơn hếttrọi. Như tao với ba mầy nè, có yêu thương gìđâu, cũng ở với nhau tới già đượcvậy !

Sơn phì cười:

-Má nói vậy chớ, bây giờ thì khác, các cô cũngkhó khăn lắm. Con thì học hành tuy là đã xong nhưngnghề nghiệp thì kể như bỏ. Ai mà chịu... Congái lấy chồng thì phải tìm nơi xứng đángđể nương tựa chớ. Cái thời nầymọi giá trị đều đảo lộn hếttrơn. Cái bằng cấp của con bây giờ,ø đembỏ thùng rác, cũng không ai thèm lượm... Chỉ cócách ra đi, rồi tới đâu thì tới.. Má à, chắccon không có duyên nợ với cái đất Trãng Bàngrồi...

Để cho cha mẹ vui lòng, Sơn cốgượng làm vui hứa hẹn:

-Ba má đừng lo, để qua bên đó, con sẽrán cưới một người vợ Việt Namđảm đang hiền lành như ý ba má ước mong.Con không cưới đầm đâu.

Má Sơn tươi tỉnh nắm tay con:

-Ừa ừa, mầy nói vậy, tao chịu.Đầm cũng có người vầy, người kia.Nhưng nếu mầy cưới đầm, thì tao kểmất mấy đứa cháu nội...

-Sao vậy má ?

-Tụi nó sẽ nói tiếng mẹ đẽ chớđâu biết tiếng Việt Nam mình. Rồi làm saotụi nó viết thơ cho tao với ba mầy đọc.Nó đâu có liên hệ gì tới cái đất BìnhDương quê mùa... Tao với ba mầy sống lủithủi, không con, không cháu thăm hỏi, trong cái nhà rộngmênh mông, vắng vẻ.

Sơn cảm động muốn khóc.

-Má nói vậy chớ, con thấy có mấyngười cưới vợ ngoại quốc, mà con cáihọ cũng biết nói tiếng Việt rành lắm.

Ba Sơn chừng như không chịu đượcnhững lời biện hộ, chận ngang lời củaSơn:

- Con có biết tại sao người ta gọinhững người vợ trong gia đình là nộitướng không ?

Bỡi vì vai trò của người vợ quantrọng lắm. Nó lo miếng ăn, miếng uống tronggia đình. Nó đẻ cho con những đứa conđể nối dõi dòng họ. Nó chăm sóc con cái nênngười. Nó nấu nướng, cúng kiếng tổtiên. Nó cai quản hết của cải, tài sản củachồng. Nếu may gặp người đứchạnh, đảm đang, thì con được mọingười kính nễ, khen ngợi, gia đình ấm áp yênvui, bếp hồng đỏ lửa. Còn nếu không maygặp người ăn chơi, đàng điếm, thì ailo cho con miếng ăn, thức uống, con cái ai chăm sócdạy dỗ, của cải con làm ra ai giữ gìn, tổtiên ông bà ai hương khói, danh giá con không ai kính nễ nữa...Đó là ba nói theo cách sống và cách cảm nghĩ củangười Việt Nam mình. Nhưng ba nghĩ dầu ởphương trời nào cũng vậy, hễ nói tớihạnh phúc, là phải nghĩ tới vợ, tới con...

Sơn nhớ kỹ nét mặt của cha lúc đó,gương mặt nghiêm nghị mà trầm buồn. Cảmột đời hy sinh cho con, một tình thương baola không bờ bến. Anh cảm thấy thương chamẹ hết sức, đồng thời nghĩ ra mộtđiều. một điều hết sức giảndị mà anh hầu như quên bẵng. Đó là conngười, muốn được hạnh phúc thìphải có tình yêu. Có điều tình yêu nó rộng lắm. Cótình yêu đối với nhân loại khổ đau, có tìnhyêu đối với quê hương đấtnước, có tình yêu gia đình êm ấm, có tình yêu bạnbè đầm thấm và còn rất nhiều thứ tình khácnữa...

Chiếc võng vẫn đưa nhè nhẹ. Sơnthiếp dần. Giấc ngủ đến hồi nào anhkhông hay không biết... Mặt trời đã xuốngthấp, chiếu nghiêng nghiêng trên mặt biển xanh. Ánhsáng cuối ngày phản chiếu lấp lánh trên sóng nhấpnhô như những chiếc gương bạc chói chang.

Ở đảo Dừa hoang vắng, chiều nay, cómột người nhớ nhà, nằm ngủ quên trênchiếc võng đong đưa...

°°°

Một buổi sáng, Sơn ngồi nhúm lửađể nấu nước. Bếp là ba hòn đá tochụm đầu vào nhau. Anh cầm một bó lá dừa khôchạy qua anh Tư mồi lửa. Láø dừa khô bắtlửa cháy phừng phừng. Tàu dừa rơi đầytrên đất, cứ đưa tay ra lấy là cóđể chụm, khỏi cần đi quơ củi trongxa chi cho mất công. Lửa cháy sáng rực. Sơn yên chí nhìnra tận ngoài khơi. Biển buổi sáng, sóng khá lớn,nước dâng lên cao, làm cho bãi cát hẹp lại. Chiếcghe của Sơn bị sóng đánh ngã nghiêng, ghe đậpvào ghềnh đá nghe ầm ầm. Chỉ mới có haituần nay, trông nó tang thương quá. Kể như làvĩnh viễn nó bỏ xác lại nơi đây, sau khiđã làm tròn phận sự đưa bọn Sơn tớivùng đất nầy.

Bỗng Sơn chợt thấy từ thật xa, hìnhnhư có một chiếc ghe lạ, tiến vào đảo.Chiếc ghe càng lúc càng hiện rõ hơn. Khác hẵn vớicác ghe thuyền Mã Lai thường sơn màu sắc xanhđỏ sặc sỡ, chiếc ghe nầy thuầnmột màu đen xám. Sơn cố nhìn kỹ hơn. Mộtlá cờ trắng nhỏ được kéo cao trên cột.Anh vừa đứng lên thì tiếng thằng Dân thuỷthủ đã vang dội:

-Ghe vượt biên bà con ơi, ghe vượt biên!

Tất cả mọi người đều túa rakhỏi lều, đứng đầy trên bãi cát. Mấyđứa con nít ở trần trùi trụi, vừa nhảychoi choi, vừa la:

-Vô đây, vô..

Chiếc ghe mở hết máy, đâm thẳng vô bãi.Sơn thấy có đàn bà, con nít, lố nhố trong khoang. Mộtcảnh rất cảm động diễn ra trướcmắt anh. Những ngưởi trên đảo ùa xuốngbiển, nước cao ngang lưng, bu quanh ghe đểchuyển người và hành lý xuống. Chỉ trong mộtthời gian ngắn, những người trên ghe mớitới, đều được lên bờ. Ngườinào người nấy mệt mõi, tả tơi vì sóng gió vàđói khát. Gương mặt họ sạm đen,nhưng ánh mắt thì ngời sáng niềm vui. Quang cảnhồn ào, rộn rịp. Những câu thăm hỏi hình nhưkhông bao giờ chấm dứt.

Anh Tư Trần Hưng Đạo một tay xách thùngđồ, một tay dìu em bé về ngồi ở lềuanh, miệng kêu ồm ồm:

-Sơn ơi, đi lấy thùng nước đểcho bà con mới tới uống.

Sơn chạy vội về lều, xách nguyên mộtthùng nước mưa. Người ta giành nhau uống. Hìnhnhư không ai hết khát. Họ uống hoài. Khi đếnlều anh Tư, Sơn thấy một thiếu nữ,đang đứng cạnh cây cột, cậu bé đang mõimệt nằm nghĩ một bên. Sơn đưanước cho nàng. Cô ta nhìn Sơn nhưng không nói, ánhmắt sáng lên niềm hy vọng. Sơn cảm thấy vuilây, bèn hỏi một hơi:

-Ghe khởi hành tại đâu đó cô ? Đi mấyngày thì tới đây ? Tôi thấy chiếc ghe nhỏ quá,đi đường có sóng gió nhiều không ?

Chị Tư Trần Hưng Đạo xen vô:

-Chú Sơn hỏi vừa vừa chớ, nhiều quáai mà trả lời cho hết.

Lúc đó, cậu bé cũng uống nước vừaxong, hỏi chị:

-Chị Liên ơí! cái đảo nầy không cóchưn, em nghe sóng đánh, nó lắc lư như đưavõng.

Sơn phát cười, trả lời ngay:

-Không phải vậy đâu em, đó là tại mình saysóng lảo đảo nên tưởng như vậy, vài bangày nữa thì hết.

Thằng bé nhìn Sơn thán phục.

Cô chị rụt rè:

-Dạ, tụi em đi chui, xuống bến tạicư xá Thanh Đa, rồi dọc theo sông ra cửa biểnCần Giờ.

Sơn ngạc nhiên, hỏi lại:

-Xuống ghe tại cư xá Thanh Đa gần cầuBình Triệu hả ? Sao gan quá vậy ?

-Dạ, em đâu có biết, người tổchức hướng dẫn, tụi em làm y theo. Ghe nhỏlắm nên đi có hai mươi người, xuống ghelúc mười giờ tối, trời mưa lất phấtnên không bị lộ. Lúc tới Cần Giờ phảiđậu lại, núp trong một cái lạch nhỏ,đợi đến tối nước lớn mớiđi được, em sợ muốn chết.

Nói tới đây cô ta lấy tay chận ngực,mắt nhắm lại như để diễn cho hếtnét sợ hãi trong giây phút đó. Cô ta nhan sắc bìnhthường. Mắt không lớn, gương mặthơi tròn, da lại ngâm ngâm đen, áo quần lam lũ, tóctai rối tung. Nhưng ngoài cái hình dung giản dị đó,cô ta có một giọng nói êm ái, dịu dàng, cửchỉ,xinh xắn, dễ thương. Rồi cô ta tiếptục:

-Chiếc ghe nhỏ quá bị sóng đánh mấylần, tưởng đã bị chìm. Lúc đi ngang qua CônĐảo bị bão, cũng may nhờ chú tài công khéo léo.Chớ không thì... tụi em đâu có được tớiđây.

Chị Tư Trần Hưng Đạo tò mò, thắcmắc:

-Từ Cần Giờ đi một mạch tớiđây hay là có ghé đâu không ? Có bị sóng gió, bão tố haygì gì .... nữa không ?

Anh Tư trừng mắt nhìn chị, tỏ vẻ khóchịu. Thiếu nữ chừng như không hiểu ýtứ câu hỏi:

-Dạ, có bị sóng gió nhồi dữ lắm. Em óiliên miên mấy ngày không ăn uống gì được.Cả ghe trông mong gặp tàu lớn. Đi riết mấyngày không gặp một chiếc nào, rồi tắp vôđây...

Sơn nhìn chị Tư, phì cười. Anh chạyvội về lều, lấy hai gói mì nấm củaHội Lưỡi Liềm Đỏ Mã Lai vừa tiếptế, bắt nồi lên bếp, nhóm lại lửa vừamới tàn. Cũng may trong mớ tro, còn sót lại vàicục than hồng, anh lấy lá dừa khô làm mồi, khomlưng, phùng má thổi phù phù. Khói bay vào mắt cay sè.Ngọn lửa hôm nay có gì khác lạ hơn ánh lửa hômtrước. Anh nhìn ra bãi cát. Bên cạnh chiếc ghe lớnxác xơ của Sơn, sáng nay, còn có thêm một chiếcnữa tuy nhỏ nhưng còn chắc chắn, đậu kếbên. Cả hai cùng bị sóng đánh lên đánh xuốngrập rềnh...

°°°

Mặt trời buổi chiều đỏ sẩm,lớn như cái mâm đồng, vừa lặn xuốngkhỏi mặt biển xanh đen không được baolâu, thì cả dảo Dừa như tối sầm lại.Trời trở nên nhá nhem, ánh sáng không còn đủđể thấy rõ mặt nhau. Trong các lều, đâyđó đã có ánh đèn leo lét. Mặt biển trở nênđen ngòm, vĩ đại, mênh mông. Đêm nay trời khôngtrăng. Ngồi trên ghềnh đá để hứng giómát ngoài khơi thổi vào, Sơn trông lên thấy muôn ngànngọn dừa cao vút, lờ mờ in hình trên nềntrời đen thẫm, đầy sao lấp lánh. Tốinay biển động. Những cơn sóng to vỗmạnh vào ghềnh đá nghe ầm ầm theo mộtnhịp đều đặn. Có tiếng người nóichuyện lao xao, tiếng trẻ nít đùa giỡn từkhu dựng lều vẳng lại. Trong bóng tối lờmờ, Sơn thấy Liên đang đi trên bãi cát, dáng thongdong. Anh tìm cách gợi chuyện:

-Cô Liên đã sửa soạn đồ đạc xongchưa ?

Liên dừng chân lại, nhận ra Sơn, vộitrả lời:

-Dạ, tụi em đã xong hết. Hành lý cũnggọn, không có gì nhiều. Anh Sơn có biết đảoBidong như thế nào không ?

Sơn chưa kịp trả lời thì cô ta đã nóitiếp:

-Em thì chưa tới đó lần nào, nên không biếtnó ra sao !

Sơn bật cười vì câu hỏi ngây thơ.

-Tôi cũng vậy. Để mai qua đó, tôi biếtđược cái gì, thì nói lại cho cô Liên nghe, chịukhông?

Chợt thấp mình vô lý, Liên cũng cười theo,dáng e ấp, ngượng ngập. Nàng chọn mộttảng đá gần đó, ngồi lên, mắt nhìn rakhoảng không gian vô tận. Sơn thấy tối nay, Liênthật hiền dịu, dễ thương. Chỉ cóhơn một tuần, nàng thay đổi khá rõ. Quần áogọn gàng, tóc tai vén khéo, cử chỉ đoan trang. Tuy khôngđẹp nhưng Liên rất duyên dáng. Trong lòng Sơnmột cảm giác êm ấm dâng lên nhè nhẹ. Anh tựhỏi, Liên có phải là người ước mơcủa anh không?

Bây giờ thì Sơn ngồi đây và Liên ngồiđó. Cả hai đều yên lặng thiệt lâu. Cáikhoảng cách giữa hai người thật gần màcũng còn thật xa. Sơn đoán không ra hiện giờnàng đang nghĩ gì trong đầu. Nàng có chút xíu cảmtình gì với mình hay không ? Sơn cũng mù tịt.Đầu óc bỗng nhiên đặc cứng, không còn cáiminh mẫn bình thường.

Sơn tìm cách gợi chuyện:

-Cô Liên thử tưởng tượng coi, nếunhư cả đám tỵ nạn mình lọt vào đảonầy mà nhà chức trách không hay biết, thì sẽ ra sao?

Liên lắc đầu:

-Em cũng không biết nữa.

-Tôi thì nghĩ rằng cả bọn mình sẽđắc đạo hết.

Liên ngạc nhiên thắc mắc:

-Anh Sơn nói đắc đạo ? mà đạo gì ?

Sơn cười nho nhỏ:

-Thì đạo Dừa chớ còn đạo gì nữa! Cô Liên thử nghĩ coi, trước khi đượctiếp tế lương thực, mỗi ngày tôi ănmười trái. Một tháng là ba trăm, một năm tínhra là ba ngàn sáu trăm năm chục trái.

Liên kêu lên:

-Trời ơi ! Bộ anh Sơn tính ở lỳđây làm chúa đảo luôn hả ? Có ngày em ăn thửmột trái, cái ruột chịu không thấu, muốnchết luôn, nói chi mà ở cả năm.

Sơn xuống giọng, chậm rãi:

-Cũng may, ghe mình trôi tới đây, còn có dừa màcầm cự qua ngày. Nếu gặp đảo toàn đásỏi, thì không biết mấy ngày đầu tiên, tụianh lấy gì mà ăn... Sỏi đá cứng ngắt, làm saothành cơm gạo được. Nhớ mà thươngnhững người còn ở lại quê nhà hết sức.Những vùng kinh tế mới khô cằn, những trạihọc tập cải tạo hoang vu... Mình ra đi thìkể như được yên thân, nhưng nghĩ tớinhững người còn ở lại quê nhà mà xót xa. Chamẹ tôi đã già, không ai chăm sóc. Tại vì hoàn cảnhphải ra đi, thiệt không đành lòng.

Liên tiếp lời:

-Em cũng nhu anh vậy. Hồi nào tới giờ,ø emvẫn không bao giờ muốn rời xa khỏi quêhương. Em chỉ muốn sống cuộc đờibình dị, bên cạnh những người thân yêu..Ước mong khi học xong thì được trởvề làm việc ở quê nhà..

Sơn nhìn Liên, lòng rào rạt:

-Cô Liên thấy không, ông trời cắc cớ lắm.Cái ước mong của cô Liên, của tôi và cũng nhưcủa đa số dân mình, đâu có gì cao xa, quá đáng.Vậy à cũng không được... Quê của cô Liênở về miệt nào ?

-Dạ, anh Sơn có bao giờ đi Tây Ninh chưa ?Quê em ở Trãng Bàng. Trước nhà là quốc lộ đilên tỉnh. Phía sau là miếng rẫy người tatrồng rau đậu, củ sắn. Em thích nhìn nhữngluống cải non xanh mướt, nõn nà vào mỗi khitrời chiều vừa dứt nắng. Cái mùi của raunon, của cỏ dại, của đất đen, củakhông khí trong lành, em đã hít thở bao nhiêu năm nay, làm saoquên được. Vậy mà đành phải bỏhết, để đi.

Sơn bỗng giựt mình. Cái địa danh quenthuộc nầy, đã một lần nghe qua. Rồi anhtự nghĩ, cả cái quận Trãng Bàng đâu phảichỉ có một người anh biết. Rất tựnhiên, Sơn cố tìm hiểu thêm:

-Đợt đánh tư sản vừa rồi, nhà côLiên có bị ảnh hưởng gì không ?

-Dạ, nhà em đâu có buôn bán. Ba em dạy ở trunghọc Trãng Bàng. Anh lên đó, hỏi nhà em, ai cũngbiết hết. Ba em thứ tám...

Sơn nghe choáng váng. Anh nhìn sững Liên, lặng im nghetiếng tim đập vang vang trong lồng ngực. Bàn taySơn tự nhiên run rẩy. Trời ơi ! Có phải"con nhỏ thiệt dễ thương" mà ba máSơn cứ nhắc nhở, thầm mong ? Sơn cũngkhông biết nữa. Anh cũng không dám hỏi thêm. Cứcoi như là đúng đi. Đừng nên hỏi thêm chitiết nữa làm gì, nếu không phải, thì buồnbiết bao nhiêu! Liên vẫn vô tình, không hay biết:

-Tối nay, sóng to hơn mọi hôm hả anh Sơn ?Lâu quá, nay em mới có dịp ngắm lại biển vềđêm.

Sơn còn đầu óc nào nũa mà nghe Liên nói.

-Ờ, ờ, biển ban đêm đẹp lắm.Nhứt là tiếng sóng chập chùng. Liên có nghe thấytiếng sóng vỗ vào ghềnh đá không ?

Ý chưa dứt, Sơn đã ngừng. Anh cảmthấy như có hàng ngàn đợt sóng vây quanh, tớitấp vỗ vào tim anh dồn dập. Anh ngây ngất. Trongmuôn ngàn cơn sóng nhỏ, có một cơn sóng thật tophủ chụp xuống cả hồn anh, khiến anhmuốn ngộp thở trong cái hạnh phúc bất ngờchợt đến.

(viết để nhớ lại những ngày ởPulau Kapas, Trengganu, Malaysia)