Rêu phong mấy lớp
 

Đình thụ bất tri nhơn khứtận,
Xuân lai hoàn phát cựuthời hoa.

   Sáng hôm nay ôngNăm nhấp nhỏm ngồi đứng không yên. Hếtngồi xuống lại đứng lên.  Ông bước chầm chậmlại gần cửa kiếng lớn phía sau nhà, nghiêng mình nhìnxéo qua cái hàn thử biểu để ngoài trời. Ôngnhướng mắt rán nhìn cái màu đỏ của thuỷngân, coi nó lên xuống tới mức nào. Có thấy gìđâu, cái lằn đỏ nhỏ xíu, lờ mờ.Tức mình ông lẩm bẩm, cằn nhằn cái thằngcon trai út, đã biểu gắn sát sát bên trong cho dễđọc, để tuốt đằng xa ai màthấy.  Cái xứ gì, thiệttình! Lạnh gì mà lạnh dữ, hổng biết xuốngtới bao nhiêu độ rồi !

  Nói xong ông đứng áplại gần cánh cửa để nhìn cho rõ hơn.  Cánh tay trái đụng phảikhung cửa nhôm lạnh ngắt như một khốinước đá, ông rút tay về, quay lại chậmchạp từng bước, từng bước trởvề ngồi trên chiếc ghế thấp. Cặp mắthấp háy nhìn ra ngoài bầu trời xám xịt. Ông thấycái sân cỏ xanh đã trở thành một bãi tuyếttrắng mênh mông. Có chỗ phẳng phiu trắng xoá, cóchỗ được xe xúc tuyết ủi gò cao lên nhưnhững đụn cát. Cây cối biến đi đâumất tiêu hết. Mấy bụi hồng bông đỏnhư nhung, mấy bụi mẫu đơn bông lớn bằngcái chén kiểu màu trắng màu hường, cái hàng ràobằng cây trắc bá diệp cao cả thước xanh umcủa mùa hè vừa qua, tất cả hiện giờ bịchôn vùi dưới những đống tuyết.

   Ở bên kia rào tu viện, chỉcòn sót lại duy nhứt một gốc bạch dươngto lớn sừng sững, chơ vơ một mình giữađám tuyết trắng quạnh hiu, đưa nhữngcành khô thêu lêu lên trời.  Bênngoài gió hú từng cơn, tiếng nghe vù vù như có đoànxe chạy hết tốc lực. Từng lọn tuyết trắng đổ xuống,hột bay ngang, hột bay dọc, hột quay cuộn tròn,lấm tấm bay đầy trời như có ai đócắc cớ tung một thúng lông ngỗng ra trướcgió. Tuyết đã rơi đều đều nhưvậy từ giữa đêm qua cho tới sáng nay, liêntục không dứt. Chỗ nào cũng một màu thạchcao trắng bạch. Ngồi chưa yên chỗ, ông lạiđứng lên đi về phía trước, mắtngước nhìn cái mái nhà ở phía bên kia sân đã bịtuyết phủ đầy, miệng láp dáp:

  -Cái điệu nầycó nước sập nhà. Đồ cái thứ tiềnchế, làm bằng cây thông bở rệu với váchbằng cạc tông nhét bông gòn, làm sao chịu nổi...làm saochịu nổi...

   Ông thở dài rồinhìn trời, dáng lo lắng, rồi ngồi xuống:

  -Nó mà rơi hoài rơihũy như vầy, chắc phải sập. Cảnửa thước tuyết đè trên nóc, nặng lắmchớ!  Cái xứ nói là vănminh, kỹ nghệ tiến bộ, mà sao kỳ cụcquá!  Nhà cửa phải làm chokỹ kỹ chớ. Tại sao không chịu xây cất chonó đàng hoàng một chút. Tuyết mà rớt thêm chừngvài giờ nữa thì thế nào cũng sập...

   Bà Năm dángngười nhỏ nhắn, đang chăm chú theo dõichương trình ti-vi, chừng như không chịu nổinữa, bèn cự nự:

   -Ừ, ừ, sậpđâu sập phứt cho rồi. Hồi sáng mơi tớigiờ, nghe ông nói tới nói lui, tôâi mệt quá !

   Ông Năm biết làvợ trả lời mình nhưng không rõ bà nói gì.  Cái lỗ tai đã nghểng ngảngđâu từ mấy năm về trước, tuy có đeomáy nghe nhưng khi tỏ khi không. Ông đưa tay phảilên điều chỉnh cái nút phát âm gắn sát vành tai,miệng hỏi:

   -Bà nói cái gì vậy, tôinghe không rõ ?

   Bà gằn giọng.Tuổi đã quá già nên khi nói tiếng run run, cái đầulắc lắc:

  -Hổng có nói cái gìhết á !

   Rồi như chừngchưa hết cơn bực bội, bà tiếp:

  -Mùa đông ở đâythì có tuyết, chớ có gì lạ đâu mà ông cứ nói hoài,nói hoài !

  Ông bèn phân trần,giọng nói thều thào, lẫn trong tiếng xệuxạo của hàm răng giả:

  -Thì bà cũng phảiđể cho tôi nói chớ. Bà coi nè, từ đầu hôm chotới giờ, ổng cứ rớt hoài, rớt hoài,hột nào hột nấy lớn bằng ngón chưn cái...Cái mái nhà bằng cạc tông làm sao chịu nổi. Bê tôngcốt sắt còn chưa chắc, nói gì tới nhà tiềnchế.  Tôi nói mà, thế nàocũng sập!

  Bà Năm hứ mộttiếng rồi xây lưng qua coi ti-vi, không thèm nghe. Ôngtiếp tục lẩm bẩm một mình:

  -Gió lớn quá. Ởgần Bắc Cực nên thổi mạnh dữ. Tại cógió nên tuyết rơi mới nhiều.  Mà nó rơi nhiều thì nó chấtđầy trên mái nhà. Trời ơi ! nguy quá, cái điệunầy... Phải chi xây bằng bê tông cốt sắt.

   Ông e bà vợ cựnự nữa, nên chỉ dám nói tới đây thì ngừngngang, cái điệp khúc "thế nào cũng sập"bị bỏ dở nửa chừng. Nếu không có bàNăm ở đó mà là thằng tư, thằng sáu haythằng út, những đứa con trai ở gần gũi,thì ông sẽ tiếp tục một cái điệp khúc khác,có thay đổi chút đỉnh.  Nhà mình ở Việt Nam cất bằng bê tông cốtsắt chắc lắm, tao tính ít ra phải ởđược năm ba trăm năm, mối mọtmưa nắng gì cũng không sợ.  Mỗi lần nhắc tới câu"cái nhà mình" ông Năm nhìn ra xa, tuốt trên ngọnbạch dương, lên tận đám mây trắng xám trêntrời, cặp mắt đờ đẫn, ngẩnngơ. Trong tròng đen lờ mờ, hình như cóvương một làn lệ mỏng. Không phải ông khócđâu. Đã trên tám mươi tuổi rồi, tuyếnnước mắt hầu như cạn khô.  Trong đầu ông hình ảnhcăn nhà vuông vuông, xinh xắn hiện ra, rõ ràng từngnét.  Căn nhà mà ông đã gom gópcông sức, tiền của, mồ hôi, nước mắt,suốt đời cực nhọc mới thực hiệnđược.  Nó khôngđồ sộ, nguy nga, lớn lao gì nhưng nó là củaông. "Nhà mình" ôi ! hai cái chữ tầm thườngđó có tác dụng như nhát búa đập mạnh vào timvào óc, ông nghe như tê liệt toàn thân. Ông đứng lênhết muốn nổi, ngồi bệt xuốngghế.  Trong đầu ông,không còn gì để đáng nhớ. Mặc kệ mùađông Canada với gió bão lạnh lẽo gào thét bên ngoàicửa kiếng, mặc kệ cây bạch dươngchết cóng đứng run rẩy ngoài sân tu việnquạnh hiu, mặc kệ những đụn tuyết lemluốc, cao ngùn ngụt bên kia vệ đường,mặc kệ những cây cối, bông hoa rữa mụcbị chôn vùi, ông quên quên hết. Chỉ còn một hình ảnh duy nhứt mà ông nhớrất rõ.  Rất rõ, từngnét. Cái hình ảnh "căn nhà mình" hiện lên vớitừng góc cạnh. Những cục đá nghiêng, nhữngviên gạch bể, những lằn nứt nẻ, rănreo ở góc tường, những ổ cắm điệncháy đen, những vòi nước rỉ, những vếtloang mốc meo trên trần nhà mưa dột ... ông làm saoquên. Chính tay ông tạo ra nó mà, cũng chính tay ông sửachữa mà.. Trong cơn mơ mơ, màng màng ông chợttỉnh, lò dò, đứng dậy đi vô phòng, cái lưngcòng xuống, cái chưn bước thật chậm. Ôngđưa tay run run mở cánh cửa. Có tiếng đồvật va chạm, tiếng lục lọi giấy tờ,sổ sách. Hồi lâu, có tiếng ông hỏi vọng ra:

  -Hôm đi ra Tân SơnNhứt, cái xấp hình tôi soạn cất trong cái hộpsắt tây, tụi nhỏ nó dẹp đâu rồi, tôi khôngthấy ! Coi chừng mất hết đa !

  -Làm sao mà mấtđược. Ông để đâu thì còn ở đó.Tụi nó đâu có lấy làm gì mấy tấm hình cũ xì,đen thui !

  Tiếp theo, bà bèn bìnhluận :

  -Cái gì của ông cũngquí hết ! Thử đem liệng ngoài đườngsuốt ngày coi có ai thèm lượm không ?

   Nghe vợ nói, ôngtức mình cãi lại:

   -Ai mà dại gì liệngbậy liệng bạ vậy bà ! Từ Việt Nam tôicắc ca cắc củm đem qua đây có bao nhiêu đó !Làm mất của tôi là không được đa!

   Bà Năm lùng thùng trongcái áo ấâm bằng len xám dầy mo, đứng dậy vóitay tắt ti-vi, xỏ chưn vô đôi dép nhung đỏbầm, lê bước lẹp xẹp vô phòng bên cạnh,miệng hỏi vói:

   -Để tôi vôkiếm lại thử coi tụi nó có dẹp ở đâukhông!  Mà ông muốn kiếmtấm hình nào?

   Ông Năm rán nói lớnđể cho vợ nghe:

   -Thì cái hình chụp"căn nhà mình" đó, tôi muốn coi lại mộtchút!

   Rồi ông chép miệngthở dài:

  -Tính ra mình điđược vừa đúng một năm. Không biếtbây giờ ở bển ra sao rồi! Mấy chậukiểng không ai tưới, chắc chết khô hết !...Ờ, ờ, bây giờ đang mùa đông, còn mộttuần nữa là tới Tết. Cây mai ngoài sân...rồi ailặt lá...để cho nó ra bông đây?

°°°

     Cái mặt trời bansáng còn lấp ló trong mây, chưa lên khỏi nóc nhà ở phíabên kia đường. Cảnh vật còn nhập nhoà tranhtối tranh sáng. Trên các ngọn cỏ bên đườngcòn mờ mờ sương đọng. Các căn nhà ởhai dãy phố chợ Bình Dương vẫn còn đóngcửa im lìm. Trên đường đã có người gánhhành ra chợ bán, những gánh khoai nặng trĩu, nhữnggánh rau cải, xanh um, tươi mát. Vài chiếc xe ngựachở đầy bạn hàng máng đầy những giónggánh ngổn ngang, móng sắt nhịp lọc cọc, lọccọc trên mặt đường nhựa đen. Tiếngngười nói chuyện, tiếng guốc, tiếng dép,tiếng xe kéo...vang vang trong trong cái im mát của buổi sáng.  Sau một giấc ngủngắn, phố xá tỉnh lỵ bắt đầuvươn mình trở lại cái sinh hoạt ồn ào hàngngày.

    Trong nhà ông, bà Nămđã thức sớm hơn thường lệ. Ông đira đi vô, coi đồng hồ, miệng thúc giục:

   -Coi chừng loay hoay,trễ hết ngày giờ. Ông thầy đã dặn đidặn lại, tuổi tôi với tuổi bà, năm nay màcất nhà thì phải cúng vào giờ Thìn, để quagiờ khác là xấu lắm. Cả năm nay chỉ cóđược ngày nầy là tốt thôi. Qua cái giờđó là phải chờ năm tới !

   Rồi ông thúc hối:

   -Mấy đứanhỏ chuẩn bị nhang đèn, bông hoa đủ chưa?

   Trong bếp tiếngnước sôi rì rào, tiếng dao chặt thịt lụpcụp, tiếng dĩa chén chạm nhau, mùi cà phê bốc lênngào ngạt. Có tiếng bà Năm nói với con gái:

  -Con luộc cho mámiếng thịt ba rọi để trong dĩa, nhớbỏ luôn cái hột vịt theo. Còn tôm thì để khigần xong chỉ cần nhúng vô cho chín rồi lấy ra liền... Cúng thần thánhphải đủ bộ tam sênh mới được.

   Quay qua thằng con trailớn, bà dặn:

   -Con đi lấy cáilục bình, rửa sạch để cắm bông cúng. Mà,giờ Thìn là mấy giờ vậy ông ?

   Ông Năm lẩmbẩm:

  -Giờ Thìn, giờThìn...một giờ của Tàu là hai giờ của Tây...Ừ, ừ, dễ mà ! Giờ Ngọ là mười haigiờ trưa.  Mình tính trởngược lại, Thìn, Tỵ , Ngọ.... vậy làđúng tám giờ sáng.

   -Tới tám giờ sánglận hả !  Phần tôi coinhư xong rồi. Thôi, ông lo mặc quần áo, khăn nónđi là vừa... Nhớ khấn vái cho kỹ. Thằngtư với thằng sáu, hai đứa bây khiêng cái bàn quabên đất, để ở chính giửa, rồi bàybiện đồ để cúng. Hôm nay cúng đấtđai dương trạch để cất nhà mới.Phải thành tâm kỹ càng nghe con...thì mới ăn ởbình yên, làm ăn khá giả. Nhứt là tao mong cho nó vữngbền... để lại tới đời tụi bây,rồi tới đời con tụi bây...

  Thằng tưcười khì khì:

   -Má lo xa chi cho mệtvậy. Bền vững chắc chắn thì có ông kiếntrúc sư tính kỹ rồi, má ơi ! Còn muốn hoàthuận, yên vui thì tụi nầy không oánh lộn nữa,vậy là huề.... Thôi khỏi cúng, mắc công quá mà. Cái bànlàm bằng thứ cây gì mà nặng quá sức, khiêng muốncụp xương sống đây nè !

   -Cái thằng làmbiếng nhớt thây, ăn nói tầm bậy tầm bạhết sức, hổng nên nghe con, lẹ lẹ đi chokịp giờ.  Ba mầyđóng bộ xong hết rồi kìa...

  Ông Năm đi rảomột vòng, nhìn miếng đất trống phẳng phiu,quang đảng, trong bụng vừa ý hết sức. Phíatrước mặt là công viên thành phố, khoảng khoác,xinh xắn.  Phía sau hơi xa làmột dãy đồi cao, thấp thoáng qua các rặng cây sao,cây dầu cao vút, là nóc toà hành chánh với dinh tỉnhtrường lờ mờ... Y như cảnh núi KhuTượng, nơi mà ông đã sống qua thời thanh xuân.Ông " đụng " bà Năm ở đó, rồi sanhđược ba đứa con đầu lòng ở bênbờ sông Dương Đông. Đảo Phú Quốc ở vịnh Xiêm La, cái hònđảo nhỏ, bốn bề sóng vổ rì rào. Tụinhỏ đã hít thở cái không khí nồng mặn củamuối, đen đủi phong sương giữa nắnggió trùng dương. Quanh nhà toàn là những thân dừa congvẹo, ngả nghiêng, tàu lá xơ rơ vì gió bão. Cáigiếng nước phía sau đỏ lờ lợ vìnước rể dừa tiết ra. Những ngày mưa daidẳng nhìn lên dãy Khu Tượng thấy dạng núi lờmờ trong sương khói, giống như hình con voinằm phục. Trước là đầu voi với cái vòicong vòng, sau là đuôi voi với hai chưn sau quỳxuống, cái lưng mập phình ra mà dài. Trên đóngười ta làm rẫy, trồng tiêu với trồngsầu riêng... Đất đai trù phú, phong thổ phì nhiêu,đẹp đẽ như vậy, vì thời cuộc ôngphải đành đoạn bỏ hết mà đi.

  Bây giờ về đâycư ngụ, ông phải gầy dựng lại tấtcả với hai bàn tay trắng. Đất cũ đãingười mới.  Ônglời hơn vì có được thêm năm đứa connữa. Thôi, đời ông vậy là yên nơi yên chốnrồi, không phải đi đâu nữa. Nhứtđịnh ở luôn tại cái tỉnh nhỏ nầy.  Ông phải tiện tặn, dànhdụm, làm việc siêng năng, để mong cấtđược một căn nhà làm cái tổ ấm cho giađình.  Phòng của ông bàở chính giửa, tám phòng của tám đứa con phảiở chung quanh, để tụi nó lúc nào cũng quâyquần, xum họp bên ông. Bàn thờ của tổ tiên dònghọ ở trên lầu. Con cháu ông sẽ nối tiếp cáicông trình nầy dài lâu một trăm năm, hai trămnăm...

  Ông mỉm cườitươi tỉnh, trang nghiêm, bật hộp quẹt,đốt đèn cầy, cắm trên hai cái chưn bên lưhương bằng đồng sáng trưng. Ông đưatay lấy bó nhang mới, xé bao lấy ra ba cây. Thật khoanthai, ông châm vào ngọn lửa. Mùi nhang trầm thơm,toả ra, quyện vào mùi long não hăng hắc củachiếc áo dài đen nổi bông hình chữ thọ, cáikhăn đóng bằng sa mỏng, vấn thành nhiều vòngvừa lấy ra trong tủ áo. Nắng đã chiếu sáng cả khu đấttrống. Từng tia nắng vàng chanh quét trên đám cỏdại um tùm, mùi đất hăng hăng. Ông thoáng thấychú hai Lung, người cai thầu và đám thợ vừatới.  Xe cộ, dụngcụ ngổn ngang, nào xẻng cuốc, nào dây nhợ,người ta chất đầy chật cả lốiđi.  Mặt tươitỉnh hy vọng, ông cầm nhang chắp hai tay lênđầu, miệng khấn lâm râm:

  -Nam Mô A Di Đà Phật,Nam Mô A Di Đà Phật.... Nay tôi khấn đấtnước ông bà trong kiểng sở làng Phú Cườngnầy, gồm Thổ Công, Thổ Trạch, ThổĐịa, Thổ Thần, Chúa Xứ, Sơn Thần,Thuỷ Thần...

   Vái tới đây tựnhiên ông thấy lằn khói nhang xám trắng đươngbốc vươn lên cao, bỗng cuộn tròn rồitạt ngang. Một luồng gió ở đâu đó thổiqua lạnh ngắt, ngọn đèn cầy nhỏ lạilờ mờ như muốn tắt. Ông sợ quá, khom lòngbàn tay che gió. E rằng chưa đủ, ông kêu lên:

  -Chú hai, chú hai gió lớnquá, lại phụ tôi một tay!

  Chú hai Lung chạylại, đứng chắn lấy làn gió nghịch.Ngọn đèn từ từ lớn hơn và sáng tỏtrở lại.  Ông Năm bìnhtâm khấn tiếp:

   -Tôi vái tất cảnăm vị ngũ hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả,Thổ.  Đông phương GiápẤt Mộc, Nam phương Bính Đinh Hoả, Trungương Mồ Kỷ Thổ, Tây phương Canh Tân Kim,Bắc phương Nhâm Quí Thuỷ, tám vị bát quái Càn,Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài...  Quí ông thực như phong, hànhnhư võ...

   Câu khấn vái dài quá, ôngngừng lại một hơi để thở. Cảkhông gian chung quanh, ông quên quên hết. Trong đầu chỉcòn một niềm thành kính vô biên. Sau câu khấn, trong ánh sánglung linh của cặp nến đỏ, mùi trầm ngàongạt của khói hương, ông như cảm thấytất cả những vị thần linh mà ông vừanhắc, tề tựu đông đủ. Có ngườimặt đỏ, người mặt đen, mặttrắng, mặt xanh, với áo bào, mũ mãng sặc sỡ,uy nghi. Tất cả tọa ngự ở trên bàn thờ,nhìn xuống ông yêu thương triều mến, dáng vẻsẵn lòng bảo hộ, giúp đỡ, lắng nghelời cầu nguyện. Ông sung sướng quá, rán mànhớ những điều mong ước hầu nói lênhết cho đủ. Các vị nầy sẽ giúp ông chođược như ý...  Ônglâm râm khấn tiếp, giọng rõ ràng hơn:

  -Ngũ hành phân bát quái,tám hướng định quân thần. Hoả Thần làmchủ tể, ấm lạnh nhờ ông. Nay tôi xin phépđể cất một cái nhà trên miếng đấtnầy, để cho vợ chồng tôi, cùng mấyđứa con ở, làm ăn bình yên mạnh giỏi...

  Khấn tới đây,ông bỗng nhớ tới lời bà Năm dặn dò, ônglập lại:

   -cho vợ chồng tôicùng mấy đứa con, rồi mấy đứa cháu,...rồi tới cháu của cháu tôi, nối tiếp hoàihoài... không dứt... được ăn ở bình yênmạnh giỏi, vô tai tịnh sự, điều lànhđem tới, điều dữ lánh xa, quan thương dânchuộng, kẻ yêu người trọng, tà ma kinhkhiếp, quỉ mị kiêng oai...

  Khấn tới đây,ông thấy đã là quá đủ, không nên đòi hỏi xin xỏnhiều hơn nữa. Cũng như mọi người,ông cũng mong ước được giàu sang, phú quí, concái hiển đạt, làm quan làm quyền... Nhưng ôngnghĩ cúng kiếng với thần linh, cầuđược bình yên mạnh khoẻ là quá đáng rồi,không nên để thần thánh khi dễ vì mình quá tham lam.  Ông bèn xá ba xá, cắm nhang vômột cái ly nhỏ đựng đầy gạotrắng. Ông lùi ra sau vài bước, phủ phụcxuống lạy ba lạy. Không gian như lắngđọng xung quanh. Tim ông đập manh hơn bìnhthường. Hai lòng bàn tay ông ướt đẫm mồhôi. Ông sung sướng trong niềm xúc động bồihồi.  Ánh nắng vàngtươi sáng rờ rỡ, chan hoàø trên mọi lối. Nhìnlên bàn thờ ông thấy các thần thánh cùng ông bà tổ tiêntrong dòng họ như nhìn ông mỉm cười, gậtđầu chấp nhận lời khấn nguyện.

  Năm nay ông vừađúng năm mươi tuổi, cái tuổi mà ĐứcKhổng Tử cho là biết được mạngtrời. Trời quả đã thương ông thiệttình!  Cha mẹ mất sớm,lăn lóc ra đời trong lứa tuổi còn nhỏ xíu,ông đã trải qua biết bao nhiêu cay đắng vàkhổ nhục. Con đã đông mà nhà lại nghèo, ông vàvợ lo trong lo ngoài, tiện tặn dành dụm, mãi chotới nay mới đủ tiền cất một cái nhàđể ở.  Cái nhàước mong của cả một đời người...Ừ, phải, cả một đời người !

   Ông đứng dậymặt sáng rạng rỡ. Quay qua người cai thầu,ông nói:

   -Chú hai, chú hai ! chúcũng nên khấn với quí vị thần hoàng bổnthổ để cho công việc xây cất trôi chảy,thợ thuyền được phò hộ bình yên!

  Chú hai Lung nghiêm tranggật đầu, đứng vào chiếu đốt nhang,cung kính. Ông Năm bước ra phía ngoài đườngcái, đứng bên cây cột đèn, nhìn trở vô coi đámthợ đương đóng cọc giăng dây đểđào móng.  Bà Nămđứng kế đó, gặp ông bèn hỏi:

  -Ông khấn vái cúngkiếng xong hết rồi hả ?

  -Ừ, ừ, xongrồi, đủ hết !

  Bà mỉm cười,mãn nguyện sung sướng. Bất thình lình bà nghĩ tới một chuyệnthế nào ông cũng không để ý, lo quá bà níu lấy tayáo dài của ông:

  -Ông có trình với quívị ông tên gì, mấy tuổi, cư ngụ ở đâukhông ?

  Ông Năm vỗ tránbối rối, kêu lên:

  -Thôi rồi, lo nóiđủ thứ chuyện mà quên mất việc trình têntrình tuổi, tôi không có nói chỗ đó !

  Bà Năm dậm cẳngcằn nhằn:

   -Có bao nhiêu đó màcũng quên, rồi làm sao mấy ổng biết ai mà phùhộ.  Thành ra mấy lờikhấn vái kể như bỏ. Công trình mẹ con tôicực khổ từ khuya cho tới giờ...

   Ông Năm thấtvọng, buông xuôi hai tay, không nói không rằng, đứngnhìn xe cộ người ta xuôi ngược trênđường. Hồi lâu, ông quay qua nói như an ủi bànhưng thiệt ra là cho ông:

   -Chắc không sao đâubà. Thần thánh linh thiêng, các ngài biết hết. Tôi có nói xinphép cất nhà cho cả gia đình tôi ở... Mấyổng phải biết tôi là ai chớ, nếu không biếtsao gọi là thần, bà khỏi lo. Bà thấy tôi nói cóđúng không ?

  -Không đúng cũngphải đúng. Ông nói cái gì cũng phải hết. Tôi cãiđâu có lại ông. Mà ông có nhớ khấn xin ở chođược lâu, thiệt lâu không ?

   Mặt ông Nămtươi rói:

  -Có chớ, không có saođược.  Tôi nói chỗđó rõ lắm mà, tới hai lần. Tôi cầu cho cảgia đình ăn ở mạnh giỏi, tới đờicon, đời cháu, đời chắt, đời chít... Bàyên tâm đi !

°°°

    Ông Năm sau khi cầmtấm hình cái nhà vừa lục lọi ra được,trở về ngồi trên cái ghế nệm. Bên ngoài bãotuyết vẫn thổi rào rào, những hột tuyếttròn bay tung đầy trời. Ông có sá gì cái mực thuỷngân lên hay xuống tới bao nhiêu đâu. Bây giờ trongđầu ông là cái miếng đất với căn nhàở đó có nắng ấm, có cây cối xanh tươi,có cả một đoạn đời dài mà ông đãsống qua. Ông thương yêu nó biết bao nhiêu. Vậy màphải bỏ đi đành đoạn. Ông phải làmđơn để xin hiến cho nhà nước... Cănnhà mà ông ước mong lâu bền tới đời con,đời cháu, đời chắt, đời chít,được chú hai Lung cất bằng bê tông cốtsắt, bây giờ nó chỉ còn lại có chút xíu, nhẹhửng. Nó còn lại trong tấm hình nhỏ bằng bàn tay,màu đen trắng loang lổ, vàng ố, lờ mờ.  Ông chỉ thấy đượccái mặt tiền với hai cái khung cửa sắt kéonặng nề, cái lan can trên lầu có để con voivới chậu bông sứ Thái Lan. Còn phía sau với khuvườn có cây nhãn, cây mận, cái cổng sắt kiêncố cùng bụi tre ngà, ông không thấy gì hết. Ông ránhỏi vói qua phía trước:

   -Bà ơi! Hômtrước thằng Hoàng mới qua được đây,có nói gì về cái nhà của mình không, bây giờ nó ra saorồi ?

  Giọng bà Nămtrả lời, chậm chạp nhè nhẹ:

   -Ờ, ờ, tôi quên nóivới ông, bữa trước gặp nó, có hỏi thămcái nhà. Nó nói bây giờ người ta lấy làm Hợp TácXả than cũi, nước mắm, dầu hôi, tèm lemtuốc luốc lắm !

   Ông Năm kêu trời,than nho nhỏ:

   -Rồi mấy cây nhãn,cây mận của tôi ? Còn cây mai già giữa sân nữa ?

   Bà Năm tiếptục nói, giọng bình thản:

   -Cái vườn phía sauhọ chặt trụi lũi hết, làm chỗ đậuxe cam nhông, bụi đất mù trời.  Tụi tài xế bộđội phóng uế bừa bãi, bà con lối xóm bựcmình lắm mà không ai dám nói gì.

   Ông Năm ngồi dánngười xuống ghế, lỗ tai lùng bùng.  Ông thấy những biểungữ giăng giăng, những rừng cờ đỏsắt máu, những đoàn người mặt đầyhận thù tràn vào tỉnh lỵ, tiếng nhạcđập đùng đùng chói tai. Ông thấy rất rõ những đứa con ông,những đứa cháu ông lần lượt bị bắtgiam. Ông thấy tận mắt người ta bị bắtgiết, đánh đập, giam cầm... Ông thấynhững cảnh chia ly, đầy đọa, tang tóc,khổ đau. Ông thấy được những việc,những người mà cả đời chưa bao giờđược thấy qua. Tất cả đều quálạ lùng, không thể nghĩ đến nổi.  Xã hội mới, đấtnước đổi mới là vậy đó sao ?  Ông có quá lỗi thời, cũkỹ, già nua ?  Cái nhà bê tôngcốt sắt trong đầu quay mòng mòng, tấm hình trong tayrơi xuống đất nhẹ đến nổi khôngnghe tiếng. Bên tai, ông nghe tiếng vợ móm mém, nói văngvẳng khi gần khi xa:

  - À, nó nói cái năm màvợ chồng mình hiến nhà cho nhà nước đểđược đi đó, hồi chưa bị chặtthì cây mai trổ bông nhiều lắm, rụng vàng cảđường đi!

   Ông Năm bấtđộng, hồi lâu tỉnh lại nói nho nhỏ:

   -Tại sao mình đi mànó lại không biết, trổ bông chi cho nhiều vậy!Tại sao vậy ? Nó không biết thương tôi với bàsao mà... Hay là nó chưa biết nhà đã đổi chủtừ lâu !